Tháp Canh Charlie
Nguyễn Đạt Thịnh



Năm 2001 nhà văn người Ukraine Alexandra Hildebrandt xuất bản quyển sách tài liệu “Tháp Canh Charlie” (TCC) dầy 144 trang ghi nhận h́nh ảnh và hoàn cảnh của 1067 người Đông Đức bị bắn chết dưới chân Tháp Canh Charlie, một vọng gác trên Bức Tường Ô Nhục Bá Linh, trong lúc họ vượt bức tường này để đi t́m tự do.
Cuộc vượt thoát của người dân Đông Bá Linh kéo dài suốt 28 năm --1961-1989-- và chỉ chấm dứt ngày chế độ cộng sản Đông Đức cáo chung.
Quyển TCC được đón nhận nồng nhiệt. Nhiều nhà phê b́nh không tiếc lời ca ngợi tác phẩm như một bản án nghiêm khắc và chi tiết đối với chế độ cộng sản Đông Đức. Có người c̣n gọi quyển TCC là địa h́nh vẽ lại “Đại Lộ Kinh Hoàng”.
Hildebrandt là một nghệ sĩ; bà say mê với việc dựng lại trang sử đen mầu máu khô của 1,067 nạn nhân cộng sản, và thấy quyển TCC chưa nói lên đủ tất cả những kinh hoàng đă diễn ra dưới chân Tháp Canh Charlie, bà muốn dựng lại nấm mồ tập thể, một công tŕnh đủ lớn để đánh dấu một giai đoạn khiếp đảm trong đời sống của người Đức.
Bà thuê một khoảng đất trống trên đường Friedrichstrasse, một trong những con đường lớn của khu thương mại Bá Linh, gần địa điểm Bức Tường Ô Nhục ngày trước tra cho ngân hàng chủ khoảng đất này 14,500 euro (19,000 mỹ kim) mỗi tháng và dựng lên Viện Bảo Tàng Tháp Canh Charlie.
Thêm một lần nữa Hildebrandt thành công vượt bực: 700,000 du khách lũ lượt kéo đến thăm viện bảo tàng tư của bà. Họ chiêm ngưỡng từng cây thánh giá mang tên, mang h́nh của 1,067 người vượt thoát bị giết.
Sự thành công của quyển sách không gây ghen tức và cạnh tranh, nhưng thành quả hàng ngày nh́n thấy trên đoàn du khách nườm nượp kéo đến bảo tàng viện TCC đă tạo ra một số đối thủ chỉ trích và tổ chức tranh thương với Hildebrandt.
Người chỉ trích Hildebrandt mạnh nhất là Giám Đốc Sở Di Tích thành phố Bá Linh, ông Rainer Klemke.
”Bảo Tàng Viện TCC xây không đúng địa điểm của Tháp Canh Charlie ngày trước,” Klemke tấn công một nhược điểm của Bảo Tàng Viện, “cũng không đúng chỗ các nạn nhân bị bắn. Bà Hildebrandt chỉ là một nghệ sĩ; trong gia đ́nh bà không có ai là sử gia hết. Bà cũng không có một người cố vấn; tối Thứ Bẩy bà có một sáng kiến ǵ đó, sáng Thứ Hai bà đem nó ra thực hiện, không đắn đo, cân nhắc. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là một thị xă hay một quốc gia không thể nào để cho một cá nhân đoạt trách nhiệm làm những việc chung như vậy, dù việc làm đúng hay sai, tốt hay xấu.”
Ông Klemke nói nhiều điều không đúng: trước nhất là ông chỉ trích Bảo Tàng Viện TCC không nằm đúng trên địa điểm của Tháp Canh Charlie; điều này không cần thiết và không thực tế. Bức Tường Việt Nam không nằm ở Saigon hay ở Khe Sanh, hoặc sinh phần của binh sĩ Hoa Kỳ tử trận tại Iraq không đặt tại Baghdad.
Bảo Tàng Viện TCC xây dựng ngay giữa thành phố Bá Linh, mà lại gần địa điểm của Bức Tường Ô Nhục cũ cũng đă quá đủ rồi. Quan hệ là nội dung và ư nghĩa của Bảo Tàng Viện TCC, và 700,000 du khách đă chấm nội dung của Bảo Tàng Viện là chi tiết, đầy đủ, và ư nghĩa đứng đắn, phong phú.
Điểm thứ nh́ ông Giám Đốc Sở Di Tích thành phố Bá Linh nói sai là Bá Linh --mà ông là người đại diện và phát ngôn trong trường hợp này-- không đồng ư cho cá nhân bà Hildebrandt đoạt trách nhiệm nói lên tiếng nói lịch sử của Bá Linh. Điều này sai v́ Hildebrandt không hề “đoạt” quyền phát ngôn của thành phố. Bá Linh vẫn có quyền nói trước, nói sau hay nói trong khi Hildebrandt tŕnh bày góc nh́n của bà. Mặt khác bà cũng không hề xin phép ông để ông cho hay không cho bà nói lên một góc lịch sử mà bà nh́n thấy và 3 năm trước đă nói bằng một tác phẩm xuất bản. Bà có quyền nói, dù tiếng nói của bà tương đồng hay tương phản với quan điểm chính thức của thành phố.
