Vấn-đề Biển Đông: Trung-Quốc hùng-phong đại-quốc ?


Trương Nhân Tuấn

«... Lối đối-xử giữa lănh-đạo hai nước, từ thời Đỗ Mười đến nay, có tương-quan thần-tử với thiên-triều. Trung-Quốc muốn điều chi th́ lănh-đạo VN mau-mắn chầu-ứng...»

 

Tham-vọng bành-trướng của Trung-Quốc không phải chỉ xuất-hiện mới đây như nhiều người đă nghĩ. Trên đất liền th́ lịch-sử đă chứng-minh. Hành-vi bành-trướng của người Hán đă hiện-hữu từ thời mới lập quốc. «Bành-trướng» để lấy đất và «đồng-hóa» những giống dân khác là hai nét đặc-thù của người dân Hán. Ngày xưa người Hán sinh-sống theo lối du-mục trên một mảnh đất nhỏ bé quẩn-quanh đâu đó ở phía bắc Hoàng-Hà. Nếu không «bành-trướng» thường-xuyên và «đồng-hóa» liên-tục những sắc dân khác th́ người Hán đă không thể có một đất nước rộng lớn và dân đông-đảo như ngày hôm nay. Riêng trên biển, quan-niệm quốc-tế công-pháp về chủ-quyền trên biển chỉ có sau Thế-Chiến thứ II. Mặc dầu là một «dân-tộc hướng vô lục-địa», tức chỉ sinh-hoạt với ruộng đất và rất lo sợ khi đụng chạm với sóng to bể cả, nhưng người Hán cũng đă nhanh-chóng xác-định lănh-hải và thềm lục-địa nước ḿnh cho thích-hợp với luật quốc-tế về biển năm 1958 và sau đó năm 1982 (Convention de 1958 de Genève và Convention de Montego Bay 1982). Riêng về chủ-quyền quần-đảo Hoàng-Sa, Trung-Hoa đă có tranh-chấp với Pháp (đại-diện cho An-Nam là thuộc-địa) về quần-đảo này từ năm 1909. Việc này cho thấy người Hán đă có tham-vọng bành-trướng ở biển Đông từ khá lâu. Trên đất hay dưới biển, mỗi khi có đủ khả-năng hoặc gặp thời-cơ thuận-lợi, họ sẵn-sàng thỏa-măn tham-vọng của ḿnh. Họ bất-kể luật-lệ quốc-tế. Trung-Quốc đă chiếm từ tay của Việt-Nam quần-đảo Hoàng-Sa (nhóm Nguyệt-Thiềm) năm 1974 và một số vị-trí chiến-lược cũng của Việt-Nam ở tại Trường-Sa, cách xa Hoàng-Sa về phía Nam, vào các năm 1987 và 1988.
 

<>

Bản-đồ 1: Bản-đồ chính-khu do Cục Bản đồ TQ phát hành


Vừa qua, tháng 7 năm 2006, Nhà-Nước Trung-Cộng đă cho công-bố bộ bản-đồ [1] chính-thức, xác-định trước quốc-tế lănh-thổ và lănh-hải của nước này (bản-đồ 1, mang tên Trung Quốc Chính Khu 中国政区). Vấn-đề là các bản-đồ nói trên đă chồng lấn lên lănh-thổ hay lănh-hải của nhiều quốc-gia khác nhau. Việc này đă gây nhiều phản-đối ở các nước liên-hệ. Một số các nước này thuộc khối ASEAN (Hiệp-Hội Các Nước Đông-Nam-Á), trong đó có Việt-Nam. Bản-đồ này dành về cho Trung-Quốc toàn-bộ biển Đông cùng các quần-đảo trong đó. Trong quá-khứ, Trung-Cộng nhiều lần công-bố các bản-đồ của nước ḿnh, nhưng có lẽ v́ các sử-gia chưa «thống-nhất tư-tưởng» được với các nhà chính-trị, hay v́ các sử-gia chưa có (hay chưa tạo) được bằng-chứng thuyết-phục, nên lần nào các bản-đồ này cũng thiếu nhiều chi-tiết quan-trọng. Thí-dụ, trước năm 1949 th́ bản-đồ chính-thức của nước Trung-Hoa không gồm Đài-Loan cũng như không có « chín cái gạch » dành lấy biển Đông và các đảo của Việt-Nam về cho họ.

Nhưng công-bố là một việc, liệu Trung-Quốc có đủ khả-năng chiếm-hữu biển Đông, tức các đảo, thềm lục-địa, tài-nguyên gồm tôm cá, quặng-mỏ dầu hỏa v.v.. thuộc vùng biển này hay chưa ? Thời-cơ có thuận-tiện hay không ? Các nước Việt-Nam, Phi-Luật-Tân, Mă-Lai, Nam-Dương (bỏ qua Brunei và Đài-Loan) đều không sẵn ḷng để cho Trung-Cộng thực-hiện ư-đồ của ḿnh. Hay đây chỉ là một thái-độ thách-đố của Trung-Cộng đối với các nước chung-quanh, là hành-động « Trung-Quốc hùng-phong đại-quốc » như mục-tiêu của Đặng Tiểu B́nh ? Hành-động thách-thức này ta cũng thấy với trường-hợp Nhật-Bản với đảo Điếu-Ngư. Nếu thật như vậy th́ thế-hệ lănh-đạo thứ tư của đảng CS Tàu đă để lộ nanh vuốt hơi sớm, hoàn-toàn trái ngược với những ǵ mà họ đă tuyên-bố trước quốc-tế.

