TÔN GIÁO VÀ CHÁNH TRỊ

      Tôn Giáo và Chánh Trị là hai đường thẳng song song, nhưng không mâu thuẩn mà còn tương quan mật thiết nhau.

      Tôn Giáo: Tôn Giáo là Ðạo, Ðạo là con đường hướng thiện Tu Tâm sữa Tánh đoạt đến Chân Thiện Mỹ, Tu cao hơn nửa đễ thoát kiếp luân hồi trở về ngôi xưa vị củ, hườn nguyên Bỗn Tánh tức Phật Tánh nghĩa là đoạt cơ siêu thoát.

      Chánh Trị: Chánh là ngay thẳng chánh trực

            Trị là sửa đỗi xấu thành tốt.

      Chánh Trị là sửa đổi Ðời xấu trở nên tốt, an ninh, trật tự, hạnh phúc.

      Xem lại lịch sử các Tôn Giáo ở ba thời kỳ Brahma, Civa, Christna tức là thời kỳ Thích Ca Phật, thời kỳ Thiên Chúa Giáo, rồi đến thời kỳ Khỗng Tử- Lảo Tử, sau đến Cao Ðài Giáo còn gọi là Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. Các Ðạo Giáo ngày xưa cũng đi truyền giáo khắp Thế gian, các Ðấng Tu thành Phật đến bực siêu việt, có thễ xuất Thần Vân du Thiên ngoại, Quyền năng vô đối, song cầm Quyền năng trị Thế, giáo hóa Cơ Ðời chưa đủ vai tuồng vì Quyền năng trị Thế giáo hóa nhưng cũng không thể nắm quyền hành Linh Tâm Thiên Hạ được, bởi giáo hóa là căn bản của Trị, nếu Trị mà không giáo hóa thì thất sách, Phật thuộc về giáo hóa, Thánh thì Trị, mà hại thay Thế gian này chỉ có Chánh Trị vì lẻ đó nên tôn giáo phải đi đôi với Chánh Trị tức là Quyền Ðời đương nhiên và Quyền năng Tinh Thần tương quan với nhau mới biến ra một nền Chánh Trị đặc biệt của một Tôn Giáo, Hiện hửu như Ðền Thánh La Mả Vatican ở Nước Ý là một Nước trong vạn Quốc, một Nước về Tinh thần.

      Phật Giáo bên Tây Tạng Ấn Ðộ cũng là một nước Tinh thần.

      Ðạo Khỗng và Ðạo Lảo bên Trung Hoa cũng là một Nước Tinh thần Vi chủ.

      Ðạo Cao Ðài Tòa Thánh Tây Ninh ở Việt Nam gọi là Quốc Ðạo.

      Sau đây là những nét Chánh Trị đặc thù của các Tôn Giáo hiện hửu.

      1/- Chánh Trị của Thiên Chúa Giáo:

      Ðức Chúa Jesus Christ thừa lệnh Ðức Chúa Trời (Ðức Chí Tôn, Ðức Ngọc Hoàng Thượng Ðế). Giáng Trần lập Ðạo Thiên Chúa bên Thái Tây. Ngài đi truyền giáo nơi nào cũng để nhứt Tâm Ái Truất Thương Sanh, yêu ái thật nồng nàn chơn chất, Ngài là chơn linh Thánh sống, trưóc mặt Thiên Hạ đạt cả Ðạo Giáo, Ðức Phật Thích Ca thế nào, thì Chúa thế ấy, bởi cớ Thiên Hạ thương mến nghe theo Ðạo Giáo của Ngài, Dân Zinifs, các vị Giáo Chủ buổi nọ, và các Vua Chúa Palestine thấy Ðức Chúa Jesus Christ thuyết Ðạo Giáo một chí hướng chơn truyền thánh thiện phản khắc với Tôn chỉ của Họ, Họ oán ghét tìm phương giết Chủa, đến đầu cáo với César rằng “Người ấy mưu cuộc phản loạn, đem bọn Zinifs ra khỏi sự thống trị của chế độ Romain, nhưng Họ vu cáo đủ thứ cũng không được vì Thánh Ðức của Chúa không thễ phạm vào được, Họ lại tìm cách bài bác luật Ðạo, tạo một ban tuyên truyền làm cho Nhơn gian sợ liên lụy không dám đến gần Chúa. Mấy Giáo Chủ Caipha ấy bắt Chúa Jesus giao cho Thống Ðốc Pilate là Quan Tỗng Trấn Pontins Pilate là người đã ra lệnh xử tử Ngài đóng đinh trên Thập Tự Giá thì Ngài đã tuyên bố “Vương Quốc của Ta không thuộc về Thế gian nầy, nếu Vương Quốc của Ta thuộc về Thế gian nầy thì những Chiến Sỉ của Ta đã chiến đấu để Ta không rơi vào tay của các Ông, nhưng như Ta đã nói Vương Quốc của Ta không thuộc về Thế gian nầy”. Thật vậy Ngài đến Thế gian nầy để cứu rổi Nhơn loại, chuộc tội Loài Người, chinh phục các Linh hồn, Chơn hồn về với Ngài cùng Ðức chúa Trời, sự rao giãng của Ðức Ngài là Siêu Chánh Trị, sống hoà mình với loài người để từ đó chinh phục loài người trỡ về với thiên chúa, sự hòa mình sinh hoạt rao giãng giáo hóa tức là Chánh Trị, nền Chánh Trị đạo Ðạo Thiên Chúa đã hơn 2000 năm, con người phải chịu ơn cứu rỗi của Thiên Chúa thì mới được cứu rỗi, con người phải phụng thờ Chúa hết lòng yêu Chúa, hiểu được những điều Chúa trao ban thì mới hiểu được Thánh ý của Ðức Ngài. Ðức Chúa Jesus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự đã đem xác Thánh trọng quí dâng lên Ðức Chúa Trời “Ðức Chí Tôn “ xác chết trên Thánh giá là lễ tế đặng cứu chuột tội lỗi của loài người nên danh thể Ngài còn gọi là Ðấng cứu Thế.

