Bên lề cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2004

 

Nguyễn Văn Quảng Ngăi

 

TỔNG QUÁT

Vào lúc 11 giờ 5 phút (giờ EST) trưa ngày 3 tháng 11 năm 2004, sau hơn một đêm dài bàn luận, suy tính với bộ tham mưu tranh cử, Thương Nghị (TNS) Sĩ John Kerry gọi điện thọai cho Tổng Thống (TT) George W. Bush chấp nhận ḿnh đă thất cử và chúc mừng Tổng Thống Bush đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Cả Hoa Kỳ và ṭan thế giới thở phào nhẹ nhơm v́ kết quả nầy sau hơn hai năm dài (kể từ ngày bắt đầu bầu cử sơ bộ của Đảng Dân Chủ) theo dơi diễn tiến cuộc bầu cử rất đặc biệt của quốc gia giàu có, quyền lực nhất thế giới và thường tự hào về truyền thống tự do, dân chủ của ḿnh. Sau đây là một số ghi nhận tổng quát:

 

Cuộc bầu cử được tiến hành b́nh an, êm đẹp và công bằng

Trái với nhiều người tiên đóan và lo ngại, đă không có bất cứ một phá rối nào của bọn khủng bố đă tàn sát nhiều sinh mạng và ảnh hưởng đến kết qủa bầu cử như đă xăy ra ở Tây Ban Nha vào tháng ba vừa qua, hoặc gần đây nhất đă xăy ra ở Nga (hai chiếc máy bay bị nổ, trạm xe điện ngầm bị đặt bôm vào tháng 8, một trường học bị tấn công giết hại nhiều người đa số là trẻ em vào tháng 9). Cuộc bầu cử ngày 2 tháng 11 vừa qua đă diễn ra “b́nh an, êm đẹp và công bằng” theo như nhận xét của nhiều giới quan sát tại Hoa Kỳ và cả thế giới (Lần đầu tiên, một phái đ̣an quan sát quốc tế 60 người được mời vào Hoa Kỳ để theo dơi dân Mỹ đi bầu). Hoa Kỳ thực sự được thế giới “nễ sợ” do thực tế nầy, bởi v́ đă ba năm rồi - kể từ ngày bọn khủng bố tấn công Hoa Kỳ ngày 9 tháng 11 năm 2001 - khắp nơi trên thế giới Hoa Kỳ đă tiên phong trong “cuộc chiến tranh mới: chống khủng bố”. Hai phần ba lực lượng (nhân sự) ṇng cốt của bọn khủng bố đă bị giết hoặc cầm tù, hai phần ba các địa điểm họat động cuả chúng đă bị tê liệt, “tài sản” chúng đă bị phong tỏa khắp nơi, và chúng đă liên tục tấn công nhiều quốc gia như Phi Luật Tân, Tây Ban Nha, Nam Dương, Thái Lan, Nga v.v. Tại Hoa Kỳ mạng lưới của bọn khủng bố (terrorist cells) đă bị phá vở khắp nơi, ngót 1000 tên có liên quan đến các họat động khủng bố đă bị kết án, cầm tù hoặc trục xuất v.v. và chúng đă không thực hiện nỗi một cuộc tấn công thứ nh́ vào Hoa Kỳ nhất là vào dịp bầu cử nầy như mọi người lo ngại và tiên đóan.

 

Cử tri đi bầu đông đảo

Tỉ lệ cử tri hợp pháp đă đi bầu rất đông đảo (60% cử tri đă đi bầu) và kết quả là:

·        Phiếu đại chúng (tạm dịch từ popular votes): TT Bush thắng tại 31 Tiểu Bang với tổng số phiếu là 58,978,616: (51%). TNS Sĩ Kerry thắng tại 19 Tiểu Bang và Đặc khu DC với tổng số phiếu là 55, 384,497 phiếu (48%). (Số cử tri đi bầu năm nay nhiều hơn năm 2000 trên 10 triệu người).

·        Phiếu cử tri đ̣an (tạm dịch từ electoral college votes): TT Bush được 286 phiếu và TNS Kerry được 252 phiếu. Phiếu cử tri đ̣an cần thiết để đắc cử: 270 phiếu.

 

Mặc dầu rất nhiều người đă bỏ phiếu trước nhưng trong ngày bầu cử, tại các địa điểm  bầu phiếu, từ mờ sáng, cử tri đă đến xế hàng dài chờ đợi nhiều giờ nhưng vẫn kiên nhẫn và tười cười. H́nh ảnh nầy đă được tŕnh chiếu khắp ṭan thế giới và - một lần nữa - nhân dân Hoa Kỳ có quyền tự hào về tinh thần dân chủ cao độ của quốc gia ḿnh.

 

Tuy sự chênh lệch về phiếu đại chúng chỉ có hơn 3 triệu rưỡi phiếu và sự chênh lệch về phiếu cử tri đ̣an là 34 nhưng kết qủa bầu cử rất rơ rệt, phân minh, không có tranh tụng trước Ṭa án như năm 2000 mặc dù đảng nào cũng chuẩn bị một lực lượng luật sư hùng hậu (TNS Kerry tuyên bố đảng Dân Chủ chuẩn bị 10 ngàn luật sư, đảng Cộng Ḥa tuyên bố sẽ có số luật sư tương xứng với đảng Dân Chủ) và mỗi đảng đều đă dự trù một kinh phí khổng lồ cho việc tranh tụng và đếm phiếu lại (Theo báo cáo của Hội đồng Bầu cử Trung ương th́ TNS Kerry có 51 triệu và TT Bush có 26 triệu. Năm 2000, Bush được gần 14 triệu và Gore được 3 triệu rưỡi dành cho việc tranh tụng).

 

Cuộc bầu cử tốn kém nhất

Đây là cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ:

Ø     Ban vận động bầu cử của liên danh Bush-Cheney và Đảng Cộng Ḥa Trung ương đă quyên được tổng cộng là 648 triệu Mỹ kim,

Ø     Ban vận động tranh cử của liên danh Kerry-Edwards và Đảng dân Chủ Trung ương đă quyên được tổng cộng là 627 triệu Mỹ kim.

(Thực tế có thể nhiều hơn v́ Hội đồng Bầu cử trung ương chưa có tổng kết chính xác)

Ø     Ng̣ai ra những “nhóm gọi là độc lập” - The 527 Groups -, lợi dụng kẽ hở của luật bầu cử, đă quyên tiền và chi tiêu không giới hạn (phần đông là từ những tay tài phiệt) để ủng hộ liên danh nầy, chống đối liên danh kia và ngược lại bằng mọi phương tiện. Và, dưới h́nh thức nầy, những nhóm ủng hộ liên danh Kerry-Edwards họat động “mạnh mẽ, dữ dội” hơn là những nhóm ủng hộ liên danh Bush-Cheney. Điển h́nh là tỷ phú George Soros, người Mỹ gốc Hungary, đă bỏ ra 27 triệu (tiền của ḿnh) để tuyên truyền chống đối TT Bush và đă từng tuyên bố “có thể chi hết tài sản của ḿnh để đánh bại Bush”. Thêm vào đó, các tổ chức như Nghiệp đ̣an, Luật sư đ̣an (nhất là trial lawyer) v.v ủng hộ TNS Kerry và Pḥng Thương Mại, Hội bảo vệ quyền mang súng v.v. ủng hộ TT Bush cũng đă bỏ ra những khoảng tiền “khổng lồ” để vận động suốt mùa tranh cử.

 

Ghi chú:  Báo Washington Post số ra ngày 30 tháng 12 năm 2004 đă đưa ra con số mới nhất là trong mùa bầu cử vừa qua: TT Bush và những người ủng hộ đảng Cộng Ḥa đă “gây qũi” được 1,14 tỉ, TNS Kerry và những người ủng hộ đảng Dân Chủ đă “gây qũi” được 1,0 8 tỉ.

Thắng lợi và Thất bại

Song song với kết quả bầu cử Tổng Thống, kết quả bầu cử Thượng viện, Hạ viện, Thống Đốc và các cơ quan lập pháp Tiểu bang được ghi nhận như sau:

 

1.     Thượng viện: Trong tổng 100 Nghị Sĩ, trước bầu cử Cộng Ḥa có 51, Dân chủ có 48 và 1 độc lập thiên Dân Chủ. Sau bầu cử Cộng Ḥa có 55 và Phó TT Dick Cheney giữ vai tṛ Chủ Tịch Thượng Viện, Dân Chủ có 44 và 1 độc lập thiên DC.

2.     Hạ viện: Trong tổng số 435 Dân Biểu, trước bầu cử Cộng Ḥa có 227, Dân Chủ có 205, 1 độc lập (hai ghế chưa được điền khuyết). Sau bầu cử Cộng Ḥa có 232, Dân Chủ có 202, 1 độc lập.

3.     Thống Đốc: Trong 50 Tiểu bang, trước bầu cử Cộng Ḥa có 28 Thống Đốc, Dân Chủ có 22 Thống Đốc. Sau bầu củ Cộng Ḥa có 29 Thống Đốc, Dân Chủ có 21 Thống Đốc.

4.     Các cơ quan lập pháp Tiểu bang: Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, đảng Cộng Ḥa đă chiếm đa số tại phần lớn các cơ quan lập pháp Tiểu bang.

 

Thắng lợi rơ rệt của lần bầu cử nầy là một vinh quang đặc biệt của TT Bush và Đảng Cộng Ḥa, đă xua tan đám mây mù che phủ ông suốt 4 năm qua v́ cuộc bầu cử năm 2000 ông đă thua ứng cử viên Al Gore của Dân Chủ phiếu đại chúng và chỉ được có 271 phiếu cử tri đ̣an sau hơn một tháng tranh tụng tại nhiều Ṭa án các cấp và cuối cùng Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ có quyết định tối hậu. Thêm vào đó, tỉ lệ thắng 51% phiếu đại chúng đă tăng thêm nhiều uy thế cho ông bởi v́ trong những cuộc bầu củ Tổng Thống gần đây, cả cựu TT Bush (cha) thắng cử năm 1988, cựu TT Clinton thắng cử hai lần 1992 và 1996 đều có tỉ lệ thắng dưới 50% phiếu đại chúng. Do đó đảng đối lập thường nói họ không được đa số dân chúng tín nhiệm.

Kể từ năm 1936 đến nay, Bush là vị Tổng Thống đầu tiên tái đắc cử và đảng ḿnh được thêm ghế tại cả Thượng viện lẫn Hạ viện.

 

Ngược lại, đây là cuộc bầu cử mà Đảng Dân Chủ bị thất bại nặng nề. Mặc dầu trong mùa tranh cử một số ứng cử viên Nghị Sĩ, Dân Biểu Liên bang, Thống Đốc của đảng Dân Chủ đă không dám đi sát với đôi ba lập trường và chủ trương của TNS Kerry v́ trở ngại với cử tri địa phương nhưng, cùng với sự thất cử của TNS Kerry, số lượng đảng Dân Chủ tại Thượng Viện và Hạ Viện, tại các Tiểu bang (Thống Đốc cùng Thượng và Hạ viện) vốn đă thiểu số lại càng thiểu số hơn. Đặc biệt nhất là TNS Dân Chủ Tom Daschle tại South Dakota, lảnh tụ khối thiểu Dân Chủ tại Thượng viện đă thất cử trước cựu Dân Biểu Cộng Ḥa John Thune. Lần đầu tiên sau 50 năm, Nghị Sĩ lảnh tụ một đảng tại Thượng viện bị thất cử.

