Leo thang đàn áp đối lập, những bước phiêu lưu của Hà Nội trên đà

tuột dốc chính trị

 

Ngày 19-02-2007, trên 50 công an Huế-Thừa Thiên tới bao vây khu Nhà Chung Huế ập vào khám xét pḥng của Linh mục Nguyễn Văn Lư rồi đưa Linh mục Lư đến Bến Củi để quản chế tại đó. Theo nguồn tin chính thức th́ cha Lư bị khởi tố về các tội "Phá hoại chính sách đoàn kết", "Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCNVN" và "Không chấp hành án".  Ngày 06-03-2007, công an Hà Nội đă bắt giam hai Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân dưới tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam". Có phải đây là một bước leo thang của cuộc đàn áp hậu APEC nhằm dứt điểm với phong trào đ̣i dân chủ mà người ta dự đoán từ cuối năm ngoái hay không?  Trong bản ghi âm dưới đây, biên tập viên Nguyễn An của Đài Á Châu Tự Do nêu lên nghi vấn này và trao đổi với Luật sư Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris.

 

A.C.T.D.: Xin chào Luật sư Trần Thanh Hiệp. Trong một cuộc trao đổi hồi cuối năm ngoái, bàn về t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam vào lúc đó, Luật sư có nói rằng “chính quyền Hà Nội không, hay có thể là chưa, leo thang đàn áp kịch liệt như lời đồn đăi từ lúc Thượng đỉnh APEC chưa họp”. Vậy Luật sư nhận định như thế nào về các biện pháp mà nhà cầm quyền Việt Nam vừa mới áp dụng  đối với cha Nguyễn Văn Lư và hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân?

 

T.T.H.: Leo thang th́ đă có rồi nhưng nói rằng một cuộc đàn áp kịch liệt có quy mô đă bắt đầu, để mong dứt điểm, th́ theo tôi không nên vội vàng kết luận như vậy. V́ nhà cầm quyền Hà Nội nay vẫn c̣n khả thế tiếp tục thi hành chính sách, cố hữu và liên tục đàn áp đối lập suốt từ hơn năm thập niên qua, nên người ta cứ tưởng rằng những vụ bắt bớ vừa mới thấy ở Huế, ở Hà Nội giống như những ǵ đă xảy ra trước đây ở Budapest, ở Praha, ở Warsawa v.v…Nhưng thời vàng son làm mưa làm gió của những chính quyền toàn trị của phe xă hội chủ nghĩa đă qua lâu rồi. Tuy vẫn xuống tay để phô bày quyền lực mà thị uy, nhưng tôi cho rằng nhà cầm quyền Hà Nội đă chỉ lên gân để thăm ḍ mức độ chống đối của phong trào trực diện tranh đấu đ̣i dân chủ vừa mới công khai ra đời ở trong nước. Những thắng lợi trước mắt mà Hà Nội đă đạt được qua việc công an dùng số đông và bạo lực để chà đạp lên các quyền tự do và nhân phẩm của người dân, trong thực chất, chỉ là những bước phiêu lưu chẳng đặng đừng của một chính quyền đang đi sâu vào ngơ cụt pháp lư và tuột dốc về chính trị, với những hậu quả không lường trước được. Hà Nội đang ngày càng dấn bước thêm vào lô gích phi chính thống của một chính quyền chỉ c̣n bạo lực là danh nghĩa để cai trị. Đó là những nhận xét mà tôi muốn đưa ra với tư cách một luật gia. Đồng thời nhân dịp này tôi c̣n muốn tỏ bày ḷng công phẫn của một cựu luật sư từng biện hộ trước nhiều ṭa án ở miền Nam trước đây cho những can phạm. Trong việc bố trí bắt giam bừa băi hai đồng nghiệp trẻ tuổi của tôi, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, nói là để xét xử về tội này tội nọ, tôi cho rằng Hà Nôi đă tự xét xử ḿnh trước ṭa án của văn minh về tội ngang nhiên dẫm đạp lên quyền bào chữa là quyền cơ bản của con người mà hầu như mọi chính quyền trên thế giới đều tự giác và tự nguyện tôn trọng.  

