B́nh Đẳng Tưởng Niệm

 

Trần Khải 

 

Bất kỳ nền văn hóa nào cũng có những nghi lễ hay một số h́nh thức để tưởng niệm người đă chết. Các tôn giáo đều có những nghi lễ riêng. Và ngay cả những người vô thần cũng thế, vẫn nghĩ tới những người đă chết bằng một số nghi thức nhất định. V́ không có quá khứ, th́ không có hiện tại và tương lai. Trong thế giới chúng ta, ngay trứơc mặt chúng ta, vẫn có dấu ấn của những người một thời đă đến với trần gian này, đă góp cho cuộc đời những ǵ họ tin là tốt đẹp nhất, và rồi lại biến vào một cơi mịt mờ bên kia cửa tử. Giữa những ḍng lục bát của Nguyễn Du hiển hiện hàng chục thế kỷ tiền nhân của những bài đồng dao, bài ru con, bài quan họ…  Người chết vẫn gắn liền với chúng ta trong một cách nào đó - và trong hơi thở của chúng ta hôm nay, vẫn mang hơi ấm một thời tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng ta phả vào.

 

Ngày tưởng niệm đó, trong Phật Giáo khi biến thành một nghi thức siêu độ tập thể c̣n được gọi là đại trai đàn chẩn tế. Trong h́nh thức đơn lẻ, cá nhân, thường được gọi ngắn gọn là cầu siêu. Nghĩa là, một buổi lễ để cầu nguyện cho các vong linh được sinh trở lại vào cơi an lành, như cơi trời hay cơi người. Không chỉ Phật Giáo, tất cả các tôn giáo khác cũng có nghi thức tương tự.

 

Nhưng để biến nghi lễ nội bộ Phật Giáo này trở thành một bản tin ng̣ai đời, chỉ duy có Thiền Sư Nhất Hạnh làm được. Thật là không dễ khi đem được một nghi thức trong chùa biến ra thành một sự kiện xă hội xúc động. Tất nhiên là có nhiều lư do. Đơn giản nhất, có lẽ nên nghĩ rằng, mọi người đều thấy rằng chuyện này lư ra phải làm từ lâu lắm rồi. Nghi lễ cho người chết, nhưng thực sự cũng là một hàn gắn cho ngừơi sống, ít nhất là phần nào. Nghĩa là, ḥa hợp ḥa giải thực sự đă có từ lâu rồi, đă có từ các bàn thờ vong trong chùa, khi người chết không phân biệt chính kiến, dù là tử sĩ VNCH hay liệt sĩ du kích VC, đều được các chùa đọc kinh cầu nguyện mỗi buổi chiều. Nhưng để công nhận tinh thần ḥa hợp ḥa giải đó giữa ngừơi sống th́ vẫn c̣n gian nan, cực kỳ gian nan, nhất là đối với người thắng trận.

 

Theo dơi t́nh h́nh Thiền Sư Nhất Hạnh thực hiện lễ Đại trai đàn chẩn tế ở Chùa Vĩnh Nghiêm cũng có thể cho chúng ta thấy t́nh h́nh đó.

 

Hôm Thứ Sáu, giờ California, chỉ thấy vài báo mạng của nhà nứơc loan tin đơn sơ. Nhưng các tin về lễ này đă loan trên một số trang web Phật Giáo - cần ghi nhận, tất cả các mạng này đều đặt máy chủ ở hải ngọai.

 

Trang web Phật Tử Việt Nam, thực hiện bởi ban biên tập là một nhóm Phật Tử trẻ ở VN, hầu hết ở Hà Nội, nhưng máy chủ h́nh như ở hải ngọai, loan tin về buổi lễ ở địa chỉ: http://phattuvn.org/index.php?nv=News&at=article&sid=1640. Một số chi tiết trong bản tin cho thấy rằng đây là một buổi lễ lớn, với hơn 10,000 người dự.

