CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ

 

1- CUỘC ĐẤU TRANH DÂN CHỦ

TẠI NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM.

2- CHỦ NGHĨA TAM DÂN CỦA TÔN VĂN

VÀ CÁC NHÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM.

3- GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

 

Đỗ Thông Minh, 2/2006

- - - - -

 

Một số khái niệm căn bản:

1- “Quân Chủ” (君主), có nghĩa vua là chủ nhân ông của đất nước. Thời Phong Kiến xưa, vua có quyền về đất đai cũng như sinh mạng người dân của ḿnh, tiếng Anh là “Monnarchy”.

2- “Phong Kiến” là chữ viết tắt của “phong tước kiến địa” (封爵建地), có nghĩa là vua phong chức tước và cấp đất cho cai quản. Chế độ Phong Kiến tiếng Anh là “Feudal system”.

3- “Freedom / Liberty” là tiếng Anh (tiếng Pháp là “Liberté”), được người Nhật dùng hai từ đơn của Trung Quốc ghép thành “Tự Do” (自由) cũng như đă dịch các từ “dân chủ, tư bản, công sản, cộng ḥa, kinh tế, triết học, diễn thuyết”… “Do” là chữ tượng h́nh, vẽ bầu rượu. Tự Do nguyên nghĩa là bởi chính ḿnh, tha hồ lênh láng như rượu tràn lan. Có nghĩa là “chỉ làm theo ư ḿnh không chịu ai bó buộc” (theo tự điển Hán-Việt của Đào Duy Anh). Thực ra, Tự Do luôn luôn cần đi kèm sự câu thúc nào đó tức luật pháp.

4- “Democratism” là tiếng Anh, được người Nhật dùng các từ đơn của Trung Quốc ghép thành “Dân Chủ Chủ Nghĩa” (民主主義). Dân Chủ là một khái niệm, là kết quả mà nhân loại đă phải thể nghiệm áp chế bằng xương máu suốt bao ngàn năm mới phát xuất ra được tư tưởng ưu việt này, đối lập lại với quan niệm Quân Chủ đă ngự trị nhân loại hàng nhiều ngàn năm.

Dân Chủ cổ đại với nghĩa quyết định theo đa số đă có từ thời La Mă - Hy Lạp cổ xưa, nhưng mới chỉ được thực thi trong giới thượng lưu, c̣n dân chúng không có quyền hay vẫn có chế độ nô lệ, tức chưa có Dân Quyền và Nhân Quyền (con người ta sinh ra vốn b́nh đẳng, có quyền sống…).

Dân Chủ hiện đại xuất phát từ Âu Châu, qua bản Đại Hiến Chương (Margna Carta = Great Charter) theo nguyên lư Hiến Pháp Chế năm 1215, Thỉnh Nguyện Quyền Lợi (Petition of Rights) năm 1628, đ̣i quyền cho dân và hạn chế quyền của vua... Tư tưởng Dân Chủ bùng lên mạnh từ Pháp với các nhà tư tưởng như René Decartes (1596-1650), Voltaire (1694-1778), Montesquieu (1689-1755), J. J. Rousseau (1712-1788)… và cụ thể bằng cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789.

Tuyên Ngôn Độc Lập (từ tay người Anh) của Hoa Kỳ năm 1776, Hiến Pháp Hoa Kỳ được soạn thảo năm 1787 và thực thi năm 1789, là bản hiến pháp hiện hành của Hoa Kỳ, thể hiện tinh thần Cộng Ḥa và Dân Chủ của La-Hy cổ cũng như tinh thần Tự Do b́nh đẳng, đặc biệt là “tam quyền phân lập: lập pháp - hành pháp - tư pháp” của Montesquie… được coi là một kiệt tác về nhân quyền và dân quyền. Khi Hồ Chí Minh viết Tuyên Ngôn Độc Lập và đọc ngày 2/9/1945, cũng đă trích dẫn phần mào đầu của bản văn này và hiến pháp của Pháp.

 Đông Phương từ xưa thực ra cũng đă có những quan niệm tương tự: “Dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là quư nhất, cơ đồ là thứ hai, vua là điều coi nhẹ.) của Mạnh Tử, “Ư dân là ư trời”, “Hội Nghị Diên Hồng” đời nhà Trần, “Phép vua thua lệ làng”... nhưng chưa được hệ thống hóa thành thể chế.

Chủ Nghĩa Dân Chủ đă được cụ thể hóa bằng:

a- Đại Nghị Chế (Quốc Hội có 2 viện và Hạ Viện quyết định việc bầu ra Thủ Tướng) như Anh Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Úc, Đức (có cả vua hay Tổng Thống giữ vai tṛ tượng trưng)…

b- Tổng Thống Chế (dân chúng bầu trực tiếp người cầm đầu) như Hoa Kỳ, Đài Loan, Nga…

c- Phối hợp hai chế độ này (dân bầu Tổng Thống và Tổng Thống thường cử Thủ Tướng theo tỷ lệ thế lực trong quốc hội) như Pháp, Ư, Nam Triều Tiên và Nam Việt Nam trước năm 1975…

d- “Dân Chủ Tập Trung” (bầu quốc hội theo sự sắp xếp của đảng Cộng Sản, quốc hội cử Chủ Tịch Nước và Thủ Tướng) như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cu Ba.

Dân Chủ được hiểu đôi khi rất rộng răi và cả lạm dụng, tuy vậy, có thể tóm gọn:

- Dân làm chủ đất nước.

- Tư do suy nghĩ và thể hiện, lấy ư kiến theo đa số, vẫn tôn trọng thiểu số.

- Cấm dân chúng cũng như nhà cầm quyền dùng bạo lực.

5- “Republic” được dịch là “Cộng Ḥa” (共和), nguyên nghĩa là ḥa chung. Ngày xưa là thể chế “cộng ḥa hành chính”, trong đó Chu Công và Triệu Công cùng nhau chủ tŕ quốc chính vào năm 867 trước Công Nguyên trong 14 năm. Nhưng ngày nay, Cộng Ḥa dùng để chỉ thể chế mà các cơ quan quyền lực tối cao do dân bầu ra. Đó là lư do tại sao nhiều quốc gia dùng từ này như: miền Nam Việt Nam là Việt Nam Cộng Ḥa, miền Bắc Việt Nam là Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (1945-1975) rồi Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc...

           6- “Capitalism” đều được Nhật và Hoa dịch là “Tư Bản Chủ Nghĩa” (資本主義) , một danh từ. Nhưng ở Việt Nam hiện nay “Chủ Nghĩa Tư Bản được coi là danh từ, c̣n “Tư Bản Chủ Nghĩa” là tính từ. Nghĩa là “H́nh thái kinh - tế xă hội phát triển cao độ dựa trên cơ sở và tôn trọng quyền sở hữu tư bản tư nhân, tự do kinh doanh và cạnh tranh…”. Chủ Nghĩa Tư Bản đặc biệt coi trọng vốn đầu tư, coi đó là nguồn gốc của phát triển xă hội.

7- “Communism” đều được Nhật và Hoa dịch là “Cộng Sản Chủ Nghĩa” (資本主義) , một danh từ. Nhưng ở Việt Nam hiện nay “Chủ Nghĩa Cộng Sản được coi là danh từ, c̣n “Tư Bản Chủ Nghĩa” là tính từ. Từ này gốc là “Community” nên đúng ra phải dịch là “Chủ Nghĩa Cộng Đồng”, nhưng v́ đặt nặng vấn đề sản xuất nên đă dùng chữ “Cộng Sản”. Chủ Nghĩa Cộng Sản theo nguyên nghĩa là “H́nh thái kinh - tế xă hội tương lai dựa trên chế độ công cộng về tư liệu sản xuất, một giai đoạn cao của chủ nghĩa xă hội.”. Theo chủ nghĩa này, mọi người sẽ thành Vô Sản như giai cấp Vô Sản, không nắm tư liệu sản xuất, nhưng thực tế cả Cộng Sản và Vô Sản đều bao gồm chung cả tài sản.  

8- “Duy Tân” (維新 = Ishin) với “duy” có nghĩa là dây ở 4 góc của cái lưới, ư nói sự "liên kết", nên Duy Tân là mọi điều đều cải cách, sửa đổi theo mới (tiếng Anh là reform, tiếng Pháp là réformer), cũng dùng trong “duy tŕ” (維持)... “Duy” không phải là "chỉ" như trong “duy nhất (維一) , duy tâm (唯心), duy vật (唯物), duy ngă (唯我)... Tuy rằng đôi khi bị dùng lẫn lộn. C̣n “Canh Tân” (更新) là đổi mới.

          Hai chữ "Duy Tân", tuy thời vua Lê, đă có Hoàng Tử Duy Tân lên làm vua năm 1599, hiệu là Kính Tông, nhưng có nhiều phần chắc là những tên “Duy Tân” sau này chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng xă hội Nhật Bản sau khi thấy nước này thành công trong việc xây dựng đất nước ngang bằng với các nước Tây Phương. V́ vậy cũng xin được nói qua về Minh Trị Duy Tân (Meiji Ishin).

           Ngoài ra, có các từ:             

           - "Đế Quốc" (帝国) nguyên là nước có vua đứng đầu, tức theo Quân Chủ, sau thành ra nghĩa nước lớn đi xâm lược nước khác để thi hành chính sách thực dân.

           - "Thực Dân" (植民) nguyên là trồng người, nhưng ư là đưa người đi chiếm hay chi phối nước khác, lấy tài nguyên, bóc lột lao động hay mở thị trường để làm giàu dân nước ḿnh.            

           - "Phát-Xít" (Fascism) là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, coi người ḿnh là nhất.              

           - "Quân Phiệt" (軍閥) là giới quân nhân nắm chính quyền hay chi phối chính quyền.                      

           - "Sen Đầm" là lực lượng giữ an ninh của các nước đế quốc, thực dân.   

 

I- Đấu Tranh Dân Chủ Tại Nhật Bản

 

Trong cuộc Minh Trị Duy Tân (1868-1912), Nhật Bản dưới thời Thiên Hoàng Minh Trị (1852-1912), khi đó, giới trí thức và dân chúng cũng từng có đấu tranh Dân Chủ, cũng bị nhà cầm quyền đàn áp, nhưng không gay gắt như ở Trung Quốc hay Việt Nam. Sự đấu tranh này đă thúc đẩy sự sớm thành h́nh thể chế “Quân Chủ Lập Hiến” và thực thi Dân Chủ ngày càng nghiêm chỉnh hơn.

Năm 1853, Tướng Quân/Phủ thứ 12 là Đức Xuyên Gia Khánh (Ieyoshi Tokugawa, 1793-1853) qua đời và kế nghiệp là Đức Xuyên Gia Định (Iesada Tokugawa, 1824-1858) đang lấn át Thiên Hoàng Hiếu Minh (Komei, 1831-1867), niên hiệu Gia Vĩnh (Kaei, 1848-1854). Các Tướng Quân này tương đương với Chúa Trịnh-Nguyễn bên Việt Nam thời nhà Lê, thuộc ḍng họ Sứ Quân Đức Xuyên (Tokugawa), chi phối Nhật Bản trong suốt 265 năm (1603-1868). Cùng năm đó, những phát súng cảnh cáo của Phó Đề Đốc Perry tại vịnh Đông Kinh… đă làm thức tỉnh người Nhật. Người Nhật nhận ra sự chậm tiến của ḿnh, nên mở cửa cho Âu-Mỹ vào và quyết tâm học hỏi để theo kịp. Họ học khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn và cả tinh thần thực dân, đế quốc những điều này dẫn đến cả phúc và họa.

 

1- Thay Đổi Tư Duy

           Từ Quân Chủ thời Phong Kiến bước qua Dân Chủ là cả một sự thay đổi tư duy tức văn hóa của một dân tộc, nên cũng cần đ̣i hỏi những yếu tố hoàn cảnh hay ư thức của dân chúng đủ chín mùi và thời gian. Giới trí thức Nhật đă tích cực tiếp thu, phổ biến và canh tân tư tưởng của Vương Dương Minh (王陽明 = Oyomei, vào thế kỷ thứ 15, đời nhà Minh, Trung Quốc) tức "Dương Minh Học" chủ trương "Tri hành hợp nhất (nói và làm đi đôi với nhau), Chí lương tri (nhân đức lớn của trời đất)” cũng như khai phát “Vạn vật nhất thể" có từ thời Lăo Tử (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái…) và Chu Hy (tức là Thiên địa vạn vật nhất thể)... Tất nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp thường diễn ra sự tranh chấp giữa hai phái bảo thủ và cấp tiến và đôi khi có lúc bị thoái trào.

           Rất nhiều nhân vật thuộc phái cải lương xuất thân là các Nho Gia phái Dương Minh Học. Một số người mở các trường tư gọi là "Shigakko" (Tư Học Hiệu), có khi lên đến cả ngàn học tṛ. Thời ấy, các trường này có khi quy tụ nhiều vơ sĩ, nên họ học chữ nghĩa và tập cả quân sự, sau trở thành nhóm theo hoặc chống lại quân của Thiên Hoàng.   

          Thời đó, nổi bật nhất là Bác Sĩ kiêm Học Giả Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát, 1835-1901), nhà tư tưởng canh tân lừng danh, được coi là Voltaire (nhà cách mạng tư tưởng Pháp) của Nhật. Ông là người đă mở đại học tư Keio Gijuku đầu tiên ở Nhật, đă viết khoảng 15 tác phẩm, mà ba tác phẩm tiêu biểu là Văn Minh Luận Khái Lược (Bunmeiron No Gairyaku) năm 1875 và Khuyến Học (Gakumon No Susume, trực dịch là Học Vấn Khuyến, viết trong thời gian 1872-1876, giai đoạn đầu đă in khoảng 3,5 triệu bản trong lúc dân Nhật thời đó mới có khoảng 35 triệu người, coi như sách gối đầu giường của người Nhật. Đă có hai bản dịch ra tiếng Việt của ông Phạm Hữu Lợi từ bản tiếng Nhật và của Giáo Sư Chương Thâu dịch từ bản dịch chữ Hán. Cụ Phan Bội Châu có lẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng nên cũng đă viết cuốn "Khuyến Học"), Phúc Ông Tự Truyện (Fukuo Jiden, viết năm 1898-1899, do chị Phạm Thu Giang đang học khóa tŕnh Tiến Sĩ Lịch Sử tại Nhật dịch)... H́nh của ông nay được in trên tiền giấy mệnh giá cao nhất 10.000 Yen.

Fukuzawa Yukiichi

           Trong Văn Minh Luận Khái Lược, ông đă viết:

           "Để bảo vệ độc lập (Nhật Bản), không c̣n cách nào ngoài con đường tiến đến văn minh. Lư do duy nhất để người dân nước ta tiến đến văn minh là để bảo vệ độc lập quốc gia.".

           Ông chủ trương mỗi người dân phải có tinh thần độc lập th́ quốc gia mới độc lập được, nếu người dân ỷ lại vào lănh đạo, chỉ thành phần lănh đạo lo việc nước thôi th́ không đủ. Ông định nghĩa tinh thần độc lập ấy như sau:

           "- Biết tự ḿnh lo toan cho chính ḿnh mà không nhờ người khác.

           - Biết phân biệt sự vật phải trái một cách đứng đắn mà không ỷ lại vào trí khôn của người khác.

           - Biết tự ḿnh dùng tâm lực lao động để nuôi lấy chính ḿnh mà không cậy vào sức người khác.

           Nếu mỗi người không có tinh thần độc lập và chỉ trông cậy người khác, vậy th́ ai là người đứng ra gánh vác trách nhiệm trong nước đó.".

           "Phương sách giữ ǵn độc lập không thể t́m đâu ra ngoài văn minh."

           Theo ông, cách giữ nước hay nhất là:

           "Làm cho đất nước tràn đầy không khí tự do độc lập, không phân biệt sang hèn, trên dưới, mỗi người gánh vác trách nhiệm quốc gia, người tài kẻ ngu, người sáng kẻ mù, nhất nhất phải ráng sức gánh vác bổn phận của người dân nước đó.".

           Ông c̣n cực đoan hơn khi chủ trương cương quyết bảo vệ tự do, độc lập như sau:

           "Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc (độc lập, tự do) th́ dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chỉ có một số quan chức chính phủ lộng quyền mà chúng ta lại phải sợ sao?

           ... Đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thức này th́ vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. C̣n ngược lại, nếu các bạn thua, th́ chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ măi măi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.".

           Đông-Tây có những giá trị đạo đức và quan niệm kinh tế khác nhau, đều có ưu và khuyết điểm riêng. Tuy nhiên, nếu đánh giá hai nền văn minh Đông-Tây trên tiêu chuẩn "phú quốc cường binh và hạnh phúc của tuyệt đại đa số", ông cho rằng các nước Đông Phương đi sau các nước Tây Phương một bước. Sở dĩ đi sau, v́:

           "Nền giáo dục Nho Giáo ở Đông Phương, về hữu h́nh không để ư tới việc bồi dưỡng lối suy nghĩ khoa học và về vô h́nh không chú trọng đến tinh thần độc lập của mỗi cá nhân.".

           Ông coi sự suy yếu của Trung Quốc thời đó là một người thầy phản diện, tức lấy đó làm gương mà tránh. Trong cuộc đấu tranh để giữ ǵn độc lập, ông coi việc ngoại giao là quan trọng nhất. Kẻ thù nguy hiểm nhất của Nhật khi đối đầu với Tây Phương: "Không phải là quân sự, mà là thương mại, không phải là vũ lực mà trí lực.". Nên ông chủ trương học để theo kịp Tây Phương. Theo ông giáo dục đứng đắn sẽ nâng cao dân trí, tiến tới văn minh là phương sách giữ ǵn độc lập.

           "Đưa đất nước tiến lên đài văn minh là một biện pháp, một chiến lựơc vừa giáo dục, vừa kinh tế, vừa quốc pḥng."

           Muốn vậy phải khách quan đánh giá điểm mạnh và yếu của ḿnh, mở rộng tầm mắt học hỏi, thu hóa cái hay của người. Ông là người đầu tiên diễn thuyết công khai về ư nghĩa của cuộc thương thuyết ngoại giao sau chiến tranh. Và ông chính là người đă dịch từ "speech" là "diễn thuyết", lấy hai từ chữ Hán có sẵn ghép lại.

           Về nước Nhật, ông chủ trương thoát khỏi Châu Á, theo Châu Âu, được coi là người thúc đẩy nước Nhật tiến bộ. Nhà tư tưởng Nhật, theo chủ thuyết Darwin Xă Hội, sinh tồn tự nhiên giữa các quốc gia, tức việc “cá lớn nuốt cá bé” là điều tự nhiên, chứ không câu nệ đồng văn, đồng chủng, đồng châu. Cho rằng Nhật Bản có đủ tầm vóc, nên thoát khỏi Châu Á, theo Châu Âu, bành trướng mở rộng quốc quyền, ủng hộ chiến tranh Nhật-Thanh (nhà Thanh của Trung Hoa). Ông rất được người Nhật kính trọng v́ công lao về mặt giáo dục...

           Cụ Phan Bội Châu cũng phần nào chịu ảnh hưởng tư tưởng về sự cầu tiến của ông.

 

2- Cải Cách Chính Trị

           Năm Minh Trị thứ 2 (1869), Thiên Hoàng Minh Trị chọn thành Edo (江戸, Giang Hộ) làm hoàng cung, thiên đô từ Kyoto ở phía nam lên và đổi thành Tokyo (Đông Kinh, b́nh nguyên lớn nhất, dân cư đông nhất, kinh tế phát triển nhất). Từ năm thứ 5 tới năm thứ 18, ông đi ṿng khắp nước tổng cộng sáu lần để nắm biết t́nh h́nh dân chúng.

           Thiên Hoàng Minh Trị ra lệnh cho ông Ito Hirobumi (Y Đằng Bắc Văn, sau làm Thủ Tướng và bị một người Triều Tiên ám sát để trả thù việc Nhật Bán sát nhập Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945)... soạn thảo hiến pháp, chính ông cũng tích cực tham gia các buổi thảo luận. Công bố chế độ Quân Chủ Lập Hiến (băi bỏ chế độ phong kiến và chế độ đặc quyền của các lănh chúa) năm Minh Trị thứ 23 (1890), nhân lễ khai mạc Quốc Nghị Hội lần thứ nhất. Khi đó, ở Âu Châu mới chỉ có vài nước theo chế độ này. Thực ra, năm 604, thời Thánh Đức Thái Tử (Seitoku Taishi), đă từng công bố Hiến Pháp 17 Điều (Kenpo Junanajo).

           Khi lên ngôi năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị đă hứa xây dựng thể chế nghị viện, nhưng rồi mặt khác ông lại được tôn sùng quá mức nên có lúc các tư tưởng Dân Chủ bị nhận ch́m. Đầu thập niên 1870, phong trào đ̣i dân quyền bùng lên, đảng chính trị đầu tiên là "Ái Quốc Đảng" (Aikokuto) được thành lập năm 1874, rồi "Tự Do Đảng" (Jiyuto) thành lập năm 1881...

           Nhiều cuộc vận động dân quyền như Phong Trào Tự Do Dân Quyền (Jiyu Minken Undo) khởi đầu năm 1874 và ngày 5/4/ 1880 bị đàn áp nặng nề v́ lư do tập hợp không có phép trong khi đang tranh chấp về việc soạn luật cho phép cảnh sát đàn áp hay không, khoảng 400 người bị bắt, một số bị tù.        

Vụ Chichibu (Trật Phu) nổi dậy với hàng ngàn dân chúng mà trọng tâm là 300 đảng viên Tự Do Đảng, họ đă vũ trang đ̣i giảm thuế và hoăn nợ kéo dài từ ngày 31/10 đến 9/11/1884 và lan rộng các tỉnh Nagano (Trường Dă), Saitama (Kỳ Ngọc), Gunma (Quần Mă). Họ bị cảnh sát, hiến binh triều đ́nh... đàn áp, khiến có khoảng 25 người bị tử thương, hơn 4.000 người bị bắt và bị kết án, trong số đó có 7 người bị tử h́nh...

           Tuy bị đàn áp, nhưng các phong trào này cũng đă góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sớm thực thi dân chủ, nên năm 1889 luật bầu cử quốc hội gần tương tự như bên Anh được ban hành. Lúc đầu luật bầu cử hạn chế, chỉ dành cho phái nam trên 25 tuổi và phải là người đóng một mức thuế nào đó, nên cử tri thường là giới trí thức và thương gia thành thị. Kết quả là chỉ có khoảng 450.000 cử tri trên tổng số 40 triệu dân thời đó, dần dần càng sau này mới mở rộng hoàn toàn cho mọi người. Số Dân Biểu cũng vậy, từ 300 người năm 1890, sau này tăng thành khoảng 500.