      Sau đó có đoạn Kinh Thánh nói Chúa phục sinh từ cỏi chết mười hai Tông đồ và bảy mươi hai Môn Ðệ của Chúa đi khắp nơi rao giảng phúc âm của Ngài, lúc đó đế Quốc La Mã thống trị Châu Âu, Thiên Chúa đối đầu với Thần Giáo nên bị các Hoàng Ðế La Mã bắt bớ tiêu diệt đến đầu thế kỹ 4 Ðại Ðế Constantin. Nhờ sự ủng hộ của Thiên Chúa Giáo, đại thắng quân thù chiếm được Thành La Mã, từ đó Hoàng Ðế ban Chiếu Chỉ Milan không được bắt bớ đạo Thiên Chúa và Hoàng Ðế La Mã trở thành con Chiên của Chúa, từ từ quyền Ðời cũng như Quyền Ðạo đều do Ðức Giáo Hoàng thủ lảnh, phần hành do các Hồng y giám mục, linh mục trấn nhiệm hành Ðạo. Nhưng vì phàm tâm nên đã lạm dụng chức quyền làm hũ hóa nền Ðạo, nên cuộc Cánh Mạng bùng nổ, Ðức Giáo Hoàng Gregorio XIII đã ra sắc lệnh tách rời Quyền Ðời ra khỏi Quyền Ðạo năm 1582 đến năm 1966 nhóm Cách Mạng Châu Mỹ chủ xướng phong trào giải phóng thực hiện Cuộc Cách Mạng Cứu Dân Tộc và loài người thoát ra khỏi sự nghèo đói giải thể Chế Ðộ Quân Chủ sang bằng giàu nghèo để đạt được sự cứu khổ phong trào nầy là Duy vật Cộng Sản đi ngược lại sự cứu rổi của Thiên Chúa yếu tố Tâm Linh gọi là Duy Tâm.

      Thiên Chúa không bao giờ cấm đoán các Linh Mục sinh hoạt Chính Trị, hoặc cố vấn cho những Vị Lãnh đạo nắm chính quyền như Linh Mục Populieski người Ba Lan đã tham gia sinh hoạt chính trị trong Công Ðoàn Ðoàn Kết ngài bị mật thám theo dõi thủ tiêu chính vì cái chết của ngài Nhân Dân Ba Lan xúc động căm phẩn phát động rầm rộ chống đối Chính Quyền Cộng Sản, Chính Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lo II đã ủng hộ và giúp cho Công đoàn Ðoàn kết Ba Lan, đứng trước nguy cơ của Dân Tộc Ba Lan ngài là con Dân, nên đức ngài đã tuyên bố một câu mang màu sắc Cách Mạng và đầy tính chất chính trị. “Nếu Hồng quân Sô Viết tiến vào Ba Lan Tôi sẽ từ bỏ ngôi Ðức Giáo Hoàng về Nước Ba Lan kháng chiến.” chính câu nói hùng hồn đó làm cho Hồng Quân Sô Viết ngừng tiến. Công Ðoàn Ðoàn Kết nhờ đó thắng thế hoạt động lan rộng các Quốc Gia lân cận đứng vậy đâu tranh đòi quyền Tư Do thoát khổi bàn tay Cộng Sản, từ đó Cộng Sản Ðông Âu tan vỡ, đưa đến sự tàn lụn của Chủ Nghĩa Cộng Sản trên toàn Thế Giới. Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng là một bậc Vĩ Nhân trên Thế Giới ngài đã gớp công sức làm sụp đỗ chế độ Công Sản toàn cầu.

      Giáo hội Thiên Chúa không cắm đoán giáo dân sinh hoạt Chính Trị, mà còn yêu cầu Tìn Hữu tham gia sinh hoạt Chính Trị như một trách nhiệm người dân trong nước.

      1985 Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ phổ biến Familiaris consotio Ðức Giáo Hoàng Paul Lo II yêu cầu “ nhiệm vụ xã hội thứ ba của giáo dân là tham gia Chính Trị họ phải làm chánh Trị thay đổi trách nhiệm. “Nếu không hay vì sự lãnh đạm Chính Trị họ có thể trở thành nạn nhân đầu tiên.“ Như thế Thiên chúa Giáo nhận định Tôn Giáo có sự tương quan đến Chánh Trị giúp con người đạt được trật tự và quyền sống trên thế gian nầy.

      2/- Chánh Trị của Phật Giáo:

      Ðức Shidarta (gọi là Cakya Moni) người ở xứ Cakya. Ngài từ bỏ Ngai Vàng để đi tìm chân lý sanh lảo bịnh tử tứ khỗ giác minh bỗn thiện mới đạt phương cứu khổ loài người chính Ðức Phật đã từng khuyên dạy các vị Vua Chúa hảy giác ngộ trở thành những nhà lảnh Ðạo tốt giúp cho Nhân Dân Bá Tánh thoát khỏi cảnh khổ đau, đó là lời Ðức Phật thuyết giảng cho các vị Quốc Vương nhờ sức mạnh chính trị đễ phát huy Phật Pháp cho dể dàng đến với Chúng Sanh, bởi Chúng Sanh đang chìm đắm trong khổ hải, chịu trong tứ khỗ là sanh là “sanh lảo bệnh tử” nên Ngài đem thuyết thương yêu vô tận của Ngài tryền bá cho toàn thễ Nhơn Sanh noi theo cái chí Chơn Thánh ấy đặng Họ đạt được sự thoát khổ, sự cứu giúp Chúnh Sanh, cứu giúp Ðất Nước khỏi cảnh lầm than, thống khổ là một Công Ðức lớn, Ðức Phật Thích Ca dạy “cứu một mạng người còn hơn là Tích Ðức xây Tháp bảy tầng” cứu một người còn có Công Ðức lớn như vậy huống hồ là cứu cả một Dân Tộc khỏi sự đàn áp, bắt bớ giết chóc làm than, có phải hoạt động Chánh Trị cứu Dân cứu Nước là một công Ðức vô lượng.

