Đấu Tranh Dân Chủ: Những ư kiến nhỏ

NKptc

 

Đấu Tranh Dân Chủ, tức là làm sao để quần chúng nhân dân làm chủ xă hội, chủ động sinh hoạt xă hội- không phải tranh giành quyền bính giữa các thế lực chính trị, thượng tầng xă hội. Như vậy nhất định phải có quần chúng và đi từ quần chúng của chính xă hội mà quần chúng đó đang sinh hoạt. Ở đây chính là xă hội Việt Nam, con ngựi Việt Nam đang sinh hoạt tại Việt Nam. Vận động để cho xă hội Việt Nam tiến đến dân chủ mà không có sự tiếp cận và vận động những thành viên của xă hội Việt Nam, những con ngựi đang sinh hoạt cấu thành xă hội Việt Nam, mà chỉ chú tâm trao đổi đối thoại với những ngựi sống bên ngoài xă hội Việt Nam; trông chờ áp lực từ những thế lực bên ngoài Việt Nam  như vậy có thuận lư và thực tế  dânchủ” không? Và có đi dến kết quả thực sự vận động dân làm chủ không? 

Cuộc vận động DÂN CHỦ HOÁ  phải  thực sự  xây dựng ư  thức dân chủ, hành xử dân chủ ngay từ ban đầu, từ ngay những ngựi đấu tranh.  Như thế không thể đứng trên hoặc đứng ngoài môi trựng quần chúng để chỉ dựa vào những thế lực ngoại lai. ngoại tại dẫu là có nhiều ảnh hưỏng nặng và lớn đến đời sống xă hội Việt Nam trong hoàn cảnh toàn cầu hóa. Như vậy có nghĩa là phải đi từ mọi khía cạnh đ̣i sống của quần chúng..  DÂN CHỦ không đơn thuần chỉ là một thể chế chính trị mà chính là NGỬI DÂN có Ư THỨC DÂN CHỦ, có ĐIÈU KIỆN ĐỂ CAN ĐẢM  HÀNH XỬ DÂN CHỦ. Như vậy cuộc đấu tranh, vận động dân chủ đ̣i hỏi phải đi từ sự thay đổi mọi khía cạnh sinh hoạt  vật chất cũng như tinh thần có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của quần chúng từ an sinh, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị v.v    

Như vậy những ngựi đi tiên phong buộc phải đặt nền tảng cuộc vận động Dân Chủ  vào quần chúng nhân dân, có tầm nh́n xa, có tính dân tộc, nâng sự hiểu biết của quần chúng bằng việc tôn trọng sự thật lịch sử- không chỉ v́ kết quả ngắn hạn mà xuôi theo tính thời cơ chủ nghĩa hô hào nhận định một chiều vọng ngoại. hết ca ngợi Nga Tầu rồi xoay qua tung hô Anh  Mỹ v.v như thế tức là chỉ nuôi thêm căn bệnh ỷ lại vọng ngoại : chỉ  “ lom khom chờ ngoại bang, thờ người ngoại bang” mặc cảm tự ti của quần chúng. Dân Sinh, Dân Trí, Dân Khí là nền tảng, là sức mạnh nuôi dưỡng và phát triển  Dân Chủ miên tục.

 Muốn đưọc như vậy, trong đấu tranh DÂN CHỦ HOÁ th́ bất cứ việc làm nào MỞ RỘNG GIAO LƯU,  MỞ RỘNG CƠ HỘI GIAO TIẾP H̀NH THÁI DÂN CHỦ  CHO QUẦN  CHÚNG, TẠO ĐIỀU KIỆN NHẬN THỨC,  TẠO  CƠ HỘI  PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA TĂNG THU NHÂP CHO QUẦN CHÚNG   tức là  TẠO SỨC MẠNH CHO MẦM DÂN CHỦ GÂY SỨC ÉP lên chế đô độc tài, ,.. Những giải pháp bạo động quân sự, nỗ  lực cô lập xă hội Việt Nam, chính là  thủ đoạn đ̣n phép MANG TÍNH PHE PHÁI- ĐỊNH KIẾN CHÍNH TRỊ QUÁ KHỨ .. v́ những giải pháp thủ đoạn đảng phái này chỉ phù hợp cho việc TRANH GIÀNH QUYỀN BÍNH CHIA RẼ DÂN TỘC  của các tổ chức đảng phái chính trị..  

