Phiên Ṭa Bịt Miệng

 

Ngô Nhân Dụng

trích TDNL số 25 ngày 15-4-2007

 

Trong chuyến đi thăm Nhật Bản, mọi người hay được nghe anh Đỗ Thông Minh nhắc đến thời cụ Phan Bội Châu đến nước Nhật yêu cầu nhân sĩ nước họ giúp người Việt Nam phục quốc. Không biết tiếng Nhật, không quen phong tục Nhật, lợi khí duy nhất của cụ Phan là dùng cây bút, cụ viết bằng chữ Hán mà giới người có học ở Á Đông thời đó ai cũng biết. Khi ở Trung Hoa cũng vậy, cụ Phan đă chinh phục được sự ủng hộ của giới trí thức cách mạng Trung Quốc bằng những bài báo, cuốn sách kể nỗi thống khổ và tinh thần ái quốc quật cường của người

Việt Nam.

 

 

Năm 1923, khi Phan Bội Châu viết những lời tố cáo chế độ thực sân Pháp ở Việt Nam , cụ đă liệt kê những điều luật của đế quốc ngăn cấm người dân Việt. Triết gia Hồ Thích, viết đề tựa cuốn �Thiên Hồ, Đế Hồ� của Phan Thị Hán (một bút hiệu của cụ Sào Nam) đă phải kết án chế độ thực dân Pháp là �một sự sỉ nhục lớn trong lịch sử nhân loại�. Hồ Thích đă nhắc lại khi ông học lịch sử về chính sách bạo ngược của Tần Thủy Hoàng, nhớ có câu là dưới chế độ đó: �Kẻ nào th́ thầm với nhau về Thi, Thư (hai kinh của Khổng Giáo) th́ bị bêu xác giữa chợ�. Ông nghe th́ có ư không tin hẳn. �Ngờ đâu trong điều 67 của H́nh Luật An Nam do người Pháp ở thế kỷ 20 đặt ra, tôi t́m được câu này: 'Hai người trở lên bàn bạc với nhau, th́ gọi đó là âm mưu'...� Hồ Thích lúc đó mới tin chế độ bạo ngược đời nhà Tần là có thật!

 

Trong cuốn sách trên, Phan Bội Châu cáo giác thêm nhiều điều ngăn cấm khác. Như điều luật 102, �Những nhóm người từ 20 người trở lên tụ họp nhau hàng ngày hay có định kỳ,... nếu không được chính phủ bảo hộ cho phép... đều bị cấm ngặt.� Cụ Phan tố cáo: �Các hội về tôn giáo, văn học, chính trị cũng phải xin phép quan trên, nhưng lại không nói rơ trường hợp nào th́ được quan trên cho phép. Như thế là cấm tất cả.� Một lời tố cáo khác, điều 115: �Báo ra hàng ngày, báo ra có hạn kỳ, nếu không được chính phủ bảo hộ cho phép th́ cấm tất cả.� Hoặc điều 118: �Không được quan tỉnh cho phép mà tự ư mở hội diễn thuyết th́ người đến dự phải phạt giam từ 2 ngày đến một tháng, và phạt tiền...�

 

Đầu thế kỷ trước, Hồ Thích đọc Phan Bội Châu biết được chính sách thực dân Pháp ở nước Việt Nam th́ ông nhớ lại chế độ tàn bạo thời Tần Thủy Hoàng. Ngày nay, chúng ta lại chợt nhớ đến bản án mà cụ Phan kết tội thực dân Pháp, nhân dịp đọc tin tức, coi h́nh ảnh đang diễn ra ở nước ta về phiên ṭa xử Linh Mục Nguyễn Văn Lư.

 

Ít khi có một bản tin từ trong nước Việt Nam phát đi lại được cả thế giới loan báo, truyền bá và gây sôi nổi như cậy. Đó là tin phiên ṭa xử cha Nguyễn Văn Lư ngày 30-3-2007, trong tuần trước. Báo Le Monde, tuần báo L'Express ở Pháp, các nhật báo New York Times, Wall Treet Journal, tuần báo Time ở Mỹ đều loan tin. Các đài vô tuyến truyền h́nh ở Anh, Pháp đều chiếu cảnh phiên ṭa, với h́nh ảnh một viên công an mặc thường phục đưa bàn tay hộ pháp ra bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lư ngồi trong vành móng ngựa, ngay lúc ông vừa mở miệng ra!