           Cuộc tổng tuyển cử Hạ Viện đầu tiên được tổ chức năm 1890, tuy nhiên trong giai đoạn đầu, quyền hạn của cơ quan này vẫn c̣n giới hạn v́ phải chia sẻ quyền lập pháp với Thượng Viện tức Viện Quư Tộc là các thành viên của Hoàng Tộc do Thiên Hoàng bổ nhiệm cũng như chia sẻ với chính Thiên Hoàng. Thiên Hoàng có quyền triệu tập cũng như giải tán Hạ Viện. Hạ Viện có quyền lập pháp nhưng phải được Thiên Hoàng ban hành... chưa kể Thủ Tướng và nội các đă được lập ra trước đó, từ năm 1885. Hạ Viện chỉ họp khoảng 60 ngày trong một năm, thời gian không họp, Thiên Hoàng có thể ra các sắc lệnh...

           Qua thời Thiên Hoàng Đại Chính (Taisho, 1912-1926) và Chiêu Ḥa (Showa, 1926-1989), dân quyền càng lúc càng được mở rộng hơn, nhưng cũng có khi v́ chiến tranh như thời Thiên Hoàng Chiêu Ḥa, th́ giới quân phiệt lấn áp chính giới và giới hạn quyền tự do của người dân, đàn áp các đảng đối lập như Xă Hội và cấm đoán chủ nghĩa Cộng Sản... Tuy vậy, nh́n chung, thể chế dân chủ ở Nhật vẫn là tiến bộ nhất so với các quốc gia Đông Á hay nhiều nơi khác trên thế giới, khi đó vẫn c̣n u mê với triều đại phong kiến.

 

3- Minh Trị Duy Tân

           Công lao lớn nhất của Thiên Hoàng Minh Trị (Meiji Tenno) là cuộc cách mạng Duy Tân, nên thường được gọi là Minh Trị Duy Tân, đưa ra năm 1868, đă nhanh chóng đưa nước Nhật Bản từ lạc hậu tiến ngang hàng với các cường quốc. 

           Trong công cuộc vận động Duy Tân có "Bunmei Kaika" (Văn Minh Khai Hóa", kêu gọi cận đại hóa, Tây Dương hóa... với chủ trương "Wakon Yosai" (Ḥa Hồn Dương Tài, tức Hồn Nhật Bản với phương thức Tây Phương). Một chủ trương táo bạo khác nữa là "Seiyo o manabi, Seiyo nioitsuki, Seiyo o oinuku" (Học hỏi Tây Phương, bắt kịp Tây Phương, đi vượt Tây Phương.). Họ dám nghĩ như thế và thực tế là họ đă làm được như thế trên rất nhiều lănh vực.

           Tích cực cho sinh viên du học và du nhập văn minh Âu Châu, đồng thời bảo tồn đức dục dân tộc để phát triển đất nước. Khi đó, các nhà lănh đạo ư thức rơ mục đích, tập trung năng lực vào làm. Phân biệt rơ điều có thể và không thể làm. Phán đoán có tính cách hiện thực. Có thể tóm lược đường hướng duy tân vào ba điểm chính:

           1- Coi trọng giáo dục.

           2- Độc lập văn hóa.

           3- Trọng dụng nhân tài.

           Họ chú trọng học ngoại ngữ làm phương tiện tiếp thu văn hóa và văn minh Âu-Mỹ. Năm 1874, Nhật Bản có 91 trường dạy tiếng nước ngoài với tổng số khoảng 13.000 người theo học.

Theo Năm thứ 15, sắc lệnh lập chế độ trưng binh được ban hành, ghi rơ Thiên Hoàng là "Đại Nguyên Suư" (Daigensui). Tuy với hiến pháp quân chủ và đường lối cai trị đă cởi mở rất nhiều so với các nước Á Châu thời đó, nhưng thành công của cuộc Duy Tân cũng mở đường cho chính sách giáo dục sùng bái Thiên Hoàng. Sau này, ḷng yêu nước và sẵn sàng chết v́ Thiên Hoàng bị chính giới và quân phiệt lợi dụng trong chiến tranh và nhất là Thế Chiến Thứ 2, để rồi thất bại ê chề và làm tan nát đất nước. Sau Thế Chiến Thứ 2, Nhật Bản đă băi bỏ lối giáo dục sùng bái Thiên Hoàng và ḷng người hướng tới các Thiên Hoàng không c̣n quá sùng tín như xưa nữa.

           Người Nhật vốn trọng văn hóa và truyền thống, nên ban đầu cuộc cách mạng Duy Tân thực ra cũng bị dân chúng âm thầm chống đối ở mức độ nào đó v́ họ không quen với sự thay đổi quá lớn và toàn diện như vậy. Sự lấn át của văn minh và văn hóa Tây Phương khiến văn minh và văn hóa đặc thù của Nhật như bị đẩy đến chỗ phá sản.

           Như việc kêu gọi cắt búi tóc kiểu Nhật thường thấy ở các vơ sĩ đạo hay vơ sĩ Sumo gọi là "chonmake". Giới vơ sĩ cho rằng búi tóc đó tượng trưng cho linh hồn của người Nhật, nếu cắt đi th́ không c̣n là Nhật nữa. Đă có những cuộc nổi loạn lên tới 8.000 người, và 6 người bị kết án tử h́nh...

           Ông Tomomi Iwakura (Nham Thương Cụ Thị) là Công Khanh được cử làm Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền đi Hoa Kỳ thương thảo yêu cầu xóa bỏ hiệp ước bất b́nh đẳng trước đó (măi tới năm 1911, khi Nhật hùng mạnh lên các đế quốc cũ mới chịu bỏ những hiệp ước này), khi qua tới thủ đô Washington ngày 21/1/1872, ông thấy đi giầy Tây nhưng vẫn mặc áo Kimono đàn ông và búi tóc th́ không hợp nên cũng đă quyết định cắt tóc, v́ theo ông phải dứt khoát cải cách theo kịp đà văn minh, điều này đă gây chấn động lớn trong dư luận Nhật. Từ đó, các quan lại thi nhau cắt tóc. Chính nhiều bà cũng phản đối việc các ông cắt tóc, có ông đi cắt tóc, về bị vợ bỏ! Các bà chung quanh Minh Trị Thiên Hoàng cũng phản đối, khiến các hạ thần rất khó khăn trong việc thuyết phục, nhưng rồi ngày 20/3/1873, vua Minh Trị quyết định cắt tóc làm gương, thế là dân chúng rủ nhau đi cắt tóc.

           Rất nhiều vơ sĩ đạo từng ủng hộ Minh Trị Thiên Hoàng dẹp các Sứ Quân, sau đó đă quay ra chống lại để bảo vệ truyền thống dân tộc, nhất là khi nhà cầm quyền đưa ra luật cấm mang kiếm.

- - - -

-         Phim "The Last Samurai" thực hiện bởi Hoa Kỳ và tŕnh chiếu năm 2004 với chi phí khoảng 140 triệu Mỹ Kim, do nam tài tử Nhật là Ken Watanabe (Độ Biên Khiêm) đóng vai người vơ sĩ đạo cầm đầu hàng ngàn quân nổi loạn cùng với nữ tài tử Sanada Hiroyuki (Chân Điền Quảng Chi) vai vợ Đại Úy Nathan Algren (nam tài tử Tom Cruise đóng). Algren bị bắt khi giúp triều đ́nh chống Samurai, nhưng cũng v́ kính phục tinh thần samurai mà đă tự biến thành Samurai. Phim đă nói lên sự tranh chấp kịch liệt giữa cũ và mới trong giai đoạn này và như vậy cuộc cải cách cũng đă phải trả bằng giá sinh mạng nhiều người. Cuối cùng phe chống đối bị coi là nổi loạn, hầu hết vẫn dùng kiếm và súng trường cổ điển, đă chiến đấu đến người cuối cùng "The Last Samurai". Họ bị dẹp tan, ḷng dũng cảm và yêu nước đă không thắng được những vũ khí tối tân của triều đ́nh do Hoa Kỳ cung cấp.

           Quân triều đ́nh thắng lợi trong cuộc dẹp nội loạn ở tây-nam và hai cuộc chiến tranh với nhà Thanh (Thanh Triều) của Trung Hoa năm 1894 và 1895, với Nga năm 1904 (tiêu diệt hạm đội Nga tại biển Lữ Thuận đông-bắc TrungHoa) và năm 1905 (tiêu diệt hạm đội Nga tại biển Đối Mă ở giữa Nhật Bản và Triều Tiên). (Ngay sau đó, năm 1905, cụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ và Đặng Tử Kính lên đuờng sang Nhật Bản.) Năm 1910, Nhật Bản c̣n tham gia Bát Quốc Liên Quân tấn công Bắc Kinh, khiến triều đ́nh Từ Hy Thái Hậu phải bỏ kinh thành mà chạỵ

           Minh Trị Thiên Hoàng tại vị được 45 năm, mất ngày 30/7/1912. Lễ đại táng cử hành ngày 13/9, tới tối đó th́ vợ chồng Đại Tướng Lục Quân Maresuke Nogi (Năi Mộc Kỳ Điển)... đă tự sát bằng dao để chết theo.

           Phần lớn người Nhật và Việt... đều nghĩ "Minh Trị Thiên Hoàng một đấng minh quân ai b́!". Ông lên ngôi lúc 15 tuổi, lại sớm lấy vợ, tổng cộng có tới 5 bà... th́ ít nhất trong giai đoạn đầu chưa thực sự hiểu việc triều chính, vận hành quốc gia. Triều đại phong kiến lúc đó, sau khi thu hồi quyền hành từ tay Sứ Quân cuối cùng của ḍng họ Tokugawa (Đức Xuyên) đă cố gắng đề cao Thiên Hoàng để phục hồi uy tín và tập trung ḷng dân. Thực ra công lao trong cuộc Minh Trị Duy Tân chính là các quần thần, mà đa số là đệ tử của ông Yoshida Shoin (Cát Điền Tùng Âm, 1830-1859), một Thầy Đại Nho theo chủ trương của Vương Dương Minh. Thêm nữa, tư tưởng Vương Dương Minh đă vào và được truyền bá khá rộng răi ở Nhật khoảng 400 năm, là nền tảng không thể thiếu cho cuộc cải cách.

           Ông Yoshida Shoin từng là một phiên binh của Mạc Phủ, giáo quan quân sự (binh học), chí sĩ của phái Sonjo (Tôn Nhưỡng). Năm 1849, lúc 20 tuổi, ông đă tuần du duyên ngạn Choshu (Trường Châu, thuộc tỉnh Yamaguchi (Sơn Khẩu) ở cực nam Bản Đảo), năm 1850, tuần du Kyushu (Cửu Châu), năm 1851, theo Phiên Chủ đi Edo (Giang Hộ, tức Tokyo ngày nay) học kinh tế, quân sự, kiếm...

           Do tự ư đi Tohoku (Đông Bắc), ông đă bị tước đoạt sĩ tịch (vơ sĩ của Phiên), nhưng chính nhờ vậy mà từ đó ông được tự do đi đó đây. Tháng 6/1953, ông tới cảng Uraga (Phổ Hạ) xem hạm đội Hắc Thuyền của Hoa Kỳ do Phó Đề Đốc Perry chỉ huy, ông nhận rơ hơn sự mâu thuẫn trầm trọng của thể chế Mạc-Phiên, tức giữa Mạc (Chúa) ở trên với các Phiên (Sứ Quân) ở dưới và chế độ Mạc Phủ không c̣n có thể tồn tại lâu dài nữa. Khi thấy hạm đội Nga ở đậu ở Nagasaki, ông cũng đă muốn lên nhưng không được. Tháng 3/1854, khi Perry lại dẫn hạm đội lớn hơn tới Shimoda (Hạ Điền) uy hiếp, ông t́m cách lên tàu nhưng không thành công, v́ chuyện này ông bị kết tội và bắt giam vào ngục cho tới tháng 12/1854.

           Năm 1856, ông đă viết tác phẩm "Ikkun Banmin Ron" (Nhất Quân Vạn Dân Luận), nói về chuyện mọi người b́nh đẳng trước Thiên Hoàng và tận lực với Thiên Hoàng. Tháng 11/1857, ông mở trường tư Matsushitamura Jiku (Tùng Hạ Thôn Thục) và làm Hiệu Trưởng. Đó chính là nơi ông đă đào tạo khoảng 80 người, đa số là nhân tài, là động lực hỗ trợ chính cho cuộc Minh Trị Duy Tân. Tháng 7/1958, ông đă đưa đề án về việc kư hiệp ước Thông Thương Nhật-Mỹ, đề xướng "Tobaku Ron" (Thảo Mạc Luận) tức loại trừ chế độ Mạc Phủ cũng như lập kế hoạch ám sát Phiên Chủ Akikatsu Manabe (Gian Bộ Thuyên Thắng).

           Ông thất bại trong việc lập kế hoạch hành động trực tiếp đối đầu với Mạc Phủ, khi Mạc Phủ toan kư hiệp ước vi sắc (ichoku) không có sự cho phép của Thiên Hoàng Komei (Hiếu Minh, cha của Minh Trị) với Hoa Kỳ, nên tháng 12/1958 ông bị bắt giam. Trong thời gian tuyệt vọng đó, ông đă viết "Somo Kukki" (Thảo Măng Quật Khởi) là cuộc quật khởi của thảo dân, với chủ trương xây dựng một "Niềm Tự Hào Nhật" (Pride Of Japan). Tháng 6/1959, ông bị giải giao về Edo và bị lên án tử h́nh ngày 25/10. Khi đó, ông đă viết di chúc gọi là "Ryukon Roku" (Lưu Hồn Lục, ghi để lại hồn). Hôm sau ông bị đem ra chém, năm đó mới có 30 tuổi.

           Từ trước cuộc Minh Trị Duy Tân, vào đầu thời kỳ Giang Hộ (1603-1868), người Nhật đă có tŕnh độ khoa học kỹ thuật khá hơn các nước chung quanh trên một số lănh vực. Suốt thời Giang Hộ, động lực phát triển chính là tầng lớp người chịu ảnh hưởng Nho Học giữ vai tṛ chỉ đạo và Vơ Sĩ Đạo giữ vai tṛ tạo tác. Đặc biệt là từ thời này, họ đă biết từ bỏ việc phân chia giai cấp, tất nhiên không thể triệt để như thời hiện tại. Chính sự từ bỏ phân chia giai cấp này làm người dân b́nh thường được tiếp cận nhiều tin tức hơn, kích động tinh thần học hỏi của họ và làm nâng cao dân trí. Tuy vẫn c̣n hạn chế, nhưng người dân đă bắt đầu có hiểu biết và tiếng nói, thay v́ chỉ biết tự bế và vâng lời giai cấp thống trị như từ trước. Người dân thường đă biết đóng những chiếc thuyền thật tốt và tuy theo chính sách bế môn tỏa cảng nhưng sau đó họ cũng đă học hỏi kỹ thuật mới và có những nhà máy nhỏ.

           Sau Thế Chiến Thứ 2, theo hiến pháp mới, Nhật Hoàng hoàn toàn không c̣n quyền lực như trước trước nữa, mà chỉ có tính cách tượng trưng.

- - - - -

-         Thế nên, nếu người Việt trách triều đ́nh nhà Nguyễn và quần thần thời bấy giờ quá u mê th́ cũng không công b́nh lắm, v́ hầu như cả nước u mê chứ có riêng ai! V́ ở Việt Nam đă không có được yếu tố chuẩn bị tư duy quan trọng và tối cần thiết cho một cuộc canh tân. Và phải chăng, ngay cả bây giờ, đă cả trăm năm qua, đă bước vào đầu thế kỷ thứ 21 rồi mà t́nh h́nh cũng vẫn vậy!?

Nước Nhật hoang tàn sau Thế Chiến Thứ 2, để vực dậy, ông Masaru Ibuka (1908-1997), người đồng sáng lập công ty điện tử Sony với Akio Morita (1921-1999) và được coi là trái tim triết lư (kinh doanh) của công ty, đă nói trong bài diễn văn kỷ niệm thành lập năm 1946: "Phải hết sức dùng công nghệ, kỹ thuật để góp phần vào sự phục hưng tổ quốc chúng ta!", “Không thể thiếu nhân đức trong việc đào tạo người.”. Ông Morita là người đặc biệt chủ trương lối học thực dụng chứ không phải bằng cấp. Là đồng tác giả với ông Shintaro Ishihara (cựu Dân Biểu, đương kim Đô Trưởng Tokyo) viết cuốn “Nhật Bản Nói Không! (với Hoa Kỳ)” (Japan Say No!) gây chấn động thế giới.

Kinh nghiệm thành công và thất bại của Nhật Bản đều là kinh nghiệm quư báu cho chúng ta.

 

II- Đấu Tranh Dân Chủ Tại Trung Quốc

 

            1- Bối Cảnh Lịch Sử

- Các cường quốc uy hiếp Trung Quốc

… 1840, quân Anh tiến vào Đại Cô Khẩu, uy hiếp Bắc Kinh với ư định chiếm vùng đông bắc Trung Quốc, Năm 1960 liên quân Anh-Pháp chiếm Đại Cô Khẩu... Năm 1900, Bát Quốc Liên Quân đổ bộ Đại Cô Khẩu… Sau đó, Hoa Kỳ, Đức, Nga… và cường quốc mới là Nhật đều nhào vào chia cắt Trung Quốc.

- Chiến Tranh Nha Phiến Năm 1840-1842

Nước Anh mua của Trung Quốc nhiều đồ gốm, trà và lụa… nhưng bán được ít, nên họ muốn đem bạch phiến trồng ở Ấn Độ. Giới trí thức và dân chúng Trung Quốc bị hủy hoại dần bởi chất độc hại này. Một số người Trung Quốc thức tỉnh, kêu gọi triều đ́nh nhà Thanh chống lại. Ông Lâm Tắc Từ đă cho lệnh chặn bắt các tàu Anh chở bạch phiến trên sông Châu Giang, thuộc Quảng Đông và đem đốt, v́ vậy đă bùng nổ cuộc Chiến Tranh Nha Phiến mà cao điểm là trận hải chiến năm 1942. Nhà Thanh bị thua, phải bồi thường và kư hiệp ước bất b́nh đẳng, nhượng nhiều quyền lợi cho Anh.

- Chiến Tranh Nhật-Thanh Năm 1894-1895 (lần thứ 1)

Nhật Bản học được khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn và cả tinh thần thực dân của Âu-Mỹ. Do đó, Nhật Bản có tham vọng bành trướng qua Triều Tiên, vốn thuộc sự chi phối của Trung Quốc, mở đầu cuộc chiến thứ nhất giữa hai nước kể từ khi Mông Cổ đưa quân qua đánh Nhật hai lần năm 1274-1275 và 1281. Hạm đội của hải quân Nhật Bản đă liên tiếp đánh thắng hạm đội của nhà Thanh hai lần trong thời gian 7/1904 tới 4/1905 tại Phong Đảo và Hoàng Hải. Lục quân Nhật cũng đánh thắng ở Thành Hoan, Nha Sơn, B́nh Nhưỡng, Áp Lục, Lữ Thuận, Sơn Đông... Nhà Thanh do Từ Hy Thái Hậu chi phối khi đó vẫn lo xây cung điện nghỉ mát thay v́ xây dựng lực lượng hải quân. Từ đó, Nhật cũng lập tô giới tại Thượng Hải bên cạnh tô giới của ngũ cường Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Đức.

- Mậu Tuất Chính Biến Năm 1898

30 năm sau Minh Trị Duy Tân, cuộc đấu tranh Cách Mạng Duy Tân do Khang Hữu Vi lănh đạo, thu chữ kư của khoảng 1.000 đệ tử là các Cử Nhân, Tiến Sĩ đề nghị 6 điều cải cách:

1- Cải cách giáo dục, mở trường dạy từ thấp lên cao.

2- Bỏ lối thi cũ.

3- Cải cách hành chính, bỏ bớt quan lại.

4- Mở công, nông, thương cục, tiền tệ cục.

5- Cải cách quân đội.

6- Người dân ai cũng có quyền gởi ư kiến lên nhà vua.

Đề nghị này được sự đồng t́nh của vua Quang Tự nên nhà vua trao cho nhóm Khang Hữu Vy, Đàm Tự Đồng, Lương Khải Siêu… toàn quyền làm cuộc cải tổ ngay tại Bắc Kinh. Họ đă nắm quyền được 100 ngày (4-8/1898), nhưng sau đó bị quân do phe Từ Hy Thái Hậu cầm đầu chống lại và đánh bại, Đàm Tự Đồng và 5 nguời khác bị xử tử h́nh, nhiều nhà lănh đạo phải đi lưu vong qua Nhật Bản… Bà đă giam lỏng vua Quang Tự để toàn quyền chi phối Trung Quốc. Khi cả hai mất, vua Phổ Nghi lên nối ngôi và có lúc đă phải lưu vong qua Nhật Bản. Từ Hy Thái Hậu là một phụ nữ tàn ác, tham lam và thiển cận, vẫn chỉ lo ăn chơi trong lúc quốc nội rối loạn, ngoại xâm xâu xé, nên đất nước Trung Quốc càng ngày càng suy yếu, dần dần bị các đế quốc chi phối, phải nhượng tô giới, nhượng đất, kư các hiệp ước bất b́nh đẳng... Năm 1910, Bát Quốc Liên Quân trong đó có cả Nhật Bản đă đem quân đánh Bắc Kinh, Từ Hy và quần thần phải bỏ chạy, măi sau mới sau hồi kinh.

- Chiến Tranh Nhật-Nga Năm 1904-1905: Nhật Chi Phối Măn Châu

Nhật Bản và Nga Xô tranh giành quyền thống trị Măn Châu, một xứ đất rộng người thưa ở đông-bắc Trung Quốc. Hạm đội Nhật chặn đường và đánh tan hạm đội Nga đang định rút về phương bắc tại biển Lữ Thuận. Nga phải đưa hạm đội Baltic hùng hậu từ Âu Châu đi ṿng mũi Hảo Vọng của Phi Châu qua tiếp cứu, ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam để tu bổ và nhận tiếp tế (khi đó Nga và Pháp là đồng minh). Nhưng khi hạm đội này lên tới phía bắc th́ lại bị hạm đội Nhật đánh tan tại eo biển Đối Mă (giữa Nhật Bản và Hàn Quốc). Với hai chiến thắng liên tiếp, Nhật thừa thắng xông lên, đưa hàng mấy trăm ngàn quân vào chiếm Măn Châu, lực lượng này gọi là Quan Đông Quân.

- Cách Mạng Tân Hợi Năm 1911 (辛亥革命)

Cuộc đấu tranh Duy Tân, Dân Chủ của người Trung Hoa, từ năm 1887 cuối cùng đă đi tới thắng lợi năm 1911, tức kéo dài 24 năm nhưng rồi gặp rất nhiều khó khăn.

Xin lược qua từ triều đ́nh nhà Thanh… cho tới chính phủ Dân Quốc.

- Hàm Phong Đế (1831-1861, tại vị 1853-1861) bị bệnh mất.