      Hiểu được ý nghĩa này của nhà Phật nên qua quá trình lịch sử Chúng ta thấy có Ðại Sư Vạn Hạnh, Ðại Sư Lý Khánh Vân đã giúp Lý Thái Tổ lập nên Triều Ðại Nhà Lý, khai dựng chấn hưng Nước Ðại Việt, Một Nòi Gióng Việt Nam hôm nay. Việc làm cứu Dân cứu Nước cứu Xã Tắc san hà là một trọng trách không riêng các nhà lảnh Ðạo mà toàn cả Dân Tộc Giống Nòi, nhất là những Bậc Chân tu càng ý thức giác ngộ hơn nữa. Như Ðức Ðạt lai lạt Ma đời thứ XIV là vị Phật sống Tenzin Gyatso Giáo Chủu Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng và cũng là vị Thủ Lảnh quyền Chánh Trị Nước Tây Tạng.

      Năm 1950 Trung Cộng lấn chiếm Tây Tạng, Ðức Ngài phải đấu tranh Chánh Trị với Trung Cộng, Ðức Ðạt lai lạt ma bị áp lực mạnh mẻ của Cộng Sản Trung Quốc, nên Ngài phải lưu vong sang Ấn Ðộ, mặc dù gian khỗ trong bước đường lưu vong nhưng Ðức Ngài đã hợp sức cùng các vị trưỡng lảo hoạt động Chánh Trị một cách tích cực, Ngài vận động mạnh mẽ giành lại Ðộc Lập chủ quyền cho Nước Tây Tạng. Ngài đã từng nói Phật Giáo và sinh hoạt Chính Trị không hề bị tách rời ra trong lịch sử và cuộc sống của Nhân Dân Tây Tạng nói riêng và Phật Giáo nói chung.

      3/- Chánh Trị của Khương Thái Công:

      Bên Trung Hoa Khương Thái Công gọi là Thái Công Vọng hay là Khương Tử Nha vâng lịnh Ðức Ngươn Thỉ Thiên Tôn ở Côn Lôn Sơn lấy Phong Thần Bảng đến giúp Nhà Châu cũng vì Nhơn Sanh thống khổ mà khai minh chơn lý, về quyền hành thưởng phạt Thiêng Liêng, giúp thế đặng trừ khử nịnh Tà, Tôn Sùng Trung Liệt, mượn Tin Thần nhuệ khí đặng trừ tan ác nghiệt của xác thân ham mê vật chất, ấy là dụng pháp vô hình đặng điều khiển hành tàng mặt thế, Ngài giúp cho Thế Gian kinh nghiệm đủ cớ hiển nhiên bằng nạn ác nghiệt đã đào tạo kiếp sống con người trầm luân khỗ hải, chẵng trốn khỏi kiếp chết. Phép thưởng phạt thiêng liêng có đủ quyền năng cả xác lẩn hồn ở mặt thế thì có trí tuệ của loài người, còn mặt Ðạo thì có Thần Minh giám sát, Truyết lý Thần Linh nghĩa là: Quyền phép của Lương Tâm do đó mà lập thành căn bản và năng lực vận hành hiện tượng của tư tưởng cùng Bổn Nguyên Thần Pháp nẩy sanh.

      Ngài biết tùng lịnh thật hành những tư tưởng cao thượng của Ðức Ngươn Thỉ Thiên Tôn, đặng làm cho lành lẻ tốt tươi mặt thế. Ngài nhờ thấy bạo tàn Thương Trụ và thương Ðạo nghĩa của Nhà Châu: Vua Văn Vương và Vỏ Vương dục khải “Bỗn Thiện” nên tuỗi dầu cao, Ngài dám chịu nhọc nhằn cực khổ giúp Ðạo Ðức, khữ bạo tàn, thâu cơ nghiệp thành thang, cứu Dân Ðen trong nước lữa, tuy đôi bên Thương Châu khác giá mà đối với lực lượng Trung Cang Trí Dũng, vị Quốc Vong Thân, Ngài vẫn giữ dạ, vô tư trong Thần Vị, chỉ ngó mặt Công Phong tước phẩm, đường hướng Chánh Trị của Ngài là lấy nhu thắng cương, lấy Ðạo Ðức thắng Bạo Tàn.

      4/- Chánh Trị của Ðức Khổng Phu Tử:

      Ðức Khổng Phu Tử tự là Trọng Ni cũng vì thấy Ðời hung bạo nên Ðức Ngài lo trù hoạch phương châm giảm ác, nghiêng cứu mới đạt đặng Triết Lý Chí Thiện là cơ quan bảo thế, Ngài đắc thông nên tự nhiên hiểu biết rằng cơ tạo hóa của Trời Ðất và vạn vật hửu hình, phải tấn hóa lần lần cho đến tận con đường chí thiện, người thì tận thiện, vật thì tận mỷ, gọi là Ðạo. Ngài chỉnh chiếu theo sự tự nhiên, hành động theo tâm lý của Người Ðời đặng làm mục đích chuẩn thằng xét đoán ngoài phép an tâm luyện tánh, Ngài tìm phương pháp nào tự giác đặng Bỗn Thiện và kềm chế lấy điễm lương tâm, tùy theo trí khôn ngoan của Dân Sanh mà trị Thế, hoặc cũng tùy theo Chủ Quyền của Chính Thể hay là do ở một người đã đặng mạng Trời làm Chúa Ðời cầm luật pháp trị Bá Tánh. Ngài cho Chánh Trị hành tàng của xác thịt thế nào thì Chánh Trị Tinh Thần cũng vậy, nên nhìn nhận rằng trên các Chủ Quyền trị Thế có quyền Vô Vi của Ðấng Chí Tôn “Thượng Ðế”. Ngài gọi là Nhứt Ðại nên viết chử Thiên “Trời” nắm trong phép Thiêng Liêng thưởng phạt, vì Ðấng Chí Tôn ấy chẳng phải có quyền năng về phần hồn mà thôi, lại còn có đặng oai linh về phần xác, lý thuyết Trời Người đồng nhứt, đồng trị nẫy sanh ra trí tưởng đó.