 

Một bức h́nh có thể diễn tả hùng hồn bằng hàng vạn lời nói. Một đoạn phim video chiếu cảnh cha Lư bị bịt miệng ngay giữa ṭa có giá trị bằng hàng vạn tấm h́nh. Không có lời tố giác chế độ cộng sản nào hùng hồn như vậy! Một ông linh mục đă bị c̣ng tay ngồi giữa hai viên công an đồng phục mà trước phiên ṭa xử ḿnh, mà vẫn không được mở miệng nói. Chính phủ cộng sản cẩn thận đặt thêm một viên công an thường phục với bàn tay to lớn đứng kèm sau ông linh mục, sẵn sàng đưa tay bịt miệng ông bất cứ lúc nào. Năm 1930, Nguyễn Thái Học và các đồng chí trước khi lên máy chém c̣n được hô lớn �Việt Nam muôn năm!� Đến Nguyễn Văn Trỗi trước khi bị bắn c̣n được phép hô khẩu hiệu hoan hô Hồ Chí Minh. Nếu như Nguyễn Văn Trỗi không chết, ngày nay chắc anh sẽ biết rơ chế độ tàn bạo do Hồ Chí Minh dựng lên đă cướp đoạt tự do và đàn áp con người VN như thế nào.

 

So với chế độ Bạo Tần hơn hai ngàn năm trước, chế độ Bạo Hồ ngày nay c̣n tinh vi và tàn nhẫn hơn nhiều. Bức h́nh bịt miệng cha Lư này sẽ đi vào lịch sử, mỗi khi loài người ghi chép lại về ngày tàn của những chế độ cộng sản cuối cùng trên thế giới. Có người đă ví giống như tấm h́nh anh thanh niên người Trung Hoa đứng cản đường trước đoàn xe tăng đang tiến vào quảng trường Thiên An Môn, Tháng6-1989.

 

 

Khi các báo và các đài ghi nhận và chiếu h́nh ảnh một công an của chế độ bịt miệng Lm Nguyễn Văn Lư cho cả thế giới coi, chắc nhiều người cũng như Hồ Thích ngày xưa, cảm thấy đó �là một sự sỉ nhục lớn trong lịch sử nhân loại� trong thế kỷ 21 này. Nhật báo Wall Street ở New York viết: �Một nước Việt Nam không có ǵ mới!� Tức là dù họ vẫn hô khẩu hiệu �Đổi Mới,� nhưng thời Hồ Chí Minh đưa người ra ṭa án nhân dân đánh đập, hành hạ, chửi rủa tục tĩu như thế nào, ngày nay ṭa án vẫn diễn ra cảnh giống y như vậy!

 

Tuần báo Time đoán, �Chính quyền cộng sản có lẽ không dự trù được t́nh cảnh một công an tại phiên ṭa đă lấy tay bịt miệng một linh mục 60 tuổi...� Bài báo tự hỏi, �Không biết liệu các phiên ṭa xử hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân có được mở cửa cho phép các phóng viên vào dự như vậy hay không.� Tuần báo The Economist ở Anh Quốc nhận xét, �Chính quyền Việt Nam vẫn hoảng sợ trước bất kỳ sự thách đố nào về chế độ độc quyền chính trị của họ.�

 

 

Cả thế giới nh́n rơ bộ mặt thật của chế độ cộng sản, nhưng họ cũng làm cho cả nước nhục nhă. Từ nay mỗi khi người nào đi ra nước ngoài tự giới thiệu ḿnh là dân Việt Nam , nhiều người dân nước khác sẽ hỏi: �Người Việt Nam à? Có phải anh, chị sống ở cái nước có ông công an tḥ tay bịt miệng ông thầy tu ở giữa phiên ṭa hay không?� Hơn 80 triệu đồng bào ta sẽ phải gánh mối nhục đó, không biết đến bao giờ loài người mới quên được.

 

Nhưng đảng Cộng Sản là một nhóm người không biết hổ thẹn. Chính v́ không bao giờ biết hổ thẹn cho nên năm 2005 chính quyền Cộng Sản Việt Nam mới yêu cầu các nước Đông Nam Á phá bỏ những tấm bia kỷ niệm các thuyền nhân bỏ ḿnh trên đường vượt biển t́m tự do. Không chế độ nào lại đuổi theo cả những người quá cố để trả thù một cách hèn hạ như vậy. Ngày nay, các phái đoàn cựu thuyền nhân Việt Nam ở Úc, ở Mỹ đang vận động các quốc gia Đông Nam Á phục hồi lại các đài kỷ niệm này và trùng tu các bia mộ. Trên đảo Bi Đông c̣n 433 nấm mồ đồng bào tị nạn. Những nấm mồ này là dấu vết của những con người dám vượt bao gian nan nguy hiểm, đă hy sinh chỉ v́ muốn sống tự do.