 

Cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ

Trong vài ba năm gần đây, cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ đă thực sự áp dụng một cách hữu hiệu những thể thức sinh họat dân chủ hợp pháp để mang lại những kết quả thiết thực, nâng cao vị trí của của người Việt Nam tị nạn chính trị tại xă hội mới. Bằng chứng thực tế là tại rất nhiều nơi, Hội Đồng thành phố hoặc Quốc Hội Tiểu bang đă có quyết định chính thức cộng nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho tập thể người Việt tị nạn đang cư ngụ tại địa phương.

 

Trong mùa bầu cử nầy, lần đầu tiên, sau gần 30 năm định cư tại Hoa Kỳ, cộng đồng Việt Nam đă trực tiếp tham dự rất nhiệt t́nh vào những họat động tranh dưới nhiều h́nh thức khác nhau cho ứng cử viên ḿnh ủng hộ. Đây là một dấu hiệu đáng vui mừng và khích lệ bởi v́ tŕnh độ hiểu biết, ư thức trách nhiệm và tinh thần dân chủ của xă hội mới đă có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của người tị nạn Việt Nam. Kết quả rơ rệt nhất là đă có thêm một số người Mỹ gốc Việt đắc cử vào các Hội Đồng Thị xă hoặc Hội Đồng Giáo dục địa phương. Nỗi bật nhất là đă có hai người đắc cử là Dân Biểu Tiểu bang:

 

Ø     Luật sư Trần Thái Vân đắc cử Dân Biểu Tiểu bang California thuộc đảng Cộng Ḥa. Đương kim là Nghị Viên Hội Đồng Thị Xă, Luật sư Vân là khuôn mặt sáng giá đang lên và có nhiều hứa hẹn sáng lạng trong tương lai.

Ø     Anh Hubert Vơ, đắc cử Dân Biểu Tiểu bang Texas thuộc đảng Dân Chủ, đă thắng đương kim Dân Biểu Cộng Ḥa Talmadge Heflin với 31 phiếu. (Kết qủa nầy c̣n đang trong ṿng tranh tụng  - Xem phần sau)

 

YẾU TỐ THẮNG CỬ

Mặc dầu đa số nhân dân Hoa Kỳ đều ghi nhận rằng quốc gia đang đi không đúng hướng, (wrong directon), rằng tinh trạng thiếu hụt ngân sách trầm trong, rằng dân chúng bị mất công ăn việc làm rất nhiều và kinh thế đang khôi phục chậm, rằng sau chiến thắng quân sự vẻ vang và nhanh chóng, chính phủ không có kế họach ổn định nên Iraq đang là một “vũng lầy”, rằng nước Mỹ dưới sự lảnh đạo của TT Bush đang thực sự bị cả thế giới cô lập v.v., nhưng theo nhiều viện thăm ḍ th́ cử tri đă dựa vào những yếu tố theo thứ tự sau đây để bỏ phiếu:

Ø     Gía trị về đạo đức (22%).

Ø     Khôi phục kinh tế (20%).

Ø     Chống khủng bố (19%).

Ø     Giải quyết cuộc chiến tại Iraq (15%).

 Ng̣ai ra cử tri cũng chú trọng đến “Sự thành thật - Lảnh tụ cương quyết (mạnh)” để quyết định lá phiếu của ḿnh.

 

 

VỀ THƯỢNG NGHỊ SĨ KERRY

 

Ưu điểm và Thuận lợi

1.     Nhiều kinh nghiệm chính trường, kiến thức rộng sau hơn 20 năm làm Thượng Nghị Sĩ (TNS).

2.     Có tài và có kinh nghiệm tranh luận (debate), tŕnh bày rành mạch, khúc chiết ư kiến của ḿnh.

3.     Được hầu hết đài truyền thanh, truyền h́nh và báo chí dốc ḷng cỗ vơ, dẫn đầu là tờ New York Times và hệ thống truyền h́nh CBS. Theo thống kê 80% giới truyền thông Hoa Kỳ ủng hộ TNS Kerry và 90% kư gỉa Hoa Kỳ ủng hộ đảng Dân chủ.

4.     Được hầu hết các giới nghệ sĩ tại Hollywood rầm rộ ủng hộ tiền hoặc đi vận động khắp nơi điển h́nh là đạo diễn Michael Moore với phim “gọi là tài liệu” “Farenheit 9/11”.

5.     Được hầu hết các tổ chức Nghiệp đ̣an, Luật sư đ̣an, các giới tài phiệt v.v. tung tiền không giới hạn và nhân sự tràn ngập khắp nơi để chống phá TT Bush bằng mọi h́nh thức.

6.     Được đảng Dân Chủ một ḷng đ̣an kết, quyết tâm vận động (cả tiền bạc lẫn nhân sự) nhiều hơn so với lúc Al Gore ứng cử năm 2000.

 

Lư do thất cử: Cá nhân TNS Kerry

Có rất nhiều lư do dẫn đến việc thất cử của TNS John Kerry, nhưng sau đây là tóm lược:

1.     Tướng mạo TNS Kerry không được sáng sủa. Cao lớn là một lợi thế đáng kể của Kerry nhưng v́ thiếu nét oai phong, lanh lẹ nên TNS Kerry trông “lều khều” và đôi khi cố gắng lanh lẹ không được tự nhiên. Lại nữa TNS Kerry có khuôn mặt khá dài, lúc nào cũng có những nếp nhăn ở má, trán, và khóe mắt nên thiếu nét linh họat, tươi nhuận. Biết được nhược điểm nầy nên TNS Kerry và bộ tham mưu tranh cử luôn luôn thuê những “chuyên viên trang điểm” sửa sang mái tóc và nét mặt trước khi ông xuất hiện xuất hiện trước ống kính (chi phí mỗi lần trên 1 ngàn đồng. Nhiều lần TNS Kerry đă dùng máy bay đặc biệt đến tiệm “trang điểm chuyên môn” riêng cho ḿnh). Diện mạo rất quan trọng theo quan niệm của người Á châu.

2.     Thiếu kinh nghiệm về quản trị và hành chánh. Từ ngày bước chân vào đời đến nay - nhất là hơn hai thập niên tham chính - TNS Kerry chưa hề đảm nhận chức vụ trưởng cơ quan (CBO: Chief Executive Officer). Làm phụ tá Biện lư của quận (County) một thời gian ngắn, đắc cử Phó Thống Đốc thời gian ngắn (Phó Thống Đốc không phải là chức vụ có quyền quyết định chính sách) rồi - 20 năm qua - làm Thượng Nghị Sĩ. Đ́ều thật lạ là sinh họat tại Thượng viện lâu như vậy mà Kerry chưa hề được bầu làm Lảnh tụ của đảng tại Thượng viện hoặc làm Chủ tịch một Ủy ban nào mặc dù đảng Dân Chủ đă nhiều năm dài chiếm đa số tại Thượng Viện. Không có kinh nghiệm về hành chánh và quản trị đă ảnh hưởng rất lớn đến việc điều hành bộ tham mưu tranh cử đồ sộ, đối phó kịp thời và hữu hiệu với nhiều rắc rối, khó khăn, phức tạp, gây cấn suốt hơn hai năm dài.

3.     Không có lập trường dứt khóat và cương quyết trước những vấn đề quan trọng. Hơn 20 năm tại nghị trường đă thực sự làm tan giấc mộng làm Tổng Thống của TNS Kerry bởi v́ làm Thượng Nghi Sĩ là tranh luận, là khoa trương, là tŕnh diễn, là trả giá, là mặc cả rồi - do nhiều nhiều lư do phức tạp - đă phải thay đổi lập trường của ḿnh. Những điều đó không phải là những kỳ vọng của nhân dân ở một vị Tổng Thống nên trong lịch sử Hoa Kỳ chỉ mới có hai Thượng Nghị Sĩ đắc cử Tổng Thống. Môi trường sinh họat tại Thượng viện cộng với “bản chất tính tóan” đă tạo cho Kerry một biệt danh là “Flip-flop” (tạm dịch là coi gío phất cờ, tiền hậu bất nhất). Hăy đem cuộc chiến tranh Iraq làm điển h́nh. Trong lúc Thượng viện tranh luận trước khi biểu quyết “trao quyền cho Tổng Thống dùng mọi phương tiện - kể cả vũ lực - để đối phó với Saddam”, TNS Kerry là người đă phát biểu lên án Saddam mạnh mẽ, đă cho rằng Saddam Hussein là mối nguy hiểm trực tiếp đến an ninh Hoa Kỳ v.v. và đă bỏ phiếu chấp thuận trao quyền tuyên chiến cho Tổng Thống. Đến khi biểu quyết ngân khỏan 87 tỉ chi phí cho quân đội tại Afghanistan và Iraq, lúc đầu TNS Kerry mạnh mẽ ủng hộ và tuyên bố rằng Nghị Sĩ nào không biểu quyết chấp thuận ngân khỏan nầy là “vô trách nhiệm”, nhưng sau đó v́ trong thời gian tranh cử sơ bộ của đảng Dân Chủ, ứng cử viên Dean với chiều bài chống chiến tranh đang thắng thế, TNS Kerry quay ra bỏ phiếu không chấp thuận với sự giải thích “đi vào lịch sử”: “Thực ra tôi đă biểu quyết chấp thuận ngân khỏan 87 tỉ nầy trước khi tôi biểu quyết chống lại” (I actually voted for the $87 billion before I voted against it). TT Bush và Đảng Cộng Ḥa đă tận dụng tối đa chi tiết nầy và Kerry đă trở thành tṛ cười cho báo chí, nhất là các chương tŕnh vui nhộn và các “Talk Show” bảo thủ. Chưa hết, sau khi khám phá ra là Saddam “không có vũ khí giết người hàng lọat”, lúc bị TT Bush và báo chí hỏi dồn là “với thực tế như vậy, nếu bây giờ bỏ phiếu lại, ông có bỏ phiếu thuận không?”, TNS Kerry đă trả lời “CÓ - YES”, nhưng sau đó lại tuyên bố rằng đó là “cuộc chiến tranh sai lầm, không đúng chỗ và đúng lúc”. Một trong những lư do TNS Kerry chỉ trích TT Bush đánh Iraq là không được Liên Hiệp Quốc ủng hộ, nhưng trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, LHQ và nhiều quốc gia đồng minh mạnh mẽ ủng hộ, TNS Kerry vẫn bỏ phiếu chống đối!

