Tổng Hội Cựu SVSQTB/TĐ/HN

     Ủy Ban Thường Trực

                                                                                  *****

 

Phổ biến dự thảo

quan niệm sách lược quốc gia

           thời hậu cộng sản.

                                                                   ******

Kính gởi quí Đồng Môn, Đồng Đội

                                    và các cháu Hậu Duệ

                   đại gia đ́nh Thủ Đức

 

Như dự liệu trong “Kế Hoạch Công Tác Nhiệm Kỳ 2006-2008”, hôm nay Ủy Ban Thường Trực gởi đến quí đồng môn Cố Vấn, Liên Hội Trưởng, Hội Trưởng, Chi Hội Trưởng, và Trưởng Đoàn TTN/CATN Queensland, Australia, dự thảo “Quan Niệm Sách Lược Quốc Gia” thời hậu cộng sản. Kèm theo dự thảo này là Phụ bản A, B, C, và D. Dự trù cuối tháng 4 tới (2007) sẽ gởi tiếp Phụ bản E.

Cách nay 44 năm, sự bối rối của Hội Đồng Quân Cách Mạng (HĐQNCM) ngay sau cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 và cuộc chỉnh lư ngày 30/1/1964, cho thấy mức độ cần thiết khi soạn thảo những kế hoạch đánh đổ một chế độ, cùng lúc phải soạn thảo những kế hoạch cần thực hiện sau khi thành công. V́ không được chuẩn bị một kế hoạch như vậy, nên HĐQNCM đă lúng túng trong một thời gian tuy không dài, nhưng thời gian lúc bấy giờ rất cần thiết v́ đất nước trong thời chiến tranh.

Cách nay 6 năm, chiến tranh chống khủng bố quốc tế do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh tiến hành trên đất Afghanistan, cũng cho thấy sự cần thiết một nhu cầu tương tự. Trong cuộc chiến này, qui tụ hầu hết các quốc gia vừa giàu vừa mạnh, nên họ vừa tiến hành chiến tranh, vừa gấp rút hội họp tại nhiều quốc gia khác nhau, để thành lập chánh phủ lâm thời, để soạn thảo kế hoạch về những vấn đề xă hội, hội họp t́m nguồn tài chánh, và kế hoạch xây dựng lại Afghanistan sau cuộc chiến. Họ tiến hành thật nhanh và suông sẻ v́ họ là những quốc gia thừa thải phương tiện, nhưng rơ ràng là không đủ thời gian cho công tác vận động nhân sự, nên rắc rối xảy ra ngay sau khi thỏa hiệp kư kết, tuy không đến mức trầm trọng nhưng vẫn là kinh nghiệm trong công tác tham mưu.            

Cách nay 4 năm, song song với cuộc vận động cho cuộc chiến giải giới các loại vũ khí giết người hằng loạt của Iraq, Hoa Kỳ hội họp với các tổ chức của người Iraq lưu vong, hội họp với người Kurk đang tranh đấu cho nền tự trị của họ ở phía Bắc Iraq, hội họp với các quốc gia Đồng Minh dự liệu những vấn đề xảy ra khi chiến tranh bùng nổ. Ngay tại Hoa Kỳ, chánh phủ mời gọi một số đại công ty nghiên cứu những dự án khôi phục những sinh hoạt của quốc gia Iraq sau khi chế độ độc tài  Saddam Hussein sụp đổ, và ..v..v..       

Nhớ lại những thập niên giữa thế kỷ 20, Trường Đại Học Quân Sự, và về sau là Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp, với phương châm “Tham mưu đi trước một bước” được sử dụng trong mục tiêu đào tạo sĩ quan tham mưu trong quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Phương châm này không chỉ  áp dụng trong quân sự mà c̣n ứng dụng vào những sinh hoạt trong xă hội với những lợi ích của nó. Tham mưu, là một chuỗi công tác liên tục từ sưu tầm, phân tách, đánh giá, nghiên cứu, kết luận, cộng với nhiệm vụ phải đạt để h́nh thành một kế hoạch. Chưa hết, kế hoạch c̣n phải dự liệu những bất trắc có thể xảy ra khi thực hiện, và đề ra biện pháp giải quyết.

Nói cách khác, từ nhiệm vụ do tự đặt ra hoặc do cơ quan cao hơn giao phó, kế hoạch thực hiện được soạn thảo gồm 3 phần chính:

Phần một, nhận định t́nh h́nh do sưu tầm những dữ kiện liên quan, phần này rất quan trọng v́ nó dẫn đến h́nh thành quan niệm thực hiện, và từ quan niệm thực hiện dẫn đến những trách nhiệm giao phó cho các cơ quan đơn vị thực hiện. Thí dụ như soạn thảo kế hoạch về nền giáo dục Việt Nam tương lai chẳng hạn, mục tiêu giáo dục đă có trong chính sách chiến lược, người soạn kế hoạch phải biết về t́nh trạng giáo dục hiện nay tại Việt Nam, bao gồm: Mục tiêu chiến lược của giáo dục. Hệ thống tổ chức từ bậc tiểu học, trung học, đến đại học. Chương tŕnh học của từng bậc. Nội dung sách giáo khoa cua từng bậc. Phương pháp giảng dạy. Kết quả tốt nghiệp trong ba năm gần nhất. Lượng giá về phẩm chất giáo dục của học sinh sinh viên học và tốt nghiệp. Tổng số học sinh sinh viên ghi danh trong ba năm gần nhất. Tổng số giáo viên giáo sư và phân loại theo tŕnh độ. T́nh trạng lương bổng. Tổng số trường tiểu học, trung học đệ nhất cấp, trung học đệ nhị cấp, trường đại học từng ngành. Và cần nhiều dữ kiện khác nữa có liên  quan đến giáo dục để làm nền cho phần hai.

Phần hai, quan niệm thực hiện, gồm cả trách nhiệm và phương tiện giao cho từng cơ quan hay đơn vị thực hiện trong một thời gian nhất định nào đó. Cái quan trọng của phần này là  phải xây dựng một quan niệm thực hiện hợp lư, để công cuộc chuyển đổi nền giáo dục xă hội chủ nghĩa hiện nay do đúc kết các dữ kiện đă thu thập vừa nói trên, sang một nền giáo dục nhân bản khai phóng trong tương lai mà tránh được những xáo trộn nghiêm trọng. V́ vậy mà dữ kiện thu thập càng sát với thực trạng Việt Nam th́ h́nh thành quan niệm thực hiện sẽ sát với thực tế hơn.

Phần ba, ước tính những bất trắc, cùng những biện pháp giải quyết từng bất trắc đó.  Nói chung, người soạn kế hoạch muốn đạt đến mục tiêu hoàn chỉnh của nền giáo dục để phục vụ hướng phát triển đạt đến mục tiêu quốc gia, bằng cách đào tạo những thế hệ thích ứng với nhu cầu các loại chuyên viên của các ngành sinh hoạt quốc gia.

Trong những năm qua, và hiện nay, trong Cộng Đồng Tị Nạn chúng ta, những cá nhân quan tâm đến vấn đề tổ chức và quản trị xă hội, cũng như những bộ phận phụ trách tham mưu chiến lược trong các tổ chức đấu tranh, thể nào cũng đă và đang chuẩn bị những kế hoạch xây dựng Việt Nam thời hậu cộng sản. Nhưng thiết nghĩ sẽ không thừa, nếu có thêm nhiều suy nghĩ h́nh thành nhiều quan niệm trong cùng mục đích, từ nhiều giới trong Cộng Đồng hỗ trợ, cho dù suy nghĩ có khác biệt, thậm chí đối nghịch nhau, vẫn là điều cần thiết cho công tác tham mưu.

Chúng ta đấu tranh chống CSVN độc tài cũng như chống bất cứ chế độ độc tài nào khác, là do tinh thần tự phát từ trách nhiệm công dân đối với quốc gia dân tộc, mọi người t́m đến nhau để kết hợp hoạt động, vừa tự túc mọi phương tiện, vừa hoạt động công khai vừa không công khai tùy nơi chốn, thời gian, cơ hội, nếu không dùng “tham mưu đi trước một bước” sẽ gặp rất nhiều vấn đề nan giải trong trường hợp t́nh h́nh quốc nội quốc tế biến chuyển bất ngờ và nhanh chóng.

Bởi trong chính trị, nhất là chính trị đang trong trào lưu dân chủ hóa lan rộng trên b́nh diện thế giới, không nhà lănh đạo độc tài nào lường trước được những đột biến bất ngờ đến với họ, cho dù họ luôn luôn đề pḥng bất trắc, chỉ v́ họ biết ngày nay không một dân tộc nào chấp nhận chế độ độc tài cả. Nếu như về mặt nổi của một quốc gia độc tài nào đó có vẻ như đang ḥa b́nh sung túc, nhưng thật sự th́ mặt ch́m của quốc gia đó là những đợt sóng ngầm sẳn sàng bùng lên rồi ập xuống đè bẹp cả chế độ, v́ nhân loại đang trên đà tiến đến dân chủ hóa toàn cầu để cùng nhau “hợp tác phát triển bền vững” do Liên Hiệp Quốc chủ xướng, qua hai đại hội toàn thế giới về mục tiêu này tại Brasil năm 1992, và tại Nam Phi năm 2002 vừa qua. Nhóm lănh đạo CSVN hiện nay, là một trong những quốc gia độc tài đó.     