DÂN CHỦ KHÔNG  THỂ VÀ CHẲNG BAO GIƠ ĐẾN BẰNG BẠO LỰC HẬN THÙ , hay  BOM ĐẠN dựa vào NGOẠI BANG , và NHẤT LÀ BẰNG TRÍ TRÁ GIAN MANH,.. đặc biệt là trong hoàn cảnh của Việt Nam chúng ta.sau bao nhiêu năm bị ngoại thuộc và  bị  ngoại  bang sử dụng  trong bàn cờ tương tàn.  

Cho nên đấu tranh dân chủ cho Việt Nam mà không giao tiếp vận động quần chúng chung quanh  ở trong Việt Nam, mà chỉ  trao đổi phê b́nh nhà nưóc độc tài, trông chờ vận động với những thế lực bên ngoài Việt Nam..nếu có thành công cũng KHÔNG PHẢI LÀ DÂN CHỦ-  Hơn thế nữa, những hành động ngăn chặn mở rộng giao lưu của xă hội, con ngựi Việt Nam trong nước dù bất kỳ một khâu nào, khía cạnh nào trong đ̣i sống xă hội của quần chúng Việt Nam tức là ngăn chặn cơ hội và mầm dân chủ của xă hội Việt Nam. Hành động này chỉ có lợi cho xu thế giành giựt cầm quyền, hoặc chia sẻ quyền hành v.v Nhưng không thể xậy dựng đưọc dân chủ. V́ như vậy là không thực tâm xây dựng dân chủ từ cơ bản. 

Giữa những ngựi Việt Nam chúng ta, trong và ngoài đất nước Việt Nam, có quá nhiều biên ǵói đưọc xậy từ định kiến chính trị quá khứ và vọng ngoại!  Chúng ta những ngựi Việt trong và ngoài cần phải VƯỢT BIÊN, không phải biên giới lănh thổ, mà biên ǵói quá khứ, lằn rănh định kiến chế độ chính trị, VƯỢT khỏi biên ǵói của sợ hăi v.v  không phải để đến Mỹ Úc Pháp v.v mà để ĐẾN VỚI NHAU.. BẰNG NHỮNG CÁNH BUỒM DÂN TỘC.. NGỌN GIÓ T̀NH TỰ ĐẤT NƯÓC...và SỨC MẠNH CỦA L̉NG TRÂN TRỌNG DÂN CHỦ NHÂN BẢN. 

Những ư kiến nhỏ về vấn đề Dân Chủ, Tự Do 

Nền Dân Chủ của Việt Nam cần những ǵ trước tiên. 

1-     Phải thay đổi ngay cơ chế pháp luật, để ǵói hạn quyền hành,phân định trách hiệm của giới hành pháp. Bảo đảm tự do ngôn luận tối đa. Chỉ có tự do ngôn luận tối đa mới xây dựng được , và bảo vệ được nền dân chủ.

2-     Hủy bỏ ngay chế độ hộ khẩu, ǵói hạn cư trú của nhân dân..

3-     Lực lượng quân đội phải được đưa ngay trở lại vị trí duy nhất của nó: Chỉ bảo vệ lănh thổ chống ngoại xâm mà thôi.

4-     Lực lượng Công An Cảnh sát trở lại vị trí giữ an toàn trật tự xă hội. Hành động theo luật pháp và lệnh của tư pháp. 

Cho dù có xáo trộn hay gặp bế tắc lúc khỏi đầu, chúng ta phải chấp nhận những tiêu cực bắt buộc sẽ xảy ra, sẽ khiến cho nhiều người khó chịu v́ sống dưới sự kỷ luật áp đặt đă lâu. V́ những tiêu cực này sẽ theo đà trưởng thành của dân chủ, dân trí ,mà tiêu tan. Nhưng nếu cứ để ǵới cầm quyền nhân danh này nọ để giới hạn tự do dân chủ th́ Dân Chủ va Tự Do sẽ chết yểu, nhất là ở thời điểm của Việt Nam khi người dân đă quá mệt mỏi cầu an. Dân chủ sẽ chết yểu như ở Hồi Quốc (Pakistan), mong manh như Nam Dương, Thái Lan.. 

