LÊ THỊ CÔNG NHÂN
BÔNG HỒNG CÓ ÁNH THÉP

 

Nhà thơ Tố Hữu từng tụng ca một người con gái Miền Nam tên Trần thị Lư là nàng tiên có thịt da là sắt, là đồng :

 

" Em là ai, cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em hay là mây là suối

Ánh mắt em nh́n hay chớp lửa đêm giông

Thịt da em, hay là sắt là đồng "

 

Với Lê thị Công Nhân, đơn giản và gần gụi, tôi thấy cô gái bé nhỏ này như một bông-hồng-có-ánh- thép.

 

1 – Chân dung –

 

Có những loại người viết báo để làm hại hoặc giết người, tuy vậy, trong bài " Sự thật về việc chống phá nhà nước …" đăng trên báo An ninh thế giới số 636, ra ngày 14 tháng 3 năm 2007, khi " chấm phá về chân dung của Lê thị Công Nhân ", Bảo Sơn đă viết : " Người gầy, thấp, da trắng, đeo kính cận, lộng ngôn, khá thông minh, có khả năng viết lách và rất cực đoan ".

 

Về nhân thân của Lê thị Công Nhân, đôi chỗ Bảo Sơn cũng có viết đúng sự thục : " Lê thị Công Nhân tuổi con Dê, sinh năm 1979 ( ngày 20 tháng 7 ), nguyên quán tại G̣ Công Tây, Tiền Giang, nhưng hộ khẩu thường trú th́ ở P48 ( nay là 316A ) A7, ở phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội … Lê thị Công Nhân học Đại học Luật từ năm 1997 đến 2001, khóa K22. Trong lớp, Nhân là sinh viên học khá, nhất là tiếng Anh. Sau khi học xong đại học th́ Nhân học tiếp 2 năm để lấy bằng luật sư. Học xong, Nhân về thực tập tại Văn pḥng Luật sư Nguyễn Chiến do luật sư Nguyễn văn Chiến là phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội làm Trưởng Văn pḥng ….. Sau đó Nhân được nhận vào làm thư kư đối ngoại của Đoàn Luật sư Hà Nội … Do có vốn tiếng Anh khá nên Nhân giao tiếp với một số nhân viên của các cơ quan ngoại giao và thông tấn nước ngoài khá dễ dàng … ".

 

Chân dung Lê thị Công Nhân dưới con mắt của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Pḥng th́ hiện lên ngời ngợi qua bài viết " Hăy làm một cái ǵ để không ân hận " đăng trên tập san Tổ Quốc số 13:

 

" Khi Lê thị Công Nhân xuất hiện, chúng tôi ngắm cô từ xa với thứ t́nh cảm trộn lẫn giữa kính trọng, quư mến và quan ngại. Nh́n Lê thị Công Nhân, tôi ao ước được nh́n thấy cô trên sàn diễn thời trang, trên kịch trường hoặc một cuộc thi hoa hậu chứ không phải giữa ṿng vây dầy đặc của mật vụ Hà Nội. Thế nhưng, cuộc đời là thế ! Từ một mẩu xương sườn của ông Adams, Chúa Trời đặt Jeans Darc xuống mặt đất, dù là chốn trần ai, nhưng không phải để chết, thế mà cô đă chết như một liệt nữ cho nền tự do của nhân dân Pháp. Lê thị Công Nhân lọt vào giữa chúng tôi với một chiếc khăn len rộng mầu trắng vắt hờ qua đầu, một thân h́nh nhỏ nhắn trong bộ váy áo mầu đen xám sang trọng và nụ cười trẻ trung, tự tin, thông minh, cùng một bàn tay dịu dàng … Ngoài tư chất là một người con gái dịu dàng, xinh đẹp, thông thái, có học vấn, Lê thị Công Nhân c̣n mang tư chất của một nhân vật của cộng đồng đau khổ và đang biết phản kháng, một thủ lĩnh tinh thần cho ngay cả lớp đă có tuổi như chúng tôi nữa … Lê Thị Công Nhân như một viên kim cương quư hiếm đă được mài giũa rực sáng lên, cả trong đời thường và môi trường chính trị ".  

Chân dung Lê thị Công Nhân trong ḷng người lính già Vũ Cao Quận th́ óng ánh qua lời kể sau đây:

" Khi chỉ c̣n lại chúng tôi, ông Vũ Cao Quận so sánh Lê Thị Công Nhân với một chiếc li pha lê, trong suốt, mỏng manh. Ông nói rằng với một người hoạt động dân chủ, ông luôn ao ước có cô, một cô gái xinh đẹp, thông minh, can trường trong lực lượng, một bông hoa giữa gió sương phũ phàng để có cái noi gương và có cái bảo vệ; nhưng với tâm trạng của một người bố, ông không thể đành ḷng để Lê thị Công Nhân nhiều phen phải " trần trụi giữa bầy sói" khi bước vào con đường hoạt động chính trị ".

Bà Trần Thị Lệ, thân mẫu Lê thị Công Nhân th́ quả quyết khi trả lời phỏng vấn đài RFA : " … con gái tôi là một người công dân Việt Nam rất yêu đất nước Việt Nam của ḿnh và muốn có một đất nước có một nền dân chủ thật sự, và Công Nhân đang đấu tranh cho điều đấy … hôm nay là ngày 8/3 tại Việt Nam là ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày mà người ta đấu tranh để có một sự b́nh đẳng, nói chung là để phụ nữ có quyền ngang bằng với nam giới và sau đó để người phụ nữ sống tốt đẹp hơn. Tôi cũng tôn vinh phụ nữ và con gái tôi cũng là một phụ nữ, không phải là là mẹ mà nói tốt cho con, mà con gái tôi là một người phụ nữ cũng có những hoạt động để có được một đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn. Trong ngày phụ nữ này th́ mọi người phụ nữ cũng được tôn vinh và sống một ngày hạnh phúc dưới sự chăm sóc của mọi người th́ con tôi lại nằm trong trại tạm giam. Đó là một điều tôi thấy rất xót xa ".

