Lao động Việt Nam tiếp tục tranh đấu
Thursday, March 15, 2007

Ngô Nhân Dụng



Trong ṿng hơn một năm qua xảy ra những cuộc đ́nh công lớn của người lao động ở Việt Nam khiến báo chí quốc tế phải chú ư mà những tờ báo do đảng Cộng Sản kiểm soát cũng không thể im lặng che giấu mà phải loan tin, tại sao như vậy?

Hăy nghe câu chuyện sau đây, có thể giải thích được phần nào. Một người tôi quen về chơi Sài G̣n, mang theo cậu con trai đă qua Mỹ được 15 năm. Một buổi tối cậu con nói với mẹ sẽ rủ bạn bè đi ăn uống, giải trí một bữa, để đáp lại t́nh quư mến các các bạn học cũ. Bà mẹ biết con là sinh viên chưa có tiền riêng, đưa cho con 300 đô la Mỹ, dặn con hăy tiêu dè sẻn, v́ tiền ở đây quư lắm, c̣n dư đồng nào sẽ đem giúp họ hàng bà con. Sáng hôm sau người mẹ hỏi con đêm qua tiêu hết bao nhiêu. Cậu sinh viên ngượng ngùng trả lại mẹ 300 đô la, v́ cậu không dùng đến. Chi phí du hí đêm hôm trước lớn quá, cậu không trả nổi. Một người bạn đăi tất cả nhóm, móc túi chi số tiền trên một ngàn Mỹ kim!

Trong câu chuyện trên chúng ta thấy tại Sài G̣n có những người giàu có như thế nào, và họ tiêu pha để phô trương một cách thoải mái ra sao. Một thanh niên chi hàng ngàn đô la thết đăi bạn bè, để chứng tỏ ḿnh bảnh. Như vậy th́ gia đ́nh, cha mẹ cậu ta kiếm được bao nhiêu tiền? Mức chênh lệch giàu nghèo diễn ra quá lộ liễu trong một nước mà lợi tức b́nh quân mỗi người dân chưa tới 700 đô la một năm, những người lao động không thể nào không muốn tranh đấu đ̣i thêm quyền lợi cho họ.

Một yếu tố thứ hai khiến những người nghèo nhất nước phải bất măn là giá cả tăng nhanh trong khi đồng lương không theo kịp. Một lư do khiến giá cả tăng nhanh là số tiền lưu hành trong nước tăng lên nhiều, trong đó có cả những món tiền do "Việt kiều" đem theo hoặc gửi về đầu tư hoặc tặng quà thân nhân. Trong một nước mà số hàng hóa tăng lên chậm hơn tổng số tiền lưu hành th́ giá cả phải tăng. Những món hàng không thể xuất cảng (non-tradable goods) lên nhanh hơn v́ những thứ hàng có thể xuất cảng phải theo giá cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khi các thanh niên đi du hí, họ tiêu thụ những thứ dịch vụ "không xuất cảng được" như tiệm ăn, âm nhạc, sàn nhảy, và các dịch vụ khác của phụ nữ, giá nào họ cũng trả. Nhiều người tiêu tiền thoải mái, thế nào giá chẳng tăng lên.

Lạm phát là một thứ "thuế đánh trên người nghèo." Khi giá sinh hoạt tăng 8 phần trăm một năm mà đồng lương của bạn không tăng, tức là khả năng tiêu thụ của bạn bị giảm 8 phần trăm. Bạn không mua được số hàng hóa nhiều bằng năm ngoái; không khác ǵ bạn phải đóng thuế mất 8% số lương. Năm ngoái, hơn 40 ngàn công nhân Việt Nam ở vùng chung quanh Sài G̣n đă đ́nh công bất chấp luật lệ của nhà nước cộng sản. Sau khi các công nhân tranh đấu, đảng Cộng Sản mới chịu tăng số lương tối thiểu cho những người lao động làm cho các xí nghiệp nước ngoài lên mức cao hơn thành 45 đô la tới 55 đô la một tháng - dưới 2 đô la một ngày, mà công nhân làm cho các xí nghiệp trong nước lănh thấp hơn.

