Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

 

Văn Bút Quốc Tế phản đối bản án ở Huế

và tố cáo Việt cộng vi phạm Công Ước Quốc Tế

khi giam nhốt linh mục Nguyễn Văn Lư

 

  Ngày 3 tháng 4 năm 2007, trong một Kháng Nghị Thư phổ biến trên Mạng lưới toàn cầu "Can thiệp Khẩn cấp" (Rapid Action Network), Ủy ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị cầm tù  phản đối việc chế độ Hà Nội phạt tù linh mục Nguyễn Văn Lư. Đối với Văn Bút Quốc tế, khi giam nhốt linh mục chủ biên bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận (bất hợp pháp đối với chế độ độc tài cộng sản), nhà cầm quyền Hà Nội đă vi phạm Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà họ đă kư kết. Văn Bút Quốc Tế đ̣i linh mục Nguyễn Văn Lư  được phóng thích ngay và vô điều kiện. Đồng thời, Văn Bút Quốc Tế bày tỏ mối quan ngại đối với t́nh trạng sức khỏe của vị tu sĩ đă tuyệt thực sau khi bị bắt hôm 19 tháng 2 năm 2007.

  Theo nguồn tin của Văn Bút Quốc Tế, ngày 30 tháng 3, ṭa án nhân dân ở Huế đă phạt linh mục Nguyễn Văn Lư 8 năm tù và 5 năm quản chế. Vị linh mục nguyên quản giáo xứ An Truyền đă bị buộc ‘tội vi phạm nghiêm trọng an ninh nhà nước’. Ṭa án Việt cộng c̣n phạt bốn người cộng tác với linh mục Nguyễn Văn Lư là :

- ông Nguyễn Phong, 32 tuổi, cữ nhân Học viện Giao dịch Quốc tế, 6 năm tù và 3 năm quản chế;

- ông Nguyễn B́nh Thành, 51 tuổi, chuyên viên điện, 5 năm tù và 2 năm quản chế;

- cô Hoàng  Thị Anh Đào, 21 tuổi, thư kư văn pḥng, 2 năm tù treo và 3 năm quản chế;

- bà Lê Thị Lệ Hằng, 44 tuổi, giáo viên, 18 tháng tù treo và 1 năm quản chế.

 (Văn Bút Quốc Tế cho biết có thể coi cuốn phim vidéo thu h́nh vụ án ở Huế trên Trang điện tử http://www.youtube.com/watch?v=bUSJeAakoXI)

  Tin nhận được sáng ngày 2 tháng 4:  Việt cộng đă đưa linh mục Nguyễn Văn Lư ra trại tù lao công cưỡng bách Ba Sao, thuộc tỉnh Nam Hà, nơi linh mục từng bị giam hai lần trước đây (1983-1992 và 2001-2005). Ông Nguyễn Phong và ông Nguyễn B́nh Thành th́ bị chuyển lên trại tù B́nh Điền (khét tiếng hành hạ dă man tù nhân thập niên 80), xă B́nh Điền, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, một trại tù cách thành phố Huế 30cs về phía Tây Nam. 

  Nhắc lại, linh mục Nguyễn Văn Lư, 60 tuổi, bị bắt tại Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế ngày 19 tháng 2 năm 2007. Ông bị cưỡng bách lưu đày biệt lập tại giáo xứ Bến Củi, xă Phong Xuân, huyện Phong Điền, cách Huế khoảng 20 cây số trước khi bị đưa ra ṭa. C̣n hai linh mục Chân Tín và Phan Văn Lợi, đồng chủ biên ‘Tự Do Ngôn Luận’, th́ bị quản thúc tại gia nhưng dường như biện pháp kềm kẹp trái phép đó đă bị băi bỏ. Theo Phóng Viên Không Biên Giới và các nguồn tin khác, để bắt giữ linh mục Nguyễn Văn Lư chiều ngày mồng Ba Tết, Việt cộng đă huy động khoảng 60 công an do một đại tá chỉ huy (chuyên đàn áp Quyền Tự do Tôn Giáo) tràn vào lục soát Nhà Chung, cắt đường dây điện thoại, chiếm pḥng linh mục, cướp đi 6 máy vi tính và điện thoại di động. Sau khi phá tủ để lấy nhiều vật dụng khác, đám công an c̣n đem ổ khóa riêng khóa chặt pḥng ở của linh mục, biến thành pḥng giam.