Nghe cái tên Công Nhân ta thường nghĩ đến một lớp người được đảng CSVN tôn lên làm giai cấp lănh đạo, nhưng bà Trần thị Lệ giải thích rằng hồi c̣n chế độ Sài G̣n cũ, bà nhiều khi rất bất b́nh trước những bất công, ngang trái thường gặp ngoài xă hội, nghe bộ đội miền bắc vào nói là để xóa bỏ áp bức, xây dựng xă hội không c̣n cảnh người đè nén, bóc lột người, bà hy vọng con gái bà sẽ được sống trong một xă hội đẫm môi trường công bằng, nhân ái và bản thân cô cũng là một người biết trọng sự công bằng và có tấm ḷng chứa chan nhân ái. Công bằng, nhân ái cũng là tiêu chí hướng cho bà chọn học trường luật và con gái bà ngày nay cũng là một luật sư.

Thế mà rồi … khi người ta dẫn giải con gái bà đi, cái h́nh ảnh xót xa c̣n đọng lại trong bà là: " Lúc đó con gái tôi chỉ nói là quên mang theo cái khăn mặt bông, con gái tôi cũng nói là đă mang theo 100.000 đồng tiền Việt Nam. Tôi có nói với cháu có cần lấy thêm v́ con gái cũng cần chi phí … cho cá nhân nhưng cháu nói là thôi đủ rồi. Như anh biết, thực ra lúc đó mẹ con tôi không nói được ǵ nhiều với nhau, v́ công an người ta ngồi đầy ở đó nên ḿnh cũng chỉ được nói thế thôi ….Đến bây giờ tôi vẫn không tiếp tế được ǵ cho con. Tôi có mua thêm quần áo ấm cho cháu v́ Hà Nội hiện đang trở lạnh, rất là rét… nhưng không biết làm sao để gửi vào cho cháu ! ".

Vậy nhưng, vượt lên trên tất cả những thảm họa cay đắng kia, trong ḷng nhà thơ Ngụy Vĩnh Thuyết chân dung Lê thị Công Nhân cứ ṿi vọi, ṿi vọi anh hùng :

" Tôi thầm gọi tên em,
người con gái can trường
có lí tưởng của công nhân.
Đường em đi, nhất định
sẽ thắng.
Và lịch sử Việt nam
sẽ có tên
của người con gái
nhỏ bé, dễ thương
không một tấc sắt trong tay,
nhưng dám đứng lên
chống cả một tập đoàn bạo lực,
để bảo vệ
lí tưởng của công nhân ".

Trong bài thơ " Em! Thiên thần trong băo tố ", Diệp Quang Thanh lại thấy một v́ sao đă thoát tự ngục tù :

" Giờ này, trong lao tù ngột ngạt                                                                                                              Em đang nghĩ ǵ ? hỡi người con gái nhỏ mến yêu                                                                                 Mẹ thân thương đang khắc khoải mong chờ                                                                                           Đứa con bé bỏng trở về trong ṿng tay của mẹ

……….

Đêm nay trong ngục tối                                                                                                                            âm thầm, em đang nghĩ miên man …                                                                                                    Hay em đă hóa thành V́ Sao …huyền ảo …"

2 – Khí tiết –

 

Đă ngoại bẩy mươi, sức nhớ không c̣n như xưa nữa, nhưng h́nh như tôi có thể khẳng định rằng chưa được đọc một bản tuyên thệ xả thân cho công cuộc dấu tranh v́ Dân chủ và Nhân quyền nào hùng tráng đến thế này :

 

 " Thực sự tôi không thể đoán đuợc việc ǵ có thể xăy ra đối với tôi. Nhung tôi khẳng định với tất cả lương tâm, trách nhiệm của ḿnh đối với đất nuớc Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ c̣n có một ḿnh tôi đấu tranh. Truớc hết là để giành lấy nhân quyền cho chính ḿnh và giành lấy quyền tự do cho nguời Việt Nam. CSVN đừng có mong chờ bất kỳ một điều ǵ là thỏa   hiệp chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi. Tôi không thách thức, nhung nếu CSVN đă quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của nguời dân Việt Nam và muốn d́m đất nước Việt Nam trong tăm tối về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt văn hóa, kéo dài cho tới trọn đời con cháu của chúng ta cũng như của chính những nguời cộng sản th́ họ cứ việc hành xử với những ǵ mà họ có .

           Gia đinh tôi đă chuẫn bị cho truờng hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bị đi tù. Tôi xin khẳng định một lần nữa, đó chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xẩy ra …

          Tôi đă đuợc sinh ra là một con nguời th́ tôi có đầy đủ nhân quyền cơ bản mà đấng tạo hóa đă ban cho tôi và tôi đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam hoàn toàn xuất phát từ niềm tin,    từ lương tâm và trách nhiệm của tôi đối với chính tôi, với dân tộc Việt Nam và đối với đấng tạo hóa đă sinh ra tôi .

           Những ǵ tôi đă làm đuợc tuy hết sức là nhỏ bé, nhưng nếu như mỗi  cá nhân chúng ta đừng   thờ  ơ, nghĩa là chưa ủng hộ hay ủng hộ rồi mà chưa tham gia hay tham gia rồi mà chưa tích cực, xin hăy mạnh dạn nói lên tiếng nói của ḿnh .

          Cộng sản đă hết sức thành công trong việc làm cho dân tộc Việt Nam sống ch́m trong nỗi sợ hăi hàng chục năm trời. Nếu chúng ta đều sợ hăi như vậy th́ tôi e rằng chúng ta đă sợ hăi quá mức cần thiết, tù tội cũng chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Tôi không muốn nói ḿnh là một tấm gương, nhưng nếu như tôi có bị tạm thời nhận một nhiệm sở mới hết sức là bất đắc di, đó là nhà tù th́ tôi mong rằng các nhiệm sở ở bên ngoài tức là xă hội sẽ có nhiều những nguời con Việt Nam tiếp tục những công việc mà tôi đang làm . Cố nhiên trong nhiệm sở bất đắc dĩ đó tôi sẽ cố gắng hết sức để vẫn tiếp tục công việc truyền bá dân chủ, dân quyền và đấu tranh cho nền dân chủ nhân quyền và tự do cho nguời dân Việt Nam ".

 

Đó là lời phát biểu của anh thư Lê thị Công Nhân đă được truyền qua hệ thống viễn liên ngày 26 tháng 2 năm 2007.

 

Th́ ra, đấu tranh cho Dân chủ, Nhân quyền cũng cần và cũng có tấm gương lẫm liệt. Cái lẫm liệt tích tụ và bật sáng lên từ Triệu Ẩu, Trưng Trắc, Trưng Nhị ...

