Trại Lực lượng Đặc biệt A Shau: Nơi chào đời của thuyết điểm nóng dioxin

(Ảnh: Larry Wagoner - 1969)

 

“ĐIỂM NÓNG” DIOXIN Ở VIỆT NAM:

TỪ LƯ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ

Nguyễn Minh Quang, P.E.

Tháng 1 năm 2007


PHẦN MỞ ĐẦU

 

Tiếp theo sau Hội nghị Khoa học Hỗn hợp Việt-Mỹ về Ảnh hưởng của Chất da cam/dioxin lên Sức khỏe và Môi trường, được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 3 đến 6 tháng 3 năm 2002, đại diện của hai chánh phủ đă đạt đến thỏa thuận về những công tác nghiên cứu trong tương lai, được ghi trong biên bản ghi nhớ (memorandum of understanding (MOU)) kư kết ngày 10 tháng 3 năm 2002.  Những công tác nầy bao gồm việc nghiên cứu trực tiếp ảnh hưởng của việc tiếp xúc với dioxin đối với sức khỏe con người và ảnh hưởng của chất da cam/dioxin đối với môi trường và hệ sinh thái.  Việc nghiên cứu sẽ ưu tiên nhắm vào dân số đang tiếp xúc nhiều với dioxin, chẳng hạn như sinh sống gần các “điểm nóng,” và nhắm vào việc xác định, định tính (characterization), và điều trị (remediation) các “điểm nóng.”

 

 

Theo biên bản ghi nhớ, “điểm nóng” là những nơi có mức độ dioxin ở trong đất cao.  Một vài nơi đă được xác định, c̣n những nơi khác được xem như là hiện hữu, nhưng vị trí của chúng chưa được xác định.  Hai nghiên cứu được thỏa thuận để tiến hành bao gồm việc nghiên cứu hệ sinh thái và phục hồi rừng suy thoái, chẳng hạn như rừng Mă Đà, và việc nghiên cứu để xác định, định tính, và điều trị những điểm nóng, chẳng hạn như phi trường Đà Nẳng (1).  Hai địa điểm nầy do các khoa học gia Việt Nam đề nghị.

 

 

Đại diện hai chánh phủ tại Hội nghị ở Hà Nội năm 2002

 

 

Đây không phải là lần đầu tiên những “điểm nóng” dioxin ở Việt Nam được đề cập đến.  Chúng đă được công bố vào năm 1998 sau các nghiên cứu hỗn hợp giữa Hatfield Consultants Ltd. ở West Vancouver, Canada (HCL) và Ủy ban quốc gia điều tra về hậu quả chất độc hóa học dùng trong chiến tranh Việt Nam (Ủy ban 10-80) để xác định mức độ dioxin trong môi trường Việt Nam (2).  Chúng là tiêu điểm của cái gọi là “thuyết điểm nóng Hatfield” và là chủ đề của nhiều phúc tŕnh và bài viết do HCL biên soạn (3-6).  Có lẽ v́ lư do đó, HCL đă được Ủy ban quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (Ủy ban 33) của chánh phủ Việt Nam mướn để nghiên cứu “... nhằm ngăn chận dioxin lan rộng chung quanh phi trường Đà Nẳng, và đánh giá khả năng bảo vệ sức khỏe của người dân sinh sống trong vùng phụ cận.” (7)  Các nghiên cứu nầy do Ford Foundation tài trợ.

 

Những “điểm nóng” dioxin có thật sự hiện hữu ở Việt Nam hiện nay hay không?  Nếu có, chúng “nóng” đến mức độ nào?  Bài viết nầy nhằm mục đích trả lời hai câu hỏi đó.

 

THUYẾT ĐIỂM NÓNG

HATFIELD

 

Theo HCL, tất cả các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ được xem như là (theorized) những điểm nóng dioxin ở Việt Nam.  Thuyết nầy dường như được h́nh thành sau khi 2,3,7,8-trichlorodibenzo-p-dioxin (dioxin, TCDD, hoặc T4CDD) được t́m thấy trong một mẩu đất lấy ở trại Lực lượng Đặc biệt A Shau năm 1997.  Mẩu đất có nồng độ 901,2 phần ức (parts per trillion (ppt)) Tổng TEQs (Total Toxicity Equivalents), vượt quá 350 ppt Tổng TEQs, là tiêu chuẩn để bảo vệ sức khỏe con người cho đất nông nghiệp, thổ cư, và công viên ở Canada (8).  Mặc dù nồng độ dioxin trong các mẩu đất lấy ở cùng vị trí trong năm 1999 không vượt quá 350 ppt Tổng TEQs, HCL vẫn duy tŕ thuyết điểm nóng v́ “... cho dù một căn cứ được xem là không ô nhiễm nghiêm trọng, căn cứ đó vẫn có thể ‘nóng’ nếu vị trí chính xác của các khu vực Ranch Hand được xác định và phân tích.” (6)

 

Tổng TEQs được dùng để đánh giá nguy cơ của việc tiếp xúc với một hỗn hợp (combination) bao gồm các hợp chất họ dioxin (dioxin-like compounds).  Nó là tích số của nồng độ của từng hợp chất họ dioxin, Ci, với hệ số độc tố tương đương với dioxin, TEFi (TCDD toxicity equivalency factor), cho hợp chất đó. Tổng TEQs là tổng số của mỗi TEQs của từng hợp chất:

Tổng

 

Hatfield Consultants Ltd. cho rằng h́nh thức ô nhiễm TCDD quan sát

trong thung lũng A Lưới [nồng độ trong đất vượt quá tiêu chuẩn 350 ppt

TEQs của British Columbia (Canada)] là khuôn mẫu cho t́nh trạng

ô nhiễm ở khắp miền Nam Việt Nam, nơi có vô số bồn chứa TCDD

hiện hữu trong đất ở các căn cứ quân sự cũ của Mỹ.

“Trong nghiên cứu của chúng tôi, các căn cứ quân sự được xem là

các điểm nóng dioxin dựa trên mức độ dioxin của mẩu đất lấy từ

các địa điểm ở gần mỗi căn cứ.  Như đă tŕnh bày, các điểm

ô nhiễm ‘chính’ th́ chưa được xác định/phân tích; do đó, dù một căn cứ

được xem như không ô nhiễm nghiêm trọng, căn cứ đó vẫn có thể ‘nóng’

nếu vị trí chính xác của khu vực Ranch Hand được xác định và phân tích.

Một căn cứ quân sự cũ của Mỹ ở Việt Nam không được xếp vào loại ‘nóng’

không có nghĩa là nó không bị ô nhiễm; nó chỉ có nghĩa là

ô nhiễm nghiêm trọng chưa được xác định v́ thiếu dữ kiện (trong nghiên

cứu nầy, nghiêm trọng được định nghĩa là ≥ 190 pg/g [ppt] TCDD).”

“Thuyết điểm nóng Hatfield” được tŕnh bày khá chi tiết trong nhiều bài viết chuyên môn của HCL.  “Những địa điểm có mức độ dioxin trong đất cao có thể gọi là ‘điểm nóng’ chất da cam/dioxin.  Chúng tôi chọn đất, một bộ phận của môi trường ở thung lũng A Lưới, như là một yếu tố để xác định các điểm nóng.  Nếu ô nhiễm đất ở thung lũng là tiền đề của ô nhiễm thực phẩm và con người hiện nay, th́ đất phải được dùng như là yếu tố chính yếu trong việc xác định một điểm nóng.” (4)

 

“Các điểm nóng xác định bởi Hatfield đang hiện diện, đó là đất có mức độ TCDD rất cao v́ tiếp nhận nhiều TCDD hơn trong thời gian chiến tranh.  Điều quan trọng là những điểm nóng Hatfield không phải là vùng rừng rậm bạt ngàn, mục tiêu của các phi vụ thường xuyên của Chiến dịch Ranch Hand, ám số của chương tŕnh phun thuốc khai quang của Quân đội Mỹ...  Những điểm nóng hiện nay là đất nơi chất da cam bị ṛ rỉ, được xịt từ bồn chứa gắn trên xe, kể cả việc phun thuốc chung quanh các căn cứ, v.v., cho nên đất ở đây có mức tiếp nhận dioxin nhiều hơn so với đất ở vùng bị phun thuốc từ trên không.  Nồng độ TCDD cao nhất được t́m thấy trong các mẩu đất lấy ở trại gia binh bên trong một căn cứ cũ của lực lượng đặc biệt Mỹ ở thung lũng A Lưới (Dwernychuk et al., 2002).  Hai căn cứ khác trong thung lũng, được sử dụng trong một thời gian ngắn hơn, cũng có mức độ TCDD trong đất cao hơn những vùng bị phun thuốc từ trên không...  Các căn cứ Ranch Hand ở Biên Ḥa và Đà Nẳng là những điểm nóng quan trọng điển h́nh.  Nồng độ TCDD trong đất ở Biên Ḥa được ghi nhận lên đến 1,2 triệu phần ức (ppt) (Schecter et al., 2001).  Tài liệu mật [anecdotal] từ các khoa học gia Việt Nam cho thấy mức độ dioxin trong đất ở Đà Nẳng có thể lên đến vài trăm ngàn ppt.” (5)

 

“Các căn cứ không quân cũ của Mỹ ở Đà Nẳng, Phù Cát, và Biên Ḥa có thể được xem như là những ‘điểm nóng’ quan trọng v́ nồng độ TCDD quan sát được ở ‘hạ lưu” của các địa điểm t́nh nghi là khu vực Ranch Hand.  Trong nghiên cứu nầy, các ‘địa điểm t́nh nghi chính yếu’ chưa được trực tiếp phân tích v́ chánh quyền Việt Nam không cho phép.  Tuy nhiên, những trị số TCDD rất cao (Bảng 1), cho thấy sự quan trọng của chất da cam trong toàn thể độc tố của các mẩu đất hoặc bùn, v́ TCDD phát xuất từ chất da cam...  Một căn cứ quân sự cũ của Mỹ ở Việt Nam không được xếp loại ‘nóng’ không có nghĩa là nó không bị ô nhiễm; nó chỉ có nghĩa là ô nhiễm nghiêm trọng chưa được xác định v́ thiếu dữ kiện (trong nghiên cứu nầy, nghiêm trọng được định nghĩa là ≥ 190 pg/g [phần ức hay ppt] TCDD).” (6)

 

TAI NẠN THUỐC KHAI QUANG TRONG THỜI CHIẾN

 

Những tai nạn liên quan đến việc sử dụng thuốc khai quang trong cuộc chiến Việt Nam; chẳng hạn như ṛ rỉ từ bồn chứa, xả khẩn cấp hoặc ṛ rỉ từ máy bay Ranch Hand, và thiệt hại về cây ăn trái và hoa màu; được báo cáo trong nhiều tài liệu mật.  Những tài liệu nầy; gồm có biên bản ghi nhớ, ghi chú, và phúc tŕnh để báo cáo kết quả điều tra tai nạn; vừa được giải mật và công bố qua Trung tâm Sưu tầm Tài liệu của Quân vụ Hoa Kỳ (Center for Unit Records Research of the US Armed Services (USAS/CURR)) ở Springfield, Virginia.  Một số tai nạn liên quan đến thuốc khai quang đáng chú ư được mô tả tóm tắt dưới đây.