 

A.C.T.D.: Luật sư nói rằng những biện pháp đối với Linh mục Nguyễn Văn Lư và các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đă được thi hành một cách bừa băi. Nhưng theo nguồn tin của các cơ quan truyền thông ở trong nước th́ nhà cầm quyền Hà Nội đă áp dụng điều 88 của bộ Luật h́nh sự trong việc sử dụng nhưng biện pháp này. Như thế sao có thể coi là bừa băi được ?

 

T.T.H.: Dĩ nhiên về mặt h́nh thức th́ nhà cầm quyền Hà Nội có cơ sở để chứng minh rằng việc bắt giam đă được tiến hành theo đúng luật của họ. Tuy nhiên phải nói ngay rằng những luật lệ này chính là để đàn áp bất đồng chính kiến và v́ vậy đă cho phép công an can thiệp thô bạo vào các quyền tự do của cha Lư và hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân, chưa kể những người khác. Nhưng bề ngoài có vẻ pháp quyền này thật ra đă che đậy cho một nội dung mà theo tôi phải nói là bừa băi. V́ luật pháp của chế độ đă giới hạn tối đa quyền của người dân nên khi đem ra áp dụng th́ tất yếu phải tạo ra một t́nh trạng phi nhân quyền tùy tiện tốt cho người cầm quyền nhưng bừa băi đối với người dân. Để tŕnh bày cho thật dễ hiểu việc nhận định sự thật này tôi sợ rằng ngay lúc này không đủ thời giờ đi vào chi tiết chuyên môn.

 

A.C.T.D.: Chúng ta sẽ trở lại sau việc nhận định đi vào chi tiết này. Nhưng c̣n có vài ba điểm mà luật sư đă nêu lên, nếu có thể được, mong Luật sư nói cho rơ thêm. Truớc hết, Luật sư có nói đến cái gọi là lô gích “phi chính thống”. Có thể giải thích điều này mà không cần có những hiểu biết thật chuyên môn không?  

 

T.T.H.: Có chứ. Một chính quyền chính thống là một chính quyền mà dân chúng đă vâng lệnh v́ tinh thần tự nguyện chứ không phải chỉ v́ sợ hăi h́nh phạt của pháp luật. Thí dụ những kẻ giết người hay ăn trộm hay lái xe trong lúc c̣n say rượu v.v…không vui thích ǵ nhưng vẫn chấp nhận sự áp dụng luật pháp trừng phạt ḿnh. Hay như hiện nay hành khách đi máy bay, sẵn sàng và thoải mái tuân theo các biện pháp kiểm soát. Ở Việt Nam hiện nay đủ mọi tầng lớp dân chúng đă công khai biểu lộ thái độ chối bỏ luật pháp của Nhà nước xă hội chủ nghĩa, nhất là những luật pháp về nhân quyền, dân quyền mỗi khi luật pháp ấy ra đời và được áp dụng . Thuật ngữ xă hội học, chính trị học, luật học gọi hiện tượng không tự nguyện vâng lệnh này là phi chính thống.

 

A.C.T.D.: Thế c̣n điều mà Luật sư gọi là tuột dốc chính tri. Nó có thể hiểu như thế nào?

 

T.T.H.: càng ngày nhà cầm quyền Hà Nội càng phải dùng đến biện pháp đàn áp. Lẽ ra sau thượng đỉnh APEC, sau khi đă gia nhập WTO và có được quy chế quan hệ b́nh thường vĩnh viễn với Mỹ, chính quyền xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam đă có thể sử sự một cách mềm dẻo tiến lên dân chủ hơn trước. Vậy mà trái lại họ đă phải cứng rắn hơn tức là quan hệ chính trị với dân chúng đă xấu đi theo đà ngày càng xấu nếu cứ phải tiếp tục theo đuổi chính sách đàn áp. Người ta tự hỏi liệu Hà Nội c̣n đủ thế chủ động mà dừng lại trước khi quá muộn hay không hay chỉ ngày càng tuột dốc?

 

A.C.T.D.: Có phải v́ thế mà Luật sư đă nói tới những hiệu quả không lường trước được hay không? Theo luật sư đó là những hậu quả nào?