4.     Cuộc chiến tranh Việt Nam măi măi vẫn là “đám mây đen” che lấp sự nghiệp của Kerry. Xung phong qua Việt Nam chiến đấu với nhiều tính tóan và tham vọng cho tương lai, Kerry chỉ ở 4 tháng (thay v́ một năm là thời gian cần thiết cho một lần trách nhiệm tại Việt Nam), rồi nhờ 4 huy chương do các lần bị thương (vẫn c̣n   tranh căi?), Kerry hợp lệ được về nước sớm. Trở lại Hoa Kỳ, Kerry trở thành lảnh tụ của phong trào phản chiến. H́nh ảnh Kerry đầu tóc dài đi bên cạnh nữ tài tử phản chiến Jane Fonda và những người cựu chiến binh (?) râu tóc dài bù xù, quăng những tấm huy chương vẫn chưa phai mờ trong ḷng các cựu chiến binh. Những lời cáo buộc vu khống các binh sĩ Hoa Kỳ tại Việt Nam đă “hiếp dâm phụ nữ, xẻo tai, cắt đầu dân vô tội, phá làng, đốt xóm v.v.” của Kerry trong khi điều trần tại Thượng viện hơn 30 năm về trước măi măi là vết thương trong ḷng họ và gia đ́nh. Một điều rơ rệt nhất đối với cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ là chính TNS Kerry đă hai lần giết chết Dự Luật Nhân Quyền cho Việt Nam tại Thượng Viện nhưng vẫn tuyên bố ḿnh “ho tro mạnh mẽ mục tiêu của Dự Luật Nhân Quyền”. Nhờ thành tích chống chiến tranh, Kerry đă được Cộng sản Việt Nam xem là “anh hùng”, đă qua Ba Lê gặp đại diện phái đ̣an Cộng sản Việt nam thời gian có đàm phán năm 1968, và hiện nay bức h́nh Kerry gặp Tổng Bí thư Đổ Mười đang được trưng bày tại Sài G̣n và Hà Nội.

5.      Do “mặc cảm tội lỗi” là đảng Dân Chủ không có chủ trương mạnh về quốc pḥng cũng như cá nhân ḿnh đă từng bỏ phiếu cắt giảm ngân sách quốc pḥng và an ninh qua nhiều giai đoan nên, trong Đại hội đảng tại Boston, TNS Kerry đă có quyết định sai lầm nghiêm trọng là không khai thác “điểm mạnh” của ḿnh và đảng Dân Chủ là lảnh vực kinh tế mà lại muốn chứng tỏ rằng ḿnh sẽ là một “Tổng Tư Lệnh Quân Đội” mạnh bằng cách “chào tay” không mấy oai phong:

“I am John Kerry. I am reporting for duties - Tôi là John Kerry, Tôi xin tŕnh diện để nhận trách nhiệm”. (Hàm ư là tôi xin tŕnh diện trước quốc dân để nhận trách nhiệm Tổng Tư Lệnh Quân Đội).

Sau màn mở đầu đầy “kịch tính” đó, trong bài diễn văn chấp nhận là ứng cử viên chính thức của Đảng, Kerry đă nhấn mạnh khá nhiều về “thành tích 4 tháng chiến đấu” tại Việt Nam và chỉ sơ lược ngắn gọn về thành tích của 20 năm dài tại Thượng viện. Các b́nh luận gia của báo chí, các hảng thông tấn, các đài truyền thanh, truyền h́nh (ngay cả những người mạnh mẽ ủng hộ TNS Kerry) đồng lọat nhận định về điều nầy. “Nhóm độc lập 527” ủng hộ Bush-Chenney do John E. O‘ Neil (người đă từng tranh luận với Kerry năm 1971 trên đài truyền h́nh sau khi Kerry điều trần tại Thượng viện) dẫn đầu đă cho xuất bản cuốn “Unfit for Command” (tạm dịch là không xứng đáng trong vai tṛ lảnh đạo) và thành lập  nhóm “Swift Boat Veterans for Truth” gồm những cựu chiến binh Việt Nam do cựu Trung tướng Hải quân Roy Hoffmann đứng đầu mở chiến dịch rầm rộ khắp nơi dưới nhiều h́nh thức, khơi lại “đám mây đen” hơn 30 năm trước để kết luận là TNS Keery không xứng đáng làm Tổng Tư lệnh Quân Đội.

Sau đây là ư kiến của bà Mary Beth Cahill, người điều hành (compaign manager) chiến dịch tranh cử của TNS Kerry phát biểu tại Đại học Harvard ngày 12 tháng 12 năm 2004:

 Nhóm nầy khởi đầu với số tiền nhỏ $40,000 bằng một quảng cáo là TNS Kerry nói khóac về thành tích chiến tranh của ḿnh tại Việt Nam (mặc dầu bị thách thức nhưng TNS Kerry vẫn không chịu công phổ biến hồ sơ quân bạ của ḿnh). Không ngờ đề tài lại được đem ra bàn tán, tranh căi sôi nổi và khắp nơi tiền ủng hộ rầm rộ gởi đến lên nhiều triệu và họ tiếp tục với quảng cáo thứ nh́ lên án thành tích chống chiến tranh của Kerry sau khi ở Việt Nam về, và quảng cáo thứ ba đả kích việc Kerry ném các huy chương mà ông ta có ở Việt Nam…Không ngờ trong chương tŕnh tin tức hàng ngày hoặc các chương tŕnh cable news stations liên tục lặp đi lặp lại ngay cả sau khi một phần những điều trong các quảng cáo được chứng minh là không chính xác…Tuy nhiều điều trong các quảng cáo không đúng sự thật nhưng các quảng cáo nầy có tác dụng vô cùng hữu hiệu …Bởi v́ TNS Kerry cố chú tâm cho rằng thành tích của ông trong thời gian chiến đấu tại Việt Nam là một phần quan trọng trong tiểu sử của ông nên điều nầy đă trở thành đề tài tranh luận to lớn và chúng tôi đă đối phó qúa chậm chạp…

 

Bộ tham mưu tranh cử của TT Bush và đảng Cộng Ḥa triệt để khai thác một cách hữu hiệu rằng TNS Kerry không có một thành tích nào đáng ghi nhận nào trong suốt 20 năm làm Nghị Sĩ, không có bất cứ một luật (hoặc dự luuật) nào mang tên ông mà chỉ thấy tỉ lệ vắng mặt của ông trong các cuộc họp về an ninh và quốc pḥng qúa cao.

6.     Trong khi mạnh mẽ đả kích chính sách của TT Bush, TNS Kerry đă không có kế họach rơ ràng trong tất cả các lảnh vực như kinh tế, chống khủng bố, giải quyết cuộc chiến Iraq v.v. mà chỉ lặp đi lặp lại là “tôi có kế họach” (I have a plan), hăy đọc kế họach của tôi trên mạng (website). Thỉnh thỏang TNS Kerry có đưa ra một ít chính sách nhưng đều bị các nhà b́nh luận hoặc chỉ trích, hoặc cho rằng không khác ǵ kế họach của TT Bush.

7.     Ứng cử viên Phó Tổng Thống John Edwards “qúa yếu”. Trẻ về tuổi đời (nét mặt qúa non) và tuổi chính trường (chưa hết một nhiệm kỳ Nghị Sĩ), lại biết rằng ḿnh sẽ không được dân chúng North Calorina tín nhiệm nếu ra tái tranh cử, nên TNS Edwards đă ra ứng cử Tổng Thống và đă bị lọai trong ṿng sơ bộ của đảng Dân Chủ. Nhờ tài ăn nói của một Luật sư chuyên nghiệp và khuôn mặt trẻ trung, Edwards đă được TNS Kerry chọn đứng chung liên danh để bù lại phần nào dáng điệu “thiếu tươi trẻ linh họat” của ḿnh như đă nói ở phần trên. Nhưng sau đại hội đảng Dân Chủ, bộ tham mưu tranh cử của TNS Kerry đă không cho TNS Edwards xuất hiện nhiều (giới quan sát nhận định rằng TNS Kerry sợ TNS Edwards sẽ “lấn nước” ḿnh). Kết qủa là tại Tiểu bang nhà của ḿnh là North Calorina, liên danh Bush-Cheney đă thắng liên danh Kerry-Edwards với tỉ lệ khá cao. Rất ít khi xăy ra trong lịch sử bầu cử tại Hoa Kỳ, một ứng cử viên TT/PTT đă không thắng tại Tiểu bang nhà của ḿnh (Năm 2000, ứng cử viên TT Al Gore cũng đă thua tại Tiểu bang Tennessee là nơi ḿnh sinh ra. C̣n nhớ năm 1972 ứng cử TT George McGovern đă thua TT Nixon ở 49 Tiểu bang nhưng đă thắng tại Tiểu bang nhà là South Dakota và năm 1988, ứng cử viên TT Mondale đă thua TT Reagan tại 49 Tiểu bang nhưng đă thắng tại Tiểu bang nhà là Minnesota).

8.     Phu nhân của TNS Kerry, bà Teresa Heinz Kerry, cũng là một trở ngại lớn. Bà không phải sinh ra tại Hoa Kỳ (tuy là một đề tài tế nhị nên ít ai công khai bàn tới nhưng - trong thâm tâm - người Mỹ vẫn chưa có thể chấp nhận một người sinh ra ở nước khác làm Đệ Nhất Phu Nhân) lại do quá giàu có (thừa hưởng tài sản kết xù từ người chồng trước là một TNS Cộng Ḥa bị tử nạn máy bay) nên bà ta kiêu căng và đă có những ngôn ngữ cùng hành động làm phật ḷng giới truyền thông. Dù ủng hộ hay chống đối TT Bush nhưng nếu so sánh giữa hai người th́ đại đa số dân chúng đều đồng ư là bà Laura Bush xứng đáng làm Đệ Nhất Phu Nhân hơn là bà Teresa Heinz Kerry về nhiều phương diện.

 

Lư do thất cử: Đảng Dân Chủ và đồng minh

Như đă nói trên đây, TNS Kerry đă được đảng Dân Chủ và đồng minh triệt để ủng hộ, nhưng - tự căn bản - sự nhiệt t́nh nầy phát xuất xuất từ ḷng “thù ghét” TT Bush (60%) chứ không phải từ ḷng kính phục và đồng ư với cá nhân cũng như đường lối, chủ trương của TNS Kerry (40%). Đảng Dân Chủ - từ các Lảnh tụ ở trung ương đến các cơ sở - và các thành phần đồng minh đă dấy nên một phong trào “thù hận”“tức giận” TT Bush và đảng Cộng Ḥa. Họ tung ra khẩu hiệu “ABB - Anybody But Bush: Bất kỳ ai, ngọai trừ Bush” để tuyên truyền rĩ tai khắp nơi. Điều nầy đă tạo nên một “phản ứng ngược” (backlash, backfire) trong dân chúng, đă khiến những người không đồng ư với TT Bush về nhiều phương diện đă quay ra ủng hộ liên danh Bush-Cheney bởi v́ “thù hận”“tức giận” không giải quyết được việc quốc gia đại sự.

1.     Trong thời gian tranh cử sơ bộ cuả đảng Dân Chủ, 6 trong số 8 ứng cử viên (trừ TNS Lieberman và cựu TNS Boseley-Braun tương đối nhẹ nhàng) đă thi nhau chê bai, thóa mạ TT Bush bằng những từ ngữ thấp kém nhất, đă chỉ trích nội các của TT Bush và đảng Cộng Ḥa bằng những nhận xét, so sánh không ḥan ṭan đúng với sự thật đă làm “khó chịu” số “cử tri trung lập thầm lặng”.

