DÂN CHỦ KIỂU HỒNG KÔNG

Ls. Hoàng Duy Hùng

Hồng Kông, người Việt gọi là Hương Cảng, tức là một cảng đầy hương thơm và đẹp, là một thành phố du lịch nổi tiếng ở Châu Á. Ngày 25/3/2007, Hồng Kông tổ chức cuộc bầu cử chức vụ Trưởng Quan Hành Chánh (Chief Executive For Administration). Không khí của cuộc bầu cử khá sôi nổi v́ lần đầu tiên người dân Hồng Kông chứng kiến một cuộc bầu cử có tối thiểu 2 ứng cử viên. 

Trước năm 1997, Hồng Kông là thuộc địa của nước Anh nên chức vụ cao nhất ở nơi đây là do sự chỉ định của Hoàng Gia Anh. Thập niên 1990s, dân Hồng Kông vận động để có bầu cử, nhưng Hoàng Gia Anh không chấp thuận với lư do c̣n quá ít thời gian để họ trao trả Hồng Kông về Trung Quốc. Ngoài những chức vụ cao nhất do Hoàng Gia Anh chỉ định, người dân Hồng Kông sinh hoạt rất thoải mái, nhất là tự do ngôn luận để nâng cao tŕnh độ dân trí và quan điểm chính trị.  Đây là gốc rễ tạo sự thành công vượt bực của Hồng Kông. 

Năm 1997, khi trao Hồng Kông cho Trung Quốc, Hoàng Gia Anh làm áp lực mong muốn có sinh hoạt dân chủ trong chính trị tại thành phố này, Bắc Kinh hứa sau thời gian chuyển tiếp, Bắc Kinh sẽ tổ chức những cuộc bầu cử dân chủ. Trung Quốc chủ xướng chính sách một quốc gia hai thể chế nên dầu là một phần đất của Trung Quốc, Hồng Kông và sau này cả Macau (Bồ Đào Nha trả về cho Trung Quốc năm 1999) có quy chế riêng, tự do phát biểu và tự do sinh hoạt chính trị. Nhờ thể chế này nên Pháp Luân Công được sinh hoạt ở Hồng Kông và Macau, trong khi đó ở lục địa th́ Pháp Luân Công bị đàn áp dă man.   

Khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc, Bắc Kinh chỉ định ông Tung Chee-hwa (sinh ngày 7/7/1932) làm Trưởng Quan đầu tiên của Hồng Kông.   Ông Tung Chee-hwa lèo lái Hồng Kông qua giai đoạn chuyển tiếp, đặc biệt qua cuộc Khủng Hoảng Tài Chánh Á Châu 1997 - 1998. Hết nhiệm kỳ 5 năm, ông tái đắc cử vào tháng 7 năm 2002. Năm 2003, người dân Hồng Kông bị dịch bệnh viêm phổi cấp tính (SARS), ông đă bị chỉ trích kịch liệt v́ lúc đầu ông dấu diếm.  Sau đó, ông đề nghị thông qua Hiến Chương 23, một hiến chương quỵ lụy Bắc Kinh hoàn toàn, làm cho người dân phẫn nộ.  Nguyên văn Hiền Chương 23 như sau:  

Đặc Khu Hành Chánh Hồng Kông sẽ ra các đạo luật của chính ḿnh để cấm đoán bất cứ một hành vi nào có tính phản quốc, rút lui, chia rẽ, lật đổ đối với Chính Quyền Nhân Dân Trung Ương, hoặc đánh cắp các bí mật quốc gia, để ngăn cấm những tổ chức chính trị ngoại bang sinh hoạt ở trong Vùng, và để ngăn cấm các tổ chức chính trị trong Vùng thành lập những liên hệ với những tổ chức chính trị ngoại bang. - The Hong Kong Special Administrative Region shall enact laws on its own to prohibit any act of treason, secession, sedition, subversion against the Central People's Government, or theft of state secrets, to prohibit foreign political organizations or bodies from conducting political activities in the Region, and to prohibit political organizations or bodies of the Region from establishing ties with foreign political organizations or bodies.”