 

Người ta đă từng tán tụng măi nụ cười Vơ thị Thắng nhưng ở đây, nụ cười Lê thị Công Nhân mới thật là rạng rỡ hơn, khả ái hơn nhiều.

 

Cái khí tiết lẫm liệt Lê thị Công Nhân có sức rung động xốn xang ḷng người đến mức làm cho" bác công nhân " Ngụy Vĩnh Thuyết thốt lên : " … tôi sám hối và xin em tha thứ …" qua đoạn trích bài thơ sau:

 

Sám hối

Tôi là một công nhân,
thuộc đảng của giai cấp
công nhân,
đảng cộng sản Việt Nam.
Tôi sám hối và
xin em tha thứ.

Bàn tay tôi lớn hơn em,
Nhưng tim và gan tôi nhỏ hơn em.
Cơ chế đă biến tôi thành
người vô cảm.
Tôi sống và làm việc
cho đảng
như những con người máy
không tim.
Đảng chỉ được cái xác
vô t́nh
của tôi.
C̣n hồn tôi dơi theo
em
Lê Thị Công Nhân.
Em hăy cố lên đi
để cho hồn tôi
nhập lại xác,
để tôi dám tự
bứt
những xích dây
xiềng xích,
đập vỡ cơ chế
ḱm kẹp để
trở về với tính công nhân ".

C̣n Lan Anh, nữ sinh trường Phổ thông Trung học Amsterdam th́ tưởng vọng đến một ngày, sang năm thôi, cũng được đứng lên lẫm liệt trước " những kẻ đang hành hạ chị " :

 

" Năm ngoái mồng 8 tháng 3

Ra đường em mua mấy bó hoa

Tặng bà, tặng mẹ, tặng cô giáo

Người tạo cho em cuộc sống này.

 

Hôm nay mồng 8 tháng 3

Cắn chặt hàm răng em lựa thêm một nụ hoa

Tặng chị thêm ấm ḷng trong gông cùm lạnh lẽo

Hỡi người đă v́ chúng em mà chẳng tiếc thân

 

Để cho

Sang năm, mồng 8 tháng 3

Em lại được ra vườn thỏa thích hái những nhành hoa

Tặng mọi người thân yêu và cho cả kẻ đang hành hạ chị

Bắt chúng phải ngước đầu thuần phục trước tự do "

 

3 -   Lê thị Công Nhân không thể là tội phạm –

 

Sau khi bắt giam hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân, hàng loạt báo của Đảng đă công bố tội danh để giải thích nguyên nhân hành động của những ông chủ họ.

 

Đối với luật sư Lê thị Công Nhân, báo Nhân Dân tỏ ra thận trọng qua mấy ḍng rất ngắn: " Theo cơ quan công an, Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân đă tập hợp tài liệu, lôi kéo, tuyên truyền chống phá Nhà nước. Nguyễn văn Đài được xác định là chủ mưu, Lê thị Công Nhân là đồng phạm ". Trong khi đó, báo Quân đội Nhân dân, dựa theo tờ An ninh Thủ đô, đă như là tưyên cáo một bản án: " Góp phần tích cực vào các hoạt động chống đối cuả Nguyễn văn Đài là Lê thị Công Nhân ( SN 1979 ), quê G̣ Công Tây, Tiền Giang, trú tại P48 - A7 Tập thể Văn pḥng Chính phủ, phường Phương Mai, Hà Nội. Xuất thân trong một gia đ́nh công nhân viên chức, Lê thị Công Nhân được nuôi ăn học chu đáo, năm 2001 tốt nghiệp Đại học Luật, năm 2004 tốt nghiệp lớp luật sư và công tác tại bộ phận thư kư quốc tế, Văn pḥng Luật sư Hà Nội.

         Năm 2005, Lê thị Công Nhân thôi việc tại Văn pḥng Đoàn Luật sư Hà Nội, đăng kư hành nghề tại Văn pḥng Đoàn Luật sư Thiên Ân của Nguyễn văn Đài. Từ đấy Lê thị Công Nhân đă được Nguyễn văn Đài dẫn dắt vào con đường lầm lạc và hoạt động giúp sức tích cực cho Đài.

         Ngay sau khi quen biết Đài, tháng 4-2006, Lê thị Công Nhân kư tên ủng hộ " tuyên ngôn tự do dân chủ cho Việt Nam 2006 " và tham gia " Khối 8406 " do Nguyễn văn Lư lập ra. Tháng 7-2006, sau khi đọc được dự thảo cương lĩnh " Đảng Thăng tiến Việt Nam " trên trang Web tiếng Việt của Đài BBC, Lê thị Công Nhân đă gửi thư ủng hộ và đăng kư gia nhập, tự nhận ḿnh là người phát ngôn của đảng này tại Hà Nội

          Tháng 9-2005, Lê thị Công Nhân vào Huế gặp Nguyễn văn Lư, cùng tham gia dự thảo Cương lĩnh và tuyên bố công khai đảng Thăng Tiến trên mạng internet. Lê thị Công Nhân chính thức trở thành phát ngôn viên của đảng này, thực hiện việc tuyên truyền, phát triển đảng này ở trong và ngoài nước.

         Lê thị Công Nhân đă viết một số tài liệu như " Sự thật về việc băi bỏ Nghị định 31/CP ngày 14/4/1999 ", tài liệu chuẩn bị tham dự Hội nghị về Quyền Lao động do tổ chức Đàn Chim Việt tại Ba Lan tổ chức ở Vacsava nhưng đă bị các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện ngăn chặn.

         Không thực hiện được ư đồ, Lê thị Công Nhân tức tối nhiều lần trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài và viết nhiều tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, cùng Nguyễn văn Đài sử dụng văn pḥng luật sư Thiên Ân để tụ tập lôi kéo những người khiếu kiện, sinh viên bằng nhiều h́nh thức.

         Tháng 12-2006, Lê thị Công Nhân cùng Nguyễn văn Đài đă tổ chức mở lớp " Tuyên truyền về tự do dân chủ " tại văn pḥng luật sư Thiên Ân để phát triển lực lượng chống đối trong thanh niên, sinh viên. Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân đă xây dựng chương tŕnh, soạn các giáo tŕnh phục vụ việc mở lớp.

