QUYỀN GIA NHẬP CHÍNH ĐẢNG TRONG HIẾN PHÁP DÂN CHỦ

 NGUYỄN HỌC TẬP

 

" Mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập các chính đảng để cùng nhau hợp tác theo phương thức dân chủ thiết định đường lối chính trị Quốc Gia"

Chúng tôi vừa trích dẫn điều 49 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc về quyền tự do gia nhập chính đảng. Để hiểu rơ những ǵ Hiến Pháp muốn xác nhận, chúng ta nên t́m hiểu

- thể thức tuyên bố và vị trí của điều khoản trong thân bài của Hiến Pháp,

- nội dung và những liên hệ của điều khoản liên quan đến thể chế Nhân Bản và Dân Chủ, lư tưởng xây dựng Quốc Gia của Hiến Pháp.

I - Thể thức tuyên bố và vị trí của điều khoản trong Hiến Pháp.

A - Thể thức tuyên bố.

Trước hết đọc điều khoản vừa được trích dẫn, ai có một ít hiểu biết về Luật Hiến Pháp, đều nh́n thấy ngụ ư của Hiến Pháp là tuyên bố điều khoản đang bàn dưới hai h́nh thức tiêu cực và tích cực.

a) Trước hết thể thức tuyên bố dưới h́nh thức tiêu cực, ai trong chúng ta cũng có nhiều quen biết khi đọc các Hiến Pháp, Hiến Pháp Dân Chủ Tây Âu, Hiến Pháp Độc Đảng Cộng Sản, kể cả Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng vậy, đều thấy các quyèn bất khả xâm phạm của con người nói chung và người dân nói riêng, đều được tuyên bố dưới h́nh thức tiêu cực.

Đoạn văn được tuyên bố dưới h́nh thức tiêu cực của điều 49 đang bàn,  được phát biểu là đoạn " mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng ".

Cách tuyên bố đó, nhiều lần chúng ta đă gặp được trong các Hiến Pháp, như các đoạn văn:

- " Tự do cá nhân bất khả xâm phạm",

- " Tự do gia cư bất khả xâm phạm",

- " Tự do ngôn luận và tự do hội họp là những quyền bất khả xâm phạm",

- " Mọi người đều có quyền tự do di chuyển"...

Tuyên bố như vậy, có nghĩa là " phía bên kia, không ai được cấm cản, xâm phạm quyền tự do các nhân, tự do gia cư, tự do ngôn luận và hội họp, tự do di chuyển...".

Phía bên kia đó là ai cũng vậy, là một cá nhân riêng tư , một tổ chức xă hội trung gian hay cơ chế Quốc Gia cũng vậy, nhứt là cơ chế Quốc Gia là những chủ thể thường hay va chạm, xúc phạm đến nhân phẩm và các quyền bất khả xâm phạm của con người.

Và đó là những ǵ Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức ( CHLBD) đă tiền liệu tuyên bố ngay ở điều khoản đầu tiên của Hiến Pháp để lên tiếng, cảnh cáo và quy trách, xác định cho ai là chủ thể phải đứng ra chịu trách nhiệm, nếu nhân phẩm và các quyền của con ngựi bị vi phạm:

 

- " Phẩm giá con người bất khả xâm phạm. Bổn phận của mọi quyền lực Quốc Gia là kính trọng và bảo vệ nhân phẩm đó.

- " Các quyền sẽ được kể sau đây là những quyền có hiệu lực bắt buộc đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp, là quyền có giá trị bắt buộc trực tiếp" ( Điều 1, đoạn 1 và 3 Hiến Pháp 1949 CHLBD).

 

Áp dụng vào điều khoản Luật Hiến Pháp chúng ta đang bàn, " mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng ", có nghĩa là cơ chế Quốc Gia ( lập pháp, hành pháp và tư pháp) không được cấm cản người dân có quyền tự do gia nhập chính đảng nào ḿnh muốn.

Đó là phương thức tuyên bố tiêu cực, " không ai được cấm cản , hạn chế ", các quyền bất khả xâm phạm của con người nói chung và người dân nói riêng.

Và dĩ nhiên, muốn gia nhập chính đảng, phải có chính đảng đă được thiết lập.