  Linh mục Nguyễn Văn Lư là một thành viên lănh đạo của phong trào tranh đấu cho Tự do Dân chủ và Nhân Quyền. Ra đời đầu tháng tư năm 2006 bất chấp sự đe dọa, đàn áp, khủng bố của chế độ độc tài độc đảng, Tổ chức c̣n được thế giới nhắc đến với danh xưng ‘Khối 8406’.

  Trong quá khứ, linh mục Nguyễn Văn Lư, nguyên thư kư Ṭa Tổng Giám mục Huế và giáo sư chủng viện, đă bị nhốt tại nhiều nhà tù, trại giam lao công cưỡng bách từ năm 1977 đến 1978 và từ 1983 đến 1992. Cộng sản hành hạ, giam cầm vị tu sĩ này v́ ông đă kiên quyết tranh đấu cho Nhân Quyền, gồm có quyền tự do phát biểu và quyền tự do tín ngưỡng. Được thả, ông vẫn c̣n bị đặt dưới sự canh chừng nghiêm ngặt của công an. Ngày 17 tháng 5 năm 2001, ông bị bắt lại sau khi công bố trên Internet lời Chứng của ông về những sự vi phạm Nhân Quyền trầm trọng trên quê hương ông. Bản văn này được phổ biến trên khắp thế giới. Ngày 19 tháng 10 năm 2001, ṭa án cộng sản ở Huế đă tuyên phạt vị tu sĩ 15 năm tù và 5 năm quản chế v́ phạm ‘tội phá hoại đoàn kết quốc gia’ và ‘không tuân theo lệnh quản chế hành chánh’. Trước áp lực quốc tế, nhà cầm quyền Hà Nội bị buộc phải giảm án tù hai lần (tổng cộng 10 năm). Tiếp theo đơn khiếu kiện của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ, trong Khóa Họp thứ 38 ngày 27 tháng 11 năm 2003, Ban Công Tác chống Giam Cầm Độc Đoán thuộc Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc phán định rằng ‘Sự tước đoạt quyền tự do của linh mục Nguyễn Văn Lư là độc đoán, v́ hành động đó vi phạm điều 19 của Tuyên Ngôn Toàn Thế Giới về Nhân Quyền và điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Linh mục Nguyễn Văn Lư được Văn Bút Quốc Tế bênh vực và Trung tâm Văn Bút Slovaquie nhận làm hội viên danh dự. Cuối cùng, nhà cầm quyền Hà Nội phải phóng thích linh mục Nguyễn Văn Lư vào dịp Tết Ất Dậu 2005.

  Kháng Nghị Thư của Văn Bút Quốc Tế sẽ được gởi ngay đến Nhà nước Việt Nam (cộng sản). Văn Bút Quốc Tế cũng yêu cầu các Trung tâm Văn Bút thành viên gởi Kháng Nghị Thư tương tự đến nhà cầm quyền Hà Nội để

-         đ̣i phóng thích tức khắc và vô điều kiện linh mục Nguyễn Văn Lư, chiếu Điều 19 của Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà Nhà nước Việt Nam (cộng sản) đă kư kết;

-         đ̣i có sự bảo đảm rằng linh mục Nguyên Văn Lư được tiếp nhận không hạn chế thuốc men trị bệnh và được đối xử nhân đạo khi c̣n bị cầm tù.

 

(Bản Tin được biên soạn theo Kháng Nghị Thư của Văn Bút Quốc Tế, tài liệu của Phóng Viên Không Biên Giới, Nhà Văn Việt Nam lưu vong và Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam Ở Thụy Sĩ).

 

Genève ngày 3 tháng 4 năm 2007

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

                                 -------------------------------------------------------------