Có lẽ chúng ta phải trở lại những căn bản lư luận về chính trị, quyền lực,và tự do báo chí, ngôn luận, tư tưởng.  

Sức mạnh của tự do ngôn luận báo chí và bản chất quyền lực: 

Vào năm 1520, Khi mà cả Ấu Châu vẫn c̣n ch́m đám trong đêm đen của giáo quyền Gia Tô La Mă. Một người thợ dệt đứng giữa quảng trường chính tại thành phố Magdeburg, nước Đức, để rao bán tài liệu sách vở lư luận cải cách của Martin Luther, một lănh tụ chống lại cơ chế tín lư Gia Tô La Mă. Ông thợ này liền bị thị trưởng thành phố ra lệnh bắt. Sự việc này dẫn đến cuộc nổi loạn của dân chúng ngay sau đó. Và hậu quả là Hội đồng Gia Tô La Mă của thành phố bị lật đổ. Trước khi người dân Ấu Châu được hưởng quyền tự do vĩ đại này, đă không biết bao nhiêu chiến sĩ tiền phong đă phải nằm xuống. Họ bị nhà cầm quyền trừng trị rất dă man v́ dă dám hành xử tự do ngôn luận, báo chí, và quảng bá tự do ngôn luận báo chí. Họ bị kết tội với những tội danh nhơ bẩn xấu xa nhất. Có kẻ chỉ bị chặt tay, người bị tử h́nh, bị tước đoạt hết tài sản v.v  

Ở Việt Nam hiện nay, và cả ở trong cộng đồng người Việt kiều, hành xử và quảng bá tự do ngôn luận, báo chí, tư tưởng đều bị mang những tội danh "lạm dụng tự do, dân chủ, nhũng loạn cộng đồng, bôi nhọ tinh thần tranh đấu quốc gia, phản quốc v.v . Tùy vào người nói, kẻ viết đang ở trong hay ngoài. 

Lịch sử của bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng đều cho thấy sau khi lănh tụ dùng chính nghĩa để lên nắm quyền mà nếu không có những đại nghị hay cơ chế căn bản để tản quyền, đều cố gắng tiếp tục "đ̣i phục vụ" nhân dân càng lâu càng tốt. Để đạt được mục tiêu độc tài giới cầm quyền thường nêu ra những lư cớ nghe ra có vẻ chính đáng để cắt giảm và tước đoạt dần quyền tự do ngôn luận của quần chúng. " Đất nước ta đang chiến tranh, đất nước c̣n nghèo, đân trí ta c̣n thấp, thế lực ngoại bang c̣n chống phá v.v.. Do Thái chiến tranh triền miên với cả khối Ả Rập, nhưng không một ông chính trị gia nào dám lấy lư cớ đó để giới hạn dân chủ cả. Và người dân Do Thái dù rất cần an ninh quốc gia cũng không bao giờ để chính trị gia "dụ khị" họ buông bớt dân chủ, dân quyền cả. 

