Tham nhũng tại Việt Nam

Lời kêu gọi của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế

 

Tham nhũng tại Việt Nam là một căn bệnh kinh niên bất trị. Đó là v́ t́nh trạng một đảng cai trị và v́ tham vọng trộn lẫn kinh tế thị trường với lư tưởng xă hội chủ nghĩa. Hậu quả là những mâu thuẫn trong hệ  thống chính trị của chế độ được phơi bầy. Gần đây đă có một vụ tham nhũng thuộc Bộ Giao Thông gây sôi nổi, gọi là vụ PMU18 (Project-Management-Unit 18: Quản trị dự án số 18) đă bị lôi ra  ánh sáng ngay trước kỳ Đại Hội Đảng Cộng Sản lần thứ Mười. Đồng thời, trong thời gian Đại Hội này, Thủ Tướng Phan Văn Khải và Chủ Tịch Trần Đức Lương đă cúi đấu van xin nhà tư bản giầu nhất thế giới Bill Gates rộng ḷng giúp đỡ. Phân tích ngôn từ của Cộng Sản, người dân tự hỏi, “chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản đang giẫy chết?”

 

PMU18 là một vụ đặc biệt v́ có liên hệ tài chánh với Ngân Hàng Thế Giới (WB – World Bank), và ngân khoản vay từ cơ quan viện trợ phát triển ODA (Official Development Aid) của Anh và Nhật. Các viên chức cao cấp của Bộ Giao Thông đă thụt két trên 7 triệu Mỹ Kim để cá cược trong các trận bóng đá ở Âu châu. Kết quả là những người chi tiền cho Ngân Hàng Thế Giới và ODA, các tư nhân đầu tư, các nhà thầu và nhiều chính phủ ngoại quốc làm ăn với Việt Nam đă bầy tỏ mối quan tâm đặc biệt về t́nh trạng kinh tế tŕ trệ gây ra bởi tham nhũng và quản trị kém.

 

Để yên ḷng dư luận thế giới, một lần nữa, các nhà lănh đạo cộng sản Việt Nam đang nói tới luật chống tham nhũng, thành lập các ủy ban, và mở chiến dịch tuyên truyền , nhưng với mức lương quá thấp các viên chức nhà nước không thể đủ sống nếu không tham nhũng. Trong khi nuôi dưỡng tham nhũng, nhiều người đă trở thành can phạm v́ nhận hối lộ và đôi khi hại ngầm nhau bằng cách tố cáo người khác ăn hối lộ.

 

Tham nhũng tại Việt Nam đă thành cơ chế và kết cấu dưới sự bảo trợ của các viên chức cao cấp đảng viên cộng sản, gồm cả một số thuộc Bộ Chính Trị. Điều này khiến một số đáng kể đảng viên trở thành giầu có. Nhưng mặt trái của vấn đề là khi các viên chức nhà nước được chu cấp bởi giới doanh nhân, th́ bù lại, họ sẽ dùng quyền hành của ḿnh để phục vụ giới tư bản bên ngoài, hơn là thực thi chính sách của nhà nước. Điều này khiến cho toàn bộ hệ thống cai trị bị tiền bạc chỉ huy. Bởi đó, cái thế chủ nhân ông của Bộ Chính Trị ngày càng suy yếu.

 

Khi các viên chức cao cấp của Đảng và Chính Phủ kêu gọi chống tham nhũng, họ miễn cưỡng kết tội các viên chức cấp dưới đă bị phơi bầy và khi không bao che được nữa th́ hy sinh những người này như vật tế thần. Trong khi ấy, mọi tố cáo tới cấp các thành viên Bộ Chính Trị hay Trung Ương Đảng đều bị coi là điều cấm kỵ. Vụ PMU18 là trường hợp ngoại lệ v́ liên  quan tới ngoại viện và có sự tranh chấp nội bộ trong giới lănh đạo.

Hệ thống độc đảng không thể chống tham nhũng v́ không có tự do báo chí và thiếu độc lập giữa các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp trong guồng máy công quyền. Không hề có một hệ thống chính trị nào trên thế giới có thể khoe rằng đă thành công mà thiếu các yếu tố trên. Hơn nữa, Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản VN c̣n quan niệm các chức vụ trong chính quyền và các khoản hối lộ là những đặc quyền và vinh dự được dùng đê tưởng thưởng cho những đảng viên trung thành nhất. V́ thế, họ không bao giờ có đủ ư chí chính trị để đối phó thẳng thừng với tham nhũng. Họ chỉ đối phó ngoài mặt hay bằng lời nói.

 

Nhân dân VN thất vọng và bực bội trước một chính quyền vô hiệu và tham nhũng v́ họ là nạn nhân trực tiếp. Họ không tin tưởng vào bất cứ lời hứa chống tham nhũng nào của đảng và chính quyền. Đường lối hữu hiệu và thực tế nhất để loại bỏ tận gốc rễ cái tệ nạn đỏ này là vận động quần chúng chú trọng vào khía cạnh Nhân Quyền và Dân Chủ để chấm dứt t́nh trạng chuyên chế và xây dựng một chế độ pháp trị.

 

Chúng tôi, những người vận động dân chủ, hiện đang khuyến khích mọi người theo chiều hướng đó, bất chấp việc chúng tôi phải liên tục chịu đựng các biện pháp quấy phá từ phía chính quyền, để: - Làm suy yếu chế độ độc tài được áp đặt bởi Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản trong khi đề cao vai tṛ chính đáng của chính quyền là phục vụ quyền lợi nhân dân.

 

Những điều cần làm dể thoát khỏi tham nhũng ở Việt Nam:

 

1.     Khuyến khích tự do báo chí bằng cách đ̣i có thêm tự do thông tin và nh́n xa hơn, rộng hơn để phơi bầy mọi chi tiết về các vụ tham nhũng liên quan tới bất cứ ai  kể cả các viên chức cao cấp trong chính quyền và thành viên  Bộ Chính Trị. Điều này cần sự ủng hộ mạnh mẽ của giới truyền thông quốc tế trong cuộc tranh đấu chung cho tự do báo chí ở VN.

 

2.     Khuyến khích Quốc Hội trở thành diễn đàn khiếu nại của nhân dân thông qua các đại biểu.

 

3.     Khuyến khích ngành điều tra, công tố và hệ thống ṭa án trở thành độc lập đối với đảng qua những cải tổ về tư pháp với sự cố vấn của Chương Tŕnh Phát Triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program – UNDP) và của một số các quốc gia dân chủ.

 

4.     Khuyến kh́ch Ngân Hàng Thế Giới (WB) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) về việc cần minh bạch và trong sáng hơn khi giao dịch với nhà cầm quyền Hà Nội.

 

Hiện tại, trong tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam, quyền hành của độc tài cộng sản đang suy giảm trong khi Dân Quyền đang tăng. Khi Dân Quyền thắng lợi sẽ là lúc chấm dứt chế độ độc tài độc đảng và xây dựng Dân Chủ với sự tham dự của đa đảng. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề tham nhũng một cách hữu hiệu. Nhưng chỉ có thể làm được qua tự do báo chí và sự phân quyền giữa các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp, cùng với việc thay đổi chính quyền một cách ôn ḥa qua các cuộc bầu cử công bằng định kỳ.

 

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

 

Chú thích: Bài này đă được tổ chức Asia America Initiative phổ biến rộng răi qua Asia In Focus # 9, do Al Santoli là chủ bút, vào ngày 10 tháng 8, 2006. Nguyên tác Anh ngữ, Đinh Từ Thức chuyển ngữ.