 

T.T.H.: Những hậu quả về mặt chính trị quốc nội. Liệu bắt để tạm giam Linh mục Lư, các luật sư Đài và Công Nhân có chắc chắn dập tắt được hết phong trào đ̣i dân chủ hóa chế độ hay không hay chỉ là cơ hội thử lửa để trưởng thành của các phong trào dân chủ? Ngoài ra, về mặt ngoại giao trên b́nh diện quốc tế, không thể gạt bỏ mọi bất ngờ. Thí dụ năm 2006, chính Hoa Thịnh Đốn đă có những đối xử mang tính cách khuyến khích Hà Nội về mặt nhân quyền. Nhưng tháng Ba năm nay, sau đợt bắt giam đối lập mới đây ở Huế và Hà Nội Bộ Ngoại giao Mỹ đă công bố bản phúc tŕnh hàng năm trong đó đă có những nhận định theo chiều hướng làm hiện rơ thực trạng nhân quyền ở Việt Nam đang bị xâm phạm tới mức độ đ̣i hỏi phải có cải thiện thích đáng mới đạt được những quy phạm của luật quốc tế về nhân quyền.       

 

A.C.T.D.: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp và xin hẹn sẽ tiếp tục bàn luận về mặt pháp lư của việc tạm giam Linh mục Lư và các luật sư Đài và Lê Thị Công Nhân./.

 

 

MC cuối bài: Quư thính giả vừa nghe cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung tâm Việt Nam về Nhân quyền có trụ sở tại Paris về t́nh h́nh nhân quyền hiện nay ở Việt Nam.  Trong buổi phát thanh tới, LS Hiệp sẽ phân tích về khía cạnh luật học vụ bắt giam hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Mong quư thính giả đón nghe. Cũng xin nói rơ rằng quan điểm của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do. 

 


Luật sư Trần Thanh Hiệp: Hà Nội dùng luật Tó tụng h́nh sự để

bắt giam bừa băi đối lập

 

Trong chương tŕnh phát thanh hồi 6g30 ngày 19-03-2007 Biên tập viên Nguyễn An của Đài Á Châu Tự Do đă trao đổi với Luật sư Hiệp về mặt pháp lư của biện pháp mà nhà cầm quyền Hà Nội đă áp dụng để đưa Linh mục Nguyễn Văn Lư đến tiếp tục quản chế ông tại một giáo xứ không phải là nơi cư trú của ông cũng như để tạm giam trong 4 tháng luật sư Nguễn Văn Đài  và luật sư Lê Thị Công Nhân. Dưới đạy là bản ghi âm. Các ư kiến của Luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

 

Trong buổi phát thanh ngày  vừa qua, Luật sư Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris có nêu lên tính cách bừa băi của việc nhà cầm quyền Hà Nội đă đưa Linh mục Nguyễn Văn Lư đến một giáo xứ không phải là nơi cư trú của ông để tiếp tục quản chế ông cũng như đă tạm giam trong 4 tháng luật sư Nguễn Văn Đài  và luật sư Lê Thị CôngNhân. Hôm nay tiếp tục đàm dạo với BTV Nguyễn An của Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Hiệp sẽ nói rơ thêm về quan điểm kể trên của ông. Xin đựơc nhắc rằng quan điểm của Ls Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

 

VOICE:

A.C.T.D.: Trong buổi phát thanh trước, Luật sư có nói sẽ đưa ra những nhận định của Luật sư về mặt pháp lư các biện pháp mà  nhà cầm quyền Hà Nội đă thi hành để bắt và tạm giam Linh mục Nguyễn Văn Lư và hai luật sư Nguyễn Văn Đài và  Lê Thị Công Nhân.  Tôi đề nghị buổi trao đổi hôm nay sẽ dành riêng cho đề tài này.

 

T.T.H.: Vâng, hôm trước tôi có nói là việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt và tạm giam Linh mục Lư, hai Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân là những biện pháp đàn áp bừa băi, mặc dầu chúng đă có những h́nh thức gọi là hợp pháp. Nhận định này của tôi không phải là những lời phê b́nh hồ đồ mà là sự phán đoán có cơ sở pháp lư nghiêm túc. Tôi xin khai triển sự nhận định của tôi thành hai điểm.