Cuộc chiến tự do ngôn luận không ngừng  

Nói tóm lại, ǵơí cầm quyền, độc tài hay không độc tài đều "ghét và sợ" tự do ngôn luận, tư tưởng. Ngay ở các nước được gọi là dân chủ tiến bộ hiện nay, giới cầm chính luôn luôn t́m cách giới hạn quyền tự do này bằng nhiều cách. Cái may mắn là v́ dân trí của họ đă cao. Ư thức về pháp trị đă ăn sâu, cơ chế hiến pháp, tư pháp đă vững chắc, cho nên giới cầm quyền vẫn không thuyết phục nổi quần chúng dù những nhân danh lư cớ nghe có vẻ rất hùng hồn chính đáng. Ngựi dân đă có những hội đơàn bảo vệ dân quyền chỉ để xem xét, và báo động phanh phui những thủ đoạn tinh vi muốn cắt giảm tự do ngôn luận, tư tưởng của công dân. Ta cứ nh́n vào cuộc vận động cấm đốt cờ của chính quyền Úc. Những cuộc vận động ngăn cấm phim ảnh "người lớn" của chính giới Mỹ v.v Những lư do đưa ra nghe rất chính đáng: Bảo vệ danh dự quốc gia, bảo vệ trẻ em, bảo vệ phụ nữ chống lại những hành động hạ cấp nhân phẩm phụ nữ. Quần chúng cũng đồng ư, nhưng họ chỉ đồng ư thành lập những chương tŕnh giáo dục để gia giảm, và cương quyết không đồng ư cho nhà nước ra luật ngăn cấm tuyệt đối. V́ nếu để nhà nuóc nhân danh một điều ǵ để đi đến cắt giảm quyền tự do của công dân đều sẽ đưa đến những cắt giảm xa hơn. Nh́n vào những xă hội dân chủ tiến bộ cao như vậy, ta vẫn thấy cuộc chiến của nhân nhân chống lại những ư đồ thao túng, ǵới hạn tự do ngôn luận, và các quyền tự do khác luôn luôn xảy ra không ngừng, ở mọi góc cạnh. 

Ngày hôm nay nhân dân ở các nước tiền tiến không ngừng tranh đấu với nhà cầm quyền để bảo vệ quyền tự do của họ mà c̣n phải đối đầu với những thế lục tư bản, chủ nhân ông, và cả giáo quyền nữa. Tất cả những kẻ có quyền, bất cứ quyền ǵ, đều muốn nới rộng quyền hạn của ḿnh và hạn chế quyền hạn của ngựi khác. Chủ nhân, tư bản, giáo quyền v.v thường cấu kết ngấm ngầm với quyền lực chính trị để cắt giảm nhân quyền. Ngược lại phía nhân dân cũng có những tổ chức giám sát dân chủ, dân quyền và quyền lợi chung của công dân. Người dân chấp nhận những tiêu cực phụ thuộc nhỏ gây ra do dân chủ, để đổi lấy những giá trị tích cực lớn hơn do dân chủ đem lại. 

Cái quan niệm "vi chính dĩ đức thí như Bắc thần ,cư kỳ sở nhi chúng tinh cùng chi" của Khổng tử chỉ là giấc mộng không tưởng của thời phong kiến, khi ông vua là đại diện của trời, một ông trời con vói quyền năng tuyệt đối vô hạn. V́ như vậy nếu không đ̣i dân chủ được th́ chỉ c̣n cách "dụ khị" ông trời con hành xử "đức độ" đuợc chút nào hay chút ấy để đám quan lại thừa hành noi theo cho dân đỡ khổ. Phải đợi đến Mạnh tử mới có cái nh́n rộng hơn dân chủ hơn với "Dân vi quí xă tắc thứ chi, Quân vi khinh", và kẻ làm hại dân là Tàn, kẻ hại nước là Tặc, bọn Tàn, Tặc là những đứa không ra ǵ! ta nghe nói giết đứa Tàn là Kiệt, giết đúa tặc là Trụ, chứ không giết Vua nào cả! Ông Mạnh Tử muốn khuyến khích và trao cái quyền làm cách mạng lật đổ những tên bạo chúa cho nhân dân, dù không đuợc ghi vào "hiến-pháp" như chế độ pháp trị hiện đại, nhưng ít ra cũng được ghi vào "thánh thư, kinh điển". Ông muốn đưa cái quan niệm này vào vương đạo, chính đạo, chính sách. Nhưng giới có quyền, kể cả nho sĩ, không thích và "sợ". Sách Mạnh tử ít được trích dẫn v́ nó đề cao vai tṛ của Dân. Cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương của Cao Ba Quát cũng dùng lư lẽ, luận cứ này khi công bố "B́nh Dương Đồ Bản vô Nghiêu, Thuấn. Mục Dă, Minh Điền hữu Vơ Thang." Nhưng thất bại v́ đại đa số những nhân sĩ vẫn coi trọng sách "thánh hiền Đức trị, tôn Quân" hơn là lập luận của Mạnh Tử. 