- Đồng Trị Đế (1856-1874, tại vị 1861-1874) là con của Hàm Phong Đế và Tây Thái Hậu mới 5 tuổi lên ngôi. Tây Thái Hậu tức Từ Hy Thái Hậu và Đông Thái Hậu (chính thất của Hàm Phong Đế) hợp tác giúp vua.

- Khi Đồng Trị Đế chết trẻ, Từ Hy Thái Hậu đưa con của con gái là Quang Tự Đế (1871-1908, tại vị 1874-1908) lên ngôi, bắt đầu chế độ độc đoán. Khi Quang Tự lớn lên, chủ trương canh tân nên giữ khoảng cách đối với Từ Hy Thái Hậu. Từ Hy Thái Hậu và phe bảo thủ chống lại, nên trong cuộc Mậu Tuất Chính Biến năm 1887, vua Quang Tự bị giam lỏng, ông chỉ c̣n hiện diện trên danh nghĩa. Thất vọng trước nỗ lực cải cách từ trên xuống dưới này, phe cải cách đă đổi ra làm cuộc vận động từ dưới lên trên.

- 1899, Nghĩa Ḥa Đoàn khởi nghĩa tấn công Bắc Kinh khiến Từ Hy Thái Hậu phải tạm thời bỏ kinh thành mà chạy, c̣n tấn công các cơ sở ngoại giao ngoại quốc, nên các nước Tây Phương hợp tác gởi quân tới đánh, đẩy lui và bắt nhà Thanh phải kư hiệp ước Tân Sửu, bồi thường chiến phí rất lớn cho họ.

- 1908, Từ Hy Thái Hậu và Quang Tự lần lượt qua đời. Tuyên Thống Đế (1906-1967, tại vị 1908-1912) tức Phổ Nghi lên ngôi. T́nh h́nh rối loạn này là những yếu tố cuối cùng, giọt nước cuối cùng dẫn đến cuộc cách mạng.

- T́nh h́nh đất nước Trung Quốc cuối đời nhà Thanh đă đi tới chỗ “nội ưu ngoại hoạn”, có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử lập quốc 5.000 năm diễn ra cảnh triều đ́nh hủ bại cùng cực như vậy. Lịch sử Trung Quốc đă tới lúc diễn ra theo quy luật biện chứng mà chính họ đă từng nhận thức là “Cùng tắc biến, cực tắc phản”. Thật vậy, cùng với Chủ Nghĩa Tam Dân và những tư tưởng duy tân, dân chủ đă được loan truyền rộng răi trước đó… kết hợp thành những yếu tố chín mùi cho một cuộc cách mạng bột phát, con gà “cách mạng” đục vỏ trứng chui ra.

- Ngày 10/10/1911, Cách Mạng Tân Hợi (cuộc cách mạng lần thứ 1) đă khởi đầu bằng cuộc nổi dậy của lực lượng vũ trang ở Vũ Sương rồi lan ra toàn quốc. Tháng 12/1911, Tôn Văn từ Hoa Kỳ về lănh đạo cuộc cách mạng. Các tỉnh lần lượt tuyên bố độc lập, vua Phổ Nghi khi đó mới 6 tuổi âm thầm thoái vị (năm 1932, được Nhật Bản đưa lên làm vua xứ Măn Châu, rồi bị câu lưu ở Nga, sống vất vưởng thời Cách Mạng Văn Hoá…), chấm dứt triều đại nhà Thanh (1644-1911) kéo dài trên 258 năm và cũng chấm dứt vĩnh viễn chế độ phong kiến.

- Năm 1912, nước Trung Hoa Dân Quốc chính thức được thành lập tại Nam Kinh. Tuy vậy, nhà cầm quyền trung ương chưa nắm vững hết t́nh h́nh toàn quốc, đó đây vẫn có những phe nhóm khác biệt hùng cứ một phương. Ông Tôn Văn lên làm Tổng Thống lâm thời mới được 3 tháng th́ ông trao lại quyền Tổng Thống cho Viên Thế Khải là cựu Bộ Trưởng thời Từ Hy Thái Hậu. Viên Thế Khải dời chính phủ về Bắc Kinh.

- Ngày 12/7/1913, lại nổ ra cuộc cách mạng lần thứ 2, do Viên Thế Khải cầm đầu, ngày 6/10, ông chính thức làm Tổng Thống.

- Do áp lực của Viên Thế Khải, Tôn Văn lại phải lưu vong ở Nhật và lập ra Trung Hoa Cách Mạng Đảng ngày 8/7/1914.

- Tháng 8/1915, khi Viên Thế Khải đă nắm toàn quyền th́ ông tự tuyên bố lên ngôi vua (Giống như Napoléon Bonaparte (1769-1821) bên Pháp quay lại quân chủ) nên bị dư luận phản đối và làm nẩy sinh cuộc cách mạng thứ 3 vào tháng 12/1915.

- Ngày 6/6/1916, Viên Thế Khải mất trong lúc chiến loạn. Hôm sau, Lê Nguyên Hồng (1864/66-1928) lên làm Tổng Thống, Đoàn Kỳ Thụy làm Thủ Tướng…

- Ngày 1/9/1917, Tôn Văn sau khi trở lại Trung Quốc lên làm Đại Nguyên Súy hải lục quân, lập chính quyền ở Quảng Đông, kết hợp lao-nông định làm cách mạng dân tộc. Trong khi đó, các tỉnh Hồ Nam, Tứ Xuyên, Đông Tam Tỉnh tuyên bố tự trị…

- Ngày 10/10/1919, Tôn Văn đổi Trung Hoa Cách Mạng Đảng thành Quốc Dân Đảng. Ngày 5/5/1921, ông nhậm chức Đại Tổng Thống chính phủ Quảng Đông, có ư định “Bắc Phạt”. Ngày 12/4/1924, ông công bố “Quốc Dân Chính Phủ Kiến Quốc Đại Cương”.

- Năm 1924, Lê Nguyên Hồng từ chức, Tào Côn lên thay được có 3 tháng. Ngày 23/10/1924, Phùng Ngọc Tường gây cuộc chính biến Bắc Kinh, tự xưng là “Quốc Dân Quân”. Nhóm Đoàn Kỳ Thụy… mời Tôn Văn lên Bắc Kinh họp thống nhất Nam-Bắc. Ngày 31/12/1924, ông lên họp, nhưng nửa chừng bệnh ung thư gan phát nên mất ngày 12/3/1925 tại Bắc Kinh.

- Ngày 1/7/1925, Uông Tinh Vệ lên làm Chủ Tịch chính phủ Quốc Dân tại Quảng Đông…

- Trong khi đó, thế lực Cộng Sản Đảng thành lập ngày 23/7/1921 bắt đầu bành trướng.

- Cách Mạng Nga Năm 1917

Trong khi đó ở Nga, Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924) dựa vào Chủ Nghĩa Cộng Sản đang được tuyên truyền tại Đức, Pháp, Anh (dù các cuộc cách mạng Cộng Sản do Karl Marx trực tiếp khơi động ở đây không thành công) xây dựng chủ thuyết hành động đấu tranh sắt máu cụ thể, đă lật độ chế độ phong kiến và sát hại gia đ́nh Nga Hoàng lập nên Liên Bang Xô Viết. Một số trí thức theo Chủ Nghĩa Cộng Sản tuyên truyền thúc đẩy giới lao động vùng lên chiếm chính quyền. Đảng Cộng Sản Nga đă xây dựng một chế độ độc tài toàn trị sắt máu, càng sắt máu hơn dưới thời Joseph Stalin (1879-1953) qua những cuộc thanh trừng khủng khiếp, những nạn đói nhân tạo do sai lầm về chính sách… và c̣n có mưu đồ gieo rắc chế độ này khắp nơi qua khẩu hiệu “Giải phóng các nước bị trị - Giải phóng lao động - Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại.”. Chế độ Cộng Sản Liên Xô đă tuy phần nào đă đưa đất nước đi lên, nhưng giá hy sinh quá lớn, như lập ra nông trường tập thể, trại tập trung… sát hại trước sau trên 14 triệu người (theo nhà sử học Nga, Tướng Dimitri Volkogonov, cựu Giám đốc Viện Sử học quân sự Liên Xô cũ) và bị sụp đổ vào năm 1991.

Nh́n lại, tất cả sự hy sinh vô bờ bến ấy v́ những tham vọng điên cuồng của một thiểu số đều đă trở thành vô ích!!! Hạnh phúc, phú cường đâu không thấy, chỉ toàn thấy tang thương, khổ đau!!! Và khi xây dựng lại một nước Nga theo trào lưu Dân Chủ, người ta c̣n phải mất rất nhiều năm để giải quyết những hội chứng Cộng Sản tệ hại c̣n sót lại.

- Phong Trào Ngũ Tứ 4/5/1919

Thế Chiến Thứ 1 chấm dứt, Đức bị thua, tháng 1/1919, Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) họp tại Paris ngày 18/1. Người Hoa tưởng là phen này tô giới của Đức được trả lại cho họ, và có thể xoá bỏ hiệp ước bất b́nh đẳng 21 điều với Nhật Bản. Nhưng rồi các cường quốc bất chấp quyền lợi của Trung Quốc nên ngày 4/5/1919, khoảng 3.000 sinh viên đại học Bắc Kinh đă xuống đường, cuộc biểu t́nh bị đàn áp, có 32 người bị bắt, nhưng rồi nhà cầm quyền phải thả ra. Phong trào băi khóa lan rộng tới Thiên Tân và khắp nước. Nhà cầm quyền lại đàn áp nhưng bất lực. Phong trào đ̣i băi chức 3 nhân vật đă kư hiệp ước với Nhật, cuối cùng trước khí thế của các cuộc biểu t́nh, nhà cầm quyền phải nhượng bộ, băi chức ba người kia. Phong trào cũng phản đối dự thảo tại Hội Quốc Liên nên đại diện Trung Quốc không dám kư v́ sợ mang tiếng là “kẻ bán nước”… Đó là thắng lợi lớn của Phong Trào Ngũ Tứ, một trong những phong trào tự phát đầu tiên của quần chúng.

- Hợp Tác Quốc-Cộng Chống Nhật Năm 1924

Đây là lần hợp tác gượng gạo đầu tiên giữa hai tổ chức trái ngược hoàn toàn về đường lối. Đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 3 tháng 6/1923, chấp nhận hợp tác Quốc-Cộng theo đề án của Đệ Tam Quốc Tế do Marin chỉ đạo và đại hội Trung Hoa Quốc Dân Đảng lần thứ 1 tháng 1/1924 đưa ra 3 điểm: Liên Nga (Liên Xô), Liên Cộng và hỗ trợ công nông. Sự hợp tác Quốc-Cộng nhằm thống nhất Trung Hoa Dân Quốc và nhận viện trợ của Liên Xô để đấu tranh giành độc lập. Sự hợp tác dưới h́nh thức đảng viên Cộng Sản Đảng gia nhập Quốc Dân Đảng. Ngay cả Mao Trạch Đông và 9 Ủy Viên Trung Ương Cộng Sản Đảng cũng trở thành Uỷ Viên Trung Ương hay Ủy Viên Dự Khuyết của Quốc Dân Đảng và Borbodine của Đệ Tam Quốc Tế Nga làm Cố Vấn của Quốc Dân Đảng… Nhưng sau khi Tôn Văn mất, nội bộ phân hóa, Cộng Sản Đảng lo bành trướng thế lực và xảy ra nhiều cuộc ám sát, thanh toán lẫn nhau… Tháng 11/1925, phái Tây Sơn chủ trương chống Nga, chống Cộng nên rút ra, tháng 3/1926, Tưởng Giới Thạch biểu lộ rơ tư thế chống Cộng. Ngày 12/4/1927, Tưởng Giới Thạch đảo chánh ở Thượng Hải, lên làm Tổng Thống, sát hại một số đảng viên Cộng Sản… và nhất quyết một sống một c̣n với chính phủ tả phái ở Vũ Hán và Cộng Sản Đảng, từ đó cuộc hợp tác Quốc-Cộng bị tan vỡ. Ngày 18/7/1929, Quốc Dân Đảng đoạn giao với Liên Xô. Bị tấn công liên tục, Mao Trach Đông phải làm cuộc “Vạn Lư Trường Chinh” dài 12.000 km trong thời gian 2 năm 1934-1936, đầy gian khổ và chết chóc, từ phương nam lên phía tây-bắc, lập căn cứ địa tại Diên An với viện trợ của Liên Xô, quân của Tưởng Giới Thạch với viện trợ của Hoa Kỳ bao vây tiêu diệt 6 lần (16/12/1930-2/10/1936 (Diên An)…) nhưng cuối cùng vẫn không thành công.

- Măn Châu Sự Biến Năm 1931

Ngày 18/9/1931, đường xe hỏa của quân đội Nhật tại Măn Châu bị đặt chất nổ. Nhật cho là Đông Bắc Quân của Trương Học Lương gây ra vụ này, nhưng thực ra đây là do quân Nhật tự biên tự diễn để kiếm cớ đánh vào Đông Bắc Trung Quốc. Rồi nhân một vụ nổ từ căn cứ của quân Trung Quốc ở hồ Liễu Diên, quân Nhật tấn công hạ sát binh sĩ Trung Quốc, hôm sau chiếm Phụng Thiên, Trường Xuân, Doanh Châu…

- Chiến Tranh Trung-Nhật Năm 1937-1945 (lần thứ 2): Vụ Lư Cầu Kiều - Thảm Sát Nam Kinh

Trung Quốc gọi là Chiến Tranh Kháng Nhật. Cuộc chiến khởi sự ngày 7/7/1937, nhưng thực tế không có tuyên chiến, giống như khi hạm đội Nhật tấn công Trân Châu Cảng ngày 7/12/1939 (Nhật Bản là ngày 8/12). Quân hai bên đụng độ dữ dội ở Lư Cầu Kiều, Bắc Kinh. Quân Nhật thắng, thừa thế kéo từ vùng Hoa Bắc xuống tận Hoa Nam, chiếm Nam Kinh ngày 13/12/1937, gây ra cuộc thảm sát mà số người bị ngược sát khoảng 100.000-300.000 người. Trong khi đó, lực lượng Quốc-Cộng kết hợp lần thứ hai trong tư thế dè chừng nhau để chống Nhật. Năm 1938, Nhật Bản tổng động viên. Tháng 8/1945, Nhật bị hai quả bom nguyên tử, nên tuyên bố đầu hàng, ngày 2/9, kư hiệp ước đầu hàng Hoa Kỳ và Đồng Minh vô điều kiện. Nhờ đó cuộc chiến Trung Nhật cũng chấm dứt vào giữa tháng 9/1945.

- Cuộc nội chiến tương tàn 1945-1949

Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng tiếp tục vừa đàm phán, vừa lao vào cuộc chiến Quốc-Cộng huynh đệ tương tàn. Quốc Dân Đảng đă đưa ra dự thảo hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc năm 1936, và chính thức công bố năm 1947, nhưng do tham nhũng, bất tài nên mất dần sự ủng hộ của dân chúng, dần dần yếu thế trong khi Cộng Sản Đảng được Liên Xô yểm trợ ngày càng mạnh lên và cuối cùng chiến thắng. Mao Trạch Đông và Cộng Sản Đảng chi phối toàn cơi Hoa Lục, tuyên bố thành lập nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa ngày 1/10/1949, Tưởng Giới Thạch và một số tàn quân phải nhục nhă bỏ chạy ra Đài Loan ngày 10/12/1949. Từ năm 1947, trước khi nắm chính quyền, Mao Trạch Đông đă cho thi hành chính sách Đấu Tranh Giai Cấp, Cải Cách Ruộng Đất với những cuộc đấu tố man rợ…, khiến người dân Trung Quốc lại một phen trở thành nạn nhân của “cách mạng”!

 

2- Chủ Nghĩa Tam Dân Của Nhà Cách Mạng Dân Chủ Tôn Văn

Tôn Văn (孫文, Sūn Wén, 12/11/1866-12/3/1925), tự Đức Minh (Deming), hiệu Dật Tiên (Yat-sen), c̣n có hiệu là Trung Sơn (Zhōngshān, Trung Sơn là tên căn nhà ông sống ở Nhật), vợ là Tống Khánh Linh (1893-1981, du học Hoa Kỳ năm 1908, kết hôn tại Nhật Bản tháng 10/1915, sau 1949, thời Cộng Sản, làm Phó Chủ Tịch Hội Nghị Chính Trị Hiệp Thương, Chủ Tịch Danh Dự Nước), là nhà cách mạng Trung Quốc, người cầm ngọn cờ đầu Dân Chủ, tới nay vẫn đươc coi là “Quốc Phụ” Trung Quốc hiện đại, có đền thờ rất lớn gọi là Trung Sơn Lăng tại Nam Kinh và khắp nơi. Ông đă cùng với các đồng chí như Đàm Tự Đồng (bị giết sau khi thất bại trong cuộc Mậu Tuất Chính Biến chống lại triều đ́nh nhà Thanh năm 1887), Khang Hữu Vi, và Lương Khải Siêu, Hoàng Hưng, Chương Bỉnh Lân là ba người phải lưu vong ở Nhật mà cụ Phan Bội Châu đă gặp…

 

1905, tức Quang Tự năm thứ 13, Hoa Trung Hội, Quang Phục Hội và Hoa Hưng Hội kết hợp thành Trung Quốc Đồng Minh Hội (tiền thân của Trung Hoa Quốc Dân Đảng) ở Nhật Bản do Tôn Văn cầm đầu, đă đưa ra “Tứ Cương Lĩnh” (四綱領):

1-     Khu trừ Thát lỗ (loại trừ giặc Mông Cổ).

2-     Hồi phục Trung Hoa.

3-     Kiến lập dân quốc.

4-     B́nh quân địa quyền (chia đều đất đai).

Ngay sau đó năm 1906, đổi thành Chủ Nghĩa Tam Dân:

1-    Chủ Nghĩa Dân Tộc: độc lập.

2-    Chủ Nghĩa Dân Quyền: tự do.

3-    Chủ Nghĩa Dân Sinh: hạnh phúc.

Ông chủ trương thành lập chính quyền qua 3 giai đoạn: quân chính, huấn chính, hiến chính và lập ta thể chế Ngũ Quyền Hiến Pháp (五権憲法):

1-  Lập Pháp.

2-  Hành Pháp.

3-  Tư Pháp.

4-  Khảo Thí. (để chọn nhân tài cho đất nước, tránh mua bằng cấp và quan chức)

5-  Giám Sát. (tương tự như tự do ngôn luận là đệ tứ quyền ở Hoa Kỳ?)

Ông Tôn Văn muốn lập Tổng Thống Chế và liên bang như Hoa Kỳ, nhưng ông Tống Giáo Nhân (1882-1913, bị ám sát) là người đặc trách tổ chức Quốc Dân Đảng th́ chủ trương Đại Nghị Chế (với hai viện và Hạ Viện đa số ở Hạ Viện bầu Thủ Tướng như Anh, Nhật), hai bên thường xuyên tranh chấp với nhau.

Tôn Văn đă đề ra quan niệm “Tri nan hành dị” (biết khó làm dễ), “Không biết cũng có thể làm, làm rồi sẽ biết”… Ông cũng là người đă truyền bá thuyết tiến hóa của Darwine ở Trung Quốc, cho rằng “Mọi vật trong thế giới đều do tiến hóa mà thành.”.

- - - -

Năm 1905, chính ông Khuyển Dưỡng Nghị (1855-1932) là chính trị gia hàng đầu của Nhật, sau làm Thủ Tướng và bị một thanh niên Triều Tiên ám sát) đă giới thiệu cụ Phan lên Đông Kinh gặp nhà cách mạng Tôn Văn vừa từ Hoa Kỳ về tới, là người mà cụ Phan đă thán phục qua những bài viết của ông, Chủ Nghĩa Tam Dân: "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc"... cha đẻ cách mạng Tân Hợi 1911 của Trung Quốc. Ngày 1/1/1912, Tôn Văn được bầu làm Tổng Thống lâm thời năm 1911, lúc ông 45 tuổi. Ông đă từng du học và làm việc ở Hoa Kỳ, bôn ba khắp nơi vận động cách mạng, và cũng từng đến Việt Nam năm 1904, cư ngụ tại số 22 phố Hàng Buồm, Hà Nội…, để vận động sự ủng hộ và đóng góp tài chính của Hoa Kiều. Chính ông Hồ Chí Minh đă lấy mục tiêu của ba chủ nghĩa trên làm tiêu đề văn thư “Độc L ập - Tự Do - Hạnh Phúc”, cũng như đă lấy những điểm căn bản trong hiến pháp Hoa Kỳ, Pháp đưa vào bài diễn văn độc lập đọc ngày 2/9/1945 tại Ba Đ́nh, Hà Nội.

Cụ Phan Bội Châu đă đến Trí Ḥa Đường (智和堂) ở Yokohama gặp ông Tôn Văn hai lần, bút đàm với nhau, tuy chưa hiểu nhau nhiều nhưng cụ Phan th́ muốn Trung Quốc giúp Việt Nam giải phóng trước rồi lấy đó làm bàn đạp giải phóng Lưỡng Quảng, c̣n Tôn Văn th́ muốn đảng nhân Việt Nam gia nhập đảng cách mạng Trung Quốc, hễ đến lúc Trung Quốc thành công th́ nước thứ nhất được viện trợ là Việt Nam. Mặt khác, cụ Phan vẫn c̣n tư tưởng bảo hoàng, nhưng Tôn Văn th́ một mực bác bỏ đảng quân chủ lập hiến. Tuy vậy, qua hai cuộc gặp gỡ trên và trước cũng như sau đó cụ Phan gặp cả ông Chương Bỉnh Lân, và ông Hoàng Hưng, tổng cộng là bốn người đầu năo của Cách Mạng Tân Hợi nên sau nhờ đó phía Việt Nam có thể nương nhờ họ nhiều.

Cụ Lương Khải Siêu khuyên cụ Phan nên dùng lời lẽ thống thiết tố giác t́nh cảnh Việt Nam với thế giới và kêu gọi quốc dân Việt thức tỉnh, cũng như nên cổ động thanh niên xuất dương cầu học. Cụ Phan đă viết cuốn sách đầu tiên ở Nhật "Việt Nam Vong Quốc Sử" với sự góp ư và lời nói đầu của cụ Lương. Việt Nam Vong Quốc Sử nói qua về lịch sử Việt Nam, 13 chí sĩ ái quốc chống Pháp thời Văn Thân, Cần Vương, vạch trần và lên án chế độ thực dân, tố giác triều đ́nh bất lực, tham ô... cũng được đăng trên Tân Dân Tùng Báo.