2.     Bằng thái độ hằn hộc, nét mặt giận dữ, Chủ tịch Trung ương đảng Dân Chủ Terry McAuliffe, ứng cử viên Howard Dean, cũng như các TNS Tom Harkin, Ted Kennedy v.v. công khai gọi TT Bush là “người nói láo”, là “tên kẻ hèn nhát”, là “anh chàng khùng”, cựu PTT Al Gore gọi TT Bush là “tên phản bội dân tộc”.  Cựu Tổng Thống Carter đă nhiều lần công khai gọi TT Bush là “người qúa khích”, điều chưa bao giờ xăy ra khi một cựu TT phát biểu về một TT đương nhiệm.

3.     Theo truyền thống lâu đời tại Hoa Kỳ là, v́ quyền lợi của quốc gia, các nhà cựu ngọai giao và các cựu giới chức cao cấp về quân sự không công khai đả kích chính sách của nội các đương nhiệm, nhưng vừa rồi đảng Dân Chủ đă không tôn trọng truyền thống “đúng đắn” nầy. Bà cựu Ngọai trưởng Madeline Albright (nội các TT Bill Clinton) trong khi qua Pháp quảng cáo cho tác phẩm mới xuất bản của ḿnh đă công khai đả kích chính sách ngọai giao của nội các TT Bush. Một số cựu giới chức ngọai giao và cựu tướng lảnh thuộc đảng Dân Chủ và “thân hữu” đă công khai kư thư phản đối chính sách của TT Bush rồi cho đăng báo hoặc đọc trên đài truyền h́nh. Điều nầy đă khiến các cựu Ngọai trưởng Henry Kissenger và George Shultz thuộc đảng Cộng Ḥa công khai lên tiếng chê trách và những người đó phải im lặng, không có được sự giải thích thỏa đáng!

4.     Các “nhóm độc lập 527” đă tung tiền không giới hạn và tận dụng mọi h́nh thức để đả kích và lên án TT Bush tàn tệ, nặng nề, đă gọi TT Bush là “tên sát nhân”, đă so sánh TT Bush với Hitler, đă cho rằng “gia đ́nh Bush” có “làm ăn riêng” với Bin Laden v.v. Điều nầy chưa bao giờ xăy ra trong lịch sử tranh củ Tổng Thống tại Hoa Kỳ. Những h́nh thức nầy đă được đảng Dân Chủ công khai trực tiếp tán đồng. Terry McAuliffe đă cùng George Soros đă đi khắp nơi công khai chống đối TT Bush. Tổ chức đấu tranh nhân quyền của những người Mỹ da đen - NAACP - mặc dầu nhận tiền từ chính phủ cho các “họat động nhân quyền” nhưng cũng đă công khai chỉ trích, lên án TT Bush nặng nề ng̣ai sức tưởng tượng của mọi người.

5.     Các tài tử điện ảnh Hollywood đă tổ chức nhiều lần gây qũi thu nhiều triệu dollars để ủng hộ TNS Kerry, đă tổ chức những buổi hát miễn phí khắp nơi, kêu gọi mọi người chống đối liên danh Bush-Cheney, đă gọi TT Bush là “tên du côn rẻ tiền”, là “thằng ngốc”, là “tên ngu và lười biếng”, là “tên ngu đần” v.v. Đạo diển Michael Moore đă viết sách (?), đă làm “phim tài liệu Fahrenheit 9/11” xuyên tạc sự thật trắng trợn để hạ nhục TT Bush, đă đi khắp nơi rầm rộ vận động triệt hạ liên danh Bush-Cheney. Trong đại hội đảng Dân Chủ tại Boston, Michael More, với râu ria xồm xàm, với bộ quần áo đen bẩn thỉu và chiếc nón cố hữu đă được đón tiếp như “siêu thượng khách”, được sắp xếp ngồi chễm chệ chung một “ô danh dự” với cựu TT Carter đă mang lại cho những người ôn ḥa, hợp lư và trầm lặng một cảm giác “không chấp nhận được”.  Vào ngày đầu của đại hội đảng Cộng Ḥa, Michael Moore đă được báo USA Today thuê đến tham dự để viết bài tường thuật và được xếp ngồi vào “khu báo chí” nhưng trong bài phát biểu, TNS John McCain đă trực tiếp tố giác những việc làm của Moore và cả rừng người đồng thanh lớn tiếng đả đảo nên ngày thứ hai trở đi Moore phải bỏ cuộc.

6.     Những cây viết thiên tả đă viết (hoặc thuê người viết) trên 10 tác phẩm bày bán khắp nơi, đả kích, chê bai, bôi nhọ TT Bush và gia đ́nh ông ta bằng những h́nh b́a “thấp kém”, bằng những ngôn ngữ “thiếu văn minh” lạ lùng và bằng những chi tiết bịa đặt làm nhiều người b́nh thường hoặc không đồng ư vớt TT Bush về nhiều phương diện cũng không thể chấp nhận được.

 

Hành động và thái độ của những người thuộc hàng lảnh đạo trong đảng Dân Chủ và đồng minh như vừa lược kể đă có tác dụng ngược trong dân chúng và ngay cả trong những đảng viên Dân Chủ. Bằng chứng là TNS Zell Miller của Tiểu bang Georgia là khuôn mặt lớn của đảng Dân Chủ, đă từng đắc cử hai nhiệm kỳ Thống Đốc, đă từng được chọn là người phát biểu chính (keynote speaker) trong Đại hội đảng Dân Chủ ở New York ủng hộ Bill Clinton năm 1992, đă viết tác phẩm “The National Party - No More” (tạm dịch: Một đảng có ầm vóc quốc gia không c̣n nữa) lên án những việc làm thiên tả, qúa khích của đảng Dân Chủ, đă được mời phát biểu chính thức trong đại hội đảng Công Ḥa, đă giận dữ (cố ư) công khai đả kích TNS Kerry và đảng Dân Chủ và đă đi nhiều nơi vận động ủng hộ liên danh Bush-Kerrỵ

 

Lư do thất cử: Bộ tham mưu tranh cử qúa yếu

Như đă tŕnh bày trên đây, v́ không có kinh nghiệm về quản trị và hành chánh nên TNS Kerry đă tạo một “bộ tham mưu bầu cử” qúa yếu, thiếu kỉ luật, không đồng nhất ư kiến nên đă không có những sáng kiến hữu hiệu cho chương tŕnh tranh cử, đă không đối phó kịp thời và thích đáng trước những tấn công của đối phương hoặc những nhược điểm của ḿnh. Gần đến ngày bầu cử, khi thấy t́nh thế không thuận lợi, TNS Kerry đă kêu gọi hầu hết những “chuyên viên” của cựu TT Clinton sung vào bộ tham mưu tranh cử của ḿnh tạo thành một t́nh trạng rối lọan nội bộ, nghi ngờ, thiếu tin tưởng nhau, thiếu thống nhất lảnh đạo. (Những cựu nhân viên thân tín của cựu TT Clinton làm việc rất hăng say, đưa ra nhiều kế họach mạnh bạo, nhưng sứ mạng của họ là “triệt hạ, bêu xấu” TT Bush và đảng Cộng Ḥa, và làm cho TNS Kerry thất cử để dọn đường cho vợ ông ta là TNS Clinton ra ứng cử TT vào năm 2008). Từ đó TNS Kerry trở thành “người sa lầy”:

càng lo ngại, càng cử động và, càng cử động, càng bị lún sâu. Và bộ tham mưu tranh cử đă ḥan ṭan rối lọan:

1.     Vài tuần trước ngày bầu cử, TNS Kerry đă cùng vài ba người khác mặc đồ săn rằn ri và đi săn ở Ohio, mang về vài ba con thú dương lên trước ống kính của giới truyền h́nh và báo chí, tưởng rằng hành động nầy sẽ kiếm được phiếu từ những cử tri thích đi săn. H́nh ảnh nầy được tŕnh chiếu và đăng tải khắp nơi đă “làm tṛ cười” cho mọi người mà không có kết quả ǵ v́ “hội bảo vệ quyền mang súng” đă vận động tẩy chay ứng cử viên Kerry rất kỉ lưởng v́ ông ta đă nhiều lần bỏ phiếu chống luật cho người dân có quyền mang súng.

2.     Đến New York tham dự buổi gây qũi do các tài tử Hollywood đứng ra tổ chức để ủng hộ ḿnh, trước những thái độ, những ngôn ngữ của các tài tử nhục mạ qúa đáng TT Bush, TNS Kerry đă phát biểu đại ư: “họ - những tài tử điện ảnh - là đại diện do trái tim và linh hồn” của Hoa Kỳ. Dù có mê thích cinê đến mấy đi nữa nhưng thật khó mà t́m được người đồng ư với nhận xét nầy của TNS Kerry. Từ đó TT Bush, trong những lần tranh cử ở các vùng xa xôi đă phát biểu đại ư : “Nhân dân ở những miền xa xôi như qúi vị tại đây là đại diện thực sự cho “trái tim và linh hồn” của Hoa Kỳ chứ không phải là những tài tử điện ảnh mà đối thủ của tôi đă phát biểu”. Những người hiện diện đă hoan nghênh nhiệt liệt!

3.     Khi bọn khủng bố tấn công Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 11 năn 2001, TT Bush đang thăm một trường học ở Tiểu bang Georgia và lúc được báo tin, ông ta đă tiếp tục đọc sách cho các học sinh thêm gần 10 phút mới rời lớp học ra nói chuyện với ṭan dân. Đa số mọi người đều cho rằng đó là một thái độ b́nh tĩnh hợp lư của một vị TT, v́ nếu vội vàng bỏ lớp học sẽ tạo bối rối cho các cháu nhỏ. TNS Kerry cũng đă không có phê phán ǵ về điều nầy. Chính vợ của TNS Kerry khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn truyền h́nh cũng đă công nhận phản ứng của TT Bush khi đó là hợp lư. Nhưng đến khi phim của Michael Moore được tŕnh chiếu có đọan lên tiếng chỉ trích rằng phản ứng của TT Bush như vậy là “vô trách nhiệm” v́ đă bỏ mất gần 10 phút trách nhiệm của Tổng Thống trong lúc đất nước bị tấn công, th́ TNS Kerry cũng đă hùa theo lên tiếng chỉ trích TT Bush.

4.     Một tuần trước ngày bầu cử, do xúi dục của một số thành viên bộ tham mưu tranh cử vốn là thuộc hạ của cựu TT Clinton, TNS Kerry đă mời cựu TT Clinton đang nằm bệnh viện v́ bệnh tim đi vận động tranh cử giúp ḿnh. Đây là một sự cầu cứu của một người đang tuyệt vọng, thiếu suy nghĩ chín chắn chứng tỏ ḿnh không c̣n tin tưởng vào khả năng của chính ḿnh và làm cho “vị thế trụ cột” của cựu TT Clinton trong đảng Dân chủ là không thay thế được (theo đúng âm mưu của vợ chồng Clinton như đă phân tích trên đây). Cựu TT Clinton xuất hiện tại Florida, Arkansas và Pennsylvania và TNS Kerry đă thua ở Floria và Arkansas, Tiểu bang TT Clinton đă sinh ra, trưởng thành và gầy sự nghiệp.

