Giáo Già

 

Lá Phiếu Việt Kiều

 

Ngày 12 tháng 4 năm 2007

 

H.,

 

Trong ngày giỗ cố Tổng thống Trần Văn Hương, được tổ chức tại Hội Cao Niên Diên Hồng vùng Vịnh, 24-4-2007 [trước ngày Người qua đời khoảng 1 tháng, tính theo âm lịch là mùng 3 Tết], sau khi buổi lễ chánh thức kết thúc, Ba đă nán lại để có th́ giờ hàn huyên và tâm t́nh thêm với vài 'bạn già' và 'bạn trẻ' lâu ngày mới gặp lại.

 

Trong lúc tâm t́nh, có người chợt hỏi Ba về số phận của " Lá Phiếu Việt Kiều" trong cuộc bầu cử sắp được Việt cộng tổ chức tại quê nhà, vào tháng 5 năm 2007 tới đây, mà sự ủng hộ ban đầu của một số người, nương theo cái gọi là đổi mới của Đảng và Nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam, đă lần hồi coi như không c̣n nữa, v́ quan niệm "Đảng cử Dân bầu" cứ tồn tại, cho dầu nó được mặc cho bất cứ loại áo xanh xanh vàng vàng nào [không có cái áo trắng của Khối 8406].

 

Nó đă mau lẹ được thay bằng sự chống đối càng lúc càng mạnh mẽ hơn, điển h́nh là mới đây đă có 60 tổ chức trong và ngoài nước lên tiếng kêu gọi tẩy chay bầu cử 20-5, với lời lẽ thẳng thắn:

 

"Hăy phản đối tṛ hề bịp bợm phản dân chủ 'Đảng Cử - Dân Bầu' của đảng Cộng sản Việt Nam [CSVN] qua cuộc bầu cử Quốc hội sẽ tổ chức vào ngày 20 tháng 5". [tin được đăng trên Việt Báo Online, sáng 12/4/2007].

 

Các đoàn thể này bao gồm nhiều thành phần từ chính trị, xă hội, đến chuyên môn, cộng đồng... ở Việt Nam, Âu Châu, Á Châu, Bắc Mỹ, và Úc Châu... Tất cả cùng kêu gọi đồng bào trong nước phản đối bằng những cách như tẩy chay, hoặc bất hợp tác, như để phiếu trắng, gạch xoá phiếu v.v. Từ đó, Ba nghĩ thêm rằng, nếu lá phiếu Việt kiều có được th́ chắc chắn nó sẽ là lá phiếu tẩy chay mà các ṭa Đại sứ và Lănh sự quán của CSVN ở hải ngoại rất sợ.

 

Được biết, "Lời Kêu Gọi Tẩy Chay Bầu Cử 20-5" được công bố vào ngày 8 tháng 4, 2007, đánh dấu đúng 1 năm ngày Khối "8406" ra đời, để "... chia xẻ với mọi người Việt sự uất hận trước h́nh ảnh ngày 30-3 tại một cái gọi là 'phiên toà', nhà cầm quyền Hà Nội đă bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lư, một khuôn mặt tiêu biểu của Khối 8406." [Các tài liệu liên quan đến chiến dịch vận động "Tẩy Chay Bầu Cử 20-5" được lưu trữ trong website: http://taychaybaucu20x5.com].

 

 

Linh mục Nguyễn Văn Lư bị Việt cộng bịt miệng giữa ṭa 30-3-2007

 

Tṛ hề 'Đảng Cử Dân Bầu' trong cuộc bầu cử Quốc hội XII vào ngày 20-5-2007 tới đây cũng được nhận diện từ một số người hớn hở tự ứng cử rồi lại mau chóng 'phấn khởi' rút lui v́ những lư do được coi như 'rất Việt cộng' của một số không ít nhơn vật không biết có 'thế giá' bao nhiêu, nhưng chắc chắn có rất nhiều 'hèn hạ', như trường hợp nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Đặng Hùng Vơ. Ông đă giải thích về sự rút lui của ḿnh rằng:

 

"Sáng ngày 21 tháng 3 năm 2007, tôi được đồng chí Nguyễn Đức Hạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương trao đổi qua điện thoại là tôi vẫn đang thuộc diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lư và Ban Bí thư có ư kiến là không phân công tôi ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XII. Là đảng viên, tôi chấp hành sự phân công của tổ chức".

 

Những diễn biến ngoạn mục đó, khiến Ba thấy cần xem lại chuyện Lá Phiếu Việt Kiều được đề cặp tới trong cuộc mạn đàm trên, để xem nó được bắt nguồn từ những nguyên nhơn nào, và có cho thấy thêm một lần nữa " tṛ chơi trí trá" vẫn thường được CSVN sử dụng trên những 'con tin' bị chúng coi là 'Việt kiều' ở hải ngoại hay không?

