HÀNH TR̀NH NGƯỜI ĐI CỨU NƯỚC

TẠI SAN JOSE

 

Giao Chỉ - San Jose 2006

 

           Một tác phẩm gồm hai cuốn 900 trang của một tác giả gần như vô danh và không có mặt nhưng đă thu hút trên 300 khách đến dự. Ban tổ chức được sự tiếp tay của ông Lại Đức Hùng, Tổng Thư Kư Liên Hội đứng ngay cửa đón khách cho biết đă bán được gần hai trăm bộ sách giá $40.

           Ông Hồng, một thân hữu cao niên ở lại đến phút chót đă nhận xét rằng, như thế cũng bơ công tác giả ngồi viết 6 năm về câu chuyện sống chết của cả đời người mà bây giờ vẫn c̣n là người dân ở lậu bên Cam Bốt.

           Hỏi thăm ông Đỗ Thông Minh là nhà xuất bản, ông cho biết rất mừng v́ đây là lần ra mắt đầu tiên. Nếu San Jose mà thất bại th́ c̣n lại 13 địa điểm ṿng quanh Bắc Mỹ làm sao khá hơn được. Ông Minh hy vọng ở trạm cuối cùng sau gần hai tháng đi bán Hồi Kư Kháng Chiến trở về quận Cam sẽ là nơi có đông độc giả.

           Nhận lời yểm trợ cho ông Đỗ Thông Minh, chúng tôi cũng đă đắn đo suy nghĩ. Phải thú thật là cá nhân chúng tôi là người t́nh cảm văn nghệ nhiều hơn là sự suy tính của đoàn thể chính trị.

          Nhớ lại ngày xưa, các bạn trẻ như Đỗ Hùng, Đỗ Thông Minh đến với bác Lộc ở San Jose, cả bác lẫn cháu đều vô tư, nh́n cuộc đời thường cũng giản dị như công việc đấu tranh.

           Ngày nay, Đỗ Thông Minh mang hai trái thận hư phải mượn một trái của vợ để đi bán sách cho một người lính kháng chiến quân tầm thường, làm sao trái tim già không rung động.

           V́ vậy, bèn đứng ra thôi. Sau khi rào trước đón sau cả tháng dài mới chuẩn bị buổi ra mắt cho chu đáo.

           Nhiều người nói rằng, sách này tuyên truyền cho Kháng Chiến. Cũng không chịu. Có người trách cứ là sao đem chuyện cũ ra làm ǵ. Cũng không chịu. Cả hai phe Kháng Chiến của ông Hoàng Cơ Long và Hoàng Cơ Định cũng không mặn nồng ǵ với cuốn sách viết về ông Hoàng Cơ Minh.

           Trên mạng lưới điện toán có nhiều bài chê bai tác phẩm có thể hiểu là từ thân hữu của Mặt Trận. Điều quan trọng hơn hết là một số quư vị vốn ghét Việt Tân đang t́m ṭi giữa các trang sách lấy ra các chuyện lặt vặt để thêm đề tài chê trách Kháng Chiến.

           Với tất cả những phức tạp và rắc rối như vậy, cuốn sách ra mắt tương đối thành công và êm đẹp tại San Jose vào ngày 30 tháng 9-2006 trên đường Senter.

           Chương tŕnh dự trù lúc 1:30 chiều nhưng một số độc giả đă đến từ 1 giờ để mua sách tại hai lều nhỏ mở ra trước hội trường. Đến 1:30 th́ mọi người đă đến khá đông và chương tŕnh khai mạc lúc 1 giờ 45 sau những giây phút hàn huyên giữa ban tổ chức và thân hữu.

           Ông Phạm Phú Nam của IRCC và Dân Sinh Media đă điều hợp nghi lễ khai mạc chào cờ Mỹ-Việt và tưởng niệm. Tiếp theo là phần chiếu h́nh gồm ba mặt trận mở đường về nước vào giai đoạn 80.

           Phần đầu là h́nh ảnh của phóng viên Anh Quốc chiếu vụ án Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá trở về từ Âu châu. Kế tiếp là h́nh ảnh ông Vơ Đại tôn họp báo tại Hà Nội sau khi bị bắt. Đây là đoạn phim của truyền h́nh Nhật Bản ghi lại các giây phút hào hùng nhất của con người từ Úc mở đường về Việt Nam.

           Kế tiếp là h́nh ảnh kháng chiến Hoàng Cơ Minh và lời chào mừng của tác giả Phạm Hoàng Tùng từ Nam Vang, Cam Bốt.