 

Ṛ rỉ thuốc khai quang ở Căn cứ Không quân Biên Ḥa

 

 

Căn cứ Không quân Biên Ḥa là căn cứ lớn nhất trong số 5 căn cứ vận hành của Chiến dịch Ranch Hand bao gồm Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt (Sài G̣n), Đà Nẳng, Nha Trang, và Phù Cát (Qui Nhơn).  Hầu hết các phi vụ khai quang Ranch Hand thực hiện từ tháng 12/1966 đến tháng 07/1970 đều xuất phát từ căn cứ nầy (9).

 

Vị trí của khu vực Ranch Hand ở Căn cứ Không quân Biên Ḥa

 

Theo biên bản ghi nhớ của Trung tá Keith W. West, Tư lệnh Phi đoàn Đặc nhiệm (SOS) 12th của Chiến dịch Ranch Hand ở Căn cứ Không quân Biên Ḥa, các vụ ṛ rỉ thuốc khai quang xảy ra từ đường ống ngầm của hệ thống tồn trữ và phân phối mới vừa hoàn tất vào ngày 14 tháng 1 năm 1970.  Hệ thống được xây dựng để có thể bơm 3 loại thuốc khai quang (trắng, xanh, và da cam) từ các bồn chứa vào các máy bay Ranch Hand đậu ở khu vực tiếp liệu và bảo tŕ.  “Đường ống ngầm bằng plastic có thể chịu một áp suất lên đến 300 PSI [pounds per square inch].  Áp suất tối đa dùng bơm thuốc khai quang lên máy bay vào khoảng 45 đến 65 PSI.  V́ tất cả đường ống đều nằm dưới mặt đất, ṛ rỉ chỉ được phát hiện khi áp suất trong đường ống bị giảm bất thường.  Số lượng của mỗi bồn chứa được theo dơi hàng ngày bằng số lượng c̣n trong bồn trừ số lượng bơm lên máy bay.  Dường như đây là phương pháp duy nhất để xác định xem có ṛ rỉ hay không [?].” (10)

 

Ngày 15 tháng 1 năm 1970, gần 500 gallons chất màu trắng ṛ rỉ từ mối nối chữ T của đường ống ngầm.  “Không có thuốc khai quang chảy tràn trên mặt đất; tất cả số lượng ṛ rỉ thấm vào đất ở chung quanh chỗ bị bể.” (10)  Ngày 5 tháng 2 năm 1970, một mối nối chữ L của đường ống ngầm bị sút khiến khoảng 1.000 gallons chất da cam bị ṛ rỉ, nhưng chi tiết không được báo cáo.  Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 2 năm 1970, một mối nối khác của đường ống ngầm lại bị sút.  Gần 500 gallons chất da cam bị thất thoát, nhưng chi tiết không được báo cáo.

 

Tai nạn nghiêm trọng nhất có lẽ xảy ra ngày 28 tháng 2 năm 1970 với khoảng 7.500 gallons chất da cam ṛ rỉ từ một lỗ thủng có đường kính ½ inch trên đường ống ngầm.  “Vào khoảng 7:30 sáng ngày 1 tháng 3 năm 1970, Thiếu tá Iorcross, 12SOS được Trung sĩ Webb của Ban Thuốc khai quang thông báo việc ṛ rỉ trong hệ thống bơm thuốc khai quang.  Công binh được thông báo để đào đường ống sau khi đă đóng tất cả các khóa (valves) của hệ thống.  Một lỗ thủng có đường kính ½ inch được t́m thấy trên một đoạn ống thẳng giữa khu S-13 và S-12 (tham khảo sơ đồ tổng thể của BHAB, RVN [Căn cứ Không quân Biên Ḥa, Việt Nam Cộng Ḥa] trong hồ sơ của Chỉ huy trưởng Bảo tŕ, 3TFW [Vùng III Chiến Thuật]).  Vào lúc nầy, sĩ quan trực của Phi đoàn Đặc nhiệm 12th được thông báo và số lượng thuốc khai quang trong bồn chứa chất da cam được kiểm tra.  Sau khi khấu trừ số lượng sử dụng trong đêm qua, 3 feet (khoảng 7.500 gallons) thuốc khai quang được xác nhận là thất thoát.

 

 

Một bồn chứa thuốc khai quang

ở Căn cứ Không quân Biên Ḥa (9)

 

Việc ṛ rỉ được sửa chữa bằng cách gắn mối nối Dresser chung quanh nơi đường ống bị hư hại.  Một bờ đất được đấp ngay lập tức để chận nước chảy tràn trên mặt đất (ước lượng khoảng 100 gallons).

 

Sau đó một đập làm bằng đất lấy tại chỗ được xây ngay phía dưới đường ống ngầm để chận nước chảy tràn nếu đường ống bị bể trong tương lai.  Ngày 7 tháng 3, Bác sĩ của Phi đoàn được liên lạc để xác định phương pháp lấy mẩu nước và đất ở nơi bị ô nhiễm thuốc khai quang.  Những biện pháp kiểm soát tại chỗ đă được thay đổi để đóng tất cả các khóa của hệ thống vào ban đêm, ngoại trừ trường hợp phải bơm thuốc lên máy bay.  V́ tất cả những tín hiệu của hệ thống (áp suất của bơm và lưu lượng của thuốc khai quang ở ṿi) vẫn b́nh thường, biện pháp nầy được xem là cần thiết để tránh những tai nạn tương tự trong tương lai.

 

Khoảng 2 tuần sau, Đại úy Altum, MACV J3-09, được báo cáo trong một chuyến thăm viếng của Ông.  Tai nạn ṛ rỉ, những biện pháp khắc phục, và nhu cầu lấy mẩu để xác định ảnh hưởng của đường ống bể được thảo luận.  Bác sĩ của Phi đoàn đề nghị Quân Y Biên Ḥa phụ trách vấn đề lấy mẩu.  Họ cho biết, căn cứ không quân gần nhất có khả năng thử nghiệm 2-4D và 2-4-5T là Căn cứ Không quân McCellan.  Trung sĩ Larson bên Quân Y đă liên lạc với Phi đoàn Đặc nhiệm 12th vào ngày 22 tháng 3 năm 1970 để thảo luận phương pháp lấy mẩu nước.

 

Đập đất đă ngăn chận được tất cả nước và thuốc khai quang c̣n sót lại.  Chất lỏng không c̣n chảy vào hệ thống thoát nước nữa.  Tuy nhiên, nơi xảy ra tai nạn hiện đang ngập đầy nước nên đập đất sẽ không c̣n hiệu quả trong mùa mưa.  Một số lượng nước đă được xả qua đập và để cho thấm vào đất cát trong mương thoát nước.

 

Tai nạn được báo cáo lên Đại tá Whiteside, MACV J3-09, ngày 21 tháng 3 năm 1970.  Theo đề nghị của Ông, Công binh sẽ thay thế tất cả ống plastic bằng ống sắt và be bờ chung quanh các bồn chứa để ngăn chận tất cả thuốc khai quang trong trường hợp các bồn chứa bị bể.” (10)

 

Những nơi bị thiệt hại v́ thuốc khai quang

trong vùng phụ cận Căn cứ Không quân Đà Nẳng (12)

Ảnh hưởng đối với môi trường của các vụ ṛ rỉ nầy đă được điều tra và mô tả trong một biên bản ghi nhớ do Pacific Technical Analysts – Subsidiary soạn ngày 29 tháng 4 năm 1970.  “Các vụ ṛ rỉ đă làm một vài nơi của nền đất đấp (artificial fill) và đất cát lắng ở mương thoát nước bị băo ḥa.  Vụ ṛ rỉ từ đường ống bể ngày 1 tháng 3 năm 1970 làm băo ḥa một phần của nền đất đấp, và một phần giữa nền đất đất đấp và lớp đất cát pha sét ở bên dưới.  Các mẩu đất lấy ở vách mương khảo sát (exploration trench), được đào giữa nơi ṛ rỉ và đường thoát nước, bị ô nhiễm thuốc khai quang da cam với nồng độ thay đổi từ 0,2 cho đến 106,1 phần triệu (parts per million (ppm)).  Sự phân phối các mẩu nầy cho thấy thuốc khai quang bị giới hạn trong nền đất đấp và khoảng 1 đến 2 inches phần trên cùng của lớp đất cát pha sét.  Nồng độ trong đất lên đến 10 phần triệu, được t́m thấy trong các mẩu lấy từ lớp đất cát pha sét hoặc lớp đất sét có nhiều màu (mottled clay) nằm bên dưới nền đất đấp từ 1 đến 3 feet, có lẽ do sự lan truyền cơ học (mechanical spreading) trong khi đào mương khảo sát.  Thuốc khai quang khó có thể lan xa hơn một vài inches trong lớp đất cát pha sét nằm bên dưới nền đất đấp trong suốt thời gian kể từ khi xảy ra vụ ṛ rỉ.” (11)

 

Thiệt hại cây ăn trái và hoa màu trong vùng phụ cận Căn cứ Không quân Đà Nẳng

 

Những thiệt hại do thuốc khai quang gây ra cho cây ăn trái và hoa màu trong vùng phụ cận Căn cứ Không quân Đà Nẳng xảy ra trong tháng 9 và 10 năm 1968. Kết quả nhiều cuộc điều tra, được thực hiện để xác định nguyên nhân gây ra thiệt hại, cho thấy cây ăn trái và hoa màu trong vùng phụ cận Căn cứ Không quân Đà Nẳng bị thiệt hại v́ số thuốc khai quang c̣n sót lại trong các thùng 55-gallon đựng thuốc khai quang (12-15).