 

Bản tin trích như sau:

 

"TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Đại trai đàn chẩn tế, hơn 10.000 Tăng Ni, Phật tử tham gia

 

Sáng nay 16/3/2007, tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3 TP. Hồ Chí Minh, Ban Nghi lễ Trung ương GHPGVN, THPG TP. Hồ Chí Minh và Tăng thân Làng Mai (CH. Pháp) đă tổ chức Đại trai đàn chẩn tế. Tới dự và chứng minh có Ḥa thượng Thích Đức Nghiệp, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Ḥa thượng Thích Trí Quảng, Ḥa thượng Thích Giác Nhiên... Hơn 10.000 Tăng Ni, Phật tử cùng tham dự buổi lễ.

 

Sau khi chư tôn đức quang lâm, Ḥa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Ban thường trực Ban Trị sự THPG TP. Hồ Chí Minh đă đọc lời khai mạc. Lời khai mạc có đoạn "Đại lễ Trai đàn chẩn tế b́nh đẳng bạt được diễn ra vào đầu xuân mới, mùa của sự đâm chồi nảy lộc, mùa của tăng trưởng sự sống và cũng là mùa bắt đầu cho một năm mới thịnh đạt, an vui, hạnh phúc."…" (hết trích)

 

Một ghi nhận, là không có cán bộ cao cấp trung ương nào. Bản tin khác chỉ ghi tên ông Lê Hồng Phúc, phó Ban Tôn giáo, Trần Trung Tín, phó ban MTTQVN. Nhưng bản tin của Phật Tử Việt Nam đă không nhắc tới các quan chức này. Tên và chức vụ của hai quan chức này chỉ có đăng trên bản tin của Chùa Vĩnh Nghiêm (http://vinhnghiemvn.com/).

 

Bản tin Phật Tử Việt Nam không ghi tên các quan chức có lẽ là muốn cho nghi lễ mang tính nội bộ nhà chùa hơn? Hay là có chỉ thị từ các Thầy lớn? Không có câu trả lời cụ thể nào được đưa ra. Nhưng hẳn nhiên là các bạn trẻ Phật Tử VN cũng có cân nhắc, có suy tính… khi không ghi tên các quan chức vào bản tin. Có thể v́ chức nhỏ? Nhưng chúng ta biết chắc rằng, nếu ông Thành Ủy Sài G̣n, hay ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố tới tham dự lễ này, th́ sẽ không ai xóa tên các vị này trong bản tin.

 

Điều đặc biệt là về cách sắp xếp của Ban Biên Tập  trang Phật Tử Việt Nam, cột bên phải bản tin Đại trai đàn chẩn tế là một lọat các tin về nhờ các nhà ngọai cảm gọi hồn, t́m mộ, những bản tin mà nhà nứơc từ nhiều năm vẫn giấu kỹ, hoặc khi loan tin th́ rất là dè dặt. Phải chăng muốn nhắc nhở rằng Đaị Trai Đàn Cầu Siêu này có liên hệ tới hàng trăm ngàn chiến binh chết giữa rừng núi một thời?

 

Trang web duy nhất tại Hoa Kỳ loan tin đầy đủ về nghi lễ này là Thư Viện Hoa Sen (link: http://thuvienhoasen.org/daitraidanchante-05.htm#khai%20mac%20dai%20trai%20dan) th́ hoàn ṭan không nói ǵ về các chuyện ngoại cảm, gọi hồn với t́m mộ…

 

C̣n trang web Làng Mai (http://langmai.org/ChuyenDiVietNam2007/HTML/traidanchante/index.htm) lại không viết theo h́nh thức bản tin... Dù vậy Làng Mai tất nhiên biết rằng đây là một nghi lễ mang tính lịch sử, khi trở thành nghi lễ đầu tiên cầu nguyện cho tử sĩ hai miền và cho những người chết liên hệ tới cuộc chiến, cả nhiều năm sau nữa dù chết trong tù hay ngoài biển.