Đặng Tiểu B́nh, theo cuốn Đặng Tiểu B́nh – từ lư-luận đến thực-tiễn đă xác-định con đường đi đến «nước lớn» (đại quốc)[2] của Trung-Quốc. Tiến-tŕnh qua nhiều giai-đoạn, gọi chung là «Trung-Quốc Ḥa-B́nh Quật-Khởi» hay Trung-Quốc Ḥa-B́nh Quang-Phục. Giang Trạch Dân sau này bổ-túc thêm khẩu-hiệu «Trung-Quốc ḥa-b́nh phát-triển». Ta thấy có nhiều thuật-ngữ được họ Đặng thường-xuyên sử-dụng (và vẫn c̣n được hậu-duệ sử-dụng hôm nay) như : toàn-cầu-hóa, hợp-tác, phát-triển, đa-cực-hóa v.v.. Hai chữ «Ḥa-B́nh» được sử-dụng nhiều nhất và trong rất nhiều trường-hợp. Mục-đích «Miêu-luận», diễn Nôm là mèo trắng mèo đen mèo nào cũng được miễn bắt được chuột, của Đặng Tiểu B́nh v́ thế không đơn-thuần ở chỗ mèo và chuột. Mục-đích tối-thượng của họ Đặng là xây-dựng lại nước Trung-Quốc đại-cường bằng mọi phương-tiện trong ḥa-b́nh.

Theo Đặng Tiểu B́nh, Trung-Quốc cần phải quật-khởi, phải quang-phục, tức phải khôi-phục lại những cái ǵ Trung-Quốc đă mất trong quá-khứ. Trung-Quốc sẽ trở thành một đại-quốc, vượt lên trên hết các đại-quốc khác. V́ thế Trung-Quốc phải khôi-phục lại lănh-thổ và ảnh-hưởng chính-trị của ḿnh vào trước năm 1840, tức vào thời-điểm Trung-Hoa chưa bị phân-liệt do các đại-cường. Thời-điểm này Trung-Hoa là một đế-quốc hùng-mạnh, đất rộng, dân đông, tài-nguyên phong-phú không nước nào sánh bằng.

Hai thuật-ngữ «quật-khởi» và «quang-phục» cũng cần hiểu rơ. Quật-khởi 崛起 là một ḿnh trỗi dậy để vượt lên cao hơn cả (trong chữ quật, lấy ra bộ sơn, có bộ thi ở trên hai trái núi (sơn) chồng lại 屈, cũng đọc là quật như quật-cường). Quang-phục 光復, là khi bị thất-bại mất hết cả, sau khôi-phục lại một cách rực-rỡ th́ gọi là quang-phục. Thua mất nước, lấy lại được nước cũng gọi là quang-phục. Hiểu như thế để thấy quang-phục hay quật-khởi trong ḥa-b́nh không phải là việc đơn-giản, nếu không nói là mâu-thuẫn.

Sau họ Đặng là Giang Trạch Dân, hiện nay là Hồ Cẩm Đào, cả ba thế-hệ lănh-đạo của Trung-Quốc liên-tục nỗ-lực vận-dụng tài-lực của nhân-dân Trung-Quốc qua nhiều lănh-vực khác nhau thúc đẩy Trung-Quốc tiến trên con đường mà Đặng Tiểu B́nh đă vạch : trở thành một Đại-Quốc[3].
 

<>

Bản-đồ 2: Cương vực trung Hoa (trước 1960)


Lănh-thổ và ảnh-hưởng chính-trị của Trung-Hoa trước 1840 thể-hiện qua một tấm bản-đồ 2, được sử-dụng trong sách giáo-khoa bậc trung-học từ năm 1950. So-sánh bản đồ (1) và (2) ta thấy có nhiều thay-đổi đáng chú-ư. Người viết trở lại vấn-đề này vào phần dưới.

Quan-niệm về đại-quốc được họ Đặng ghi lại như sau : Một đại-quốc phải hội đủ các điều-kiện:

Thứ nhất, kinh-tế phát-triển hàng đầu thế-giới.
Thứ hai, chiến-lược quân-sự ở địa-vị tiên-phong.
Thứ ba, tuyên-truyền tư-tưởng văn-hóa có thể ảnh-hưởng đến toàn-cầu.
Thứ tư, có ảnh-hưởng chính-trị lớn nhất thế-giới.


