Phỏng vấn GS Nguyễn Thanh Trang về Bản lên tiếng chung ủng hộ các nhà dân chủ VN

2007.03.21

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Đầu tuần này, 59 tổ chức và cộng đồng người Việt khắp nơi đă cho phổ biến Bản Lên Tiếng Chung, lên án chính phủ Hà Nội đàn áp nhân quyền, và kêu gọi cộng đồng thế giới bảo vệ những nhà dân chủ đang phải đương đầu với khó khăn ở Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Thanh Trang. H́nh của Vietnam Review

Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do đă liên hệ với Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang, một trong những người chủ xướng và vận động để Bản Lên Tiếng Chung thành h́nh. Giáo Sư Trang trương đây từng giữ chức vụ điều hợp tổ chức mang tên Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.

 

Động cơ

Nguyễn Khanh: Động cơ nào đă đưa đến việc nhiều đoàn thể, cộng đồng người Việt khắp nơi phổ biến Bản Lên Tiếng Chung?

Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang: Thưa ông, vấn đề đàn áp nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam th́ không có ǵ là lạ, nhưng mà mức độ ra tay đàn áp rất khốc liệt những nhà dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện giờ, nặng nề đến độ ngay chính Tổ Chức Human Rights Watch cũng phải lên tiếng nh́n nhận đây có lẽ là đợt đàn áp tệ hại nhất đối với những nhà bất đồng chính kiến trong 20 năm qua.

Nổi bật nhất là những vụ đàn áp liên hệ đến rất nhiều người, trẻ cũng như người lớn tuổi, đặc biệt nhất là với những vị lănh đạo tôn giáo, như Linh Mục Nguyễn Văn Lư, hay những nhà dân chủ như anh Phương Nam Đỗ Nam Hải, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân v.v…

Ngoài các Linh Mục, Thượng Tọa, các tôn giáo như Tin Lành, Ḥa Hảo cũng bị đàn áp một cách khốc liệt. V́ vậy, anh em hoạt động dân chủ, nhân quyền ở hải ngoại, từ Úc Châu, Canada, cho đến Âu Châu và Hoa Kỳ đă trao đổi ư kiến với nhau, và chúng tôi nhận thấy đây là một chiến dịch lớn lao của nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra với các anh em dân chủ trong nước.

Vấn đề đàn áp nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam th́ không có ǵ là lạ, nhưng mà mức độ ra tay đàn áp rất khốc liệt những nhà dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện giờ, nặng nề đến độ ngay chính Tổ Chức Human Rights Watch cũng phải lên tiếng nh́n nhận đây có lẽ là đợt đàn áp tệ hại nhất đối với những nhà bất đồng chính kiến trong 20 năm qua.

Giáo sư Nguyễn Thanh Trang

V́ vậy chỉ trong ṿng 2 ngày, chúng tôi đă vận động đưa ra Bản Lên Tiếng Chung và mời các tổ chưc cộng đồng, chính trị, tôn giáo và nhân quyền cùng lên tiếng.

 

Khuynh hướng

Nguyễn Khanh: Xin ông cho biết những tổ chức cùng kư tên chung thuộc khuynh hướng nào, và có phản ánh được quan điểm của người Việt hay không?

Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang: Chúng tôi có thể nói là các tổ chức cùng kư tên chung trong Bản Lên Tiếng đă phản ánh hết sức trung thực nhận định và phản ứng chung của cộng đồng người Việt hải ngoại.

Trong số những tổ chức kư tên, có đến 10 đảng phái chính trị đă từng hoạt động lâu năm ở Việt Nam cũng như xuất hiện sau này ở hải ngoại, tức sau ngày 30 tháng Tư 1975. Ngoài các tổ chức tôn giáo, nhân quyền, chúng ta c̣n thấy những tổ chức thanh niên, sinh viên, các đoàn thể chuyên nghiệp như khoa học, các tổ chức cựu quân nhân, các tổ chức văn hóa, lao động v.v…

Về phái cộng đồng chúng ta thấy có 25 cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, tại Canada, Âu Châu, Úc Châu, không chỉ ở một nơi mà là khắp Âu Châu, Đồng Âu và ngay cả ở Nga. Tóm lại chúng tôi có thể nói đây là phản ứng đồng loạt của cộng đồng người Việt, đủ mọi giới, đủ mọi ngành nghề khắp nơi trên thế giới.