 

Ong Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết không tham dự nghi lễ ở Chùa Vĩnh Nghiêm, dù có được thư mời từ Thiền Sư Nhất Hạnh. Cũng không có câu trả lời cụ thể nào. Hay phải chăng, trong khuôn viên Chùa Vĩnh Nghiêm không có cuốn Kinh Điển Mác-Lê nào để ông Triết đọc tụng?

 

Một điều cần ghi nhận nữa, về cách nhà nước loan tin. Trong khi Chùa Vĩnh Nghiêm (http://vinhnghiemvn.com/) loan  tin là có 10,000 Tăng ni Phật Tử tham dự lễ hôm Thứ Sáu, th́ báo Tiền Phong ghi là chỉ có 2,000 người dự, và báo Tuổi Trẻ ghi là 3,000 người dự.

 

Đặc biệt đá VOA hôm Thứ Saú ghi nhận rằng, trích:

 

“Chính phủ ở Hà Nội phản đối tên gọi “giải oan” của các buổi lễ cầu siêu của Thiền sư Nhất Hạnh. Họ nói rằng tuy sẵn sàng tha thứ cho những chiến sĩ trận vong của miền Nam, nhưng họ vẫn xem những người đó là những người phản bội dân tộc và trở thành tay sai của chính quyền mà họ gọi là “ngụy quyền” do chính phủ Mỹ khống chế.

 

V́ có sự phản đối như thế, Tăng Đoàn Làng Mai đă đổi tên gọi Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan thành Đại Trai Đàn Chẩn Tế B́nh Đẳng. Một thỏa hiệp khác cũng đă đạt được trong lễ cầu siêu ngày hôm nay ở chùa Vĩnh Nghiêm. Theo tiết lộ của Thượng Tọa Pháp Ấn, người phát ngôn của Làng Mai, Thiền sư Nhất Hạnh vốn định tiến hành hai buổi lễ Chiêu Cô tại Nghĩa Trang Liệt Sĩ của bộ đội Cộng sản và Nghĩa Trang Biên Ḥa của quân đội Việt Nam Cộng ḥa. Nhưng kế hoạch đă gặp sự chống đối của giới hữu trách Việt Nam. Rốt cuộc một buổi lễ Chiêu Cô đă diễn ra hôm nay ở Cầu Rạch Chiếc, nơi đă diễn ra một trận chiến khốc liệt trong thời chiến tranh trước năm 1975...” (hết trích)

 

Đúng vậy. Có biết bao nhiêu là bất đồng trên cuộc đời này. Kể cả những bất đồng về chuyện có nên cầu nguyện cho người chết hai miền hay không... Với người chết, có lẽ đă xong, h́nh như họ không tranh căi ǵ nữa -- cuộc chiến đă xong rồi. Họ đang ngồi b́nh đẳng trên bàn thờ vong ở trong các chùa.

 

Và hơn 10,000 Tăng Ni Phật Tử trong nghi lễ ở Chùa Vĩnh Nghiêm đă có câu trả lời riêng cho họ, rằng cần phải giúp những vong linh chưa siêu thóat được một trợ giúp tâm linh để t́m về cơi an lành. Đó là chuyện nhà chùa, tất cả các chùa, từ ba thập niên nay đă làm, đang làm, và sẽ làm.

 

Không chỉ cho người chết, mà chính người sống như chúng ta vẫn cần các nghi thức tương tự. Chính ngay trong ḷng chúng ta đó, đă là những cơi với đủ thứ lành dữ… Hăy đưa tất cả các giận dữ, các căm thù, các suy nghĩ, các cảm xúc, các tâm thức c̣n ẩn ức, c̣n bóng quế dày ṿ trong thâm tâm chúng ta ra, để cùng chuyển hóa tất cả các tâm này về chốn an lành, về cơi b́nh an của tâm hồn. Bao giờ th́ nhà nứơc mới chịu hiểu như thế, để có thể làm như thế, để những ngừơi chết sẽ không c̣n oan ức, khi hàng triệu người đă chết mà h́nh ảnh một đất nứơc trong tâm tưởng họ, một đất nứơc của hạnh phúc, của tự do và dân chủ, vẫn c̣n xa vời?