Thêm một tổ chức chính trị Việt Nam
bị chính quyền cộng sản coi là "tổ chức khủng bố"
Nguyễn Văn Huy

"... tại sao chính quyền cộng sản lại xếp đảng Việt Tân là tổ chức khủng bố vào lúc này, khi mà họ đă tỏ ra ôn ḥa rất nhiều ? ..."

Ngày 29-3-2007, Thông Tấn Xă Việt Nam đă loan tin chính quyền cộng sản Việt Nam đă "xếp loại" đảng Việt Tân vào danh sách "tổ chức khủng bố cần được ngăn chặn nhằm bảo đảm an ninh cho mọi người dân".

Bản tin của Thông Tấn Xă Việt Nam không đăng nguyên văn quyết định này, cũng không nói quyết định này do ai kư và dựa trên những cơ sở nào. Những dữ kiện mà Thông Tấn Xă Việt Nam đưa ra cũng không có ǵ để chứng minh đảng Việt Tân là tổ chức khủng bố cả. Tuy nhiên v́ Thông Tấn Xă Việt Nam là cơ quan của nhà nước nên có thể coi như bản tin này xuất phát từ nhà nước và đúng là đảng Việt Tân đă bị chính quyền cộng sản Việt Nam coi như một đảng khủng bố. Cho tới nay mới chỉ có tổ chức Chính Phủ Việt Nam Tự Do của Nguyễn Hữu Chánh chính thức bị nhà cầm quyền Việt Nam coi là tổ chức khủng bố.

Đảng Việt Tân (tên chính thức là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng), theo thông tin của chính họ, là một tổ chức được thành lập tháng 10-1982 trong nội bộ của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (gọi tắt là Mặt Trận), do ông Hoàng Cơ Minh làm chủ tịch. Ông Hoàng Cơ Minh cũng là chủ tịch đảng Việt Tân.

Vai tṛ của đảng Việt Tân lúc được thành lập là để qui tụ những người ủng hộ ông Hoàng Cơ Minh trong Mặt Trận. Về sau này, khi những người không thuận với ông Hoàng Cơ Minh đă ly khai hoặc bị đào thải khỏi Mặt Trận th́ Việt Tân trên thực tế trở thành ṿng trong, nghĩa là những thành phần ṇng cốt của Mặt Trận, cho nên đảng Việt Tân và Mặt Trận chỉ là một. Đảng Việt Tân cũng nh́n nhận như thế cho nên ngày 19-9-2004, họ đă tổ chức đại hội tại Berlin để chính thức giải tán Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và công khai hóa đảng Việt Tân với lư do là sự phân biệt hai tổ chức này không c̣n ư nghĩa nữa.

Đảng Việt Tân được thành lập như một tổ chức chủ trương kháng chiến vơ trang chống lại chính quyền cộng sản Việt Nam. Họ tuyên truyền là đă thành lập được nhiều "chiến khu quốc nội". Tờ báo Kháng Chiến của họ đă nhiều lần loan tin là họ đă có những hoạt động vơ trang ở trong nước. Nhờ những "thành tích kháng chiến" này, họ đă quyên góp được một số tiền lớn và đồng thời cũng mở nhiều cơ sở kinh tài mà nổi tiếng nhất là hệ thống "Phở Ḥa". Về sau, sự thật được phơi bày là những "thành tích" này chỉ là giả tưởng, "chiến khu quốc nội" thực ra chỉ là một doanh trại trên lănh thổ Thái Lan, c̣n các hoạt động vơ trang trong nước th́ đều không có.

Năm 1984, một phần có lẽ chính v́ sự thành lập đảng Việt Tân nên Mặt Trận này tan vỡ. Nhân vật thứ hai của Mặt Trận này là đại tá Phạm Văn Liễu ly khai, tố giác Mặt Trận làm kháng chiến giả và uy tín của Mặt Trận không c̣n ǵ. Tuy vậy, nhờ phương tiện tài chính dồi dào họ vẫn tồn tại được, dù phải co cụm lại.