Đối với thời bấy giờ, đây là một bước đột phá rất quan trọng trong phương thức đấu tranh, khi đưa ra một chủ thuyết khá hoàn bị, nói rơ mục tiêu đấu tranh cách mạng dân chủ. Chủ Nghĩa Tam Dân đă thu hút được sự hưởng ứng của khá đông dư luận dân Trung Quốc, nhờ đó mà cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911 thành công. Từ những quan hệ trước đó giữa những nhà cách mạng lăng đạo hai nước, cũng như trong những cuộc xung đột với quân nhà Thanh ở Quảng Đông và Nam Kinh, có vài chục nhà cách mạng Việt Nam tham dự và có người đă hy sinh, nên quan hệ giữa các nhà cách mạng Việt và Hoa khá gắn bó. Cụ Phan đă định đưa 480 khẩu súng trường mua của Nhật cho cách mạng Trung Hoa, nhưng chưa kịp làm th́ bị nhà cầm quyền Anh tịch thu. Năm 1912, cụ Phan Bội Châu được mời làm khách dự thính phiên họp đầu tiên của quốc hội Dân Quốc tại Nam Kinh (gần Thượng Hải).

           Sau cách mạng Tân Hợi, ông Tôn Văn tiếp tục đi diễn thuyết khắp nơi về Chủ Nghĩa Tam Dân, trong thời gian tháng 1-8/1924, ông đă có 16 buổi nói chuyện. Năm 1924, ông đă nói chuyện tại Kobe, chủ trương Chủ Nghĩa Đại Á Châu, Đông Dương Ḥa B́nh Vương Đạo, Thân Thiện Hoa-Nhật... Rất tiếc Tôn Văn mất sớm, ông để lại di chúc bày tỏ sự chưa măn nguyện: “Cuộc cách mạng chưa thành”. Trung Hoa Quốc Dân Đảng sau khi lên nắm quyền đă đi đến kiêu binh, lạm quyền và tham nhũng nên bị yếu dần đi. Liên minh Quốc-Cộng 1924 chống Nhật lần thứ 1…, và lần thứ 2 trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật 1937-1945, mà do Nhật Bản thua Thế Chiến Thứ 2 đă đem lại thắng lợi cho Trung Quốc và cuộc chiến tương tàn Quốc-Cộng đă đem lại thắng lợi năm 1949 cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc thành lập năm 1921, do Mao Trạch Đông lănh đạo.

Chế độ Cộng Sản Trung Quốc đă sát hại trước sau khoảng 60 triệu người (theo các sử liệu và ông Hoàng Minh Chính), đặc biệt là trong những thập niên đầu tiên với “Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Văn Nghệ Sĩ, 3 Ngọn Cờ Hồng, Trại Tập Trung, Công Xă, Bước Tiến Đại Nhảy Vọt, Cách Mạng Văn Hóa, Vệ Binh Đỏ...”. Kinh tế tụt hậu, cuộc sống rơi vào cùng cực, truyền thống bị phá bỏ, đạo đức bị băng hoại… Chính Mao Trạch Đông là người vô cùng độc đoán và có cuộc sống sa đọa. Tài liệu “Cửu B́nh” (九評, 9 bài b́nh luận về đảng Cộng Sản) nêu lên những điểm tàn bạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc là một bằng chứng rơ rệt về những chuyện này. Có thề xem chi tiết trong trang nhà:

http://www.cuubinh.net

Sau khi Mao chết năm 1976, đảng Cộng Sản Trung Quốc dưới sự lănh đạo của Đặng Tiểu B́nh… dần dần đi vào thực tiễn, đă đưa nước này ngày một đi lên. Đây là những yếu tố quan trọng đă ảnh hưởng đến t́nh h́nh Việt Nam. Thật vậy, đảng Cộng Sản Trung Quốc đă giúp dảng Cộng Sản Việt Nam rất dồi dào về nhân lực và vũ khí nên đảng Cộng Sản Việt Nam đă chiến thắng trên các mặt trận chống Pháp và quốc gia, đặt biệt là tại Điện Biên Phủ năm 1954… Và miền Bắc Việt Nam năm 1945, rồi Nam Việt Nam năm 1975 lần lượt bị đặt dưới sự cai trị của Cộng Sản. Đảng Cộng Sản Việt Nam có phần trách nhiệm lớn trong 4 cuộc chiến: chiến tranh Đông Dương lần thứ 1 năm 1930-1945, lần thứ 2 năm từ 1954-1975, đánh qua Cam Bốt năm 1977-1987, đánh nhau với Trung Quốc năm 1978, rồi Cải Cách Ruộng Đất năm 1954-1955, đánh tư sản 1975, gây ra nạn vượt biển, vượt biên năm 1975-1995… đă làm thiệt mạng khoảng 4 triệu người. Cộngn Sản Miên cũng vậy, Polpot đă làm hàng trăm ngàn người chết trong chiến tranh và ngược sát khoảng 1,7 triệu người...

 

III- Đấu Tranh Dân Chủ Tại Việt Nam

 

1-    Giai Đoạn Đấu Tranh Tự Phát Và Tinh Thần Quân Chủ

Ngày 15/4/1847, thời vua Thiệu Trị, tàu chiến Pháp đă bắn ch́m 9 tàu chiến của Việt Nam tại cửa biển Đà Nẵng rồi bỏ đi. Năm 1856, thời vua Tự Đức, tàu Pháp trở lại bắn phá, uy hiếp Đà Nẵng, rồi năm 1859, tàu Pháp và Ư vào Nam đánh chiếm đất Gia Định… Sau cuộc chống cự lâu dài của dân tộc Việt Nam, tới năm 1884, triều đ́nh Huế kư hiệp ước Patenote, coi như Pháp hoàn toàn đô hộ Việt Nam, mặc dù họ chia Việt Nam làm ba miền theo ba thể chế khác nhau. Nam Kỳ là thuộc địa Cochichine, Bắc Kỳ là xứ bảo hộ Tonkin, Trung Kỳ là An Nam thuộc triều đ́nh Huế nhưng dưới sự bảo hộ của Pháp. Việc ngoại giao, quân sự, kinh tế hoàn toàn trong tay người Pháp.

           Năm 1874, Phong Trào Văn Thân với Trần Tấn và Đặng Như Mai đưa ra hịch “B́nh Tây Sát Tả” cùng khoảng 3.000 người nổi lên tại Nghệ An, đă từng đánh lấy thành Hà Tĩnh, rồi ra vây phủ Diễn Châu…

Năm 1885, Tôn Thất Thuyết cùng một số sĩ phu và nghĩa sĩ pḥ vua Hàm Nghi (1871-1943) bỏ Huế đi lánh nạn ở Quảng Trị, ông Thuyết khi ở Quảng B́nh đă làm hịch “Cần Vương”, Phong Trào Cần Vương được dân chúng từ B́nh Thuận trở ra Nghệ An, Thanh Hóa đều ủng hộ…

Nhưng chẳng bao lâu kể từ khi nổi lên, cả hai phong trào lần lượt bị nhà cầm quyền Pháp và tay sai bản xứ triệt hạ, nhiều người bị sát hại. H́nh thức đấu tranh của hai phong trào, là pḥ vua, cứu nước, hội kín, uống máu ăn thề, luyện vơ, rèn kiếm... Phong Trào Văn Thân có tính tự phát, thiếu chuẩn bị, mà lại vừa lo chống giáo dân theo Pháp, vừa lo chống Pháp… Phong Trào Cần Vương có vua quan, có tư thế hơn, nhưng rồi vua Hàm Nghi bị phản bội, b ịđem bán đứng và căn bản là thiếu lực nên nhanh chóng bị thua. Năm 1916, vua Duy Tân lên ngôi, cũng can đảm đứng lên mưu giành độc lập nhưng không thành…   

Cạnh đó c̣n có rất nhiều cuộc nổi dậy với các chiến khu như của cụ Nguyễn Thiện Thuật (1841-1926) ở Băi Sậy, Tống Duy Tân (1838-1892) và Cao Điểu ở Hùng Lĩnh, Thanh Hóa trong 6 năm 1886-1892, Phan Đ́nh Phùng (1847-1895) và Cao Thắng (1865-1893) ở Vũ Quang kéo dài trong 11 năm (1885-1895) đặc biệt bắt đầu tự đúc súng và Hoàng Hoa Thám (1858-1913) ở Yên Thế kéo dài 8 năm (1905-1913)… cũng lần lượt bị tan ră.

 

2-    Giai Đoạn Vận Động Đấu Tranh Dân Quyền Toàn Quốc Và Hải Ngoại

Hai Phong Trào Văn Thân và Cần Vương thất bại làm tinh thần đấu tranh của dân Việt nhất thời bị trùng xuống cho tới năm 1904 th́ lại bắt đầu vùng lên mạnh mẽ với sự ra đời của hai Phong Trào Đông Du (Duy Tân Hội - Việt Nam Quang Phục Hội...) và Duy Tân.

Rút kinh nghiệm thất bại trong quá khứ và nhân tiếp thu được những tư tưởng dân quyền như tự do, dân chủ từ Pháp qua các sách Tân Thư của các nhà cách mạng Trung Hoa như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu…, hai phong trào mới này có hướng đi khác hẳn. Đặc trưng của hai phong trào này là đi vận động toàn quốc rồi sau đó lan ra hải ngoại.

          

    Phan Bội Châu              Phan Châu Trinh

Cụ Phan Bội Châu và Tiểu La Nguyễn Thành, Tăng Bạt Hổ… chủ trương bạo động và bí mật, ban đầu c̣n tinh thần “tôn quân” đă đưa cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để lên làm Hội Chủ. Mặt khác, cũng chủ trương: “Khai dân trí, chấn dân khí, thụ nhân tài (đào tạo nhân tài).”.

C̣n cụ Phan Châu Trinh với cụ Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quư Cáp… th́ chủ trương bất bạo động và công khai, đặc biệt là “tôn dân đổ vua” tức chủ trương dân chủ. Mặt khác, cũng chủ trương: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh (đem lại phúc lợi cho dân).”.

Cả hai phong trào đă phát triển hoạt động khá tốt đẹp trong 4 năm đầu 1904-1908. Tới năm 1908, Phong Trào Đông Du do Pháp áp lực nên bị Nhật trục xuất, phong trào kể như tan, và sau đó cụ Phan Bội Châu tiếp tục hoạt động tại địa bàn Thái, nhất là Trung Quốc và lập Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1924 với “Chủ Nghĩa Tam Dân”. Tới năm 1925, cụ bị bắt cóc đưa về Việt Nam xử án và an trí tại Huế. Mât khác, Phong Trào Duy Tân phát triển mạnh, mở một loạt trường, cơ sở thương mại, nông trại, kêu gọi cắt tóc và ăn mặc theo Âu Phục may bằng vải Ta… nhưng rồi do vụ dân chúng khắp Trung Kỳ bất ngờ nổi lên kháng thuế gọi là “Trung Kỳ Dân Biến 1908” nên bị Pháp ra tay đàn áp, hầu hết các lănh tụ phong trào bị bắt. Cụ Phan Châu Trinh tiếp tục hoạt động ở Pháp từ năm 1911 đến 1925 th́ về nước và năm 1926 bị bệnh mà mất.

Hai phong tràao này đă có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm thức của người Việt, đă đốt lên ngọn đuốc hy vọng về việc giải phóng đất nước và dân chủ hoá. Tuy vậy, nói chung cả hai phong trào vẫn chỉ hoạt động với những nhận thức chung chung, đơn giản, chưa tổ chức dưới h́nh thức đảng và có hệ thống chủ thuyết. Giờ chót năm 1924, cụ Phan Bội Châu mới chuyển qua h́nh thức đảng và có chủ thuyết nhưng hầu như dập khuôn của cuộc đấu tranh Dân Quyền của Trung Quốc, đứng đầu là Tôn Văn.

Phải chăng nếu chế độ Dân Chủ của Tôn Văn, Tưởng Giới Thạch tồn tại ở Trung Quốc th́ cũng có nhiều xác suất Việt Nam sớm trở thành một nước dân chủ từ khoảng cuối thập niên 40, đầu 50. 

           Cuộc Cách Mạng Dân Chủ tại Trung Quốc và việc đưa ra Chủ Nghĩa Tam Dân hay Cuộc Cách Mạng Cộng Sản và việc đưa Chủ Nghĩa Cộng Sản tại Nga vào Việt Nam đă ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động đấu tranh chính trị tại Việt Nam về nội dung hay gợi ư tự xây dựng chủ thuyết.

Tháng 7/1924, cụ Phan Bội Châu đi Quảng Đông. Sau đó, cụ Phan và Nguyễn Hải Thần tới Quan Quân Học Hiệu Hoàng Phố mới vừa mở ở Quảng Châu, yết kiến Hiệu Trưởng là Tưởng Giới Thạch và Giám Đốc là Lư Tề Thâm, cả hai đều tán thành việc đưa học sinh Việt Nam vào học. V́ vậy cụ và các đồng chí đă cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội, khi đó đă ră rời, thành Việt Nam Quốc Dân Đảng, đặt trụ sở tại Tổng Chi Bộ tại Quảng Châụ Đường lối của đảng dựa theo đường lối Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tôn Văn, nhằm lật đổ Pháp và thành lập nước Cộng Ḥa Dân Quốc Việt Nam. Cụ Phan đă viết Việt Nam Quốc Dân Đảng Chương Tŕnh và Việt Nam Quốc Dân Đảng Đảng Cương. Đảng có các đại bộ: B́nh Nghị, Kinh Tế, Giám Đốc (kiểm soát) và Chấp Hành, trong Chấp Hành Bộ có 6 ty là Văn Độc (văn thư), Tuyên Truyền, Quân Sự, Tài Chính, Thư Vụ, Huấn Luyện...

           Thật tiếc là công cuộc đấu tranh sau bao thăng trầm, mất mát, vừa bước qua một giai đoạn mới, có nhiều triển vọng hơn cả th́ cụ Phan bị bắt. Việt Nam Quốc Dân Đảng do cụ mới thành lập ở Quảng Đông năm 1924 do đó cũng yếu hẳn đi, một số nhân sự và cơ sở sau này lọt vào tay Cộng Sản.

           Nhà cách mạng Nguyễn Thái Học (1901-1930), người mà năm 1926 đă từng đề nghị cải tổ nền hành chánh, ban hành tự do ngôn luận... đồng thời chịu ảnh hưởng của cuộc đấu tranh của cụ Phan Bội Châu, nên năm 1927 đă thành lập Đảng Quốc Dân Việt Nam, gọi tắt là Quốc Dân Đảng tại Yên Bái và coi cụ Phan Bội Châu là Đảng Trưởng Danh Dự mặc dù cụ không chính thức nhận. Đảng với đảng cương dựa theo Trung Hoa Quốc Dân Đảng, chủ trương dùng bạo lực để giành lại độc lập cho dân tộc, năm 1929 đă ám sát chủ mộ phu đồn điền người Pháp là Bazin. Ngày 20/2/1930, ông Nguyễn Thái Học và một số đồng chí bị bắt và ngày 17/6/1930, ông cùng 12 đồng chí khác bị Pháp xử tử h́nh tại Yên Bái.

           Quốc Dân Đảng với chủ thuyết gọi là Việt Nam Tam Dân Chủ Nghĩa gồm:

- Dân Tộc Độc Lập: Nguồn gốc dân tộc - Văn hóa truyền thống - Tinh thần độc lập - Ḷng yêu nước - Nghĩa đồng bào - Đạo đức dân tộc.

- Dân Quyền Tự Do: Dân quyền - Tự do- B́nh đẳng – Dân chủ.

- Dân Sinh Hạnh Phúc: Dân sinh hạnh phúc - Văn hóa độc lập - Giáo dục tiến bộ - Cộng đồng dân chủ - Luật pháp nhân bản - Hữu sản dân quyền.

Ngoài các đảng kể trên c̣n có đảng Duy Dân với Lư Đông A chủ trương Chủ Nghĩa Duy Dân, Việt Nam Cách Mạng Đảng với Nguyễn Hải Thần, đảng Đại Việt với Trương Tử Anh chủ trương Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, từ đó sinh ra Đại Việt Quốc Dân Đảng với Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam (Bắc), Đại Việt Cách Mạng Đảng với Hà Thúc Kư (Trung), Tân Đại Việt với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy (Nam) là người đă bổ sung Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn (đặt nặng Dân Bản)… hay các giáo phái Ḥa Hảo, Cao Đài cũng có những tư tưởng giữ nước và dựng nước. Nói chung, tất cả đều coi dân tộc là mục tiêu, lư tuởng để hoạt động.

 

3- Sự xuất hiện của chủ nghĩa Cộng Sản

Tháng 9, cụ Phan đi Hàng Châu, định mời cụ Nguyễn Thượng Hiền về cùng tham gia công việc ở Quảng Châu, ủy cho Lâm Đức Thu.... lo việc xếp đặt và mời người về họp. Tài liệu trên th́ ủy cho Hồ Tùng Mậu đem về nước, nhưng cụ cũng không biết có đem được về và có thay đổi được ǵ không?...

           Tháng 11, sau khi in xong chương tŕnh đảng cương được 3 tháng, có Lư Thụy (tức Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh đă từ Mạc Tư Khoa (Nga) sang Hạ Sâm Uy (Vladivostok) ở phía đông rồi lấy tàu đi Quảng Châu, theo làm thông dịch viên cho phái đoàn Nga do Mikhail Borodin cầm đầu qua làm cố vấn chính trị cho chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Nhưng ông cũng đồng thời là Ủy Viên Đông Phương Cục của Đệ Tam Quốc Tế với trách nhiệm thành lập và kiểm soát các đảng Cộng Sản tại Đông Á, nên đă thiết lập đảng Cộng Sản Đông Dương, Thái và Miến Điện.

Ông Lư Thụy (1890-1969) tên thật là Nguyễn Sinh Cung rời Việt Nam năm 1911 lgu lạc khắp nơi, năm 1916 hay 1917, với tên Nguyễn Tất Thành, ông từ London là thủ đô nước Anh, đến ở chung với Phan Châu Trinh tại Paris, gia nhập đảng Xă Hội Pháp, trở thành một người trong nhóm "Ngũ Long" với Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh (sau theo Cộng Sản Đệ Tứ)... và tên Nguyễn Ái Quốc là tên chung. Nguyễn Tất Thành theo chủ nghĩa Cộng Sản khi Lênin (1870-1924) thành lập Đệ Tam Quốc Tế năm 1919. Ông là một trong những sáng lập viên đảng Cộng Sản Pháp. Năm 1923, ông đi Nga với tính cách là đại biểu nông dân các nước thuộc địa, khi tới thủ đô Moscow, th́ Lênin mất ngày 24/1/1924. Ông được đảng Cộng Sản Nga (thuộc Cộng Sản Đệ Tam) đào luyện tại trường Đông Phương ở Moscow... rồi cuối năm 1924, được Cộng Sản Quốc Tế gởi qua Trung Quốc.

Lư Thụy chủ trương lập Toàn Thế Giới Nhược Tiểu Dân Tộc Liên Hiệp Hội để lănh đạo các nước chống lại với Thực Dân, Tư Bản và kêu gọi nên bỏ Việt Nam Quốc Dân Đảng mà gia nhập tổ chức ấy, lập Á Đông Bộ, Việt Nam Chi Bộ.

Sau, ông Lư Thụy đổi Toàn Thế Giới Nhược Tiểu Dân Tộc Liên Hiệp Hội, Á Đông Bộ, Việt Nam Chi Bộ thành "Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội" tức Việt Nam Đồng Chí Hội ở Quảng Đông và làm Tổng Bí Thư, c̣n Lâm Đức Thụ giữ vai đại diện. Trước sự xuất hiện này, cụ Nguyễn Thượng Hiền bắt đầu cảnh giác và chống lạị Năm 1927, bị nhà cầm quyền Trung Hoa bố ráp nên năm 1928, ông qua Thái Lan hoạt đô.ng. Hồ Tùng Mậu bị bắt rồi được thả năm 1929, đă thay Lư Thụy làm Tổng Bí Thư, triệu tập đại hội ngày 1/5/1929 tại Hương Cảng nhưng không kết quả v́ các phe nhóm vẫn bất đồng.

Ngày 23/12/1929, ông Lư Thụy dùng tên Nguyễn Ái Quốc, với tư cách đại diện Cộng Sản Quốc Tế từ Thái Lan qua Hương Cảng triệu tập 3 đảng Đông Dương Cộng Sản Đảng tại Bắc Kỳ, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn tại Trung Kỳ và An Nam Cộng Sản Đảng tại Nam Kỳ theo chỉ thị mật đề ngày 27/10/1929 của Ngạ Phiên họp từ 2-7/2/1930, Lư Thụy đă ḥa giải và thống nhất 3 đảng (tuy đại diện Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn không dự) thành Việt Nam Cộng Sản Đảng nhưng ngay sau đó theo khuyến cáo của Đông Phương Bộ của Cộng Sản Quốc Tế đă đổi thành đảng Cộng Sản Đông Dương, đây là tiền thân của đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ. Nhà cầm quyền Anh biết Nguyễn Ái Quốc là cán bộ Cộng Sản nên bắt giam ngày 6/6/1931, sau ông được Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế và các đồng chí, kể cả cụ Cường Để ở Nhật... can thiệp nên được thả ra năm 1933 th́ lại sang Nga học trường đại học Lênin.

Năm 1938, ông quay trở lại Quảng Tây và năm 1940, ông về nước, lập căn cứ ở hang Pác Bó (Cao Bằng). Tháng 8/1942, lấy tên Hồ Chí Minh, rồi lại trở sang Trung Quốc, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 1 năm và được trả tự do vào tháng 9/1943. Cuối năm 1944, ông thành lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân.

           Có tin "Hồ Chí Minh" là tên hiệu của ông Hồ Học Lăm, người thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Minh, năm 1941, khi ông Lăm mất năm 1942 th́ ông Nguyễn Tất Thành lấy dùng tên hiệu và tổ chức này để hoạt động?

Ngày 16/8, ông chủ tọa Hội nghị Quốc Dân, ngày 25/8, lập chính phủ lâm thời, và ngày 2/9 lập chính phủ do ông làm Chủ Tịch kiêm Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao...

Nhật Bản vờ nêu cao danh nghĩa "Đại Đông Á" (大東亜, Daitoa), giúp các dân tộc nhược tiểu vùng lên giành độc lập và "trao quyền" cai trị đất nước lại cho người Việt. Nhật Bản đă kín đáo nói với Hoàng Đế Bảo Đại đưa cụ Trần Trọng Kim (1883-1953) lên làm Thủ Tướng. Cụ Trần Trọng Kim cũng lưỡng lự măi mới nhận lời, thành lập chính phủ ngày 17/4/1945... mà không có Bộ Quốc Pḥng, không có quân đội nên mặt an ninh và đường lối vẫn phải dựa vào quân Nhật. Ngày 11/3, chính phủ Trần Trọng Kim đă tuyên bố độc lập, lấy quốc hiệu là Việt Nam và quốc kỳ là h́nh Quẻ Ly, với 2 gạch liền trên dưới và gạch đứt ở giữa với ư là sáng sủa và phương Nam, sau đổi thành cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (quẻ Càn/Kiền với 3 gạch liền) miền Nam dùng và hủy bỏ mọi hiệp ước bất b́nh đẳng với Pháp, tiến hành việc cứu đói... Chính phủ này chỉ kéo dài được cho tới ngày 25/8 (sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện ngày 14/8).