         Khi lôi kéo được sinh viên tham gia lớp học, Đài và Nhân sử dụng thủ đoạn hứa hẹn tài trợ cho đi du học nước ngoài, cung cấp tài liệu dưới h́nh thức trao đổi, thảo luận để kích động, tuyên truyền, tạo sự chuyển hóa về tư tưởng, nhận thức trong giới trẻ, phủ nhận vai tṛ lănh đạo của Đảng, thể chế nhà nước XHCN ".

 

Nhà báo Bảo Sơn, trên tờ " An ninh thế giới " c̣n viết dày đặc gần một trang rưỡi báo để lên án và kết tội Lê thị Công Nhân. Nhiều người đặt câu hỏi, không biết v́ hằn thù cá nhân hay v́ ra sức phấn đấu lên luơng lên chức hoặc nhằm kiếm chác cái giải thưởng báo chi như Nguyễn như Phong ngày nào mà ông Bảo Sơn nỡ táng tận lương tâm đến thế.

 

Bà Trần thị Lệ trong " Đơn kiến nghị " gửi các vị lănh đạo đă phải phàn nàn: " Từ lúc con tôi bị bắt tạm giam tới nay, báo chí trên cả nước đă đưa tin và một số bài báo đă dùng những lời lẽ nhục mạ, thậm chí c̣n nêu những chi tiết hoàn toàn sai lệch hầu bôi đen, hạ thấp nhân cách con tôi và cả gia đ́nh tôi … V́ bịa đặt nên có những chi tiết đưa ra hết sức vô lư và lố bịch, tôi xin đơn cử vài chi tiết trong bài " Sự thật về việc chống phá Nhà nước của Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân ", ông Bảo Sơn đă viết ….Ai đọc đoạn này đều thấy nực cười v́ sự vô lư mà do dă tâm của người viết muốn chà đạp nhân cách con tôi … " .

 

Ông Trần Ngọc Thành, nguyên Tổng biên tập báo Đàn Chim Việt ở Ba Lan cũng rất bất b́nh. Ông tuyên bố : " Với tư cách là một công dân Ba Lan bị xúc phạm, tôi có quyền đưa tờ báo này ra một ṭa án quốc tế và tôi đang cùng luật sư của ḿnh xem xét khả năng về việc đưa tờ báo cũng như tác giả của bài báo này ra ṭa   ". Ông Thành đă từng theo đuổi một vụ kiện suốt 5 năm và ông đă thắng kiện Hăng Truyền h́nh Quốc gia Ba Lan. Hăng này đă phải bồi thường cho ông 100.000 PLN ( tiền Ba Lan, khoảng hơn 30.000 USD ) và trong chương tŕnh phát lúc 22h40 phút ngày 21 tháng 3 năm 2007 vừa qua, phóng viên hăng này đă phải chính thức lên tivi xin lỗi ông Thành.

 

Tin rằng ông Trần Ngọc Thành lại sẽ thắng nếu khởi kiện lần này. Ngay đối với bản thân người viết bài này, Bảo Sơn cũng đă mắc tôi bịa đặt, vu khống. Bảo Sơn viết : " Phát hiện thấy Đài được một số tổ chức nước ngoài " quan tâm " cho nên một số người bất măn, cơ hội chính trị như: Hoàng Minh Chính, Nguyễn văn Lư, Trần Khuê, Thanh Giang, Lê Hồng Hà … cũng tranh thủ và tâng bốc Đài là " nhà chính trị trẻ, ngọn cờ của phong trào đấu tranh dân chủ ".

 

Rồi đây, trước quan ṭa, Bảo Sơn hăy trả lời cho được rằng tôi đă viết, đă nói ở đâu cái câu Bảo Sơn đặt trong ngoặc kép đó ?

 

Trong bài báo của ḿnh, ngoài phần moi móc đời tư và xuyên tạc để nhục mạ gia đ́nh Lê thị Công Nhân và luật sư, liên quan đến cái gọi là tội trạng, Bảo Sơn chỉ viết được mấy điều như sau :

 

1 – " … Tuy nhiên, Nhân lại rất hăng hái lao vào " hoạt động chính trị " bằng cách thậm thụt quan hệ với những đối tượng như Nguyễn văn Lư, Trần Ngọc Thành ( quốc tịch Ba Lan, trưởng chi nhánh Tập hợp Dân chủ đa nguyên tại Ba Lan và Cộng ḥa Séc ) và một số đối tượng chính trị khác. )" .

 

Hoạt động chính trị làm sao mà là phạm tội ? Ông Trần Phú, ông Nguyễn Ái Quốc … ngày xưa, các ông Đỗ Mười, Nguyễn Phú Trọng … ngày nay cũng đă và đang hoạt động chính trị đấy chứ.

 

Quan hệ với Nguyễn văn Lư, Trần Ngọc Thành … là phạm tội ư ? Thế th́ nhà sư quan hệ với kẻ trộm cắp, giết người, các " sơ " quan hệ với gái măi dâm bị SIDA là phạm tội hay học tṛ quan hệ với thầy giáo để mua điểm, quan nhỏ quan hệ với quan to để chạy chức và tham nhũng là phạm tôi ?

 

2 – " … Nhân c̣n trực tiếp viết nhiều bài gửi cho các đài, báo nước ngoài với nội dung xuyên tạc chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam và vu cáo chính quyền " đàn áp tôn giáo ". … Tháng 12 năm 2006, Lê thị Công Nhân đă trả lời phỏng vấn một tờ báo nước ngoài với những lời lẽ hằn học phê phán Chỉ thị 37/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ … về việc quy định một số biện pháp tăng cường lănh đạo và quản lư báo chí ". 

 

Viết bài gửi cho các đài báo nước ngoài hẳn là không có tội rồi, bởi v́ nhiều nhà khoa học, quan chức, kể cả các vị lănh đạo quốc gia cũng có bài đăng trên các báo và trả lời phỏng vấn đài nước ngoài. Đọc tất cả các bài viết, không ai thấy Lê thị Công Nhân xuyên tạc chính sách Đảng, vu cáo chính quyền mà chỉ thấy nói lên những sự thật. Tất nhiên, ai cũng hiểu, không những không được nói xấu Đảng mà c̣n không đựoc nói xấu bất kỳ cá nhân nào, nhưng nói lên những cái xấu của Đảng, những khuyết tật của chính quyền là điều cần khuyến khích và có thể được biểu dương bởi như vậy tức là thực hiện nghĩa vụ phê b́nh mà chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở đảng viên phải làm thường xuyên. Phê phán với tinh thần thân thiện, lời lẽ ôn tồn th́ dễ thuyết phục hơn, nhưng dẫu với thái độ hằn học th́ cũng chỉ đáng chê chứ không thể xem là tội lỗi được. Phê phán cả chủ trương đường lối, cả những chính sách lớn của Đảng như " Cải cách ruộng đất ", " Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng " … c̣n là điều có thể và cần thiết nữa là chỉ với Chỉ thị 37/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ …

 

3 -  " Nhân cũng là kẻ tích cực nhất trong việc mở các lớp học về dân chủ nhân quyền tại văn pḥng luật sư Thên Ân ".