 

“Việc phân phối rộng răi các thùng không từng chứa thuốc khai quang, với khoảng từ 2 đến 3 gallons thuốc c̣n sót lại, rất phổ biến ở hai căn cứ Ranch Hand chánh yếu ở Biên Ḥa và Đà Nẳng. Việc vận chuyển các thùng không nầy trong khắp thành phố và vùng phụ cận, cộng với việc ṛ rỉ và bay hơi (volatilization) không thể tránh khỏi của thuốc khai quang c̣n sót lại trong thùng, chắc chắn, đă gây thiệt hại đáng kể cho cây che mát (shade trees), cây ăn trái, và hoa màu trong vùng mà các thùng không nầy được phế thải.  Vấn đề được ghi nhận trong phúc tŕnh “Thiệt hại do thuốc khai quang ở Đà Nẳng” ngày 25 tháng 3 năm 1969 của Trung tá Jim Corey, Chỉ huy phó CORDS/NLD/I CTZ, gởi cho R.M. Urguhart, Chỉ huy trưởng CORDS/NLD/I CTZ, được lưu trữ trong hồ sơ của Ban Hành quân Hóa học (Chemical Operations Division), MACV J3-09.  Như được tŕnh bày trong phúc tŕnh và được các thành viên của đoàn quan sát trong vùng Đà Nẳng, rất nhiều thùng không từng đựng thuốc khai quang được t́m thấy khắp nơi trong thành phố và vùng phụ cận.  Các thùng nầy được dùng để đựng xăng, dầu cặn (diesel fuel) và nước dù có một số ít thuốc khai quang vẫn c̣n sót lại trong thùng.  Việc dùng xăng bị ô nhiễm thuốc khai quang để chạy xe gắn máy và các loại xe khác chắc chắn là nguyên nhân chánh yếu của các thiệt hại do hiện tượng bay hơi của nhiều chất khác nhau được chứa trong các thùng không. 

 

Mức thiệt hại trong thành phố Đà Nẳng đă đưa đến những biện pháp giới hạn việc phân phối các thùng thuốc khai quang.  Một trong các biện pháp cần thiết để ngăn chận sự thiệt hại là chôn hoặc phế thải một cách an toàn (safe disposal) các thùng không bị ô nhiễm thuốc khai quang.” (15)

 

Thiệt hại do số thuốc khai quang c̣n sót lại trong thùng từng đựng thuốc khai quang không chỉ giới hạn trong vùng phụ cận Căn cứ Không quân Đà Nẳng.  Một cuộc điều tra trong tháng 9 năm 1969 cũng cho thấy những thiệt hại tương tự ở bên trong Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa ở Đà Nẳng. “Có tất cả tám thùng thuốc khai quang DA CAM được t́m thấy bên trong Bộ Tư lệnh.  Hai trong bốn thùng ở Băi xăng dầu c̣n nồng nặc mùi thuốc khai quang.  Bốn thùng c̣n lại ở gần xe báo hiệu th́ chứa đầy xăng.  Xăng trong các thùng nầy dùng để chạy máy phát điện.  Phó tư lệnh James và Ông Xuân được thông báo là xăng trong các thùng có thể chứa một ít thuốc khai quang, do đó, khói do máy phát điện phun ra sẽ chứa hơi thuốc khai quang có thể ảnh hưởng đến hoa màu ở chung quanh.  Họ cũng được lưu ư rằng hơi bốc ra từ số thuốc khai quang c̣n sót lại trong các thùng không cũng có thể là nguyên nhân gây thiệt hại cho hoa màu ở gần đó.” (16)

 

Xả khẩn cấp và ṛ rỉ từ máy bay Ranch Hand

 

Trong trường hợp khẩn cấp như động cơ bị hư v́ trúng hỏa lực của địch hay v́ lư do kỹ thuật, toàn bộ 1.000 gallons thuốc khai quang trong bồn chứa trên máy bay UC-123 phải được xả khẩn cấp (emergency dumping) để bảo đảm an toàn cho máy bay và phi hành đoàn.  Máy bay UC-123 là loại máy bay dùng trong Chiến dịch Ranch Hand.  Theo tài liệu thống kê của Quân đội Hoa Kỳ, có 37 vụ xả khẩn cấp với tổng cộng 11.800 gallons thuốc khai quang đă xảy ra từ năm 1965 đến 1970; gồm có 11 vụ với 4.200 gallons chất da cam, 8 vụ với 2.100 gallons chất màu xanh, 6 vụ với 3.900 gallons chất màu trắng, và 12 vụ với 1.600 gallons thuốc khai quang không rơ loại (17).

 

“Hồ sơ lưu trữ của Ban Hành quân Hóa học ở MACV cho thấy năm vụ xả khẩn cấp từ máy bay RANCH HAND xảy ra trong khoảng từ ngày 1 tháng 12 năm 1968.  Một vụ xảy ra ở ngoài biển Đông, cách bờ khoảng 10 km về phía nam tỉnh Bạc Liêu.  Bốn vụ c̣n lại xảy ra trong phạm vi có bán kính từ 20 đến 25 km chung quanh Biên Ḥa ở cao độ từ 2.000 đến 3.500 feet.  Kết quả khảo sát một vị trí cách Biên Ḥa 20 km về phía thượng nguồn sông Guai [?] của Marvin Davis bên USAID cho thấy thiệt hại về cây ăn trái, dừa, cây kiểng, và hoa màu có giá trị cao trong một vùng rộng khoảng 1 km và dài khoảng 2 km.  Ở một vị trí khác gần làng Mỹ Quới, tỉnh Biên Ḥa nơi chất DA CAM được xả từ cao độ 2.500 feet, vùng thiệt hại rộng khoảng 1 km và dài khoảng 2-3 km, cũng theo phúc tŕnh của Marvin Davis bên USAID.  Cam quít, xoài, chuối, dừa, cau bị thiệt hại nặng nhất.  Tuy nhiên, hoa màu ngắn ngày được trồng 6 tuần sau vụ xả khẩn cấp th́ không bị ảnh hưởng.  Thiệt hại của các vụ xả khẩn cấp có thể rất nặng trong vùng ảnh hưởng của chúng, nhưng nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, những vùng chung quanh cũng có thể bị thiệt hại, nhưng nhẹ hơn, v́ thuốc bị thổi tạt đi xa hơn khi được phun ở cao độ khá cao.  Một phần thiệt hại của cây che mát ở phía đông thành phố Biên Ḥa có thể do những vụ xả khẩn cấp ở vùng phụ cận gây ra.” (16)

 

Ṛ rỉ có thể xảy ra từ máy bay UC-123 hoặc trực thăng nếu ṿi của hệ thống phun trên máy bay bị ṛ rỉ.  Ṿi thường bị ṛ rỉ trên đường bay trở về căn cứ sau khi hoàn tất phi vụ. V́ màn bơm bị kẹt nên một số lượng nhỏ thuốc khai quang c̣n sót lại trong ống phun có thể rơi xuống sau khi tắt máy bơm thuốc.  Mức thiệt hại do thuốc khai quang ṛ rỉ từ hệ thống bơm trên máy bay UC-123 gây ra cho hoa màu và các loại thực vật khác th́ không được biết, nhưng chắc là rất thấp v́ chỉ liên quan đến một số lượng nhỏ thuốc khai quang và bị khuếch tán khi ṛ rỉ từ cao độ khá cao.” (16)  Lúc ban đầu, ṛ rỉ từ máy bay Ranch Hand bị nghi ngờ là nguyên nhân của những thiệt hại nặng nề ở vườn rau kiểu mẫu ở Quận Ḥa Vang trong tháng 9 năm 1968.  Vườn rau kiểu mẫu nầy nằm ở phía nam của Căn cứ Không quân Đà Nẳng, trên đường cất cánh thông thường của máy bay Ranch Hand.  Nhưng “Việc ṛ rỉ khó có thể xảy ra khi máy bay cất cánh hay trước khi thuốc khai quang trên máy bay được phun.  Ṛ rỉ chỉ xảy ra khi khóa bị hư sau khi phun thuốc...  Cũng cần nói thêm là những vùng thiệt hại khác th́ nằm ngoài đường bay của máy bay phun thuốc khai quang.  Hơn nữa, hoa màu đang trồng bên phía đông Đà Nẳng (vùng tô màu nâu trên bản đồ) th́ không bị thiệt hại mặc dù máy bay Ranch Hand vẫn thường bay qua vùng nầy.” (12)       

 

Tai nạn không hề biết

ở Tân cảng Sài G̣n

 

Tai nạn đổ tháo thuốc khai quang ở Tân cảng Sài G̣n th́ không hề được biết đến như các tai nạn khác, nhưng được ghi nhận một cách t́nh cờ qua các h́nh ảnh cá nhân do thành viên của Tiểu đoàn Vận tải 71st chụp và đăng tải trên một trang web của Allan Furtado (một trung sĩ của Đại đội 154th) có địa chỉ là http://www.allanfurtado.com.

 

Tân cảng Sài G̣n năm 1968 (19)

Những thùng thuốc khai quang

vận chuyển qua Tân cảng Sài G̣n (20)

 

Tân cảng Sài G̣n nằm trên sông Sài G̣n, cách Cảng Sài G̣n khoảng 3 dặm về hướng bắc, ngay phía dưới cầu Sài G̣n trên Xa lộ Sài G̣n – Biên Ḥa.  Cảng do công ty Raymond International, Morrison-Knudson International, Brown & Root and J. A. Jones (RMK-BRJ) xây cất trên một khu đất rộng khoảng 100 acres, một phần là ruộng lúa và một phần là đầm lầy ngập nước khi thủy triều lên.  Sau khi hoàn tất vào cuối năm 1966, Tân cảng Sài G̣n được điều hành bởi Tiểu đoàn Vận tải 71st có căn cứ ở Fort Story, Virginia để tiếp nhận tất cả hàng hóa của Quân đội Hoa Kỳ đang được bốc dỡ ở Cảng Sài G̣n vào thời điểm đó (18).

 

Những thùng thuốc khai quang ở Tân cảng Sài G̣n (21)

Những thùng thuốc khai quang ở Tân cảng Sài G̣n (21)

 

Những thùng thuốc khai quang ở Tân cảng Sài G̣n bị hư hại

vào tháng 5 năm 1968 (22)

 

 

 

Những thùng chất da cam ở Tân cảng Sài G̣n (21)

 

Trong đợt Tổng công kích Tết Mậu Thân giai đoạn 2, Tân cảng Sài G̣n bị pháo kích bằng hỏa tiển 122 mm và súng cối vào ngày 12 tháng 5 năm 1968.  Vụ tấn công nầy đă gây thiệt hại quan trọng cho cơ sở và khí cụ ở Tân cảng Sài G̣n.  Cầu Sài G̣n cũng bị hư hại.