V́ vậy mà chúng ta, nhất thiết không để t́nh trạng quốc tế vẽ sẳn những kế hoạch cho chúng ta như trường hợp Afghanistan hay Iraq hiện nay, và t́nh trạng này cũng có thể là có cả Bắc Hàn nữa. Trường hợp có tệ lắm th́ ít nhất chúng ta với đồng minh, phải ngang bằng nhau khi hoạch định đường lối chính sách cho một nước Việt Nam dân chủ tự do trong tương lai. Bởi tương lai của đất nước chúng ta cho dẫu theo chiều hướng phát triển như thế nào đi nữa, vẫn phải giữ được nét tinh hoa trong văn hoá dân tộc. Nói chung, hướng phát triển Việt Nam phải là sự kết hợp hài hoà giữa khoa học kỹ thuật, với văn hoá dân tộc. Do vậy, chúng ta cần biến những suy nghĩ hôm nay trở thành những phác thảo kế hoạch cho ngày mai, bằng cách vận dụng tham mưu quân sự. Bởi trong thủ tục tham mưu quân sự, có những nguyên tắc căn bản mà trong các ngành sinh hoạt quốc gia, thậm chí trong những sinh hoạt cá nhân hay gia đ́nh, cũng đều vận dụng thích hợp cả.      

Xin đừng nghĩ rằng, những kế hoạch quốc gia phải là những vị Tổng Trưởng Bộ Trưởng mới làm được, dù những văn kiện đó do các vị Tổng Trưởng Bộ Trưởng duyệt kư ban hành. Tŕnh tự của công tác tham mưu là do các vị ấy đưa ra quan niệm tổng quát để từ đó các sĩ quan hay viên chức tham mưu nghiên cứu dự thảo, tŕnh lên các vị Tổng Trưởng Bộ Trưởng duyệt xét thêm bớt sửa đổi.

Nói như vậy không có nghĩa là bất cứ ai cũng soạn thảo được những kế hoạch loại này, nhưng cũng không v́ vậy mà chúng ta không làm được. Thật ra, sống trong những xă hội dân chủ pháp trị, những xă hội mà khoa tổ chức và quản trị đă chứng tỏ vai tṛ quan trọng của nó trong sự phát triển quốc gia. Mỗi người chúng ta trong Cộng Đồng tị nạn tại hải ngoại, ít nhiều cũng học hỏi được nguyên tắc lẫn kinh nghiệm thực tế về tổ chức và quản trị xă hội. Đây là điều mà chúng ta cần vận dụng vào sự suy nghĩ cho ngày mai, chẳng riêng ǵ chuyện quốc gia mà ngay cả chuyện gia đ́nh cũng cần đến óc tổ chức và quản trị đó nữa, tất nhiên là kích cở khác nhau trong từng lănh vực.

Nói đến kế hoạch, nghe chừng có vẻ như công việc ngoài tầm tay nhưng thật ra nó chỉ là những chuyện trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, chỉ khác nhau ở kích thước của mỗi lănh vực trách nhiệm. Chẳng hạn như ngày mai, bạn A  sẽ tham dự buổi tŕnh diễn nhạc, bạn A phải nghĩ xem là tự lái xe hay cùng đi xe với bạn nào đó, theo đường nào để đi cho nhanh, mấy giờ rời khỏi nhà để đến nơi cho kịp, cần bao nhiêu tiền để vào cửa, nói chung là những ǵ liên quan đều phải chuẩn bị trước. Như vậy là bạn A đă soạn kế hoạch rồi đó. Và từ những căn bản của kế hoạch nho nhỏ này chúng ta soạn những kế hoạch lớn hơn, dĩ nhiên là nhiều góc cạnh hơn, và phức tạp hơn. Từ tinh thần trách nhiệm giúp chúng ta rèn luyện ḷng kiên nhẫn, từ ư chí học hỏi giúp chúng ta tăng thêm kiến thức, nhất thiết chúng ta sẽ làm được những ǵ mà chúng ta thật sự mong muốn, trong ư nghĩa góp chút nhỏ nhoi vào quê hương Việt Nam ngày mai, với một xă hội dân chủ pháp trị, một dân tộc sống trong nguyện vọng của ḿnh, một quê hương Việt Nam phát triển trên nền tảng bền vững.                            

Ngoài các bộ phận tham mưu chiến lược của các tổ chức đấu tranh, rất có thể là đă hoặc sẽ có những vị tự ḿnh tiến hành, hoặc vài ba người cộng tác với nhau cùng dự thảo những kế hoạch đóng góp cho nhóm lănh đạo lâm thời trong thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ tự do. Những dự thảo đầu tiên, dĩ nhiên là chưa thể hoàn chỉnh, nhưng từ tốn viết rồi sửa sửa rồi viết, dần dần bản dự thảo ngày càng hoàn chỉnh hơn. Lúc ấy sẽ cảm thấy hài ḷng với “dự thảo kế hoạch đầu tay”, và từ đó, những dự thảo tiếp theo sẽ được tiến hành với sự phấn khởi, nhiệt tâm, và tin tưởng.

 

Kính thưa quí  Đồng Môn, Đồng Đội,

                                           và các cháu Hậu Duệ

                                 trong và ngoài đại gia đ́nh Thủ Đức

 

          Đây là vấn đề trọng đại cấp quốc gia, Ủy Ban Thường Trực/Tổng Hội Thủ Đức rất vui mừng được trao đổi quan niệm và nghiên cứu thực hiện, với những tổ chức cùng tất cả Đồng Môn Đồng Đội và các cháu Hậu Duệ, trong cũng như ngoài đại gia đ́nh Thủ Đức về công tác tham mưu này trên tinh thần xây dựng. Ủy Ban Thường Trực/Tổng Hội Thủ Đức rất trân trọng.

 

                                                                   Houston, ngày 19 tháng 3 năm 2007

                                                                   Chủ Tịch Ủy Ban Thường Trực

                                                                       

                                                                            Alpha Phạm Bá Hoa (khóa 5)

                                                                          Tổng Hội Cựu SVSQTB/TĐ/HN

                                                               Ủy Ban Thường Trực

                                                                                  *****

                                                                      Số 17/UBTT/SLQG

 

    Quan niệm 

                                          một sách lược quốc gia

                                                            *****

                                                                       

          Tham chiếu: Kế Hoạch Công Tác nhiệm kỳ 2006-2008.

 

Thưa quí Đồng Môn, Đồng Đội,

và các cháu Hậu Duệ đại gia đ́nh Thủ Đức.

         

          Nghiên cứu hôm nay, ngày mai sử dụng”, tôi quan niệm như một phương châm.           Hôm nay” có nghĩa là bắt đầu ngay khi có thể được. “Ngày mai” có nghĩa là trong thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ cộng sản độc tài sang chế độ dân chủ tự do, và sau đó.

          Dự thảo “quan niệm một sách lược quốc gia” dựa theo mẫu kế hoạch trong tham mưu quân sự với vài thay đổi tên các đoạn và tiểu đoạn thích hợp với nội dung, mà bài học của Trường Đại Học Quân Sự Việt Nam Cộng Ḥa năm 1960, có tên gọi “Kế Hoạch Hành Quân 5 Đoạn”.       

 

                                                                     *****

1. Nhận Định.

a. Sự kiện trong nước.

(1) Mức phát triển kinh tế Việt Nam từ những năm cuối thập niên 90 bắt đầu xuống dốc do suy đồi về chính trị nội bộ và xă hội, trong bối cảnh một thế giới dân chủ tự do tiếp tục  phát  triển. Từ năm 2001 mức phát triển gia tăng dần, đến năm 2006 mức phát triển vừa hơn 8%, với tổng sản phẩm nội địa tính theo đầu người khoảng 550 mỹ kim. Nhưng tỷ lệ phát triển của những năm trước đó,  tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Việt Nam, đă nói trong phiên họp mật của Bộ Chính Trị cộng sản Việt Nam ngày 2 tháng 11 năm 2004 rằng: “Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, nhưng mức độ tăng trưởng ấy chỉ là so với chính bản thân Việt Nam, v́ nh́n ra chung quanh, rất nhiều quốc gia tăng trưởng nhanh hơn Việt Nam nhiều. Việt Nam ta không nên lớn giọng dạy bảo thiên hạ, không nên tự cho ḿnh là đ̣n bẩy của thế kỷ, cũng không nên tự xưng là ḿnh làm xung kích cho lịch sử, v́ những điều đó không giúp ǵ cho sự phát triển của đất nước. Với lại thế giới không có ai công nhận Việt Nam như vậy cả”. Trong một đọan khác, ông Lê Đăng Doanh đề nghị: “Đại Hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 10 vào năm 2006, cần phải đổi mới lần nữa, cần phải cải tổ toàn diện về cơ chế chính trị. V́ chính sách mở cửa đổi mới của Việt Nam không thể quay lại được nữa, mà phát triển ngập ngừng th́ ngày càng tụt xa các quốc gia trong khu vực”.