 Bắc Kinh muốn dùng Hiến Chương 23 này để từng bước một đồng hóa Hồng Kông và Macau, không để hai phần đất này khác xa lục địa nữa. Đặc biệt, Bắc Kinh muốn dùng Hiến Chương này để nhắm vào Pháp Luân Công, cấm đoán Pháp Luân Công không được sinh hoạt như họ đă làm với giáo phái này ở lục địa.  Pháp Luân Công là mối lo sợ canh cánh bên ḷng của Trung Nam Hải, cơ quan quyền lực cao nhất tại Bắc Kinh.

  Biết được ư đồ này của ĐCSTQ và nhận thấy quyền tự do sinh hoạt chính trị của ḿnh đang ở trong nguy cơ bị tiêu diệt, tháng 7 năm 2003, nửa triệu dân Hồng Kông xuống đường. Cuộc biểu t́nh lan rộng sang Macau. Dân chúng ở các thành phố sát biên giới như Chu Hải và Thiên Tân rúng động, họ ủng hộ cuộc biểu t́nh ở Hồng Kông.  E sợ có biến động như biến cố Thiên An Môn 1989, Bắc Kinh lập tức hứa sẽ t́m người thay thế ông Tung Chee-hwa cũng như hứa sẽ cho Hiến Chương 23 lên trên kệ với thời gian vô hạn định. Ngày 10/3/2005 ông Tung Chee-hwa từ nhiệm.  Ông Donald Tsang lên thay thế.  Người dân Hồng Kông và Macau đă can đảm đứng lên bảo vệ quyền làm người của họ, nếu họ không dám làm điều này, chắc bây giờ số phận của họ cũng không khác biệt dân lục địa bao nhiêu!

Người thừa nhiệm ông Tung Chee-hwa là ông Donald Tsang (sinh ngày 7/10/1944), là con trai đầu ḷng, 5 trai một gái, của một cảnh sát viên. Em trai của ông Donal Tsang, ông Yam-sui Tsang, từng là cảnh sát trưởng của Hồng Kông tới tháng 12 năm 2003.

Ông Tsang theo đạo Công Giáo thuộc Nghi Thức Latin, một hệ phái dâng thánh lễ theo các nghi thức trước Công Đồng Vatican II. Ông là một con chiên ngoan đạo, sáng sớm nào cũng đi dự thánh lễ. Tuy nhiên, ông thường xuyên bị Đức Hồng Y Zen Ze-kiun (13/1/1932- vinh thăng Hồng Y vào ngày 22/2/2006 bởi Đức Benedicto XVI) chỉ trích lập trường chính trị, nhất là những quan điểm thân Bắc Kinh của ông. Ông Tsang lập gia đ́nh và có 2 con trai.  

Năm 1964, ông Donald Tsang học xong  ở Wah Yan College, ông ra hành nghề saleman cho hăng Pfizer, một trong những hăng thuốc tây lớn nhất thế giới có trụ sở chính ở New York. Năm 1967, ông Tsang được nhận vào làm việc dân sự cho guồng máy chính phủ của Hoàng Gia Anh. Năm 1977, ông được cử qua Phi Luật Tân và Bangladesh phối hợp với Asian Development Bank để lo cho các chương tŕnh cung cấp nước sạch và xây dựng hệ thống đường rày xe lửa. Năm 1981-1982, ông du học ở Hoa Kỳ và lấy bằng Cao Học Hành Chính ở Harvard University. Trở về Hồng Kông, Hoàng Gia Anh cử ông làm Thứ Trưởng của Bộ Các Trách Vụ Tổng Quát (Deputy of General Duties Branch) từ năm 1985 đến năm 1989. Sau đó, năm 1991-1993, ông làm Giám Đốc Ngành Thương Nghiệp. Tháng 5 năm 1993, ông được vinh thăng làm Bộ Trưởng Ngân Khố. Tháng 9 năm 1995, ông được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Tài Chánh. Ông là người Trung Quốc đầu tiên ở chức vụ này, và ông được Thái Tử Charles phong tước kỵ sĩ (knight), một tước vị danh dự trong Hoàng Gia Anh.