 

Văn pḥng điều hành bị hư hại (22)

Khí cụ bị hư hại (22)

 

Cầu Sài G̣n bị hư hại (21)

 

Trong số các thiệt hại đó có thể là hàng ngàn thùng chất da cam và chất màu trắng, được ghi nhận t́nh cờ trong một bức ảnh với lời chú thích: “Bức ảnh nầy cũng được đăng trên một trong các trang web của Al Krabbenhoeft.  Tôi nghĩ rằng nó đáng để chúng ta xem lại một lần nữa.  Một nhân viên dân sự ở Tân cảng đang quan sát vị trí nơi James Lake thiệt mạng v́ hỏa tiển pháo kích ngày 12 tháng 5 năm 1968.  Cô đang cười v́ được chụp ảnh.  Hăy nh́n phía sau.  Đó là những thùng bị hư và bể.  Khi nh́n kỹ sẽ thấy những sọc màu trắng và da cam.”  Bức ảnh nầy được chụp bởi SP4 Richard Allen Morawa, thành viên của Đại đội 368th thuộc Tiểu đoàn Vận tải 71st, phụ trách bảo vệ an ninh cho Tân cảng Sài G̣n vào lúc đó (22).

 

TIÊU CHUẨN DÙNG ĐỂ

XÁC ĐỊNH “ĐIỂM NÓNG”

 

V́ Việt Nam chưa có tiêu chuẩn dùng để xác định địa điểm ô nhiễm, HCL đă dùng tiêu chuẩn do tiểu bang British Columbia, Canada (BC) ấn định cho đất nông nghiệp và đất thổ cư/công viên để xác định điểm nóng dioxin ở Việt Nam. Để bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn BC giới hạn nồng độ dioxin trong đất ở mức 10 ppt Tổng TEQs đối với đất nông nghiệp và 1.000 ppt Tổng TEQs đối với đất thổ cư/công viên.  Để bảo vệ sức khỏe con người, nồng độ dioxin trong đất không được quá 350 ppt Tổng TEQs cho tất cả các loại đất (8).

 

 

Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) đă ấn định mục tiêu điều trị

tạm thời (Preliminary Remediation Goals) hay khởi điểm cho việc ấn định

mức tẩy xóa dioxin ở trong đất tại các địa điểm khắc phục ô nhiễm chi phối

bởi Đạo luật Tổng quát về Đối phó, Bồi thường, và Trách nhiệm Môi trường

(Comprehensive Environmental Response, Compensation, and Liability Act

(CERCLA), thường được gọi là các địa điểm “Siêu ngân.”

Đối với đất thổ cư, 1 phần tỉ (hay 1.000 ppt) Tổng TEQs được dùng làm

khởi điểm để tẩy xóa dioxin ở các địa điểm “Siêu ngân” và làm mục tiêu

điều trị tạm thời để giảm dioxin ở các địa điểm khắc phục ô nhiễm.

Đối với đất thương măi/kỹ nghệ, nồng độ trong đất từ 5 đến 20 phần tỉ

(5.000 đến 20.000 ppt) Tổng TEQs được dùng làm khởi điểm

để tẩy xóa dioxin ở các địa điểm “Siêu ngân” và làm mục tiêu điều trị

tạm thời để giảm dioxin ở các địa điểm khắc phục ô nhiễm

Ở Hoa Kỳ, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh (EPA) đă ấn định mục tiêu điều trị tạm thời (preliminary remediation goals (PRGs)) hay khởi điểm cho việc ấn định mức tẩy xóa dioxin ở trong đất tại các địa điểm khắc phục ô nhiễm (corrective action sites) chi phối bởi Đạo luật Tổng quát về Đối phó, Bồi thường, và Trách nhiệm Môi trường (Comprehensive Environmental Response, Compensation and Liability Act (CERCLA)) và Luật Bảo tồn và Phục hồi Tài nguyên (Resource Conservation and Recovery Act (RCRA)), thường được biết dưới cái tên địa điểm “Siêu ngân” (“Superfund” sites).  Những mức độ nầy được ấn định để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.  Một ppb [phần tỉ hay 1.000 ppt] (TEQs, hay độ độc tương đương) được dùng làm khởi điểm để ấn định mức tẩy xóa cho các địa điểm “Siêu ngân” và làm mục tiêu điều trị tạm thời để giảm mức độ dioxin trong đất thổ cư ở các địa điểm khắc phục ô nhiễm.  Đối với đất thương măi/kỹ nghệ, một nồng độ trong đất từ 5 đến 20 phần tỉ [5.000 đến 20.000 ppt] (TEQs) phải được dùng làm khởi điểm để ấn định mức tẩy xóa cho các địa điểm “Siêu ngân’ và làm mục tiêu điều trị tạm thời để giảm mức dioxin trong đất ở các địa điểm khắc phục ô nhiễm.” (23)

 

Cơ quan Pḥng ngừa Bệnh tật và Độc tố (Agency for Toxic Substances and Disease Registry (ATSDR)) thuộc Bộ Y tế và Xă hội Hoa Kỳ cũng đă phê chuẩn một tài liệu hướng dẫn tạm thời (interim policy guideline) để lượng giá ảnh hưởng của các hợp chất dioxin và họ dioxin (dioxin and dioxin-like compounds) trong đất thổ cư ở tại hoặc gần các địa điểm có chất thải độc hại (hazardous waste sites).  Tài liệu hướng dẫn tạm thời nầy giải thích một cách rơ ràng và hợp lư chánh sách và đường lối hiện nay của ATSDR đối với những hiểm nguy do sự hiện diện của TCDD (dioxin) và các hợp chất cùng họ ít độc hơn, chlorinated dibenzo-p-dioxins (CDDs) và chlorinated dibenzo furans (CDFs), ở trong đất thổ cư.


Khi nồng độ ước tính trong đất thay đổi trong khoảng từ 50 đến 1.000 ppt Tổng TEQs, phương pháp cân nhắc bằng chứng (weight-of-evidence   approach) phải được áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người.  Nồng độ 1.000 ppt Tổng TEQs được ATSDR xem như là “nồng độ của hóa chất, ở đó, các biện pháp để chận đứng hoặc ngăn ngừa ô nhiễm cần phải được cứu xét, chẳng hạn như khảo sát, khảo cứu, nghiên cứu y tế, giáo dục cộng đồng, tu nghiệp, hoặc điều tra t́nh trạng tiếp xúc với ô nhiễm (exposure investigations).  Tuy nhiên, những biện pháp nầy có thể không cần thiết tùy theo kết quả lượng định của Giám định viên Y tế (health assessor).” (24)


Giám định viên Y tế phải trả lời các câu hỏi sau đây:

·                                 Phạm vi ô nhiễm rộng như thế nào?

·                                 Ô nhiễm tập trung hay lan rộng?

·                                 Người lớn và trẻ con có tiếp cận dễ dàng với đất hoặc nơi ô nhiễm không? Vùng ô nhiễm như thế nào (có cây cối hay không)?

·                                 Ở địa điểm nầy, chu kỳ (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng) và thời khoảng (tháng, năm, trọn đời) tiếp xúc với ô nhiễm ra sao?

Nếu việc tiếp xúc với đất thổ cư có nồng độ dioxin vượt quá 1.000 ppt Tổng TEQs được xem là thái quá, địa điểm được ATSDR ấn định là nguy hiểm cho sức khỏe công cộng.   Các biện pháp và đề nghị cá biệt về y tế cần phải được cứu xét để ngăn ngừa hoặc ngăn chận việc tiếp xúc với ô nhiễm.

NỒNG ĐỘ DIOXIN TRONG ĐẤT

Ở CÁC “ĐIỂM NÓNG”

 

Trại Lực lượng Đặc biệt A Shau

 

Vị trí của các căn cứ quân sự trong thung lũng A Shau (26)

 

 

Trại Lực lượng Đặc biệt A Shau (nay là A Sô) là một trong ba căn cứ của lực lượng đặc biệt được thiết lập trong thung lũng A Shau (nay là A Lưới).  “Thung lũng A Shau, một vùng đất nhiệt đới giàu có và màu mỡ dài 35 miles, chạy dọc theo ranh giới phía tây của tỉnh Thừa Thiên.  Bạn có thể cảm nhận sự thần bí của thung lũng khi nh́n thấy nó lần đầu tiên, từ trên không hay ở dưới đất.  Tài liệu lịch sử của A Shau không có bao nhiêu.  Kể từ năm 1962, thung lũng đă trở thành ác mộng của lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam [Cộng Ḥa] khi họ thiết lập các căn cứ ở A Lưới trong vùng trung bắc, ở Tà Bạt trong vùng trung tâm, và ở A Shau trong vùng phía nam.  Ngoài ba căn cứ với các phi đạo tí hon, A Shau c̣n có khoảng 30.000 cư dân thuộc sắc tộc Katu và Pakoh.  Các trại nầy, từng trại một, bị bắt buộc phải đóng cửa v́ không thể tiếp tục hoạt động dưới áp lực của Việt Cộng và quân Bắc Việt.  Yếu tố tiếp liệu, thời tiết, và địch quân là các lư do của việc rút quân, đầu tiên là A Lưới, rồi Tà Bạt, và sau cùng là A Shau vào tháng 3 năm 1966.  Thung lũng thuộc quyền kiểm soát của địch quân trong hai năm.  Măi đến năm 1968, lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh mới trở lại A Shau, một thiên đàng của địch.” (25)

 

Vào năm 1996, sau khi “tham khảo” với nhiều cơ quan chức năng của chánh phủ Việt Nam và các Ủy ban Nhân dân trước khi xúc tiến việc nghiên cứu tại chỗ, HCL đă tiến hành việc lấy mẩu thăm ḍ trong thung lũng A Shau.  “Dữ kiện của chương tŕnh 1996 cho thấy các mẩu đất và cá thu thập từ A Sô ở phía nam thung lũng A Lưới có chứa dioxin  (đất: 33,3 pg/g và 112,6 pg/g TEQ; cá: 2,6 pg/g và 53,7 pg/g TEQ).  Dữ kiện năm 1996 là nền tảng cho cuộc thăm ḍ chi tiết hơn trong năm 1997 ở A Sô và một căn cứ không quân nhỏ của lực lượng đặc biệt Mỹ ở trong vùng…  Giống như cuộc thăm ḍ năm 1996, đất ở căn cứ cũ của Mỹ có nồng độ dioxin cao nhất (92,2 pg/g và 901,2 pg/g TEQ); hợp chất 2,3,7,8-T4CDD chiếm đến 96% và 99,6% Tổng TEQs của các mẩu nầy.  Dữ kiện nầy cho thấy nguồn gốc của 2,3,7,8-T4CDD th́ có liên quan đến chất da cam, v́ hợp chất nầy là chất ô nhiễm chánh của chất da cam hiện diện trong loại thuốc diệt cỏ 2,4,5-T [2,4,5-trichlorophenoxyacetic acid], một thành phần của hỗn hợp chất da cam .” (2)