 

Mở các lớp học về dân chủ và nhân quyền là việc làm tốt và đáng khuyến khích.Việc này nhẽ ra phải đă được triển khai rộng trong xă hội, đặc biệt ở các cấp học phổ thông và đại học của nước ta. Dạy về dân chủ nhân quyền cơ bản, giới thiệu cả dân chủ nhân quyền của Mỹ và của Phương Tây đều cần thiết và có ích. Tại các trường học ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Phương Tây, cũng như ngay ở Sài G̣n trước năm 1975 người ta cũng giảng dạy về chủ nghĩa Mác nghiêm chỉnh kia mà.

 

Vả chăng, Lê thị Công Nhân cho biết, vào lúc 10 giờ kém 15 phút sáng mồng 3 tháng 2, khi khoảng 15 công an ập vào bắt cả thầy lẫn tṛ ra xe ôtô đưa về đồn công an phường Bùi thị Xuân, cô đang chuẩn bị giới thiệu một bài viết của tiến sỹ triết học Đỗ Mạnh Trí có tiêu đề " Nhân phẩm - Nền tảng của Nhân quyền". Đấy là một bài viết thuộc phạm trù triết học, đạo đức học, chứ thậm chí, không thuộc về chính trị. Lại nữa, nhiều nhặn ǵ đâu, lớp học chỉ có 3 sinh viên và đấy cũng mới là buổi học đầu chưa bắt đầu !

 

4 -  " Lê thị Công Nhân đă khai với Cơ quan điều tra là ả có tham gia " khối 8406 " của Nguyễn văn Lư và là phát ngôn viên của " đảng Thăng tiến Việt Nam " ( đảng này tự tuyên bố thành lập ngày 8-9-2006 trên mạng internet do Nguyễn văn Đài chủ mưu, cầm đầu, nhưng cũng chỉ tồn tại trên mạng được non 4 tháng v́ trưởng ban đại diện thành lập của đảng là Nguyễn Phong đă tuyên bố giải tán đảng ".

 

Dẫu tham gia Khối 8406 và nhận làm phát ngôn viên của đảng Thăng Tiến Việt Nam có là phạm tội đi chăng nữa nhưng, chẳng nhẽ đối với một người con gái chỉ mới nhận lời tham gia vào cái đảng mà đảng đó chỉ tồn tại trên mạng internet và, tồn tại chỉ 4 tháng thôi, mà hệ thống chuyên chính của cả một Đảng tự coi ḿnh là " ngôi sao sáng, sáng nhất trong muôn v́ sao " đă thấy cần quyết tâm thẳng tay đàn áp để triệt hạ gấp gáp đến như thế sao ? Có e rằng thiên hạ chê cười rằng đảng CSVN " thần hồn nát thần tính " không ? Phàm những kẻ hay hốt hoảng và dễ dàng trở nên cuồng bạo do thảng thốt run sợ đều là những kẻ bất chính và ngày tàn của họ đă cận kề .

 

Đảng Thăng Tiến đă làm được những ǵ và Lê thị Công Nhân đă có những hành động nào mới là cái mà ṭa được đem ra xem xét để luận tội chứ .

 

4 – Thử t́m nguyên nhân –

 

Báo Quân đội Nhân dân viết: " Xuất thân trong một gia đ́nh công nhân viên chức, Lê thị Công Nhân được nuôi ăn học chu đáo, năm 2001 tốt nghiệp Đại học Luật, năm 2004 tốt nghiệp lớp luật sư … " và " Ngay sau khi quen biết Đài, tháng 4 – 2006, Lê thị Công Nhân kư tên ủng hộ " tuyên ngôn " tự do, dân chủ cho Việt Nam 2006 và tham gia " Khối 8406 " do Nguyễn văn Lư lập ra. Tháng 7 – 2006, sau khi đọc được dự thảo cương lĩnh " Đảng Thăng Tiến Việt Nam " trên trang web tiếng Việt của đài BBC, Lê thị Công Nhân đă gửi thư ủng hộ và đăng kư gia nhập, tự nhận ḿnh là người phát ngôn của đảng này tại Hà Nội ".

 

Chưa hề được xuất ngoại hay được đào tạo ở bất cứ trường lớp ở nước ngoài nào để có dịp ăn phải bả Phương Tây mà " được nuôi ăn học chu đáo " dưới mái trường XHCN qua hơn chục năm, hết phổ thông, lên đại học, đến sau đại học; lại cũng chưa được gặp cha Nguyễn văn Lư mà chỉ " Ngay sau khi quen biết Đài " và mới chỉ " …sau khi đọc được dự thảo Cương lĩnh " Đảng Thăng Tiến Việt Nam " trên trang web " thôi, Lê thị Công Nhân đă quyết đinh gia nhập đảng và hăng hái " hoạt động chính     trị ". Lê thị Công Nhân không bị hệ thống giáo dục nào khác tuyên truyền nhồi nhét cả, không bị ai dụ dỗ cả, không làm tay sai cho ai cả mà làm tay sai cho chính cái đầu của cô. Mà, cái đầu của cô th́ lại được đào tạo bởi chính hệ thống giáo dục này và được kết cấu bởi nhận thức từ chính xă hội này phản ánh vào. Vậy thĩ lỗi là do cái sai trái, cái hỏng hóc của chính môi trường xă hội chứ đâu phải từ cô.

 

Báo An ninh thế giới viết : " Cư dân ở phường không ít người nh́n Nhân bằng con mắt vị nể, bởi đi đâu ả cũng khoe là con gái của vị giáo sư danh tiếng Nguyễn Hoàng Phương. Nhưng chỉ cần để ư tư chút th́ thấy chắc chắn ả không phải là con gái giáo sư Nguyễn Hoàng Phương bởi làm ǵ có chuyện     " con gái " họ Lê mà bố th́ họ Nguyễn ".