 

Cũng v́ không biết thế nào là sỉ nhục nên chính quyền cộng sản lại đang than phiền về phán quyết của một ṭa phúc thẩm ở Thái Lan, trả tự do cho ông Lư Tống, không dẫn độ ông trở về Việt Nam. Lư do mà vị quan ṭa người Thái nêu lên là việc chiếm máy bay thả truyền đơn của ông là một hành động chính trị, không có dự tính xâm phạm an ninh của nước nào cả.

 

Nhưng Cộng Sản Việt Nam không hiểu được thế nào là một hành động chính trị. Họ bắt Linh Mục Nguyễn Văn Lư ra ṭa lấy cớ ông đă soạn thảo và phân phát các tài liệu chống lại nhà nước xă hội chủ nghĩa. Họ kết tội ông đă dám trực tiếp trả lời các cuộc phỏng vấn trên đài, nói xấu nhà nước xă hội chủ nghĩa, đă sử dụng mạng lưới Internet để đạt các mục tiêu này. Nhưng họ không thể buộc ông vào một tội bạo động hay xúi giục người khác bạo động. Hành động của ông chỉ là phát biểu ư kiến, nghĩa là những hành động chính trị. Bất cứ công dân ở một nước tự do nào cũng có quyền phát biểu ư kiến như vậy. Bất cứ ai cũng có quyền kêu gọi người khác hợp tác với ḿnh đ̣i cho đồng bào được hưởng những quyền tự do căn bản, xứng đáng làm người. Bắt bớ và phạt tù một người sử dụng các quyền tự do phát biểu và tự do hội họp là làm ngược lại những điều đă ghi trong hiến pháp nước Việt Nam hiện nay. Không khác ǵ thời thực dân Pháp c̣n cai trị nước ta. Nếu c̣n sống chắc cụ Phan Bội Châu cũng lên án chế độ cộng sản ở nước ta không khác ǵ chế độ thực dân Pháp 100 năm trước đây!

 

 

Nhưng bản chất của chế độ cộng sản là Lê Nin nít. Hồ Chí Minh vẫn lấy làm hănh diện là ông ta đă �giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lê Nin� và thường kể công đă đem các chủ nghĩa đó vào áp dụng ở nước ta. Các con cháu ông ta vẫn theo đúng �con đường Bác đă chọn.� Theo Lê Nin, một nhà nước vô sản chuyên chính không bị hạn chế bởi bất cứ một luật pháp nào hay một quy tắc đạo lư nào cả. Họ tự tiện đặt ra luật pháp, chỉ cốt bảo vệ quyền hành của nhóm cường hào tham nhũng, phản lại chính bản hiến pháp mà họ đang dùng. Họ không cần theo những quy tắc đạo lư tối thiểu, không cần giữ thể diện, ngay cả những phép lịch sự, những tập tục mà ṭa án tại các nước văn minh vẫn áp dụng. Vẫn giữ nguyên bộ mặt chuyên chính vô sản và vô học. Cho nên mới có cảnh công an tḥ tay bịt miệng, xốc vai, xách cổ một ông linh mục giữa phiên ṭa.

 

 

Như ông Carl Thayer, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam hiện tại, ở nước ta hiện nay c̣n có sức ép mạnh của chính các đảng viên và cán bộ cộng sản có hiểu biết, họ cũng đang đ̣i đảng Cộng Sản phải thay đổi. Họ cũng đ̣i hỏi những quyền tự do căn bản không khác ǵ những người như Lm Nguyễn Văn Lư, Ls Nguyễn Văn Đài, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, vân vân. Sức ép của các đảng viên này, theo nhận xét của ông Thayer, c̣n mạnh hơn cuộc tranh đấu của các nhà dân chủ. Trong khi đó th́ nhóm lănh đạo đảng vẫn cố bám lấy địa vị độc quyền chính trị để khai thác các cơ hội tham nhũng và làm giàu do độc quyền mang lại. Họ coi thường hiến pháp và bất chấp cả đạo lư làm người.

 

Như Mạnh Tử viết: �Thượng vô đạo quỹ, hạ vô pháp thủ.� Trên cuộc có đạo lư nào mà theo, dưới không bị luật pháp ràng buộc. Mạnh Tử nói rằng một chế độ như vậy khó ḷng tồn tại được. Cho nên nhiều người coi h́nh ảnh bàn tay của đảng bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lư ngay giữa phiên ṭa là dấu hiệu báo trước ngày suy tàn của chế độ cộng sản ở nước ta.

Ngô Nhân Dụng