Đối-chiếu các điểm thấy rằng hiện nay kinh-tế Trung-Quốc chưa sánh được với Hoa-Kỳ, Nhật-Bản và nhiều nước Châu-Âu. Nhưng Trung-Quốc có một tiềm-năng và một khả-năng toàn-diện. Về kinh-tế tính theo cách tính ở ghi chú 2 th́ ta thấy Trung-Quốc có thể vượt qua các nước Châu-Âu trong vài ba năm tới. Khả-năng quân-sự của Trung-Quốc không thể sánh với Hoa-Kỳ và Nga nhưng đứng hàng thứ 3 trên thế-giới. Từ trên hai thập-niên, quân-đội Trung-Quốc đă liên-tục hiện-đại-hóa, quân-lực Trung-Quốc hùng-mạnh và được trang-bị những thiết-bị có kỹ-thuật tối-tân [4]. Điểm mạnh khác, họ Đặng nhấn mạnh, xă-hội Trung-Quốc là một xă-hội ổn-định; Trung-Quốc là một nước Xă-Hội Chủ-Nghĩa lớn nhất, có thể huy-động và tập-trung sức mạnh toàn dân để vượt qua mọi thử-thách.

Điều này đúng. Ta thấy trong thời-kỳ chiến-tranh lạnh, dân-chúng Liên-Xô ăn không đủ no mặc không đủ ấm nhưng về lănh-vực khoa-học và kỹ-thuật quốc-pḥng nước này không thua sút Hoa-Kỳ. Thí-dụ khác, hiện nay dân Bắc-Hàn không có gạo ăn, có nơi dân phải ăn cỏ, chết đói, nhưng giới lănh-đạo ngông-cuồng, thách-thức cả thế-giới tư-bản khi làm bom nguyên-tử và các loại hỏa-tiễn chiến-lược.

Ở các nước độc-tài, việc huy-động tiềm-năng quốc-gia để thực-hiện một việc ǵ đó, cho dầu rất điên-cuồng, sẽ dễ-dàng hơn rất nhiều ở các nước dân-chủ.

Họ Đặng cũng cho rằng Trung-Quốc có một nền văn-minh lâu đời. «Nho học của Trung-Quốc là một nền văn-hóa ưu-tú của loài người, có ảnh-hưởng ngang với ba tôn-giáo lớn là Cơ-Đốc giáo, Hồi-Giáo và Phật-Giáo, c̣n là cơ-sở văn-hóa của quan-niệm giá-trị Đông-Á có ảnh-hưởng trên thế-giới». Điểm khác, «Trung-Quốc đang là nước đang phát-triển lớn nhất, là nước thành-công nhất chuyển từ nền kinh-tế kế-hoạch sang nền kinh-tế thị-trường». Đặng Tiểu B́nh cho rằng: «Những điểm đó khiếnTrung-Quốc có ảnh-hưởng chính-trị và tư-tưởng văn-hóa mà các cường-quốc khác không có».

Tuy-nhiên, đến nay Trung-Quốc vẫn chưa phải là đại-cường.

Con đường đi lên «đại quốc» của Trung-Quốc được Đặng Tiểu B́nh khẳng-định là sẽ «không theo đường «bá quyền thực-dân» của Bồ-Đào-Nha hay Ḥa-Lan ở thế-kỷ thứ 16 và 17. Con đường của Trung-Quốc cũng không theo bá-quyền lănh-đạo tự-do kiểu Mỹ hay bá-quyền xă-hội chủ-nghĩa của Liên-Xô, đặc-biệt là sự thống-nhất bá-quyền quân-sự với bá-quyền h́nh-thái ư thức».

Họ Đặng kết-luận:

«Mục-tiêu của Trung-Quốc là trở thành một nước nêu gương phát-triển toàn-diện, một nước sáng-lập tự-do dân-chủ xă-hội chủ-nghĩa.
« Thứ nhất, làm một nước ḥa-b́nh và phát-triển, không bành-trướng xâm-lược, không cướp đoạt đối với bên ngoài, dựa vào sức ḿnh và lớn mạnh.
« Thứ hai, sáng-lập tự-do dân chủ xă-hội chủ-nghĩa, sáng-tạo văn-hóa, sáng-tạo văn-minh nước lớn xă-hội chủ-nghĩa kiểu mới.
« Thứ ba, không yêu-cầu người khác tuân-theo y-nguyên mô-h́nh phát-triển của ḿnh …
« Thứ tư, Trung-Quốc cần có cống-hiến đáng kể đối với nhân-loại, nhất là cần chủ-tŕ công-bằng, chủ-tŕ chính-nghĩa, ra sức giúp-đỡ các nước vừa và nhỏ phát-triển, không đ̣i hỏi bất cứ điều kiện ǵ. »


Nói là một việc, có giữ được lời nói hay không là một việc khác.