 

Phi đạo A Lưới năm 1969 (Ảnh: Raz Reed) (27)

 

Phi đạo Tà Bạt năm 1969 (Ảnh: Larry Wagoner) (28)

 

Trại Lực lượng Đặc biệt A Shau và phi đạo năm 1969

(Ảnh: Larry Wagoner) (28)

Năm 1999, HCL lại tiến hành một cuộc thăm ḍ khác bao gồm toàn thể thung lũng A Shau với trọng tâm là trại Lực lượng Đặc biệt A Shau.  “Nói chung, nồng độ dioxin trong các mẩu đất thu thập khắp nơi trong thung lũng A Lưới th́ thấp hơn rất nhiều so với các mẩu đất ở căn cứ A Sô cũ.  Trung tâm của các hoạt động quân sự qui mô (đó là các trại lực lượng đặc biệt) có nồng độ TCDD cao nhất…  Như được ghi nhận trong các cuộc thăm ḍ trước đây, các mẩu đất lấy ở trại Lực lượng Đặc biệt Mỹ ở A Sô có nồng độ TCDD cao nhất (220 pg/g - 360 pg/g; Bảng 2.3)…  Khu vực phía bắc của căn cứ A Sô có mức độ TCDD cao nhất.  Mức độ [dioxin] giảm dần về phía nam của căn cứ.  Trị số TCDD năm 1999 ở căn cứ A Sô th́ thấp hơn trị số năm 1997 (895,85 pg/g, H́nh 2.6), cho thấy mức biến thiên rất cao của nồng độ trong phạm vi căn cứ…  Sự biến đổi của nồng độ TCDD trong đất ở gần căn cứ A Sô (1996, 1997 và 1999) cho thấy nhiều khu vực của căn cứ bị ô nhiễm cao, và ở một vài nơi [nồng độ dioxin trong đất] có lẽ vượt quá trị số được báo cáo trong phúc tŕnh.” (29)  Nhưng nồng độ trong đất chỉ thay đổi từ 26 đến 46 ppt Tổng TEQs ở vùng trung tâm và từ 4,9 đến 16 ppt Tổng TEQs ở vùng phía nam của căn cứ.  Hai trại lực lượng đặc biệt c̣n lại trong thung lũng A Shau cũng được HCL thăm ḍ, nhưng nồng độ dioxin trong đất th́ thấp hơn rất nhiều.  Các nồng độ nầy thay đổi từ 5,5 đến 37 ppt Tổng TEQs ở trại Lực lượng Đặc biệt Tà Bạt và từ 5,7 đến 20 ppt Tổng TEQs ở trại Lực lượng Đặc biệt A Lưới (29).

 

Căn cứ Không quân Đà Nẳng

 

Mặc dù Căn cứ Không quân Đà Nẳng được HCL và Ủy ban 10-80 xác nhận là một trong những điểm nóng dioxin ở Việt Nam và được MOU và Ford Foundation chọn để nghiên cứu thêm, dữ kiện và tin tức liên quan đến ô nhiễm dioxin ở đây th́ không có bao nhiêu.  Không có một vụ ṛ rỉ hay đổ tháo thuốc khai quang nào được báo cáo, ngoại trừ những thiệt hại được phổ biến trong năm 1968.

 

Vào năm 2003, trong một cuộc điều tra được xem là một phần của “Kế hoạch nghiên cứu dioxin cấp nhà nước để t́m hiểu hậu quả của chất độc hóa học do Quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (Chiến dịch Ranch hand từ 1961-1971) (NDRP),” hai mẩu đất được thu thập để phân tích các hợp chất  polychlorinated dibenzo dioxins (PCDDs) và polychlorinated dibenzo furans (PCDFs).  “V́ các biện pháp an ninh chúng tôi không thể thực hiện việc lấy mẩu bên trong sân bay, do đó chúng tôi chọn địa điểm lấy mẩu bên ngoài sân bay ở gần đường bay, nơi chất thải từ máy báy được liệng ra ngoài sau các chuyến bay trong thời chiến tranh [?].” (30)

 

Vị trí lấy mẩu ở vùng phụ cận Căn cứ Không quân Đà Nẳng năm 2003 (30)

 

 

 

Nồng độ trong đất đo được 4,5 ppt Tổng TEQs ở địa điểm gần sân bay và 4,1 ppt Tổng TEQs ở địa điểm kia.  “Điều nầy hợp lư, v́ như chúng tôi đă nói ở trên, địa điểm DN1 ở gần sân bay và là nơi chứa rác của sân bay trong thời gian qua…  Tuy nhiên, dựa theo dữ kiện trong bảng 5.4, phần lớn Tổng TEQ của địa điểm DN2 là do OCDD [octa-chlorodibenzo-p-dioxin] và 1,2,3,4,6,7,8-HpCDD – các hợp chất được xem là ít độc (với TEFs bằng 0,01 và 0,001).  Các hợp chất nầy có lẽ phát xuất từ những nguồn ô nhiễm khác chẳng hạn như tro khi đốt thuốc khai quang phế thải [?].” (30)  Cũng cần nên biết nồng độ TCDD trong đất ở địa điểm DN2 là 0,2 ppt.

 

Nồng độ trong đất cũng được biết đến qua nhiều bài viết và tin tức báo chí; tuy nhiên, chi tiết về các nồng độ nầy th́ không được cung cấp.  Theo HCL, nồng độ dioxin của 21 mẩu đất thu thập trong vùng phụ cận Căn cứ Không quân Đà Nẳng trong tháng 3 năm 2005 thay đổi từ dưới 1 ppt đến 269 ppt Tổng TEQs với nồng độ TCDD cao nhất là 227 ppt (6).  Theo Ủy ban 33, Căn cứ Không quân Đà Nẳng là điểm nóng “nóng nhất,” với 85.000 m3 đất ô nhiễm có nồng độ trung b́nh là 10.000 ppt Tổng TEQs (31).

 

Rừng Mă Đà

 

Rừng Mă Đà là địa điểm thứ hai được MOU chọn để nghiên cứu thêm.  “Trước năm 1975, Mă Đà được gọi là Chiến khu D – là một căn cứ của Quân đội [Nhân dân] Việt Nam trong thời chiến tranh Việt-Mỹ.  Vùng nầy chịu ảnh hưởng nặng nề của chất độc hóa học và vũ khí giết người.  Trong thời gian 1964-1969, thuốc khai quang được phun ở Chiến khu D để phá hủy rừng ở địa phương (Trung, T.V. 1982).  Rừng dọc theo đường 322, từ sông Đồng Nai đến suối Mă Đà (35 km) hầu như bị phá hủy hoàn toàn v́ bị phun thuốc khai quang nhiều lần.  Diện tích rừng bị thiệt hại lên đến khoảng 3.000 ha.  Vào năm 1975 (sau khi Việt Nam được độc lập), Lâm trường Mă Đà (MAYs) được thành lập để khai thác gỗ cho mục đích kinh tế.  Một lần nữa, rừng bị tàn phá nghiêm trọng.  Vào năm 1982, sau một thời gian khai thác khá lâu, tài nguyên rừng hầu như kiệt quệ.  Mục đích của MAYs là chuyển từ khai thác qua khôi phục rừng.  Các hoạt động trồng rừng tập trung vào những loại gỗ có giá trị kinh tế cao chẳng hạn như Dipterocarpaceae, Hopea Odorata, v.v. để phục hồi tài nguyên rừng.  Nhiều kỹ thuật tái tạo rừng được áp dụng để tăng gia sản lượng gỗ được ghi trong kế hoạch.” (30)

 

Vào năm 1997, HCL và Ủy ban 10-80 tiến hành một cuộc điều tra trong vùng phụ cận phi trường quân sự ở Rang Rang.  Nồng độ trong đất thay đổi từ 2,37 đến 20,33 ppt Tổng TEQs, và nồng độ trong bùn thay đổi từ 2,64 to 7,93 ppt Tổng TEQs (29).

Trong cuộc điều tra 2003, “… chúng tôi thu thập tất cả 16 mẩu (10 ở sân bay Rang Rang, 3 ở suối Mă Đà, và 3 trong rừng tự nhiên ở chung quanh).  V́ không đủ thời giờ, chúng tôi chỉ phân tích 6 mẩu (3 mẩu được kiểm chứng bởi Carso Lab và 1 mẩu được phân tích bởi Carso Lab).” (30)  Nồng độ trong đất ở sân bay Rang Rang thay đổi từ 1,9 đến 6,7 ppt Tổng TEQs.  Nồng độ của mẩu đất lấy trong rừng tự nhiên là 1,3 ppt Tổng TEQs.  Nồng độ của mẩu bùn lấy ở suối Mă Đà là 2,7 ppt Tổng TEQs.

 

Căn cứ Không quân Biên Ḥa

 

Vào năm 1999, 4 mẩu đất được lấy từ “Căn cứ Không quân Biên Ḥa, là nơi tàng trữ chất da cam trước kia” (32).  Nồng độ trong đất của các mẩu nầy được báo cáo là 0,04; 1.063; 610.874; and 1.180.737 ppt Tổng TEQs.  Các mẩu đất nầy được cho biết là do cố Giáo sư Lê Cao Đài thu thập (33), nhưng không một ai biết vị trí chính xác của chúng cả (34).

