Tấm Ḷng Người Hải Ngọai

Đào Văn B́nh

Kính gửi:   Quư vị lănh đạo các tôn giáo có tham gia cuộc đấu tranh

 Quư vị lănh đạo các đ̣an thể, tổ chức, hiệp hội, các đảng phái, các khối đang đối đầu với bạo

 quyền cộng sản

 Quư văn nghệ sĩ, nhà báo, quư vị trí thức đang là nạn nhân của cuộc đàn áp dân chủ

Khi tôi ngồi viết những ḍng chữ này th́ Hoa Kỳ đă là chiều 29 Tết và quê nhà vừa đúng Ba Mươi. Đó là thời điểm linh thiêng nhất trong năm. Mọi nhà đều khói hương nghi ngút đón rước ông bà về ăn Tết với con cháu trong không khí đầm ấm. Ḷng tôi thật bồi hồi xúc động, nhớ thương đất nước, đồng bào và nhất là lo lắng cho sự an nguy của quư vị. Không biết quư vị có được hưởng một cái Tết b́nh thường như mọi người không ? Hay bạo quyền lại cho công an ŕnh rập từng cửa ngơ, ngăn chặn mọi lối vào, cắt điện thọai, phá sóng hoặc có thể bất thần đột nhập vào nhà dẫn quư vị về đồn công an tra vấn, khủng bố, thóa mạ, răn đe, lập biên bản, hù dọa hoặc hành hung quư vị giống như một tội đồ, hoặc một nô lệ Thời Trung Cổ? Trong khi đó th́ các ông lớn cộng sản đang nhởn nhơ, phè phỡn. Vợ con họ đang hí hửng đếm tiền biếu xén và của đút ngày Tết. Họ hả hê chúc tụng nhau “thăng quan tiến chức, phát tài bằng năm, bằng mười năm ngoái” và sau đó là lu bù chè chén, say sưa hành lạc, mặc cho hằng triệu dân oan, dân oán lang thang không cửa không nhà, không hương khói thờ cúng tổ tiên trong ba ngày Tết, thậm chí không một nén nhang cho người nằm xuống trong oan khuất.

Tuy nhiên đă là những nhà đấu tranh, là những nhà lănh đạo mà quần chúng và thế giới đang tin tưởng, chúng ta phải gạt lệ, nén thương đau để nh́n lại chặng đường đă đi qua và con đường trước mặt. Chắc chắn con đường ấy vẫn đầy chông gai, gian hiểm đ̣i hỏi hy sinh nhiều hơn nữa, đ̣an kết nhiều hơn nữa nhưng nó không phải là một đường hầm không lối thóat. Là người ở hải ngọai dĩ nhiên tôi không có đủ dữ kiện đánh giá t́nh h́nh đấu tranh trong nước, nhưng tôi có thể tổng kết để tường tŕnh lên quư vị những ǵ đă xảy ra tại hải ngọai trong năm qua.

Vào thời điểm trước và sau Hội Nghị APEC, chưa bao giờ họat động yểm trợ cho cuộc đấu tranh v́ Dân Chủ Tự Do trong nước lại nở rộ đến như vậy.

1) Trước hết về các diễn đàn trên hệ thống liên mạng: Mở máy ra chúng ta thấy tràn ngập các tin tức từ quốc nội gửi ra, các bài b́nh luận chính trị, các bài phỏng vấn, bài nói chuyện của các nhà tranh đấu, sự h́nh thành các phong trào dân chủ, tuyên cáo phản đối bạo quyền, kiến nghị thư bằng song ngữ để thế hệ trẻ có thể hiểu được. Các trang nhà (website) đấu tranh cho Dân Chủ, Tự Do như lúa đến kỳ trổ bông, đua nhau xuất hiện. Các trang nhà của các hội ái hữu cũng không quên nhiệm vụ đấu tranh. H́nh ảnh công an cộng sản đàn áp đồng bào, đàn áp dân oan cũng được đưa lên làm cho mọi người thấy rơ dă tâm của bạo quyền. Điểm đáng mừng hơn nữa là các điện thư chụp mũ, bôi lọ, đánh phá lẫn nhau tại hải ngọai dù vẫn c̣n nhiều nhưng các vấn đề tranh chấp cá nhân không c̣n là mối quan tâm của cộng đồng. Không ai bảo ai, dường như có tiếng réo gọi âm thầm từ bên kia bờ Thái B́nh Dương. Dường như có một sự cảm thông lạ kỳ nào đó, người ta theo dơi cuộc đấu tranh của đồng bào trong nước như theo dơi hơi thở của chính ḿnh. Tiếng nói của bạo quyền - dù có cả một ngân sách tuyên truyền khổng lồ - cũng xẹp lép dưới sức mạnh đấu tranh của ṭan dân, ḥan ṭan thiện nguyện, không lương bổng, không huy chương, không bằng khen mà chỉ bằng tấm ḷng yêu nuớc, yêu quê hương. Thật kỳ lạ thay ḷng yêu nước của dân tộc Việt Nam! H́nh như càng xa Tổ Quốc người ta lại càng yêu nước hơn ! Càng xa mẹ, con càng nhớ mẹ hơn!