 

Soi móc để mỉa mai như vậy thật chẳng cao thượng chút nào. Tin rằng, là một người thông minh và tự trọng, Lê thị Công Nhân hẳn không lừa thiên hạ theo cách ngô nghê Lê quàng ra Nguyễn như vậy. Chẳng những thế, tôi biết Lê thị Công Nhân rất quư trọng và yêu mến người bố dượng của ḿnh. Chính v́ vậy mà cô buồn nỗi buồn của bố dượng, thậm chí mang trong ḷng cả " mối hận trí thức " của dượng. Cô biết dượng và mẹ đă từng khăng khít trong đồng tác giả một công tŕnh khoa học về tâm linh rất có giá trị mang tên : " Đông y học dưới ánh sáng của Lư thuyết Tập Mờ ". Công tŕnh khoa học độc đáo đó được mời tŕnh bầy tại Trung tâm tính toán của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô năm 1988.   

 

Nguyễn Hoàng Phương sinh ngày 27 tháng 3 năm 1927 tại Phong Điền, Thừa Thiên, đậu bằng Thành Chung ở Huế năm 1944. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông xung vào Trung đoàn Giải phóng quân Trần Cao Vân. Năm 1949, chàng lính trẻ Nguyễn Hoàng Phương đột nhiên nhận được quyết định cử đi học do Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Liên khu V kư. Đây là bước ngoặt lớn đẩy chàng trai thông minh, tuấn tú này rời khỏi cái xác suất " Xanh cỏ, Đỏ ngực " may ra rộng đường vào quan lộ để từng bước ḥa ḿnh vào cái giai tầng xă hội thường phải mang " mối hận trí thức " dưới các chính quyền cộng sản.

 

Năm 1962, Nguyễn Hoàng Phương là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sỹ Vật lư học tại Đại học Lomanosov ở Liên Xô. Về nước, ông được bổ nhiệm làm chủ nhiệm Khoa Vật lư đầu tiên ở Đại hoc Tổng hợp Hà Nội. Ngoài đóng góp đào tạo hàng chục ngàn cử nhân, tiến sỹ, giáo sư, nhà khoa học siêu việt này c̣n tiến hành hàng loạt công tŕnh nghiên cứu rất cao siêu và viết hàng vạn trang sách. Sách giáo khoa có: các giáo tŕnh Cơ học Lư thuyết, Cơ học Lượng tử cho Hóa sinh … Sách chuyên khảo có : Xử lư Thông tin Ghi số, Nhập môn Lư thuyết Tập mờ cho kỹ sư ….Sách khoa học có: bộ sách Minh triết và Duy lư, bộ sách Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai, Con người và Trường sinh học, Bốn mươi chín Ngọn lửa của Mẫu, Hỏi đáp về Công tŕnh Sứ mệnh Đức Di Lạc … Sách danh nhân có : Anbe Anhxtanh, Galilêô Galilê …

 

Ông đi từ giảng dạy Toán học, giảng dạy và nghiên cứu về Vật lư học sang các lĩnh vực Cận Tâm lư học, Cận Sinh lư học, Trường Sinh học …

 

Gọi ông là nhà khoa hoc siêu việt v́ nhiều công bố khoa học của ông vượt quá tầm nhận thức của thời đại. Ông khám phá Cấu trúc ẩn của Kinh Dịch và biểu diễn những nguyên lư triết học Đông phương bằng Đại số Tám chiều Caley. Ông đă sắp xếp tám Quẻ Dịch vào tám khung của Đại số Caley và đưa ra những phương tŕnh tính toán xuôi ngược đều cho nghiệm số trùng khớp. Ông t́m được các phương tŕnh toán học liên hệ con số 49 của kỳ giỗ người chết với 49 phân cảnh giới luân xa, 49 phân cảnh giới hạt cơ bản và tâm linh, 49 phân cảnh giới mầu sắc, 49 phân cảnh giới Linh từ ….Ông đi từ Toán học, Vật lư học đến Khoa học Tâm linh.

 

Và, thế là từ những quy kết về " chuyên môn đơn thuần ", " chuyên sâu nhưng hồng không thắm " người ta tiến đến ghép tội ông là mê tín dị đoan, là phản Macxit. Công an từ chỗ thâm nhập để theo giơi các giờ lên lớp đến ngăn trở các buổi ngọai khóa của ông. Ông bị cách chức Chủ nhiệm khoa, không lên lương, không được đi nước ngoài dù là đến nước XHCN, sách viết ra không được xuất bản. Uất ức dồn nén đến mức ông phải rời bỏ Đảng …. Dù chen chức giữa ngồn ngộn sách vở, thầy giáo của nhiều thế hệ thầy, nhiều bộ trưởng, nhiều ủy viên Trung ương Đảng, giáo sư Nguyễn Hoàng Phương vẫn chỉ được " ăn như sư, ở như phạm " trong một căn pḥng mười lăm met vuông suốt gần chục năm trời…

 

Năm 1991, biết tôi sắp đi dự hội thảo tại mấy trường đại học ở Hoa Kỳ, giáo sư Nguyễn Hoàng Phương đến nhà gửi tôi tập công tŕnh nghiên cứu " Tích hợp Đa văn hóa Đông Tây dưới ánh sáng Lư thuyết Tập Mờ " để đem đi. Nhưng, tôi đă hèn nhát bỏ lại ! ( Sự thực là, lúc ấy tôi là người cùng với giáo sư- tiến sỹ Mỹ Judith L. Ladinsky tổ chức nên chuyến đi đầu tiên của 12 nhà khoa học đầu ngành sang Hoa Kỳ, nếu tham thêm việc của giáo sư, ngộ nhỡ bị công an phát hiện giữ lại th́ hỏng chuyến đi của cả đoàn ). Tuy nhiên tôi cũng có thể tự an ủi rằng đă quyên góp được cho giáo sư một khoản tiền nho nhỏ từ nước ngoài để giáo sư xuất bản mấy tập sách công tŕnh nghiên cứu sau này. Dẫu sao, nếu tôi đă dám đem đi và đem được trót lọt th́ biết đâu sự nghiệp của giáo sư c̣n được định giá sớm hơn.