 

Các vị trí lấy mẩu ở Căn cứ Không quân Biên Ḥa

 

Năm 2004, Căn cứ Không quân Biên Ḥa lại được lấy mẩu trong kế hoạch NDRP, nhưng “cho đến nay, Căn cứ Không quân Biên Ḥa vẫn chịu sự quản lư của Quân đội Nhân dân, do đó việc lấy mẩu ở đó cực kỳ khó khăn (thật vậy, việc lấy mẩu chánh thức bị cấm).  Với sự trợ giúp của một cán bộ thuộc Sở Môi trường tỉnh Đồng Nai, chúng tôi được vào khu vực gần đài ra đa của sân bay để lấy mẩu (06/2004).  Vào lúc đó, những hoạt động xây dựng bên trong khu vực rất khẩn trương nhằm mục đích biến nơi nầy thành khu gia cư (cho gia đ́nh binh sĩ).” (30)  Nhưng vị trí lấy mẩu, như được ghi trên “Bản đồ lấy mẩu ở Căn cứ Không quân Biên Ḥa và hồ Biên Hùng - Tỉnh Đồng Nai,” (chấm màu xanh) th́ không phù hợp với các tọa độ cung cấp trong luận án (chấm màu vàng).  Tám mẩu đất lấy ở địa điểm phía bắc có nồng độ thay đổi từ 4,5 đến 134,7 ppt Tổng TEQs.  Kết quả phân tích cho thấy TCDD không hiện diện trong mẩu có nồng độ 4,5 ppt, nhưng nồng độ của OCDD rất cao, từ 384,3 đến 44.972,8 ppt.  1,2,3,4,6,7,8-HpCDD và OCDF (octachlorodibenzofurans) cũng hiện diện nhưng ở mức thấp hơn.  Nồng độ của 2 mẩu đất lấy ở địa điểm phía nam là 43,7 và 148,8 ppt Tổng TEQs.

 

Nồng độ trong đất cũng được biết đến qua nhiều bài viết và tin tức báo chí; tuy nhiên, chi tiết về các nồng độ nầy th́ không được cung cấp.  Theo HCL, nồng độ dioxin của 24 mẩu đất và bùn thu thập trong vùng phụ cận Căn cứ Không quân Biên Ḥa trong tháng 3 năm 2005 thay đổi từ 1,19 to 833 ppt Tổng TEQs với nồng độ TCDD cao nhất là 797 ppt (6).  Theo Ủy ban 33, Căn cứ Không quân Biên Ḥa là điểm nóng “nóng thứ hai,” với 90.000 m3 đất ô nhiễm có nồng độ trung b́nh là 6.000 ppt Tổng TEQs (31).

 

TỪ LƯ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ:

MỘT KHOẢNG TRỐNG BAO LA

 

Dữ kiện và tin tức hiện có dường như không biện minh cho “thuyết điểm nóng Hatfield.”  Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị của thuyết nầy được thảo luận dưới đây.

Nguồn gốc mơ hồ của TCDD

 

HCL suy đoán rằng TCDD t́m thấy ở các điểm nóng là TCDD ở trong thuốc diệt cỏ da cam được dùng trong chiến tranh Việt Nam.  Giống như cuộc thăm ḍ năm 1996, đất ở căn cứ cũ của Mỹ có mức độ dioxin cao nhất (92,2 pg/g và 901,2 pg/g TEQ); hợp chất 2,3,7,8-T4CDD chiếm đến 96% và 99,6% Tổng TEQs của các mẩu nầy.  Dữ kiện nầy cho thấy nguồn gốc của 2,3,7,8-T4CDD th́ có liên quan đến chất da cam, v́ hợp chất nầy là chất ô nhiễm chánh của chất da cam hiện diện trong loại thuốc diệt cỏ 2,4,5-T [2,4,5-trichlorophenoxyacetic acid], một thành phần của hỗn hợp chất da cam .” (2)  Nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy TCDD có thể phát xuất từ nhiều nguồn gốc khác.

 

Quả thật là TCDD chiếm 96% và 99,6% Tổng TEQs của hai mẩu đó, nhưng các hợp chất họ dioxin PCDDs/PCDFs cũng hiện diện ở mức độ rất cao, đặc biệt là OCDD.  Nồng độ OCDD trong hai mẩu đất nầy lên đến 697,05 và 563,84 ppt.  Các hợp chất nầy chắc chắn phát xuất từ các nguồn gốc khác, và các nguồn nầy rất có thể cũng chứa TCDD.  Theo Hàn lâm viện Y khoa (Institute of Medicine) của Hoa Kỳ, “phần lớn dioxins và furans trong môi trường phát xuất từ sự thiêu đốt (combustion) (Zook and Rappe, 1994, như đă trích dẫn trong ATSDR, 1998).  Những tiến tŕnh thiêu đốt bao gồm việc thiêu đốt rác (waste incineration) (chẳng hạn như rác đô thị, bùn nước cống (sewage sludge), rác y tế, và rác độc hại (hazardous waste)), đốt các loại nhiên liệu (chẳng hạn như than, gỗ, và sản phẩm dầu hỏa), các nguồn có nhiệt độ cao (chẳng hạn như ḷ nung xi măng), các nguồn thiêu đốt không trọn vẹn hoặc thiếu kiểm soát (chẳng hạn như cháy rừng, núi lửa, và đốt củi) (Clement et al., 1985; EPA, 2000; Thoma, 1988; Zook and Rappe, 1994, như đă trích dẫn trong ATSDR, 1998).” (35) 

 

Trong vùng phụ cận của trại Lực lượng Đặc biệt A Shau, thiêu đốt sản phẩm dầu hỏa, cháy rừng, cháy doanh trại, và đốt củi có thể là những nguồn TCDD.  Việc thiêu đốt sản phẩm dầu hỏa đă xảy ra trong chiến tranh Việt Nam.  “Để dọn băi đáp ở những nơi có cây thấp và bụi rậm, Ban Hóa học của Sư đoàn hiện đang dùng máy bay [trực thăng] UH-1 để thả 3 thùng 55-gallon chứa đầy dầu đặc (thickened fuel).  Các thùng nầy được đặt trong lưới chở hàng cũ và móc bên ngoài máy bay bằng dây.  Tất cả được thả từ cao độ 250 feet ở vận tốc 0 và được châm ng̣i bằng lựu đạn khói thả từ máy bay.  Một vùng có đường kính khoảng 25 m bị cháy rụi.” (36)

 

Một nguồn TCDD khác trong vùng phụ cận của trại Lực lượng Đặc biệt A Shau là pentachlorophenol (PCP), từng được dùng làm thuốc chống mối mọt cho căn cứ trong thời chiến tranh (37).  PCP cũng có thể hiện diện trong hóa chất dùng trong nông nghiệp hiện nay.  Điểm suy luận nầy dường như được kiểm chứng bằng nồng độ OCDD cao nhất (1.700 ppt) trong các mẩu đất lấy ở một cánh đồng ở xă Hồng Vân năm 1996.  Nồng độ rất cao của OCDD đă được kiểm chứng trong cuộc điều tra năm 1999.  “Trong thung lũng A Lưới, nồng độ cao nhất của octa-dioxins (O8CDD [OCDD]) được t́m thấy trong những vùng có cư dân và đốt rác phổ biến (chẳng hạn như ở xă Hồng Thương, 2.200 pg/g Tổng O8CDD; chợ Ḅ Đót, 1.100 pg/g Tổng O8CDD; xă Sơn Thủy, 1.800 pg/g và 1.100 pg/g Tổng O8CDD; Bảng 2.3).” (29)

     

Tiêu chuẩn đất tùy tiện

 

Tiêu chuẩn được dùng để xác định độ “nóng” của “thuyết điểm nóng Hatfield” có lẽ là yếu tố quan trọng đáng nghi ngờ nhất.  Dường như HCL đang cố sức để biện minh cho lư thuyết của ḿnh.

 

Lúc ban đầu, HCL dùng tiêu chuẩn 350 ppt Tổng TEQs của BC, thay v́ dùng mục tiêu điều trị tạm thời của EPA hay mức hành động của ATSDR, là 1.000 ppt Tổng TEQs, để khẳng định trại Lực lượng Đặc biệt A Shau là một điểm nóng dioxin, có lẽ v́ nồng độ trong đất cao nhất ở căn cứ nầy thấp hơn 1.000 ppt Tổng TEQs.  HCL giải thích cho việc chọn tiêu chuẩn cao hơn như sau: “Tuy nhiên, các mức tác hại (thresholds) của PCDD and PCDF được áp dụng ở phương tây không đủ thận trọng (conservative) để bảo vệ sức khỏe con người ở vùng nông thôn Việt Nam.  T́nh trạng kinh tế xă hội ở thôn xă, có rất nhiều nhà nền đất, người lớn và trẻ con không mang giày dép, sự liên hệ mật thiết với đất canh tác, và điều kiện vệ sinh chung khiến họ tiếp xúc với chất ô nhiễm nhiều hơn.  Do đó, hướng dẫn và tiêu chuẩn phải cao hơn trong môi trường như vậy.” (3)  Nhưng tiêu chuẩn BC và mục tiêu điều trị tạm thời của EPA hay mức hành động của ATSDR được dựa trên sự tiêu hóa trực tiếp đất ô nhiễm (direct ingestion of contaminated soil); do đó, lời giải thích nầy có vẻ không thích hợp.

 

Dữ kiện đất được HCL dùng để xác định các điểm nóng ở các căn cứ quân sự (6)

 

 

Mới đây, HCL lại hạ tiêu chuẩn 350 ppt Tổng TEQs của họ xuống c̣n 190 ppt TCDD.  Lư do của sự thay đổi nầy không được tŕnh bày, nhưng nó là “tiêu chuẩn” mà HCL cần phải có để cho các căn cứ không quân Đà Nẳng, Phù Cát, và Tân Sơn Nhứt được lọt vào danh sách những điểm nóng dioxin của họ, bởi v́ nồng độ của dioxin trong đất/bùn ở các căn cứ nầy (269, 201, và 341 ppt Tổng TEQs (6)) thấp hơn tiêu chuẩn 350 ppt Tổng TEQs của BC.

 

Dù sao đi nữa, việc áp dụng tiêu chuẩn của BC dùng cho đất nông nghiệp, thổ cư và công viên để xác định các căn cứ quân sự cũ của Hoa Kỳ là những điểm nóng dioxin th́ không thích hợp về mặt kỹ thuật, nhất là đối với các căn cứ không quân Biên Ḥa, Đà Nẳng, Phù Cát và Tân Sơn Nhứt.  Mục tiêu điều trị tạm thời của EPA dùng cho các khu thương măi/kỹ nghệ (từ 5.000 đến 20.000 ppt Tổng TEQs) có vẻ thích hợp hơn.

 

Dữ kiện đất đáng nghi ngờ

 

Dữ kiện đất được HCL dùng để biện minh cho thuyết điểm nóng của họ dường như không đáng tin, không phù hợp, và không đầy đủ.  Thật vậy, “thuyết điểm nóng Hatfield” dường như chỉ dựa trên một dữ kiện thực địa duy nhứt ở trại Lực lượng Đặc biệt A Shau (đó là nồng độ 901,2 ppt Tổng TEQs trong năm 1997).  Nhưng dữ kiện nầy cũng không được kiểm chứng trong cuộc điều tra năm 1999, một cuộc điều tra được quy hoạch cẩn thận “…để khảo sát kỷ hơn phạm vi của những vấn đề có liên quan đến chất da cam trong thung lũng A Lưới.” (29)  Vấn đề nghiêm trọng nhất đối với dữ kiện đất do HCL thu thập chính là sự vắng mặt “khó hiểu” của những địa điểm lấy mẩu.  Thật vậy, vị trí chính xác của những mẩu đất/bùn do HCL thu thập trong các cuộc điều tra trong các năm 1996, 1997, và 1999 chưa hề được công bố (2, 29).