           Ngày 25/8, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và chính thức làm lễ bàn giao ấn tín cho đại diện Việt Minh là các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cụ Huy Cận ngày 30/8 trước cửa Ngọ Môn.

Ngày 17/8, nhân cuộc biểu t́nh do Tổng Hội Công Chức tổ chức trước dinh Khâm Sai để mừng đất nước hoàn toàn độc lập, ủng hộ Hoàng Đế Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim với khoảng 10.000 người tham dự, nhưng Việt Minh đă chuẩn bị từ trước một số người có vũ trang để cuớp máy vi âm, treo cờ, lôi kéo về phía ḿnh. Ngày 19/8, họ đă đánh chiếm một số cơ sở của Pháp hay các đảng phái... cướp chính quyền, c̣n được gọi là "Cách Mạng Tháng Tám". Ngày 2/9/1945, ông Hồ Chí Minh thành lập chính phủ, tuyên bố độc lập ở quảng trường Ba Đ́nh, Hà Nội, lấy quốc hiệu là Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa và quốc kỳ là cờ Đỏ Sao Vàng, cũng hủy bỏ các hiệp ước với Pháp, mở chiến dịch cứu đói...

Ông Hồ Chí Minh du nhập Chủ Nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam, bên cạnh chủ trương đấu tranh giai cấp, tam vô (vô tổ quốc, vô gia đ́nh, vô tôn giáo) cũng đưa ra những hứa hẹn Tự Do, Dân Chủ… nhưng không thực hiện mấy. Cho tới năm 2006, đảng Cộng Sản vẫn c̣n tŕ hoăn thực thi Dân Chủ thực sự với lư do dân trí c̣n thấp, đợi phát triển kinh tế đă!?

 

3-    Đấu tranh dân chủ trước và sau năm 1975

Trước năm 1975, lănh thổ ở miền Nam mang tên Việt Nam Cộng Ḥa, trong phạm vi tự do - dân chủ giới hạn, cũng có một số nhà đấu tranh Dân Chủ, chống chiến tranh đ̣i Hoà B́nh… nhưng không có ǵ nổi bật lắm. Ở miền Bắc mang tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, có đảng Lao Động và thêm hai đảng là Dân Chủ (mà ông Hoàng Minh Chính làm Tổng Thư Kư), Xă Hội làm cảnh, v́ đều do đảng Lao Động chi phối và bị giải tán khoảng vào thập niên 80. Tuy nhà cầm quyền cai trị độc đoán bằng chế độ hộ khẩu và công an, cũng đă có một số người mạnh dạn lên án sự độc tài, thiếu Tự Do - Dân Chủ như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (Văn Cao, Phan Khôi, Trần Dần), nhà văn nữ Thụy An, các ông Nguyễn Chí Thiện, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Minh Cần, Vũ Thư Hiên…

Sau năm 1975, đảng Lao Động với chiến thắng quân sự, đă chi phối toàn cơi Việt Nam, xuất đầu lộ diện đổi thành đảng Cộng Sản, đă thực thi chuyên chính, trả thù bằng cách bắt giam hàng trăm ngàn người lính miền Nam, cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản mại bản, hợp tác xă hóa… đưa đất nước đến điêu tàn, đứng trước vực thẳm. Đến nỗi đại hội đảng lần thứ 6 năm 1985, ông Nguyễn Văn Linh phải tuyên bố: “Đổi mới hay là chết!”, mà thực ra chỉ “đổi mới” đối với đảng Cộng Sản c̣n đối với đại đa số người Việt là “đổi cũ”.

- Người Việt hải ngoại đă liên tục mạnh mẽ lên tiếng phản đối.

- Năm 1989-1991, chế độ Cộng Sản tại Liên Bang Xô Viết và các nước Đông Âu xụp đổ.

- Từ thập niên 90 th́ càng ngày người ta càng thất vọng v́ sự bóp nghẹt tự do - dân chủ và sa đọa…, trước t́nh h́nh đó, một số nhà trí thức và dư luận trong nước bắt đầu lên tiếng.

- Từ giữa thập niên 90, mặt kinh tế có nhiều cởi mở và phát triển, nhưng hầu hết cán bộ Cộng Sản đều tham ô, xă hội đầy rẫy bất công, nạn cướp đất, nạn bóc lột diễn ra công khai, khoảng cách giàu nghèo ngày một lớn… nên những tiếng nói đấu tranh ngày một mạnh mẽ và đặc biệt công khai hơn.

- Những người Cộng Sản mang ngọn cờ đấu tranh cho công bằng, b́nh đẳng xă hội lại ăn trên ngồi chốc, sống xa hoa giàu có và trụy lạc trong khi dân chúng nghèo nàn, thực tế họ đă bỏ rơi lư tưởng và thoái hóa.

- Tại Việt Nam, đảng Cộng Sản đánh phá Tư Sản năm 1954, năm 1975, nhưng khi cán bộ Cộng Sản bóc lột người dân trở nên giàu có, thành tầng lớp Tư Bản Đỏ th́ năm 2005 lại cổ vơ và tự biến ḿnh thành Tư Sản. Đây là tầng lớp Tư Sản, Tư Bản h́nh thành nhanh nhất trên thế giới mà chúnng ta biết được, v́ hoàn toàn không do tài năng và công sức của họ mà do bóc lột và tham nhũng. Vậy họ là đảng Tư Bản chứ sao lại gọi là Cộng Sản? Đó là một trong những điều rất nghịch lư của Cộng Sản!?

- Nội bộ đảng Cộng Sản cũng phân hóa trầm trọng giữa nhóm bảo thủ và cấp tiến.

- Các nhà Dân Chủ trong và ngoài nước, mà một số lớn lả đảng viên Cộng Sản kỳ cựu và cả các tu sĩ thuộc mọi tôn giáo… ngày càng đông và đến gần với nhau hơn, đă thẳng thắn đ̣i hỏi bỏ điều 4 hiến pháp vốn cho phép đảng Cộng Sản độc quyền thống trị, đ̣i đa nguyên đa đảng, đ̣i đổi tên nước, đặt vấn đề trách nhiệm về nạn “buôn dân, bán nước”… Tóm lại, kinh tế có đi lên đáng kể nhưng tham nhũng và băng hoại càng lúc càng trầm trọng.

- Cuối năm 2005 và qua năm 2006, hàng trăm ngàn người lao động đ́nh công, thương gia băi thị, nông dân và dân chúng biểu t́nh, khiếu kiện v́ bị bóc lột… đă diển ra khắp nơi trong nước. Tháng 2/2006, nhiều đại diện người lao động đă cùng đưa ra nhận định “Nỗi Niềm Khóc Hận Thương Tâm” gồm 8 điểm làm người ta liên tưởng đến vụ hàng trăm ngàn dân Trung Kỳ kháng thuế gọi là “Trung Kỳ Dân Biến” năm 1908 thời Pháp thuộc và “Yêu Sách 8 Điểm” năm 1919 của nhóm Ngũ Long với Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường… gửi Ḥa Hội Varseille, Pháp.

- Vụ rải truyền đơn ở đại học Cần Thơ trong dịp Tết Tây 2006 và đại học Hà Nội cũng như nhiều nơi ở Việt Nam trong dịp Tết Ta Bính Tuất đă nói lên phần nào những bất măn của dân chúng.

- Ngày 1/12/2005, toàn thể 730 nghị viên Quốc Hội Âu Châu đă ra nghị quyết lên án chế độ cai trị tại Việt Nam, Lào, Cam Bốt và kêu gọi đảng Cộng Sản Việt Nam bỏ điều 4 hiến pháp.

- Ngày 25/1/2006, Hội Đồng Âu Châu ra nghị quyết 1481, lên án các chế độ Cộng Sản đă tàn sát người hàng loạt như Phát-xít (Fascism, Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan). Nghị quyết có 14 điều rất cụ thể và nghiêm minh, trong đó có Điều 9 nhấn mạnh: “Các chế độ toàn trị Cộng Sản vẫn c̣n hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới và vẫn tiếp tục gây tội ác. Quan điểm về quyền lợi quốc gia không thể được dùng để ngăn chặn sự chỉ trích thích đáng đối với các chế độ toàn trị Cộng Sản hiện nay. Hội Đồng mạnh mẽ lên án tất cả các vi phạm nhân quyền của họ.”.  

- Chế độ chỉ huy, bao cấp phá sản, có thể tạm coi như nhà cầm quyền đă cởi mở về kinh tế 70% và chính trị 30% đă làm cuộc sống người dân khá hơn (tăng trưởng đều đặn 7-8%, nhưng thực ra do tài chính và kỹ thuật từ bên ngoài), nên phong trào đấu tranh Dân Chủ vẫn tiếp tục lên tiếng để thực sự có Tự Do - Dân Chủ.

- Trào lưu Dân Chủ cả ở trong và ngoài nước đang tràn dâng càng lúc càng cao ở Việt Nam.

 

IV- Kết luận: Chúng ta thu thập được bài học ǵ?

 

Với thể chế Dân Chủ, từ lâu chính trị Nhật Bản ổn định, người dân sống trong tự do - dân chủ, họ có đầy đủ mọi quyền rồi nên không hề thấy người Nhật nào đứng lên đ̣i Dân Chủ cả. Vấn đề c̣n lại là ở những nước theo thể chế Cộng Sản vẫn b ị cai trị bằng đàn áp như Trung Quốc, Việt Nam nên mới có phong trào đấu tranh Dân Chủ.

Từ những điểm khái lược trên của ba quốc gia, chúng ta có thể rút ra một số yếu tố sau.

 

Bài học từ Nhật Bản:

1-     Nhật Bản có một xă hội tương đối đồng nhất và kỷ luật.

2-     Thu hóa tư tưởng Vương Dương Minh và Âu-Mỹ qua một số nhà tư tưởng người Nhật, tuy nhiên không có và không dựa trên một chủ thuyết toàn diện duy nhất nào.

3-     Đă có nền văn minh khá cao so với các nước trong vùng.

4-     Duy Tân và Dân Chủ hóa để theo kịp Âu-Mỹ.

5-     Tự cường bằng nâng cao dân trí, khoa học, kỹ thuật.

6-     Cố giữ độc lập bằng đường lối ngoại giao đa phương khôn khéo - tham vọng đế quốc.

7-     Hiến pháp Nhật Bản sau Thế Chiến Thứ 2, chủ trương xây dựng đất nước trong ḥa b́nh, phú quốc mà không cần cường binh.

 

Bài học từ Trung Quốc:     

           1- Chế độ quân chủ lỗi thời.

2- Có những nhà cách mạng có tư tưởng Duy Tân, Dân Chủ.

3- Lập đảng, soạn thảo chủ thuyết.

           4- Vận động quần chúng, mộ binh.

           5- Hoa kiều khắp thế giới yểm trợ.

           6- Cuộc đấu tranh đầy khó khăn đă thành công, nhưng cuối cùng Trung Hoa Quốc Dân Đảng thất bại v́ kiêu binh, hủ bại và tham nhũng.

           7- Đảng Cộng Sản Trung Quốc thay đổi, chủ trương “3 Đại Biểu” (chấp nhận đảng viên tư sản). T́nh h́nh Trung Quốc luôn có ảnh hưởng lớn tới Việt Nam.

 

           Bài học từ Việt Nam:

           1- Dân trí yếu kém, khá rời rạc.

           2- Các vận động đấu tranh từ cục bộ thành toàn quốc.

3- Lập đảng, soạn thảo chủ thuyết.

           4- Vận động quần chúng và tranh thủ dư luận quốc tế.

           5- Đảng Cộng Sản lộ rơ tính phi hiện thực và các sai lầm trầm trọng.

           6- Kiều bào (Việt kiều) khắp thế giới yểm trợ cuộc đấu tranh Dân Chủ.

           7- Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục đổi mới. Cuộc đấu tranh Dân Chủ hóa tiếp diễn bền bỉ trong tinh thần bất bạo động (đôi khi bạo động?)…

 

           Bài viết này, nhằn ôn lại qua tŕnh đấu tranh Dân Chủ hơn 1 thế kỷ qua tại mấy nước Á Châu, để thấy được các nỗ lực ấy đă diễn ra như thế nào và đạt kết ǵ? Từ đó, chúng ta có thể rút ra bài học biện chứng lịch sử mang những yếu tố phức tạp và quyết định nào? Quá khứ th́ như vậy, c̣n tương lai ra sao? V́ sự hạnh phúc thực sự của dân tộc, v́ sự thịnh vương của đất nước chúng ta sẽ phài làm ǵ? Những người lớn tuổi chắc đă biết khá rơ về những điều ghi ra trong bài viết, với những người trẻ tuổi, hy vọng bài viết này giúp nh́n lại quá khứ, để có tầm nh́n chính xác hơn về dự phóng tương lai. Dân tộc, đất nước hưng vong đều tùy thuộc ở mỗi con dân Việt, nếu chúng ta ít nhiều trách cứ người xưa, tiếc nuối những cơ hội lịch sử bị bỏ lỡ, hổ thẹn v́ sự tụt hậu… th́ chúng ta lại càng phải cố gắng hơn trong hiện tại để mai sau, con cháu chúng ta sẽ không đánh giá chúng ta như vậy nữa. Hiện nay, cả trong và ngoài nước chưa có những tổ chức tầm vóc, nên cuộc đất tranh Dân Chủ vẫn mới chỉ như một phong trào trải mỏng đang lan rộng trong quần chúng. cần nhiều nỗ lực vận động và tập hợp hơn nữa. Lịch sử chuyển biến liên tục không chờ đợi ai, khi th́ tiệm tiến, khi th́ đột biến, nhưng mỗi người đều có vai tṛ và trách nhiệm trong đó.

           Chủ Nghĩa Cộng Sản tuy ban đầu đă thắng lợi nhất thời trên nhiều quốc gia, chi phối 1/3 thế giới trong gần 1 thế kỷ, nhưng rồi tới cuối thế kỷ thứ 20 đă hoàn toàn tan ră v́ tính phi hiện thực, phản khoa học, rất kém hiệu quả về kinh tế và nhất là v́ sự tàn ác của nó, chỉ c̣n 4 nước theo đuổi trên h́nh thức là Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba (có thể thay đổi sau khi Fidel Castro qua đời?). Đảng Cộng Sản tại các nước lớn như Nhật, Pháp, Ư.... đều đă từ bỏ đấu tranh giai cấp và hầu hết tư tưởng của Mác-Lê…

           Chứng nghiệm thực tế khoảng 1 thế kỷ qua về “hai đứa con song sinh của Âu Châu” là Chủ Nghĩa Dân Chủ - Tư Bản và Chủ Nghĩa Cộng Sản - Độc Tài, Tư Bản đă có những bóc lột quá đáng như “cần ga” đạp quá đà, c̣n Cộng Sản là một phản đề như “cần thắng” giữ cho “chiếc xe nhân loại” được an toàn, chứ Cộng Sản không thể làm đối trọng và có thể thay thế Tư Bản. Cần thắng không bao giờ có thể thành động lực cho chiếc xe chạy được. “Chiếc xe nhân loại”, tất nhiên kể cả Công Sản trong đó, cũng đều phải đi theo hướng chung của Dân Chủ - Tư Bản chứ không phải Độc Tài - Cộng Sản.

           Khát vọng tự nhiên và muôn đời của con người vẫn là Tự Do - Dân Chủ, từ trước khi ư niệm này được nhận thức rơ ràng và viết ra một cách hệ thống, cũng như bản năng hướng thượng là lẽ tự nhiên, nên luôn luôn phải được coi là nền tảng xây dựng xă hội. Tầng lớp dân chúng có ư thức cụ thể về Dân Chủ cũng ngày càng đông hơn. Đă có những sự tiến bộ đáng kể trong phương thức đấu tranh và tư duy. Bao giờ cũng vậy, tư tưởng đúng th́ hành động đúng, nên cuộc đấu tranh càng lúc càng mạnh mẽ hơn. Cuộc đấu tranh tư tưởng, vận động quần chúng c̣n dài, nhưng chắc chắn dân tộc Việt sẽ đạt được ước nguyện Dân Chủ hóa và Duy Tân đất nước của ḿnh để thu ngắn sự tụt hậu, theo kịp đà tiến hóa của nhân loại.

- - -

           Thêm nữa, mang danh nghĩa “Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại.”, rồi “Các nước Xă Hội Chủ Nghĩa anh em.”, nhưng rồi chuyện trớ trêu nhất đă xảy ra khi các nước Cộng Sản dùng bạo lực với nhau. Cộng Sản Nga Xô và Cộng Sản Trung Quốc tranh chấp về ư thức hệ và đánh nhau (1969, tại Hắc Long Giang), Cộng Sản Trung Quốc đánh Cộng Sản Việt Nam (2 lần, lần đầu từ 16/2/1979 kéo dài 1 tháng tại 6 tỉnh dọc biên giới, lần 2 từ 1884 tới 1988 tại Hà Giang), Cộng Sản Việt Nam đánh Cộng Sản Cam Bốt (1976, 77, 78-1989)!

- - - -

 

ĐỀ NGHỊ MỘT GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM…

 

1- Có ǵ mới?

           Bài viết này thu thập một số kinh nghiệm lịch sử đấu tranh Dân Chủ, cho thấy lư tưởng Tự Do - Dân Chủ nêu lên th́ dễ, nhưng thực hiện rất khó khăn, v́:

           a- Nhà cầm quyền luôn luôn ở tư thế muốn hạn chế Tự Do - Dân Chủ cho dễ cai trị.

           b- Nhiều người lănh đạo đấu tranh chưa đủ dấn thân, chưa gây đủ uy tín, chưa đưa ra được đường lối cụ thể có tính thuyết phục, chưa vận động đúng mức.

           c- Dân chúng vốn thường an phận, chưa ư thức đẩy đủ về sự lợi-hại giữa cũ-mới. Phải đẩy mạnh việc khai dân trí nâng cao dân khí.

           d- Cần kiên nhẫn hoạt động và chờ thời cơ đủ chín mùi… Sự nóng vội sẽ làm cuộc cách mạng bị đẻ non và chết yểu.

           đ- Với kinh nghiệm hơn 1 thế kỷ qua, hy vọng chúng ta sẽ rút ra được những bài học, tránh phí phạm nhân lực, vật lực và thời gian…

 

2- Thay đổi tư duy

           Đây là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy bánh xe lịch sử. Qua hơn 1 thế kỷ, hẳn nhiên dân trí và dân khí Việt đă được nâng cao rất nhiều. Tuy nhiên về vấn đề dân khí, thường bị nhà cầm quyền và nhiều thế lực khác t́m cách lèo lái theo chiều hướng mà họ mong muốn hay bị đe dọa nên không phát huy trọn vẹn được... Đó là lư do khiến cho cuộc đấu tranh Dân Chủ gặp khó khăn trong việc tập hợp. Xin lưu ư, có nhiều nhà cầm quyền thấy được sự hấp dẫn, hợp lư và hợp ḷng người của Chủ Nghĩa Dân Chủ v́ căn bản giúp tiến bộ mà tránh được bạo động, xáo trộn lớn… th́ họ cũng giương cao ngọn cờ này, nhưng chỉ nêu lên để trang trí c̣n thực tế th́ hành động ngược lại. Tuy nhiên, những trở lực này chỉ có thể làm cản trở, làm chậm bước, chứ không thể ngăn cản tiến tŕnh Dân Chủ hóa đất nước là trào lưu chung của thế giới.

           Kinh Tế và Dân Chủ có thể ví như “hai chân” của một người. Đồng ư Kinh Tế thực tiễn có thể đi trước một bước, nhưng nếu đi nhiều bước mà chân Dân Chủ mới nhúc nhích một chút th́ khoảng cách sẽ thành quá xa, hai chân sẽ xoạc ra mà té! Xă hội mất thăng bằng. Nhà nước Việt Nam nói “Kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa” (kết hợp hai yếu tố trái nghịch), ưu tiên Kinh tế c̣n Dân Chủ tính sau, cho cán bộ làm thương mại (mà họ vốn kết án là bóc lột và kịch liệt đả phá, t́m cách tận diệt)… là đang t́m cách tŕ hoăn, nhằm củng cố địa vị và vơ vét nhiều hơn.

           Nguời được gọi là trí thức, cần can đảm nhanh chóng nhận thức và tự thay đổi tư duy theo trào lưu mới, tiên phong đưa ra những cải cách thể chế chính trị, xă hội một cách thực tế… nhằm đáp ứng nhu cấu bức thiết của đại đa số quần chúng, rồi truyền đạt lại cho mọi người để vận động thực thi. Sự thay đổi toàn diện có thể gây ra một số xáo trộn, nên phải chứng minh là lợi cập hại (lợi nhiều gấp bội hại, cần sớm thay đổi để hội nhập và theo kịp đà tiến chung của nhân loại). Những cuộc đấu tranh Dân Chủ luôn cần có sự kết hợp mọi tầng lớp, một số khá nhiều người quan tâm tới vận mệnh quốc gia, dân tộc đang mạnh dạn lên tiếng là dấu hiệu rất phấn khởi chung. Cho đến nay, Dân Chủ là thể chế lư tưởng nhất để đưa đất nước đi lên, ưu điểm của nó là cho phép tự hoàn chỉnh trong ôn hoà, v́ thể chế Dân Chủ nào cũng cho tự do lên tiếng nói nhưng ngăn cấm bạo động.

 

3- Về lực lượng đấu tranh:

Giới già - giới trẻ

           Về lực lượng đấu tranh, cần tư tưởng chỉ đạo, có tư tưởng chỉ đạo lại cần phải có lực lượng đủ mạnh để thực thi. Người ta hay nói đến sự cách biệt thế hệ già trẻ, nhưng thực ra dân tộc nào cũng bao gồm những lứa tuổi nối tiếp nhau liên tục chứ không có khoảng cách giữa các thế hệ. Già là người đă từng trẻ, trẻ là người sẽ già. Thêm nữa, cuộc đấu tranh thường kéo dài, ai th́ cũng qua hai giai đoạn trẻ-già ấy. Chưa kể có người thân xác già mà tinh thần trẻ, vẫn hăng say hoạt động, có người trẻ mà tư duy đă già, chỉ lư luận loanh quanh để tránh né hoạt động.

           Nếu hỏi ai sẽ đứng lên đấu tranh? Th́ đó chính là người dân. Trong tinh thần tự chủ, tự lập, chúng ta không mong đợi Tự Do - Dân Chủ được ban phát hay ai làm thay chúng ta, mà chính chúng ta phải tự đứng lên đ̣i lại những quyền căn bản mà nhà cầm quyền đă tước đoạt.

           Xă hội là kết hợp nhiều thành phần: sĩ, nông, công, thương, binh. Là kết hợp của nam nữ, lăo ấu. Nhưng giới trẻ chính là lực lượng rường cột, xung kích. Với năng lực dồi dào, nhận thức đổi mới cao, luôn là động lực thúc đẩy những chuyển biến xă hội. Kinh nghiệm của giới già, kết hợp hài ḥa với giới trẻ là sự kết hợp lư tuởng nhất, giúp cho công cuộc đấu tranh cho Tự Do - Dân Chủ đi đúng hướng.