Như vậy đoạn văn của điều khoản vừa trích dẫn hàm chứa quyền tự do của mọi công dân " thành lập đảng " và " tự do gia nhập chính đảng", mà không ai được cấm cản, đặt điều kiện, hạn chế, kể cả và nhứt là đối với cơ chế Quốc Gia:

 

- " Các quyền sẽ được kể sau đây ( dĩ nhiên trong đó có quyền thành lập chính đảng và gia nhập chính đảng, điều 9 Hiến Pháp 1949 CHLBD ) có hiệu lực bắt buộc đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp, là quyền có giá trị bắt buộc trực tiếp" .

 

Nếu cơ chế Quốc Gia bị bắt buộc trực triếp không được cấm cản, giới hạn quyền " mọi công dân thành lập đảng và gia nhập chính đảng", th́ không biết v́ lư do ǵ " Đảng và Nhà Nước ḿnh " lại tố cáo và bắt nhốt Cha Nguyễn Văn Lư và các cộng sự viên của Cha,  chỉ v́ Cha cùng hợp tác với nhiều người khác  

  

" thành lập cái gọi là Đảng Thăng Tiến Việt Nam...tiếp đến là chỉ đạo cho TTVN liên kết với cái gọi là đảng " V́ Dân...""                                          ( www.nhandan.com.vn/tinbai, " Chận đứng âm mưu của Nguyễn Văn Lư và đồng bọn chống phá Nhà Nước Cộng Hoà XHCNVN", 26.02.2007).

 

Vậy mà " Đảng và Nhà Nước ḿnh" cũng không biết xấu hổ, không biết tự trọng, " nói khác, làm khác ",   đặt bút kư đại chấp nhận bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, trong đó quyền tự do " thành lập và gia nhập  chính đảng " được tuyên bố dưới h́nh thức tiêu cực, như là điều kiện tối thiểu bắt buộc phải thi hành, nếu muốn được coi là thành viên LHQ và được người khác xem chế độ ḿnh có cách hành xử và mức sống văn minh.

Bắt bớ Cha Lư, chỉ v́ ngài hành xử quyền công dân của ḿnh, quyền " thành lập và gia nhập chính đảng ", cho thấy " Đảng và Nhà Nước ḿnh", không biết tôn trọng thể thức bắt buộc tiêu cực , h́nh thức tối thiểu để tôn trọng nhân quyền, không được vi phạm quyền bất khả xâm phạm của con người, để có được một mức sống văn minh.

Vậy th́ " Đảng và Nhà Nước ḿnh " có cách hành xử dưới mức sống văn minh, nếu không muốn dùng những h́nh thức khác nặng nề hơn để diển tả.

Không phải tự ư chúng tôi viết lên tư tưởng vừa kể khinh khi một chế độ không có cách hành xử tối thiểu, tôn trọng dưới h́nh thức tiêu cực, " không dược cấm cản, hạn chế quyền bất khả xâm phạm của con người ", mà là nói lên cách sống văn minh của thiên hạ so sánh với mức sống không hơn thú vật của dân tộc chúng ta đang bị kềm kẹp.

Và đây là một bằng chứng lối sống văn minh của người dân Tây Âu:

 

- " Phẩm giá con người bất khả xâm phạm. Bổn phận của mọi quyền lực Quốc Gia là kính trọng và bảo vệ nhân phẩm đó.

- " Như vậy, dân tộc Đức nhận biết các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người như là nền tảng của mọi cộng đồng nhân loại, của ḥa b́nh và công chính trên thế giới " ( Điều 1, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1949 CHLBD).

 

Cách hành xử không tôn trọng ở mức tối thiểu, tôn trọng theo h́nh thức tiêu cực," Chính Quyền không được", là lối hành xử không tôn trọng " các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người, nền tảng của mọi cộng đ̣ng nhân loại, của hoà b́nh và công chính trên thế giới". Đó là lối sống ǵ,

 

 không tôn trọng " phẩm giá con người bất khả xâm phạm..., nền tảng của mọi cộng đồng nhân loại, của hoà b́nh và công chính trên thế giới"?

Các hành xử dưới mức sống văn minh đó, không tôn trọng ngay cả h́nh thức tiêu cực bắt buộc của một quyền bất khả xâm phạm, người dân Pháp đă bất măn đến cùng cực và nhóm cách mạng Jacobins đă phải nhờ các máy chém trợ giúp để giải quyết đối với chế độ quân chủ độc tôn,  trong cuộc Cách Mạng Pháp 1789.

