Nạn Buôn Người ở Việt Nam  : Làm sao chấm dứt được ?

              

                                  Đoàn Thanh Liêm  CVA 54 

 

 

Nạn Buôn Người (Human Trafficking) là một thứ Nô lệ kiểu mới hiện đang hoành hành tại nhiều nơi trên thế giới ngày nay. Nó không phải chỉ xâm phạm đến phụ nữ, trẻ em, mà c̣n cả đền giới lao động v́ nghèo túng mà phải đi tha phương cầu thực ở xứ người.

Tại Việt Nam, thi từ gần 30 năm nay, với phong trào “Lao động Hợp tác ở nước ngoài”, bắt đầu trong khối Xă hội chủ nghĩa như Liên Xô và Đông Âu từ cuối thập niên 70 và gần đây th́ qua các nước lân cận như Đài loan, Đại hàn, Nhật, Mă lai… Điều  tô.i ác nhất trong chiến dịch”xuất khẩu lao động” này trong mấy năm gần đây là chuyện “Phụ nữ VN bi chà đạp nhân phẩm, bị đối xử tàn tệ” ở Đài loan, ở Cambodia, ở Đại hàn…Những cảnh tượng tàn bạo vô nhân đạo đối với phụ nữ, trẻ em VN ở Cambodia, Đài loan đă được đưa lên TV, trên các phương tiện truyền thông báo chí quốc  tế đă gây một sự xúc động, phẫn nộ trong công luận khắp nơi trên thế giới.

 

Sự thực, so với nhiều nước khác như Philippine, Maroc, Mexico…, th́ số người VN đi lao động ở nước ngoài chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và số tiền do mấy trăm ngàn người này gửi về cho gia đ́nh họ ở trong nước cũng không đáng là bao so với các nước nói trên. Nhưng các tệ nạn, những đau khổ đày đoạ mà họ phải chịu đựng như ở Đài loan, ở Cambodia… th́ thật là kinh khiếp hăi hùng, không bút mực nào có thể tả cho xiết được. Trước thảm trạng này, đă có nhiều cơ quan từ thiện nhân đạo đứng ra t́m cách giúp đỡ các nạn nhân đáng thương đó. Mà nổi bật nhất là cơ sở xă hội do Linh Mục Nguyễn văn Hùng ở Đài loan phụ trách lấy tên là “Văn Pḥng  Giúp Đỡ Công Nhân  Lao Động và Cô Dâu tại Đài loan”. Cơ sở này hoạt động từ mấy năm nay và được sự yểm trợ cuả rất nhiều bà con ở hải ngoại. Và kết quả là đă gây được một sự chú ư cuả chính phủ và nhân dân Đài Loan và dư luận quốc tế. cũng như đ̣i hỏi Chính quyền VN phải t́m ra được những biện pháp thích đáng để bênh vực công dân cuả ḿnh.

 

Ở hải ngoại, tổ chức hoạt động hăng say nhất trong lănh vực này là VietAct do số đông người trẻ tuổi điều hành. VietAct là tên ngắn gọn cuả Vietnamese Alliance to Combat Human Trafficking (Liên Hội VN chống Nạn Buôn Người). VietAct đă được Mạng  Lưới Nhân Quyền VN vinh danh hồi Mùa Thu năm 2006 vừa qua nhân buổi lễ được tổ chức tại Orange County, California.. Cũng trong tháng Năm 2006, dịp Kỷ niệm Ngày Nhân Quyền VN tại Washington DC, đă có một Hội Nghị Quốc Tế về Nạn Buôn Người ở VN do Bà Jackie Bông khởi xướng và được sự hưởng ứng tham gia cuả trên 20 đoàn thể, cơ quan thiện nguyện. Hội Nghị khuyến cáo thực hiện 3P (Prevention, Protection, Prosecution) tức là t́m mọi phương cách để Ngăn ngừa, Bảo vệ các Nạn nhân, truy tồ các thủ phạm việc Buôn người. Năm 2007 này, dự trù sẽ tổ chức một Hội Nghị thứ hai(2nd Conference on Human Trafficking) tại Little Saigon, miền Nam Cali nhằm gây sự chú ư cuả công luận đối với nạn Buôn Người và t́m kiếm giải pháp thích đáng để chấm dứt xoá bỏ được tệ nạn khủng khiếp này ở VN. Ban Tổ Chức sẽ do sư phối hợp cuả các cơ quan như VAVA (Voters Association), VietAct, Mạng Lưới Nhân Quyền VN, VAMA (Medical Association). Hội Nghị sẽ diễn ra vào Mùa Hè trong khuôn viên cuả một Đại Học ở Nam Cali.