Ta nhận thấy lănh-đạo Trung-Quốc, từ hập niên 80 đến nay, liên-tục trên 20 năm, đă gia-tăng ngân-sách quốc-pḥng bằng những con số chóng mặt. Từ 6,6 tỉ đô-la năm 1992 lên đến 11 tỉ năm 1998 và 20 tỉ năm 2002. Trong 10 năm tăng trên 300%. Đây là những con số chính-thức do nhà nước Trung-Cộng đưa ra. Thực-tế th́ con số này lớn hơn rất nhiều. Theo nghiên-cứu [5] của các học-viện uy-tín cho biết th́ năm 1992 con số có thể từ 20 đến 30 tỉ, năm 1998 từ 30 đến 40 tỉ và năm 2001 là 60 đến 65 tỉ, chiếm khoảng 5% PNB. Ngân-sách cho quốc-pḥng năm 2006 có thể lên đến trên 100 tỉ đô-la. Việc gia-tăng ngân-sách quốc-pḥng đều-đặng trung-b́nh 15-20% mỗi năm của Trung-Quốc đă làm cho Hoa-Kỳ lo-ngại. Bộ-trưởng Ngoại-Giao Condoleeza Rice đă chất-vấn việc này và cho rằng Trung-Quốc không có lư-do nào để gia-tăng ngân-sách quốc-pḥng. Đây là những con số khổng-lồ, chúng tố-cáo Trung-Quốc đang chuẩn-bị chiến-tranh. Trong vài năm tới Trung-Quốc sẽ có khả-năng tranh bá với Hoa-Kỳ.

Như thế, Trung-Quốc «quật-khởi» hay «quang-phục» bằng ḥa-b́nh hay bằng chiến-tranh ?

Để t́m câu trả lời, trở lại 2 tấm bản-đồ đính kèm.

Nghiên-cứu bản-đồ 2, tức bản-đồ xác-định lănh-thổ và ảnh-hưởng chính-trị của Trung-Hoa trước năm 1840. Bản-đồ này có trong chương-tŕnh trung-học của bộ giáo-dục Trung-Quốc từ năm 1950. So-sánh với bản-đồ hiện nay ta thấy Trung-Quốc có 21 vùng đất trước 1840 thuộc Trung-Hoa hay thần-phục Trung-Hoa (ghi theo A,B,C…), đó là:


A : đảo Sakhaline, nhường cho Nga và Nhật.
B : Vùng đất Đông-Bắc, phía Đông sông Thương (Amour), nhượng cho Nga theo hiệp-ước Bắc-Kinh năm 1860.
C : Vùng đất Đông-Bắc, phía Tây sông Thương, nhượng cho Nga năm 1858 theo hiệp-ước Aigun.
D : Mông-Cổ, tuyên-bố độc-lập năm 1924.
E : Cộng-Ḥa Touva, tuyên-bố độc-lập năm 1921, sau đó sát nhập vào Liên-Xô năm 1944.
F : Vùng đất Tây-Bắc, nhượng cho Nga qua hiệp-ước Tacheng 1864.
G : Pamir, bị Nga và Anh bí-mật lấy chia với nhau năm 1896.
H : Népal, độc-lập năm 1898, sau đó trở thành thuộc-địa Anh.
J : Sikkim, Anh chiếm năm 1889.
K : Bhoutan, độc-lập năm 1865, sau đó trở thành thuộc-địa Anh.
L : Vùng biên-giới Tây-Bắc, bị Anh chiếm.
M : Assam, Miến-Điện nhượng cho Anh năm 1826.
N : Miến-Điện, thuộc-địa Anh năm 1886.
O : Đảo Andaman, thuộc-địa Anh
P : Thái-Lan, độc-lập nhưng dưới sự kiểm-soát của Anh và Pháp năm 1904.
Q : Đông-Dương, thuộc-địa Pháp năm 1885.
R : Mă-Lai (lục-địa), thuộc-địa Anh năm 1985.
S : Quần-đảo Sulu, thuộc-địa Anh năm 1895.
T : ĐàI-Loan, nhượng cho Nhật qua hiệp-ước Simonoseki năm 1895.
U : Quần-đảo Điếu-Ngư, Nhật chiếm năm 1910.
V : Triều-Tiên, độc-lập năm 1895, trở thành thuộc-địa Nhật năm 1910.


Đối-chiếu với bản-đồ vừa công-bố, ta thấy:

Đối với Nga: tất cả các vùng đất đă bị nhượng cho Nga qua các hiệp-ước bất-b́nh-đẳng đều vĩnh-viễn thuộc về Nga. Các vùng đất cho là của Trung-Quốc trong bản-đồ năm 1950 nay đă không c̣n thấy trên bản-đồ mới.