Không khéo dân chúng Việt Nam lại nh́n lầm, tưởng " Đảng và Nhà Nước ḿnh " không tôn trọng các quyền bất khả xâm phạm của con người,  có thể là dư đảng của nhóm quân chủ độc tôn lúc đó c̣n lại và phải c̣n nhờ phương thức của nhóm Jacobins Pháp Quốc chăng?

Không tôn trọng nỗi phương thức tiêu cực bắt buộc đối với một quyền căn bản của con người là cách hành xử thú vật và kềm kẹp dân chúng của ḿnh sống trong ngu dốt và hèn hạ như sút vật.

Không phải tự nhiên mà LHQ liệt kê các quyền bất khả xâm phạm của con người dưới h́nh thực tiêu cực.

 

b)  Tuyên bố dưới h́nh thức tích cực.

Nhưng Hiến Pháp 1947 Ư Quốc không chỉ tuyên bố điều 49 dưới h́nh thức tiêu cực vừa kể. Không những Hiến Pháp ra chỉ thị " không ai được, Chính Quyền không được hạn chế, cấm cản" người dân có quyền tự do " thành lập và gia nhập chính đảng", mà c̣n khuyến khích người dân hăy hăng hái gia nhập chính đảng

 

"... để cùng nhau cộng tác theo phương thức dân chủ thiết định đường lối chính trị Quốc Gia".

 

Đó là cách tuyên bố tích cực của đạo luật Hiến Pháp.

Người dân không những không bị cấm cản, tiêu cực,  có tự do khỏi bị ( liberté de...) cơ chế Quốc Gia đàn áp, giới hạn cấm cản, mà c̣n được Quốc Gia khuyến khích hăy dùng quyền tự do của ḿnh một cách tích cực để ( liberté à...),

 

 " ...cùng nhau cộng tác theo phương thức dân chủ, thiết định đường lối chính trị Quốc Gia".

 

Người dân của một Quốc Gia văn minh là vậy, không những không bị đàn áp, cấm cản, mà c̣n được khuyến khích hăy xử dụng quyền bất khả xâm phạm của ḿnh, để xây dựng phát triển cho chính ḿnh và cộng tác với người phát  phát triển xứ sở.

Và rồi không những chỉ khuyến khích, cơ chế Quốc Gia c̣n được Hiến Pháp giao cho nhiệm vụ phải tạo các điều kiện thuận tiện giúp người dân có khả năng hưởng được trọn vẹn các quyền bất khả xâm pham của ḿnh, bởi lẽ tự ḿnh, trong nhiều trường hợp, người dân không có đủ khả năng vượt thắng những trở ngại, để thực hiện các quyền ḿnh được Hiến Pháp công nhận là " bất khả xâm phạm", để thực hiện phát triển chính ḿnh và cộng tác phát triển đất nước:

 

- " Bổn phận của Nền Cộng Hoà  là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xă hội, là những chướng ngại trong khi giới hạn thật sự tự do và b́nh đảng của người dân, không cho phép họ triển nở hoàn hảo con người của ḿnh và cộng tác một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xă hội của xứ sở " ( Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

 

Nói cách khác, nhờ cơ chế Quốc Gia đứng ra thiết lập để trợ lực cho họ, người dân có thể giải quyết được những ǵ mà từng cá nhân họ không có khả năng thực hiện nổi: người dân được hưởng các quyền của ḿnh một cách đầy đủ nhờ vào cơ chế Quốc Gia ( liberté par moyen de...).

C̣n nói ǵ một chế độ trong đó cơ chế Quốc Gia cả khả năng để tuân giữ tự do dưới h́nh thức tiêu cực đối với người dân, ngay cả những ǵ bị Hiến Pháp nghiêm cấm cũng không thể tuân hành được: " Chính Quyền không được".

Một chế độ như vậy, không c̣n có cách ǵ khác hơn là chúng ta phải  thẳng tay loại bỏ, đặt ra ngoài ṿng pháp luật, như Liên Bang Sô Viết và Đông Âu đă làm trên mười mấy năm nay.

Và đó cũng là những ǵ người Ư và người Đức đă hành động đối với chế độ Phát Xít của Mussolini và Đức quốc Xă của Hitler, với Hiến Pháp 1947 và Hiến Pháp 1949 của họ.

Chế độ không tôn trọng nổi tự do dưới h́nh thức tiêu cực của người dân, th́ c̣n nói ǵ có thể khuyến khích người dân hành xử các quyền của ḿnh một cách tích cực ( liberté à...), và tạo điều kiện thích hợp để người dân phát triển chính ḿnh và cộng tác hữu hiệu phát triển đất nước ( liberté par moyen de...).