 

So với các nước khác, th́ nạn Buôn người ở VN trầm trọng hơn nhiều. Lư do không phải v́ dân ta nghèo túng quá mà đâm ra liều ḿnh đâm vào chỗ khốn khổ như vậy. Mà phân tích truy ra căn nguyên  chính yếu đó là do các tổ chức môi giới ở trong nước, tất cả ở các địa phương và cả ở các thành phố lớn đều do các Cán bộ cuả Đảng Cộng sản điều động và ăn chia với các cơ quan, công ty môi giới nước ngoài. Do vậy mà có nạn khai thác lạm dụng quá mức trên đầu trên cổ cuả những nạn nhân vô tội là người dân vốn đă rất nghèo túng và ít được học hành từ các miền quê hẻo lánh xa xôi, mà nay phải liều bỏ quê nhà để phiêu bạt đi mưu sinh ở nước ngoài với sự khác biệt về môi trường văn hoá xă hội, rất khó cho họ thích ứng, nhất là về ngôn ngữ, phong tục tập quán. Nhiều người đă phải vay mượn, bán nhà cửa ruộng vườn…để mà có tiền đóng kư quỹ cho cơ quan địa phương hầu được đi ra khỏi nước với hy vọng kiếm được một số tiền giúp cho thoát được cảnh nghèo túng truyền kiếp, triền miên đói khổ ở làng quê miệt ruộng vườn. 

 

Từ trên 15 năm nay, Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế, các tổ chức thiện nguyện cũng như nhiều Chính phủ các nước đă góp phần rât lớn trong công cuộc Xoá Đói Giảm Nghèo ở VN. Nhưng v́ Đảng Cộng Sản vẫn c̣n khư khư nắm giữ độc quyền toàn trị trên đất nước, nên việc Xoá Đói Giảm Nghèo chưa gặt hái được kết quả mong muốn. Nhất là Nạn Tham Nhũng triền miên đă ngăn cản mọi kế hoạch phát triển quốc gia từ cấp địa phương đến cấp trung ương mọi nơi, mọi ngơ ngách, mọi cơ quan, mọi cấp. Do đó mà người dân VN chúng ta vẫn chưa làm sao mà thoát ra được khỏi cái ṿng Nghèo túng oan nghiệt từ bao nhiêu đời nay. V́ thế mà nhiều người đă phải liều thân t́m cách đi tha phưong cầu thực ở xứ người bất kể bao nhiêu cạm băy chờ đợi họ vốn chỉ là những nạn nhân vô tội. Biết bao nhiêu cuộc đời con gái, trẻ thơ đă bị vùi dập không thương tiếc, vô phương cứu vớt từ các gia đ́nh nông thôn VN chúng ta.  

 

Tham Nhũng là một quốc nạn mà thủ phạm chính yếu là từ Nạn Độc Quyền, Toàn Trị cuả Đảng Cộng sản. Không có Tự do báo chí, không có Tự do Ngôn luận, nên mọi sai trái do cán bộ, đảng viên gây ra làm đau khổ thiệt hại cho người dân th́ đều bị bao che, dung túng. Cũng vậy, Nạn Buôn Người do các cơ quan, công ty cuả các đảng viên tổ chức điều hành th́ cứ mặc t́nh khai thác miễn sao thu được lợi nhuân tối đa để c̣n chia chác với nhau, gây quỹ cho Đảng y hệt thời xưa : “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. 

 

Tóm tắt lại, Nạn Buôn Người  cũng như Nạn Tham Nhũng ở VN chúng ta hiện nay không thể nào chấm dứt tiệt nọc được bao lâu mà c̣n Đảng Cộng sản giữ độc quyền cai trị, làm mưa làm gió trên xứ sở này. 

 

 Santa Ana , March 2007 

 Đoàn Thanh Liêm  CVA 54