2) Đối với sinh họat báo chí Việt Ngữ: Phải nói hải ngọai là một rừng báo chí mà tin tức trong nước vẫn là các đề mục hấp dẫn nhất. Không phải tự hào, nhưng có thể nói rằng ở hải ngọai này khó ḷng kiếm được một tờ báo có lập trường đi ngược lại công cuộc đấu tranh v́ Dân Chủ, Tự Do cho Việt Nam. Dù báo chí hải ngọai vẫn c̣n những điều bất ṭan, nhưng nó đă đóng góp rất lớn vào việc duy tŕ tiếng Việt, thông tin, văn học nghệ thuật, bảo tồn văn hóa và nhất là cuộc đấu tranh v́ Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền cho Việt Nam.

3) Đối với các chương tŕnh phát thanh: Ngọai trừ các chương tŕnh tiếp vận trực tiếp các Đài BBC, VOA và Á Châu Tự Do, các đài phát thanh tiếng Việt lớn tại Pháp, Úc Châu và nhất là Hoa Kỳ đă là phương tiện thông tin nhanh nhất, chống cộng hữu hiệu nhất, đă giúp cho bà con hải ngọai nghe được tiếng nói thân thương của HT. Thích Quảng Độ, LM Nguyễn Văn Lư, TT. Thích Không Tánh, TT. Thích Thiện Minh, Ô. Ḥang Minh Chính, TS Nguyễn Thanh Giang, BS Nguyễn Đan Quế, Nhà Báo Nguyễn Khắc Toàn, Cựu Trung Tá Trần Anh Kim và mới đây nhất là của Kỹ Sư Bạch Ngọc Dương, LS Lê Thị Công Nhân, Sư Cô Thích Đàm Thoa,  nói chuyện từ Bắc Giang, từ Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng và các bạn trẻ trong Hiệp Hội Đ̣an Kết Công Nông và rất nhiều nhà tranh đấu khác. Đặc biệt Đài Việt Nam Hải Ngọai vào mỗi chiều Thứ Hai lúc 7PM (giờ Hoa Thịnh Đốn) có chương tŕnh loan báo tất cả các tin về các vụ bắt bới, giam cầm, bách hại các nhà đấu tranh trong nước.