            (2) Bức tranh xă hội xă hội chủ nghĩa Việt Nam từ sau 30/4/1975 cho đến năm 2000, được cựu Trung Tướng cộng sản Trần Độ “vẽ lại” trong tập nhật kư “Rồng Rắn” mà ông hoàn tất năm 2001. Trong đó, ông tự hỏi: “Tại sao chiếm được miền Nam năm 1975, một nửa đất nước trù phú như vậy mà chỉ vài năm sau đă đưa cả nước vào t́nh trạng nghèo đói ngắc ngoải như vậy?” Rồi ông mời gọi lănh đạo của ông: “Hăy nh́n các nước Đài Loan, Đại Hàn, Singapore, Thái Lan, Mă Lai Á, chỉ cần 20-30 năm mà họ phát triển và nhân dân của họ có đời sống khá phong phú. Mấy nước này không có đảng cộng sản tài t́nh sáng suốt (như của Việt Nam), mà họ có những chính khách với những chính sách kinh tế xă hội thông minh và hiệu quả. Như vậy, chủ nghĩa xă hội chưa có chứng thực, và nó không thể là con đường duy nhất để phát triển đất nước”.

          Nhận định của ông Trần Độ từ năm 2001 và ông Lê Đăng Doanh từ cuối năm 2004, đến nay là năm 2007 vẫn c̣n nguyên đó. V́ trong đại hội lần thứ 10 của họ, với một số nhân sự lănh đạo mới trong cơ quan có quyền hạn tuyệt đối, cũng chỉ thay đổi bộ mặt chớ không thay đổi chính sách. V́ những bằng chứng đầu tiên cho thấy họ càng cứng rắn với chính sách bịt mắt bịt tai bịt miệng, những ai bày tỏ quan tâm đến dân chủ tự do trên quê hương Việt Nam.

(3) Ngày 8 tháng 4 năm 2006, bản “Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006” do những nhà đấu tranh dân chủ trong nước phổ biến tại Việt Nam và tại hải ngoại bằng nhiều phương tiện khác nhau, mà phương tiện thông dụng nhất là mạng lưới thông tin toàn cầu (NET). Bản Tuyên Ngôn này có 118 chữ kư gồm những thành phần khác nhau trong xă hội, và cư ngụ tại nhiều địa phương khác nhau từ Nam ra Bắc. Chỉ một tháng sau -ngày 8 tháng 5 năm 2006- số vị kư tên vào Bản Tuyên Ngôn lên đến 424 người. Theo thông cáo của Khối 8406 tính đến ngày 8/10/2006, số người kư tên ủng hộ lên đến 5.832 người (1.951 người trong nước, 3.881 người tị nạn tại hải ngoại và chính khách quốc tế). Ngoài ra c̣n có 903 gia đ́nh nông dân trong nước, và nhiều tổ chức hải ngoại ghi danh ủng hộ.

Bản Tuyên Ngôn Dân Chủ đ̣i hỏi một hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng, đ̣i hỏi tự do thông tin, tự do chính kiến, tự do tôn giáo, tự do tham gia vào các công đoàn lao động độc lập, tự do hội họp, tự do thành lập các hội đoàn, tự do thành lập đảng chính trị, và tự do tham gia ứng cử. Bản Tuyên Ngôn Dân Chủ phổ biến ngày 8 tháng 4 năm 2006, c̣n gọi là “Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006”, hay gọi ngắn gọn là “Khối 8406”.

(4) Từ Khối 8406 này, dẫn đến những sự kiện :

- Phát hành bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận từ ngày 15/4/2006.

- Phát hành Đặc san Tự Do Dân Chủ ngày 15/8/2006.

          - Thành lập Đảng Thăng Tiến Việt Nam ngày 8/9/2006.

- Ngày 10/9/2006, kêu gọi vận động thành lập Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ, bao gồm các tổ chức đấu tranh và các đảng chính trị, liên kết thành một Liên Minh trực diện đấu tranh với đảng CSVN, giành lại Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho dân tộc Việt Nam. Đảng có 12 văn pḥng đại diện tại 8 quốc gia.

- Phát hành Đặc san Tổ Quốc ngày 15/9/2006.    

- Tháng 10/2006, thành lập Liên Đoàn Công Nhân Độc Lập.

(5) Ông Nguyễn Tấn Dũng thay ông Phan Văn Khải trong chức vụ Thủ Tướng, có dư luận trong Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại, nhất là vài tổ chức chính trị, có vẻ như chờ đợi Nguyễn Tấn Dũng trở thành một Gorbatchew của Việt Nam, trong khi các tổ chức chính trị trong nước, nhất là Khối 8406 không một đợi chờ nào như vậy. Hành động ngay sau khi nắm quyền, tân Thủ Tướng ra lệnh siết chặt thêm các sinh hoạt trong hệ thống truyền thông, internet, kể cả quyết định không chấp nhận báo chí tư nhân mà trước mắt nhắm vào Khối 8406. Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố dẹp tham nhũng, nhưng chưa có sự kiện nào chứng minh bước đầu thực hiện lời tuyên bố đó. Hi vọng, nếu ông ta thực sự quyết tâm đánh tham nhũng, ông ta có cơ hội bị tham nhũng hạ bệ, thậm chí có thể bị ám sát là đằng khác, v́ tham nhũng là mục tiêu  của các cấp lănh đạo cộng sản Việt Nam, trong đó có Nguyễn Tấn Dũng.                   

          (6) Đợt đàn áp tàn bạo.

          Nguyễn Tấn Dũng “thừa thắng xông lên” sau khi thế giới đánh giá cộng sản Việt Nam tổ chức đại hội APEC thành công, được gia nhập WTO, nhất là được Hoa Kỳ b́nh thường hóa quan hệ thương măi, cùng lúc rút tên cộng sản Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, liền thẳng tay đàn áp các nhân vật đấu tranh ôn ḥa cho nền dân chủ thật sự trên toàn cơi Việt Nam. Điển h́nh là linh mục Nguyễn Văn Lư, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhận, Lê Trí Tuệ, Nguyễn Phong, ..v..v… Với tṛ đê tiện của lănh đạo cộng sản Việt Nam, ngày 16/3/2007, gọi kỹ sư Đỗ Nam Hải đến trụ sở Công An Quận Phú Nhuận làm việc gần như trọn ngày. Tại đây, có mặt các sĩ quan từ Bộ Công An Hà Nội vào từ Sở Công An đến, gia tăng áp lực. Vẫn không thành công, họ đă áp tải cha, chị, và con gái của anh Hải đến trụ sở, dùng t́nh cảm gia đ́nh tạo áp lực buộc kỹ sư Hải phải kư giấy ngưng hoạt động chống đối đảng với nhà nước cộng sản. Kỹ sư Phương Nam  Đỗ Nam Hải đă nói với họ: “Các anh hèn lắm”.   

b. Sự kiện quốc tế.

(1) Bản đồ lộ tŕnh dân chủ hóa Việt Nam.

Trong “lộ tŕnh dân chủ hóa Việt Nam” hội luận hồi tháng 4 năm 2001, do Viện  Nghiên Cứu Chính Sách Hoa Kỳ soạn thảo, trong phần mở đầu có ghi rằng: “Việc chuyển đổi chế độ độc tài sang dân chủ tự do tại Việt Nam, trước sau ǵ cũng phải xảy ra”. Trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ năm 2007, bang giao với Việt Nam được nâng lên ưu tiên cao một chút về mặt chiến lược so với những năm trước đó. Từ giữa năm 2006 đến nay (2007), đă có những phái đoàn quân sự cộng sản Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ và ngược lại. Sự kiện này nằm trong dự liệu của bản lộ đồ.   

Tổng Thống Bush tuyên bố khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2, Hoa Kỳ quan tâm và hỗ trợ các phong trào dân chủ trên thế giới. Dĩ nhiên là trong đó có nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

(2) Vi phạm nhân quyền.

          Ngày 1/12/2005, tại trụ sở Quốc Hội Âu Châu ở Brussels, 730 Dân Biểu của 25 quốc gia thuộc các khu vực Đông Âu, Tây Âu, và Bắc Âu, bao gồm nhiều đảng phái chính trị với những khuynh hướng khác nhau, đă đồng thuận khi biểu quyết một Nghị Quyết, đ̣i lănh đạo cộng sản Việt Nam phải thực hiện không chậm trễ, việc trả tự do cho các nhân vật bất đồng chính kiến, đặc biệt là đ̣i Việt Nam phải tổ chức bầu cử tự do trên căn bản đa đảng. Đồng thời, thực hiện quyền tự do báo chí.

Ông Ian Pearson, Bộ Trưởng Thương Mại & Đặc Trách Nhân Quyền Bộ Ngoại Giao Anh quốc, đang là Chủ Tịch luân phiên của Liên Hiệp Âu Châu, phát biểu sau khi Nghị Quyết được thông qua: “Tôi chào mừng sự quan tâm của Quốc Hội Âu Châu trên vấn đề hôm nay. Đặc biệt là cuộc điều trần quan trọng ngày 12 tháng 9 năm 2005 dẫn đến Nghị Quyết này. Tôi biết rất rơ về t́nh trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại ba nước Việt Nam, Cam Bốt, và Lào. Ví dụ như tại Bộ Ngoại Giao, trong năm nay đă nhận được 100 thư khiếu nại của các Dân Biểu Anh quốc về những vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Tôi mừng rằng, sau cuộc điều trần nói trên, nhà cầm quyền Việt Nam đă để cho Liên Âu gặp thăm Ḥa Thượng Thích Quảng Độ. Tôi sẽ nêu vấn đề này và đưa ra một danh sách tù nhân phải được trả tự do, trong cuộc gặp gỡ và đối thoại về nhân quyền với phái đoàn nhà cầm quyền Việt Nam vào ngày 12 tháng 12 sắp tới (2005)”.       