      Cơ nghiệp Văn Vương qua đến Ðông Châu là cùng vận mà Ngài có quyết tâm duy trì, mong lòng hiệp Quốc đem luật đặng trị bình, lấy Nghĩa Nhân ra đặng khử bạo tàn.

      Ngài hiễu rỏ ràng quyền hành Chánh trị chia ra làm 2 phần.

      1/- Sanh hoạt của Thi Hài.

      2/- Biến hóa về Tâm Lý và Chánh Trị.

Nên Ngài cho luật pháp là cơ quan Ðộc Thiện để trị an Thiên Hạ, còn Ðạo Nhơn Nghĩa đủ thế kềm thúc tánh đức Người Ðời, nên Ngài mới cầm Nhiếp Chánh Nhà Châu để sở vọng chấn hưng. Nhưng thương thay một đấng Chí Thánh như Ngài mà cũng phải chịu bề thất vọng, bởi gặp buổi Ðời quá bạo tàn, nên cây quạt và mảnh mền là Ðạo Nhơn Nghĩa của Ngài không đủ thế quạt nồng đắp lạnh cho Nhơn Sanh, Ngài phải thối bước về Quê, cam phận thiệt thòi trọn đời ngồi dạy học.

      Bài tự thán “Chi Lan” của Ngài ai đọc đến cũng phải rơi châu đổ ngọc, may thay qua đến Ðời khổng cấp (Tử Tư) là Ðích Tôn của Ngài dạy đặng một trong Môn Ðệ tên là Mạnh Tử, rất nên Ðấng bậc Hiền Triết, nối chí của Thánh Nhơn, cố mở mang Ðại học.

      Triết lý của Mạnh Tử là Tại Minh Ðức, tại Tân Dân, tại Chỉ Ư Chí Thiện. Người đi châu lưu nước nầy qua nước nọ, lấy nhơn nghĩa đặng khuyến khích Nhơn Tâm, cảm hóa các Chư Hầu chỉnh đốn chế chuyên Vương Ðạo. Nhờ vậy mà Ðời Ðông Châu giặc giả chiến Tranh ác liệt, Hôn Quân bạo Chúa, đến Ðời của Mạnh Tử thì trở lại hiền lương Ðạo Ðức, tin dùng Thuyết Bổn Thiện, thật là tài tình Chính Trị của Ngài Khổng Phu Tử rất nên siêu việt. Ðức Khỗng Phu Tử cũng nhờ ác hành hung bạo của Ðông Châu Liệt Quốc trong trường chiến đấu đua tranh giành quyền lợi mà Giáo Lý thuyết minh “Bỗn Thiện” của Ngài mới Ðắc Pháp cao Thâm, Chí Thiện.

      Những triết lý Thánh Hiền dầu cổ kim cũng thế cốt để dìu dắt Nhơn Sanh đi thong thả trên con đường lành cho cùng tận, đặng phục nguyên Bổn Thiện của mình các Tôn Giáo gọi tên là Ðạo. Ngày nào “Bỗn Thiện” đã phát minh, thì cảm hóa Chúng Sanh rộng Thế. Hèn thì làm cho một Gia Ðình Thiện Hành Gia Pháp, trọng thì giúp Quốc Gia Xã Hội thiện hành Quốc chánh, còn tối đại thì làm cho toàn Thiên Hạ đặng thiện giao, Hiệp Chũng Ðại Ðồng. Ðấy là triết lý siêu Chánh Trị của Ðức Khỗng Phu Tử.

      5/- Chánh Trị của Cao Ðài Giáo:

      Ðức Hộ Pháp giáo chủ hửu hình Cao Ðài “Ðức Chí Tôn là giáo chủ vô vi “Ðức Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hửu Hình Ðài.

Thuở nhỏ sinh nhằm gia đình Họ Phạm, tại Bình Lộc Tỉnh Tân An Nam Việt lấy tên là Phạm Công Tắc, ông thân sinh ra ngài làm việc đổi về Bình Lộc nên sinh ra Ngài ở đấy, còn chính nguyên quán của Ngài ở làng An Hòa, Quận Trảng Bàng Tây Ninh. Một điều đặc biệt là Ngài sanh đúng ngày mùng 5 tháng 5 năm Canh Dần (năm 1890 ) tức là ngày khuất nguyên Tự trầm mình xuống dòng sông Mịch La, ngày lưu thần Nguyễn Triệu nhập thiên thai, vì sinh nhằm ngày Tết Ðoan Ngọ nên trong gia đình ai cũng lo khó nuôi được Ngài, mà thực vậy Ngài khỏe mạnh hồng hào, thiên tư đỉnh ngộ, nhưng thĩnh thoảng tự nhiên cứ ngũ thiếp đi như người chết, linh hồn khuất lạc nơi đâu khiến cả nhà nhất là bà cụ luôn thắc mắc lo âu. Ngài Chết đi sống lại nhiều lần thuốc thang chạy chữa đã nhiều mà bệnh nào cứ tật ấy Ngài thỉnh thoảng cứ ngủ liệm đi rồi lại tĩnh dậy có khi đôi ba giờ có khi cả ngày, cho mãi tới năm 17 tuổi Ngài thiếp đi một lần cuối cùng lâu hơn cả những lần trước, khi tĩnh dậy Ngài nhớ tất cả cuộc xuất du của linh hồn Ngài nhớ từng hình ảnh từng chi tiết mà sau này tất cả đều họp với cuộc đời, tu hành của Ngài.