5.     Khi thấy bất cứ một trở ngại hoặc khó khăn ǵ xăy ra cho đất nước là TNS Kerry nặng lời lên tiếng chê trách, đă kích TT Bush. Dĩ nhiên là trong cương vị TT, George W. Bush phải chịu trách nhiệm nhưng thái độ chỉ trích của TNS Kerry đă cho mọi người có cảm nghĩ là “cái ǵ bất lợi cho đất nước là thuận lợi cho Kerry”.

 

Lư do chính của việc thất cử

Tất cả những dẫn chứng và phân tích trên đây là bức tranh tổng quát đưa đến việc thất bại của TNS Kerry và đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử vào tháng 11 vừa qua. Sau đây là ba yếu tố thực tế và chính xác quyết định kết quả cuộc bầu cử:

 

A. Gía trị đạo đức (moral values)

Đây là mối quan tâm hàng đầu của cử tri trong cuộc bầu cử vừa qua. Về yếu tố nầy 80% dân chúng ủng hộ TT Bush và 18% dân chúng ủng hộ TNS Kerry. Quan niệm về gía trị đạo đức là một quan niệm có tính cách chủ quan và thay đổi tùy theo mỗi người.

 

TT Bush chống phá thai, chống những người cùng phái tính kết hôn như vợ chồng. Ông đề cao vai tṛ của tôn giáo và cho rằng việc xóa bỏ sự hiện diện của Thượng Đế (God) qua h́nh ảnh và ngôn ngữ tại các nơi công cộng như công sở, trường học v.v. là từ chối Đấng Tối Cao. Không mập mờ, ông công khai và liên tục phát biểu những điều trên khắp mọi nơi, mọi chốn nên dân chúng xem ông là người có gía trị đạo đức cao và tín nhiệm ông  dồn phiếu cho ông.

 

TNS Kerry theo đạo Thiên Chúa nhưng ủng hộ việc phá thai và mập mờ lư luận quanh co khi được hỏi về điều nầy. Ông tuyên bố chống hôn nhân đồng tính nhưng khi Tối Cao Pháp Viện Tiểu bang nhà của ông là Massachusetts phán quyết công nhận hôn nhân đồng tính là hợp hiến th́ khắp nơi đều lên tiếng phản đối c̣n ông im lặng và lại lư luận quanh co khi bị cật vấn. Như đă nói ở trên ông đă tuyên bố rằng những nam nữ tài tử Hollywood là đại diện cho “trái tim và linh hồn của nước Mỹ”. Thêm nữa các viện thăm ḍ, các nhà b́nh luận đều nhận xét rằng ông là “TNS Liberal số 1” của Thượng Viện Hoa Kỳ và đảng Cộng Ḥa cùng bộ tham mưu tranh của liên danh Bush-Cheney đă thành công trong việc tạo cho TNS Kerry cái biệt danh là “Liberal Massachusetts”.

 

Hai bằng chứng sau đầy chứng tỏ dân chúng không tin tưởng TNS Kerry là người có giá trị đạo đức cao (về phương diện tôn giáo):

·        60 phần trăm những người không hề đi nhà thờ bỏ phiếu cho TNS Kerry trong khi 60% những người đi nhà thờ mỗi tuần một lần hoặc nhiều hơn đều bỏ phiếu cho TT Bush.

·        TT Bush theo đạo Tin Lành, TNS Kerry theo đạo Thiên Chúa Giáo (Catholic) nhưng trong kỳ bầu cử vừa qua, đối với tín đồ Thiên Chúa Giáo th́ 52% đă bỏ phiếu cho TT Bush và 47% bỏ phiếu cho TNS Kerrỵ

 

B. Chống khủng bố

Đây là mối lo lắng hàng đầu của nhân dân Ḥa Kỳ, nhất là những bà mẹ có con đang theo học ở các trường.

Về yếu tố nầy 86% dân chúng tin tưởng TT Bush, và 14% tin tưởng TNS Kerrỵ

 

TT Bush về phương diện đối ngọai chủ trương tiêu diệt bọ khủng bố trước khi chúng tấn công ḿnh, và ở trong nước ông thẳng tay trừng trị bọn khủng bố bằng “Luật Ái Quốc - Patriot Act” tăng quyền hạn cho nhân viên công lực để ngăn chận hoặc tiêu diệt bọn  khủng bố. Trong khi đó TNS Kerry có lập trường không dứt khóat: Khi th́ ông cương quyết tuyên chiến với bọn khủng bố, lúc th́ ông cho rằng đây là một vấn đề tế nhị và phức tạp, cần được gỉai quyết như những tội phạm b́nh thường, đặc biệt ông c̣n phát biểu là biến cố 9 tháng 11 năm 2001 không thay đổi quan niệm và lập trường của ông về phương diện an ninh quốc gia. V́ vậy cựu Thị trưởng New York, ông Ed Koch, một khuôn mặt lớn của đảng Dân chủ và có tầm vóc quốc gia đă công khai lên tiếng ủng hộ TT Bush, công khai chỉ trích TNS Kerry, công khai đi khắp nơi vận động cho liên danh Bush-Chenney, lớn tiếng tuyên bố đại ư:

“Tôi không đồng ư với chính sách đối nội của TT Bush nhưng tôi ḥan ṭan tin tưởng TT Bush có biện pháp mạnh, hữu hiệu để bảo vệ con cháu tôi, bảo vệ nhân dân Hoa Kỳ chống lại bọn khủng bố. Trong ḥan cảnh hiện tại, đất nước cần có một Tổng Thống mạnh như George W. Bush”.

 

C.  Lảnh tụ mạnh (cương quyết) và sự chân thật

Tất cả các nhà b́nh luận (dù thiên tả hay thiên hữu) đều công nhận là TT Bush phát biểu những điều ông ta nghĩ và làm những điều ông ta nói c̣n TNS Kerry nói những điều người đang nghe muốn nghe chứ không phải những điều ông suy nghĩ, nhận định. Do đó không biết ông sẽ làm ǵ và như thế nào?  Một điều quan trọng nữa báo Time đă thực hiện một cuộc thăm ḍ dư luận và kết qủa là 84% dân chúng đồng ư là TT Bush luôn luôn cương quyết giữ vững lập trường của ḿnh, không thay đổi tùy ḥan cảnh và nơi chốn, và chỉ có 47% tin tưởng ở TNS Kerry.  

 

V́ vậy 57% dân chúng Hoa Kỳ đă đồng ư rằng TT Bush là “Lảnh Tụ Mạnh - Strong Leader” và TNS Kerry chỉ được chỉ có 37%.    

 

 

VỀ TỔNG THỐNG GEORGE W. BUSH

George W. Bush là Tổng Thống thứ 43 của Hoa Kỳ (hai nhiệm kỳ). Trong lịch sử Hoa Kỳ chưa có gia đ́nh nào (và nhất định sẽ khó có) giàu có, danh gía, quyền uy và thế lực như gia đ́nh Bush. Chỉ trong ba đời liền tiếp:

·        Ông nội là Thượng Nghị Sĩ

·        Cha là Dân Biểu, là Chủ tịch đảng Cộng Ḥa, là Giám đốc CIA, là Đại sứ, là Phó Tổng Thống và là Tổng Thống thứ 41 của Hoa Kỳ.

·        Hai con trai là George W. Bush và Jeb Bush là Thống đốc (hai nhiệm kỳ) của hai Tiểu bang lớn (Texas và Florida) và George W. Bush là Tổng Thống thứ 43 của Hoa Kỳ (hai nhiệm kỳ). Nhiều giới quan sát tiên đóan là Jeb Bush, sau khi hết nhiệm kỳ 2 Thống đốc Florida vào năm 2006, có thể sẽ ra tranh cửTổng Thống trong tương lai. Hiện tại tỉ lệ tín nhiệm của dân Florida đối với Thống Đốc Jeb Bush rất cao.

 

Ghi Chú:

Đă có một lần xăy ra trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông John Adams sau hai nhiệm kỳ làm Phó Tổng Thống với Tổng Thống thứ 1 George Washington đă đắc cử Tổng Thống thứ 2 của Hoa Kỳ năm 1796 và thất cử năm 1800 (giống ông Bush cha làm Phó Tổng Thống hai nhiệm kỳ với Tổng Thống Ronald Reagan đă đắc cử Tổng Thống thứ 41 của Hoa Kỳ năm 1988 và thất cử năm 1992). Tổng Thống John Adams (Adams cha) rời Ṭa Bạch Ốc năm 1801 và 24 năm sau con ông là John Quincy Adams (Adams con) đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 6 năm 1824 và vào lại Ṭa Bạch ốc. Và, cũng như Tổng Thống Adams cha, TT Adams con đă thất cử năm 1828. Tổng Thống Bush cha rời Ṭa Bạch ốc tháng 1 năm 1993 th́ chỉ 8 năm sau, tháng 1 năm 2001 Tổng Thống Bush con vào lại Ṭa Bạch ốc. Nhưng Tổng Thống Bush con đă đắc cử hai nhiệm kỳ.

 

Sơ lược về George W. Bush

TT George W. Bush sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946 tại New Haven, tiểu bang Conecticut và lớn lên tại thành phố Midland và Houston, tiểu bang Texas. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân tại Đại học Yale năm 1968, Bush gia nhập Vệ binh Quốc gia Tiểu bang Texas, (phi công chiến đấu F-120). Mản hạn ông theo học Đại học Harvard và tốt nghiệp Cao Học Hành Chánh Thương Mại (MBA) năm 1975. Sau đó ông về lại Midland, Texas làm chủ hảng dầu. Năm 1988, ông đóng vai tṛ quan trọng trong bộ tham mưu tranh cử giúp cha ḿnh là George H.W. Bush đắc cử Tổng Thống thứ 41 của Hoa Kỳ. Năm 1989, ông cùng với một số bạn thân tín hùn mua đội “Texas Rangers baseball” và được cử là managing general của đội bóng nầy. Năm 1994, ông đắc cử Thống đốc Tiểu bang Texas với tỉ lệ 53.5% số phiếu bầu và năm 1998 ông tái đắc cử Thống đốc với tỉ lệ 68.6% số phiếu bầu. Năm 2000, ông đắc cử Tổng Thống thứ 43 của Hoa Kỳ trong một cuộc tranh cử đặc biệt nhất trong lịch sử nước nầy chắc nhiều người c̣n nhớ, và mới đây, vào ngày 2 tháng 11 vừa qua, ông đă tái đắc cử Tổng Thống như mọi người đă biết. George W. Bush kết hôn với bà Laura Welch Bush tốt nghiệp Cao học về thư viện, nguyên là giáo viên và chuyên viện thư viện. Hai người đă song sinh hai con gái là Barbara và Jenna, một vừa tốt nghiệp Đại hoc UTA và một vừa tốt nghiệp Đại học Yale.

 

George W. Bush: Một khuôn mặt chính trị phức tạp

Đă có rất nhiều bài viết, rất nhiều bài b́nh luận, rất nhiều tác phẩm về cuộc đời của TT George W. Bush, khen cũng lắm và chê bai, đả kích cũng đến tột cùng! Gạt bỏ ra ng̣ai tất cả những khen, chê, thương ghét, rất nhiều người có chung một nhận xét rằng “Bush là khuôn mặt chính trị phức tạp”.