Trung-Quốc và Nga vừa kư kết các hiệp-ước phân-định biên-giới. Trung-Quốc công-nhận hậu-quả các hiệp-ước bất-b́nh-đẳng mà các nhà lănh-đạo trước như Mao Trạch Đông, Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu B́nh… đă không công nhận. Trung-Quốc đă từ bỏ chủ-quyền ở đảo Sakhaline, hai vùng đất phía Đông-Bắc Trung-Hoa (phía Đông và Tây sông Thương). Diện-tích hai vùng này lên đến trên 1 triệu cây-số vuông. Riêng vùng Tây-Bắc, là vùng đất nhượng cho Nga qua hiệp-ước Tacheng, rộng khoảng 900 ngàn cây số vuông, hiện nay thuộc các cộng-ḥa độc-lập Kazakhstan, Kirghizistan và Ouzbékistan. Trung-Quốc vừa phân-định lại biên-giới với các nước này. Kết quả Trung-Quốc lấy lại vài chục ngàn cây-số vuông (tức bỏ mất trên 800 ngàn cây-số vuông). Vùng Pamir, Anh-quốc công-nhận chủ-quyền của Nga tại đây năm 1896 nhưng Trung-Quốc không nh́n-nhận. Hiện nay đất này thuộc Nga nhưng không biết thái-độ của Trung-Quốc như thế nào.

Nh́n chung, đối với Nga th́ ta thấy Trung-Quốc đă có những nhượng-bộ rất lớn, kể cả đối với các nước cộng-ḥa Trung-Á vừa độc-lập. Nguyên-nhân v́ Nga mạnh và Trung-Quốc cần Nga để hiện-đại quân-đội. Đổi lại việc nhượng bộ này Nga đă dễ-dàng bán cho Trung-Quốc những chiến-cụ cần-thiết. Hai bên đă có kư-kết những hiệp-ước liên-quan về kinh-tế và quân-sự quan-trọng. Sự nhượng-bộ của Trung-Quốc đối với các nước Trung-Á cũng dễ-dàng giải-thích : Trung-Quốc cần dầu hỏa của các nước này, mặt khác, ảnh-hưởng của Hoa-Kỳ vừa mới đặt tại đây làm Trung-Quốc lo-ngại. Nhờ ở nhượng-bộ về biên-giới mà Trung-Quốc đă dễ-dàng đặt đường ống dẫn dầu cũng như kư-kết được nhiều hiệp-ước hợp-tác kinh-tế quan-trọng.

Đối với Ấn-Độ th́ Trung-Quốc vẫn c̣n đang thương-lượng để phân-định lại biên-giới. Hai nước này đă từng chạm súng năm 1960 v́ tranh-chấp lănh-thổ ở vùng Cachemire. Hiện nay hai bên c̣n tranh-chấp ở các vùng: Nepal (tranh dành ảnh-hưởng), Sikkim (trở thành tiểu-bang của Ấn-Độ năm 1975), Bhoutan (thuộc ảnh-hưởng Ấn-Độ từ năm 1949), vùng biên-giới giữ Ấn-Độ và Tây-Tạng (được xác định qua lằn ranh Mac Mahon mà Trung-Quốc phủ-nhận) và vùng Assam. Việc thương-thuyết của hai bên bắt đầu từ năm 2003 và hiện nay th́ bước qua ṿng thương-thuyết lần thứ 8 (25 đến 27 tháng 6 năm 2006). Trên bản-đồ hiện nay không thấy ghi rơ-rệt chủ-quyền các vùng tranh-chấp.

Đối với các nước gọi là “phiên-bang” của Trung-Hoa ngày xưa như Thái-Lan, Miến-Điện, Lào …. Th́ khuynh-hướng rất tốt đẹp cho Trung-Quốc. Đối với Thái-Lan, Miến-Điện, Trung-Quốc đă kéo được hai nước này vào ṿng ảnh-hưởng của ḿnh. Miến-Điện đă cho Trung-Quốc sử-dụng hải-cảng, cho đặt ống dẫn dầu từ Ấn-Độ-Dương lên Vân-Nam và hai nước này đă có những hiệp-ước về kinh-tế và quân-sự quan-trọng. Riêng Thái-Lan, dự án đào kinh nối vịnh Bengale và vịnh Thái-Lan của Trung-Quốc vẫn c̣n thời-sự. Con kinh này sẽ giúp Trung-Quốc không qua eo biển Malacca (chịu sự kiểm-soát của Mă-Lai, Nam-Dương và Tân-Gia-Ba nhưng lực-lượng của Anh và Hoa-Kỳ được quyền đóng tại Tân-Gia-Ba) cũng như eo biển Sonde của Nam-Dương. Nếu con kinh này được đào th́ Trung-Quốc sẽ ít lo-ngại về an-toàn năng-lượng cho sự phát-triển của ḿnh. Phía Tây Trung-Quốc nhờ các ống dẫn từ Trung-Á, Phía Nam th́ nhờ ống dẫn từ Miến-Điện; việc này sẽ giúp cho Trung-Quốc giải-quyết sự tŕ-trệ các vùng này v́ thiếu hạ-tầng cơ-sở về giao-thông.