      Ngài sinh năm 1890 là thời thực dân Pháp đặt vững nền đô hộ trên khắp nước Việt Nam Ngài lớn lên trong cảnh vong Quốc giữa một xã hội đầy bất công, Dân chúng rên xiết khổ đau bởi sự bốc lột áp bức của quân Ngoại xâm khác màu da sắc tóc.

      Trong cảnh nước mất Chủ Quyền, dân sống trong vòng nô lệ Ngài đã sớm giác ngộ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng Ngài nhiều đêm thao thức nghĩ đến cách làm sao cho Ðồng bào cùng đứng lên phá tan xiềng xích, để đòi lầy quyền sống của con người có một cuộc đời Tự Do Hạnh Phúc.

      Trận chiến Nhật Nga xảy ra vào năm 1905, kêt thúc bằng cuộc thắng vẽ vang của Nhật là một kích thích lớn lao cho Ngài cũng như hầu hết dân Việt Nam có ý Thức tranh đấu hồi bấy giờ.

      Năm 1906 Ngài bắt đầu tham gia vào phong trào Ðông Du mà hai nhà cách mệnh Lão Thành là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đang cho người vận động tuyên truyền và khuyến khích khắp nơi, năm ấy Ngài đước 17 tuổi đang học năm thứ hai truờng Chasse Loup Lau Bat, lúc đó phong trào Ðông Du ở Sài Gòn do hai ông Dương Khắc Ninh và Gibert Chiếu lãnh đạo, hai ông đã lãnh đạo ba lớp xuất dương, tốp thứ tư có tên Ngài, đương hồi thiếu niên đầy lòng phấn khởi bồng bột, Ngài nuôi trong lòng bao nhiêu mồng đẹp viễn phương, nhưng tốp thứ tư không có may mắn như ba tốp trước, màn bí mật bị khám phá, mật thám pháp đến khám sở Minh Tân Công Nghệ là chổ lui tới của Ông Ninh, Chiếu mà cũng là trụ sở của phong trào Ðông du ở Sài Gòn, nhờ Ông Ninh bình tĩnh lẹ tay tiêu hũy kịp thời hết mọi tài liệu thành ra tuy bị bại lộ nhưng không có ai bị bắt bớ gì cả, tuy vậy mật thám pháp vẫn chú ý cho người theo dỏi và dò xét các tay Lãnh Ðạo và chính Ngài cũng bị chú ý đến nên Ngài phải nghĩ học về quê ở Tây Ninh tạm tránh những con mắt dòm ngó.

      Ngài Không xuất dương theo phong trào Ðông Du được năm ấy, Âu cũng là Thánh Ý của Ðức Chí Tôn muốn giữ Ngài ở lại đề trao nhiệm vụ cao cả hơn sau nầy.

      Tuổi càng lớn tinh thần cách mạng càng cao cũng như tấm lòng băn khoăn tìm đường học Ðạo của Ngài càng ngày càng một rõ rệt.

      Năm 20 tuổi Ngài Làm thơ ký sở công Chánh, đời sống công chức không có ành hưởng đến đời sống của Ngài, mà gia đình thân yêu cũng không trói buộc được Ngài, cũng không ngăn cản được Ngài trên bước đuờng lý tưởng, sau kỳ dự định Ðông Du lở dỡ, Ngài trở về quê một thời gian rồi lại lăn mình vào trường tranh đấu, Ngài hoạt động bí mật viết cho nhiều tờ báo như Công Luận la Cloche Fela, La Voilibre, Lục Tỉnh Tân Văn, Nông Cỗ Minh Ðàm..vv.. Ngài đã tranh đấu trong thời kỳ khó khăn nhất của Dân Tộc, trong khi biết bao người Việt Nam còn u mê chưa thức tỉnh.

      Ngài lại giàu tình thương Ðời nhất là thương kẻ cô đơn, trụy lạc, trong thời kỳ nầy Ngài đã làm một cữ chỉ rất ý nghĩa, đang làm công chức trong sở Thương Chánh đồng tiền không được dồi dào cho lắm, vậy mà Ngài dám vay nợ đặng giải phóng đoàn nhi nữ ra khỏi chốn Thanh Lâu, được trở về sống lương thiện, hưởng hạnh phúc gia đình.

      Trong lúc Ngài hoạt động tranh đấu cho hạnh phúc của Quốc Gia Dân Tộc và làm những việc thiện hằng ngày đễ cứu giúp những kẻ nghèo khỗ, neo đơn xung quanh, Ngài còn có một nỗi băn khoăn lớn lao hơn nữa là tầm Ðạo đễ giải thoát cho cả loài người khỗ ải, Ngài sinh ra trong một gia đình công giáo, nhưng Ðạo cứu Thế với lòng Bác Ái của Ðức Chúa Jesus, chưa chiếm hết lòng tin của Ngài, Ngài có óc phán đoán và nhận thấy rằng Ðạo Phật khuyên người từ bị hỉ xã, Ðạo Lão đặt trên nền tảng dưỡng tính tồn chân, Ðạo khỗng dìu dắt người trên con đường trung dung, tất cả đều có những ưu điễm giúp cho loài người đi lên con đường sáng không phải ít, cũng là Chân Thiện Mỷ. Vì vậy Ngài băn khoăn, đêm ngày suy nghỉ muốn tổng hợp cả 4 Ðạo lớn hiện có trên Thế Gian và do đấy tạo sự hòa hợp giữa 2 nền văn minh Ðông Tây, việc đó không phải là không tưởng vì tất cả các vị Tổ Sư của các môn phái đều hướng tư tưởng về một điểm chung Chân Thiện Mỷ. Như vậy tư tưởng đó có thể hợp nhất được.