Bao lâu chế độ đó c̣n, người dân c̣n sống dưới mức văn minh, không xứng đáng với nhân phẩm của ḿnh.

 

B - Vị trí của điều khoản trong Hiến Pháp.

Ai trong chúng ta cũng biết Hiến Pháp 1947 Ư Quốc dành cả phần đầu của Hiến Pháp ( điều 2 - 54) để nói lên nhân phẩm và cá quyền bất khả xâm phạm của con người nói chung và người dân nói riêng, trước khi đề cập đến phương thức tổ chức các cơ chế Quốc Gia từ điều 55 trở đi.

Hiểu như vậy, chúng ta thấy được điều 49 đang bàn, quyền tự do gia nhập chính đảng,  là điều được các vị soạn thảo Hiến Pháp xếp đặt vào phần các tổ chức xă hội trung gian, gần sát ranh giới với các cơ chế Quốc Gia ( lập pháp, hành pháp và tư pháp) sẽ được bàn đến từ điều 55 trở di.

Các sắp xếp vừa kể cho thấy chính đảng trong quan niệm Hiến Pháp Dân Chủ 1947 Ư Quốc là một h́nh thức tổ chức xă hội trung gian, trung gian giữa cá nhân, giữa các tổ chức xă hội,  cũng như trung gian giữa Cộng Đồng Quốc Gia ( État-comunauté) và cơ chế Quốc Gia ( État - institution) ( G. Pasquino, Rapporti politici, in Commentario della Costituzione, I, a cura di G. Branca, Zanichelli, Bologna - Roma 1992, 5-15).

Chính đảng không phải là tổ chức thuôc thành phần cơ chế Quốc Gia, mà là những tổ chức đứng trung gian giữa Cộng Đồng Quốc Gia và tổ chức cơ chế ( institutions), là

 

 " ...tập thể những cá nhân, đứng ở một phía,  có cùng một nhăn quang về các về lư tưởng, nhu cầu và lợi thú chung của cả Quốc Gia, thu góp, xếp đặt các chính kiến cá nhân, hay các nhóm cá nhân thành hệ thống, chương tŕnh hành động để ảnh hướng đến cách hành động của giới đương quyền, cũng như tạo cho ḿnh sự đồng thuận của đa số dân chúng để đứng ra lănh đạo trong kỳ tuyển cửa tới.

Chính đảng là lực lượng măc cả, ảnh hưởng đối với giới đương quyền hiện thời và là " Chính Phủ trong bóng tối " ( Shadow Government) chuẩn bị điều khiển Quốc Gia với những lư tưởng chiếu rạng hơn , chương tŕnh quản trị hiệu năng hơn sau kỳ bầu cử sắp tới" (  Pasquino G., Art 49, in Commentario della Costituzione , a cura di G. Branca - Pizzorusso, Zanichelli, Bologna - Roma 1992).

 

Chính đảng có thể đứng ra

- ủng hộ giới đương quyền, để góp ư; 

- đứng về phía thành phần đối lập, để phản bác, cắt tỉa, hảm thắng các cách hành xử quá lố của giới đương quyền;

- cũng như có thể là " Chính Phủ trong bóng tối " sắp ra lănh đạo Quốc Gia sau cuộc bầu cử sắp tới, nhưng luôn luôn vẫn là những tổ chức dân sự, xă hội trung gian, đứng biệt lập và trung gian giữa dân chúng và cơ chế Quốc Gia.

Ngày nào chính đảng và cơ chế Quốc Gia sáp nhập thành một, đảng đuợc lồng vào cơ chế Quốc Gia, như thành ngữ " Đảng và Nhà Nước ḿnh" hiện thời, ngày đó Quốc Gia chỉ c̣n có một chính đảng cai trị, Quốc Gia không c̣n là Quốc Gia Dân Chủ Pháp Trị, mà là Quốc Gia Đảng Tri. 

Đường lối cai trị độc đảng, độc tôn và độc tài, không chấp nhận các chính đảng khác, không chấp nhận đối lập và cũng không có khả năng giữ được h́nh thức tối thiểu tôn trọng tiêu cực các quyền căn bản bất khả xâm phạm của người dân, biến cuộc sống Quốc Gia thành cuộc sống mọi rợ, thú vật.

 

II - Nội dung của điều 49.

" Mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng..."

a) Đa nguyên, đa đảng.