 

Thuở niên thiếu, trong gia đ́nh, vợ chồng Bush cha tin tưởng và kỳ vọng ở người em Jeb Bush nhiều hơn là ở W. Bush bởi v́ W. Bush sống không mực thước, bất cần, chơi “xả láng” với bạn bè. Ngay cả khi đă lập gia đ́nh, sinh hai con gái (song sinh) nhưng W. Bush vẫn c̣n ham chơi, say sưa, bỏ bê gia đ́nh. Đến năm 40 tuổi, W. Bush đến gặp Mục sư Bill Gram rồi tuyên bố bỏ uống rượu và trở lại với cuộc sống mực thước, trọn vẹn tin tưởng vào tôn giáo mà không cần nhờ vào “cố vấn tâm lư” hoặc các “biện pháp chửa trị” thường t́nh. Sau đây là một số điều đặc biệt về TT George W. Bush:

 

A. Chung thủy với bạn bè, với cộng sự viên:

TT Bush đă kết bạn với năm bảy người và sống chết, chung thủy với nhau từ thuở  hàn vi đến lúc công thành danh đạt như Karl Rove (cố vấn tối cao đă chèo chống giúp ông đắc cư hai lần Thống đốc và hai lần Tổng Thống và, qua lần thắng lợi vừa rồi, đă được tất cả mọi khuynh hướng, các nhà b́nh luận công nhận là một “thiên tài”), Don Evans (Bộ trưởng Thương mại), Karen Hughes (cố vấn đặc biệt) v.v.

 

B. Thích thú “được” mọi người xem thường:

Về phương diện nầy, TT Bush giống TT Reagan v́ că hai cùng thích thú được mọi người xem thường (enjoyed being underestimated), đánh gía sai:

 

Khi Ronald Reagan ra tranh cử Thống đốc California năm 1966, nhiều giới quan sát và nhất là đảng Dân chủ đă chê bai, châm biếm ông bằng ngững từ ngữ như ngu đần, chưa có kinh nghiệm, tên tài tử ciné, Cộng ḥa cánh hữu v.v. nhưng Reagan đă đánh bại đương kim Thống đốc Edmund Brown với số phiếu cách biệt rất xa (Thống Đốc Brown là người rất nỗi tiếng thời bấy giờ, đă từng đánh bại Richard Nixon năm 1962 khi Nixon thất cử Tổng Thống trước Kennedy và về ứng cử Thống Đốc California. Thống Đốc Brown là thân phụ của ông Jerry Brown, hai nhiệm kỳ Thống Đốc California, hai lần tranh cử Tổng Thống và hiện là Thị trưởng thành phố Oakland, CA). Reagan cũng đă thắng cử Thống Đốc nhiệm kỳ 2 rất vẻ vang.

 

Cũng vậy, khi George W. Bush ra tranh cử Thống Đốc Texas năm 1994, rất nhiều giới, nhiều người - kể cả mẹ ông là bà Barbara Bush - không tin là ông sẽ thắng cử. Bởi v́ đương kim Thống Đốc Texas lúc đó là ba Ann Richard, khuôn mặt chính trị nỗi tiếng ṭan quốc, với mái tóc bạch kim rất “đẹp lăo”, với tài ăn nói hùng biện, với lối châm biếm độc địa. Bà được chọn là người phát biểu chính thức trong đại hội đảng Dân chủ tại New York để ủng hộ Bill Clinton chống TT Bush cha và đă mỉa mai TT Bush cha đại ư: “… anh chàng Bush đáng thương đó đă sinh ra dưới ngôi sao bọc điều và không biết ǵ cả …”. Trong khi tranh luận với George W. Bush, bà đă công khai chế riểu: “… Nhiều người cho rằng đối thủ của tôi không có kinh nghiệm để làm Thống Đốc, theo tôi câu hỏi nầy đáng lẽ là: Đối thủ của tôi có khả năng làm Thống Đốc không mới đúng?”. Đảng Dân chủ cũng đă triệt hạ ông bằng tất cả những từ ngữ xấu xa, thấp kém. Đă vậy, bà Ann Richard c̣n được sự ủng hộ triệt để của tỉ phú Ross Perot, người vừa mới ra tranh cử TT và góp phần lớn trong việc thất cử của TT Bush cha. Nhưng George W. Bush vững tin, những cố vấn tin cẩn của ông vững tin và ông đă đánh bại bà Ann Richard với tỉ lệ phiếu thắng cao làm kinh ngạc chính giới.  Và ông ta đă thắng cử nhiệm kỳ 2 vẻ vang với tỉ lệ phiếu bầu rất cao.

 

Khi Ronald Reagan ra tranh cử Tổng Thống năm 1980 và George W. Bush ra tranh cử Tổng Thống năm 2000, đảng Dân chủ vẫn giữ nguyên chiến thuật chê bai, châm biếm, bôi nhọ bằng mọi h́nh thức nhưng cả hai - Reagan và Bush - đều đă đắc cử và tái đắc cử. Bởi v́ cả Reagan và Bush điều “biết ḿnh, biết người”.

 

Kư gỉa John F. Dickerson đă có nhận xét đúng đắn như sau về TT George W. Bush:

… Hầu hết các chính trị gia đều cố gắng cảm kích mọi người bằng cách chứng minh rằng họ rất thông minh, rất chú tâm và rất bận rộn. George W. Bush làm ngược lại những điều đó. Ông ta thích được mọi người đánh gía thấp, thích gỉa vờ cho bạn tưởng bạn đang nói điều ông ta chưa biết…

 

C. Anh chàng chân thật, dễ mến:

Tất cả các viện thăm ḍ đều mang lại kết qủa giống nhau rằng George W. Bush là người “dễ mến - likable”. Đây là ch́a khóa thành công của TT Bush bởi v́ tuy được sinh ra và lớn lên trong một gia đ́nh giàu có, quyền uy nhưng ông lại được mọi người xem như là một người “b́nh thường - regular guy” như họ. Sau đây là nhận xét rất thật tâm của một đảng viên Dân chủ, bỏ phiếu cho TNS Kerry, đă được báo “The Nation” cho in vào số tháng 12/2004:

Với TT Bush: Bạn có thể ngồi tại một nơi b́nh thường nào đó để uống ly bia với ông ta, và sau đó bạn sẽ thấy thích ông ta và vợ ông ta nhiều hơn. Gia đ́nh Bush giàu có, cao sang hơn chúng ta nhiều nhưng Bush và vợ ông ta giống những người b́nh thường như chúng ta …

Với TNS Kerry: Ngược lại nếu bạn ngồi chung với vợ chồng Kerry trong một quán, họ sẽ gọi những món ăn cầu kỳ mà bạn chưa bao giờ nghe tới và chỉ có trong những nơi sang trọng xa hoa …

(The Nation tờ báo ngọai vi của đảng Dân chủ, ủng hộ TNS Kerry cực đoan, và đả kích TT Bush thậm tệ suốt mùa bầu cử).

 

Báo Time số mới ra gần đây nhất, tác giả Joe Klein cũng đă viết lại khi TT Bush đến Florida thăm viếng đồng bào bị tai nạn v́ trận bảo và đă nói chuyện với một công nhân xây cất, cả hai cùng thọc tay vào túi quần, cười nói như một đôi bạn thân. Đến khi bức h́nh được đăng báo th́ cậu con trai của anh công nhân nầy hỏi sao anh ta không lấy mủ ra để chứng tỏ sự kính trọng đối với vị Tổng Thống, th́ anh ta trả lời:

 Tao quên mất ông ta là Tổng Thống. Ông ta giống như một người b́nh thường (I forgot he was the President. He just seemed like a regular guy)

 

Bởi v́ TT Bush đă đến với người dân không kiểu cách, kiêu xa mà bằng thái độ “xuề x̣a, hịch hạc” (như đă nói ở phần trện mỗi lần xuất hiện trước công chúng hoặc trước ống kính TNS Kerry đă thuê thợ hớt tóc và trang điểm với gía đặc biệt $1,000.00 c̣n TT Bush chỉ hớt tóc b́nh thường với giá $30.00). Thêm vào đó, TT Bush c̣n đă công khai thành thật công nhận những nhược điểm của ḿnh để từ đó kéo họ về với ḿnh:

… Gần bốn năm qua, qúi vị và tôi đă có dịp biết nhau. Ngay cả ở những điều qúi vị không đồng ư với tôi nhưng ít nhất qúi vị đă biết tôi như thế nào, biết tôi tin tưởng vào điều ǵ, biết tôi đứng trên quan niệm nào, và biết tôi sẽ lảnh đạo đất nước nầy như thế nào … Qúi vị đă biết có đôi lúc tôi nói tiếng Anh không được trôi chảy …

TT Bush đă phát biểu như trên trong đại hội đảng Cộng Ḥa, trong những phần kết thúc các buổi tranh luận, và trong nhiều lần tiếp xúc với dân chúng. Tất cả mọi người đều cười rộ và công nhận là “anh chàng nầy chân thật và dễ mến”.

 

D. Có tài quản trị, điều hành:

TT Bush là vị TT đầu tiên của Hoa Kỳ có bằng Cao Học về Thương Mại và Hành Chánh tại Đại học Harvard. Rồi khi bước chân vào đời Bush luôn luôn giữ vài tṛ “làm chủ” (CEO - Chief Executice Officer), nghĩa là vai tṛ quản lư, điều hành. Làm chủ hảng dầu (không mấy thành công), làm Managing General của đội Texas Rangers baseball rồi làm Thống đốc Tiểu bang Texas. Trong hệ thống chính quyền Liên Bang và Tiểu bang của Hoa Kỳ, hai chức vụ Thống Đốc và Tổng Thống rất giống nhau về nhiều phương diện, v́ vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy năm vị Tổng Thống gần đầy nhất th́ đă có bốn vị nguyên là Thống Đốc: Carter, Reagan, Clinton, Bush và ba trong bốn vị nầy đă tái đắc cử nhiệm kỳ 2. Một vài đặc điểm của TT Bush trong việc quản trị và điều hành là:

·        Chọn cộng sự viên có tài, kinh nghiệm, thân tín và, trung thành: Mọi người đều công nhận là các cố vấn thân cận tại Ṭa Bạch Ốc cũng như các Bộ trưởng trong nội các của TT Bush đều thể hiện đúng hai tiêu chuẩn trên. Đặc biệt TT Bush là người duy nhất giữ nguyên bộ tham mưu tranh cử ṇng cốt suốt bốn lần tranh cử (Thống Đốc và Tổng Thống).

·        Tôn trọng kỷ luật: Các b́nh luận gia, các phóng viên báo chí, truyền h́nh đều công nhận là hàng ngày cá nhân TT Bush luôn luôn đến văn pḥng và rời văn pḥng đúng giờ cũng như không bao giờ đến dự các phiên họp nội các trể giờ. Bộ tham mưu luôn luôn đ̣an kết, thống nhất ư chí, giữ kín những sinh họai nội bộ nên ít khi báo giới t́m được “kẻ hở” để khai thác.