           Hơn 12 phút chiếu phim kèm theo bài ca Kháng Chiến của Trần Thiện Khải đă tạo được xúc động đối với các khán giả tham dự.

           Sau phần chiếu phim, ban tổ chức giới thiệu giáo sư Nguyễn Văn Canh nói về một chiến sĩ Kháng Chiến là Ngô Chí Dũng, thành viên sáng lập của Người Việt Tự Do tại Nhật Bản đă mất tích từ hơn 15 năm qua. Ông Canh là bác ruột, anh me của Ngô Chí Dũng đă nói về sự dấn thân của anh Dũng tham dự Mặt Trận và một vài kỷ niệm cũ. Sau cùng giáo sư Canh cũng như mọi người đều không biết rơ hoàn cảnh của Ngô Chí Dũng ra sao. C̣n sống hay đă chết, và những ngày cuối cùng diễn tiến như thế nào, tất cả đều không có tin tức.

           Tác phẩm Hành Tŕnh Người Đi Cứu Nước đă ghi lại, sau khi tướng Hoàng Cơ Minh hy sinh kỳ Đông tiến II, Đại úy Dù Đào Bá Kế là người nối tiếp ông Minh lại lên đường, hy sinh kỳ Đông tiến III th́ Ngô Chí Dũng ở Thái Lan là người thay thế ông Minh và ông Kế để lănh đạo phần c̣n lại của Mặt Trận. Đó là dấu vết cuối cùng của chiến sĩ Ngô Chí Dũng là tại Thái Lan.

           Sau phần đề cập đến Ngô Chí Dũng được coi là thành viên của Người Việt Tự Do đă gia nhập Mặt Trận, ban tổ chức có cơ hội giới thiệu một lượt các vị quan khách danh dự. Khác hẳn với các lần ra mắt thông thường, đa số thân hữu của tác giả gồm cả gia đ́nh bà con, đồng nghiệp, đồng hương, hội ái hữu, bạn bè cũ mới đến dự. Lần này, tác giả Phạm Hoàng Tùng không có mặt, mà ngay như có mặt th́ cũng chẳng có ai là thân hữu quen biết.

           Anh là người trẻ tuổi vượt biên, gia nhập Kháng Chiến từ trại tỵ nạn, trải qua vừa đúng một con giáp gồm một nửa thời gian tỵ nạn Kháng Chiến rồi đến một nửa c̣n lại tù đày và trở lại thành dân tỵ nạn.

           Đa số người đến dự đều là các đồng hương quan tâm, chẳng hề có một người thân thuộc. Tuy nhiên, ban tổ chức đă ghi nhận có nữ quân nhân nhảy dù Phan Trần Mai được coi là người đă tham dự vào tổ chức của ông Vơ Đại Tôn từ bao năm qua. Bây giờ chị Mai sức khỏe rất yếu, nhưng đă đến với h́nh ảnh Kháng Chiến cũ để t́m về cả một chân trời kỷ niệm.

           Cũng có mặt là các bạn trẻ của ông Vơ Đại Tôn như anh Cao, anh Đỗ Hùng đă từng yểm trợ cho Vơ Đại Tôn. Ông là một anh hùng cô đơn với hơn 10 năm tù miền Bắc và bây giờ tiếp tục cô đơn với tuổi đời c̣n lại ở Úc châu.

           Một người bạn duy nhất của Phạm Hoàng Tùng mà t́nh cờ hiện diện là anh Nguyễn Thọ, cư ngụ tại San Jose. Anh Thọ đưa ra một h́nh chụp ba người: Thọ, Tùng và Quang trong trại tỵ nạn Sikhiw 23 năm về trước. Sau đó, Tùng và Quang đi theo Kháng Chiến. Thọ qua Mỹ định cư tại San Jose, Quang bị bắt và nay di dân qua Mỹ, Tùng bị tù rồi sống ở Cam Bốt. Nhờ tác phẩm ra mắt, Thọ liên lạc nói chuyện điện thoại với Phạm Hoàng Tùng.

           Hiện nay anh Thọ dự trù sẽ về Nam Vang thăm người bạn cũ. Anh em đă từng tâm sự thâu đêm trong trại tỵ nạn hơn 20 năm về trước. Tấm h́nh ba anh em từ ba phương trời, đă từng ngồi uống bia Thái trong trại Sikhiw rồi nay phần số một người một ngả. Anh ở San Jose làm điện, anh đă chết trong rừng và một anh lại tiếp tục đời tỵ nạn không giấy tại Cam Bốt.