      Ðể đạt mục đích trên Ngài cùng mấy người bạn thân nghiên cứu và so sánh những giáo lý của 4 Ðạo, một nhận xét chung được nêu lên Cứu Cánh chỉ có một, còn phương tiện thì khác nhau, và một hoài bảo chung được phát biễu kết tinh cả 4 Ðạo thành một Ðạo lớn duy nhất cả về tín ngưởng lẩn phương tiện thực hành.

      Nhưng hành động thế nào đễ thực hiện sự kết tinh đó? Thật là một công cuộc khó khăn vượt sức lực của con người trần gian.

      Khi đó Ðại Úy Bonnet, một người bạn của Ngài ở Pháp sang, Ông là một người ngồi thiền cảm thông được với các thần linh, trong các cuộc giáng Thần, Ông Bonnet rất chú ý đến sự nghiên cứu của nhóm Ngài. Nhưng Ông Bonnet cũng không quan niệm nổi là có thể tỗng hợp những phương tiện thực thực hành của các Ðạo, Ông Bonnet khuyên nên cầu khấn các Ðấng Thần Linh, sau đấy đã cho Ngài và các bạn Ngài cái chìa khóa mở cửa bí mật để thông hiểu vấn đề khó khăn huyền diệu kia.

      “Tín Ngưởng bắt nguồn từ Lương Tâm, Lương Tâm khác nhau tùy theo trạng thái Tinh Thần của mổi con Người, Nó không có cá tính, cũng chẳng bao giờ bị tiêu diệt, bởi vì Nó thoát sinh ra ở nơi Thượng Ðế. Vậy Tự Do Tín Ngưởng phải được tôn trọng cho tất cả mọi con Người, nhưng sự hoà hợp trong Tinh Thần Chân Thiện Mỷ là một nhiệm vụ bắt buộc”.

      Ngài lập thành một nhóm gồm các Ông Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Nguyễn Trung Hậu, Trương Hửu Ðức, Trần Duy Nghĩa, Trương Văn Tràng v.v… Tìm cách thông cảm cỏi U Linh bằng cách phò bàn Ba chân ở ngôi nhà tại đường Bourdais trong các vị Thần Thánh Tiên Phật có một vị giáng cơ chỉ xưng hiệu là A Ă Â. Trí thần thông quảng đại ấy làm mọi người khâm phục. Ðến đêm 24 tháng 12 năm 1925 vị A Ă Â mới cho biết Ðấng A Ă Â là Ðấng Chí Tôn tức Ðấng Cao Ðài Tiên Ông hay còn gọi là Ngọc Hoàng Thượng Ðế Giáo Ðạo Nam Phương trên Lảnh Thổ Việt Nam, Ðạo Cao Ðài là Quốc Ðạo, từ đấy nhóm của Ngài trở thành Tín Ðồ của Cao Ðài Tiên Ông. Không bao lâu một người Pháp tên Latapie công chức Sở thương Chánh gia nhập nhóm nầy là Tín Ðồ Âu Châu đầu Tiên của Ðạo Cao Ðài.

      Ngày 28 tháng 1 năm 1928 theo lệnh Ðức Chí Tôn Ngài cùng Ông Cư đến tìm Ngài Lê Văn Trung cựu Nghị Viên trong hội đồng thuộc địa và cựu nhân viên trong Hội Ðồng Tư Vấn. Ở chợ Lớn, một đàn cầu cơ được tổ chức và sau đó Ngài Lê Văn Trung trở thành Tín Ðồ Cao Ðài.

      Ít lâu sau Ngài cùng với các Ông Trung, Cư, Sang và Hậu theo lệnh Ðức Chí Tôn đến nhà Ông Ðốc Phủ Ngô Văn Chiêu đễ hỏi về lai lịch Thiên Nhản và để thực hiện 2 nhóm tại Sàigòn, Nhóm Ông Phủ Chiêu sau khi đón tiếp ân cần, ông nhận là Tiên Ông có cho Thấy hình Thiên Nhản và đưa cho các bạn xem kiễu vẻ Thiên Nhản ngày hôm đó có sự kết hợp của 2 nhóm, theo lệnh của Ðức Chí Tôn, Ông Phủ Ngô Văn Chiêu được coi như là Anh Cả của Tất cả các Tín Ðồ Cao Ðài, vì Ông là người thứ nhất đã được những lời truyền Ðạo của Ðức Chí Tôn, về Ðạo Cao Ðài và cách thức thờ phượng Thiên Nhản. số Tín Ðồ Chí Tôn lúc đó có 12 người, Ngài cùng các Ông Chiêu, Kỳ, Trung, Hoài, Sanh, Bản Sang, Quý, Giãng, Hậu, Ðức Cư, vào mùng 1 tháng 5 năm Ất Hợi. Ðến tháng 2 năm 1926 (Bính Dần) Ðức Chí Tôn giáng trong buỗi Cầu Cơ, sau khi khen ngợi lòng gắng gỏi của mọi Người Ðức Chí Tôn lưu lại bài thơ kỷ niệm:

      Chiêu Kỳ Trung Ðộ Dẫn Hoài Sanh.

      Bản Ðao Khai Sang Quý Giãng Thành.

      Hậu Ðức Tắc Cư Thiên Ðịa Cảnh.

      Hườn Minh Mân Ðáo Thủ Tài Danh.