(3) Ngăn chận phái đoàn ngoại quốc.

Ngày 15/3/2007, phái đoàn Nhân Quyền Na Uy có tên là “Rafto Foundation for Human Rights” do Cô Therese Jebsen hướng dẫn sang Việt Nam, với mục đích thăm Ḥa Thượng Thích Quảng Độ và trao giải thưởng Nhân Quyền mà  Ngài được tổ chức này quyết định trao tặng hồi tháng 11/2006. Cùng đi, c̣n có ông Tom Rune Orset, thông tín viên đài truyền h́nh TV2 của Na Uy, và cô Kiều Trần với trách nhiệm thông dịch. Công An đă ngăn chận, chẳng những không cho phái đoàn vào Thanh Minh Thiền Viện, mà c̣n đưa phái đoàn về trụ sở Công An “làm việc” mấy tiếng đồng hồ. Sau đó, Công An gọi riêng cô Kiều Trần đến trụ sở làm việc, nhưng Cô Trưởng phái đoàn ngăn chận hành động của Công An, v́ Cô nghi ngờ họ hành động gian trá đối với cô Kiều Trần.  

c. Sự chống đối từ Cộng Đồng tị nạn.

          Từ năm 1995 đến nay, bất cứ nhân vật lănh đạo cao cấp cộng sản Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ, đáng kể hơn hết là chuyến đi của Thủ Tướng Phan Văn Khải hồi tháng 6/2005, mỗi khi đặt chân đến nơi nào cũng bị Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản chống đối dữ dội giữa rừng quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ. Đến nay (2/2007) đă có 12 tiểu bang, 7 quận hạt, và 87 thành phố Hoa Kỳ chánh thức công nhận quốc kỳ chúng ta, mặc dù họ sử dụng mọi phương tiện và mọi phương cách ngăn chận, nhất là tại Virginia có ṭa đại sứ và San Francisco có ṭa tổng lănh sự của họ, nhưng đều thất bại. 

Phái đoàn Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Gia cộng sản Việt Nam Phạm Gia Khiêm đến Hoa Kỳ, đă bị hai “cái tát” khá đau: Thứ nhất, bị Nữ Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, sau đó là các phóng viên trong buổi họp báo, đă chất vấn về những hành động vi phạm nhân quyến mới đây tại Việt Nam. Thứ hai, bị Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản biểu t́nh trong khuôn viên Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 15/3/2007, phản đối mọi hành động gian trá đê tiện của lănh đạo Việt Nam đối với những nhà tranh đấu ôn ḥa trong nước, đồng thời đ̣i thực thi dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam mà Hiến Pháp của họ thừa nhận, và Công Ước quốc tế cũng thừa nhận mà họ là thành viên phải thực thi.

Cái tác hại đối với lănh đạo cộng sản Việt Nam c̣n sâu xa hơn, là họ rất đau mỗi khi đến bất cứ quốc gia nào đùm bọc người Việt Nam tị nạn cộng sản, họ đều bị chống đối quyết liệt trong khi cả Bộ Chính Trị của họ rất thèm muốn khối chuyên gia khoa học kỹ thuật và khối tài chánh kếch sù, cùng với tiềm năng dồi dào của Cộng Đồng này. Cái đau đó càng làm cho họ nhục nhă khi họ nh́n sang các Cộng Đồng Đại Hàn, Do Thái, Phi Luật Tân, ngay cả cộng đồng Nga, đă đón tiếp nồng nhiệt mỗi khi lănh đạo của họ từ quốc gia gốc đến thăm, v́ lănh đạo của họ do dân bầu trong các cuộc bầu cử tự do, đồng bào của họ tại quê nhà được hưởng dân chủ tự do, và nhân quyền được tôn trọng. Trong khi bản thân họ cũng mang danh lănh đạo nhưng chỉ do một nhóm người cộng sản bầu với nhau, c̣n “đại biểu dân” th́ do họ chọn trước mới đến dân bầu. V́ những cơ cấu đó chỉ là h́nh thức để che đậy độc tài, mà người dân trên toàn cơi Việt Nam bị tước đoạt quyền làm người, bị bịt mắt bịt tai bịt miệng, đến mức bất cứ ai bày tỏ ư thức chính trị của ḿnh cũng đều bị chụp cho tội này tội khác rồi vào tù hay bị quản thúc đâu đó.

d. Sinh hoạt trong Cộng Đồng tị nạn.

           Trong sinh hoạt Cộng Đồng. Với quốc sách ngang qua nghị quyết 36 mà lănh đạo cộng sản Việt Nam ban hành hồi tháng 3 năm 2004, cho thấy họ sẽ tung thêm tài lực để sử dụng những tên tay sai của họ tại hải ngoại, trong mục đích  liên tục tấn công bằng cách đẩy mạnh công tác đánh phá các tổ chức trong Cộng Đồng tị nạn tại hải ngoại dưới những h́nh thức khác nhau, đặc biệt là các tổ chức mà họ cho là có thực lực đấu tranh về một hay nhiều lănh vực nào đó.

            Ngay trước khi và trong khi chế độ độc tài trong nước sụp đổ, sinh hoạt  trong Cộng Đồng tị nạn tại hải ngoại sẽ rất rộn rịp, nhất là với các tổ chức chính trị, tổ chức đấu tranh. Và từ trong sự rộn rịp này, thể nào cũng phát sinh những va chạm trong nội bộ các tổ chức, và giữa các tổ chức với nhau. Nguyên nhân va chạm có thể có nhiều, nhưng nguyên nhân chính, nh́n theo một cách nào đó, vẫn là quyền lợi chính trị dù chưa nắm trong tay.    

            Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Hải Ngoại, tin tưởng nhu cầu tổ chức và quản trị xă hội ngày mai, có những cá nhân cũng như những bộ phận tham mưu chiến lược trong các tổ chức đấu tranh, đă và đang chuẩn bị “sách lược xây dựng và phát triển quốc gia”. Nhưng thiết nghĩ, cho dù Chánh Phủ lâm thời có chuẩn bị chu đáo đến mấy đi nữa, vẫn c̣n nhiều khiếm khuyết khi nh́n từ nhiều phía, và sự đóng góp quan điểm từ nhiều tổ chức cũng như từ những cá nhân, sẽ giúp rất nhiều cho thời kỳ tiếp sau trong công tác tham mưu. Nhớ lại cuối tháng 4/1975, khi cộng sản chiếm VNCH chúng ta, họ có sẳn bộ máy cai trị theo khuôn mẫu độc tài chuyên chính trên lănh thổ nước VNDCCH,  họ chỉ cần nong rộng ra và đưa vào Nam điều hành nên ít trở ngại.

Trường hợp Chánh Phủ lâm thời tới đây, cho dù những vị lănh đạo thuộc thành phần nào đi nữa, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, v́ xă hội đang điều hành bởi bộ máy độc tài với nền kinh tế mà họ gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa”, bỗng chốc chuyển sang bộ máy dân chủ tự do với nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Nhưng nếu công tác tham mưu cung ứng được những chuẩn bị cho dù chưa chu  đáo, Chánh Phủ lâm thời có thể giảm bớt được những khó khăn đáng kể. Cũng cần nhớ đến xứ AfghanistanIraq, v́ không chuẩn bị trước nên rơi vào t́nh trạng các quốc gia viện trợ chọn sẳn mọi chính sách cho họ, kể cả chọn giùm nhân vật lănh đạo

e. Giả thuyết.

Chế độ độc tài tại Việt Nam sẽ sụp đổ:

(1) Hoặc sụp đổ do chuyển đổi từng bước theo “diễn biến ḥa b́nh”. Trường hợp này tuy chậm nhưng không đổ máu hoặc ít đổ máu, xă hội cũng không đảo lộn nhiều. Giả thuyết này ít khả năng xảy ra, v́ cho đến tháng 2/2007 nhóm lănh đạo cộng sản Việt Nam chưa hề tỏ dấu hiệu nào họ sẽ từ bỏ chế độcộng sản độc tài, trong khi họ vẫn tiếp tục chính sách đàn áp bất cứ ai bày tỏ ư thức chính trị khác với chế độ của họ.    

(2) Hoặc sụp đổ do “bạo loạn”, máu sẽ đổ và sinh hoạt xă hội rất nhiều bất trắc trong một thời gian nhất định, mà chánh phủ lâm thời lúc ấy có thể sẽ rất khó kiểm soát. Giả thuyết này nhiều khả năng xảy ra.

(3) Chánh phủ lâm thời trong thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ tự do, đại đa số là những nhân vật trong nước đă và đang dấn thân đấu tranh trực diện với cộng sản, với hỗ trợ tích cực của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tại hải ngoại, và sự hỗ trợ từ các quốc gia phát triển, nhất là Hoa Kỳ.       

