RFA phong van ong Michael Orana ve doi thoai NQ Viet My 24-4-07

 

Ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Photo provided by Mr. Michael Orona.

Để giải đáp các thắc mắc đang được nhiều ngừơi quan tâm, Trà Mi đă liên hệ với ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động, thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và được ông dành cho cuộc phỏng vấn đặc biệt:

Trà Mi: Xin cảm ơn ông đă dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Trước tiên, xin ông cho biết chi tiết về cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thời gian khi nào, địa điểm tổ chức tại đâu, và sẽ gồm những ai tham gia?

Ông Michael Orona: Cuộc đàm phán sẽ diễn ra vào ngày 24/4 tới đây tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở ngay thủ đô Washington DC. Phái đoàn Mỹ sẽ do ông Barry Lowenkron, Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách về dân chủ, nhân quyền, và lao động dẫn đầu.

Trưởng đoàn Việt Nam sẽ là Thứ trưởng Ngoại giao hay Ngoại trưởng, hiện họ vẫn chưa quyết định. Chúng tôi có danh sách phía Việt Nam đưa ra nhưng chưa muốn nêu rơ ngay bây giờ v́ chưa có văn bản cuối cùng. Tuy nhiên, hôm nay họ đă gửi cho chúng tôi thông báo chính thức nói rằng họ sẽ tham gia vào cuộc đối thoại này.

Đây là cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ hai. Năm ngoái, chúng tôi đă có một cuộc đàm phán tương tự tại Hà Nội. Đó là cuộc đối thoại đầu tiên kể từ khi các cuộc đối thoại song phương về nhân quyền bị đ́nh chỉ từ năm 2002 do chính phủ Việt Nam tŕ trệ trong việc cải thiện nhân quyền.

Đến khi Hà Nội thể hiện vài sự tiến bộ về mặt này, th́ năm ngoái, chúng tôi quyết định tái tục các cuộc đối thoại. Và kỳ này, một lần nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy Hà Nội phải có những cải thiện cụ thể hơn trong năm nay.

 

Những vấn đề sẽ được thảo luận

 

Đây là cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ hai. Năm ngoái, chúng tôi đă có một cuộc đàm phán tương tự tại Hà Nội. Đó là cuộc đối thoại đầu tiên kể từ khi các cuộc đối thoại song phương về nhân quyền bị đ́nh chỉ từ năm 2002 do chính phủ Việt Nam tŕ trệ trong việc cải thiện nhân quyền.

Ông Michael Orona

Trà Mi: Chúng ta có thể chờ đợi ǵ từ cuộc gặp lần này? Những vấn đề trọng tâm nào sẽ được thảo luận trong nghị tŕnh làm việc của đôi bên?

Ông Michael Orona: Có rất nhiều vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận. Hiện chúng tôi vẫn đang thương lượng về nghị tŕnh chung cuộc.

Các cuộc đàn áp nhân quyền mới đây, các vụ bắt bớ, giam cầm những ngừơi hoạt động nhân quyền, bản án mới đây đối với linh mục Nguyễn Văn Lư, trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân, cùng rất nhiều trường hợp khác trong những tuần gần đây là những vụ việc đang gây xôn xao dư luận, và tôi chắc chắn rằng những việc này sẽ được chính phủ Mỹ nêu lên trong cuộc gặp gỡ sắp tới. Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ sẽ nhấn mạnh rơ ràng mối quan tâm của chúng tôi.

Trà Mi: Như ông vừa tŕnh bày đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ và Việt Nam có những cuộc đối thoại về nhân quyền như thế. Ông có thể cho biết những kết quả đạt được cho tới nay là ǵ và những điểm nào cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa?

Ông Michael Orona: Năm ngoái có 3 hoặc 4 tù nhân chính trị nổi bật được Hà Nội phóng thích trong đó có Phạm Hồng Sơn. Gần đây, chính phủ Việt Nam công bố hủy bỏ Nghị định 31/CP, điều này chúng tôi đă đưa ra yêu cầu với họ trong cuộc đối thoại năm ngoái.

Chúng tôi cũng đề nghị các cuộc viếng thăm nhà tù, cùng với nhiều điều khác nữa liên quan đến tự do tôn giáo, và nhà nước Việt Nam tỏ ra hợp tác bằng những lời cam kết cụ thể. Đó là những kết quả trông thấy.

Về những điểm cần phải đạt được, chúng tôi hết sức quan tâm đến những vụ đàn áp mới đây, và điều đó sẽ được nêu lên trong cuộc gặp lần này. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn thấy nhiều tiến bộ hơn nữa trong lĩnh vực tự do internet tại Việt Nam vốn lâu nay chưa có nhiều cải thiện.

Ngoài ra, quyền công dân được tự do tụ tập, thành lập hội đoàn, bày tỏ quan điểm một cách tự do và ôn hoà cũng là những vấn đề mà chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy chính quyền Hà Nội.

Sắp tới đây sẽ có các đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đến Hoa Kỳ, mở đầu là chuyến đi Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm và sau đó là chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam, Nguyễn Minh Triết. Cho nên chúng tôi có rất nhiều cơ hội để nêu những vấn đề này với giới lănh đạo Việt Nam.

Ông Michael Orona

 

T́nh h́nh nhân quyền của Việt Nam

 

Trà Mi: Chúng tôi được biết là Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đă có nêu quan ngại về t́nh h́nh nhân quyền của Việt Nam với Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm nhân chuyến Mỹ du của ông ta vừa rồi.