 

Trên căn bản, người được quyền sử dụng lá phiếu, phải là người có quốc tịch Việt Nam, nên các "con tin Việt kiều" nầy phải là người mang quốc tịch Việt Nam. Nó đă được CSVN qui định như sau [trích]:

 

Quy định của Luật Quốc Tịch Việt Nam: Luật Quốc Tịch Việt Nam ngày 28.6.1988 (cũ) cũng như Luật Quốc Tịch Việt Nam số 07/1998/QH10 ngày 20.5.1998 (mới) đều quy định rằng tất cả những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài sau đây vẫn được coi là có quốc tịch Việt Nam:

(1) Đă nhập một quốc tịch khác nhưng chưa được Chủ Tịch Nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cho thôi quốc tịch Việt Nam hay tước quốc tịch Việt Nam (điều 23, 24 và 32).

(2) Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam (v́ chưa được thôi quốc tịch Việt Nam) th́ có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lănh thổ Việt Nam. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, c̣n người kia là người không quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, c̣n cha không rơ là ai, th́ có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lănh thổ Việt Nam. (điều 16 và 17)

 

Như vậy, những người Việt Nam lưu cư xứ người, cho dầu đă nhập bất cứ quốc tịch nào, vẫn c̣n được Luật Quốc Tịch Việt Nam coi là công dân Việt Nam cho đến khi được phép từ bỏ quốc tịch Việt Nam hay bị tước quốc tịch Việt Nam. Do đó, khi một người Việt hải ngoại thủ đắc một quốc tịch khác, họ có cùng một lúc hai quốc tịch, thường được gọi là "song tịch". Đây là vấn nạn để CSVN dùng trong tṛ chơi bắt bí những người Quốc gia Việt Nam hải ngoại, khi họ có chuyện cần liên lạc với quê nhà, nhứt là đối với những kẻ có thứ "lương tâm" đồng nghĩa với "lươn lẹo" lấy quê hương làm chốn "hoan lạc hư hèn; hồi hương như kẻ "mặc áo gấm về làng" để "cỡi ngựa xem hoa"; hay về quê mượn tiếng làm ăn để "cấu kết với tham nhũng" làm giàu trên cảnh nghèo khổ của đồng bào bất hạnh.

 

Chính nó đă được diễn dịch trong NGHỊ QUYẾT số 36/NQ-TƯ, ngày 26 tháng 3 năm 2004, của CSVN, về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nói rằng:

 

"Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đă đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học- công nghệ, hoạt động văn hóa - nghệ thuật ..."

 

Nhờ đó:

 

"Lượng kiều hối đổ về nứơc trong năm qua nhiều hơn tổng nguồn vốn ODA quốc tế cam kết tài trợ cho Việt Nam cho năm nay... với tổng số tiền kiều bào chuyển ngân hoặc trực tiếp mang về nước trong năm rồi là khoảng từ 5 tỷ rữơi đến 6 tỷ rưỡi mỹ kim, tức vựơt hơn cả tỷ so với các khoản vốn tài trợ phát triển kinh tế mà quốc tế dành cho Việt Nam trong năm mới này. Dự đoán trong tương lai, lượng kiều hối đưa về nứơc sẽ tiếp tục tăng mạnh cùng với tốc độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Giới phân tích cho rằng nếu pháp luật Việt Nam có những quy chế thông thoáng ưu đăi hơn đối với bà con ở nước ng̣ai th́ số này có thể đạt mức 10 tỷ đô la mỗi năm, nhất là vào khi quan hệ thương mại Việt-Mỹ đang tiến triển tốt đẹp".[ tin được báo CSVN công bố ngày 21-2-2007]

 

Từ vị trí con tin Việt kiều, 3 triệu người Quốc gia Việt Nam hải ngoại đă mau lẹ biến thành con ḅ sữa cho Đảng và Nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam tha hồ nặn vắt, càng nặn vắt càng 'dồi dào' hơn, không bao giờ cạn; nhưng, lá phiếu thể hiện quyền công dân của một Việt kiều th́... đừng ḥng, đừng bao giờ nghĩ tới cái quyền đó, v́ người được gọi là "Giáo sư Lưu Văn Đạt", nguyên Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, nay là Chủ nhiệm Hội đồng Dân chủ Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Pháp Luật đă tuyên bố:

 

"Hiện giờ có hàng triệu kiều bào sinh sống ở nước ngoài và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam nhưng luật bầu cử đại biểu quốc hội ban hành năm 1997, sửa đổi năm 2001 có nhiều điểm không thể áp dụng ở nước ngoài được... Việt kiều c̣n giữ quốc tịch Việt Nam về nước đúng đợt bầu cử có nhu cầu tham gia bầu cử th́ chắc là được đầu phiếu. C̣n tổ chức bầu cử ở nước ngoài th́ không được... Về ư kiến cho phép kiều bào có đại diện trong quốc hội th́ chuyện đó hy vọng trở thành hiện thực trong ṿng 5 năm nửa" [theo tin được đài RFA loan đi ngày 26-2-2007].