2. Mục Đích.

            Với tư cách những Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức/Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa tại hải ngoại, và tư cách công dân quê  hương Việt Nam cội nguồn, Tổng Hội Thủ Đức muốn được đóng góp “quan niệm một sách lược quốc gia” với quí vị lănh đạo lâm thời trong thời kỳ chuyến tiếp từ chế độ cộng sản độc tài sang chế độ dân chủ tự do, góp phần xây dựng quê hương Việt Nam phát triển, mọi người được sống trong một xă hội dân chủ pháp trị với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân. C̣n quí vị lănh đạo lâm thời có sử dụng hay không là tùy quí vị ấy, nhưng ít ra, nỗi đau chưa tṛn nhiệm vụ của Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức Hải Ngoại cũng vơi bớt đôi phần.

3. Quan Niệm.

a. Quan niệm công tác. 

           - Tham mưu, là một chuỗi công tác; từ thu thập dữ kiện, nghiên cứu, phân tách, đánh giá, sử dụng làm nền cho dự thảo những kế hoạch, rồi tiếp tục thu thập dữ kiện mới nhất để nhật  tu dự thảo. Và cứ như thế.... Thu thập dữ kiện từ thân nhân thân hữu về Việt Nam, thư tín cá nhân, hội luận, báo chí, đài phát thanh phát h́nh, nhất là trên hệ thống internet có vô số dữ kiện từ các website, ..v..v.. 

            - Chuỗi công tác tham mưu được quan niệm thực hiện qua từng  bước:

Bước 1. Nghiên cứu t́m hiểu “nguyện vọng người dân”, cũng là mục tiêu quốc gia. Phụ bản A.

Bước 2. Từ nguyện vọng người dân, xây dựng mộtsách lược quốc gia” với những chính sách chiến lược của từng ngành để thực hiện mục tiêu quốc gia. Phụ bản B, C, và D.

Bước 3. Từ chính sách căn bản từng ngành, xây dựng “những quan niệm căn bản” cho từng mục tiêu của ngành. Phụ bản E.

Bước 4. Từ những quan niệm căn bản của từng mục tiêu, dự thảo “những kế hoạch thực hiện”.    

          Bước 5. Những kế hoạch dự thảo xong, phải “thường xuyên hoàn chỉnh” đến khi chế độ độc tài  trên quê hương sụp đổ, lúc ấy hoàn chỉnh cuối cùng và đóng góp với Chánh Phủ lâm thời nếu Chánh Phủ này thật sự quyết tâm xây dựng chế độ dân chủ tự do. 

b. Quan niệm tổ chức.

          (1) Tiến đến tổ chức một Ban Phối Hợp Tham Mưu và những Nhóm Tham Mưu cho từng chính sách, hoặc hai hay ba chính sách, tùy theo t́nh h́nh nhân sự và khả năng. Trường hợp không có trở ngại quan trọng, sẽ thành lập Ban Phối Hợp Tham Mưu vào tháng 7 hoặc tháng 8/2007. Ban Phối Hợp Tham Mưu có trách nhiệm:

- Soạn thảo và phổ biến “Kế Hoạch Công Tác” bao gồm tổ chức và phương thức điều hành Ban Phối Hợp Tham Mưu, và phương thức điều hành giữa Ban Phối Hợp Tham Mưu với các Nhóm Tham Mưu.

- Từng bước thành lập các Nhóm Tham Mưu tại Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu.     

- Nghiên cứu và hoàn chỉnh dự  thảo “Quan niệm sách lược” này từ Bước 1 đến Bước 3, để hướng dẫn các Nhóm Tham Mưu nghiên cứu soạn thảo các kế hoạch của Bước 4.

          (2) Mỗi kế hoạch dự thảo xong, chuyển đến Ban Phối Hợp Tham Mưu/Tổng Hội Ban này trách nhiệm chuyến đến tổ chức hay cá nhân đồng môn phụ trách kế hoạch có liên quan để tham khảo cần thiết. Trường hợp thuận tiện, Ban Phối Hợp Tham Mưu/Tổng Hội sẽ tổ chức họp mặt ở địa điểm thích hợp nhất để thảo luận trực tiếp và hoàn chỉnh dự thảo. Xong, hoàn lại tổ chức hay cá nhân phụ trách bản thảo đó.

c. Quan niệm nhân sự.

          Nhân sự, bao gồm các đồng môn Thủ Đức, Hậu Duệ đại gia đ́nh Thủ Đức, và đồng đội do Nhóm Tham Mưu giới thiệu và Ban Phối Hợp Tham Mưu chấp nhận. Thành viên trong các cơ cấu tham mưu, có thể ở khắp nơi tại hải ngoại và có sử dụng internet cá nhân.

          Trách nhiệm Trưởng Ban Phối Hợp Tham Mưu cũng như Trưởng Nhóm Tham Mưu, do thành viên trong Ban trong Nhóm bầu cử trực tiếp hoặc qua e-mail.

d. Quan niệm quản trị. 

Dự thảo kế hoạch hoàn chỉnh, không phổ biến cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào, nhất là các cơ quan truyền thông, v́ đây là tài sản của tập thể Thủ Đức. Khi cộng sản độc tài sụp đổ và một Chánh Phủ lâm thời lên cầm quyền thật sự xây dựng chế độ dân chủ tự do trên quê hương Việt Nam, một phái đoàn do Đại Hội cử đi trao tận tay cho Chánh Phủ lâm thời đó. V́ vậy mà mỗi 2 năm Đại Hội Hải Ngoại, sẽ quyết định về phương thức quản trị công tác và hồ sơ tham mưu này thích hợp với hoàn cảnh lúc ấy.          

e. Quan niệm điều hành.

          Do Ban Phối Hợp Tham Mưu soạn thảo phương thức điều hành, và hướng dẫn thực hiện.

4. Phương Tiện.

             - Trong công tác nghiên cứu tham mưu này, chúng ta “những người tự ḿnh nhận trách nhiệm” không được cung cấp bất cứ phương tiện ǵ

- Chúng ta đến với nhau do tinh thần trách nhiệm chưa tṛn, và cùng góp ư kiến thể hiện một quan niệm góp phần xây dựng nước Việt Nam dân chủ tự do thời hậu cộng sản. Đây cũng là cách chúng ta nối tiếp trách nhiệm c̣n dang dở. Do vậy, mỗi cá nhân hay mỗi tổ chức nhận trách nhiệm tham mưu này đều tự túc mọi nhu cầu, từ chi phí điện thoại đường dài, cước phí bưu điện, đến tiền giấy mực bút viết, chi phí sử dụng internet, những chi phí linh tinh khác, thậm chí đến chi phí di chuyển đường dài để dự họp liên quan đến công tác tham mưu này nữa.

5. Liên Lạc & Phối Hợp.             

a. Liên lạc.

          - Ban Phối Hợp Tham Mưu nghiên cứu mở một group e-mail chung để liên lạc. Bất cứ những liên lạc trao đổi dữ kiện nào liên quan đến công tác nghiên cứu tham mưu, tất cả thành viên đều biết, để có thể góp ư cần thiết dù không thuộc phạm vi nghiên cứu của Nhóm.

b. Phối hợp. 

          Khi Ban Phối Hợp Tham Mưu thành lập, Ban này trách nhiệm phối hợp các Nhóm Tham Mưu trong công tác nghiên cứu và soạn thảo các kế hoạch trong phương thức điều hành. 

Từ nay đến hết tháng 6 năm 2007, là thời gian quí Đồng Môn và các cháu Hậu Duệ nghiên cứu những bản gợi ư kèm theo văn kiện này. Về dự thảo tài liệu tham mưu bước 3 sẽ phổ biến vào cuối tháng 4/2007.

Xin quí Đồng Môn và các cháu Hậu Duệ đại gia đ́nh Thủ Đức, nghiên cứu và góp ư. Xin cho biết nhận xét và ư kiến đóng góp từ nay đến hết tháng 7/2007. Có bất cứ ư kiến ǵ xin cứ đóng góp mà đừng nghĩ là đúng hay không đúng. Trong nhiều ư kiến, thể nào cũng có những ư kiến cần nghiên cứu ứng dụng.        

                                                                   Houston, ngày 19 tháng 3 năm 2007

                                                                    Chủ Tịch Ủy Ban Thường Trực.

  

                                                                          Alpha Phạm Bá Hoa (khóa 5)

Đính kèm:

- Tham mưu bước 1:

Phụ bản A. Gợi ư t́m hiểu nguyện vọng người dân.

- Tham mưu bước 2:

Phụ bản B. Gợi ư thành phần chánh phủ lâm thời.

Phụ bản C. Gợi ư một sách lược quốc gia.

Phụ bản D. Gợi ư bản Thông Điệp đầu tiên.

          Phụ bản E. Gợi ư xây dựng những quan niệm căn bản. (phổ biến tháng 4/2007)

Phổ biến:

          - Cố Vấn, HĐĐH, HĐGS

          - Các Liên Hội, Hội, Chi Hội.

          - Đoàn TTN/CATN Queensland, Australia

          - Ban Vận Động Liên Hội Thủ Đức Âu Châu

          Để xin nghiên cứu và góp ư

- Trang Web của Tổng Hội.

   để lưu giữ tham khảo 

Lưu.

         

                                                           *****

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     

                                                    Phụ bản A

                              T́m Hiểu Nguyện Vọng Người Dân.

         

                                                             *****

 

Tổng quát.