      Ngày 28/8 năm Bính Dần có một buổi cầu cơ long trọng tổ chức tại nhà Ông Vỏ Văn Cương ở số 245 đường Gallient. Bản danh sách Tín Ðồ được thành lập và một bản tuyên ngôn chính thức được khởi thảo để gửi cho Chính Phủ Pháp có tất cả 145 chử ký, trong số những người ký, có những công chức, đủ Mọi Ngành, có những Thương Gia Kỷ Nghệ và Văn Gia đủ hạng.

      Ngài được Ðức Chí Tôn Thiên Phong Hộ Pháp và ban cho Ngài chức Chưởng Quản Hiệp Thiên Ðài trực tiếp dưới quyền có Thượng Sanh và Thượng Phẫm.

      Ngài là người nắm cơ mầu nhiệm của Ðạo nắm luôn cả nền Ðời thiết thực, xữ đoán Chức Sắc Thiên Phong, và cả Chư Tín Ðồ gìn giữ cho Ðạo khỏi quy Phàm, nâng đở cho Ðời vào Thánh Vị.

      Tất cả Hội Nhơn Sanh, và Hội Thánh đều đồng thanh hoàn toàn đặt lòng tín nhiệm nơi Ngài cầm quyền thống nhất Chánh Trị Ðạo, đặng thay mặt Ðức Chí Tôn bảo tồn sự nghiệp Ðạo tại thế cùng dìu dắt con cái của Ðức Chí Tôn theo con Ðường Ðạo quy hồi cựu vị nơi cỏi Thiêng Liêng Hằng Sống.

      Ngài và các Chức Sắc Ðạo Cao Ðài lúc nào cũng tận tâm lao khỗ len lỏi truyền bá Ðạo Trời vì mọi người đều có ý thức rằng “Ðạo Cao Ðài khai trể ngày nào là hại nhân sanh thêm ngày ấy” nhưng có một số người vô lương tâm quá thiên về bả lợi danh, đua theo quyền lực của Ðời manh tâm ám hại người Ðạo, Họ mưu đồ vu cáo, phao truyền làm cho Hội Thánh phải rời rả và Ngài phải lưu vong một thời gian, chúng vu cáo Cao Ðài có âm mưu Ðịnh Bá Ðồ Vương.

      Ngày 23/7/ Canh Thìn (1940) lính mật thám vào Châu Vi Thánh Ðịa xét giấy tờ đóng cửa Báo Ân Từ.

      Ngày 8/11/Canh Thìn (1940) lính mật thám đem 5 xe ô tô lớn vào Toà Thánh bắt các Chức Sắc và Ðạo Hửu giải ra Tây Ninh.

      Ngày 25/5/ Tân Tỵ (1941) Chánh Phủ Pháp ra lệnh Cấm nhân công tạo tác Tòa Thánh.

      Ngày 4/6/ Tân Tỵ (1941) 8hr sáng mật thám vào Tòa Thánh bắt Ðức Hộ Pháp.

      Ngày 11/7/ Tân Tỵ (1941) Quận Trưởng và một số đông lính vào Châu Vi Tòa Thánh xét giấy thuế Thân, các Ðạo Hửu Cao Ðài và ra lệnh đuổi tất cả người ở các Tỉnh phải trở về ở xứ mình, cấm không cho người ở các Tỉnh về ở trong Châu Vi Tòa Thánh Tây Ninh.

      Ngày 11/7/ Tân Tỵ (1941) lính mật thám vào Tòa Thánh Tây Ninh bắt 4 Vị Chức Sắc Ðại Thiên Phong.

      Ngày 7/8/ Tân Tỵ (1941) Quân Ðội Phất xít Nhật chiếm đóng Tòa Thánh.

      Ngày 25/10/ Tân Tỵ(1941) lính mật thám vào Toà Thánh bắt thêm 2 vị Chức Sắc nửa.

      Ngày 7/3/ Nhăm Ngọ (1942) Quân Ðội Pháp xung công trường học, kho sách.

      Ngày 20/3/ Nhăm Ngọ (1942) Quân Ðội Pháp và Chủ Quận xung công tất cả văn phòng và chiếm đống bao trùm cả chu vi Toà Thánh, thảm cảnh tan nát rả rời.

      Trong khi quân giặc khủng bố các Chức Sắc và Tín Ðồ tại Tòa Thánh, thì Chúng đưa đày Ðức Hộ Pháp sang đảo Madagascar dưới chiếc tàu Compiège vào ngày 27/7/1941 cùng với 5 vị Chức Sắc, cùng đi đày một chuyến đó có nhiều nhà cách mạng như các Ông Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Thế Song, Ngô Văn Phiến. Ngài Hộ Pháp cùng các vị Chức Sắc tới Madagascar phải bị câu lưu trong trại giam cho đến ngày 24/11/1941 mới được đưa ra ngoài làm việc.

      Khi quân Ðồng Minh thắng thế, Phe De Gaulle giải phóng Nước Pháp, Ngài mới được tha đưa về Việt Nam ngày 1 tháng 10 năm 1946. Thế là Ngài đã phải biệt xứ 5 năm 2 tháng 3 ngày, trong 5 vị Chức Sắc cùng bị đồ lưu một lượt với Ngài có 2 Ông Sỉ Tải Ðỗ Quang Hiễn và Giáo Sư Thái Gấm Thanh đã từ Trần bên ấy, còn 3 vị được đưa về sau.

      Sau khi trở về Nước Ngài tiếp tục kiến tạo Tòa Thánh, Ðền Thánh được xây dựng trang hoàng rực rở năm 1947. Ðền Thánh mở cửa nhưng đến năm 1954 mới hoàn tất và Khánh Thành vào đầu tháng Giêng năm Ất Mùi (1955) Hội Thánh và Nhân Sanh do Ngài tỗ chức đúng theo quy luật của Tân Luật và Pháp Chánh Truyền rất có qui củ và phép tắc.