Quốc nội - quốc ngoại

           Lực lượng dân tộc với tuyệt đại đa số 85 triệu người trong nước ở tuyến đầu, đương nhiên là chủ lực điều hướng công cuộc đấu tranh cho Tự Do - Dân Chủ.

           Năm 1905, khi cụ Phan Bội Châu qua Nhật Bản không có người Việt Nam nào ở đó, cũng như sau này khi qua Trung Quốc chỉ có vài chục người Việt Nam, năm 1911, khi cụ Phan Châu Trinh qua Pháp cũng chỉ có vài chục đến trăm người Việt Nam, nên các cụ chiến đấu trong cô đơn, không có lực lượng hậu thuẫn hùng hậu như Tôn Văn được Hoa Kiều khắp nơi hỗ trợ dẫn đến Cách Mạng Tân Hợi 1911 thành công.

           Nhưng nay chúng ta có khoảng 3 triệu người Việt Nam trên 90 quốc gia, đó là lực lượng vô cùng to lớn, có thể hỗ trợ đắc lực cho những cuộc đấu tranh chính nghĩa tại quốc nội.

           Kết hợp nhịp nhàng lực lượng trong ngoài nước sẽ thúc đẩy công cuộc đấu tranh cho Tự Do - Dân Chủ mau đi đến thành công hơn.

 

4- Thể chế Dân Chủ tại Việt Nam trong tương lai

           Nhiều người đặt câu hỏi, liệu thể chế Dân Chủ trong tương lai ở Việt Nam có dung nhận đảng Cộng Sản hay không?

           Về mặt lư thuyết, Dân Chủ là:

           a- Nhân dân làm chủ đất nước ḿnh.

           b- Hiện thực bằng thể chế Dân Chủ.

           c- Chọn lựa quyết định theo đa số (nhưng vẫn tôn trọng ư kiến của thiểu số, chứ không dùng đa số tiêu diệt thiểu số).

           Khi nói đa nguyên, đa đảng th́ không có điều lệ loại trừ Cộng Sản đi kèm. Như trong các nước Dân Chủ, các đảng phái tự do hoạt động, mọi người tự do theo Dân Chủ hay Cộng Sản, kể cả các khuynh hướng Tự Do, Xă Hội, Bảo Thủ hay Cấp Tiến... Điều quan trọng là Tự Do trong tinh thần bất bạo động, mọi thể chế Dân Chủ chỉ cấm bạo động, công an, cảnh sát, quân đội là công cụ của nhân dân chứ không của đảng phái, nên đứng ngoài mọi tranh chấp chính trị. Sự hận thù cao độ giữa các đảng phái có thể nghĩ đến chuyện không đội trời chung mà chỉ có tiêu diệt nhau là chưa thể hiện đúng tinh thần Dân Chủ và xin đừng quên rằng quyền quyết định tối hậu thuộc về nhân dân, thể hiện qua bầu cử.

           Các đảng phái, khuynh hướng có thể cực đoan, nhưng không được dùng bạo động để tiêu diệt nhau, mà chỉ có thể tranh đua qua việc quảng bá để thu hút sự ủng hộ của quần chúng… Trong một xă hội Dân Chủ, nếu đảng Cộng Sản không thay đổi, có thể sẽ bị co rút, tự cô lập hay tự triệt tiêu v́ tính bất cập như tại các quốc gia Tây Âu, Đông Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản… thế nên trong một thể chế Dân Chủ thực sự, sự có mặt của Cộng Sản không phải là điều đáng lo ngại. Mâu thuẫn quyền lợi là điều phát sinh tự nhiên trong mọi xă hội, do đó, Dân Chủ là phương thức để điều ḥa, chỉ bảo đảm đáp ứng đa số mà thôi, chứ không hề bảo đảm thỏa măn yêu cầu của tất cả mọi người.

 

5- Giải pháp nào cho Viêt Nam?

           Nói chuyện cũ tất nhiên dễ hơn nói chuyện mới, phải có giải pháp nào cho Việt Nam đây? Tuy biết là khó, nhưng để kết thúc, chúng tôi cũng xin được nêu thiển ư.

           Hăy thay đổi tư duy để học hỏi và học hỏi để thay đổi tư duy, đó là hai bước song hành và hỗ tương để khai dân trí, nâng cao dân khí mà hai cụ Phan đă từng đề cập đến từ cả thế kỷ trước. Giải pháp tốt nhất hay ch́a khóa vạn năng giúp giải quyết vấn nạn cho Việt Nam từ bao đời qua vẫn là một nền giáo dục. V́ vậy, phải gấp rút đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, mở thêm trường lớp, pḥng thí nghiệm, tạo điều kiện cho nhiều người được học hỏi và nghiên cứu. Nội dung giáo dục bao gồm như:

           a- Nhân bản, ḥa đồng, đoàn kết, yêu đồng loại, yêu thiên nhiên.

b- Luyện tập thể xác lành mạnh và tinh thần hướng thượng.

c- Đề cao tinh thần đạo đức, luân lư, thượng tôn luật pháp.

d- Khách quan, khơi động ḷng yêu nước mà không lệ thuộc đảng phái nào.

đ- Thực nghiệm và thực dụng, giúp suy nghĩ và làm việc một cách khoa học.

e- Giúp nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của bản thân và xă hội.

g- Khuyến khích tinh thần phục sự xă hội, dấn thân, mạo hiểm...

- - - - -

 

NHỮNG VẬN ĐỘNG TRONG TRÀO LƯU MỚI

                     

Đầu thế kỷ 21, những năm 2000, đặc biệt từ năm 2005 đến 2007, xuất hiện rất nhiều hoạt động đấu tranh công khai bằng các bài viết, tuyên ngôn, đặc biệt về vấn đề Dân Chủ hóa và bảo vệ người Lao Động qua việc ra báo, phân phát các tài liệu hay khi trả lời các cuộc phỏng vấn của các cơ quan truyền thông Việt Nam ở hải ngoại và quốc tế. Rất nhiều nhà đấu tranh Dân Chủ và Lao Động ở trong và ngoài nước đă kết hợp lại thành các đảng phái, tổ chức và thẳng thắn nói lên lập trường của ḿnh.

           Có người cho rằng, những bước tiến lớn trong công cuộc đấu tranh mới đây bằng cả 30 năm qua, hay nói khác đi đó là kết tinh của thành quả của 30 năm qua.

          

     - 22/111975, Đại Đức Thích Huệ Hiền và tất cả Tăng Ni ở chùa Dược Sư, Cần Thơ, tổng cộng 12 vị, đă tự thiêu tập thể nhằm phản đối sự đàn áp của chế độ CSVN. Trong bản tuyên bố để lại đă nêu rơ: "Chúng tôi sắp sửa thể hiện việc thiêu thân để bảo toàn Chánh Pháp, để bảo vệ danh nghĩa tại địa phương cũng như toàn quốc... Hành động của chúng tôi ngày hôm nay là cốt đem tấm nhục thân này làm bó đuốc soi sáng cho người mê muội vô ư thức... Chúng tôi, Tăng Ni chùa Dược Sư, thiết tha kêu gọi quư vị hăy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả mọi tôn giáo... Chúng tôi quyết nguyện thiêu thân hôm nay v́ chúng tôi nghĩ thà chết vinh hơn sống nhục, thà chết cho chân lư đạo nghĩa hơn sống mà phải theo tà thuyết hại dân.". Từ năm 1975 tới nay đă có khoảng 25 tu sĩ phật Giáo tự thiêu để phản đối sự đàn áp của chế độ.

- 1988, cố Tổng Giám Mục Huế, Philipphê Nguyễn Kim Điền bị CS thủ tiêu đă từng nói: "Xưa nay từng có Giám mục chết v́ tôn giáo. Đă có Giám mục nào chết cho nhân quyền chưa? Nay tôi hân hạnh chịu chết như vậy!". Ai cũng biết rằng trong tư cách một con người, một công dân và một Kitô hữu, nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền (gồm cả Linh Mục Chân Tín, Phạm Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Nguyễn Văn Lư…) đă luôn tranh đấu cho tự do tôn giáo lẫn tự do chính trị/dân sự là hai mặt của cùng một thực thể: nhân quyền. Một bậc chân tu -sống đạo v́ đời- không thể nào chỉ đ̣i hỏi tự do tôn giáo mà thôi.

           - Tháng 9/1990, cựu Đại Tá Bùi Tín, năm 18 tuổi tham gia quân đội thời “Cách Mạng Tháng 8” năm 1945 (37 năm), gia nhập đảng viên CSVN năm 1946 (44 năm tuổi đảng), làm báo Quân Đội Nhân Dân, Phó Tổng Biên Tập nhật báo Nhân Dân kiêm Tổng Biên Tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật (đă cùng ông Vũ Kỳ là Bí Thư của ông Hồ Chí Minh đưa ra ngày chết thật HCM là 2/9/1976 trùng ngày Quốc Khánh CSVN thay v́ 3/9 như được công bố và di chúc thật), là sĩ quan cao cấp nhất đầu tiên vào Dinh Độc Lập trên chiếc xe tăng thứ 3 với tính cách nhà báo ngày 30/4/1975... nhân khi đi dự lễ kỷ niệm báo L'Humalité (Nhân Đạo) của đảng Cộng Sản Pháp, ông đă xin tỵ nạn chính trị. Ông đă trả lời hàng loạt cuộc phỏng vấn trên đài BBC và đưa ra bản “Kiến Nghị Của Một Công Dân”… gây chấn động dư luận. Sau đó ông viết cuốn Hoa Xuyên Tuyết, Mặt Thật, Mây Mù Thế Kỷ, Ba Ông Thánh, From Enermy To Friend và rất nhiều bài báo, từ phê phán dần dần thành lên án chế độ. Ông cho hay: “Tôi hối hận là đă nh́n ra điều ấy chậm (sau 1975), nhưng tuy chậm c̣n hơn là không.”. Song song với việc từ bỏ quân hàm và tất cả những huy chương đă nhận lănh, ông đi khắp nơi kêu gọi Dân Chủ Đa Nguyên. Về nghị quyết 36 của nhà cầm quyền đối người Việt hải ngoại, ông cho rằng “ngạo mạn” và thiếu 2 chữ “xin lỗi”.

- Ngày 5/12/1995, Tiến Sĩ Hà Sỹ Phu, tác giả các bài: "Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ" (1988), "Đôi điều suy nghĩ của một công dân" (1993), “Chia Tay Ư Thức Hệ” (1995), Muốn Đoàn Kết Dân Tộc, Phải Bỏ Chủ Nghĩa Mác- Lênin bị dàn cảnh đụng xe để bắt và đưa ra xử ngày 22/8/1996 với án 1 năm tù, được thả ngày 4/12/1996… Mỗi năm thường đưa ra câu đối Tết về t́nh h́nh đất nước.

- Năm 1997, Phó Tiến Sĩ, Nhà Văn Tiêu Giao Bảo Cự, Thường Trực Hội Văn Nghệ Lâm Đồng cùng với Nhà Văn - Nhà Thơ Bùi Minh Quốc đi vận động bắc-nam. Tác giả cuốn “Nửa Đời Nh́n Lại” (1994, 1997), Nhật kư Tôi Bày T (viết về 3 năm: 1996-1998), “Hành Tŕnh Cuối Đông” (1998), “Trên Cả Hận Tthù” (2004)… bị quản chế 2 năm 1997-1999.

- Ngày 12/1997, Tiến Sĩ Phan Đ́nh Diệu, Dân Biểu năm 1976, là người đă thiết lập Trung Tâm Tin Học đầu tiên tại Hà Nội. Phó Chủ Nhiệm Chương Tŕnh Công Nghệ Thông Tin năm 2000 và là thành viên Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc, tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Việt Nam, cổ vơ đa nguyên, viết bài "Về Yêu Cầu Tiếp Tục Đổi Mới Trong Giai Đoạn Hiện Nay"… cho rằng đảng CSVN chỉ đổi mới nửa vời và khẳng định là yêu cầu dân chủ hóa chính trị đă trở nên hết sức bức thiết.

- Ngày 4/3/1999, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang (người mà năm 1980, trong một buổi họp tổ của Quốc Hội, ông Phan Đ́nh Diệu tuyên bố rằng "Đồng chí Lê Duẩn là một người vĩ đại, nhưng sẽ vĩ đại hơn nếu bây giờ tuyên bố từ chức.”), là tác giả nhiều bài chống đối như "Nhân Quyền: Khát Vọng Ngàn Đời" (1996), "Bầu Cử và Quốc Hội" (1997), "Thử Bàn Về Giai Cấp Công Nhân Việt Nam" (1998)... ông bị bắt, trước áp lực của dư luận, ông được thả ra ngày 10/5/1999. Trước đó, ngày 4/3/1997, bị gọi lên Ban Văn Hoá Trung Ương đi chất, 25/3/1997, bị mời lên Mặt Trận Tổ Quốc chất vấn. Tháng 12/1998, đánh dấu 50 năm ngày công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, ông viết “Suy Gẫm 50 Năm Nhân Quyền về t́nh trạng vi phạm hiện nay tại Việt Nam...

- Ngày 4/1999, Nhà Văn Hoàng Tiến, hội viên Hội Văn Học Hà Nội, lên án chế độ Hà Nội chà đạp tự do dân chủ, vi phạm nhân quyền. Trước đó, ngày 30/11/1996, đă đưa ra đề nghị cho báo chí tự do, thực hiện đúng điều 69 ghi trong Hiến Pháp về quyền công dân. Ông bị bắt trên đường phố, bị giam 2 ngày, năm 2006, cùng thân hữu tự ư phát hành và làm Tổng Biên Tập tập san Tự Do & Dân Chủ.  

- Năm 2000, Phong Trào Hiến Chương 2000 ra đời, do Tiến Sĩ Nguyễn Bá Long ở Gia Nă Đại làm đại diện.

- Ngày 25/4/2000, Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, 81 tuổi, bị tù và quản chế (tới nay đă khoảng 30 năm) tại Quảng Ngải, Viện Trưởng Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đă đưa ra lời kêu gọi nhà cầm quyền CSVN lấy ngày 30/4 mỗi năm làm “Ngày sám hối và chúc sinh toàn quốc”.

- Ngày 5/9/2001, công an vây bắt những người dân chủ tại Hà Nội đứng ra xin thành lập “Hội Nhân Dân Việt Nam Ủng Hộ Đảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng" (do ông Hoàng Minh Chính, cựu Đại Tá Phạm Quế Dương và Giáo Sư Trần Khuê, Nguyễn Vũ B́nh và Lê Chí Quang… xin thành lập ngày 2/9/2001).

- Ngày 1/10/2001, ông Lê Chí Quang, Cử Nhân Luật, từng kêu gọi bỏ điều 4 hiến pháp, công bố bài “Hăy Cảnh Giác Với Bắc Triều”, nói về mộng bành trướng của Trung Quốc và vấn đề phân chia biên giới, bị đưa ra đấu tố nhiều lần trong tháng 10. Tháng 7/2002, tổ chức Human Rights Watch trao tặng Giải Hellman/Hammett. Ông bị bắt ngày 21/2/2002 và đưa ra ṭa xử kín ngày 8/11/2002 với án 4 năm tù, được thả ra tháng 5/2004. Tháng 4/2004, được Trung tâm Văn bút Hoa Kỳ trao Giải Quyền Tự Do Được Viết.

- Ngày 14/1/2002, Nhà Văn - Nhà Thơ Bùi Minh Quốc, Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Lâm Đồng tác giả những bài thơ phản kháng như "Mẹ Đâu Ngờ", "Những Ngày Thường Đă Cháy Lên", "Không Có Ǵ Quư Hơn Độc Lập Tự Do"... cùng với nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự thực hiện chuyến đi khắp bắc-nam để vận động Dân Chủ thu được 108 chữ kư và 5 Hội Nhà Văn, ra Hà Nội, vào tận Ban Bí Thư và một số Ban, Bộ ở Trung Uơng để đấu tranh và giao các kiến nghị, tuyên bố của các văn nghệ sĩ, trí thức và công chúng. Ông đă bị công an bắt và đưa về Đà Lạt quản chế v́ ra vùng biên giới Việt-Trung kiểm chứng hiệp định kư ngày 29/12/1999 và viết bài chống đối nhà cần quyền.

- Ngày 27/3/2002, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn bị công an bắt v́ viết bài "Những Tín Hiệu Đáng Mừng Cho Dân Chủ Tại VN" gửi tới ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư Đảng CSVN, tới các cơ quan thông tấn, báo chí và dịch bài "Thế Nào Là Dân Chủ" từ trang nhà Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ. Ông bị đưa ra xử kín ngày 18/6/2003 với án 13 năm về tội “gián điệp”, sau bị dư luận phản đối nên tái xử, rút xuống 5 năm tù và thả ra ngày 30/8/2006. Ngày 9/2/2207, công an đă triệu Bác Sĩ Sơn đi làm việc rồi lẻn vào nhà B ác Sĩ đặt máy nghe lén.

- Ngày 22/7/2002, nhà báo Nguyễn Vũ B́nh (với 10 năm làm tờ tạp chí Cộng Sản) v́ đưa ra những đề nghị sửa đổi với đảng: "Tôi luôn tin rằng khi chúng ta có thể thành công trong việc chấm dứt và ngăn chận những vi phạm nhân quyền trên toàn quốc, chúng ta cũng đă thành công trong việc dân chủ hóa đất nước này. Bất kỳ một phương pháp đấu tranh cho nhân quyền nào, v́ thế, cũng phải nhắm tới những mục đính tối thượng mà dân tộc Việt Nam hằng mong ước: tự do cá nhân và một xă hội dân chủ.", nên bị bắt và biệt giam 8 tháng. Sau khi ông đưa ra bài viết "Một Vài Suy Nghĩ Về Hiệp Định Biên Giới Việt-Trung", trong đó ông chỉ trích chính phủ đă làm thiệt hại hàng trăm kilomet vuông đất đai của Việt Nam, ông lại bị bắt vào ngày 25/9/2002. Ngày 31/12/2003, bị đưa ra xử kín với bản án 7 năm. Ông kháng án và tuyên bố: "Đối với tôi, tự do hay là chết.", rồi lập tức bắt đầu một cuộc tuyệt thực nên ṭa án Tối Cao đồng ư xét lại vụ án. Hiện ông vẫn c̣n bị giam. Bà Bùi Thị Kim Ngân vợ ông, khi đi thăm ngày 4/3/2007 về cho hay th́ t́nh trạng sức khỏe rất yếu, suy sụp, nằm bẹp (trong khi trại giam vẫn nói là ông b́nh thường). Theo chị: “Chế độ này lạc hậu, độc đoán hơn phong kiến..  

- Ngày 9/8/2002, cựu Trung Tướng CSVN Trần Độ qua đời tại Hà Nội, từng là chiến tướng, Phó Chủ Tịch Quốc Hội khoá 7, Ủy Viên Trung Ương Đảng khóa 3, 4, 5, 6 (1960-1991)… Năm 1981, khi làm Trưởng Ban Văn Hóa Văn Nghệ Trung Ương, ông chủ trương "cởi trói" cho văn nghệ với nhận thức rằng: "Văn hoá mà không có tự do là văn hoá chết. Văn hoá mà chỉ c̣n có văn hoá tuyên truyền cũng là văn hoá chết. Càng tăng cường lănh đạo bao nhiêu, càng bóp chết văn hoá bấy nhiêu, càng hiếm có những giá trị văn hoá và những nhà văn hoá cao đẹp."… nên bị mất chức. Từ năm 1995, ông là một trong những nhân vật cao cấp nhất đă triệt để lên tiếng chống lại sự độc đoán và sai lầm của chế độ từ. Có khoảng 250 ṿng hoa điếu từ khắp bắc nam gửi tới, thể hiện sự đồng cảm của dư luận. Khi bắt đầu lên tiếng đấu tranh Dân Chủ, ông bị trù dập, tước đảng tịch năm 1999 (khi đó 58 tuổi đảng) và bị chặn đường tịch thu Nhật Kư Rồng Rắn, ở trang 42 cuốn này có ghi: Nói th́ dân chủ, v́ dân mà làm th́ chuyên chính, phát-xít... Chế độ này bắt mọi người phải đóng tṛ, bắt trẻ con phải đóng tṛ, bắt người già phải đóng tṛ... (Họ đă) h́nh thành một xă hội dối lừa: lănh đạo dối lừa, đảng dối lừa, cán bộ dối lừa, làm ăn giả dối, giáo dục giả dối, bằng cấp giả dối, đến gia đ́nh cũng lừa dối, lễ hội lừa dối, tung hô lừa dối...”. Ông cho rằng: Chế độ cộng sản hiện nay tàn ác hơn Hitler và Tần Thủy Hoàng cộng lại.”.

- Ngày 28/12/2002, 2 trong số 21 người thuộc nhóm đưa ra “Thư Lên Tiếng Tập Thể Của Những Cử Tri” ngày 2/8/2002 là Cựu Đại Tá Phạn Quế Dương, Tổng Biên tập tạp chí Lịch Sử Quân Sự bị bắt sau khi vào Sài G̣n gặp Giáo Sư Trần Khuê v́ lên tiếng phản đối nhà cầm quyền CSVN và đưa ra xử ngày 14/7/2004 cũng với án 19 tháng tù. Ngày 29/12, Giáo Sư Trần Khuê là người cũng lên tiếng về vấn đề biên giới Việt-Trung và đưa các bài viết chỉ trích nhà cầm quyền CSVN lên Liên Mạng, đă bị nhà cầm quyền bắt và xử ngày 9/7/2004 với án 19 tháng tù.

- Ngày 20/1/2005, Tổng Thống G. Bush trong diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ 2 đă nói: “Tất cả những ai sống trong chế độ độc tài tàn bạo và những ai sống trong vô vọng có thể biết là Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước những sự áp bức hoặc bào chữa cho kẻ áp bức. Khi quư vị đứng lên tranh đấu cho Tự Do của quư vị, chúng tôi sẽ đứng vào hàng ngũ của quư vị.”. Bà Ngoại Trưởng Condolleezza Rice sau đo lập lại tương tự. Hoa Kỳ c̣n đề nghị Liên Hiệp Quốc lập Quỹ Yểm Trợ Dân Chủ… Nhưng rồi chính ông Bush hoan hỷ đưa Việt Nam dưới sự cai trị của Cộng Sản ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm v́ vi phạm Tự Do tôn giáo hay nhân quyền CPC (Country of Particular Concern). Và khi ông qua Việt Nam dự hội nghị APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) thứ 14 tháng 11/2007, đă không nói ǵ tới vấn đề Dân Chủ hay những người đang bị áp bức tại Việt Nam, Hoà Thượng Thích Quảng Độ đă phải lên tiếng: “Mà bây giờ, thực tế diễn ra cho thấy ngược lại. Ông ấy đến Việt Nam, không đứng chung với chúng tôi. Ông ấy đứng chung với những người đàn áp chúng tôi.”.