Năm 1987, từ doanh trại Thái Lan, ông Hoàng Cơ Minh tổ chức chiến dịch Đông Tiến, cùng với khoảng 200 người vượt qua lănh thổ Lào để tiến vào Việt Nam, nhưng bị chặn đánh ngay trên đất Lào trước khi vào được Việt Nam. Ông Hoàng Cơ Minh tự sát, đoàn quân bị tan ră, một số chết, số c̣n lại bị bắt giải về Việt Nam và xử án tù. Chỉ 15 năm sau, đảng Việt Tân mới nh́n nhận sự kiện này, trước đó họ vẫn nói là ông Hoàng Cơ Minh đang hoạt động tại quốc nội. Càng về sau này, nhất là từ khi ra công khai, đảng Việt Tân càng có khuynh hướng chọn đường lối đấu tranh bất bạo động, dù chưa bao giờ họ tuyên bố dứt khoát từ bỏ đường lối vơ trang.

Đảng Việt Tân đă từng bị nhiều người tố giác là đă có những hành động khủng bố tại hải ngoại đối với những người mà họ cho là không thuận với họ. Một thí dụ cụ thể là hai ông Cao Thế Dung (một cựu thành viên cao cấp của Mặt Trận) và Vũ Ngự Chiêu đă viết sách công khai tố giác họ là có hành động khủng bố. Những người lănh đạo Việt Tân đă kiện hai ông này về tội vu cáo nhưng ṭa án Mỹ đă phán quyết hai ông này trắng án. Ngược lại luật pháp Mỹ cũng chưa từng kết tội Việt Tân là đảng khủng bố.

Năm 2006, đảng Việt Tân lại bị rạn nứt lớn, ông Trần Xuân Ninh, một ủy viên trung ương đảng Việt Tân, cùng với một số người, từ 50 đến 70 người, tách ra lập tổ chức riêng, tố cáo ban lănh đạo Việt Tân là chệch hướng. Trong số những người ly khai có cả ông Hoàng Cơ Long, anh em song thai của ông Hoàng Cơ Minh.

Sau bản tin của Thông Tấn Xă Việt Nam, đảng Việt Tân đă ra thông cáo báo chí bác bỏ lập luận của chính quyền cộng sản Việt Nam và tuyên bố tiếp tục đấu tranh bằng đường lối bất bạo động.

Câu hỏi đặt ra là tại sao chính quyền cộng sản lại xếp loại đảng Việt Tân là tổ chức khủng bố vào lúc này, khi mà họ đă tỏ ra ôn ḥa rất nhiều so với trước đây ? Muốn trả lời câu hỏi này có lẽ phải nh́n vào hậu quả của quyết định này. Nó có nghĩa là từ nay những người có liên hệ, hoặc bị coi là có liên hệ, thậm chí là bị vu cáo có liên lạc với đảng Việt Tân đều có thể bị bắt và xử những bản án rất nặng. Như vậy quyết định này chỉ nhắm mục đích cho phép nhà cầm quyền cộng sản chuẩn bị cho những vụ án thô bạo sắp tới.

Điều đáng lo ngại là trong bản tin của Thông Tấn Xă Việt Nam có liệt kê một số người trong nước, trong đó có luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Quốc Quân hiện đang bị bắt giam như là những người được Việt Tân "lựa chọn". Đây là một cách nói mập mờ gian trá. Việt Tân có thể đă cố gắng bắt liên lạc với hai luật sư trẻ này nhưng họ có hợp tác với Việt Tân không là chuyện khác. Thông Luận có đủ yếu tố để khẳng định rằng hai vị luật sư trẻ này không hề hợp tác với đảng Việt Tân. Mặt khác, họ là những người rất ôn ḥa, không những không tán thành mà c̣n rất thù ghét bạo lực và khủng bố.

Nguyễn Văn Huy