Thế nhưng, ngay sau chuyến đi này, đă có một số nhân vật bất đồng chính kiến bị tuyên án, và trước đó không lâu, nhiều nhà dân chủ khác cũng bị bắt giam. Ư kiến của ông ra sao?

Ông Michael Orona: Chúng tôi rất quan ngại về những vụ bắt bớ gần đây, đặc biệt là bản án đối với linh mục Lư. Những việc này thật sự làm chúng tôi hết sức quan tâm. Lẽ ra những việc như vậy không nên xảy ra vào thời điểm này, khi mà Hoa Kỳ vừa mở ra một chương mới trong mối quan hệ bang giao với Việt Nam và mọi chuyện đang diễn ra êm đẹp, lại càng không hay khi những việc ấy lại xảy ra chỉ vài tuần trước khi cuộc đối thoại nhân quyền giữa đôi bên diễn ra.

Cho nên, chắc chắn chúng sẽ được nêu lên trong khuôn khổ lần gặp gỡ này. Như cô cũng biết, các nhân vật hàng đầu trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đă đề cập đến những vấn đề ấy, và chúng tôi sẽ tiếp tục như thế cho tới khi nào thấy được sự cải tổ thiện chí và cụ thể.

Trà Mi: Theo quan điểm của Hà Nội, đảm bảo nhân quyền là trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia, và điều này phải phù hợp với đặc điểm lịch sử, chính trị, văn hoá của từng nước.

Ông có nghĩ là Hoa Kỳ đang t́m cách áp đặt quan điểm về tiêu chuẩn nhân quyền và lợi dụng việc này để can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác, như Việt Nam vẫn thường lên án hay không?

Ông Michael Orona: Không hề, bởi v́ trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam hay với bất kỳ quốc gia nào khác, cũng như trong các báo cáo nhân quyền do chúng tôi thực hiện, các tiêu chuẩn đề ra không phải là tiêu chuẩn nhân quyền của Mỹ mà là tiêu chuẩn của quốc tế, được quy định bởi Liên Hiệp Quốc, các tổ chức trên thế giới, cũng như bởi các Hiệp ước quốc tế.

Chính phủ Việt Nam cũng đă tham gia kư tên vào Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị. Việc này chứng tỏ họ đồng ư sẽ tuân theo những tiêu chuẩn quy định trong Công ước về nhân quyền của mỗi công dân.

Cơ sở mà chúng tôi thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện nhân quyền không phải theo tiêu chuẩn của Mỹ mà theo tiêu chuẩn quốc tế đă được cộng đồng thế giới nhất trí công nhận mà Hà Nội cũng đă đồng ư kư tên vào. Tóm lại, các cuộc đối thoại, đàm phán nhân quyền của chúng tôi với chính phủ Việt Nam hoàn toàn xoay quanh các quy chuẩn của quốc tế.

Ông Michael Orona

Cơ sở mà chúng tôi thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện nhân quyền không phải theo tiêu chuẩn của Mỹ mà theo tiêu chuẩn quốc tế đă được cộng đồng thế giới nhất trí công nhận mà Hà Nội cũng đă đồng ư kư tên vào. Tóm lại, các cuộc đối thoại, đàm phán nhân quyền của chúng tôi với chính phủ Việt Nam hoàn toàn xoay quanh các quy chuẩn của quốc tế.

 

Đáp án cho bài toán

 

Trà Mi: Tuy nhiên, các nhân vật mà cộng đồng quốc tế xem là “bất đồng chính kiến” th́ phía Hà Nội xác định là “những kẻ phạm pháp, những tội phạm chống lại an ninh quốc gia”. Thế th́ có đáp án nào cho bài toán này chăng?

Ông Michael Orona: Tôi nghĩ chúng ta nên nh́n vào sự phát triển của Việt Nam. Việt Nam đang có những bước đi đúng về kinh tế. Họ đang thực hiện những điều cần thiết để giúp nền kinh tế tăng trưởng và cạnh tranh với khu vực và thế giới. Thế nhưng, để đạt được điều này, họ cũng phải quan tâm đến các nhân quyền cơ bản cần thiết cho nền kinh tế tiến lên.

Một quốc gia đàn áp các quyền chính trị, tôn giáo, hay bất kỳ quyền công dân nào khác th́ sẽ không thể đạt được một sự tiến bộ toàn diện. Nếu anh cản trở sự phát triển của ngừơi dân, không cho phép công dân được hưởng đầy đủ những quyền tự do th́ cũng có nghĩa là anh kiềm chế sự tăng trưởng và phát triển của đất nước, và sau này anh sẽ phải trả giá cho việc đó cả về mặt kinh tế lẫn chính trị.

Chúng tôi tiếp tục kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội rằng chúng tôi muốn thấy mối quan hệ song phương phát triển toàn diện, nhưng để đạt được điều đó, Hoa Kỳ áp dụng các tiêu chuẩn nhân quyền của cộng đồng quốc tế làm cơ sở cho mối quan hệ song phương, không riêng với Việt Nam mà đối với nhiều nước khác cũng vậy.

Vâng, đặc biệt mối quan hệ Việt-Mỹ được dựa trên cơ sở nhân quyền, cho nên nếu muốn phát triển bang giao thành công, lâu dài th́ Việt Nam phải chứng tỏ những cải thiện cụ thể trong lĩnh vực nhân quyền.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đă dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/04/04/WhatWillDiscussUsVietnamHumanRightsDialogue_TraMi/