Đó là đoạn văn nêu lên tính cách dân chủ đa đảng của Hiến Pháp. " Mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng..." là nguyên tắc bảo đảm sự cạnh tranh giữa các thế lực chính trị khác nhau ( P. Ridola, Partiti politici, in Enc. dir. XXXII, Milano 1982, p. 82).

Trong câu nói được trích dẫn, Hiến Pháp không xác định " chính đảng nào", điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều chính đảng được thành lập, cạnh tranh nhau. Và điều đó cũng cho thấy tinh thần dân chủ của Hiến Pháp mặc nhiên cấm lối thiết lập và hành xử độc quyền, độc đảng để lủng đoạn cơ chế dân chủ đa nguyên của Quốc Gia.

Bởi v́ quan niệm và hành xử " Đảng và Nhà Nước " ăn nằm chung chăn, chung gối, chung mùng với nhau là lối quan niệm và hành xử một chiều, nghèo nàn và bần cùn cho đất nước thay v́ bao nhiêu chủ thể đóng góp ư kiến là cách suy tư dưới nhiều nhăn quang và hành động sung măn, dồi dào của dân chủ đa nguyên, " ...để cùng nhau hợp tác theo phương thức dân chủ, thiết định đường lối chính trị Quốc Gia".

Ở các Quốc Gia dân chủ đa nguyên, không những trong Quốc Gia có nhiều chính đảng theo lư tưởng, ước vọng, nhu cầu và chương tŕnh hoạt động khác nhau, mà ngay cả trong một chính đảng cũng có nhiều khuynh hướng khác nhau, bàn cải, đối thoại , sửa chữa nhau với nhiều khía cạnh khác nhau, làm cho nền chính trị luôn luôn sôi động hoạt náo, cập nhật cho hợp với nhu cầu cuộc sống hiện thực của Quốc Gia ( G. Sartori, Partiti e gruppi di pressione, a cura di Fisichelli, Zanichelli, Bologna 1972, 197s).

C̣n nữa với tinh thần " tự lập và tản quyền ", mọi quyết định không phải chỉ do trung ương đảng tập quyền tùy hỷ, mà c̣n đ̣i buộc cả việc góp ư, sửa đổi, hảm thắng và đồng thuận của các phân chi bộ địa phương, nhứt là đối với các Quốc Gia Liên Bang như CHLBD hay Hoa Kỳ và các quốcGia với tổ chức tản quyền về địa phương Tây Âu).  

 

b) " Mọi công dân đều có quyền...".

Câu tuyên bố của điều 49 nêu lên một cách rơ rệt quyền của " mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng...".

Điều đó có nghĩa là " không ai được, nhứt là Chính Quyền không được..." cấm đoán, bắt bớ, giảm thiểu quyền gia nhập chính đảng của bất cứ một công dân nào trong t́nh trạng b́nh thường, như đă nói ( dĩ nhiên trừ trường hợp phạm pháp, bị câu lưu, hay bị tước quyền công dân).

 

" Mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng...",

 

nhưng có phải bất cứ công dân nào, muốn gia nhập chính đảng nào cũng được, không ai được cấm cản, kể cả ban lănh đạo của chính đảng đang bàn chăng?

Câu trả lời, chúng ta có thể t́m được trong câu định nghĩa chính đảng của Gs Pasquino G., đại học La Sapienza ( Roma), được trích dẫn ở trên, chính đảng là "  tập thể những cá nhân, đứng về một phía, có cùng một nhăn quang về lư tưởng, nhu cầu và lợi thú chung của Quốc Gia..."           ( Pasqino G., id.).

Nói cách khác, chính đảng là một tổ chức của nhiều cá nhân hợp lại theo một ư thức hệ, " có cùng một nhăn quang về lư tưởng, nhu cầu và lợi thú của Quốc Gia". Do dó những người trong chính đảng đă được thành lập có quyền chọn lựa những thành viên cùng đồng thuận với quan niệm đă được lựa chọn, cũng như có quyền khai trừ những phần tử không c̣n hợp với đường lối của đảng ( A. Bardusco, L'ammissione del cittadino ai partiti politici, Giuffré, Milano 1967, 127).

Toà Án của tỉnh Verona cũng có cùng một phán quyết tương tơ: " quyền tự do gia nhập chính đảng không loại trừ, mà đă giả định trước ư muốn đồng thuận cho phép được hội nhập của những ai đă là thành viên và thuộc hệ của đảng" ( Trib. Verona, 7.12.1987, in Giur. merito, 1989, I, 287).