Đối với các nước Nam-Dương, Mă-Lai, Phi-Luật-Tân th́ Trung-Quốc không hề tương-nhượng. Bản-đồ mà Trung-Quốc vừa công-bố đă chồng-lấn lên lănh-hải của các nước này. Nh́n chung th́ kinh-tế của hai nước quan-trọng là Nam-Dương và Mă-Lai đều do người Hoa nắm giữ.

Đối với Nhật-Bản, vấn đề tranh-chấp hải-phận và chủ-quyền các đảo Điếu-Ngư (Senkaku) ngày càng gay-gắt. Trung-Quốc đă đặt dàn khoan dầu tại vùng mà Nhật cho là sẽ hút dầu của họ. Trên bản-đồ vừa công-bố cũng không ghi rơ v́ đảo này rất nhỏ.

Riêng đối với Việt-Nam, chậm và chắc, Trung-Quốc đă kéo nước này vào ṿng ảnh-hưởng của ḿnh như trước năm 1858. Lối đối-xử giữa lănh-đạo hai nước, từ thời Đỗ Mười đến nay, có tương-quan thần-tử với thiên-triều. Trung-Quốc muốn điều chi th́ lănh-đạo VN mau-mắn chầu-ứng. Hiệp-Ước phân-định Vịnh Bắc-Việt lănh-đạo VN cống cho Tàu trên 11 ngàn cây số vuông. Hiệp-ước phân-định biên-giới trên đất liền th́ lănh-đạo VN cống cho thiên-tử ½ thác Bản-Giốc, 300m đất trước cổng Nam-Quan. Những vùng đất khác bị triều-cống th́ chưa được biết. Thiên-tử muốn Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ-tướng th́ trung-ương đảng CSVN lẹ-làng tuân chiếu-chỉ. Vân vân và vân vân. Đổi lại, Trung-Quốc hứa-hẹn nhiều thứ, như sẽ đầu-tư ở VN, đến năm 2006, sẽ là 5 tỉ đô-la. Nhưng thực-tế, đến năm nay (tin BBC, tháng 7-2006) con số này chỉ có 650 triệu. Trung-Quốc cho lănh-đạo VN ăn bánh vẽ mà họ không biết.

Theo Bản-đồ mà Trung-Quốc vừa công-bố th́ Việt-Nam thiệt-hại nhiều nhất. Hoàng-Sa, Trường-Sa và phần lớn hải-phận Việt-Nam đă bị Trung-Quốc dành lấn. Ngoại-GiaoViệt-Nam chỉ phản-ứng cho có lệ v́ sợ dân-chúng phản-đối.

V́ thế “ḥa b́nh” của Trung-Quốc trong thuyết “Trung-Quốc Ḥa-B́nh Quật-Khởi” là ḥa b́nh với nước lớn như Nga hay là các nước nằm trên “dây chuổi chiến-lược”, cần-thiết cho họ như Thái-Lan, Miến-Điện. Nhưng sẽ không “ḥa-b́nh” với các nước yếu hơn như Việt-Nam, Mă-Lai, Nam-Dương và Phi-Luật-Tân.

Nỗ-lực hiện-đại hóa quân-đội liên-tục từ hơn hai thập niên vừa qua của Trung-Quốc người ta tưởng rằng nó nhắm về Đài-Loan. Chắc-chắn Đài-Loan là cái cớ để Trung-Quốc gia-tăng ngân-sách quốc-pḥng của ḿnh. Nhưng chưa chắc Đài-Loan là một mục-tiêu quân-sự. Hai bên, đảo và lục-địa, có quá nhiều mẫu-số chung để gây xung-đột. Phe đ̣i độc-lập ở Đài-Loan, theo một cuộc thăm ḍ, không quá 25% và con số này ngày càng xuống thấp. Trong lúc sắc dân Hẹ (Hakka, khoảng 12% đến 15%, Đặng Tiểu B́nh thuộc sắc dân này) th́ đ̣i thống-nhất. Hai bên cùng có một chủ-trương : một nước Trung-Quốc. Hoa-Kỳ cũng nh́n-nhận thực-tế này và thường-xuyên ra thông-báo nhằm trấn-an Bắc-Kinh. Trong khi kinh-tế của Trung-Quốc ngày thêm phát-triển đă quyến-rũ nhiều tầng-lớp dân-chúng Đài-Loan, ngoài kỹ-nghệ tin-học, nay là nông-dân, qua vụ băi bỏ thuế-quan. Trao đổi về kinh-tế hai bên ngày càng quan-trọng, khó mà h́nh-dung một cuộc chiến sẽ xảy ra, mặc dầu tổng-số ngân-sách quốc-pḥng hai bên có thể lên trên 200 tỉ đô-la.

Rơ-rệt thái-độ công-bố bản-đồ chính-thức của Trung-Quốc là thái-độ “hùng phong đại quốc”. Đối với Việt-Nam, có người nói rằng: anh cả hay anh hai, hai anh đều là anh cả. Anh cả là Hoa-Kỳ, anh hai là Trung-Quốc (lư ra là anh ba, anh ba Tàu, anh hai là Nga). Đó là thái-độ công-nhận vị-trí đại-quốc của Tàu. Trung-Quốc có xứng-đáng chưa?