4) C̣n về sinh họat cộng đồng và hội đ̣an: Pḥng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế tại Pháp luôn luôn loan tải tin tức cập nhật, chính xác về các họat động đàn áp Phật Giáo của bạo quyền. Miền Nam California đă cho ra đời các ủy ban yểm trợ quốc nội, trao Giải Nhân Quyền 2006 cho GS Nguyễn Chính Kết và KS Đỗ Nam Hải. Bắc Cali (San Jose) gây quỹ để yểm trợ quyền tự do ngôn lụận, LM Phan Văn Lợi đă trực tiếp gọi điện thọai cám ơn quan khách hiện diện và cảm tạ đồng bào hải ngọai đă tiếp tay cho các họat động đấu tranh v́ Dân Chủ, Tự Do. Liên Hội Nhân Quyền VN tại Thụy Sĩ cho biết Văn Bút Quốc Tế đă lưu ư dư luận thế giới về một số những vụ bạo hành và ngược đăi các nhà văn, kư giả và nhà đấu tranh trong nước, đặc biệt là nhà báo Nguyễn Vũ B́nh lâm bệnh rất nặng trong nhà tù. Seattle Tiểu Bang Washington vận động Nghiệp Đ̣an Vận Tải Quốc Tế (International Brotherhood of Teamster) có trụ sở tại Washington DC, Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu, Tổ Chức Lao Động Thế Giới v.v.. để xin can thiệp cho các thành viên Hiệp Hội Đ̣an Kết Công Nông bị bắt giữ. Vào ngày vào ngày 6-12-06 Cộng Đồng Người Việt Úc Châu đă vận động 35 vị dân biểu & Thượng Nghị Sĩ kư tên vào Bức Thư  Ngỏ ủng hộ các phong trào dân chủ trong nước. Ottawa (Canada) thường xuyên làm việc với chính quyền để thông báo kịp thời các cuộc đàn áp và vi phạm nhân quyền tại Việt nam. Cũng chính v́ thế mà Thủ Tuớng Canada đă có ngôn ngữ mạnh mẽ cho nhân quyền tại Việt Nam nhân Hội Nghị APEC. Paris, Pháp Quốc xuống đừơng biểu t́nh và hội thảo nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Vào lúc 7 giờ tối ngày 20-12-06 GS Nguyễn Chính Kế đến Phi Trường San Francisco đă được một số thân hữu trong Mạnh Lưới Nhân Quyền tiếp đón và tổ chức họp báo để tŕnh bày quan điểm đấu tranh. Những âm mưu mời phái đ̣an cộng sản qua đây tuyền truyền làm ăn buôn bán ngụy trang dưới h́nh thức “đối thọai” đă bị dư luận khắp nơi lên án.  Ti bất kỳ thành phố nào ở Mỹ, Úc, Canada có người Việt cư ngụ, mỗi khi có cơ sở thương mại nào, đại học nào”lỡ “ treo ngọn cờ của CSVN, th́ lập tức sinh viên, đồng bào, cựu quân nhân, cựu tù nhân chính trị kéo tới phản đối, tẩy chay. Thế cho nên trong hơn 30 chục năm qua ngọn cờ đỏ sao vàng không thể nào xuất hiện công khai ở hải ngọai. Đó là điều tủi nhục cho bạo quyền và là niềm hănh diện của dân tộc Việt Nam. Bởi v́ ngọn cờ của Trung Cộng treo công khai trên khắp thế giới mà có người Trung Hoa yêu nước nào kéo tới phản đối đâu! Việc này làm chúng ta nhớ lại chuyện Mă Viện năm xưa cho cắm một chiếc trụ bằng đồng rồi ra lệnh “Đồng Trụ Chiết, Giao Chỉ Diệt!” Bà con ta đi ngang, nh́n thấy ai cũng nhỏ lệ, bảo nhau đặt vào đó một cục đá, lâu dần đá chất cao như núi vùi lấp cây trụ đồng. Câu chuyện này nói lên ḷng yêu nước tuyệt vời của dân tộc ta. Và ḷng yêu nước đó đang được vận dụng vào công cuộc đấu tranh chống bạo quyền cộng sản. Ngày nay, không c̣n giống như mười năm trước nữa, quốc nội và hải ngọai đă cùng chung một nhịp đập, cùng một thao thức, một mục tiêu đấu tranh, một trận tuyến: Đó là đấu tranh Dân Chủ, Tự Do cho Việt Nam.