 

A.C.T.D.: Xin được nghe về điểm một.

 

T.T.H.: Trước hết, tôi không biết là cố ư hay vô t́nh, nhiều cơ quan truyền thông ở trong cũng như ở ngoài nước đă loan tin thiếu chính xác vê căn bản pháp lư của việc bắt tạm giam hai nhân vật đối lập tôi nêu tên ở trên. Trong cách loan tin này đă có một sự sai lầm về bộ luật được áp dụng để tạm giam hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Phần lớn báo chí đều nói rằng hai luật sư này đă bị tạm giam v́ tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN”, tội phạm dự liệu và trừng phạt do điều 88 Bộ luật H́nh sự ngày 21-12-1999, có hiệu lực từ ngày 01-07-2000. Sự thật, cơ quan công an điều tra đă áp dụng, cũng điều 88, nhưng lại là của Bộ luật Tố tụng h́nh sự ngày 26-11-2003 được công bố ngày 10-12 cùng năm.

 

A.C.T.D.: Xin Luật sư cho biết tại sao lại cần phải dùng Bộ luật Tố tụng để bắt giam trong khi Bô luật H́nh sự cũng đă dự liệu h́nh phạt tù từ ba năm đến 12 năm?

 

T.T.H.: Đó chính là chỗ khuất tất của nhà cầm quyền Hà Nội. Họ muốn gây ấn tượng rằng hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đă phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN nên cơ quan công an điều tra đă bắt giam ba nhân vật này và như  vậy là hợp t́nh hợp lư. Theo tôi, nhà cầm quyền Hà Nội đă chỉ có quyền tạm giữ để truy cứu, nghĩa là t́m hiểu đầy đủ các cứ liệu và t́nh tiết của v ụ việc họ t́nh nghi và cáo buộc thay v́ bắt rồi nói là tạm giam nhưng kỳ thực là t ố ng giam như đă phạm tội. Tôi cho rằng nhà cầm quyền Hà Nội đă mượn cớ tội phạm dự liệu trong Bộ luật H́nh sự để cho công an được quyền xâm phạm tự do, an ninh nhân thân của người dân. Ở những nước dân chủ tự do th́ cơ quan điều tra không được bắt và nhất là giam, dù chỉ là tạm giam nếu có tự thú hay tính quả tang. Nhưng công an của Hà Nội lại có quyền tự xác định mức độ nghiêm trọng của cái họ gọi là tội phạm để giam ngay tới bốn tháng và, chiếu điều 120 của Bộ luật Tố tụng h́nh sự, có thể gia hạn ba lần tức là tổng cộng tới tới 16 tháng. Một sự lạm quyền như vậy phải gọi là bừa băi. Ngoài ra trong ḍng chính của dân chủ thế giới mà chế độ xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam đă hội nhập, các tội danh phá hoại đoàn kết công an điều tra buộc cho cha Lư và tuyên truyền chống Nhà nước trách cứ hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân không thể coi là những tội phạm h́nh sự.

 

A.C.T.D.: Một khi có tội danh được ghi vào Bộ luật h́nh sự th́ là có tội phạm. Làm sao co thể nói là không có tội nếu đă có tội danh?

 

