Lời ṭa soạn: Ánh Dương cho đăng bài này của ông Lê Xuân Khoa v́ hôm trước t́nh cờ gặp Trịnh Hội trong buổi họp báo của bà Loretta Sanchez, Trịnh Hội đă cho Hoàng Vân hay rằng Trịnh Hội vẫn tẩy chay những cuộc tuyên truyền rầm rộ của VC tổ chức tại hải ngoại như Duyên Dáng VN, và Trịnh Hội chỉ binh vực cho các ca sĩ quốc nội ra hải ngoại tŕnh diễn một cách đơn lẻ. Ngoài ra buổi văn nghệ mà Trịnh Hội dự định làm MC bên Úc chỉ có duy nhất 1 ca sĩ và 2 kịch sĩ hài kịch từ VN sang, và những đêm ca nhạc tương tự như thế này cũng đă diễn ra rất nhiều lần tại Hoa Kỳ và tuy có gặp chống đối chút đỉnh lúc ban đầu nhưng bây giờ th́ đồng hương cũng đă chấp nhận v́ không thấy có ảnh hưởng ǵ thuận lợi cho VC như đă bị hiểu lầm.

 

 

Trịnh Hội và Cộng đồng

 

Lê Xuân Khoa

 

Ngày 28 tháng Ba, 2007, giữa ban đại diện Cộng đồng Người Việt Tự Do Úc Châu và LS/MC Trịnh Hội đă có một cuộc tranh luận gay go trên điện thọai viễn liên về vấn đề ca sĩ trong nước sang tŕnh diễn ở Úc (và có thể nói chung là hải ngoại). Kết quả là Trịnh Hội giữ vững ư định làm MC cho một chương tŕnh văn nghệ tại Úc có sự tham gia của ba nghệ sĩ đến từ Việt Nam, trong khi ban đại diện CĐNVTD/UC quyết định tổ chức biểu t́nh phản đối sự hiên diên của những nghệ sĩ từ Việt Nam trong chương tŕnh văn nghệ này.

 

Trong một bài viết ngay sau cuộc tranh luận nói trên, LS Trịnh Hội đă tŕnh bày khá chi tiết quan điểm của anh chung quanh "vấn đề then chốt" là tính chất chính trị hay phi chính trị của những cá nhân nghệ sĩ ở Việt Nam đi tŕnh diễn ở ngoài nước. LS Hội

phân biệt hoạt động hoàn toàn có tính cách nghề nghiệp và đời sống kinh tế của người nghệ sĩ, khác với mục đích chính trị của các cơ quan nhà nước khi tổ chức những đoàn văn công nhằm thu hút cảm t́nh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trực tiếp hay gián tiếp tuyên truyền cho chế độ. Theo anh, việc biểu t́nh phản đối các văn nghệ sĩ Việt Nam ra ngọai quốc kiếm tiền sinh sống với tư cách cá nhân là "một việc làm không công b́nh và thiếu nhân tâm . . . làm ảnh hưởng tổn hại từ tinh thần đến vật chất của những người mà cái tội duy nhất là đă sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, không đuợc may mắn như những người ở hải ngoại."

 

Trong bản thông cáo của CĐNVTD/UC, các vị đại diên cộng đồng đă nhận định rằng việc tổ chức những buổi tŕnh diễn có sự tham gia của nghệ sĩ trong nước, là "họat động quen thuộc nằm trong âm mưu văn hóa vận của CSVN, lợi dụng ḷng yêu thích văn nghệ của đồng hương, lợi dụng ḷng tham lợi của một số con buôn người Việt tại Úc, lợi dụng sự ham muốn xuất ngoại của các ca sĩ trong nước, để xâm nhập văn hóa, gây chia rẽ và xáo trộn trong CĐ và làm giảm sức mạnh đoàn kết tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do dân chủ của người Việt hải ngoại." Trong bản kêu gọi đồng hương tham dự biểu t́nh, vị Chủ tịch BCH/CĐNVTD/NSW cũng nhận định rằng "nếu CĐ không biểu t́nh phản đối th́ hiện tượng các văn nghệ sĩ từ Việt Nam sang Úc tŕnh diễn sẽ trở thành chuyện b́nh thường và thường xuyên và như vậy có nghĩa là nhà cầm quyền CSVN sẽ đạt được mục đích ghi rơ trong Nghị Quyết 36 là thường xuyên tổ chức các chương tŕnh giao lưu văn hóa, ru ngủ và tiêu diệt ư chí đấu tranh đ̣i tự do, dân chủ và nhân quyền cho VN của đồng bào hải ngoại."