Những tiêu cực của tự do, viện dẫn đáng lưu ư: 

Dân chủ không nhất thiết đem lại ổn định tuyệt đối. Không nhất thiết chọn được nhân tài xuất chúng lănh đạo. Nhưng dân chủ có khả năng sủa sai nhanh gọn cấp thời. Họ chọn và bầu ra được lănh đạo, th́ cũng chính họ khi thấy ra lănh đạo không đủ năng lực hay sai trái, nhân dân cũng loại bỏ dễ dàng chỉ trong một cuộc bầu cử b́nh thường không cần bạo lực. 

Ở những nước đang trong giai đoạn phát triển dân chủ. V́ dân trí c̣n thấp, nhưng nhất là v́ khi có dân chủ giới cầm quyền đă không có thật tâm, hay nỗ lực tách chính quyền ra khỏi ảnh hưởng của thế lực cũ: Quân đội và cảnh sát. Hay đưa những lực lượng này về đúng vói vai tṛ của nó bằng một cơ chế pháp trị. Họ vẫn viện dẫn đủ mọi lư cớ, cố ư hay vô ư, không đưa ra được những nguyên tắc pháp trị để bảo vệ những dân quyền căn bản. Giới quân đội, công an, cảnh sát c̣n rất nhiều quyền hành phi dân quyền. Nh́n vào Nam Dương, Thái Lan, Mă Lai, Đài Loan hay cả Nam Hàn ta sẽ nh́n thấy được hết những kinh nghiệm cần rút tỉa cho tiến tŕnh dân chủ của Việt Nam.  

Dân Chủ và Pháp Trị với Tự Do Báo Chí: 

Người dân phải được bảo đảm tuyệt đối bởi pháp luật, và bởi tự do báo chí ngôn luận. Có như vậy người dân mói mạnh bạo và thản nhiên tố cáo những vi phạm sai trái của giới hành pháp. Họ mới cảm thấy tố cáo nhà nước là chuyện b́nh thường, dù sai hay đúng. Nhà nước là của nhân dân, từ dân, v́ dân th́ có bổn phận phải thanh minh, thuyết phục trước những tố giác cáo buộc của nhân dân. Nhân dân không có bổn phận phải thanh minh, xác nhận với nhà nước là ḿnh đúng hay sai. 

Nhân dân bầu nhà nước, đẻ ra nhà nước để phục vụ nhân dân. Nhân dân là chủ. Ngay cả khi nhà nước làm đúng mà không thuyết phục chưng minh được vói nhân dân. Nhân Dân cũng vẫn có quyền bỏ. Đúng hay sai là chuyện của Nhà Nước phải minh chứng. Giữ hoặc phế, là quyền của nhân dân. Đó là dân chủ. Như vậy không có vấn đề lạm dụng tự do dân chủ. Có tự do dân chủ hay không có Tự Do Dân chủ mà thôi. 

Ông tổng thống George Bush, khi c̣n nhiệm kỳ, đă làm được rất nhiều điều ích nước lợi dân, chỉ một việc nhỏ thuế khóa, và dân cũng đâm chán v́ bất kỳ lư do nào đó, họ đă phế, không tín nhiệm ông nữa. Ông cũng phải "câm miệng hến", nhă nhặn, vui vẻ xin phép đi về. Nếu mà cứ theo cái năo trạng "cù nhầy" của "ta", th́ bọn "sách động" trong kỳ bầu cử Bush, Clinton là "lạm dụng dân chủ". Họ bỏ ông Bush đứng đắn, kinh nghiệm, tài ba, để chọn Clinton, một ông trẻ tuổi lăng nhăng đủ thứ chuyện, đàn bà, tiền bạc. Nhưng dân cứ lờ, cứ thích, cũng chẳng cần lư do chính đáng, cứ tín nhiệm, và cứ lờ tít những lăng nhăng của ông. Quốc hội cũng không dám trái ư. Báo chí cứ việc phanh phui, chế nhạo. Nhân Dân quyết định theo ư của họ.