 

Cũng vậy, trong tinh thần vừa kể, " mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng...", là quyền dành cho " mọi công dân ".

Điều đó có nghĩa là người ngoại quốc, ngay cả người được hưởng quy chế tỵ nạn, chưa phải là người công dân, không thể có quyền gia nhập chính đảng.

Bởi lẽ chính đảng là tổ chức chính trị, được tổ chức để ảnh hưởng, sửa đổi, hảm thắng, cũng như ủng hộ cách hành xử chính trị của giới đương quyền và chuẩn bị thay thế giới đương quyền lănh đạo trong tương lai, " ...để cùng nhau theo phương thức dân chủ hợp tác thiết định đường lối chính trị Quốc Gia".

Người công dân trong chính đảng hành xử quyền chính trị của ḿnh, điều mà ai không phải là công dân, không có được.

Nói một cách ngắn gọn, quyền của chính đảng là quyền chính trị, nên chỉ có " mọi công dân" của Quốc Gia mới có quyền gia nhập và hành xử. 

Đó cũng là những ǵ Tham Chính Viện Ư Quốc đă phán định: " quyền tự do thành lập và gia nhập chính đảng chỉ dành riêng cho các công dân"    ( sent. n. 626, 15.06.1994, in Forum ann. 1995, p. 2298).

 

Ở một khía cạnh khác, " mọi công dân đều có quyền gia nhập chính đảng...", nhưng không phải mọi công dân đều ở trong t́nh trạng b́nh thường được ngụ ư trong câu tuyên bố của điều khoản 49 đang bàn.

Bởi lẽ có những công dân đảm trách các trách vụ tế nhị, khiến cho địa vị của họ không c̣n ở trong t́nh trạng thông thường của mọi công dân khác, và v́ đó sự hội nhập của họ vào một chính đảng có thể kéo theo cách hành xử thiên vị, làm cho quyền b́nh đẳng giữa " mọi công dân" không c̣n đồng đẳng.

Đó là những ǵ Hiến Pháp 1947 Ư Quốc tuyên bố để giới hạn ở điều 98, khi đề cập đến các phương thức tổ chức cơ chế Quốc Gia:

 

- " Luật pháp có thể thiết định các giới hạn liên quan đến quyền gia nhập chính đảng đối với các thẩm phán, quân nhân tại ngủ đang tích cực hoạt động, viên chức và nhân viên cảnh sát, các vị đại diện ngoại giao hay thuộc hạ các toà đại sứ ở ngoại quốc" ( Điều 98, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

 

Các giới hạn vừa được điều 98 nêu lên không có tính cách là những giới hạn liên hệ đến ư thức hệ hay quan niệm chính trị  của các đương sự, cho bằng chỉ nhằm giới hạn các " công dân" đang thi hành các chức vụ đặc biệt tế nhị, nhằm bảo đảm cho việc hành xử công quyền vô tư, không thiên vị, bè phái, do việc các đương sự gia nhập chính đảng có thể đưa đến.

Đó là những ǵ Viện Bảo Hiến phán quyết, khi chú giải điều 98 Hiến Pháp 1947 vừa được trích dẫn ( Corte Cost., art 8, L. n. 87 del 1953).

 

c) " ... thiết định đường lối chính trị Quốc Gia".

Chỉ có những " công dân có quyền tự do gia nhập chính đảng " , mới là những cộng dân cộng tác " thiết định đường lối chính trị Quốc Gia" hay sao?

Thật ra không ai chối cải vai tṛ chính yếu và quan trọng của các chính đảng là ảnh hưởng, khuyến khích ủng hộ, cũng như hảm thắng, sửa đổi, cắt giảm những ǵ quá lố và không thiết thực của chính hướng hiện hành, không đáp ứng lại các giá trị, ước vọng và nhu cầu của đất nước.

Chúng ta có thể nói tổ chức chính đảng có nhiệm vụ chính của nó là nhiệm vụ nói lên tiếng nói, để " thiết định đường lối chính trị Quốc Gia".

Nhưng nói như vậy, chúng ta không có ư coi thường hay loại trừ các tổ chức xă hội trung gian khác, từ học đường, tổ chức nghề nghiệp, công đoàn lao động, hiệp hội và tôn giáo cũng có tiếng nói quan trọng liên quan đến " thiết định đường lối chính trị Quốc Gia" ( Martines T., Governo Parlamentare e oridnamento democratico, Giuffré, Milano 1965, 168s).