 

Với tất cả ḷng tôn trọng tinh thần chống cộng cao độ và kiên tŕ của các vị đại diện CĐNVTD tại Úc, tôi xin đuợc góp ư kiến về "vấn đề then chốt" đă gây nên mâu thuẫn và bất ḥa trầm trọng giữa những người đă cùng nhau sát cánh trong những năm dài tranh đấu cho người tị nạn và đă đặc biệt thành công trong những nỗ lực vận động chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận định cư trên hai ngàn đồng bào c̣n sót lại ở Phi Luật Tân trong t́nh trạng vô xứ sở v́ thiếu qui chế pháp lư.

 

  1. Tôi đồng ư với LS Trịnh Hội về tính cách phi chính trị của những cá nhân nghệ sĩ trong nước ra hải ngoại tŕnh diễn hoàn toàn v́ nghệ thuật và lư do kinh tế. Chúng ta cần nhận định rằng, khi cho phép những nghệ sĩ này xuất ngoại, chính quyền trong nước không trông đợi họ đương nhiên hay chịu mệnh lệnh trở thành những cán bộ tuyên truyền cho chế độ cộng sản, mà chính là muốn chứng tỏ cho thế giới và cộng đồng người Việt hải ngọai thấy rằng nhà nước Việt Nam có chính sách nới lỏng về sinh họat văn học nghệ thuật. Đó cũng là lư do chính quyền cộng sản đă chấp thuận cho ca sĩ hải ngoại được trở về nước tŕnh diễn những bài hát không chống cộng. Nếu đó là mục đích chính trị của nhà nước cộng sản th́ đó cũng chính là một sự nhượng bộ không thể tránh được trong quan hê hợp tác quốc tế và tiến tŕnh hội nhập với cộng đồng thế giới. Chúng ta cần khai thác sự nhượng bộ đó mới đúng.

  2. V́ lư do trên, sự tham gia của một số nghệ sĩ trong nước vào chương tŕnh văn nghệ ở ngoài nước nên được coi như một dịp tốt cho cộng đồng hải ngoại thưởng thức thêm tài nghệ của nhiều nghệ sĩ Việt Nam hơn, đồng thời cũng đem lại cho những nghệ sĩ này niềm vui mừng và những suy nghĩ tích cực về cộng đồng và đời sống tự do dân chủ ở nước ngoài. Khi trở về Việt Nam, họ sẽ đương nhiên trở thành những nhân tố thuận lợi cho tiến tŕnh dân chủ hóa đất nước. Ngược lại, nếu bị cộng đồng biểu t́nh chống đối và chụp mũ là cán bộ tuyên truyền cho cộng sản th́ họ sẽ chỉ có thể khiếp sợ cộng đồng và phát biểu những điều bất lợi cho những hoạt động tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền của cộng đồng. Mấy năm trước đây, khi một ca sĩ trẻ ở trong nước sang Mỹ tŕnh diễn và gặp phải sự đả đảo trong cộng đồng, một sinh viên du học đă nói với tôi rằng "anh này là thần tượng nghệ thuật của bọn trẻ chúng cháu ở trong nước, không hề có chủ trương chính trị ǵ cả. Nếu cộng đồng ở đây làm cho anh ta phải kinh hăi th́ lớp trẻ ở Việt Nam sẽ chỉ có những ư nghĩ tiêu cực đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài." Mấy năm gần đây, thái độ của cộng đồng ở Mỹ đă thay đổi, và bây giờ th́ viêc nghệ sĩ trong nước tham gia các chương tŕnh văn nghệ ở California hay Texas đă trở thành một hoạt động b́nh thường. Trong khi đó, công cuộc vận động cho dân chủ và nhân quyền của cộng đồng vẫn tiến hành càng ngày càng mạnh mẽ.

  3. Tôi không thấy cần phải thực hiện một cuộc "trưng cầu dân ư" trong cộng đồng người Việt ở Úc về vấn đề này, như Trịnh Hội đă đề nghị với ban Chấp hành CĐNVTD/UC. Lư do không phải v́ "anh đă đ̣i hỏi nhà cầm quyền CSVN (độc tài) làm điều này chưa mà anh dám lư luận về công bằng và lẽ phải?" như một vị đồng hương ở Úc đă hỏi trong "Thư tâm t́nh với LS Trịnh Hội". Cũng không phải v́ ban Chấp hành CĐ là đại diện cho toàn thể cộng đồng như nhận xét của một người khác, mà v́ không nên phí phạm th́ giờ, tiền bạc và nhân lực vào việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư (bắt buộc phải thật qui mô và chu đáo) về một vấn đề đă hiển nhiên biểu thị cho công bằng và lẽ phải. Theo tin tức trên Calitoday.com th́ có ba cơ quan truyền thông ở Úc đă không đồng ư với ban Chấp hành Cộng đồng về viêc tổ chức biểu t́nh v́ đó "là điều phí phạm nhân lực trong khi Cộng đồng c̣n quá nhiều việc quan trọng khác phải làm." Tổ chức trưng cầu dân ư của toàn thể cộng đồng ở Úc sẽ c̣n phí phạm gấp mấy lần tổ chức biểu t́nh ở một đia phương. Nên để dành tiếng nói và sức mạnh của "đa số thầm lặng" cho những phương cách tranh đấu thích hợp cho lợi ích chung của đất nước và dân tộc.