Xứng-đáng hay chưa th́ không quan-trọng, thái-độ “sợ” Tàu hay không mới là quan-trọng. Có nhiều nước nhỏ nhưng không sợ nước lớn. Bắc-Hàn và Hoa-Kỳ là một thí-dụ. Nếu anh đánh tôi, tôi chết th́ anh cũng bị thương nặng. Nếu Việt-Nam nói được với Tàu điều này th́ Tàu sẽ không dám đụng đến một tất đất của Việt-Nam. Nhưng Việt-Nam có khả-năng răn-đe nào để nói với Trung-Quốc được như vậy? Việt-Nam không có khả-năng ǵ hết. Trung-Quốc biết rất rơ điều này cho nên họ lấn-lướt mọi mặt với VN, điển-h́nh trong vấn-đề biên-giới.

Chắc-chắn Việt-Nam vẫn c̣n một phương-pháp để giữ vẹn-toàn lănh-thổ cũng như những quyền-lợi khác. Nhưng t́nh-trạng chính-trị VN vẫn không thay đổi, thậm-chí ngày càng tồi-tệ hơn. Càng để lâu, càng kéo dài t́nh-trạng này th́ Trung-Quốc càng có lợi, Việt-Nam sẽ vô-phương cứu-văn.

Chắc-chắn Việt-Nam vẫn c̣n một phương-pháp để giữ vẹn-toàn lănh-thổ cũng như những quyền-lợi khác. Nhưng t́nh-trạng chính-trị VN vẫn không thay đổi, thậm-chí ngày càng tồi-tệ hơn. Càng để lâu, càng kéo dài t́nh-trạng này th́ Trung-Quốc càng có lợi, Việt-Nam sẽ vô-phương cứu-văn.

Trương Nhân Tuấn


 

Sách tham-khảo:

Jean Pierre Cabestan, La Chine en Quête de ses Frontières. NXB Sciences PO, Septembre 2005.
Jean Pierre Cabestan, Chine-Taiwan La guerre est-elle concevable ?. Bibliothèque Stratégique, NXB Economia, Octobre 2003.
Jean-Vincent Brisset, La Chine, une puissance encerclé ? NXB Barnéoud, mai 2002.
Trần Tiên Khuê, Đặng Tiểu B́nh từ lư-luận đến thực-tiễn. NXB Khoa-Học Xă Hội, quí II năm 2004.


[1] Bộ bản-đồ này là các bản-đồ : Trung-Quốc Chính Khu中国政区, Trung-Quốc Địa Thế 中国地势, Trung-Quốc Thủy Hệ中国水系 và Trung Quốc Giao Thông 中国交通.

[2] Trung-Quốc gọi « đại-quốc » để chỉ cho « grande puissance » gọi theo Tây-Phương, tức « đại-cường » theo thói quen của người Việt.

[3] Cho đến nay, nếu tính từ sau vụ « học Việt-Nam một bài học » 1979, Trung-Quốc đă có những phát-triển nhảy vọt về mọi mặt nhưng không đồng-đều. Nếu theo đà tiến về kinh-tế hiện nay và chỉ tính các tỉnh phát-triển ven biển, chỉ đến năm 2010 th́ Trung-Quốc có khoảng 600 triệu người có mức sống tương-đương với dân Nam-Hàn, tức vào khoảng 10.000 $US/đầu người. Trong khi đó các tỉnh trong lục-địa và 700 triệu dân c̣n lại, th́ không phát triển, hay phát triển rất chậm. B́nh-quân đầu người hiện nay ở các vùng này vẫn chỉ vào khoảng dưới 500 $US/người, tức chỉ bằng 1/5, nhiều khi 1/10 dân thuộc các tỉnh phát-triển vùng ven biển. Nếu h́nh-dung một nước có kinh-tế phát-triển với tầm cỡ Đại-Hàn, có dân-số đông 600 triệu người, th́ chắc-chắn đây phải là một « đại-cường » đúng nghĩa. Trong vài năm nữa Trung-Quốc sẽ là nước đó.

[4] Một điểm quan-trọng nữa của Trung-Quốc ít được các nhà nghiên-cứu nhắc đến là khả-năng nguyên-tử của Trung-Quốc đồng-thời chiến-lược răn-đe nguyên-tử của nước này. Theo bản báo-cáo của Cox Barreur công bố ngày 3 janvier 1999 cho thấy Trung-Quốc đă đánh cắp những tài-liệu mật về kỹ-thuật làm bom nhiệt-hạch. Bản báo-cáo tố-cáo Trung-Cộng đánh cắp các tài-liệu này từ những năm cuối của thập-niên 1970. Nhưng vụ đánh cáp tài-liệu mật tương-tụ cũng đă diễn ra vào thập-niên 1990 và chắc-chắn nó vẫn c̣n diễn ra đến ngàyhôm nay. Nhờ vào kỹ-thuật đánh cắp này Trung-Hoa đă có loại bom nhiệt-hạch (thermonucléaire) giống y như kiểu của Hoa-Kỳ. Ngoài ra, rất có thể Trung-Quốc đă thành-công trong việc chế-tạo các loại đầu đạn « đa đầu ». Trong lănh-vực vũ-khí hóa-học và sinh-học, chắc-chắc Trung-Quốc đă có những tiến-triển nhưng hiện nay không ai biết được khả-năng thực sự của họ.