 

Trong khi đó, người cũng được gọi là Giáo sư Tiến sĩ Phan Đ́nh Diệu, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng nói:

 

"...Việc không có cơ cấu cho người tự do ứng cử có nghĩa là quyền tự do ứng cử của mọi người dân đă bị loại trừ...".

 

Như vậy, mọi chuyện đă rơ, Lá Phiếu Việt Kiều nếu có chỉ là lá phiếu ảo, trong khi lá phiếu thật là Lá Phiếu Bằng Chân . Nó được thực hiện rơ nhứt là từ sau ngày Hiệp định Genève năm 1954 được kư kết, với hơn 1 triệu người rời bỏ Cộng sản Bắc Việt chạy vào Nam, mang nhiều trăm ngàn lá phiếu góp phần đưa Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm thành lập nền Đệ I Cộng Ḥa, đưa Miền Nam Việt Nam đến chỗ phồn vinh, ngang hàng các quốc gia phồn vinh bực nhứt trong vùng Đông Nam Á Châu.

 

 

Đoàn người tỵ nạn rời "thiên đường CS" bước qua "ngưỡng cửa Tự do" sau Hiệp định Genève

 

Đến khi Hiệp định Paris được kư kết năm 1973, một lần nữa đoàn người tỵ nạn, rời bỏ những vùng bị CSVN lấn chiếm chạy về vùng Quốc gia, cũng là những lá phiếu bằng chân ném vào mặt CSVN và một số không ít quốc gia cứ mù mờ ủng hộ bọn lưu manh CS chuyên chơi tṛ tráo bài ba lá.

 

 

Trẻ thơ c̣n vẻ kinh hoàng khi rời vùng Việt cộng lấn chiếm

 

Và, sau hết, kể từ khi CSBV xua xe tăng ủi ngả cổng Dinh Độc Lập, cho bộ đội tiến vào sảnh đường, buộc vị Tổng thống vi hiến của Việt Nam Cộng Ḥa là bại Tướng Dương Văn Minh nhục nhă lên tiếng đầu hàng, th́ những lá phiếu bằng chân lại thêm một lần nữa ném vào mặt CSBV, và rất nhiều quốc gia Tây phương chưa giác ngộ Cộng sản. Họ ném những lá phiếu ảo, để mang những lá phiếu thật lên đường vượt biên tỵ nạn, bước vào thế giới của tự do và t́nh người, làm thành Quốc gia Việt Nam hải ngoại có dân số trên 3 triệu người cư ngụ khắp 100 lănh địa toàn cầu; đội trên đầu lá cờ Quốc gia thiêng liêng nền vàng ba sọc đỏ hiên ngang tung bay trước mặt CSVN lẫn tay sai ẩn mặt hay lộ diện; cất trong óc và ôm trong tim nền văn hóa Việt Nam có non 5 ngàn năm văn hiến để duy tŕ và phát triển trên đường hội nhập vào xă hội mới; và với tổ chức cộng đồng được h́nh thành trên từng lănh địa có người Quốc gia Việt Nam lưu ngụ.

 

 

Thuyền nhơn tỵ nạn được tàu Cap Anamur cứu vớt

 

Từ đó, cuộc chiến Quốc-Cộng được h́nh thành trên thế trận mới, một cuộc chiến mới mà vơ khí "NHÂN QUYỀN" đang ngày càng trở nên đắc dụng, sau khi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy quyết định tận dụng nó trong cuộc đối đầu với CSVN, nhứt là trong cuộc vận động quốc tế yểm trợ Việt Nam tự do, ngay từ thập niên 1980.

 

 

 

Cho tới nay, nhơn sự của cuộc chiến mới ngày càng đa dạng thêm, có sự tham gia của rất nhiều thành phần, đặc biệt là ở quốc nội, nơi quyết định trận chiến sau cùng chuyển hóa Cộng sản, dân chủ hóa Việt Nam, trên khắp các lănh địa từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam, giao thoa nhịp nhàng, trên khắp các lănh vực và nhơn sự, từ ngay trong cung đ́nh Bắc Bộ Phủ cho đến lớp người trẻ trưởng thành trong chế độ, từ người cộng sản phản tỉnh đến dân oan hết sợ, khiến Cộng sản Việt Nam run sợ, đến độ lúng túng phải hốt hoảng bịt miệng người tù không tội trước ṭa án, làm thành tấm vải liệm chờ chôn độc đảng độc tài, mà thời gian chắc không xa hơn thời gian bị buộc phải ngồi tù của những người tù không tội, những người tù lương tâm, đang được cả thế giới ngưỡng mộ, như những nhà báo Nguyễn Vũ B́nh, Linh mục Nguyễn Văn Lư, những Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân...

 

Sự sợ hăi quá mức đă tự động từ tay dân chuyển sang tay công an CSVN, nên đoạn đường kết thúc trận chiến sau cùng của cuộc chiến Quốc-Cộng hiển nhiên ai cũng thấy, như hiển nhiên thấy cánh én tung bay mang mùa xuân dân tộc về trên quê hương Việt Nam hết hẳn độc đảng độc tài.

 

Hẹn con thư sau

Giáo Già