 

Tôi ước mong rằng quan hệ tốt đẹp giữa LS Trịnh Hội với Ban Chấp hành CĐNVTD/UC vẫn được duy tŕ bền vững. Nếu không tán thành sự hợp tác của Trịnh Hội với chương tŕnh văn nghệ sắp tới th́ Ban Chấp hành CĐ cũng nên làm ngơ trước quyết định của anh và sự tham gia của những nghệ sĩ trong nước. Tổ chức biểu t́nh chống Trịnh Hội và những nghệ sĩ chỉ sinh sống bằng tài năng thiên phú của họ sẽ không chỉ là một phí phạm lớn mà c̣n gây hậu quả bất lợi cho cộng đồng thay v́ cho nhà nước cộng sản.

 

Những ai đă từng là nạn nhân của chế độ cộng sản đều có lư do chính đáng để oán hận Đảng và Nhà nước cộng sản. Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một thế giới đă đổi thay rất nhiều từ sau Chiến tranh Lạnh, từ ư hệ đến chiến lược phát triển của mỗi quốc gia trong khung cảnh toàn cầu hóa. V́ quyền lợi chung, Hoa Kỳ và các nước đồng minh trước đây nay đă thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế và quốc pḥng với Cộng sản Việt Nam. Bản thân CSVN cũng đă phải thay đổi và sẽ c̣n phải tiếp tục thay đổi, dù rất chậm, để có thể tồn tại, hợp tác và cạnh tranh với các nước. Cuộc chiến chống cộng bằng quân sự đă được chuyển thành cuộc tranh đấu ḥa b́nh cho dân chủ và nhân quyền. Các nhà lănh đạo cộng đồng người Viêt hải ngoại đă nhận thấy sự chuyển hướng đó nhưng vẫn c̣n tự ràng buộc nhau trong những tư duy, tổ chức và phương pháp lỗi thời, chưa dám công khai vượt ra khỏi ṿng lẩn quẩn đó v́ sợ mang tiếng là thiếu quyết tâm chống cộng hay  bị chụp mũ là tay sai cộng sản. Chúng ta không nên bỏ lỡ những cơ hội và phương cách thích hợp để thúc đẩy tiến tŕnh dân chủ hóa đất nước mau chóng và hữu hiệu hơn.

 

LS Trịnh Hội đă được cộng đồng nh́n nhận là có công lao to lớn trong những nỗ lực tranh đấu không ngưng nghỉ cho hơn hai ngàn đồng bào tị nạn c̣n sót lại ở Phi Luật Tân. Tôi xin nhắc thêm rằng Trịnh Hội từ đầu thập kỷ 1990 đă t́nh nguyện làm việc với các luật sư ở Hong Kong, đăc biệt là tổ chức trợ giúp pháp lư cho người tị nạn LAVAS và văn pḥng luật sư Pam Baker, trong việc đ̣i qui chế tị nạn cho những trường hợp bị thanh lọc bất công. Năm 1996, anh hợp tác với văn pḥng ở Việt Nam của tổ hợp luật sư quốc tế Freehill Hollingdale & Page. Vào những ngày cuối tuần, anh thường đi thăm những người tị nạn hồi hương mà anh đă quen biết và giúp đỡ ở Hong Kong. Chưa đầy một năm sau, anh bị chính quyền Việt Nam bắt giam năm ngày về tội "gặp gỡ người hồi hương không xin phép" và bị trục xuất ra khỏi nước. Từ đó, anh bắt đầu công cuộc tranh đấu mười năm cho những trường hợp ở Phi.

 

Ngoài đầu óc lư luận của một luật sư, Trịnh Hội cũng giàu tinh thần nghệ sĩ. Có thể v́  quá mệt mỏi sau mười năm tranh căi vất vả cho người tị nạn, Trịnh Hội đă chọn nghề làm MC cho các chương tŕnh văn nghệ, vừa thỏa măn ḷng yêu nghệ thuật vừa giúp vui cho khán giả khắp nơi. Nhiều người có thể không đồng ư với Trịnh Hội hay không ưa thích anh ở điểm này hay điểm khác, nhưng không nên ngộ nhận quan điểm chính trị và tư cách nghề nghiệp của anh. Những ai không c̣n muốn nh́n nhận nhiệt tâm và công lao của anh đối với công bằng và lẽ phải, xin hăy ngưng mọi phản ứng nóng nảy và nhất là những ngôn ngữ bất xứng đă được phơi bày trên một số trang mạng trong những ngày qua. Thủ đọan chụp mũ và những lời thóa mạ thấp kém chỉ nên dành cho những kẻ có ác tâm gây chia rẽ và phá hoại cộng đồng.

 

10 tháng Tư, 2007