            Đấy là những nét chung, một bức tranh sống động của cộng đồng người Việt hải ngọai đang như một đ̣an lữ hành hăm hở cất bước để ḥa nhịp với cuộc đấu tranh của đồng bào trong nước. C̣n trong riêng lẻ, mỗi người tỵ nạn mang một tâm tư, t́nh cảm khác nhau. Dù riêng lẻ thế nào đi nữa th́ nét chung vẫn là tấm ḷng tha thiết của đồng bào đối với quê nhà. Ai cũng mong các phong trào đấu tranh trong nước mỗi ngày một mạnh. Quư vị lănh đạo các phong trào các tổ chức biết đ̣an kết và thương yêu, hỗ trợ cho nhau để đưa cuộc đấu tranh đến thành công, dù có lúc “con thuyền dân chủ” tṛng trành v́ chiến dịch chụp mũ, bôi lọ, đánh phá của bạo quyền. Ai cũng mong bạo quyền “sớm chết đi” để dân tộc được nhờ, để trở về xây dựng lại quê hương. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những “con nhạn lạc bầy” cúi mặt làm tay sai, làm ăn buôn bán, vấn kế, mách nước cho VC – nhưng trong sợ sệt, khúm núm và không dám ngửng cao đầu để nh́n đồng bào. Nhân dịp Tân Xuân Đinh Hợi, nuơng theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tôi xin kính gửi tới ṭan thể quư vị lời chúc Xuân an lành. Ng̣ai ra tôi cũng xin được bày tỏ ḷng biết ơn tới ṭan thể quư vị. Chính sự đấu tranh của quư vị đă cứu văn phẩm giá của dân tộc đă bị bạo quyền vùi dập, chà đạp. Qúy vị đang là biểu tượng của lương tri và khí phách của dân tộc trước con mắt của thế giới. Trong dịp Tết, ngoài việc xum họp gia đ́nh, thờ cúng Tổ Tiên, chúc tụng nhau, chúng ta c̣n bày tỏ ḷng biết ơn đến tất cả mọi người. Người Việt hải ngọai bày tỏ ḷng biết ơn đối với những nhà đấu tranh trong nước. Biết ơn cả những em bé, cụ già, các cô gái, thanh niên đă ngấm ngầm hỗ trợ cho cuộc đấu tranh. C̣n người trong nước dù đang sống ở bên ngoài hay trong trong lao tù nghiệt ngă, cũng nên dành ít phút lắng đọng tâm tư để biết ơn hải ngọai, biết ơn tất cả các quốc gia, các tổ chức nhân quyền quốc tế, báo chí thế giới, chính quyền các cấp đă quan tâm đến cuộc đấu tranh này. Chúng ta lúc nào cũng vẫn cần đến họ. Dù cho chế độ cộng sản có qua đi, trong giai đọan kiến tạo đất nước chúng ta vẫn c̣n cần đến họ. Hăy biết ơn tất cả, và hăy biết ơn tất cả. Chúng ta sống v́ nhau và chúng ta cần có nhau. Tách rời nhau ra, mỗi cá nhân chúng ta – dù ghê gớm thế nào đi nữa cũng không là ǵ cả. Chúng ta nên nhớ rằng một cộng đồng sẽ tan nát nếu không biết đ̣an kết. Cuộc đấu tranh sẽ thất bại nếu các nhà tranh đấu không biết tương nhượng nhau. Một dân tộc sẽ suy vong nếu dân tộc đó không biết đ̣an kết để đánh đổ bạo quyền. Mà một dân tộc chỉ đ̣an kết khi các nhà lănh đạo biết đ̣an kết. Xin nhớ rằng nguời dân không bao giờ chia rẽ. Chỉ có các nhà lănh đạo chia rẽ nhau mà thôi.

            Riêng cá nhân tôi sau 9 năm tù, được thả ra năm 1984 tôi hối hả t́m đừơng vựơt biện và một lần nữa để lại sau lưng tất cả. Thêm 23 năm xa Tổ Quốc và chưa một lần gặp lại người thân yêu ở Việt Nam. Cha mẹ lần lượt qua đời mà không thể nào về để nh́n mặt một lần cuối. Nỗi nhớ thương quê hương, đất nước cứ cắn măi vào da thớ thịt. Cho nên tôi ước mong một ngày nào đó, một ngày không xa, khi hoa Tự Do và Dân Chủ nở rộ, tôi sẽ trở về thăm lại quê hương. Nhưng trở về để làm ǵ đây? Trở về để tranh giành quyền bính với những nhà đấu tranh ở quốc nội để phá nát đất nước thêm một lần nữa? Trở về để đem kỹ xảo học được ở nước người để đầu cơ, tích trữ, buôn gian, bán lận để phá họai nền kinh tế ? Trở về để đem những thói lố lăng, lai căn mất gốc để làm băng họai xă hội và phá hủy truyền thống dân tộc? Trở về để làm ǵ trong thời kỳ gọi là “Hậu Cộng Sản” là một tra vấn rất lớn đối với những tâm hồn thật sự trí thức và thật sự yêu nước ở hải ngọai. Riêng tôi, trong ngày vui hạnh ngộ lớn của dân tộc đó, nếu c̣n sức khỏe tôi sẽ đi suốt từ Nam ra Bắc, từ cao nguyên xuống đồng bằng, từ vùng biển đến miền thượng du Bắc Việt để viết về đất nước và con người Việt Nam, viết về nỗi thống khổ của họ trong hơn nửa thế kỷ qua. Bởi v́ dù cộng sản có qua đi nhưng bao tác hại của nó c̣n để lại, bao vết thương đổ vỡ của dân tộc chưa hàn gắn. Cho nên chúng ta vẫn cần phải viết, vẫn c̣n phải cởi mở cả tấm ḷng ra để khích động ḷng yêu nước của ṭan dân lao đầu vào công cuộc tái thiết đất nước. Đấy là giấc mơ của riêng tôi. Trở về để đóng một vai tṛ thật nhỏ bé, thật khiêm tốn để góp phần vào công việc chung. Tôi nghĩ đó cũng là giấc mơ của hằng triệu người Việt phải bỏ nước ra đi, của bao nhà ái quốc, của bao nhà trí thức, văn nghệ sĩ hiện đang sống lưu vong ở hải ngọai.