 

Người ta thường gọi những người hay có ư kiến khác với lănh đạo là bọn cơ hội và giải thích nguyên nhân các phản kháng chính trị đều xuất phát từ sự bất măn. Trước đây là Trần Độ, Hoàng Hữu Nhân …, ngày nay là Nguyễn Vũ B́nh, Lê thị Công Nhân ….

 

Trần Độ làm sao không bất măn được với các chính sách ngăn cấm tự do tư tưởng, bóp nghẹt tự do sáng tác của văn nghệ sỹ khi cái tâm của ông bị chính cái trách nhiệm trưởng Ban Văn hóa Văn nghệ   Trung ương Đảng của ông đầy đọa. Lê thị Công Nhân làm sao không bất măn được khi, là một luật sư trí thức mà, ngoài xă hội th́ thấy những điều luật đang h́nh sự hóa hầu hết các cuộc biểu t́nh chính đáng của công nhân; trong nhà th́ tận mắt chứng kiến cái " mối hận trí thức " của bố dượng ḿnh.

 

Phải nói, đấy là nỗi bất măn thiêng liêng của những lương tri thánh thiện. Không có những nỗi bất măn như thế, con người không hơn gỗ đá, không khác con vật là bao, xă hội trở nên vô cảm, vô tri, không c̣n là nhân loại. Cho nên, những nỗi bất măn như thế phải được tôn thờ chứ không thể đem ra kết tội .

 

5 – Bông hồng phải được nâng niu ,

ánh thép phải được trân quư –

 

Việc bắt giữ Lê thị Công Nhân đă làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ như chưa từng thấy ở cả trong nước và ngoài nước.

 

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hải Pḥng bức xúc: " Bắt giam luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sau vụ bắt giam linh mục Nguyễn Văn Lư đầu tết Đinh Hợi, khép những nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ này vào tội danh " tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam" chính quyền cộng sản đă phơi bày bộ mặt nham hiểm, đổi trắng thay đen vi phạm Hiến pháp, vi phạm công ước nhân quyền quốc tế mà họ đă kư kết. V́ các vụ   bắt giam này xảy ra sau khi được gia nhập WTO, kư được hiệp định thương mại Việt –Mỹ, được rút tên ra khỏi danh sách LHQ quan tâm về tôn giáo nên mang nặng thêm yếu tố " khỏi ṿng cong đuôi" của một chính đảng tồn tại bằng lừa đảo ".

 

Ông giảng giải và kêu gọi " Như chúng ta đă biết, tất cả các nước ( trừ 4 nước cộng sản c̣n sót lại) không ở đâu và một chính đảng nào được phép dùng bạo lực đàn áp một chính đảng khác; cũng không một chính phủ nào dám coi việc chỉ trích chính phủ là "chống lại nhà nước". Tương tự như vậy không c̣n một lực lượng cảnh sát nào và ở đâu là công cụ của một chính đảng đàn áp một đảng đối lập. Tôi tha thiết kêu gọi đảng CSVN và lực lượng công an nhân dân Việt Nam hăy suy nghĩ thật nghiêm túc hành vi họ đang làm để không bị mang tiếng là một chính đảng man rợ cùng một công cụ rừng rú trong sinh hoạt chính trị cộng đồng nhân loại. Bạo lực đang và sẽ bị loại trừ hoàn toàn khỏi đời sống chính trị và xă hội loài người ( trừ xă hội loài vật). Với Lê Thị Công Nhân, tôi kêu gọi các người hăy thận   trọng ".

 

Người lính già Vũ Cao Quận thống thiết hơn : " Tôi chỉ là một công dân già, không chức quyền, không tiền bạc và không hề có một chút ǵ để nhân danh cả.Tôi chỉ có tấm ḷng của một người cha để nhân danh, tôi tha thiết kêu gọi :

- Ông Tổng thống Mỹ .                                                                                                                                          - Các Ông, các Bà Tổng thống, Thủ tướng của Liên minh Châu Âu.                                                          - Các Bà nữ hoàng.                                                                                                                                          - Đức Nhật hoàng tôn kính và thủ tướng Nhật Bản.

Nếu tất cả các vị tôn kính c̣n chút nước mắt xin hăy nhỏ xuống v́ Lê Thị Công Nhân, v́ một đứa con gái Việt Nam bé bỏng, yếu ớt. Hăy rủ ḷng thương nó như thương một đứa con tội nghiệp mà các vị mạnh mẽ lên tiếng buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải trả tự do ngay cho nữ luật sư Lê Thị Công nhân cùng luật sư Nguyễn Văn Đài chỉ v́ 2 luật sư này đă "phạm tội" san sẻ, truyền đạt những điều cao thượng, bác ái thuộc về "Dân chủ và Nhân quyền" của nước Mỹ, của nước Pháp, của George Washington, Thomas Jefferson, Franklin Rooservelt, Abraham Lincoln, Bill Clinton, George Bush, của Montesquieu…cho thế hệ trẻ Việt Nam tội nghiệp đang bập bơm về dân chủ và về cái quyền được làm người.

Đằng sau lưng tôi dựa chỉ là cái chết, nhân danh cái chết, tôi xin quỳ xuống van xin các vị, van xin ḷng nhân ái của bốn phương trời : " Hăy v́ thân phận nhỏ nhoi của một bé gái ở đất nước Việt Nam xa xôi c̣n đầy khốn khổ này ! " ".

Ông đau đớn vật vă " Trời ơi ! về " tội chính trị ", chốn pháp đ́nh cộng sản không phải là nơi có thể mua bán, đổi chác. Tôi th́ nghèo mà đổi chác th́ họ cần tiền, tiền và tiền. C̣n cái mạng già gần cả một cuộc đời góp phần xây nên cái chính quyền này chỉ là vật vô dụng không đổi chác được. Nếu có thể tôi sẽ xin chịu tù, chịu án thay cho con. Tôi biết viết những ḍng này chỉ là những mơ ước hăo huyền ".