 

Dữ kiện đất được HCL dùng để xác định các “điểm nóng” khác cũng không khá hơn. “Các căn cứ Ranch Hand ở Biên Ḥa và Đà Nẳng là những thí dụ điển h́nh của các điểm nóng quan trọng.  Một nồng độ TCDD trong đất ở Biên Ḥa [không rơ vị trí] được ghi nhận lên đến 1,2 triệu phần ức (ppt) (Schecter et al., 2001).  Tin tức mật do các khoa học gia Việt Nam cung cấp cho thấy mức độ dioxin trong đất ở Đà Nẳng [không rơ vị trí] có thể lên đến vài trăm ngàn ppt.” (5)

 

Ở nơi nào không có dữ kiện tại chỗ (on-site soil data), HCL dùng dữ kiện đất “…được thu thập ở các địa điểm lấy mẩu ở gần mỗi căn cứ [!?]để xác định các điểm nóng dioxin.  “Các căn cứ không quân cũ của Mỹ ở Đà Nẳng, Phù Cát, và Biên Ḥa có thể được xem như là những ‘điểm nóng’ dioxin quan trọng dựa trên nồng độ TCDD ghi nhận được trong vùng ‘hạ lưu’ của các địa điểm t́nh nghi là khu vực Ranch Hand.  Các ‘địa điểm t́nh nghi chủ yếu’ nầy chưa được thử nghiệm trực tiếp trong nghiên cứu của chúng tôi v́ không được phép của chánh quyền Việt Nam.  Tuy nhiên, những trị số TCDD rất cao (Bảng 1) cho thấy sự quan hệ chặt chẽ của thuốc diệt cỏ da cam với mức độc hại tổng quát của các mẩu đất/bùn nầy, bởi v́ TCDD là đặc tính của hợp chất dioxin có trong chất da cam.” (6)  

 

Hơn thế nữa, dữ kiện đất được tŕnh bày trong Bảng 1 rất đáng nghi ngờ v́ nó không phù hợp với dữ kiện đă biết.  Thí dụ như nồng độ trong đất ở Căn cứ Không quân Đà Nẳng (<1-269 ppt Tổng TEQs) th́ không phù hợp với kết quả thu thập trong năm 2003 (4,1 và 4,5 ppt Tổng TEQs), với tin tức mật của các khoa học gia Việt Nam (vài trăm ngàn ppt), và với trị số của Ủy ban 33 (10.000 ppt Tổng TEQs).  Chi tiết của dữ kiện đất được ghi trong Bảng 1, kể cả bản đồ vị trí lấy mẩu, đă không được cung cấp mặc dù các vị trí nầy không nằm bên trong khu quân sự.

 

TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ

ĐỀ NGHỊ

 

Năm 1998, HCL công bố cái gọi là “thuyết điểm nóng Hatfield” sau khi dioxin được t́m thấy ở nồng độ tương đối cao (901,2 ppt Tổng TEQs) trong một mẩu đất thu thập trong vùng phụ cận của trại Lực lượng Đặc biệt A Shau cũ trong năm 1997.  “Thuyết điểm nóng Hatfield,” được dùng làm “khuôn mẫu cho t́nh trạng ô nhiễm [TCDD] ở khắp miền Nam Việt Nam,” (6) cho rằng tất cả các căn cứ quân sự cũ của Hoa Kỳ (căn cứ không quân, căn cứ hỏa lực, căn cứ hải quân, v.v.) ở miền Nam Việt Nam có thể được xem là các điểm nóng dioxin, đặc biệt là các căn cứ không quân chánh yếu như Tân Sơn Nhứt, Biên Ḥa, và Đà Nẳng, nơi một số lượng lớn thuốc diệt cỏ được vận chuyển, tồn trữ, và sử dụng.  Mặc dù mức độ ô nhiễm dioxin trong vùng phụ cận của trại Lực lượng Đặc biệt A Shau không được kiểm chứng qua cuộc điều tra bổ túc năm 1999, HCL vẫn duy tŕ lư thuyết của họ v́ “căn cứ có thể ‘nóng’” mặc dù “’các địa điểm ô nhiễm chủ yếu’ chưa được xác định hoặc thử nghiệm [!]” và v́ HCL đă “ấn định lại” tiêu chuẩn đất, chỉ c̣n 190 ppt TCDD (6).

 

Lạm dụng hóa chất nông nghiệp (39)

 

Tuy nhiên, dữ kiện và tin tức hiện có đường như không biện minh cho “thuyết điểm nóng Hatfield.”  HCL cho rằng TCDD ở Việt Nam phát xuất từ thuốc diệt cỏ (tức là chất da cam) được dùng trong chiến tranh Việt Nam; nhưng dữ kiện và tin tức mới nhất cho thấy TCDD có thể do các hóa chất nông nghiệp có chứa PCP hay do tiến tŕnh thiêu đốt, nhất là việc thiêu đốt rác đô thị.  Thật vậy, các mẩu tro thu thập trong năm 2003 từ một ḷ đốt rác y tế ở thành phố Hồ Chí Minh và các ḷ đốt rác đô thị ở B́nh Hưng Ḥa, thành phố Hồ Chí Minh và ở Phú Ḥa, thành phố Vũng Tàu có nồng độ dioxins (số nhiều) thay đổi từ 184 ppt Tổng TEQs (trong đó có 6 ppt TCDD) đến 12.328 ppt Tổng TEQs (trong đó có 53 ppt TCDD) (30).

 

Thiêu đốt bừa băi tại một nhà máy ở Củ Chi (40)

 

HCL dùng tiêu chuẩn đất 190 ppt TCDD do chính ḿnh đặt ra để làm căn bản cho lư thuyết.  Tiêu chuẩn nầy có vẻ “nguội” khi so sánh với 1.000 ppt Tổng TEQs của mục tiêu điều trị tạm thời của EPA và mức hành động của ATSDR dùng cho đất thổ cư, và có vẻ “lạnh” khi so sánh với 5.000-20.000 ppt Tổng TEQs của mục tiêu điều trị tạm thời của EPA và mức hành động của ATSDR dùng cho đất thương măi/kỹ nghệ.  Cho dù dữ kiện của HCL được xem là đáng tin cậy, không có một căn cứ không quân nào mà HCL đă t́nh nghi và điều tra có thể được xem như là một điểm nóng dioxin, nếu mục tiêu điều trị tạm thời của EPA và mức hành động của ATSDR (1.000 ppt Tổng TEQs) được dùng làm tiêu chuẩn đất.

 

Có một địa điểm có thể có khả năng biện minh cho “thuyết điểm nóng Hatfield.”  Đó là Tân cảng Sài G̣n, nơi mà hàng ngàn thùng 55-gallon đựng thuốc khai quang đă bị hư hại trong đợt Tổng công kích Tết Mậu Thân giai đoạn 2 vào tháng 5 năm 1968.  Hàng chục ngàn gallons chất da cam có thể đă đổ tháo trên mặt đất.  Mặc dù tai nạn đổ tháo thuốc khai quang nầy không được điều tra, Tân cảng Sài G̣n có lẽ không được ghi trong danh sách điểm nóng của Hatfield v́ không có một thiệt hại hay ảnh hưởng nào được khai báo, mặc dù nó ở rất gần vùng đông dân cư nhất.

 

Dựa theo dữ kiện và tin tức mới nhất, chúng ta có thể kết luận rằng các

điểm nóng TCDD hay “các vấn đề dioxin,”  theo lư thuyết của Hatfield

Consultants Ltd., có thể không hiện hữu ở Việt Nam.  Nhưng Việt Nam có

lẽ đang đối diện với các vấn đề do PCDDs/PCDFs gây ra: “các vấn đề

dioxins.”   Các hợp chất họ dioxin nầy không bắt nguồn từ chất da cam.

Các vấn đề dioxins nghiêm trọng hơn và càng ngày càng tồi tệ hơn.  Thật vậy,

TCDD không t́m thấy trong một mẩu đất lấy ở Biên Ḥa trong năm 2004,

nhưng PCDDs/PCDFs được t́m thấy ở nồng độ 121,5 ppt Tổng TEQs.

Trong một mẩu khác, TCDD được t́m thấy ở nồng độ 27,9 ppt trong khi PCDDs/PCDFs có nồng độ 548,5 ppt Tổng TEQs.  Đứng về mặt khoa học mà

nói, “các vấn đề dioxins” hiện nay ở Việt Nam cần phải được chú ư và cứu xét

nghiêm chỉnh hơn “các vấn đề dioxin,” trên b́nh diện quốc gia và quốc tế.

 

Mới đây, HCL được Ủy ban 33 yêu cầu thực hiện hai nghiên cứu cho một “điểm nóng” ở phi trường Đà Nẳng.  Các nghiên cứu nầy được Ford Foundation tài trợ.  Mục đích của nghiên cứu thứ nhất, với ngân khoản 120.000 đô la Mỹ, là “nghiên cứu đặc tính di chuyển của một ‘điểm nóng’ dioxin ở phi trường Đà Nẳng, lượng định các trường hợp tiếp nhiễm và đề nghị các biện pháp khắc phục khả thi.”  Nghiên cứu thứ nh́, với ngân khoản 342.800 đô la Mỹ, để “lượng định ảnh hưởng đối với sức khỏe công cộng qua đất và dây chuyền thực phẩm ở một ‘điểm nóng’ dioxin ở phi trường Đà Nẳng và đề nghị các biện pháp khắc phục ngay lập tức.” (38)  Tuy nhiên, cái “điểm nóng” của hai nghiên cứu nầy dường như không hiện hữu v́ dữ kiện và tin tức hiện có cho thấy nồng độ dioxin trong đất ở Căn cứ Không quân Đà Nẳng hoặc chưa biết (chưa thử nghiệm bên trong căn cứ) hoặc rất thấp (dưới 5 ppt Tổng TEQs ở sát bên ngoài căn cứ (30)).  V́ lư do đó, một chương tŕnh công tác (work plan) phải được soạn thảo và công bố để lấy ư kiến một cách rộng răi (trong nước và quốc tế) để xác định và định tính cái “điểm nóng” nầy.  Kết quả định tính sẽ được dùng để xem hai nghiên cứu vừa nêu có cần thiết hay không.