 Sau khi Hồng Kông được trả về cho Trung Quốc, ông Tsang vẫn giữ chức vụ Bộ Trưởng Bộ Tài Chánh.  Ở cương vị này, ông đă đặt ra những kế hoạch phụ giúp ông Tung Chee-hwa lèo lái Hong Kong qua cơn khủng hoảng tài chính 1997-1998. Ngày 1/5/2001, bà Anson Chan, Thư Kư Đặc Khu Hành Chánh Hồng Kông (Chief Secretary For Administration), nhân vật số 2 của thành phố này, từ nhiệm. Ông Tung Chee-hwa chỉ định ông Donald Tsang thay thế, và chỉ định Antony Leung vào chức vụ Bộ Trưởng Tài Chính. V́ đưa ra Hiến Chương 23 làm phẫn nộ quần chúng nên ngày 10/3/2005 ông Tung Chee-hwa từ nhiệm, ông Tsang lên thay thế cho đến hết nhiệm kỳ vào tháng 3 năm 2007. 

Ông Donald Tsang được ḷng dân chúng Hồng Kông không phải v́ ông thân Bắc Kinh nhưng v́ quá tŕnh xuất thân của ông từng ra trường ở Harvard, cách làm việc có hiệu quả của ông, và đặc biệt là cung cách ứng xử khiêm cung đối với mọi người.

Cuộc bầu cử  năm 2007 sôi nổi v́ có ứng cử viên Alan Leong làm đối lực với ông Donald Tsang.  Ông Alan Leong (22/2/1958) là dân cử đại diện cho khu vực Kowloon (Cửu Long). Ông Alan Leong ra trường Luật ở Hong Kong University, sau đó ông du học thêm ở bên Anh lấy bằng cao học Luật ở University of Cambridge.   Ông trở về Hong Kong, hành nghề luật, và trở thành Chủ Tịch của Hội Luật Gia Hồng Kông. 

Năm 2003, khi Tung Chee-hwa đề nghị thông qua Hiến Chương 23, Alan Leong tự thắng chính ḿnh thoát ra khỏi sự sợ hăi đối với Bắc kinh, ông vận động với các luật sư bạn thành lập Nhóm Hiến Chương 23 để chống lại Hiến Chương này. Alan Leong là một trong những con chim đầu đàn trong cuộc biểu t́nh hơn nửa triệu người vào năm 2003 chống lại Hiến Chương 23.  Sau khi cuộc biểu t́nh thành công, Alan Leong chuyển Nhóm Hiến Chương 23 thành Đảng Civic, và đảng này đề nghị Alan Leong ra tranh cử chức Trưởng Quan năm 2007.  Dầu biết sẽ thất cử, nhưng Đảng Civic nhất định ra tranh cử với quan niệm sẽ là một chất xúc tác sinh hoạt dân chủ trong tương lai cho dân Hồng Kông. V́ điểm này nên ông Alan Leong tuyên bố với báo chí ông thất cử nhưng dân Hồng Kông đă thành công, và sự thành công của dân Hồng Kông là sự thành công của ông ấy và của Đảng Civic. Người dân Hồng Kông không bầu chức vụ Trưởng Quan trực tiếp.  Chức vụ này do 796 viên chức của Hồng Kông bỏ phiếu. 796 vị này giống y như Cử Tri Đoàn ở Hoa Kỳ, do dân chúng các khu vực bầu lên.  Dầu không bầu chức Trưởng Quan trực tiếp, chức vụ này không phải do Bắc Kinh chỉ định, nên người dân Hồng Kông rất nô nức trong cuộc bầu cử năm 2007.  Hiện tượng khởi sắc dân chủ này đă được báo chí quốc tế gọi là Dân Chủ Kiểu Hồng Kông, ám chỉ một đóa sen ở trong bùn mà không tanh mùi bùn, ở trong bàn tay và âm mưu khống chế của Trung Quốc mà vẫn vượt qua được để có những sinh hoạt dân chủ trong chính trị.  Hoan hô dân Hồng Kông!!!./. Houston Texas tháng 3 năm 2007.