           Người cuối cùng được giới thiệu là anh Nguyễn Thông Thái, cựu trung sĩ hải quân vượt biên và đi theo Kháng Chiến Trần Văn Bá. Đổ bộ vào bờ biển Minh Hải, Cà Mau đợt đầu tiên. Bị bắt, xử năm 1985 với 14 năm cấm cố. Bây giờ được đoàn tụ tại Hoa Kỳ và c̣n trông đợi 5 năm nữa mới hy vọng đoàn tụ thêm với hai con gái c̣n ở lại Việt Nam.

           Nguyễn Thông Thái đă được chúng tôi viết thành câu chuyện và mệnh danh là “Người Anh Hùng Ở Nhà Bên Cạnh”. (H́nh trên: Đỗ Thông Minh, Nguyễn Thông, Nguyễn Thông Thái, Chủ Nhiệm Tin Viet News, Ngọc Thủy và Huỳnh Lương Thiện trước hội trường.)

           Sau phần giới thiệu các quan khách đặc biệt, ban tổ chức đă mời ông Huỳnh Lương Thiện lên phát biểu. Ông Thiện là thành viên sáng lập của Người Việt Tự Do và chính là người ngày xưa đă tiễn đưa Hoàng Cơ Minh, Trần Văn Sơn và Đỗ Thông Minh lên đường qua Thái Lan tại phi trường San Francisco. Ông cho rằng, đây là một kỷ niệm không thể quên được.

           Huỳnh Lương Thiện hiện nay là chủ báo Mơ San Francisco, một nhân vật hoạt động cộng đồng rất tích cực đă nói rằng: “Xin được nói rơ lại một lần cho xong.”

           Để trả lời câu hỏi từ hơn một phần tư thế kỷ là tại sao đám thanh niên trẻ tại Nhật lại đi theo Mặt Trận. Ông Thiện cho biết, tổ chức Người Việt Tự Do không đi theo Mặt Trận mà chính Đỗ Thông Minh là người đại diện đă đi khắp nước Mỹ để t́m lănh đạo, đi kêu gọi hợp tác và sau cùng chính Đỗ Thông Minh đă t́m gặp ông Hoàng Cơ Minh để mời tham dự vào tiến tŕnh phục quốc qua ngả Thái Lan.

           Để nói rơ thêm về điểm rất tế nhị này, ông Đỗ Thông Minh cho biết, ông không hề tạo sự hiểu lầm là cá nhân ông hay tổ chức Người Việt Tự Do thành lập Mặt Trận. Dứt khoát là ông được anh em ủy nhiệm đi t́m sự hợp tác và hai tổ chức đầu tiên là Lực Lượng Quân Dân lúc đó do tướng Hoàng Cơ Minh là một trong những nhân vật lănh đạo và tổ chức Phục Hưng Việt Nam do ông Trần Văn Sơn lănh đạo.

           V́ nhu cầu chính trị trước khi về Thái Lan cùng với nhau, ban tổ chức đă thỏa hiệp thành lập Mặt Trận. Như vậy, phần đóng góp của ông và Người Việt Tự Do là một sự t́nh cờ lịch sự. Về sau, Phục Hưng rút lui chỉ c̣n hai nhóm giải thể thành Mặt Trận. Sự lớn mạnh của Mặt Trận cũng như sự rạn nứt và tan vỡ cũng là do các vị niên trưởng đàn anh.

           Đám trẻ của Người Việt Tự Do dù có tham dự hay hy sinh th́ cũng chỉ góp phần nhỏ của cả chiều dài Kháng Chiến chứ không hề có công trạng ǵ nhiều trong việc sáng lập và nuôi dưỡng Kháng Chiến.

           Qua phần tŕnh bày của ông Đỗ Thông Minh, khán giả được biết hoàn cảnh và liên hệ giữa tác phẩm và nhà xuất bản.

           Cũng trong buổi ra mắt sách, cá nhân chúng tôi có cơ hội kêu gọi quư vị độc giả ủng hộ v́ tính cách đặc biệt của tác giả và tác phẩm. Tôi có cơ hội nói rằng, hai tập sách này thật ra không phải là một tác phẩm toàn hảo mà chính là hai thùng dầu thô, vẫn c̣n có cát bụi trộn lẫn với tinh hoa cần phải lọc lại để thành nhiên liệu mà đốt lên ngọn lửa đấu tranh cho quê hương.

           Trong đời sống của chúng ta, kiến thức đem lại từ tác phẩm cần có sự góp sức của cả tác giả lẫn độc giả.

           Mỗi độc giả cần tự tạo cho ḿnh một cái máy lọc dầu để loại bỏ những ǵ không xác thực, cường điệu hay chủ quan. Xin hăy t́m ra những tinh hoa trong các trang sách mà bỏ qua phần luộm thuộm, cực đoan hay những nhận định thiếu thực tế.