 

Dựa theo dữ kiện và tin tức mới nhất, chúng ta có thể kết luận rằng các điểm nóng TCDD hay “các vấn đề dioxin,” mà HCL đă quan sát được trong suốt “hơn 12 năm nghiên cứu,” có thể không hiện hữu ở Việt Nam hiện nay.  Nhưng có lẽ Việt Nam đang phải đối diện với nhiều vấn đề do PCDDs/PCDFs gây ra: “các vấn đề dioxins.”  Chúng là các hợp chất họ dioxin từ các nguồn ô nhiễm không phải là chất da cam.  Các vấn đề dioxins nầy nghiêm trọng hơn và càng ngày càng tồi tệ hơn.  Thật vậy, TCDD không được t́m thấy trong một mẩu bùn lấy ở hồ Biên Hùng trong năm 2004 (SSM9), nhưng PCDDs/PCDFs được t́m thấy với nồng độ 121,5 ppt Tổng TEQs.  Trong một mẩu khác (SSM8), nồng độ TCDD chỉ có 27,9 ppt trong khi nồng độ của PCDDs/PCDFs lên đến 548,5 ppt Tổng TEQs (30).  Đứng về mặt khoa học mà nói, “các vấn đề dioxins” hiện nay ở Việt Nam cần phải được chú ư và cứu xét nghiêm chỉnh hơn “các vấn đề dioxin,” trên b́nh diện quốc gia và quốc tế.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

(1)                                      Memorandum of Understanding.  Meeting of the Vietnamese and United States Delegations in Follow-Up to the Joint Vietnam-US Scientific Conference on Human Health and Environmental Effects of Agent Orange/Dioxin. March 10, 2002.  Hanoi, Vietnam.  http://www.niehs.nih.gov/external/usvcrp/mou31002.pdf.

(2)              Hatfield Consultants Ltd. and Vietnam 10-80 Committee. 1998. Preliminary Assessment of Environmental Impacts Related to Spraying of Agent Orange Herbicide during the Vietnam War.  Volume 1: Report, Volume 2: Appendices.  West Vancouver, Canada.

(3)              L. Wayne Dwernychuk, et al.  2002. “Dioxin reservoirs in southern Viet Nam – A legacy of Agent Orange.”  Chemosphere 47, 117-137.

(4)              L. Wayne Dwernychuk, et al.  March 2002. “Agent Orange/Dioxin Hot Spots – A legacy of U.S. Military Bases in Southern Viet Nam.”  Presented at the Joint US – Vietnam Scientific Conference on Human Health and Environmental Effects of Agent Orange/Dioxin.  Hanoi, Vietnam.

(5)              L. Wayne Dwernychuk. 2005. “Short Communication, Dioxin hot spots in Vietnam.”  Chemosphere 60, 998-999.

(6)              Dwernychuk, LW, et al.  August 2006.  “The Agent Orange Dioxin Issue in Viet Nam: A Manageable Problem.”  Presented at the 26th International Symposium on Halogenated Persistent Organic Pollutants.  Oslo, Norway.

(7)              HCL.  December 4, 2006.  “Hatfield Awarded Ford Foundation Grant for Agent Orange Study.”  http://www.hatfieldgroup.com

(8)              British Columbia (BC) Waste Management Act.  1996.  Waste Management Act – Contaminated Sites Legislation.  BC Regulations 375/96.  Canada.

(9)              Buckingham, William A., Jr. 1982. Operation Ranch Hand. The Air Forces and Herbicides in Southeast Asia 1961-1971.  US Air Force, Office of Air Force History.  Washington, D.C.

(10)          West, Keith W.  March 24, 1970.  “Memorandum for: Chief of Chemical Operations, MACV J3-09.  Subject: Herbicide Storage at Bien Hoa AB.”  12th SOS. Bien Hoa, Vietnam.

(11)          Michael, E.D.  April 29, 1970.  “Memorandum for Record. Subject: Effects of Herbicide Spills at Bien Hoa Air Base.”  Pacific Technical Analysts-Subsidiary.  San Francisco, California.

(12)          Moran, John.  31 October 1968.  “Memorandum for: 7th Air Force, TACC.  Attn: Lct Robert McCollester.  Subject: Herbicide Damage to Vegetable Plots Vicinity Da Nang Air Base.”  Chemical Operations Division. MACJ3-09.

(13)          Corey, Jim. 25 March 1969.”Defoliant Damage in Da Nang City.” CORDS/NLD/ICTZ.

(14)          US Military Assistance Command, Vietnam.  15 September 1969. Vietnam Lessons Learned No. 74: Accidental Herbicide Damage. MACVJ3-053.

(15)          Darrow, Robert A., Reed C. Bunker, and J. Ray Frank. 23 September 1969.  “Report of Trip to Republic of Vietnam, 15 August-2 September 1969.”  Department of the Army. Frederick, Maryland.

(16)          Bills, Ray W. 26 September 1969. “Memorandum for: III MAF Chemical Officer (Cpt Lott). Subject: Report of Investigation into Possible Herbicide Damage at Vietnamese Naval Compound at Da Nang.”  Chemical Operations Division. MACJ3-09.

(17)          US Department of the Army.  15 October 1981.  “MACV Fixed Wing Aircraft Herbicide Incidents.”  Alexandria, Virginia.

(18)          Le Moine, Thomas F.  “Newport Terminal: A Historical Overview of a US Army Port Facility Operated by the 71st Transportation Battalion.”  US Army.  Fort Eustis, Virginia. http://www.allanfurtado.com/newportterminal.html

(19)          McNaught, David.  “Page 31. David McNaught.  Some Photos I took In and Around Newport Terminal.”  http://www.allanfurtado.com/davidmcnaughtnewport.html

(20)          Farris, Gregory M. “Page 40.  Photos from Gregory M. Farris.” http://www.allanfurtado.com/gregoryfarris.html

(21)          Krabbenhoeft, Alfred. “Pages 17-19. Photos from Al Krabbenhoeft.” http://www.allanfurtado.com/alfredkrabbenhoeft.html

(22)          Morawa, Richard Allen. “Pages 53-54.  Photos from Rich Morawa.” http://www.allanfurtado.com/richmorawanewport.html

(23)          Fields, Timothy, Jr.  April 13, 1998.  “Memorandum on Approach for Addressing Dioxin in Soil at CERCLA and RCRA sites.”  Office of Solid Waste and Emergency Response.  U.S. Environmental Protection Agency. Washington, D.C. 

(24)          De Rosa, Christopher T., et al. August 21, 1997. Dioxin and Dioxin-Like Compounds in Soil, Part 1: ATSDR Interim Policy Guideline.  Agency for Toxic Substances and Disease Registry, U.S. Department of Health and Human Services. Atlanta, Georgia.

(25)          Horvath, Richard L. Undated. “Mystique of the Valley, Fall 1968 Rendezvous with Destiny Magazine.”  http://www.lcompanyranger.com/Ashau/ashauarticle2.htm

(26)          Aton, Bert and William Thorndale.  Undated. A Shau Campaign, December 1968 – May 1969.  Directorate Tactical Evaluation. CHECO Division.  US Department of Air Forces.

(27)          Reed, Raz. “Photos, Articles, and Maps of the A Shau Valley, Page 20.” http://www.lcompanyranger.com/Ashau/ashauarticle2.htm

(28)          Wagoner, Larry. “Photos, Articles, and Maps of the A Shau Valley, Pages 16-17.” http://www.lcompanyranger.com/Ashau/ashauarticle2.htm

(29)          HCL and 10-80 Committee.  April 2000.  Development of Impact Mitigation Strategies Related to the Use of Agent Orange Herbicide in the Aluoi Valley, Vietnam.  HCL, West Vancouver, Canada; 10-80 Committee, Ha Noi, Vietnam.

(30)          Mai, Tuan Anh.  2006. Sources and Fate of PCDDs and PCDFs in Rural and Urban Ecosystems and Food Chain in Southern Vietnam.  Thèse No. 3446 (2005).  École Polytechnique Fédérale de Lausanne.  Lausanne, Belgium.

(31)          Lê, Huân.  July 13, 2006.  “Tư vấn sức khỏe sinh sản cho nạn nhân chất độc dioxin: Mỏi ṃn chờ đợi.”  Báo Lao Động.  Hà Nội, Việt Nam.

(32)          Schecter, A., Le Cao Dai, Oaf Papke, Joelle Prange, John D. Constable, Muneaki Matsuda, Vu Duc Thao, and Amanda L. Piskac.  May 2001.  “Recent Dioxin Contamination from Agent Orange in Residents of a Southern Vietnam City.”  Journal of Occupational and Environmental Medicine.  Volume 43, Number 5.

(33)          Huỳnh Văn Mỹ.  June 24, 2001.  “Người bạn của những nạn nhân da cam.”  Báo Lao Động.  Hà Nội, Việt Nam.

(34)          Mai, Truyet T. May 2004.  “Letters to the Editor – Food as a Source of Dioxin Exposure in the Residents of Bien Hoa City, Vietnam – Schecter et al.” Journal of Occupational and environmental Medicine. Volume 46, Number 5.

(35)          Institute of Medicine.  2003.  Dioxins and Dioxin-like Compounds in the Food Supply: Strategies to Decrease Exposure.  National Academy Press.  Washington, D.C.

(36)          Wickham, Kenneth G..  9 December 1969.  “Operational Report – Lessons Learned, Headquarters, 101st Airborne Division, Period Ending 31 July 1969 (U).”  Department of the Army.  Washington, D.C. 

(37)          Schecter, A.J., J.J. Ryan, M. Gross, N.C.A. Weerasinghe, and J.D. Constable. 1986. “Chlorinated dioxins and dibenzofurans in human tissues from Viet Nam, 1983-84.”. Chlorinated Dioxins and Dibenzofurans in Perspective. C. Rappe, G. Choudhary, and L.H. Keith [editors].  Lewis Publishers.  Ann Arbor, Michigan.

(38)          http://www.fordfound.org/grants_db/view_grant_detail.cfm?grant_id=39336

(39)          Đ, Anh H.  October 5, 2006.  “Cẩn thận với thuốc trừ sâu.”  Báo Sài G̣n Giải Phóng.  Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

(40)          Quang Đạt.  November 31, 2006.  “Xung quanh khu công nghiệp Tân Quy - Đất, nước và không khí đều ô nhiễm.”  Báo Sài G̣n Giải Phóng.  Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.