      Tuy Ðạo Cao Ðài bị thực dân Pháp, phát xít nhật và Cộng Sản Việt Minh khũng bố, phá hoại bao nhiêu lần tan tác nhưng nhờ sự quyết tâm và trí sáng suốt của Ðức Hộ Pháp, dẫn dắt nên nền Ðạo mỗi ngày một bành trướng lan rộng.

      Từ Năm 1926 Ðạo mới thành lập chỉ có mấy chục Tín Ðồ thế mà số Tín Ðồ hiện nay đã lên tới hằng triệu, Ðạo Cao Ðài chẵng nhũng phát triễn hoàng hóa Ðạo ở Việt Nam mà còn lan rộng khắp Á Châu, Âu Châu và Mỷ Châu.

      Ðạo Cao Ðài cũng có Ðại Diện trong nhiều cuộc hội nghị Quốc Tế về Tôn Giáo, Thần Học, Chánh Trị. Các Tín Ðồ Cao Ðài tuy theo Ðạo nhưng không quên bỗn phận của người Dân trong Nước, gặp phải buổi loạn ly, Ðất Nước bị Quân Ngoại xâm dày xéo, rồi đến Chủ Nghĩa Cộng Sản, Soviet Union, Trung Quốc lâm le mưu mô đặt ách thống trị độc tài. Hồ Chí Minh theo chủ thuyết Cộng Sản mới có phong trào Cộng Sản Việt Minh nổi dậy khủng bố các Tín Ðồ Cao Ðài, Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo. Nên các Tín Ðồ Cao Ðài đả đứng lên đấu tranh cứu Nước cũng như để bênh vực gìn giử nền Ðạo, dưới sự lảnh Ðạo của Ðức Hộ Pháp, Quân Ðội Cao Ðài được thành lập tổ chức có hệ thống, có quy củ và hơn hết Ðạo Quân ấy có một tinh thần Ðạo Ðức mạnh mẻ đi đôi với tinh thần Ái Quốc rất cao sẳng sàng phụng sự cho nền Ðạo cũng như phụng sự cho Quốc Gia Dân Tộc Biểu dương Danh nghĩa Cứu Thế dưới lá cờ Ðạo Quân Cao Ðài “Bảo Sanh Nhơn Nghĩa”. Nhờ đó mà Quân Ðội Cao Ðài được lòng Dân, đi dâu cũng được Dân Chúng triù mến hoan hô cổ vỏ. Ðây là một lực lượng đáng kễ trong công cuộc tranh đấu chống ngoại xâm Cộng Sản.

      Chí hoài bảo của Ngài là ái truất thương sanh, thực thi bác ái công bằng hành Ðạo cứu Ðời điễm tô và bành trướng nền Quốc Ðạo, không riêng ở Việt Nam mà cả Thế Giới, Công Nghiệp To Tát Vỉ Ðại của Ðức Ngài thể hiện qua Tôn Chỉ Từ Bi Bác Ái vô biên đối với Nhơn Loại, Ngài là một Ðấng Siêu Nhân, một Vị Phật sống tại thế. Ngài đã hy sinh hết cả kiếp sanh phụng sự Ðạo Pháp, phụng sự Nhân Sanh, cứu Dân cứu Nước thoát cảnh đàn áp, tàn sát dưới ách nô lệ thống trị của Ngoại Bang và Cộng Sản (Việt Minh). Ngài là một Ðấng tài tình siêu Chánh Trị với đường hướng Chánh Trị Bảo Sanh Nhơn Nghĩa Ðại Ðồng và chủ thuyết của Ðạo Cao Ðài là Thương Yêu và Quyền Công Chánh để đưa Dân Tộc Việt Nam đến bến Vinh Quang và Nhơn Loại đến Thế Giới Hòa Bình cũng như đưa Nhơn Loại đền mức Chân Thiện Mỷ tức là Ðạo.

      Mục Ðích của chủ nghĩa Cao Ðài được ghi trên đôi liển trước Tòa Thánh như sau:

      “CAO THƯỢNG CHÍ TÔN ÐẠI ÐẠO HÒA BÌNH DÂN CHỦ MỤC

      ÐÀI TIỀN SÙNG BÁI TAM KỲ CỘNG HƯỞNG TỰ DO QUYỀN”.

      Ngày nay trên con đường phụng sự Ðạo, phụng sự Quốc Gia, người Tín Ðồ Cao Ðài phải tranh đấu về Chánh Trị đễ thâu hoạch lại những cái gì mà chúng ta có quyền hưởng một cách xứng đáng trong tinh thần Công Bằng Bác Ái Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền hầu phát huy nền Ðạo Cao Ðài khắp nơi trên Thế Giới cũng như đưa Ðất Nước Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ, Ðộc Tài của Chủ Nghĩa Cộng Sản đang ở giửa hai gọng kềm của Tư Bản Ðỏ và Tư Bản Tài Phiệt.

      Vậy Hởi các Vị Lảnh Ðạo Tinh Thần, các Vị Lảnh Ðạo các Hội Ðoàn, các Nhà Trí Thức Yêu Nước và Toàn Thể Nhân Dân Việt Nam Yêu Nước. Chúng Ta không thể làm ngơ trước hiện tình Ðất Nước mặc cho sóng vổ vô tình không biết Nước Việt Nam sẻ trôi dạt về đâu? Thế hệ trẻ đang chông chênh bên bờ vực thẳm. Chúng Ta phải làm gì? Ðây là MỘT VẤN NẠN LỚN NHỨT, VỈ ÐẠI NHỨT CỦA DÂN VIỆT NAM.

Kỷ Sư Nông Học Nguyễn Thị Mỹ Nga

Kỷ Niệm Vía Ðức Hộ Pháp

Ngày Mùng 10/04/ Ðinh Hợi

Ngày 26/05/2007

Tài liệu tham khảo:

-Duy Nguyên Dịch

-LS Hoàng Duy Hùng