Các ông chính trị gia, lănh đạo phải có bổn phận thanh minh, phân minh với dân "xùi bọt mép" để được đắc cử hay tái cử. Nhưng chúng tôi, nhân dân không thích ông nữa, mời ông đi về! Đơn giản vậy. Và chúng tôi, Nhân Dân không có bổn phận giải thích phân minh tại sao chúng tôi không thích ông nữa. Nếu Ông muốn biết, ông bỏ tiền túi đi thăm ḍ dư luận mà biết. C̣n Ông nào muốn lên cầm quyền phải cố gắng, ṃ mẫm mà đoán ư chúng tôi. Dân Chủ là vậy đấy.

C̣n pháp trị thế nào? Ông Bush con, ít được người dân Mỹ thích tính theo con số lá phiếu. Nhưng Luật Hiến Định về bầu cử đă ban ra, ai nhiều phiếu hơn ở tiểu bang th́ lấy hết phiếu củ tri đoàn, và khi về Washington, ai nhiều cử tri đoàn hơn người ấy thắng làm tổng thống. Dù ấm ức, nhưng người dân Mỹ cứ tôn trọng pháp trị và hề hề với ông tổng thống ít phiếu phổ thông này.

Tôi vốn không ưa người Mỹ, lối sống Mỹ, cách hành xử Mỹ nhất là trên chính trường quốc tế. Nhưng phải công nhận quốc gia Mỹ xứng đáng với sự hùng mạnh dân chủ của họ. Cái xấu của quốc gia họ, của tổng thống họ, họ rêu khắp hoàn cầu, không dấu diếm che đậy. Họ không sỉ diện hăo. Họ xấu hổ v́ một hai ông tổng thống lăng nhăng. Nhưng quan trọng hơn họ hănh diện v́ nền Dân Chủ Pháp Trị và chế độ Tự Do của họ. Họ không lầm lẫn, nhập nhằng giữa danh dự của một chế độ tổng thống, cá nhân tổng thống, lănh tự với danh dự của quốc gia. Quyền ngôn luận cao đến mức độ, ai cũng có quyền phanh phui chỉ trích phê b́nh, bất cứ nhân vật chính trị nào, tại chức hay về hưu, c̣n sống hay quá cố..

Nhận biết được những ưu điểm của tự do ngôn luận, bản chất của quyền hành như vậy, ta mới biết và đ̣i hỏi những người cầm quyền thay thế đảng Cộng Sản trong giai đoạn đầu tiên của tiến tŕnh dân chủ hoá phải thực hiện những ǵ, và phải trong bao lâu. Người dân và các tổ chức quần chúng sẽ cảnh giác nhũng lư cớ của giới cầm quyền một cách bén nhậy. Những chỉ dấu không lành mạnh phải được thấy ngay như nhà cầm quyền dựa dẫm quân đội.. hay nêu ra những lư cớ trị an, an ninh để tăng quyền hạn của quân đội cảnh sát, giảm bót dân quyền v.v Tất cả là triệu chứng của độc tài. Ngược lại ngựi dân sẽ phải chấp nhận những xáo trộn nhỏ trong đời sống khi có nhưng vụ việc biểu t́nh, đ́nh công gây ra. Nếu chỉ muốn b́nh lặng sẽ mất dân chủ.

T́nh h́nh hiện tại ở VN

V́ vậy, theo t́nh h́nh ở Việt Nam, đ̣i tự do tôn giáo, dù vẫn cứ phải đ̣i hỏi, nhưng không có tính cách quảng đại và quyết liệt then chốt bằng tập trung vào đ̣i tự do ngôn luận báo chí. Tại sao vậy? Cứ giả sử rằng nhà nước Cộng Sản nhượng bộ về mặt tôn giáo như nới lỏng sự quản chế tôn giáo qua uỷ ban tôn giáo hay mặt trận tổ quốc. Vậy chuyện ǵ sẽ xẩy ra? Các tôn giáo, giáo phái sẽ bận rộn, tự do phát triển giáo dân của ḿnh. C̣n lại những người dân, những phạm trù xă hội không tôn giáo sẽ ra sao? Nếu các lănh đạo tôn giáo đ̣i tự do ngôn luận cùng thể, sẽ lôi kéo được toàn dân hay ít nhất, rất nhiều giới nguời, kể cả các nhân sự báo quốc doanh, vào một mặt trận tự nhiên. V́ tự do ngôn luận nó ảnh hưởng trực tiếp đến mọi người. Nếu nói đến dư luận thế giới cũng sẽ được cú ư và theo sát hơn bởi giới truyền thông, v́ cũng là chính lư tưởng của họ. Trong khi tôn giáo, nếu không phải là tín đồ thuần thành chăm chỉ của một tôn giáo, người ta không cảm thấy cấp thiết. Chưa nói là đă có phân hoá tự nhiên theo khu vực giáo phái!