 

Chương tŕnh hành động cụ thể

Nguyễn Khanh: Sau khi đưa ra Bản Lên Tiếng Chung, quư ông có chương tŕnh hành động cụ thể đi kèm hay không? Nếu có, liệu ông có thể tŕnh bày với chúng tôi được không?

Đặc biệt chúng tôi nhấn mạnh với dư luận thế giới là trong năm 2006, Hà Nội có vẻ bớt đàn áp nhưng người tranh đấu nhằm lấy được Quy Chế Thương Mại B́nh Thường Vĩnh Viễn (PNTR), nhằm để Hoa Kỳ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách những quốc gia cần quan tâm v́ đàn áp tôn giáo (CPC) và nhằm được ủng hộ để gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), cũng như để tổ chức Hội Nghị APEC.

Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang

Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang: Ngoài việc cho phổ biến Bản Lên Tiếng Chung, anh em chúng tôi cũng đă bàn thảo một chương tŕnh làm việc, chú trọng nhiều đén vận động dư luận quốc tế, các Chính Phủ, các giới chức tại Hoa Kỳ, Canada, Úc và Âu Châu cũng như vận động với Liên Hiệp Quốc để vạch trần những hành động vi phạm nhân quyền của Hà Nội.

Đặc biệt chúng tôi nhấn mạnh với dư luận thế giới là trong năm 2006, Hà Nội có vẻ bớt đàn áp nhưng người tranh đấu nhằm lấy được Quy Chế Thương Mại B́nh Thường Vĩnh Viễn (PNTR), nhằm để Hoa Kỳ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách những quốc gia cần quan tâm v́ đàn áp tôn giáo (CPC) và nhằm được ủng hộ để gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), cũng như để tổ chức Hội Nghị APEC.

Hà Nội nghĩ rằng như thế là họ có thể lừa dối được quốc tế, nhưng chúng tôi cho rằng đây là tính toán của Hà Nội chỉ có hại chứ không phải có lợi.

Nguyễn Khanh: Cuộc vận động đă bắt đầu hay chưa và có đem lại kết quả cụ thể nào chưa?

Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang: Thưa ông, cuộc vận động đă diễn ra ngay sau khi Hà Nội đàn áp những nhà dân chủ, tức là trước và sau khi Bản Lên Tiếng Chung được phổ biến. Bằng chứng la các giới chức Âu Châu, Úc Châu và Hoa Kỳ đă lên tiếng đ̣i hỏi Hà Nội phải chấm dứt mọi hành động vi phạm nhân quyền.

Tại Âu Châu, trên 30 quốc gia đă đưa ra bản lên tiếng, lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng, Úc Châu, Canada cũng vậy, và đặc biệt tại Hoa Kỳ chúng ta thấy 4 vị Dân Biểu trong Ủy Ban Nhân Quyền đă tổ chức họp báo, đồng thời bà Ngoại Trưởng Mỹ khi gặp Phó Thủ Tướng Việt Nam Phạm Gia Khiêm đă nói thẳng rằng Hoa Kỳ rất quan tâm đến sự kiện nhân quyền đang bị vị phạm ở Việt Nam và Việt Nam phải chấm dứt ngay, nếu muốn có quan hệ tốt với Hoa Kỳ trong mọi lănh vực.

Chúng tôi thấy rằng công việc mà các chính phủ đang làm đă phản ánh ảnh hưởng công cuộc vận động của cộng đồng người Việt khắp nơi.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Nguyễn Thanh Trang.