·        Lắng nghe ư kiến của thuộc cấp rồi có quyết định: Trong tất cả các cuộc họp, sau khi các cộng sự viên tŕnh bày, TT Bush đặt rất nhiều câu hỏi và có quyết định cuối cùng. Hơn ba năm qua nhiều người cho rằng phần lớn những quyết định của TT Bush là do ư kiến của Phó TT Chenney, là người có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong guồng máy chính quyền Liên bang. Khám phá mới đây cho thấy TT Bush tự quyết định hầu hết nhừng vấn đề quan trọng của quốc gia.

 

Nhờ có tài quản trị và điều hành, nhờ khả năng xữ dụng cộng sự viên nhiều khả năng, kinh nghiệm và trung thành nên trong mùa bầu cử vừa qua TT Bush đă tạo được một bộ tham mưu tranh cử của ḿnh phối hợp chặt chẽ với Ban chấp hành trung ương đảng Cộng Ḥa họat động vô cùng nhịp nhàng, hữu hiệu mà các nhà b́nh luận, các viện nghiên cứu, các sử gia, và ngay cả các chuyên viên về tranh cử của đảng Dân chủ cũng đều công nhận

 

G. W. Bush: Lảnh tụ tin tưởng, lạc quan và cương quyết

Lạc quan và tin tưởng là hai điều đặc biệt ở TT Bush. Trong lúc kinh tế Hoa kỳ đang xuống dốc đến độ tồi tệ và nạn thâm thủng ngân sách mỗi ngày một thêm trầm trọng khiến ngay cả nhiều đảng viên Cộng Ḥa cũng phải sốt ruột và lo ngại cho tương lai của đảng cũng như cho chính TT Bush trong kỳ bầu cử tháng 11 vừa qua nhưng khi nói chuyện ở bất cứ nơi nào TT Bush cũng b́nh tỉnh và mạnh dạn trấn an dân chúng là kinh tế sẽ phục hồi v́ chính sách giảm thuế của ông, chính sách mà đảng Dân Chủ cho rằng chỉ làm lợi cho những người giàu. Và đúng là kinh tế Hoa Kỳ đang trên đường khôi phục.

 

Về phương diện cá nhân, lúc nào ông ta cũng lạc quan và tin tưởng vào việc làm của ḿnh. Như đă nói ở phần trên, khi ông ra tranh cử Thống Đốc Texas lần thứ nhất, ít người tin là ông sẽ thắng cử nhưng đi đâu, trả lời bất cứ cuộc phỏng vấn nào ông cũng lạc quan tuyên bố là “tôi sẽ đắc cử”. Khi ông ra tranh cử TĐ nhiệm kỳ hai, nhiều kư gỉa đă hỏi: “Trong lịch sử 100 năm gần đây của Tiểu bang Texas, chưa có Thống Đốc nào tái đắc cử nhiệm kỳ 2, ông nghĩ thế nào?”. George W. Bush đă mỉm cười trả lời: “Đừng lo, tôi sẽ lịch sử”. Và ông ta đă đắc cử nhiệm kỳ 2 với tỉ lệ phiếu bầu rất cao.

Trong mùa tranh cử vừa qua, nhiều kư gỉa đă vặn hỏi ông bằng những câu hỏi đại ư: “Ông sẽ làm ǵ nếu ông thất cử”,“Ông có nghĩ là ḿnh sẽ giống TT Adams con không ?”

“Sau chiến thắng Vùng Vịnh, thân phụ ông đă được dân chúng tín nhiệm tối đa nhưng sau đó đă thất cử v́ kinh tế lúc bấy giờ đang xuống dốc trầm trọng, ông có nghĩ là ḥan cảnh hiện nay của ông giống ḥan cảnh của thân phụ ông không?”

TT Bush đă mạnh dạn trả lời ngắn gọn: “Tôi sẽ tái đắc cử”.

 

Cương quyết là đức tính rất đặc biệt của TT Bush. Ông mạnh dạn xác nhận với mọi người rằng ḿnh là “người cứng đầu”. Ông ta xác nhận là: “Nếu bạn hiểu tôi th́ tôi đóan bạn cho tôi là kẻ cứng đầu”. Một số cố vấn thân cận của ông đă nhận xét là:

·        Ông ta thích được mọi người ghét v́ điều đó cho ông biết rằng ông ta đang làm việc đúng.

·        Không có một chiến thắng nào làm ông thích thú bằng chiến thắng mà mọi người đều cho rằng ông không thể nào đạt đươc.

Chính TT Bush cũng đă xác nhận: “ Thông thường trong chính trường, các chính trị gia đều mong mọi người thích ḿnh, phần tôi, ngược lại, tôi thích những kẻ chỉ trích tôi”.

Do đó nhiều người không đồng ư với ông nhưng khi nghe ông thẳng thắn, cương quyết giải thích sẽ đi theo lập trường của ông.

 

Nhờ những đức tính trên mà TT Bush được ghi nhận là vị TT đạt được kết qủa cao nhất kể từ TT Johnson trong lănh vự làm việc với Quốc Hội: 80% dự luật được ông hổ trợ đă được Lưỡng Viện Quốc Hội biểu quyết thông qua.

 

George W. Bush: Người mang thắng lợi cho đảng Cộng Ḥa

Khi George W. Bush đắc cử Thống Đốc Tiểu Bang Texas năm 1994, đảng Dân Chủ chiếm hầu hết tất cả các chức vụ dân cử tại Texas: Phó Thống Đốc, Chủ Tịch Hạ Viện, Lảnh tụ đa số tại Thượng Viện, đa số các Hội đồng dân cử Quận, Thị xă, và đa số các Dân Biểu Liên Bang. TĐ George W. Bush và bộ tham mưu đă dồn hết sức để củng cố và xây dựng đảng Cộng Ḥa tại Tiểu bang và cho tới ngày nay Texas được gọi là “Bush Country” v́ đảng Cộng Ḥa đă chiếm tất cả: Thống Đốc, Phó Thống Đốc, Chủ Tịch Hạ Viện, Lảnh tụ đa số tại Thượng Viện, đa số các Hội đồng dân cử Quận, Thị Xă, hai Thượng Nghị Sĩ Liên Bang và đa số các Dân Biểu Liên Bang.

Trong ṿng 100 gần đây, TT Bush là người đầu tiên đă giúp đảng ḿnh chiếm được thêm ghế tại Thượng Viện và Hạ Viện trong kỳ bầu cử gọi là “midterm election” năm 2002 (bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng Thống). Và, như đă tŕnh bày trên đây, kể từ năm 1936 đến nay, TT Bush là người đầu tiên tái đắc cử và đảng ḿnh chiếm được thêm ghế tại Hạ Viện và Thượng Viện.

V́ vậy trong cuộc bầu cử vừa qua, hơn 90% đảng viên Cộng Ḥa ṭan quốc một ḷng ủng hộ TT Bush v́ mến mộ và đồng ư với đường lối của ông ta chứ không phải v́ “ghét TNS Kerry”.

 

TT George W. Bush: Nhiệm kỳ thứ hai

Dĩ nhiên TT Bush đă vấp nhiều khuyết điểm và nội các của ông cũng đă vấp nhiều khuyết điểm, bởi v́ tất cả các cuộc thăm ḍ đều có kết quả giống nhau là đất nước đang đi “không đúng hướng - wrong direction”. Nhưng, như đă tŕnh bày ở những phần trên, TNS Kerry có nhiều nhược điểm, không tạo được niềm tin trong dân chúng, nên cử tri đă tín nhiệm TT Bush thêm 4 năm nữa và ông xứng đáng với chiến thắng nhận vinh dự nầy!

Năm 2000, tuần báo TIME đă chọn TT Bush là “Người Của Năm - Person Of The Year” v́ ông đă thắng Phó TT Al Gore trong một cuộc bầu cử đặc biệt nhất của lịch sử Hoa Kỳ. Năm nay, lại một lần nữa, tuần báo TIME vừa chọn TT Bush là “Người Của Năm - Person Of The Year” lư do là TT Bush “đă cương quyết giữ vững lập trường ḿnh, đă định lại những nguyên tắc mới trong chính trị cho thích hợp với phương thức lảnh đạo của riêng ḿnh, đă vạch ra kế họach ṭan cầu cho dù thế giới có đồng ư với ḿnh hay không và đă thuyết phục được cử tri rằng ông xứng đáng được ngồi lại Ṭa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa”. Trong bài mở đầu, James Kelley, Chủ bút báo TIME, đă dùng tiêu đề “An American Revolutionary” để giới thiệu TT Bush như là “nhà cách Mạng của Hoa Kỳ”.

Trong lịch sử Hoa Kỳ những vị TT sau đây đă được báo TIME hai lần chọn là “Người Của Năm”: Harry Truman, Dwight Eisenhower, Lyndon Johnson, Richard Nixon, Ronald Reagan, Bill Clinton and George Bush. Riêng TT Franklin Roosevelt giữ kỉ lục là được chọn ba lần.

Thông thường những vị TT đắc cử nhiệm kỳ 2 được thong dong là không lo tranh cử nữa nên có thể an tâm làm những việc tốt đẹp để lưu lại “di sản tinh thần - legacy” của ḿnh cho hậu thế. Tuy nhiên lịch sử gần đây đă cho thấy rằng nhiệm kỳ 2 là nhiệm kỳ có thể mang lại nhiều bất trắc, khó khăn đôi khi làm  “thân bại, danh liệt” như cựu TT Nixon phải từ chức v́ vụ “watergate”, cựu TT Reagan phải điêu đứng v́ vụ “Iran-Contrat”, cựu TT Clinton bị Hạ Viện kết tội (impeach) v́ đă “nói dối khi có tuyên thệ” về vụ “tai tiếng t́nh dục” tại Ṭa Bạch Ốc.

Thế giới đang đối đầu với lọai chiến tranh mới rất đặc biệt: Chống khủng bố. Hoa Kỳ đang đối đầu với nhiều khó khăn về xă hội, kinh tế và an ninh. TT Bush đă từng tuyên bố:”Tôi sẽ làm lịch sử”. Ước mong ông không gặp những bất trắc như các vị TT tiền nhiệm để mang đất nước nầy trở lại “hướng đi đúng - right direction” mà cử tri đă tin tưởng khi chọn lựa giữa ông và TNS Kerry.

 

NHỮNG KẾT QỦA BẦU CỬ ĐẶC BIỆT

Bên cạnh việc bầu cử bầu cử TT và PTT, ngày 2 tháng 11 vừa qua cũng là ngày bầu cử nhiều chức vụ các cấp từ trung ương đến địa phương cũng như trưng cầu dân ư về nhiều vấn đề quan trọng tại các Tiểu bang đến các Quận hạt và Thị xă. Sau đây là một số ghi nhận về những kết quả bầu cử thật đặc biệt:

 

Thị trưởng cao niên nhất

Thành phố Ocean Breeze Park thuộc Tiểu bang Florida (cách Miami 100 dặm về hướng Bắc) có dân số khỏang 1000 người, tất cả đều trên 55 tuổi, đă tái tín nhiệm bà Dorothy Geeben, 96 tuổi vào chức vụ Thi trưởng nhiệm kỳ hai năm nữa. Bà Geeben đă giữ chức vụ Thị trưởng cách đây hai năm sau 31 năm làm Chủ tịch Hội đồng thành phố. Ở tuổi 96 nhưng Thị trưởng Geeben vẫn ăn uống b́nh thường, vẫn đi lại nhanh nhẹn (chống gậy), hàng tuần vẫn lái xe đi lễ và đánh  organ tại nhà thờ, vẫn đến địa điểm chơi bingo, và vẫn đến tiệm làm tóc đúng hẹn. Việc tài chánh trong gia đ́nh, bà dùng bàn máy đánh chử và máy tính như thời thập niên 1920. Tháng 3 vừa qua, chương tŕnh NBC’s “Today” đă tổ chức lễ sinh nhật mừng bà thọ 96 tuổi và Jay Leno đă mời bà xuất hiện trên chương tŕnh Late Talk Show để chia xẽ với mọi người về ngững bí mật trong đời chính trị của bà nhưng bà khước từ v́ bà không thích đi du lich. Khi tiếp xúc với dân chúng bà nói chuyện về gia đ́nh nhiều hơn về chính trị. Chủ nhiệm tờ báo của thành phố đă vui đùa nói rằng: “Chúng tôi (cử tri) không thể không bầu cho bà v́ bà rất nỗi tiếng”.