Kính thưa quư vị:

Dù trong ḥan cảnh khổ đau thế nào đi nữa, dù là thân phận tù tội, dù là thân phận dân oan lang thang không cửa không nhà th́ Mùa Xuân vẫn là mùa của Hy VọngƯớc Mơ. Mà ước mơ chính là sự tin tưởng vào ngày mai tươi sáng với Dân Chủ, Tự Do cho dù hiện tại là Ngục Tù, Độc Tài tăm tối.

 

Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận

Tiền đ́nh tạc dạ nhất chi mai

                           (Thiền Sư Măn Giác đời Lư)

Chớ bảo Xuân đi hoa rụng hết

Đầu nhà đêm trước một cành mai.

 

 Nhân giờ phút linh thiêng này, tôi xin kính gửi quư vị và đồng bào trong nước một bài thơ nói lên tấm ḷng và giấc mơ của người hải ngọai : Đấu tranh để làm ǵ ? Trở lại đất nước để làm ǵ ? Bài thơ nhan đề: Rủ Nhau Ta Về

Tin  đến nhanh tin dồn dập.

Tin bàng hoàng tin nổ vỡ tim người.

Tin quốc tế, tin hàng đầu, tin tràn ngập.

Cộng sản đổ rồi, thức dậy bà con ơi !!!

Người Châu Úc reo vui.

Âu Châu, Canada xuống đường nhảy múa.

Hoa Kỳ rưng rưng trào lệ.

Các đảo xa cũng thức dậy theo người.

Sáng này là sáng đẹp tươi.

Qua cơn thảm khốc đổi đời gớm ghê.

Giờ này người tỉnh cơn mê.

Ngàn năm có một ấy giờ hiển linh.

Khóc lên cho tỏ cơi ḷng.

Tô son lịch sử, chuyển ḍng hồi sinh.

Thuyền trôi nhanh nhanh.

Biển Đông rộn ră.

Sóng bủa về Nam.

Thuyền xuôi xứ Việt.

Cả những linh hồn đă phiêu bạt.

Cả những người đă chết,

Cũng bảo nhau trở giấc ngh́n  thu.

Hồn nương theo giải mây mờ.

Bay về cố quận trông giờ đoàn viên.

Về đây lấp hố điêu tàn.

Khơi sông tù ngục chuyển làn nước trong.

Về xem cây lúa trổ đ̣ng.

Cho thơm quê mẹ cho ḷng b́nh yên.

Về đây cho phố ngoan hiền.

Hết trang thù hận, người tin con người.

Về xem sông núi thương ơi !

Qua cơn mộng dữ tô bồi t́nh thương.

Về nghe mưa suốt canh trường.

Nghe em kể lể đoạn đường đớn đau.

Về xem tóc mẹ phai màu.

Xem sân trường cũ, xem cầu gẫy ngang.

Về xây phố mới thênh thang.

Xây thêm xa lộ mở đường hiển vinh.

Về cho thôn  xóm yên lành.

Hoàng thiên hữu nhăn, c̣n ḿnh c̣n ta.

Về quỳ bên mộ ông cha.

Nén tâm nhang thắp vỡ oà t́nh thâm.

Về nghe tiếng sáo diều ngân.

Con đê phố chợ có lần nát tan.

Về đây tạc một chữ vàng.

Chữ  yêu, chữ  nước, chữ  làng Việt Nam.

 

(trích Thiên Sử Thi Của Người Vượt Biển )

 

Đào Văn B́nh

( Chiều 29 Tết Đinh Hợi 2007)