Không phải chỉ có sự đồng cảm sâu sắc của những người đồng chí trên cùng chiến tuyến đấu tranh v́ sự nghiệp dân chủ hóa đất nước ở trong nước. Trong bài " Một bông hồng cho chị Lê thị Công Nhân " viết ngày 21 tháng 3 năm 2007, Lê thị Mỹ Linh kể lại rằng : 

" Trước ngày chị bị bắt giam 6 tháng 3, cả 2 diễn đàn  Paltalk trên 400 người, gần như đă bậc khóc bằng hàng trăm những gương mặt nước mắt cùng những bông hồng được gởi trên màn ảnh, ngay cả anh MC cũng   nghẹn ngào không thốt nên lời, tiếng nói anh hùng, uất nghẹn của chị vẫn c̣n được nghe văng vẵng bên  tai  " .

 

Thân mẫu Lê thị Công Nhân th́ nén căm uất vào ḷng, điềm tĩnh như một luật sư đĩnh đạc. Bà dơng dạc biện hộ đầy thuyết phục : " Tôi cho rằng xă hội của Việt Nam như thế nào th́ có lẽ là thế giới cũng đă biết rồi, c̣n " tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN " th́ thật ra ở đây có một sự không rơ ràng giữa khái niệm của đảng cộng sản và nhà nước. Tôi th́ xác định một điều là con tôi là một người yêu nước, yêu Việt Nam. C̣n bây giờ nước Việt Nam đang dưới sự lănh đạo của đảng cộng sản. Th́ nhà nước Việt Nam, người ta khái niệm nhà nước và đảng cộng sản đặt vào thành một, cho nên khi con tôi đấu tranh cho sự đa đảng th́ họ ghép nó vào chuyện chống phá nhà nước. Tức là coi như họ đă thống nhất khái niệm nhà nước và đảng cộng sản. Cho nên sự đấu tranh của con tôi trở thành rất khó khăn. Như anh biết, tự đá bóng, tự thổi c̣i th́ nó không có ǵ tốt đẹp hết và những sự tham nhũng, suy thoái về lĩnh vực này lĩnh vực khác th́ cũng do sự độc đảng ". ( Trả lời phỏng vấn nhà báo Việt Hùng, đài RFA ).

Trong khi đó, thầy giáo Diệp Quang Thanh vốn rất mô phạm, bỗng trở nên quyết liệt khác thường :      " Ôi! đau đớn làm sao ! Ta tự hào về người nữ anh hùng bất khuất bao nhiêu, th́ ta căm giận lũ sói lang bấy nhiêu! Nếu là lũ giặc ngoại xâm cướp nước th́ đi một nhẽ ! Nhưng đây lại là lũ người bất lương, những hành vi của các ngươi, làm cho ta thấy xấu hổ... cho chính dân tộc ḿnh. Ôi nhục nhă làm sao!                

……Không biết tên văn nô Bảo Sơn có thấy hổ thẹn, khi ngồi trên ghế nhà trường học những tấm gương về bà Trưng, bà Triệu, về Minh Khai của chúng …th́ sau này chính những con cháu của các bà lại là nạn nhân của y? Chính ng̣i bút của y đă xóa nḥa tất cả đạo lư, xóa nḥa khái niệm, đâu là chính nghĩa, đâu là bạo tàn ! Y đă xổ toẹt vào những điều y được học hành dạy dỗ.                                 

......Nhưng chúng đă nhầm to! Chúng hăy ngoảnh lại nh́n lịch sử của đất nước đi, chỉ khi nào nước  Nam hết cỏ th́ khi đó sẽ hết những người phản kháng, đấu tranh lật đổ chế độ bạo tàn của chúng. Anh hùng hào kiệt nước Nam thời nào cũng có. Chúng định hăm hại tiêu diệt người này,th́ sẽ có người khác lên thay. Chúng định giam cầm bức hại Lê Thi Công Nhân th́ sẽ có hàng trăm, hàng ngàn Lê Thị Công Nhân, noi theo tấm gương của em tiếp bước theo em, can đảm đứng lên đấu tranh chống lại chúng.

Các ngươi cũng biết. Ở đâu có áp bức ở đó sẽ có đấu tranh. Đó là chân lư không bao giờ thay đổi. Điều đó có nghĩa là nếu các ngươi không chịu theo con đường chính nghĩa, không chịu cải tà qui chính, trở về con đường mà nhân loại và nhân dân đă lựa chọn th́ sẽ vẫn c̣n những tấm gương, những người con ưu tú đấu tranh chống lại các ngươi cho đến hơi thở cuối cùng, cho đến khi chân lư thuộc về nhân      dân ".

                                                                              *

Giá những lời nói trên lọt được vào tai các vị lănh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, giá mà những trang viết này được quư vị ấy để tâm đọc và suy xét. Bởi vậy, tôi khẩn khoản đề nghị tất cả những ai có dịp đọc hết mấy trang viết này, hăy giúp chuyển đến tận tay những công an, những cán bộ tư pháp, các vị đại biểu Quốc hội, các vị Trung ương ủy viên, các vị ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN …

Tôi muốn nói riêng với chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Tôi thường nghe một số vị hoặc đă từng cùng công tác, hoặc từng là bề trên của Chủ tịch như lăo thành cách mạng Phạm Hiện, nhà văn Sơn Tùng … khen ngợi tấm ḷng nhân ái Nguyễn Minh Triết; tôi muốn tin lời nói: yêu nhất sự thẳng thắn trung thực, ghét nhất sự dối trá đúng là biểu hiện bản chất của Thủ tướng. Vậy các vị hăy chứng tỏ cụ thể qua vụ việc này đi. Luật sư Lê thị Công Nhân đúng bằng tuổi con các vị đấy. Các vị hăy tưởng tượng có nên đành ḷng thờ ơ vô cảm khi chính con cái quư vị bị đối xử tàn bạo một cách oan uổng như thế không ?

Cho dù, phải chăng, bản thân các vị không chủ trương những việc làm xấu xa, sai trái này nhưng v́ bị bưng bít, xuyên tạc, v́ nể nang hay phải bảo trọng trước thần uy đen tối nào đó từ bên trong, bên ngoài mà né tránh ?.

Dẫu như vậy cũng không thể được, đây không phải chỉ là chuyện nhỏ chi phối sinh mệnh một người con gái mà ẩn chứa sau đó những nguy cơ không thể xem thường, liên can đến uy tín và trách nhiệm của quư vị trước nhân dân, trước lịch sử. Tôi mong các vị hăy tỏ ra xứng đáng.

Hà Nội, 8 tháng 4 năm 2007

Nguyễn Thanh Giang                                                                                                                                                       Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lư Máy bay                                                                                                        Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội                                                                                                                 Điện thoại : 5 534370