T.T.H.: Theo nguyên tắc th́ đúng là như vậy nhưng chỉ đúng về h́nh thức mà thôi. C̣n phải kể tới nội dung của tội danh nữa. Thí dụ tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết” dự liệu nơi điều 87 của Bộ luật h́nh sự xă hội chủ nghĩa hiện nay. Nếu phân tích cho thật khách quan, th́ điều 87 này không phải để trừng phạt tội phá hoại đoàn kết mà chỉ để trừng phạt những hành động không tuân theo “chính sách đoàn kết” do Đảng cộng sản đặt ra. Trong thực chất chính sách này không thể là một chính sách doàn kết v́ đă đấu tranh giai cấp th́ làm ǵ có đoàn kết mà phá. Cho nên nếu xét theo luật của Đảng cầm quyền th́ cha Lư có thể bị coi như phạm tội nhưng xét theo dân chủ th́ cha Lư không có tội. Mặt khác, nếu phê b́nh chế độ mà là một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù tới hai mươi năm th́ như ở nước Mỹ này nhà cầm quyền Hoa Thịnh Đốn phải bỏ tù thật nặng tất cả những ai đă làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu chống chính quyền của Tổng thống G W Bush, điều có thể nói là ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Cũng vậy, tại Pháp hàng trăm giáo sư đại học luật khoa, chính khách đă đưa ra dưới nhiều h́nh thức đề nghị xóa bỏ nền Đệ ngũ để thành lập nền Đệ lục Cộng ḥa. Nhưng có ai bị buộc tội là chống Nhà nước đương cầm quyền đâu. Do đó mà tôi đă nói rằng nhà cầm quyền Hà Nội đă  dùng điều 88 của Bộ luật h́nh sự, để lấy cớ áp dụng điều 88 của Bộ luật tố tụng mà bắt và giam bừa băi Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, những trí thức trẻ tuổi yêu dân chủ và vô tội. Hà Nội đă cố ư làm tội hai luật sư này một cách quá lộ liễu. Tờ báo Nhân Dân của Nhà nước đă buộc Luật sư Nguyễn Văn Đài là “chống phá Nhà nước” trong khi chính luật h́nh sự của chế độ chỉ nói “chống Nhà nước” mà thôi. Chống không thể hiểu là chống phá được.

 

A.C.T.D.: Trong điểm hai, luật sư sẽ đề cập tới điều gi?

 

T.T.H.: Tôi muốn nêu lên trước dư luận đặc tính của Bộ luật tố tụng h́nh sự của chế độ xă hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam. Ở các nước dân chủ văn minh, luật tố tụng là để cho việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và nhân quyền được đích thực tôn trọng, tự do của người dân được bảo đảm. V́ vậy mà ở Mỹ cxhẳng hạn, khi áp dụng luật lệ về thủ tục để xét xử các tội phạm, các cơ quan có chức năng phải nghiêm ngặt tuân theo nguyên tắc due proccess of law không được phép lạm dụng bừa băi pháp luật. Luật tố tụng h́nh sự của Hà Nội trái lại là luật để bắt người bất chấp luật h́nh sự. Nếu muốn buộc ai về tội gi th́ trước hết phải truy cứu trong sự tôn trọng quyền bào chữa của bị can, để nếu có đủ bằng chứng th́ phải truy tố để đưa bị cáo ra trước ṭa án xét xử xem có đích thực phạm tội hay không. Qua vụ Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, công an điều tra đă tự cho ḿnh quyền khẳng định rằng hai luật gia này đă phạm tội và thay v́ giam giữ trong một thời gian rất ngắn để cấp trên định đoạt, công an điều tra đă được luật tố tụng cho phép dùng danh nghĩa “khởi tố” để bắt giam ngay không cần đợi truy tố. Tức là truy tố đă được đổi thành khởi tố mà không cần tôn trọng đầy đủ quyền bào chữa của bị can. Quyền bào chữa của các đương sự v́ vậy đă không được hành sử đúng mức thậm chí cả đến việc thân nhân muốn thăm nuôi cũng bị giới hạn tồi đa và c̣n phải theo con đường “xin-cho”. Nói tóm lại chế độ xă hội chủ nghĩa của Hà Nội, trong đợt đàn áp vừa qua đă xuất nạp vào hồ sơ nhân quyền những bằng chứng mới về chính sách phi nhân quyền phản tiến bộ không thể biện minh được của ḿnh.

 

A.C.T.D.: Xin cảm ơn Luật sư Trần Thanh Hiệp..

   

MC cuối bài: Quư thính giả vừa nghe cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung tâm Việt Nam về Nhân quyền có trụ sở tại Paris về khía cạnh luật học vụ bắt giam hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Trong buổi phát thanh tới, Luật sư Hiệp sẽ b́nh luận về bản phúc tŕnh Nhân quyền 2006 của bộ Ngoại giao Hoa kỳ, mong quư thính giả đón nghe. Cũng xin nói rơ rằng quan điểm của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.