Về chiến-lược răn-đe nguyên-tử của Trung-Quốc thi nước này áp-dụng lối « không làm sáng tỏ » của Pháp-quốc, tức để ai muốn nghĩ sao thi nghĩ. Tuy nhiên, gần đây, một tướng-lănh cao-cấp của Trung-Quốc có tuyên-bố là Trung-Quốc sẵn-sàng bắn sang Hoa-Kỳ nếu nước này can-thiệp vào Đài-Loan khi chiến-tranh xảy ra. Điểu này làm ta nhớ lại những lời tuyên bố của Mao Trạch Đông thang thập niên 60. Ông này cho rằng Trung-Quốc không sợ chiến-tranh nguyên-tử với Hoa-Kỳ. Họ Mao nói như sau : "le chantage atomique des États-Unis ne saurait pas intimider le peuple chinois. Dans notre pays, il y a six cents millions d’habitants et neuf millions six cent mille kilomètres carrés de territoire. Les bombes atomiques américaines ne pourront pas éliminer les Chinois. Si les États-Unis déclenchent la troisième guerre mondiale, (...) il en résultera l’élimination de la classe dirigeante des États-Unis, de la Grande Bretagne et d’autres pays complices. La plupart des régions du monde deviendront des pays dominés par le communisme. L’issue de la guerre mondiale ne sera pas bénéfique aux belligérants, mais aux communistes et aux peuples révolutionnaires du monde".

Trong sách Vive la pensée de Mao Zedong in năm 1969 ghi lại tuyên-bố của Mao năm 1958 : "Plusieurs fois dans l’histoire chinoise, la population a été à demi éliminée. À l’époque de l’empereur Wudi de la dynastie Han (de 206 av. J.-C. à 220 ap. J.-C.), la population était de cinquante millions d’habitants. En raison des guerres pendant les Trois Royaumes (220-280) , la dynastie des deux Jin (265 - 420) et les dynasties du Sud et du Nord (420 - 581), il ne restait plus qu’une population d’une dizaine de millions d’habitants. Au début de la dynastie Tang (618-907), la population était de vingt millions de Chinois. à l’époque de l’empereur Xuanzong, elle atteignait le chiffre de cinquante millions. Après la rébellion d’An Lushan, pendant la période des Cinq Dynasties (907-960), la Chine était éclatée entre plusieurs États, jusqu’à la dynastie Song (960-1279), où elle a été réunifiée. Il restait seulement un peu plus de dix millions d’habitants. À mon avis, les armes modernes ne sont pas plus puissantes que le sabre de Guan Yunchang. (...) Peu d’hommes sont morts pendant les deux guerres mondiales. Dix millions sont morts pendant la première, vingt millions pendant la seconde. Quant à nous, nous avons eu quarante millions de morts plusieurs fois dans notre histoire. Voyez ! Quelle puissance ont les sabres ! On n’a pas encore d’expérience sur la guerre atomique. On ne peut pas savoir combien de morts il peut y avoir suite à la guerre nucléaire. On peut imaginer qu’il reste la moitié ou le tiers de la population. C’est-à-dire neuf cents millions d’hommes sur les deux milliards neuf cents millions. Après quelques programmes quinquennaux, on pourra se redresser. Or, le capitalisme sera complètement éliminé et on aura gagné la paix durable. Ce n’est pas une mauvaise chose". Trích : « LA CONCEPTION CHINOISE DE LA DISSUASION NUCLÉAIRE À L’ÉPOQUE DE MAO ZEDONG (avant 1978) » của Chen Shi Nin. [http://www.stratisc.org/strat_063_CHENSHI.html]

Ta nh́n nhận rằng nhiều lần trong lịch-sử dân-tộc Hoa đă bị tiêu-diệt phân nửa. Mỗi lần diễn ra là mỗi lần Trung-Quốc « quang-phục » lại và lớn mạnh hơn. Ngay cả ngày hôm nay, nếu chiến-tranh tiêu diệt ½ dân-số Trung-Quốc, việc này chưa chắc làm cho Trung-Quốc bị suy-thoái. Nhưng ở vào trường-hợp Hoa-Kỳ, nếu nước này bị tiêu-diệt ½ (hay 1/5) dân-số th́ chắc-chắn nước này sẽ bị gục, sẽ không phát-triển lên được.

[5] International Institute of Strategic Studies, The Military Balance, 2002-2003. London, Oxford University Press.
 

__._,_.___