Trước khi xảy ra các cuộc đ́nh công trên, đảng Cộng Sản giữ nguyên mức lương tối thiểu không tăng suốt trong 6 năm. Trong những năm trước đó lạm phát ở Việt Nam rất cao. Thống kê chính thức cho biết năm 2004 lạm phát 7.7%, năm sau 8.3%. Năm 2006 lạm phát mới xuống dưới 7% (trong khi ở các nước chung quanh chỉ có 5%). Nếu tính trung b́nh lạm phát 7.5% một năm th́ trong 6 năm giá sinh hoạt đă tăng lên hơn gấp rưỡi. Nghĩa là đồng lương của bạn mang về chỉ c̣n 2 phần 3 giá trị, bạn bị cắt lương mất một phần ba. Cho nên người lao động không thể nào không tranh đấu đ̣i tăng lương. Trong năm qua, nhiều xí nghiệp ngoại quốc đă tăng lương cho công nhân khoảng 25,000 đồng, chừng một đô la rưỡi, nếu tính trên lương 50 đô la th́ chỉ có 3%. Trong khi đó giá sinh hoạt vẫn tăng với tỷ lệ 7%, đồng lương tăng cũng không đuổi theo kịp tốc độ giá cả.

Từ Thứ Sáu đến Thứ Hai vừa qua, 740 công nhân đă đ́nh công ở cơ xưởng của hăng Peaktop của Hương Cảng, Trung Quốc, sau khi ban giám đốc không chịu tăng lương theo đ̣i hỏi của họ. All Super Garment của Đài Loan với số công nhân tương tự cũng đ́nh công. Từ Tháng Giêng năm nay, có 16 cuộc đ́nh công tức thời và ngắn hạn của trên 15,000 công nhân trong t́nh Đồng Nai, riêng ngày Thứ Hai có trên 4,000 người tham dự. Tỉnh Đồng Nai có 450 xí nghiệp do người ngoại quốc làm chủ một phần hay toàn thể, sử dụng 280,000 công nhân Việt Nam. Công ty Asia Garment của Singapore đă phải chịu tăng lương 7%, tăng 50,000 đồng Việt Nam mỗi tháng, tức hơn 3 đô la, các công nhân mới chịu trở lại làm việc. Công ty Harranda của Nhật Bản cũng chịu thua trước các công nhân tranh đấu.

Nhưng người lao động nước ta không phải chỉ bị bóc lột v́ đồng lương thấp kém. Nhiều nỗi khổ cực khác không được tính thành tiền, nằm trong điều kiện làm việc. Tại công ty All Super, nhiều công nhân bị bắt buộc phải làm thêm giờ mà không được trả lương phụ trội như luật lệ quy định. Công nhân phải làm thêm cả ngàn giờ một năm, tức là mỗi tuần làm thêm đến 20 giờ, gấp rưỡi số giờ luật định. Công ty này, khi họ có hợp đồng may cho các nhăn hiệu trang phục quốc tế cần gấp, họ bắt công nhân không được nghỉ ngày Chủ Nhật và bỏ luôn cả ngày lễ. Thường những hợp đồng làm gấp bao giờ các công ty cung cấp cũng được trả giá cao hơn, nhưng các công nhân không được hưởng chút nào.

Điều kiện làm việc gắt gao đến độ tàn nhẫn là một lư do chính, bên cạnh đồng lương quá thấp, gây nên nỗi bất măn của công nhân. Năm ngoái, công nhân trong hăng làm đồ chơi bằng plastic Key-Hinge của Hương Cảng đă đ́nh công làm rung động toàn quốc, nhờ thế nhiều người có dịp than thở với báo chí. Báo Lao Động kể rằng các công nhân hăng này bị bắt buộc phải làm ít nhất 12 giờ một ngày mà không được trả lương phụ trội, nếu không chấp nhận sẽ bị đuổi. Trong cơ xưởng của Key-Hinge ở Đà Nẵng, mỗi công nhân chỉ được dùng pḥng đi tiểu một ngày hai lần, và họ hạn chế trong đó chỉ có một cái ly để uống nước cho tất cả mọi người. Công nhân không được cáo ốm nghỉ ở nhà, và khi có nhầm lẫn th́ bị phạt, đền tiền cho công ty. Key-Hinge là công ty Hương Cảng chuyên cung cấp những món đồ chơi nho nhỏ bằng plastic cho hăng McDonald bán hamburger khắp thế giới. McDonald thường dùng những đồ chơi này để dụ dỗ tặng cho trẻ em khi cha mẹ dẫn tới ăn, gọi là Happy Meals. Đồng lương mỗi ngày của công nhân ở đây không đủ để ăn một bữa Happy Meals!
Công nhân Key-Hinge đă nói với nhà báo trong nước: Họ đối xử với chúng tôi như đối với súc vật! Một công ty làm đồ chơi khác, Danu Vina ở trong vùng Sài G̣n, trả lương công nhân dưới 2 đô la một ngày, họ chuyên làm những thú vật nhồi bông, thường bán ở cửa hàng Hallmark, Disneyland, và cả trong những quán cà phê Starbucks. Năm ngoái công nhân Danu cũng đ́nh công cả tuần lễ. Xin quư vị độc giả nhật báo Người Việt ở khắp thế giới lưu ư, mỗi khi quư vị mua những món đồ chơi ở các cửa hàng trên, hay khi bước vào ăn ở quán McDonald, hăy nghĩ tới các đồng bào của chúng ta đang đổ mồ hôi và nước mắt để các công ty Trung Quốc, Đài Loan cung cấp những món đồ chơi rẻ tiền cho các cửa hàng này kiếm lợi.