Có thể quan niệm của người Đức đặt ưu tiên của tập thể (quốc gia, thành phố, ...) trên tầm quan trọng của cá nhân; tuy nhiên quan niệm này cũng vẫn không được vi phạm quyền tự do phát biểu của Hildebrandt. Thành phố không có quyền cấm bà tŕnh bày góc nh́n của bà, miễn là góc nh́n này đứng đắn và không bôi lọ lịch sử.
Hơn nữa Bá Linh và ông Klemke đă có nguyên 15 năm dài sau ngày Bức Tường Ô Nhục bị phá đổ để nói lên góc nh́n của thành phố về bức tường này, nhưng Klemke không nói ǵ cả. Chỉ bây giờ ông mới dành quyền nói để cấm không cho Hildebrandt nói.
Đó là góc tranh hơi của chính quyền Đức; góc tranh thương, tranh ảnh hưởng của tư nhân cũng vô cùng sôi nổi.
Cách Bảo Tàng Viện TCC vài trăm thước người Do Thái đang xây cất một tượng đài lớn lao để kỷ niệm 2711 người Do Thái bị sát hạio Âu Châu trong Thế Chiến Nh́. Mỗi người Do Thái nạn nhân được tượng trưng bằng một mộ bia h́nh ống; đài kỷ niệm này --sắp hoàn tất-- sẽ có thể trở thành địa điểm thu hút nhiều du khách nhất thành phố.
Đài Kỷ Niệm Do Thái cũng là một kiến trúc tư nhân, nhưng khác với Bảo Tàng Viện TCC, Đài không là công tŕnh của một người mà là tác phẩm của nguyên cả một tập thể Do Thái gồm nhiều nhà tỉ phú, triệu phú góp công, góp của. Do đó Đài xây cất rất đồ xộ và mỹ thuật.
Bảo Tàng Viện TCC và Đài Kyủ Niệm Do Thái tạo ra một loạt đ̣i hỏi xây đài kỷ niệm của những nhóm khác cũng là nạn nhân bị Đức Quốc Xă sát hại. Hai nhóm đ̣i hỏi ồn ào nhất là nhóm Aí Nam, Aí Nữ, và nhóm Gypsy Du Mục.
Một Bảo Tàng Viện khác, với đề tài dựng lại những pḥng tra tấn của Sở Mật Vụ Gestapo, đang xây cất nửa chừng th́ bị bỏ dở v́ hết ngân khoản. Đồ án là tác phẩm dự thi của Kiến Trúc Sư Peter Zumthor, được chấm để thực hiện. Zumthor kiện xin ṭa tuyên án bắt thị xă Bá Linh phải tiếp tục xây cất đồ h́nh của ông theo đúng điều kiện của khế ước ông kư. Ông thất kiện và những phần đă xây cất xong bị phá hủy để sang năm thành phố thực hiện một cuộc gọi thầu khác.

BÊN CẠNH hai kiến trúc Bảo Tàng Viện TCC và Đài Kỷ Niệm Do Thái, Bá Linh c̣n có nhiều kiến trúc khác, nhỏ hơn, nhưng cũng để ky niệm những nhóm nạn nhân của hai chế độ Quốc Xă và Cộng Sản.
Cho đến giờ này Bao Tàng Viện TCC vẫn là địa điểm thu hút du khách nhiều nhất, nhờ h́nh ảnh liên quan đến Bức Tường Ô Nhục, và những trường hợp vượt thoát can đảm được ghi nhận tỉ mỉ với nhiều t́nh tiết xúc động.
Ông Klemke tiết lộ là du khách chú ư đến 80 tấm bảng đồng ky niệm những người vượt thoát bị lính cộng sản Đông Đức bắn chết. Klemke cũng xác nhận là Bá Linh có một Bảo Tàng Viện chính thức nhưng không lôi cuốn du khách v́ tài liệu thiếu xót, và lối tŕnh bày thiếu nhân tính.
”Tưởng niệm đ̣i hỏi thời gian,” Klemke nói. “Tưởng niệm c̣n đ̣i hỏi địa điểm, và h́nh thái nữa.” Ông cho rằng v́ những đ̣i hỏi đó mà 15 năm sau ngày phá Tường Ô Nhục, Bá Linh vẫn chưa có một viện bảo tàng đầy đủ và xứng đáng tưởng niệm những tủi nhục của Bức Tường, những hào hùng của người dân vượt Tường, và giá trị lịch sử của Bức Tường cùng những diễn biến liên quan.