Nói một cách nôm na, trong chế độ dân chủ, nhiều trung tâm quyền lực nghề nghiệp, kinh tế, tài chánh, thương măi, truyền thông...cũng là những trung tâm có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc " thiết định đường lối chính trị Quốc Gia"

 

d) " ...cộng tác theo phương thức dân chủ...".

Đoạn văn vừa trích dẫn có thể được hiểu theo hai nghĩa, ngoại tại và nội tại của tổ chức chính đảng.

Việc " thiết định đường lối chính trị Quốc Gia" mà " mọi công dân có quyền tự do gia nhập chính đảng" góp phần để xây dựng, phải được thực hiện theo " phương thức dân chủ".

Về phương diện ngoại tại, hay các động tác ra bên ngoài của chính đảng, Hiến Pháp 1949 CHLBD thiết định lằn mức không thể vượt qua, nếu chính đảng không muốn được xem là vi hiến và do đó có thể bị giải tán:

 

- " Các chính đảng có mục đích hay thái độ của các thuộc hạ nhằm phá hoại hay tiêu diệt thể chế nền tản dân chủ, tự do hay đe doạ sự sống c̣n của Cộng Hoà Liên Bang Đức, là những chính đảng vi hiến" ( Điều 21, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBD).

 

Một chính đảng trong thể chế dân chủ mà " có mục đích hay thái độ của các thành viên nhằm tiêu diệt thể chế nền tảng dân chủ...", chắc chắn sẽ không c̣n là chính đảng dân chủ nữa, bởi đó Hiến Pháp không ngần ngại ǵ đặt chính đảng đó ra ngoài ṿng pháp luật, " là những chính đảng vi hiến".

Muốn có Dân Chủ Đa Nguyên, trước hết chúng ta phải có dân chủ. " Tiêu diệt thể chế nền tảng dân chủ " là tiêu diệt toà nhà chung sống dân chủ của Quốc Gia, biến tất cả thành " vô gia cư " ( homeless), sống " màn trời chiếu đất " và làm mồi cho các ư thức hệ độc tài, biến con người thành nô lệ, sút vật.

Nhưng như ở đầu bài chúng ta đă nói, điều 49 của Hiến Pháp 1947 Ư Quốc nằm trong phần các điều khoản đề cập đến phẩm giá và các quyền bất khả xâm phạm của con người ( điều 2- 54), bởi đó, khi nêu lên điều khoản đang bàn, các vị soạn thảo Hiến Pháp không chỉ có ư nói đến cách hành xử dân chủ phải có, " cộng tác theo phương thức dân chủ " của chính đảng, mà c̣n đề cập đến tổ chức nội bộ trong chính đảng ( Esposito C., I partiti nella Costituzione italiana, Saggi, Cedam, Padova 1954).

Nói cách khác, " cộng tác theo phương thức dân chủ " của điều 49 c̣n có ư nghĩa tổ chức nội bộ của chính đảng phải được tổ chức thế nào để       " mọi công dân ", những đảng viên thuộc hạ của chính đảng, trước khi là đảng viên của chính đảng, đă là con người và là người công dân của đất nước, phải được tôn trọng nhân phẩm và quyền con người, quyền công dân của ḿnh và có được những điều kiện để có thể

 

" ...tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xă hội của xứ sở" ( Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc) ( Pinelli F., Disciplina e controlli sulla " democrazia interna" dei partiti, Cedam, Padova 1984, 126).

 

Trên thực tế, với một nồng độ nào đó, v́

 

- " Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần xă hội, nơi mỗi người triển nở nhân cách của ḿnh..." ( Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc),

- " Mọi người có địa vị xă hội ngang hàng nhau và b́nh đảng trước pháp luật, không phân biệt phái giống, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến , các điều kiện các nhân hay xă hội" ( Điều 3, đoạn 1, id.),

 

mà tư pháp có quyền kiểm soát nội bộ của chính đảng, không phải về phương diện chính kiến, cho bằng

- kiểm soát cách thức nội quy về cách tổ chức, chỉ định thế nào các thành viên của đảng đứng ra ứng cử,

- kiểm soát những điều khoản của nội quy, thế nào để các thành viên là những con người và là người công dân được bảo đảm nhân phẩm và các quyền bất khả xâm phạm của ḿnh, được hoạt động theo phương thức dân chủ,

- ngoài ra tư pháp c̣n có thể kiểm soát tính cách " trung ương tập quyền " của chính đảng, để tránh làm tê liệt các sáng kiến địa phương ngoại vi, bởi lẽ ở các tổ chức địa phương, các thành viên cũng là " con người và người công dân", trước khi là thành viên của đảng ( Stefanini S., sistema delle autonomie e decentramento del partito, in Dem. e dir., 1983, 211).