- Tháng 4/2005, Ḥa Thượng Thích Quảng Độ, 77 tuổi, bị tù và quản chế nhiều lần từ năm 1977 (tới nay đă khoảng 25 năm) tại Thái B́nh, Sài G̣n, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (người đă đưa ra lời kêu gọi nhà cầm quyền CSVN đối thoại để dân chủ hóa, tự do tôn giáo và ḥa hợp ḥa giải dân tộc) đă ra Thông Điệp lên án hiện t́nh áp bức tại Việt Nam gửi Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hợp Quốc nhân khóa họp thứ 61 tại Genève.

- Ngày 21/4/2005, nhân dịp Phật Đản 2549, Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang ra Thông Điệp và Ḥa Thượng Thích Quảng Độ ra Đạo Từ, hai vị đă tŕnh bày về t́nh h́nh Phật Giáo và Việt Nam.

- Ngày 19/5/2005, ông Phan Văn Khải, Thủ Tướng CSVN đầu tiên đă thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ, đánh dấu một mốc mới trong quan hệ giữa hai quốc gia trên lĩnh vực kinh tế... Tại những nơi ông tới, người Việt đều biểu t́nh phản đối chế độ độc đoán hiện nay.

- Ngày 29/9/2005, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy viết kư sự về vụ tự thiêu oan nghiệt của bà Phạm Thị Trung Thu. Sau đó bà đứng ra đấu tranh cho những dân oan kiếu kiện thấp cổ bé họng. Trước đó, tháng 1/1997, bà đă rời khỏi báo Văn Hóa – Văn Nghệ của ngành Công An. Ngày 2/9/2006, bà bị công an chận bắt và tra vấn cả tuần. Theo bà, dân Việt Nam khổ vô cùng, có những người đi kiện đă 27, 30 năm. V́ vậy những bài viết của bà tập trung vào dân oan... "Làm dân trong thời đại Cộng Sản nghĩa là khổ 3 họ, khó 3 đời, tả tơi suốt kiếp làm người Việt Nam...". “Chính đảng này đă từ lâu quay ngược lại với dân.”. Theo chị, chính những người trong hàng ngũ đảng và nhà nước cũng phải thốt lên câu là: "Chưa thời nào làm dân khổ như thời Cộng Sản và chưa thời nào làm quan lại sướng như thời Cộng Sản".

 - Tháng 12/2005 kéo dài qua năm 2006, vụ “Nhân Công Vùng Lên 2005” với hàng loạt mấy chục vụ đ́nh công bất bạo động của tổng cộng hàng trăm ngàn nhân công lao động nổ ra tại rất nhiều tỉnh ở miền Nam, Trung, Bắc, lớn nhất từ cả trăm năm qua, v́ bị trả lương rẻ mạt và đối xử tồi tệ mà Công Đoàn do đảng CSVN thành lập đă không giúp ǵ c̣n tiếp tay giới chủ trấn áp họ. Cuộc biểu t́nh này làm dư luận nhớ lại vụ “Trung Kỳ Dân Biến 1908” dưới thời Pháp Thuộc. Ngày 28/2/2006, ông Nguyễn Tấn Hoành và 10 người đại diện công nhân đă kư thư: “Niềm Khóc Hận Thương Tâm” của tầng lớp công nhân lao động nhập cư nghèo từ các tỉnh về thành phố, đ̣i trả lương sứng đáng và hủy bỏ Công Đoàn do đảng lập ra...

Thủ Tướng CSVN Phan Văn Khải đă phải tức tốc kư nghị định tăng lương 40% và mở cuộc điều tra để cải thiện cuộc sống của người lao động. Từ đó ra đời một số tổ chức do chính người lao động lập ra để tự bảo vệ quyền lợi của ḿnh.

- Ngày 19/3/2006, Lời Kêu Gọi Cho Quyền Công Nhân (7 điểm) mang chữ kư của 22 vị tu sĩ và nhân sĩ, đại diện cho một số nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, đă được phổ biến, nhằm hỗ trợ cho các cuộc đ́nh công của công nhân.

- Tháng 12/2005, Phong Trào Dân Chủ Việt Nam trong và ngoài nước thực hiện trang nhà Diễn Đàn Tiếng Nói Dân Chủ, ngay sau đó bị phá nhưng vẫn kiên tŕ tiếp tục. Địa chỉ trang nhà:

http://www.ptdcvn.org/

           - Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế tại Việt Nam đă viết bài "Sức Mạnh Quần Chúng Sẽ Quyết Định" trong đó có đưa ra Lộ Tŕnh 9 Điểm.

           - Ngày 1/1/2006, đảng V́ Dân được thành lập, do ông Hồng Trung ở trong nước và Nguyễn Công Bằng ở hải ngoại làm đại diện, chủ trương thực hiện cuộc Tổng Tuyển Cử Tự Do.

- Ngày 9/5/2006, là nhân Ngày Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 12, nên Quốc Hội Hoa Kỳ đă đặc biệt thông qua việc biến Lộ Đồ 9 Điểm này đă thành nghị quyết mang số HR807.

           - Giáo Sư Phạm Văn Thành tại Hoa Kỳ đă viết bài "Tiến Tŕnh Dân Chủ Hóa Việt Nam" ra trong đó có đưa ra Lộ Tŕnh 6 Điểm.

           - Ngày 15/4/2006, Linh Mục Chân Tín, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Văn Lư và Nhà Báo Nguyễn Khắc Toàn... đă không xin phép, tự ư phát hành bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận tại Việt Nam trên giấy cũng như trên Liên Mạng (Internet). Địa chỉ trang nhà:

http://tudongonluan.atspace.com/

http://www.tdngonluan.com/

http://www.tudodanchuvietnam.net/

           - Ngày 8/4/2006, các nhà đấu tranh dân chủ trong nước đă đưa ra bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006 qua Linh Mục Nguyễn Văn Lư (người từng bị bắt lần đầu tháng 9/1977, bị kết án 20 năm, nhưng tháng 12/1997 đươc thả ra; lần thứ 2 tháng 5/1983, bị bắt và kết án 10 năm và tháng 7/1992 được thả ra; lần thứ 3 bị bắt tháng 5/2001, bị kết án 15 năm tù, nhưng tới năm 2005 được thả ra) đă tuyên bố: “Tự do tôn giáo hay là chết.”... chủ trương:

                      1- Bất bạo động.

                      2- Phủ nhận sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh.

                      3- Phủ nhận sự độc tôn đảng Cộng Sản Việt Nam.

           Tuyên ngôn với 117 chữ kư sơ khởi, giữa tháng 6, số người minh danh kư tên đă lên 2.000 người ở trong nước và hơn 10.000 người ở ngoài nước (gọi tắt là Khối 8406).

           Khối 8406 kêu gọi làm tất cả những ǵ luật pháp không cấm, như lập hội, lập đảng, tảy chay bầu cử quốc hội lần thứ 12 tháng 5/2007 và nêu cao khẩu hiệu:

Đừng sợ những ǵ Cộng Sản làm,

Hăy làm những ǵ Cộng Sản sợ.

(Trích từ bài thơ của Trường Giang)

           - Ngày 23/5, Cựu Tổng Thống Václav Havel cùng Nhóm Hiến Chương 77 gồm 50 người của Tiệp Khắc và ngày 30/5, 50 Dân Biểu quốc hội Hoa Kỳ đă lên tiếng ủng hộ. Sau đó, nhiều Dân Biểu Úc, Gia Nă Đại và Âu Châu cũng đă lên tiếng ủng hộ.

           - Ngày 20/6, Khối 8406 đă đưa ra 10 điều kiện cơ bản thiết yếu để cuộc bầu cử quôc hội 2007 đa đảng, tự do dân chủ thực sự, khỏi bị toàn dân đồng loạt tẩy chay.

           - Ngày 22/8, Khối 8406 đă đưa ra Tiến Tŕnh Dân Chủ Hóa Việt Nam gồm 4 Giai Đoạn với 8 bước.

           - Ngày 15/4/2006, Phong Trào Dân Chủ Việt Nam đưa ra Tuyên Ngôn Dân Chủ Việt Nam 2006 qua Giáo Sư Trần Khuê (chưa được triệt để v́ c̣n muốn thay đổi đảng Cộng Sản Việt Nam) và Hoàng Minh Chính (Chủ Tịch)... được rộng răi dư luận ủng hộ.

           - Ngày 8/5/2006, Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ do các anh Nguyễn Tiến Trung và Nguyễn Việt Quốc... ở Pháp khởi xướng, gồm những người ở trong và ngoài nước ra đờị Địa chỉ trang nhà:

http://www.thtndc.org/

           Ngoài những thư ngỏ gửi các lănh đạo nhà nước, Tập Hợp đă thực hiện chương tŕnh "Marathon Nối Ṿng Tay Lớn" từ ngày 23/6 đến 29/8 đồng thời tiến hành ở New York, San Jose (Hoa Kỳ), Rennes (Pháp), Melbourne (Úc) và cả ở Sài G̣n (?). Các t́nh nguyện viên sẽ thay phiên nhau di chuyển bằng mọi phương tiện đi lấy chữ kư nhằm vận động dân chủ hóa đất nước để gửi Tổng Thống George W. Bush... nhân dịp ông đến Việt Nam dự hội nghị APEC vào tháng 11/2006.

           Nội dung thư kêu gọi:

                      1- Đ̣i tự do báo chí và xuất bản.

                      2- Đ̣i tự do lập hội và lập đảng.

                      3- Đ̣i tổng tuyển cử tự do, công bằng, có quốc tế giám sát.

                      4- Thả tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, tù nhân tôn giáo.

           - Ngày 1/6/2006, ông Hoàng Minh Chính, đă phục hoạt đảng Dân Chủ Việt Nam thành Dân Chủ Việt Nam XXI. Đảng này đă thành lập ngày 30/6/1944, tham gia bầu cử đa đảng ngày 6/1/1946, ông Hoàng Minh Chính từng làm Tổng Thứ Kư năm 1956-59, bị đảng Cộng Sản Việt Nam giải tán năm 1988. Năm 1961, ông từng là Viện Trưởng Viện Triết Học Mác-Lê. Năm 1967, bị khai trừ khỏi đảng CSVN, năm 1967-1973, bị đưa đi “cải tạo”, năm 1995-1996 bị tù. Năm 2005, sau chuyến đi Hoa Kỳ chữa bệnh, nhân đó công khai phê phán nhà cầm quyền và kêu gọi đấu tranh. Ngày 29/9/2005, ông ra điều trần trước Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ nêu ra " những vụ đàn áp tôn giáo, khủng bố tàn bạo" ở Việt Nam... Cuối năm 2005, khi trở về nước, ông bị nhà cầm quyền trù dập, công an cho du đăng đến nhà quậy phá. Ông đứng ra vận động lấy chữ kư đ̣i hủy bỏ điều 4 của Hiến Pháp Việt Nam.

           - Ngày 6/7/2006, Nghị Viện Âu Châu đồng thanh thông qua một Quyết Nghị về Quyền Tự do Phát Biểu Trên Internet, cực lực lên án gắt gao một số nhà nước vi phạm nghiêm trọng Quyền Tự Do này. Bản Quyết Nghị nghiêm khắc chỉ trích sự tiếp tay, đồng lơa v́ tham lợi của Yahoo, Google, Microsoft và Cisco Systems ở Bắc Mỹ và France Telecom cùng Telecom Italia ở Châu Âu, đă cung cấp phương tiện, thiết bị kỹ thuật để kiểm duyệt, canh chừng và phong tỏa nguồn tin liên mạng cho một số chế độ độc tài như Trung Quốc, Miến Điện, Cuba, Ba Tư, Libye, Maldives, Népal, Bắc Hàn… và Việt Nam.

           - Ngày 22/7/2006, lập Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam Hải Ngoại (Vietnamese Federation Labor In Oversea = VFL-IOS) tại Little Saigon, Cali, Hoa Kỳ, ban lănh đạo gồm Chủ Tịch: Dương Đại Hải, Tổng Thư Kư: Trần Đắc Phú, Tông Tin - Báo Chí: Nguyên Hà và Thủ Quỹ: Trần Thị Mộng Đàọ Tổng Liên Đoàn đước sự hổ trợ của Tổng Liên Đoàn Lao Công Hoa Kỳ (American Federation Labor Center International Organization = AFL-CIO) và đă họp đại hội kỳ 1 ngày 29/10 với sự tham dự của khoảng 500 ngườị

           - Ngày 2/9/2006, tập san Tự Do Dân Chủ ra đời trên mạng với nhóm Nhà Văn Hoàng Tiến, Nhà Báo Nguyễn Khắc Toàn, Giáo Viên Dương Thị Xuân và Luật Sư Phạm Xuân Đài.

           - Ngày 7/9/2006, Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà được thành lập ở Hà Nội với Vương Quốc Hoài, Đỗ Văn Tài và Nguyễn Đỗ Huy.

           - Ngày 8/9/2006, đảng Thăng Tiến Việt Nam được thành lập với bốn người đại diện là Nguyễn Phong, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn B́nh Thành và Hoàng Thị Anh Đào.

           - Ngày 15/9/2006, tập san Tổ Quốc của một nhóm các nhà đấu tranh dân chủ ra đời với Hội Đồng Cố Vấn gồm các ông như Nguyễn Minh Cần, Bùi Tín, Nguyễn Hộ, Nguyễn Gia Kiểng... và Ban Biên Tập là các ông Nguyễn Phương Anh, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Chính Kết, Vũ Cao Quận, Trương Nhân Tuấn...

           - Ngày 16/10/2006, thành lập Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam (Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Đấu Tranh V́ Tự Do, Dân Chủ Và Nhân Quyền Cho Việt Nam). Ngày 10/12/2006, Liên Minh đă tổ chức cuộc hội thảo kết hợp khoảng 10 diễn đàn Paltalk và Yahoo, với sự tham dự của mấy chục nhà tranh đấu Dân Chủ trong và ngoài nước, hàng ngàn người tham dự và sau đó được phổ biến rộgn răi trên các đài phát thanh Việt Nam và quốc tế. Ông Nguyễn Thanh Văn, Chủ Tịch Ủy Ban Điều Hợp Đấu Tranh tại Cộng Hoà Liên bang Đức đă đưa ra sang kiến mở chiến dịch “Khóa Cổng Độc Tài - Mở Đường Dân Chủ” bằng cách thực hiện những h́nh ảnh khóa chặt cỏng các toả đâi sừ CSVN trên thế giới.

           - Ngày 20/10/2006, thành lập Công Đoàn Độc Lập tại Việt Nam, do ông Nguyễn Khắc Toàn làm đại diện.

           - Ngày 28-30/10/2006, 16 người Việt từ Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Nga, Gia Nă Đại cùng khoảng 40 người Việt ở Ba Lan đă dự Hội Nghị Về Tự Do Dân Chủ tại thủ đô Ba Lan và thăm Công Đoàn Đoàn Kết của nước này để vận động cho Tự Do, Dân Chủ Việt Nam. Dịp này, ngày 30/10, những người tham dự và một số người trong nước đă lập ra Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, với Chủ Tịch là ông Trần Ngọc Thành ở Ba Lan, Phó Chủ Tịch Nguyễn Thanh Trang và Nguyễn Ngọc Bích, Tổng Thư Kư Đoàn Viết Trung, Thủ Qũy Ngô Chí Thiềng....

           - Ngày 30/10/2006, Hiệp Hội Đoàn Kết Công-Nông Việt Nam được thành lập, đại diện là Nguyển Tấn Hoành, Nguyễn Thị Lê Hồng, Nguyễn Thị Tuyết và Hoàng Huy Chương (qua giữa tháng 11, ông Chương rồi ông Hoành và bà Hồng đă bị bắt).

- 2/11/2006, Luật Sư Bùi Kim Thành, Đại Biểu Quốc Hội khóa 10, 11, người từng bênh vực nhiều vụ dân oan nên bị bắt tù oan từ 23/6/1995 đến 31/7/1995, bị  cắt lương, lấy đất, đă bị công an Quận 3 Sài G̣n bắt cóc và đưa vào bệnh viện tâm thần Biên Hoà, khoa B4, nên ngày 4/1/2007 bà đă viết thư tố cáo chuyện này.

- Ngày 4/11/2006, Ḥa Thượng Thích Quảng Độ được trao giải Thoroff Rafto Nhân Quyên lần thứ 20 tại Na Uy (Ông Vơ Văn Ái thuộc Văn Pḥng 2 Viện Hóa Đạo đă thay mặt nhận lănh). Nhiều nhân vật lănh giải này sau đó đă được trao giải Nobel Hoà B́nh như bà Aung San Suu Kyi (Miến Điện), ông Josè Manuel Ramos Horta (Đông Timor), ông Kim Đại Trọng (Hàn Quốc), bà Shirin Ebadi (Iran = Ba Tư). Ḥa Thượng Thích Quảng Độ đang được 54 Dân Biểu Quốc Hội Ư… tiến cử lănh giải Nobel Ḥa B́nh.

- Ngày 14/11/2006, nhân hội nghị APEC lần thứ 14 quy tụ 21 quốc gia tổ chức tại Hà Nội, 28 nhà đấu tranh dân chủ trong nước như Nguyễn Đan Quế, Lê Quang Liêm, Nguyễn Văn Lư, Phạm Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Nguyễn Hồng Quang, Phạm Hồng Sơn, Trần Khuê, Phạm Quế Dương, Trần Anh Kim, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Văn Đài (37 tuổi), Lê Thị Công Nhân (27 tuổi), Trần Khải Thanh Thủy... đă đăng "Lời Kêu Gọi Dân Chủ" gửi Tổng Thống George W. Bush trên nguyên một trang báo Washington Post và USA Today ấn bản Á Châu ngày 17/11, là những tờ báo chính trị hàng đầu của Hoa Kỳ. Việc đăng tải này tốn khoảng 40.000 Mỹ Kim, đă được sự hỗ trợ hoàn toàn về tài chính của đồng hương ở hải ngoại do nhà báo Huỳnh Lương Thiên... chủ xướng.

           Trong thời gian hội nghị, nhà cầm quyền đă gia tăng đàn áp và các nhà đấu tranh trong nước đă bị cô lập triệt để. Trước đó, ngày 7/11, Việt Nam đă được gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO = World Trade Organization) và sau đó, ngày 9/12/2006, đă được hưởng Quy Chế Bang Giao B́nh Thường Vĩnh Viễn (PNTR = Permanent Normal Trade Relations) với Hoa Kỳ.

           - Ngày 19/11/2006, thành lập Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo (VPRPFA = Vietnamese Political And Religious Prisoner Friendship Association) ở quốc nội, có sự tham dự của nhiều nhân vật ở hải ngoại, do Thượng Tọa Thích Thiện Minh (từng bị tù 26 năm, trùng tên với một Hoà Thượng đă mất) làm đại diện. Ngày 20/1/2007, ra mắt Ban Chấp Hành Hải Ngoại tại Milpitas, Cali, Hoa Kỳ.

- Ngày 26/11/2006, Ủy Ban Tranh Đấu Cho Tự Do Dân Chủ Tại Việt Nam có 7 tiểu ban được thành lập tại Cali, Hoa Kỳ, đại diện gồm Giáo Sư Nguyễn Văn Canh, Luật Sư Đinh Thạch Bích, và các ông Nguyễn Ngọc Liên, Lê Công Nghiệp... đă được khoảng 300 người kư tên ủng hô..

           - Từ 1/12/2006, Khối 8406 trong Kháng Thư số 8 đă mở "Chiến Dịch Áo Trắng", kêu gọi toàn dân bắt đầu thực hiện "Ngày Dân Chủ Cho Việt Nam" bằng cách mặc y phục trắng vào ngày 1 và 15 mỗi tháng như một cách biểu lộ ư chí ủng hộ hay tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ.

           - Ngày 9/12/2006, Hội Dân Oan Việt Nam được thành lập ở Việt Nam với 61 Tỉnh Hội, danh sách ban đầu quy tụ gần 400 người do nhóm nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Hải ở Hoa Kỳ và Trúc Lê ở Úc... khởi xướng, Ban Điều Hành gồm Trần Anh Kim, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Văn Nghiệp, Trần Thị B́nh và Vơ Văn Ngà...

           - Ngày 10/12/2006, nhân ngày công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 58, Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam (The Committee For Human Rights In Viet Nam) được thành lập ở Hà Nội, do các ông Bùi Minh Thanh và Nguyễn Công Lư làm đại diện đă ra văn thư đầu tiên, tố giác t́nh trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam.

- Ngày 20/12/2006, Giáo Sư Nguyễn Chính Kết, nhân vật thứ hai của Liên Minh Dân Chủ - Dân Quyền VN, theo lời mời của Liên Mạng Nhân Quyền tại hải ngoại và trong trách vụ nối kết trong-ngoài, đă từ Việt Nam qua Cam Bốt rồi tới Hoa Kỳ, mở nhiều cuộc họp báo, nói chuyện, sau đó đi Âu Châu và dự trù đi Úc rồi về Việt Nam.

- Ngày 25/12/2006, lần đầu tiên một lănh tụ CSVN là ThủTướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm Đức Giáo Hoàng Benedict tại Vatican và ngày 9/2/2007, lần đầu tiên ông đă có buổi trả lời gọi là “trực tuyến” đối với hơn 30 trên hơn 20.000 câu hỏi của người Việt trong và ngoài nước qua trang nhà (website) chính phủ và truyền h́nh.

           - Ngày 11/1/2007, tại trụ sở của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) ở Geneva, Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên thứ 150 của WTO. Từ nay, nhà cầm quyền CSVN phải thực hiện quyền và nghĩa vụ trong vai tṛ thành viên và thực hiện các cam kết với WTO.

- Ngày 1/2/2007, Nhóm Người Việt Nam Yêu Nước thành lập tại Hà Nội, sơ khởi khoảng 30 người, phát ngôn viên là ông Nguyễn Trung Lĩnh, với chủ trương tiến tới thành lập một đảng chính trị để cạnh tranh với Cộng Sản Việt Nam.

           - Ngày 6/2/2007, Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền (Human Rights Watch) tại Hoa Kỳ đă trao giải Hellman/Hammett cho 8 người Việt là Nguyễn Vũ B́nh, Đỗ Nam Hài, Nguyễn Chính Kết, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Văn Đài, Lê Chí Quang, Phạm Quế Dương và Nguyễn Khắc Toàn, trong số 45 người thuộc 22 quốc gia.

- Ngày 20/1/2007, Liên Đảng Lạc Hồng là liên kết của đảng Thăng Tiến và đảng V́ Dân giữa hai đại diện là ông Mguyễn Phong và Hồng Trung, chính thức ra mắt ngày 17/2/2007 (Mùng 1 Tết Đinh Hợi), chủ trương đấu tranh ôn ḥa và kêu gọi cán bộ Cộng Sản quay về hợp tác xây dựng một nước Việt Nam thực sự Dân Chủ.