          Đây là tham mưu bước 1, t́m hiểu nguyện vọng người dân.

Muốn phục vụ người dân, bất luận nhóm lănh đạo quốc gia ngay sau khi chế độ độc tài sụp đổ là những vị nào, nhất thiết phải t́m hiểu “Nguyện Vọng Người Dân”, v́ đó chính là “Mục Tiêu Quốc Gia” mà nhóm lănh đạo có trách nhiệm thực hiện. Vậy, “Nguyện Vọng Người Dân” trong thời kỳ hậu cộng sản là ǵ? Lẽ ra phải thông qua cuộc trưng cầu dân ư, nhưng v́ t́nh h́nh sau khi chế  độ độc tài sụp đổ không thể thực hiện ngay được, nên nhóm tham mưu cần nghiên cứu t́m hiểu nguyện vọng người dân để từ đó đưa ra bản Hiến Ước lâm thời, trong khi chờ đợi bầu Quốc Hội Lập Hiến soạn thảo Hiến Pháp và trưng cầu dân ư.

Do vậy mà  căn cứ vào những giai đoạn lịch sử của đất nước từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nay, rút ra nhận thức như là một gợi ư về t́m hiểu nguyện vọng người dân.

- Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ 19 đến mùa thu 1945, dân tộc ta bị thực dân Pháp cai trị. Khi thiết lập hệ thống giáo dục tại nước Việt Nam thuộc địa, như bất cứ chánh phủ thực dân nào khác, chánh phủ Pháp không hề có mục đích đào tạo lớp người có tư tưởng chính trị để chống đối họ, dù rằng có một số thanh niên đáng kể học hết bậc đại học tại Việt Nam hoặc du học trên đất Pháp. Chính sách giáo dục học đường cũng như giáo dục xă hội, chỉ nhằm trang bị cho mọi người một tư tưởng chấp nhận sự cai trị của nước Pháp, chấp nhận một quốc gia từ Âu Châu mang nền văn minh đến khai phóng Việt Nam! Do vậy mà đại đa số người Việt chúng ta thời ấy, ư thức chính trị chưa đủ để hiểu được sự nhục nhă của người dân bị trị!            

- Giai đoạn từ mùa hè 1954 đến cuối mùa xuân 1975. Trên phần lănh thổ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH) dưới sự cai trị của cộng sản độc tài, những nhóm lănh đạo cộng sản Việt Nam (CSVN) đă có một hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến đại học. Nhưng chính sách giáo dục học đường cũng như giáo dục xă hội chỉ là giáo dục một chiều, nhằm đào tạo những thế hệ thần dân để vâng lời đảng cộng sản. Chính sách giáo dục buộc mọi người  phải tôn vinh ông Hồ chí Minh, tôn vinh đảng CSVN, một tư tưởng chỉ biết chấp nhận chế độ chính trị do đảng cộng sản chọn sẳn, và chọn một lần cho măi măi. Người dân phải chấp nhận tư tưởng chỉ có đảng cộng sản mới đủ tài lănh đạo, như thể nếu không có đảng CSVN th́ nước Việt Nam này ch́m mất dưới đáy biển sâu vậy. Do đó mà đa số người dân nước VNDCCH, không hề biết ḿnh bị bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, đến mức nhận thức chính trị của người dân dưới chế độ cộng sản c̣n tệ hơn chế độ thực dân nữa, v́ bị những nhóm lănh đạo CSVN lợi dụng tinh thần quốc gia dân tộc của đồng bào, và phung phí mạng sống của đồng bào trong chiến tranh một cách thê thảm! Tất cả chỉ v́ đảng của họ.

- Cũng trong giai đoạn đó, trên phần lănh thổ nước Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) dưới chế độ dân chủ tự do. Tuy có nhiều hạn chế nhất định, một phần v́ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc mà kẻ địch là cùng chủng tộc, nên không phải dễ dàng nhận ra kẻ địch xâm nhập trong hàng ngũ ta, và phần khác v́ dân chủ tự do là chế độ mới mẽ đối với quốc gia non trẻ Việt Nam, mà những vị lănh đạo chưa đủ căn bản lư thuyết cũng như chưa đủ kinh nghiệm thực tế, nhưng rơ ràng là cuộc sống người dân nước VNCH, hạnh phúc hơn người dân thời bị thực dân cai trị, và hạnh phúc tuyệt vời so với người dân sống trong xă hội chủ nghĩa của nước VNDCCH. Cái xă hội chủ nghĩa đó được bà Dương Thu Hương, nhà văn chuyên nghiệp của CSVN, sau những năm đảng của bà cai trị toàn cơi nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), bà mới  nhận ra được cốt lơi của cái chủ nghĩa mà bà đă tham gia từ năm 17 tuổi. Là nhà văn, ng̣i bút của bà đă bày tỏ nỗi thất vọng chán chường về cái xă hội mà bà đă sống và chiến đấu hơn 20 năm, rằng: “Xă hội chủ nghĩa, là mô h́nh man rợ và u ám nhất của thời đại. Cái xă hội mà đa số những người đă tham gia xây dựng nó, cuối cùng không muốn có nó, ngoại trừ nhóm lănh đạo đặc quyền đặc lợi”.       

- Đến nay, sau 32 năm cai trị nước CHXHCNVN, 83 triệu dân với đời sống vật chất có khá hơn đôi chút so với thời làm dân nước VNDCCH, nhưng vẫn chưa hơn đời sống vật chất của người dân nước VNCH trước đây bao nhiêu, mà lẽ ra phải phát triển hơn hiện tại nhiều bước nữa v́ không có chiến tranh. Nhưng về đời sống chính trị th́ hoàn toàn bị bóp nghẹt, mà nguyên nhân duy nhất v́ chế độ độc tài, nên lúc nào đảng với nhà nước cộng sản cũng sợ người dân nổi dậy chống đối.

            - Do trải qua những giai đoạn lịch sử bị kềm kẹp một số quyền tự do căn bản của con người trong 80 năm bị thực dân Pháp cai trị, nối tiếp đến nay đă 32 năm bị cộng sản độc tài hoàn toàn bóp nghiệt mọi quyền căn bản của người dân, nên nguyện vọng người dân thời hậu cộng sản, suy nghĩ không ǵ hơn là: “Dân chủ, tự do, nhân quyền, và hạnh phúc”, mà phải là thật sự chớ không như những nhóm lănh đạo CSVN đă lừa dối nhân dân từ giữa thế kỷ 20 đến nay, và vẫn c̣n tiếp tục lừa dối. 

Kết luận. Nguyện vọng của toàn dân, là mọi người phải  được sống trong một xă hội dân chủ pháp trị với các quyền tự do căn bản của con người được tôn trọng. Một xă hội có nhiều cơ hội tiến thân đồng đều cho mọi người, được bảo đảm tối thiểu về các sinh hoạt xă hội, và một cuộc sống an lành trong đạo nghĩa. Một dân tộc không nuôi ư đồ lấn chiếm lân bang, nhưng quyết tâm bảo vệ tổ quốc. Một chánh phủ được đánh giá là của dân, do dân, và v́ dân, phải là một chánh phủ thực hiện được nguyện vọng người dân, cũng là mục tiêu quốc gia ./.

 

                                                               Houston, ngày 19 tháng 2 năm 2007

                                                                       Chủ Tịch Ủy Ban Thường Trực.

                                                                              

                                                                          Alpha Phạm Bá Hoa (khóa 5)

 

                                                *****

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                       

   Phụ bản B

     Thành Phần Chánh Phủ Lâm Thời                    

 

                                        *****

 

Tổng quát.

          Đây là tham mưu bước 2a với quan niệm gợi ư Chánh Phủ lâm thời trong thời kỳ chuyển tiếp, từ chế độ cộng sản độc tài sang chế độ dân chủ tự do, cần có những thành phần sau đây: 

            Thứ nhất. (1) Thành phần đảng viên và cựu đảng viên cộng sản hoặc ngoại vi của đảng cộng sản, có thành tích chống đối lănh đạo cộng sản Việt Nam  đ̣i thực hiện dân chủ tự do trong nước. (2) Thành phần đảng viên cao cấp, đă về hưu hoặc đang tại chức trong nhóm lănh đạo đương nhiệm, đă thật sự góp công quan trọng trong sự sụp đổ của cộng sản Việt Nam.

Những nhân vật trong hai thành phần này, trong một chừng mực nào đó, vẫn c̣n uy tín do thành tích mấy chục năm lăn lộn trong đảng, rất có thể sẽ được những đơn vị quân đội và cảnh sát công an ủng hộ.      

            Thứ nh́. Thành phần ngoài đảng cộng sản gồm những cá nhân hay trong tổ chức đấu tranh chính trị đ̣i cộng sản Việt Nam thực hiện dân chủ tự do.  Dân, là một lực lượng dân chủ, tuy không có tổ chức nhưng là tối cần thiết cho mục tiêu đánh sụp chế độ độc tài, cũng là lực lượng tối cần thiết cho mục tiêu xây dựng chế độ dân chủ tự do trong thời kỳ chuyển tiếp, và sau đó. Thành phần này thấu hiểu khổ đau cùng tâm trạng của đồng bào nên dễ được đồng bào chấp nhận, đó cũng là động lực thúc đẩy lực lượng này hưởng ứng những chính sách của Chánh Phủ lâm thời trong nỗ lực ổn định và phát triển đất nước.