 

e - kiểm soát gián tiếp.

Ngoài ra những phương thức kiểm soát về các hoạt động bên ngoài và tổ chức nội bộ như vừa kể, cơ quan tư pháp cũng có thể kiểm soát một cách gián tiếp, đó là kiểm soát tài chánh của chính đảng.

Đạo luật về việc tổ chức Quốc Gia có nhiệm vụ cung cấp tài chánh cho để trợ giúp cho chính đảng có phương tiện hoạt động, nhứt là tài trợ các ngân khoản tiêu dùng trong các dịp bầu cử, được xác định bởi đạo luật 02.05.1974, n.195, bởi lẽ các chính đảng hoạt động cũng là người dân hoạt động

trong chính đảng để " cùng nhau hợp tác theo phương thức dân chủ, thiết định đường lối chính trị Quốc Gia".

Và người dân là chủ thể, mà nhân phẩm và các quyền bất khả xâm phạm được

 

- " Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo vệ..., con người như cá nhân hay con người như thành phần xă hội trung gian, nơi mỗi cá nhân phát triển nhân cách của ḿnh..." ( Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc),

 

Và là chủ thể, mà đối với chủ thể đó,

 

" Bổn phân của Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xă hội, là những chướng ngại, trong khi giới hạn thật sự tự do và b́nh đảng của con người, không cho phép họ triển nở hoàn hào con người của ḿnh và tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xă hội của xứ sở" ( Điều 3, đoạn 2, id.).

 

Ngoài ra đạo luật 1993 cũng đề cập đến việc cá nhân có thể đứng ra tài trợ cho chính đảng nào thích hợp với quan niệm chính trị của ḿnh, và được giảm thuế trên phần sở phí dùng để tài trợ ( L. 10.12.1993, n. 515).

Nhưng dồng thời với những ngguồn tài trợ về tài chánh vừa kể, cơ chế quốc gia cũng đứng ra kiểm soát và giới hạn mức chi tiêu cho mỗi chính đảng, phong trào, nhóm ứng cử viên và phạt vạ, nếu mức chi tiêu vượt ra ngoài phạm vi cho phép trong các cuộc tốn kém cho bầu cử, nhằm bảo đảm quyền b́nh đẳng cho mọi công dân, cũng như chính đảng đều có cơ hội được tuyển cử như nhau ( L. n.422 del 1990; n. 659 del 1981 e n. 515 del 1993).

 

Thể chế Nhân Bản và Dân Chủ của thiên hạ là vậy,

- Chính Quyền không những không được cấm cản, đàn áp, bắt bớ giam cầm " mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng...",

- mà c̣n khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để " mọi công dân...cùng nhau cộng tác theo phương thức dân chủ, thiết định đường lối chính trị Quốc Gia",

- muốn vậy, người dân phải có quyền " thành lập đảng" và " gia nhập chính đảng ", thể chế Quốc Gia là thể chế Dân Chủ Đa Nguyên, gồm nhiều chính đảng để " mọi công dân " chọn lựa theo khuynh hướng chính trị của ḿnh.

Trên tám mươi triệu dân Việt Nam, có bao nhiêu người là đảng viên của chính đảng, ba hay bốn triệu chăng, để bảo đảm cho quyền " mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng..."?

Một  chế độ

- cưởng ép và hành xử thiên vị như vậy,

- không tôn trọng cả h́nh thức tiêu cực tối thiểu của quyền căn bản người dân, " quyền thành lập và gia nhập chính đảng", bắt bớ, tống giam Cha Lư, Ls Nguyễn Văn Đài, Nữ Ls Lê Thị Công Nhân..., chỉ v́ họ hành xử quyền công dân của họ, " thành lập cái gọi là Đảng Thăng Tiến Việt Nam...tiếp theo là chỉ đạo cho DTTVN kết hợp với cái gọi là Đảng " V́ Dân".

Một chế độc tài và đê tiện như vậy, không đáng tồn tại cho dân tộc Việt Nam. Bao giờ " Đảng và Nhà Nước ḿnh" c̣n, dân Việt Nam c̣n bất hạnh.