           Để trả lời một câu hỏi, chính ông Đỗ Thông Minh là người xuất bản cũng cho rằng, những ǵ tác giả mắt thấy tai nghe có thể tin được 90-95%, c̣n các chỗ nghe kể lại trong tù th́ mức tin cậy khiêm tốn hơn. Tuy nhiên về danh tính các tù nhân Kháng Chiến, các trận đánh, các chiến dịch th́ dù có sai đôi chút cũng vẫn là các con số cần thiết để đối chiếu.

           Sau hết, với tư cách là người giúp đỡ tổ chức buổi ra mắt, chúng tôi nhận thấy rất may mắn khi mọi chuyện hanh thông. Buổi ra mắt sách rất dễ phiền lụy đă trở thành một buổi chiều êm ả.

           Sau gần 3 giờ đồng hồ, ban tổ chức và đồng hương sống lại một ngày của 25 năm lịch sử phục quốc với tâm tư đè nặng ḷng ngực, chúng tôi có cơ hội kết luận câu chuyện Kháng Chiến với h́nh thức nhẹ nhàng hơn.

           Hăy tưởng tượng vào cuối thập niên 70, các cô gái trẻ như Ngô Chí Dũng, Huỳnh Lương Thiện, Đỗ Thông Minh… từ Nhật Bản qua Hoa Kỳ để đi t́m người yêu.

           Trai khôn t́m vợ chợ đông.

           Gái ngoan t́m chồng ở chốn ba quân.

           Và Đỗ Thông Minh đă t́m thấy tướng công Hoàng Cơ Minh. Như vậy Hoàng Cơ Minh là mối t́nh đầu Kháng Chiến của Đỗ Thông Minh lúc đó chưa được 30 tuổi.

           Được vài năm sau th́ chia tay. Cuộc chia tay giữa Người Việt Tự Do và Kháng Chiến là cuộc chia tay đẹp đẽ nhất. Không thể nào mà nói là ai đă phụ ai, không thể nào mà nói là ai lợi dụng ai. Suốt 20 năm qua, không hề nói qua nói lại, không bao giờ một lời trách cứ người t́nh cũ anh hùng.

           Lời của bài ca xưa cũ đă ghi ḷng tạc dạ: “Trách chi người đem thân giúp nước.”.

           Đó là lư do chúng tôi yểm trợ cho cuốn sách ra đời, tuy nhiên dù sao đây cũng chỉ là hồi kư của một “binh nh́” trong hàng ngũ Kháng Chiến. Đi suốt 12 năm vẫn thấy ḿnh c̣n ở đất Cam Bốt. Kiến thức, công danh, sự nghiệp, tài sản chẳng bằng ai. Hai vợ chồng, một túp lều, một cái giường nhỏ, bên đầu giường là bàn viết học tṛ. Từ góc nhỏ của một đất nước đen tối, 900 trang sách đă ra đời, chứng minh cho thế giới biết là cuộc chiến có thật, dù với cây giáo tự chế bằng tre. Trước sau người lính tù binh và lưu đày vẫn một ḷng tôn kính lănh tụ.

           Sau cùng, ngồi tại văn pḥng của chúng tôi, cạnh viện bảo tàng lịch sử San Jose, người thanh niên trẻ Đỗ Thông Minh ngày xưa bây giờ tóc cũng đă bạc, lấy cuốn sách của Phạm Hoàng Tùng ra viết những lời trân trọng. Xin thay mặt tác giả kính tặng bà Hoàng Cơ Minh. Một bộ sách gửi tặng phía kiên tŕ của quư ông Trần Xuân Ninh và Hoàng Cơ Long. Một bộ sách tặng phía kiên định của ông Lư Thái Hùng, Hoàng Cơ Định.

           Tập sách dứt khoát là không hoàn hảo, đây chỉ là sự thật của một công cuộc kháng chiến thần thánh, đôi khi chỉ là những chuyện mà tác giả tưởng là sự thật. Nhưng chắc chắn không có oán thù, chỉ có t́nh yêu nhân bản. Trong rừng hồi kư của biết bao nhiêu danh tài lịch sử, đây là cuốn hồi kư duy nhất của một người không tên tuổi viết về lịch sử của một cuộc đời tầm thường kể chuyện thất bại. Chỉ c̣n thiếu một lời xin lỗi. Xin lỗi đồng bào, xin lỗi đất nước, xin lỗi cuộc đời…

     “Trách chi người đem thân giúp nước.”

 

                                                         Giao Chỉ - San Jose 2006