Mức sống của người lao động Việt Nam, ngay cả những người may mắn nhất kiếm được việc làm trong các công ty ngoại quốc, đă bị thụt lùi trong khi lạm phát tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế. Đó là một nguyên nhân kinh tế chính khiến giới lao động phải đứng lên tranh đấu.

Đảng Cộng Sản Việt Nam, và tổ chức công đoàn của họ hoàn toàn không bảo đảm được đời sống cho những người lao động, để mặc cho chủ nhân tư bản bóc lột. Có thể tin rằng nhiều cán bộ công đoàn của đảng cũng có thiện chí muốn phục vụ giới công nhân. Nhưng họ không có quyền quyết định, mỗi cuộc tranh đấu với chủ nhân đều phải tŕnh báo rồi chờ lệnh của cấp ủy. Các cán bộ cấp trên th́ phải theo lệnh của đảng Cộng Sản ưu đăi các công ty ngoại quốc để thu hút vốn đầu tư. Trong số những vốn đầu tư đó, có bao nhiêu tiền lọt vô túi các ông lớn, để con cái họ tiêu pha thoải mái. Cho nên hiện nay tất cả các cuộc đ́nh công lớn và nhiều ngày ở nước ta đều bất hợp pháp. Cán bộ công đoàn ngoảnh mặt đi để yên cho các công nhân tự động đứng lên tranh đấu. Rồi họ chờ cho các bí thư tỉnh, bí thư huyện hay cấp cao hơn điều đ́nh với các nhà tư bản chủ nhân. Giới lănh đạo của công đoàn ở Việt Nam đă chịu số phận "công chức nhà nước" như vậy từ khi có chế độ cộng sản đến giờ.

Năm ngoái, khi một Công Đoàn Độc Lập ra đời ở Việt Nam và một Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam thành h́nh ở Ba Lan, người ta tự hỏi những tổ chức này sẽ làm được ǵ cho giới lao động trong nước. Những cuộc đ́nh công trong hai năm qua cho thấy có rất nhiều việc cần làm, phải làm. Cần có những người quyết tâm tranh đấu cho toàn thể giới lao động chứ không phải chỉ tranh đấu trong từng cơ xưởng một như hiện nay. Họ phải dần dần liên kết và tổ chức giúp người lao động trong cả nước th́ mới đủ sức mạnh. Nhu cầu tranh đấu của người lao động Việt Nam rất lớn. Hiện nay những người tích cực nhất trong Công Đoàn Độc Lập ở Việt Nam như Luật Sư Nguyễn Văn Đài, bà Luật Sư Lê Thị Công Nhân, vân vân, đă bị chính quyền cộng sản bắt giữ bất hợp pháp. Nhưng chúng ta tin rằng phong trào lao động càng lớn thêm sẽ tự nhiên tạo ra những nhà tranh đấu và những người lănh đạo, giống như thời 1930. Đến lúc chính các đảng viên Cộng Sản ở Việt Nam phải tỉnh ngộ, đứng về phía các công nhân, hợp tác với những người tranh đấu đ̣i dân chủ, tự do. Phải đ̣i cho bằng được quyền thành lập những công đoàn độc lập. Phải thay đổi luật lao động để bảo vệ công nhân chứ không phải để bảo vệ các lănh tụ tham nhũng