- Ngày 16/2/2007, tức Giao Thừa năm Đinh Hợi, ông Nguyễn Phong đại diện đảng Thăng Tiến bị bắt lần thứ hai đồng thời với Nguyễn B́nh Thành là sáng lập viên đảng Thăng Tiến và thành viên Khối 8406. Qua ngày 19/2, ông Nguyễn Phong bị cưỡng bách đọc bản cam kết viết sẵn gửi công an Thừa Thiên, Huế, tự giải tán đảng Thăng Tiến và Liên Đảng Lạc Hồng, quay về đời sống b́nh thường.

           - Trong Thông Điệp Xuân Đinh Hợi 2007, Ḥa Thượng Thích Quảng Độ đă viết: “Bằng đức tính Vô Úy - không sợ hăi- mà thực hiện tự do tín ngưỡng, b́nh đẳng tôn giáo và công b́nh xă hội, nhất tâm chận đứng mọi âm mưu biến tướng phân hóa, hăm hại Giáo Hội, hoàn thành chí nguyện phục vụ dân tộc và nhân loại.”.

- Ngày 18/2, tức ngay ngày mùng 2 Tết Đinh Hợi, Linh Mục Nguyễn Văn Lư bị bao vây, tịch thu máy điện toán và điện thoại, cô lập ở Ṭa Tổng Giám Mục Huế. Linh Mục đă tuyệt thực để phản đối những sự đàn áp. Linh Mục Nguyễn Văn Lợi đang bị quản chế ở Huế cũng bị công an phong tỏa. Đồng thời ông Hồng Trung thuộc đảng V́ Dân, và cô Hoàng Thị Anh Đào, Lê Thị Lệ Hằng cũng bị bắt.

- Ngày 20/2/2007, Thiền Sư Nhất Hạnh từ Pháp cùng với khoảng 200 tăng ni và tín đồ Việt Nam cũng như ngoại quốc về nước lần thứ hai để lập “Trai Đàn Chẩn Tế B́nh Đẳng Giải Oan” như một phương pháp “trị liệu tâm lư” để “hoà hợp dân tộc để thống nhất ḷng người” tại 3 nơi Sài G̣n (Nam), Huế (Trung), Hà Nội (Bắc)... cho tới 9/5, giữa dư luận ủng hộ và phản đối. Ông đă về lần thứ nhất trong thời gian 12/1 - 11/4/2006 cùng với khoảng 190 tăng ni và tín đồ Việt Nam cũng như ngoại quốc.

- Ngày 22/2, ông Hồng Trung đại diện đảng V́ Dân (thuộc Liên Đảng Lạc Hồng), sau nhiều lần bị đàn áp và bị bắt, đă lại bị công an bắt đi từ nhà riêng tại Gia Lai. Chi Lê Thị Nhung (vợ anh Hồng Trung) đang bị bệnh và có con nhỏ, tuyên bố hănh diện về hoạt động của chồng, ngay cả anh ấy bị xử bắn cũng không hối tiếc.

- Ngày 24/2, Luật Sư kiêm Phát Ngôn Nhân của đảng Thăng Tiến là Lê Thị Công Nhân tại Hà Nội ra văn thư nói rơ là thông cảm với hoàn cảnh bị áp bức của Nguyễn Phong, nhưng ông không có tư cách để giải tán đảng Thăng Tiến và Liên Đảng Lạc Hồng nên điều này vô giá trị, khẳng định hai tổ chức này vẫn hoạt động như thường. Cùng ngày, ông Nguyễn Công Bằng ở hải ngoại cũng đă lên tiếng khẳng định đảng V́ Dân và Liên Đảng Lạc Hồng tiếp tục hoạt động.

- Ngày 24/2, nhà cầm quyền đă cưỡng bức áp tải, đưa Linh Mục Nguyễn Văn Lư đến nơi quản lư mới là Bến Củi, quận Phong Điền cách Huế khoảng 22 km, và ngày 25/2 quyết định truy tố ông về tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN” theo điều số 88 Bộ Luật H́nh Sự. Khi bị công an áp bức, Linh Mục Nguyễn Văn Lư đă noí: “Cám ơn các anh công an, chính hành động của các anh giúp cho chế độ sớm xụp đổ.”. Linh Mục tiếp tục tuyệt thực cho tới ngày 5/3 khi hoàn toàn kiệt sức và phát bịnh phổi. Linh Mục cho hay sẽ tuyệt thực trở lại nếu bị đưa vào nhà tù.

- Ngày 26/2, Lê Thị Công Nhân, 28 tuổi, Luật Sư kiêm Phát Ngôn Nhân của đảng Thăng Tiến trước khi bị cưỡng bách triệu lên công an đă khẳng định trên diễn đàn Paltalk là không thỏa hiệp và không đầu hàng: “Tôi sẵn sàng tới nhiệm sở mới bất đắc dĩ là nhà tù, và đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất mà tôi sẵn sàng đón nhận.”. Theo cô: “Đảng Cộng Sản đă hết sức thành công trong việc làm cho dân tộc Việt Nam sợ hăi hàng chục năm trời…, cùng với nghèo nàn về kinh tế, lạc hậu về văn hóa… và định kéo dài những điều này qua đời con cháu chúng ta.”.

- Ngày 24/2, ông Phạm Văn Điệp, đảng viên đảng Dân Chủ XX từ Nga về Việt Nam, sau khi ghé thăm ông Hoàng Minh Chính th́ bị công an áp giải đi điều tra và tịch thu sổ thông hành (hộ chiếu) và điện thoại cầm tay. Ngày 10/3, ông đă công bố thư kiếu nại gửi Bộ Trưởng Bộ Công An v́ vợ ông bị bướu năo nặng mấy lần bất tỉnh mà ông không về được. Trong thư có đoạn: “Cộng Sản không thể sửa đổi mà đă được thay thế ở Việt Nam kể từ Đại Hội Đảng 10, là đảng viên được làm giàu, là doanh nhân, là ông chủ, là tư sản, là phát triển tư bản. Chính giới lănh đạo đă xóa bỏ Công Sản từ trước. Tôi chỉ nói ra sự thật.”.

- Trong tháng 1-2/2007, nhà cầm quyền CSVN đă mở chiến dịch đàn áp tôn giáo vá các nhà đấu tranh Dân Chủ, liên tục bức bách các tôn giáo, như Chủ Tịch Xả đă phá tượng Đức Mẹ Sầu Bi (PIETA) ngày 30/1 tại Phát Diệm, tỉnh Ninh B́nh, đấu tố Luật Sư Nguyễn Văn Đài, đấu tố Thượng Tọa Thích Thiện Minh (người đă bị bắt giam 26 năm, 1979-2005) ngày 30/1 tại Bạc Liêu và đ̣i phá tịnh thất vào đầu tháng 3, phá phách chùa Ba La Mật do Hoà Thượng Thích Nhật Ban (đă 2 lần bị bắt giam và ra tù năm 1989 và 1998) trụ tŕ tại Đồng Nai, các cơ sở Tin Lành của Mục Sư Nguyễn Công Chính tại Gia Lai, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang tại Sài G̣n và áp bức nhiều nhân vật đấu tranh dân chủ, tôn giáo khác…

- Từ cuối tháng 2/2007…, ngay sau khi có tin Linh Mục Nguyễn Văn Lư bị bắt đưa đi nơi quản chế mới, hàng loạt cuộc biểu t́nh của người Việt ở hải ngoại chống sự đàn áp của nhà nước Cộng Sản Việt Nam đă diễn ra khắp nơi trên thế giới cũng như vận động ngoại giao thế giới yểm trợ và can thiệp. Song song đó, nhiều tổ chức, cộng đồng người Việt tại hải ngoại đă tham gia chiến dịch liên tục gọi điện thoại chất vấn, đồng thời đó là cách bao vây, cô lập các cơ quan nhà nước CSVN ở trong và ngoài nước. Trong khi đó các cơ quan truyền thong trong nước đồng loạt lên án các nhà hoạt động Dân Chủ bị bắt.

- Ngày 3/3, Linh Mục Nguyễn Văn Lợi dù đang bị quản chế, đă nói chuyện trên diễn đàn Paltalk: “Chúng tôi nhất định không lùi bước, họ càng đàn áp th́ chúng tôi càng quyết tâm hơn. Chúng tôi chấp nhận con đường gian khổ, chấp nhận tù tội, chấp nhận đ̣n thù và đó là giá chúng tôi phải trả để sống với lương tâm ḿnh. Cộng Sản càng tàn bạo chừng nào, ngày tàn của Cộng Sản càng sớm chừng đó.”. Ngày 7/3, khi trả lời đài Quê Hương ở San Jose, Hoa Kỳ, Linh Mục đă nói: “Không bao giờ đi lùi, cho dù trước mắt là cái chết.” và kêu gọi các vị mục tử có thẩm quyền bên trên như Hồng Y hay Giám Mục hăy mạnh dạn nói lên tiếng nói công đạo.

- Ngày 5/3, 8 công an đến xét nhà Giáo Sư Nguyễn Chính Kết (trong lúc ông xuất ngoại qua Hoa Kỳ và nay đang ở Na Uy) và đe dọa nếu bắt được sẽ tạm giam 4 tháng. Ngày 6/3, Giáo Sư Nguyễn Chính Kết, đại diện Liên Minh Dân Chủ - Nhân Quyền VN đến Na Uy, tường tŕnh trước Hội Rafto. Sau đó Giáo Sư đi Bỉ, Pháp…

- Ngày 6/3, bà Trần Thị Lệ, mẹ của Luật Sư Lê Thị Công Nhân cho hay, Lê Thị Công Nhân đă bị 15 công an xông vào nhà bắt giữ, xét nhà và văn pḥng lúc 10 giờ sáng. Ngay sau đó, bà Vũ Minh Khánh, vợ Luật Sư Nguyễn Văn Đài cho hay Nguyễn Văn Đài bị bắt ở ngoài đường rồi đưa về xét nhà, văn pḥng lúc 12 giờ, ông đă viết chữ “Phản đối” và kư tên vào giấy ra lệnh bắt. Họ được cho biết bị tạm giam 4 tháng căn cứ trên điều số 88 Bộ Luật H́nh Sự nên cả hai người đă tuyên bố tuyệt thực để phản đối. Cả hai thân nhân của hai người bị bắt khi lên tiếng với các đài phát thanh và diễn đàn Paltalk vẫn tỏ thái độ rất vững vàng. Ngày 12/3, công an Hà Nội ra lệnh thu hồi giấp phép hoạt động của hai Luật Sư và khai trừ khỏi Luật Sư Đoàn Hà Nội.

- Ngày 6/3, Ngoại Trưởng Condolezza Rice phổ biến bản phúc tŕnh Nhân Quyền Thế Giới 2006, nói rằng văn kiện này sẽ là một nguồn khích lệ cho những người đấu tranh cho ḥa b́nh, dân chủ trên toàn cầu. Trong có phần nói về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam: "Nước CHXHCN Việt Nam là quốc gia độc tài dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.". "Thành tích nhân quyền của chính phủ Việt Nam vẫn chưa đạt yêu cầu.". Và cho rằng đă có thay đổi nhưng vẫn phải cải thiện hợp lư hơn và sẽ đặt vấn đề đàn áp mới đây với các nhà lănh đạo Việt Nam. Phía nhà cầm quyền Việt Nam qua nhật báo Nhân Dân đă lập tức lên tiếng cho rằng đó là bản báo cáo thiếu khách quan, thậm chí là sai lệch.

- Ngày 7/3, Đức Ông Pietro Parolin, Thứ Trưởng Ngoại Giao, Trưởng Đoàn đại diện Toà Thánh Vatican đang viếng thăm Việt Nam, đă nêu vấn đề Linh Mục Nguyễn Văn Lư bị đàn áp với nhà cầm quyền Việt Nam.

- Ngày 8/3, Mục Sư Nguyễn Công Chính đă bị công an đến xét nhà tại Gia Lai và bắt đi mà không có án lệnh nào. Vợ và con Mục Sư đều bị lôi ra khỏi nhà và đánh đập dă man.

- Ngày 9/3, dự trù anh Trương Quốc Huy, 27 tuổi, bị đưa ra ṭa nhưng phiên ṭa hoăn lại. Ngày 19/10/2005, anh cùng cô Phạm Ly Sa (người Việt từ Hoa Kỳ về thăm, tên trên Paltalk là Bell South) từng bị bắt lần thứ 1, v́ tham gia đấu tranh trên các diễn đàn Paltalk, cả hai bị giam 9 tháng mà không đưa ra ṭa. Ngày 18/8, anh bị bắt khi đang ở môt cửa tiệm dịch vụ Liên Mạng (Internet) và lần này bị đưa ra ṭa.

- Ngày 10/3/2007, nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy bị 30 công an đến xét nhà và tịch thu 2 máy điện toán… Theo bà, đó là công an của tà quyền chứ không phải chính quyền đến quấy nhiễu.

- Ngày 11/3, cùng ngày có 3 cuộc biểu t́nh tại Wa DC, Little Saigon (Nam Cali) ở Hoa Kỳ và Ottawa ở Gia Nă Đại, lên án nhà cầm quyền CSVN và ủng hộ các nhà đấu tranh Dân Chủ đang bị đàn áp trong nuớc. Tuần trước đó đă có những cuộc biểu t́nh ở San Francisco, Little Saigon, Úc, Đức, Pháp, Nhật. Kế tiếp tuần sau đó là các cuộc biểu t́nh ở Florida…

- Trong tháng 3, Bộ Ngoại Hoa Kỳ đă nêu vấn đề đàn áp các nhà đấu tranh Dân Chủ. Ngày 5/3, đại diện của 33 quốc gia (27 thành viên trong khối Liên Hiệp Châu Âu cùng một số nước khác, trong đó có Hoa Kỳ và Úc) đă chính thức lên tiếng với Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bày tỏ quan ngại về việc giới chức Việt Nam gần đây đă bắt giữ hàng loạt các nhà bất đồng chính kiến.Các vị đại sứ Đức, Bulgaria và đại diện Ủy Hội Châu Âu cùng một số toà đại sứ khác đă chuyển lời phản đối chính thức các vụ bắt bớ trên. Ngày 10/3, ông Göran Lindblad và phái đoàn Dân Biểu Thụy Điển đang viếng thăm Việt Nam đă đặt vấn đề với Phó Thủ Tướng CSVN Phạm Gia Khiêm và gặp thân nhân Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân… và danh sách những nhà đấu tranh đang bị cầm tù như Nguyễn Vũ B́nh do Hội Đồng Âu Châu đưa ra. Ngày 11/3, Thứ Trưởng Ngoại Giao Na Uy Raymond Johansen cũng đă chính thức phản đối việc giam cầm Linh mục Lư… và từ chối cấp chiếu khán nhập cảnh cho Chủ Tịch Hiệp hội Rafto.

Human Rights Watch đă đặc biệt lên án vụ bắt giữ Linh mục Nguyễn Văn Lư ở Huế hồi trung tuần tháng 2, Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Luật Sư Lê Thị Công Nhân ở Hà Nội hồi đầu tháng 3.

Dân Biểu Smith đưa ra Hạ Viện nghị quyết đ̣i hỏi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo cho nhân dân Việt Nam trả tự do tức khắc, vô điều kiện cho LM Nguyễn Văn Lư, LS Lê Thị Công Nhân, LS Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ B́nh và tất cả các tù nhân lương tâm khác tại Việt Nam.

- Ngày 13-16/3, Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng CSVN Phạm Gia Khiêm viếng thăm Hoa Kỳ, do sự đàn áp gia tăng tại Việt Nam nên khi ông đi đến đâu đều bị người Việt phản đối đến đó. Ngày 15/3, người Việt tại Wa DC đă biểu t́nh phản đối trước tiền đ́nh Quốc Hội Hoa Kỳ. Bà Ngoại Trưởng Rice của Hoa Kỳ…

 

 

 

 

- - - - -

                   Nhóm của ông Nguyễn Chí Quang, Nguyễn Phương Anh Đỗ Nam Hải... cũng muốn thành lập đảng Dân Chủ Bách Việt. Trước đó, đă có một số hoạt động âm thầm của đảng Việt Tân hay đảng mang tên Dân Chủ Nhân Dân, đầu tháng 9/2006, có 3 đảng viên cấp trung ương của đảng này bị bắt, sau đó, do sự can thiệp mạnh mẽ của Hoa Kỳ, nhà cầm quyền Việt Nam đă phải lập tức thả ông Đỗ Thành Công về lại Hoa Kỳ. Tuy các đảng này chưa có thực lực đáng kể nhưng đă có được sự dũng cảm bước đầu cho mục tiêu đa nguyên, đa đảng.

                   Nói chung các tổ chức đấu tranh dân chủ đă bị đàn áp, nhưng nhiều người vẫn bất chấp, tiếp tục đứng lên. Dân chúng kiếu kiện, kêu oan các nơi kéo về vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội, về Sài G̣n và nhiều nơi trên toàn quốc cũng bị công an bắt đi hành hạ. Một số người đă can đảm thu âm được những buổi công an hành hạ họ một cách thô bạo và gửi cho các đài phát thanh, các diễn đàn hay đưa lên mạng lưới toàn cầụ Phải chăng chủ trương của nhà cầm quyền là tạm thời để yên những người cầm đầu v́ họ đă từng ở tù và tuyên bố không sợ bị bắt, không sợ chết, nhưng gia tăng khủng bố đối với những người cộng tác hoặc với những người mới.

                   Đây là việc kết tập lực lượng và tư duy của những người có tŕnh độ và quan tâm nhiều đến vận mạng đất nước. Những nỗ lực kết hợp giữa những người ở trong và ngoài nước ngày càng được đẩy ma.nh. Quan điểm của các nhóm có thể có nhiều chỗ tương dị với người đọc, nhưng tựu chung đều mong muốn có một sự thay đổi phù hợp với t́nh h́nh Việt Nam trong ôn ḥa mà vẫn duy tŕ được sự phát triển và độc lập...

                   Nếu kết hợp câu nói của Karl Marx ngày xưa và Trần Mạnh Hảo mới đây th́:

"Tư Bản Đỏ đang tự đào hố chôn ḿnh!?

                   Chủ Tịch Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan, ông Lech Walesa đă nói:

“Cộng Sản là con đường dài nhất để đi từ Tư Bản đến Tư Bản.”.

Mà đây là thứ Tư Bản tụt hậu hàng 30, 50 năm, hay cả 100 năm, và giai cấp cầm quyền vươn lên bằng đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, bóc lột hơn cả Tư Bản thế kỷ 18, 19. Thường người ta kinh doanh rồi giầu có, c̣n giai cấp thống trị thành “Tư Bản Đỏ” với tốc độ kỷ lục, họ giầu có rồi mới kinh doanh để che giấu và đánh lạc hướng về tài sản khếch xù vơ vét được. Do đó mọi hy sinh cho Chủ Nghĩa Cộng Sản rơ ràng đều trở thành vô ích!

Một người khác cũng đă nói đại ư:

“Biến cố lớn nhất trong thế kỷ 20 của nhân loại

là sự ra đời và tan ră của chủ nghĩa Cộng Sản.”.

Nhiều người đă nói:

"Độc Lập để cứu quốc, Dân Chủ để kiến quốc!".

Tóm lại, thay v́ đường hướng xây dựng là: “Lấy tư tưởng Mác - Lê - Mao làm nền tảng và bạo lực làm vật liệu xây dựng căn nhà Việt Nam.”, th́ như ư của cụ Nguyễn Lộ Trạch và Phan Bội Châu, phải là: “Lấy chính đạo (đạo đức) Đông Phương làm nền tảng và khoa học kỹ thuật Tây Phương làm vật liệu xây dựng căn nhà Việt Nam.”.

 

- - - - -

Xin ghi lại một bài thơ trên Liên Mạng:

 

10 Điều Ước Mơ

                                     Một mơ tín ngưỡng, nhân quyền

                                     Mai này hiện hữu khắp trên nước nhà

                                     Thị thành đến các vùng xa

                                     Không đâu c̣n có cảnh hà hiếp xưa

                                                        Hai mơ chốn chốn cơi bờ

                                                        Người dân được hưởng ấm no, thanh b́nh

                                                        Thoát nơi tăm tối, điêu linh

                                                        Sống đời nhung gấm, đậm t́nh yêu thương

                                    Ba mơ lễ nghĩa học đường

                                     Thuần phong, mỹ tục quê hương phục hồi

                                     Qua nhiều năm tháng buông trôi

                                     Theo nền giáo dục suy đồi, u mê

                                                       Bốn mơ rực rỡ sơn khê

                                                        Tự do, dân chủ tứ bề nở hoa

                                                        Lệ vui khoé mắt mẹ già

                                                        Đón chờ ḷng đă thiết tha bao ngày

                                     Năm mơ phất phới tung bay

                                     Cờ vàng sọc đỏ sum vầy núi sông

                                     Đẩy lui tai ách rợ hồng

                                     Ba mươi năm xích giống ḍng tù lao

                                                        Sáu mơ dân ư trưng cầu

                                                        Đón mừng chính phủ phiếu bầu, đăng quang

                                                        Dựng xây xă hội công bằng

                                                        Có nền pháp trị v́ dân, an ḥa

                                    Bảy mơ chính nghĩa quốc gia

                                     Trong từng sử sách ngọc ngà ghi công

                                     Gương tranh đấu chấp sống c̣n

                                     Cứu non nước thoát khỏi ṿng trầm luân

                                                        Tám mơ dân trí nhân quần

                                                        Nhu cầu văn hoá ngày càng phát huy

                                                        Là nền tảng lẫn thành tŕ

                                                        Giúp dân tộc tiến bước đi vững vàng

                                    Chín mơ một dải giang san

                                     Từ Cà Mau đến Nam Quan nối liền

                                     Giành về cương thổ tổ tiên

                                     Bị người cống nạp bạo quyền Trung Hoa

                                                        Mười mơ xă tắc sơn hà

                                                        Đời đời cường thịnh, chan ḥa yên vui

                                                        Sau muôn sóng gió cơ trời

                                                        Xuôi miền lạc phúc, sáng ngời b́nh minh.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                             Vntvnd, 12/3/2006

 

- - - - -

Chúng ta có thể học hỏi rất nhiều những cuộc cách mạng Dân Chủ bất bạo động tại Ấn Độ năm 1922-47, Phi Luật Tân năm 1986, Nga năm 1991, Ba Lan năm 1956, 1970, 1976, rồi 1980-89, Đông Âu năm 1989-90… (xem trang nhà dưới đây)

http://www.hoamai.org/VIDAN/tailieu/DT_BBD_01.htm#Kinh%20nghi?m%20Nga%20so

 

Xin xem thêm bài “Quy Luật Đấu Tranh”“Đấu Tranh Bạo Động Hay Bất Bạo Động?” của cùng tác giả.

Đ T M 2006, 2007