            Thứ ba. Những trí thức ngoài đảng, bằng cách nào đó như bài viết, lời nói, hay hành động, đă thể hiện mạnh mẽ tư tưởng tự do dân chủ, thể hiện cao độ tinh thần trách nhiệm trong hoạt động chuyên môn hay trong các sinh hoạt văn hoá xă hội, và có uy tín với đồng bào. Nói chung là những trí thức tiêu biểu cho một thành phần nào đó trong xă hội, có khả năng chuyên môn đóng góp vào sự ổn định trật tự xă hội và phát triển đất nước. 

Thứ tư. Những chức sắc thân hào nhân sĩ thuộc các sắc tộc thiểu số, có thành tích đấu tranh chính trị đ̣i cộng sản Việt Nam thực hiện dân chủ tự do, hoặc có uy tín trong đồng bào thiểu số. Cần có tiếng nói của các sắc tộc ngay từ bước đầu, để tránh những xáo trộn có thể xảy ra nếu họ không có vị trí b́nh đẳng trong chánh quyền. Kế hoạch phát triển cao nguyên miền Trung miền Bắc, nhất thiết phải thực sự xem xét và tôn trọng nguyện vọng của các sắc tộc liên hệ. Cao nguyên miền Trung là mái nhà và cao nguyên miền Bắc là nóc nhà của tổ quốc, có tầm vóc quan trọng đặc biệt trong chiến lược pḥng thủ quốc gia, đồng thời với phát triển kinh tế và văn hoá trong bối cảnh chung của tổ quốc.   

            Và thứ năm. Thành phần cộng đồng tị nạn hải ngoại, có thành tích rơ ràng trong đấu tranh dưới mọi h́nh thức, những vị đă hoặc đang tham gia ḍng sinh hoạt chính tại Hoa Kỳ, cũng như tại các quê hương thứ hai, có thành tích và kinh nghiệm trong nhiều lănh vực, đặc biệt là các vị có vị thế quan trọng có khả năng làm gạch nối giữa Chánh Phủ lâm thời với các quốc gia tự do, hậu thuẫn và tích cực yểm trợ cấp thời trong kế hoạch cải thiện đời sống xă hội tại các thành phố lớn trong bước đầu, song song với những kế hoạch ngắn hạn dài hạn hỗ trợ đất nước Việt Nam phát triển.

            Bốn thành phần đầu là lực lượng trong nước, và thành phần thứ năm là lực lượng ngoài nước. Những thành phần theo thứ tự trên đây, cũng mang ư nghĩa thứ bậc quan trọng của mỗi thành phần trong thời kỳ chuyển tiếp. Cũng trong thời kỳ này, lực lượng trong nước là chính để ổn định t́nh h́nh, trong khi lực lượng hải ngoại hỗ trợ mạnh mẽ. Chánh Phủ lâm thời cùng lúc tiến hành hai nỗ lực:

“Khôi phục an ninh trật tự và sinh hoạt b́nh thường, và tiến hành công tác soạn thảo những văn kiện sinh hoạt chính trị, từng bước chuẩn bị tiến tới bầu cử Quốc Hội Lập Hiến khi kiểm soát được t́nh h́nh nội bộ và t́nh h́nh biên giới”.

Bản Hiến Pháp là nền tảng xây dựng cơ cấu dân chủ pháp trị trong toàn bộ hệ thống tổ chức để thực hiện mục tiêu quốc gia, v́ vậy mà cả hai nỗ lực trên đây, đặc biệt là nỗ lực thứ hai, cần có sự phối hợp chặt chẻ giữa lực lượng trong nước với lực lượng hải ngoại, để công tác chuẩn bị những sinh hoạt chính trị kế tiếp được hài ḥa trong tinh thần phục vụ quốc gia dân tộc. Chữ lực lượng dùng ở đây, có thể là những cá nhân hay những tổ chức./

 

Houston, ngày 25 tháng 2 năm 2007..

                                                          Chủ Tịch Ủy Ban Thường Trực

                                                                  

                                                          Alpha Phạm Bá Hoa (khóa 5)

   

 

                                                *****

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                               

                                                   Phụ bản C

                                  Xây Dựng Sách Lược Quốc Gia

 

                                                           *****

 

Tổng quát.

          Đây là tham mưu bước 2b, gợi ư xây dựng một sách lược quốc gia.

Căn cứ vào nguyện vọng người dân mà phác thảo một sách lược quốc gia. Khung phác thảo này dựa theo tài liệu nghiên cứu “sách lược quốc pḥng” của Trường Cao Đẳng Quốc Pḥng Việt Nam năm 1971. Chánh phủ lâm thời căn cứ vào “nguyện vọng người dân” (cũng là mục tiêu quốc gia) để hoạch định chính sách chiến lược cho từng ngành, và vận động người dân cùng với chánh phủ, xây dựng một xă hội mà mọi người được sống trong  nguyện vọng chính đáng.

Đây là phác thảo quan niệm một chính sách chiến lược 10 điểm.    

1. Chính sách chính trị ngoại giao. Việt Nam là một nước Cộng Ḥa, một lănh thổ thống nhất, với một xă hội dân chủ pháp trị. Chánh phủ phục vụ quyền lợi quốc gia, phục vụ nguyện vọng dân tộc. Chánh phủ chủ trương hợp tác phát triển với các quốc gia trên căn bản b́nh đẳng, trong ư thức kết hợp hài ḥa giữa nét tinh hoa trong văn hoá dân tộc với khoa học kỹ thuật tân tiến. Chánh phủ tôn trọng các văn kiện quốc tế phù hợp với chế độ dân chủ tự do.

2. Chính sách hành chánh. Hệ thống tổ chức hành chánh công quyền thích hợp với nhu cầu trong quan niệm: “Nhân dân với viên chức, là mối tương quan cần thiết giữa nhu cầu với trách nhiệm, và tác động qua lại tạo nên sức phát triển chung của xă hội”. Một lực lượng Cảnh Sát được huấn luyện trên nền tảng đạo đức và tôn trọng luật pháp, để hoàn thành trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự.

3. Chính sách quốc pḥng. Xây dựng một quân đội tối đa dưới 1% dân số, với khoảng 15% nhân viên dân sự trong tổng số quân để phục vụ trong các cơ quan đơn vị không chiến đấu. Nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ tổ quốc. Những xung đột với quốc gia lân bang, ưu tiên giải quyết bằng chính sách ngoại giao trong tinh thần hợp tác. Bộ quốc pḥng phụ trách chiến lược, các quân chủng phụ trách chiến thuật. Vừa tổ chức vừa bảo vệ tổ quốc, trước mắt ưu tiên bảo vệ biên giới phía bắc, vịnh Bắc Việt, đảo, quần đảo, và biên giới phía tây. Về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, sẽ nghiên cứu chuẩn bị một hồ sơ chứng minh chủ quyền của Việt Nam, vận  động đưa ra Liên Hiệp Quốc giành lại chủ quyền trên căn bản lịch sử và pháp lư.    

4. Chính sách kinh tế. Chuyển đổi toàn bộ kinh tế xă hội chủ nghĩa sang kinh tế thị trường. Kỹ nghệ khai thác, sản xuất, chế biến, nông nghiệp, thương măi, dịch vụ, và xuất nhập cảng, trên căn bản khả năng cạnh tranh xây dựng, và tất cả tác động qua lại thúc đẩy sức phát triển chung của xă hội. Xây dựng nhóm mặt hàng xuất cảng trên căn bản nhu cầu dài lâu của khách hàng ngoại quốc, thích hợp với khả năng và tiềm năng quốc gia. Kỹ nghệ dầu hỏa, nông nghiệp, và dịch vụ, là ba lănh vực được quan tâm đặc biệt trong giai đoạn đầu.           

5. Chính sách tài chánh. Trong thời kỳ chuyển tiếp, phối hợp với các chủ  trương mục và các tổ chức tài chánh quốc tế, t́m biện pháp thích hợp giải quyết khối tài chánh kư thác trong các ngân hàng. Thuế vụ phù hợp với mức sinh hoạt xă hội, và thay đổi theo từng bước phát triển. Phục vụ kinh tế phát triển. Nâng đỡ ngành tiểu thương là “xương sống” của nền kinh tế tổng thể. Bảo đảm mức sống tối thiểu của nhân dân. Hỗ trợ mọi thành phần trong xă hội -nhất là tuổi trẻ- thăng tiến trong lănh vực giáo dục.

6. Chính sách giáo dục. Con người là yếu tố quan trọng bậc nhất trong xây dựng và phát triển đất nước. Nền giáo dục phải đào tạo con người tử tế trong xă hội, đồng thời phối hợp các ngành -nhất là kinh tế- để đào tạo con người có kiến thức chuyên môn thích ứng nhu cầu phát triển của các ngành sinh hoạt quốc gia. Những thế hệ được đào tạo có căn bản vững chắc về tổ chức & quản trị xă hội, và có tinh thần trách nhiệm cộng đồng trong mọi sinh hoạt phục vụ lợi ích chung. Bản thân giáo dục, xây dựng một đội ngũ giáo chức có kiến thức và uy tín, duy tŕ và phát triển nền giáo dục Việt Nam thích nghi với sự phát triển khoa học kỹ thuật thế giới ḥa vào nét tinh hoa trong văn hoá Việt Nam.   