 Khi tập trung đ̣i hỏi quyền tự do ngôn luận báo chí, một mặt giới tranh đấu vừa thách thức các tờ báo đương hành mở rộng ngôn luận, một mặt vừa giúp họ, lôi kéo họ vào ṿng đấu tranh một cách rất êm ái và thuận lợi. V́ báo chí sẽ là chiến trường. Khích động các tờ báo để đến một thời điểm nó sẽ phải đăng tải những bài mà chính nó công kích để chứng minh "chế độ ta có tự do ngôn luận" là ta đă thắng nửa đoạn đường. Ngày xưa Đoàn Giỏi hay ai đó cũng đă dùng chiêu bài "phân tích, phê b́nh" "Nắng Chiều" của cụ Phan Khôi, để đăng tải "Nắng Chiều" đến độc giả "chính quy". Ngày hôm nay điều kiện thuận lợi hơn: Nhiều nhân sĩ cựu đảng viên không c̣n sợ Đảng nữa. Họ gia nhập cuộc chơi tự do ngôn luận, kư tên địa chỉ thẳng thừng. Đảng không c̣n đủ sức mạnh bắt bỏ tù hàng loạt nữa. Sự thông tin toàn cầu nhanh lẹ hơn với kỹ thuật mà Cộng Sản bất lực không thể kiển soát được nữa. Tin tức h́nh ảnh đấu tranh mới xảy ra ở Việt Nam đă có mặt trên mạng vài giờ sau đó. Nhưng có đến mắt, đến tai người trong nước hay không vẫn c̣n là vấn đề khó khăn.  

Với giá của một máy in vi tính đă rẻ, thể khối gọn gàng dễ di chuyển cất dấu, giấy cũng tương đối rẻ dễ mua. Gíới tranh đấu có quyền in và tán phát. Mức tán phát phải đạt đến mức độ rộng răi, và như vậy đến một độ, khi cuộc tranh đấu đ̣i tự do ngôn luận báo chí, đ̣i ra báo riêng v.v Các báo quốc doanh không thể không đăng bài đối nghịch. 

Ta cứ thấy một căn bản tích cực là hôm nay những người đối khắng viết bài kư tên địa chỉ và cứ viết công khai.. Vấn đề c̣n lại là ǵ? tán phát rộng răi ở trong nước với nhau.. 

Tháo gỡ những tấm song chắn thông tin của chế độ 

Như chúng ta đă thấy, vấn đề tán phát khi chưa có tự do báo chí là mộ vấn đề nan giải. Nó cũng chính là vấn đề then chốt của cuộc đấu tranh đ̣i tự do ngôn luận và báo chí. 

Người Việt ở bên ngoài nghe và biết nhiều về những thông tin, tiểu sử, h́nh ảnh của những nhân vật đối kháng trong nuớc hơn hẳn những đồng bào trong nước. Tại sao vậy? Ở trong nước không những thông tin bị ngăn cản mà ngay cả những nhân vật tranh đấu cũng bị ǵới hạn đi lại. Khiến chỉ một số rất ít người ở địa phương biết đến họ mà thôi. Quan trọng nhất không phải là giới cầm quyền ngăn chận họ, mà một phần chính hoàn cảnh tài chính, kinh tế, sự sinh hoạt cách biệt đă tạo ra một bức tường ngăn cách. Nếu phương tiện tài chính tuơng đối dễ dăi, họ, những nhân vật tranh đấu chỉ đi "du ngoạn rong chơi" thăm hỏi dân t́nh, người ta sẽ biết đến họ nhiều hơn, và sẽ t́m đọc nhiều hơn những ǵ họ đă viết. 