Trở lại với bà Hildebrandt và Bảo Tàng Viện TCC của bà. Hildebrandt đang gặp khó khăn v́ ngân hàng cho bà thuê đất đ̣i lại đất. Bà nói rằng trong suốt 15 năm trời, trước khi bà thuê đất để làm Bảo Tàng Viện TCC th́ miếng đất bỏ trống, vô dụng. Giờ này không những có giá, miếng đất c̣n có cái giá trị thiêng liêng nhắc nhở đến những công dân Đức thiệt mạng dưới chân Tháp Canh Charlie.
Hildebrandt dứt khoát nói bà sẽ không dọn đi; ai muốn đuổi bà đi th́ cứ đem xe bulldozer tới mà san bằng trên 1,000 cây thánh giá mang danh tánh, chân dung của những nạn nhân cộng sản, những người đă chết trên đường đi t́m tự do.
Trả lời một cuộc phỏng vấn Hildebrandt nói, “Đă đến lúc những nhà hằng tâm, hằng sản đứng ra để nói rằng chúng ta cần duy tŕ Bảo Tàng Viện TCC, và bỏ tiền ra giúp đỡ.”
Hăng thông tấn AFP loan tin là đă có một người đứng ra làm công việc lạc quyên giúp Bảo Tàng Viện TCC có tiền mua đứt miếng đất hiện đang mướn. Nhà mạnh thường quân đó là Sergei Khrushchev, con trai cuủa lănh tụ Nga Nikita Khrushchev.
Hildebrandt nói “Vai tṛ của một bảo tàng viện là tŕnh bày và giúp người xem hiểu rơ sự việc. Bảo Tàng Viện Tháp Canh Charlie tŕnh bày và giúp người xem hiểu rơ vai tṛ cuủa Tháp Canh Charlie, và hiểu rơ những hy sinh can trường của những người Đức yêu tự do”,

CÓ AI NGHĨ đến việc vinh danh người Việt Nam yêu tự do chưa? Chúng ta có can trường bằng người Đức vượt Tường Ô Nhục không?
Tổng số người Đức chết dưới chân Tháp Canh Charlie là 1,067 người. Bao nhiêu người Việt vùi xác trong ḷng biển Nam Haủi? 100,000? 200,000? Hay nhiều hơn nữa? Không ai biết. Họ tên ǵ? Bao nhiêu tuổi? Cũng không ai biết. Chúng ta đă làm một cố gắng nhỏ nào chưa để t́m và tŕnh bày lại những t́nh tiết oai hùng đó trong trang sử đen tối nhất của dân tộc chúng ta, và của cả nhân loại nữa?
Chúng ta có thể làm, và chúng ta phaủi làm.
Cộng đồng Việt Nam lớn mạnh và giầu có tại California hăy h́nh dung đến một đài kỷ niệm xây trên mặt biển Thái B́nh, nh́n về hướng quê hương, hướng biển Nam Hủi, nấm mồ thủy táng của hàng trăm ngàn đồng bào chúng ta vùi xác trên đường đi t́m tự do, và trong hành động bỏ phiếu bằng chân lên án cộng sản.
Đài tử sĩ Trân Châu Cảng cũng xây cất ngay trên mặt biển, xây trên xác chiến hạm Arizona. Đài tưởng niệm Nam Hải của chúng ta có thể xây với mô h́nh của một con thuyền nhỏ, lủng đáy, vỡ mạn, nước tràn ngập nửa thuyền.
Bảo Tàng Viện Tháp Canh Charlie có 1,067 thập tự giá, Đài Kỷ Niệm Do Thái có 2771 mộ bia; chúng ta phải có một tấm bia tập thể ghi danh những trăm ngàn nạn nhân cộng sản.
Bao giờ chúng ta làm?
Hôm nay. V́ hôm nay, 30 năm sau ngày mất nước, cũng đă muộn lắm rồi. Nếu chúng ta không bắt tay vào việc thực hiện quyển “Mộ Thủy Táng Nam Hải” th́ chỉ vài năm nữa thân nhân của những nạn nhân này cũng không c̣n nữa để cung cấp h́nh ảnh, danh tánh của những người đă nằm xuống cho tự do.
Tôi xin t́nh nguyện cộng tác trong phần sưu tầm và biên tập quyển “Mộ Thủy Táng Nam Hải”, việc đầu tiên phải làm trước khi tiến tới việc xây dựng Đài Kỷ Niệm; công tác xây Đài đ̣i hỏi nhiều phương tiện và th́ giờ hơn.
Tôi cũng xin được bắt tay ngay vào việc sưu tầm và biên tập. Yêu cầu quư vị thân nhân của những liệt sĩ đă bỏ ḿnh trên đường đi t́m tự do liên lạc với tôi qua địa chỉ:
P.O. Box 31313
Honolulu, Hawaii 96820
và địa chỉ e-mail: nguyendatthinh@aol.com
Xin vào việc. Muộn c̣n hơn không bao giờ làm.
Nguyễn Đạt Thịnh