7. Chính sách luật pháp. Mọi công dân đều b́nh đẳng trước pháp luật, bất luận người đó là vị lănh đạo cao nhất nước hay người dân b́nh thường. Dân chủ pháp trị, là nền tảng cư xử giữa người dân với hành chánh công quyền. Người Việt Nam định cư ở ngoại quốc, đương nhiên là công dân Việt Nam, và được quyền có thêm một quốc tịch.  

8. Chính sách đảng chính trị. Những thập niên trước mắt, không chấp nhận đảng chính trị khuynh hướng độc tài. Khuyến khích các đảng chính trị hoạt động trong tinh thần cạnh tranh dân chủ, góp phần thúc đẩy sinh hoạt xă hội ngày thêm phát triển. Khuyến khích bước đầu  tiến đến số lượng đảng chính trị dưới hai con số, những bước kế tiếp c̣n lại không quá 5 đảng. 

9. Chính sách du lịch. Du lịch, một ngành kỹ nghệ không khói. Mở rộng cửa đón du khách thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên, thắng cảnh nhân tạo, những sinh hoạt trong đời sống văn hoá dân tộc, những di tích trận địa, những hành vi tội ác của chế độ độc tài trong chiến tranh và sau chiến tranh, gồm cả cơ sở bảo tàng  những vật chứng trong cuộc vượt biên vượt biển t́m tự do vĩ đại nhất và bi thảm nhất trong lịch sử nhân loại, cùng những thành công của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại trong nhiều lănh vực. Đồng thời bày tỏ ước vọng tương lai của dân tộc Việt Nam. Ước vọng này cần có sự phối hợp của các ngành sinh hoạt quốc gia, nhất là văn hoá giáo dục, kinh tế xă hội, và khoa học kỹ thuật.

10. Chính sách xă hội. Trước mắt, vận động các tổ chức quốc tế và các chánh phủ, trợ giúp cấp thời cho tất cả thương phế binh, ưu tiên cho thành phần nghèo đói. Cai nghiện x́ ke ma túy. Dạy nghề cho những thành phần mà đạo lư xă hội không chấp nhận. Nuôi dưỡng người già không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, và người tàn phế. Trợ giúp những gia đ́nh từ các khu kinh tế mới trở về nhà cũ. Nghiên cứu một kế hoạch hoàn chỉnh và thực hiện công tác hoàn trả tất cả bất động sản c̣n kiểm soát được cho các sở hữu chủ hợp pháp, mà trước đó bị nhà nước cộng sản tịch thu dưới mọi h́nh thức và c̣n nắm quyền quản trị, hay đă chuyển quyền quản trị cho cá nhân hay tổ chức bất cứ h́nh thức nào.

Kết luận.  Chắc rằng, cho dù Chánh Phủ lâm thời có chuẩn bị chu đáo đến mấy đi nữa, vẫn c̣n nhiều khiếm khuyết khi nh́n từ nhiều phía, và sự đóng góp quan điểm từ nhiều tổ chức hoặc từ những cá nhân, sẽ giúp rất nhiều cho thời kỳ tiếp sau trong công tác tham mưu. Nhớ lại cuối tháng 4/1975, khi cộng sản chiếm Việt Nam Cộng Ḥa chúng ta, họ có sẳn bộ máy cai trị theo khuôn mẫu độc tài chuyên chính trên lănh thổ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa,  họ chỉ cần nong rộng ra và đưa vào Nam điều hành nên ít trở ngại. Trường hợp Chánh Phủ lâm thời tới đây, cho dù những vị lănh đạo thuộc thành phần nào đi nữa, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, v́ xă hội đang điều hành bởi bộ máy độc tài với nền kinh tế mà họ gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa”, bỗng chốc chuyển sang bộ máy dân chủ tự do với nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Nhưng nếu công tác tham mưu cung ứng được những chuẩn bị cho dù chưa chu  đáo, Chánh Phủ lâm thời có thể giảm bớt được những khó khăn đáng kể. Cũng cần nhớ đến xứ AfghanistanIraq, v́ không chuẩn bị trước nên rơi vào t́nh trạng các quốc gia viện trợ chọn sẳn mọi chính sách cho họ, kể cả chọn giùm nhân vật lănh đạo/.

                                                          Houston, ngày 4 tháng 3 năm 2007

                                                          Chủ Tịch Ủy Ban Thường Trực

                                                                   

Alpha Phạm Bá Hoa (khóa 5)

                                                   *****

                                                   

 

 

                                          Phụ bản D

                                            Thông Điệp Đầu Tiên

 

                                                        *****

 

 

Dự thảo Bản Thông Điệp đầu tiên với nội dung thể hiện một phần sách lược quốc gia, do chánh phủ lâm thời công bố trước quốc dân đồng bào và ngoại giao đoàn.  

 

            Điểm 1. Việt Nam là nước Cộng Ḥa, một lănh thổ thống nhất với chế độ dân chủ tự do, hợp tác phát triển với các quốc gia trên căn bản b́nh đẳng, trong ư thức ǵn giữ văn hoá dân tộc kết hợp hài ḥa với khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới.

 

            Điểm 2. Ban hành Hiến Ước Lâm Thời, thay thế và hủy bỏ Hiến Pháp của CSVN ban hành năm 1992 và sửa đổi năm 2001.

 

            Điểm 3. Thủ đô đặt tại Sài G̣n.

 

            Điểm 4. Giải tán Quốc Hội và toàn bộ các cơ cấu dân cử từ trung ương đến địa phương.

 

            Điểm 5. Giải tán đảng cộng sản Việt Nam, và các đảng chính trị ngoại vi của đảng này thành lập từ ngày chế độ sụp đổ trở về trước. Toàn bộ các cơ sở và mọi tài sản của đảng cộng sản, các đảng chính trị cùng các tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản, niêm phong chờ lệnh.

 

            Điểm 6. Tất cả đảng viên cộng sản và những thành viên của các tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản tính đến ngày sụp đổ, được sống tự do và b́nh đẳng như tất cả công dân trong xă hội. Riêng những thành viên "bộ chính trị" từ khóa 1 đến khóa đương nhiệm, cơ quan có thẩm quyền hoạch định và điều khiển thi hành chế độ độc tài, sẽ được quyết định bởi luật pháp, ngoại trừ những thành viên đă thật sự góp phần quyết định và cụ thể vào sự sụp đổ của cộng sản.

 

            Điểm 7. Ngăn cấm mọi hành động có tính cách trả thù giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức bất luận là tổ chức nào.

 

            Điểm 8. Tôn trọng các quyền: Sở hữu tư nhân. Tự do tôn giáo. Tự do lập hội. Tự do báo chí. Tự do ngôn luận. Tự do mưu cầu hạnh phúc trong luật pháp và đạo nghĩa.

 

            Điểm 9. Tôn trọng các thỏa ước cùng các văn kiện quốc tế phù hợp với chế độ tự do dân chủ. Mở rộng bang giao quốc tế, không phân biệt xu hướng chính trị trên căn bản tôn trọng lẫn nhau.

 

            Điểm 10. Toàn bộ quân nhân, công an cảnh sát, giáo viên giáo sư, công nhân viên chức các cấp các ngành, đến nhiệm sở tiếp tục công tác thường ngày. Tất cả học sinh sinh viên, đi học b́nh thường. 

 

            Điểm 11. Trả tự do tất cả tù nhân chính trị không phân biệt nguồn gốc, dù có án hay chưa có án, dù trong nhà tù hay trong trại cải tạo. Các án chính trị ngụy trang dưới án lệnh h́nh sự mà phát hiện được, sẽ xóa bỏ.

 

            Điểm 12. Bảo vệ lănh thổ lănh hải và hải đảo, ưu tiên bằng chính trị.

 

            Điểm 13. Bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xă hội, ưu tiên bằng chính sách nhân sự trên căn bản b́nh đẳng giữa các thành phần trong xă hội. 

 

            Điểm 14. Tài sản tư nhân bị cộng sản tịch thu, sẽ hoàn trả cho chủ hợp pháp.

 

            Điểm 15. Tạo điều kiện thuận lợi cho dầu hỏa hơi đốt, và kỹ nghệ chế biến từ phó sản dầu hỏa phát triển, đồng thời với phát triển nông nghiệp.

 

            Điểm 16. Khuyến khích các đảng chính trị hoạt động trong tinh thần dân chủ, góp phần thúc đẩy sinh hoạt xă hội ngày càng phát triển. Không chấp nhận đảng chính trị độc tài.

 

            Điểm 17. Mọi người Việt Nam sống ở ngoại quốc, đương nhiên là công dân Việt Nam, Chánh phủ công nhận công dân Việt Nam có quyền giữ thêm một quốc tịch nơi đang sinh sống.

 

Điểm 18. Cơ chế quốc gia sẽ thực hiện theo Hiến Pháp do Quốc Hội Lập Hiến soạn thảo và lănh đạo ban hành sau cuộc trưng cầu dân ư.

 

                                                                Houston, ngày 10 tháng 3 năm 2007

                                                                Chủ Tịch Ủy Ban Thường Trực

               

                  Alpha Phạm Bá Hoa (khoá 5)

 

 

 

*****