Hơn nữa hiện tại, những nhân vật đối kháng chưa có cơ điều kiện để hội tụ. Họ c̣n đang phải đứng riêng để né tránh tội danh "âm mưu, tổ chức". Cho đến khi họ đủ hậu thuẫn quần chúng, nhất là ǵới trẻ để hợp nhau lại thành một nhóm tranh đấu, lúc ấy t́nh h́nh sẽ khác. 

Đề nghị kế hoạch nhỏ vói những ngựi dân chủ trong t́nh huống khó khăn: 

Nhưng mà làm sao đây? Khi mà không ai trong họ được quyền có một buổi nói chuyện công khai! Có lẽ họ phải tạm bỏ cái cung cách đạo mạo đàn anh, đàn chú , lăo thành v.v để "la cà nói chuyện dân gian", đi vào quần chúng. Hiện nay Ông Nguyễn Đan Quế, Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh đă bị giam lỏng, quản thúc tại gia. Nhưng những người như Ông Trần Độ, Phạm Quế Dương, Hoàng Tiến, Duơng Thu Hương, Nguyễn Thanh Giang v.v vẫn c̣n có thể đi đây đi đó được. Ít ra là đi các tỉnh, thành phố lân cận. 

Nói chung th́ cách nào bọn Công An cũng bất chấp mà ngăn cản phá hoại. Nhưng cứ một bước, một thước, lan rộng tên tuổi h́nh ảnh, văn bản của những nhân vật đối kháng ấy; cứ thêm một người dân, một người tuổi trẻ biết về những nhân vật này, những ǵ họ nói, là một một bức tường bưng bít bị tháo gỡ mà nhà cầm quyền CS sẽ không thể dựng lại được. V́ thế giới cầm quyền ra sức cách ly tối đa những nhân vật đố kháng, đặc biệt là những cựu đảng viên, lăo thành có uy tín với quần chúng. Chúng ta cứ tưởng tượng xem h́nh ảnh ông Trần Độ, Lê giản ngồi uống café nói chuyện về những ư nghĩ của ḿnh, bài viết của ḿnh với giới trẻ, sinh viên, không nhiều chỉ cần mỗi lần gặp gỡ năm mười ngựi, sự lan truyền sẽ nhanh chóng và hữu hiệu hơn rất nhiều. V́ ǵói trẻ một khi đă cảm nhận được một chân lư nào đó họ năng động, nhiệt t́nh và tháo vát hơn nhưng bậc đàn anh. V́ họ có khoa học kỹ thuật mới với đầy đủ tính linh động tinh khôn của thời đại. Hiện nay khó có ai c̣n đủ điều kiện để làm chất xúc tác đưa ǵới trẻ, quần chúng vào cuộc ngoại trừ những nhân sự cựu đảng viên. Họ có một vị thế đặc biệt trong tiến tŕnh thuyết phục giới trẻ và quần chúng, cái mà Ông Nguyễn Đan Quế, trong khuôn khổ dân trí, hoàn cảnh của đất nưóc, không có. Một sự thật không thể chối bỏ được là đối với những người "Việt Đông Ấu" sự giải thích cũng như kêu gọi của ông Nguyễn Minh Cần, hay Bùi Tín v.v có tác dụng thuyết phục cao hơn các lư lưận của nhân sự khác. Buồn là thế! Đau là thế! Nhưng đó là hiện trạng dân trí; đó là hiện trạng dân khí của dân tộc hôm nay. Phải đối đầu với sự thật, chấp nhận sự thật để hành xử. Không thể lạc quan hăo huyền, tự ái phe phái hay dân tộc rởm, để rồi bước những bước sai lầm như các tổ chức chống cộng đă qua.  

Vấn đề c̣n lại là những người như ông Lê Giản, Phạm ngọc Uyển, Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Dương Thu Hương,  v.v có thật sự nh́n ra cường điểm của ḿnh, là đi vào quần chúng, hiến những sức tàn cuối đời của ḿnh cho đất nước hay không mà thôi.  

Đất tạm dung Ngày 20 tháng Giêng năm Tân Tỵ (12/2/2001)

Nguyên Khả Phạm Thanh Chương

24 Mac Pherson st Footscray Vic 3011 Australia

ĐT 61 408659174

* trở về