 

Kết qủa bầu cử bằng “đồng tiền sấp ngữa”

Chuyện khó tin nhưng đă xăy ra giữa thời đại văn minh tại một nước tự hào là có tinh thần dân chủ cao độ như Hoa Kỳ. Luật của Tiểu bang Florida cho phép “bốc thăm” để chọn người thắng cử trong các cuộc bầu cử mà kết quả “qúa sít sóat”. H́nh thức “bốc thăm” có thể khác nhau và sẽ do từng địa phương quyết định. Thành phố Groveland có dân số độ 4.400 người, ở cách Thành phố Orlando 25 dặm về hướng Tây, đă quyết định kết qủa cuộc bầu cử vô cùng ngọan mục. Hai ứng cử viên vào Hội đồng thành phố là G.P. Sloan (77 tuổi) và Richard Flynn (75 tuổi) đều cùng đạt được 689 phiếu sau hai lần đếm phiếu trong ngày bầu cử 2 tháng 11 vừa qua. Do đó hai ứng củ viên và độ trên 30 ủng hộ viên của hai người đă tập họp tại trung tâm sinh họat cộng đồng thành phố để dùng h́nh thức “đồng tiền sấp ngữa - coin toss” để quyết định người thắng cử. Người quản trị hành chánh thành phố (City Manager) đă lấy đồng tiền giá trị 1 dollar do thành phố cất giữ từ hơn hai trăm năm qua tung lên, ông Flynn vội la to “ĐẦU”, người quản trị hành chánh chụp đồng tiền, bỏ lên ḷng bàn tay và kết qủa là “ĐUÔI” nên ông Sloan đă được tuyên bố là người thắng cử. Sau đó Thị trưởng thành phố đă phát biểu :

-         Đầy là một trường hợp bất thường rất ít xăy ra giữa thời đại đang dùng máy móc tối tân và hệ thống điện tóan trong các cuộc bầu cử nhưng chúng ta đă đi đến việc dùng “đồng tiền sấp ngữa” để có kết qủa.

Sau đó cả hai ông Sloan và Flynn ôm nhau tười cười và đồng ư là phương pháp nầy rất công bằng!

 

Dân Biểu Tiểu Bang gốc Việt tại Texas

Tại đơn vị 149 của quận Harris vùng Houston, Tiểu bang Texas, một người Mỹ gốc Việt – anh Hubert Vơ - thuộc đảng Dân Chủ, đă thắng đương kim Dân Biểu Cộng Ḥa Talmadge Hefflin. Sau ba lần đếm phiếu, anh Vơ đă thắng ông Heflin 31-32-33 phiếu trong số hơn 42.000 phiếu bầu. Ông Heflin đă là Dân Biểu Tiểu bang trong 22 năm qua và là người rất có thế lực trong chức vụ Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi Hạ Viện. Ông Heflin đă chống đối kết qủa nầy lên Hạ viện với những viện chứng là: (1) nhiều phiếu bầu bất hợp pháp (2) nhiêu người bỏ phiếu hai lần, (3) nhiều người không cư ngụ tại Harris County đă đi bỏ phiếu, (3) nhiều người với thẻ đi bầu quá hạn vẫn được bầu, (4) anh Vơ có ngôi nhà tại quận Harris nhưng không thực sự cư ngụ tại quận nầy. Chủ tịch Hạ Viện đă chỉ định một Ủy ban gồm 9 Dân Biểu (5 Cộng Ḥa, 4 Dân Chủ) để điều tra và xem xét cuộc bầu cử nầy. Ủy ban Ủy dự tính sẽ tŕnh đề nghị lên Ha Viện vào đầu tháng 2, 2005 để ṭan thể Dân Biểu có quyết định chính thức trong phiên họp khóang đại Hạ viện: Hoặc công nhận anh Hubert Vơ đắc cử, hoặc tuyên bố hủy bỏ cuộc bầu cử và yêu cầu Thống Đốc tổ chức cuộc bầu cử mới cho đơn vị 149.  Trong khi chờ đợi, anh Vơ vẫn được mời dự những buổi hướng dẫn cho các tân Dân Biểu, vẫn được tuyên thệ nhậm chức vào ngày 11 tháng 1 năm 2005 trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên vào Quốc hội Texas, và vẫn được biểu quyết trong tất cả các vấn đề trừ việc xét xữ cuộc bầu cử của chính anh.

Không ai có thể đóan trước được quyết định cuối cùng của Hạ Viện với đảng Cộng Ḥa đang chiếm đa số (87/63) nhưng tất cả chúng ta - những người Việt đang cư ngụ tại Hoa Kỳ - hăy cầu mong cho anh Vơ sẽ giữ được ghế Dân Biểu Tiểu bang Texas để cùng với anh Trần Thái Vân, Dân Biểu Tiểu bang California mở màn cho kỷ nguyên mới của người Mỹ gốc Việt chính thức trực tiếp tham gia vào những sinh họat chính trị của đất nước nầy!

Sơ lược về Dân Biểu Tiểu bang Texas Hubert Vơ:

(Phỏng theo bài viết của phóng viên Michael Graczyk, hảng thông tấn AP)

Cuối tháng 4 năm 1975, anh Vơ, 19 tuổi, là sinh viên đang theo học Đại học kinh tế và chính trị tại Sài G̣n, th́ cha anh, lúc đó đang phục vụ trong binh chủng Hải quân, về nhà giao cho mỗi người trong gia đ́nh (mẹ và năm anh chị em) một khẩu súng và bảo: “Hăy xữ dụng khi cần đến”. Một hôm, cha anh về nhà đem cả gia đ́nh lên tàu rời Việt Nam, được đưa qua Phi Luật Tân, rồi sang trại tị nạn Little Rock Tiểu bang Arkansas, và cuối cùng định cư tại Texas. Từ đó anh đă làm rất nhiều nghề: Tại quán ăn (Phụ hầu bàn - bus boy, nấu ăn), công nhân (line worker), bán tại các convenience store (anh đă bị cướp rất  nhiều lần), gỏ cửa từng nhà để cập nhật hóa các niên giám điện thọai, công nhân và thợ máy hảng thép, thợ kim ḥan …

Từ những công việc khó khăn và cực nhọc trên đây, bằng chí cương quyết tiến thân, anh Vơ đă vươn lên và đậu Kỷ sư cơ khí tại Đại học Houston. Sau đó anh lần lượt mở hảng Computer, chuyên về ngành bất động sản, xây các trung tâm thương mại, tạo các khu nhà cho thuê (apartment complexes) và ngay cả lấy bằng “air-condiontioning technician”. Hiện anh Vơ cùng vợ có ba người con ở tuổi 21, 17 và 10.

Sau đây là tâm sự của anh Vơ:

- Tôi đến đất nước nầy và mọi người đă cho tôi cơ hội để tiến thân. Đây là đất nước của cơ hội, là đất nước tuyệt vời. Cần phải làm việc cực nhọc và ḷng cương quyết để đạt được ư nguyện của ḿnh. Tôi nghĩ không phải chi riêng tôi mà ai cũng có thể làm đạt được.

Bàn về ư thức chính trị, anh Vơ cảm thấy tương đồng với chủ trương của đảng Dân Chủ nhiều hơn là đảng Cộng Ḥa nhưng anh xác định:

- Theo tôi, nếu bạn “dán nhản hiệu” (ư anh muốn nói nhăn hiệu Dân Chủ hoặc Cộng Ḥa) lên một người nào, bạn sẽ không đi đến đâu cả.

Khi được hỏi bạn kính phục và ngưỡng mộ ai, anh Vơ trả lời:

-         Khi khi lớn lên tại Việt Nam, tôi đă đọc Tổng Thống Richard Nixon qua lời phát biểu: “Tôi tưởng vào những điều tôi nhận định”

 

“Thống Đốc đắc cử” của Tiểu bang Washington

Gần hai tháng sau ngày bầu cử, Tiểu bang Washington vừa có “Thống Đốc đắc cử” Christine Gregorie (Dân Chủ) ngày 30 tháng 12 vừa qua. Đây là cuộc bầu cử mà việc đếm phiếu kéo dài lâu nhất và kết qủa “sít sóat” nhất trong lịch sử Tiểu bang nầy. Diển tiến như sau:

·        Sau hơn hai tuần đếm phiếu, vào ngày 17 tháng 11, ứng cử viên Dino Rossi (Công Ḥa) thắng ứng cử viên Christine Gregorie (Dân Chủ) 216 phiếu trong tổng số 2 triệu 900 ngàn phiếu bầu.

·        Sau đó đếm lại bằng máy một lần nữa, Rossi vẫn c̣n thắng Gregorie nhưng chỉ có 42 phiếu vào ngày 30 tháng 11, 2004.

·        Đảng Dân Chủ kiện và chịu bỏ ra $730,000.00 để trả cho việc đếm lại phiếu ở những quận đảng Dân Chủ thắng thế và được Tối cao Pháp Viện Tiểu bang chấp thuận. Kết qủa là vào ngày 30 tháng 12, 2004 bà Christine Gregorie đă thắng ông Dino Rossi 129 phiếu và được xác nhận là “Thống Đốc đắc cứ” của Tiểu bang Washington.

 

Theo luật Tiểu bang th́ ông Rossi có thể: (1) kiện lên Tối Cao Pháp Viện Tiểu bang để yêu cầu đếm tay lại tất cả các quận trong Tiểu bang (thủ tục nầy phải kéo dài nhiều tháng), hoặc (2) yêu cầu Quốc hội Tiểu bang hủy bỏ cuộc bầu cử để Tiểu bang tổ chức cuộc bầu cử mới (thủ tục nầy có thể nhanh hơn nhưng điều khó khăn là hiện nay đảng Dân Chủ đang nắm chiến đa số tại Quốc hội Tiểu bang).

 

Đảng Cộng Ḥa Tiểu bang Wasgington và ông Dino Rossi đang tính tóan lợi hại xa gần trước khi có quyết định dứt khóat về cuộc bầu cử mà sự cách biệt chỉ có 129 phiếu trong 2 triệu 900 ngàn phiếu đă đi bầu hợp lệ.

 

 

Đầu năm 2005

Nguyễn Văn Quảng Ngăi