Tâm sự với Lm Nguyễn Văn Lư nhân ngày 30.4.07

Viet.no, 30.4.07

Lm Phan Văn Lợi

Tự do yêu mến thiết tha!
Mà sao tù ngục hết ra lại vào?

Anh Lư thân kính

Lời thơ của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện sao mà ứng vào Anh đúng thế! Cách đây 32 năm, trong lúc dân chúng Tây Nguyên kinh hoàng bỏ chạy xuống vùng duyên hải, dân chúng miền Trung hớt hoảng tuốn vào miền Nam từ những ngày đầu tháng 2 và 3-1975, rời bỏ cái nơi mà họ linh cảm sẽ là một nhà tù vĩ đại, th́ Anh lại ngược đường từ Sài g̣n ra Huế, dẫu trắc trở giăng đầy và nguy hiểm ŕnh rập. Chiều ngày 25-3-1975 Anh đă có mặt tại thành phố Huế đang rơi dần vào tay cộng quân. Thấy Anh có tinh thần quả cảm như thế, rất cần thiết để sống trong chế độ CS, lại thêm trí thông minh bén nhạy, Đức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền đă bổ nhiệm Anh vào chức vụ thư kư Toà Giám mục, phụ tá cho ngàị Nhưng đến ngày 7-9-1977 th́ Anh đă bị bắt. Lư do là Anh đă phổ biến rộng răi 2 bài phát biểu thời danh của Đức Tổng, một vào ngày 15 và một vào ngày 22-04-1977. Trong hai bài đó, Đức Cha đă thẳng thắn tuyên bố "chưa có tự do tôn giáo tại VN" và "người Công giáo bị xem như công dân hạng nh́". CS đă lồng lộn lên, tuyên án Anh 20 năm tù với tội danh "tuyên truyền chống chế độ XHCN" trong một ṭa án nhân dân đặc trưng của chế độ, nhưng đến ngày 24-12-1977 th́ phải thả Anh ra, nhờ việc VN vừa được gia nhập Liên Hiệp Quốc, và sau đó quản chế Anh tại Nhà Chung đến tháng 8-1978. Thế là Anh bắt đầu nếm mùi ngục tù và quản thúc của chế đô..

Sau đó CS áp lực để Anh bị đổi tới Đốc Sơ cai quản giáo xứ. Tại đây, sống giữa nhân dân nhưng trong ṿng kềm tỏa, Anh thấm thía được nỗi đau của đồng bào, của tín đồ dưới chế độ mới, do đó Anh liên tục gởi tới nhà cầm quyền 7 kháng thư, thường xuyên bắc loa trên tháp nhà thờ mở đài Chân lư châu Á, coi khinh các quy định "xin phép" vô lư của bạo quyền CS. Thế là ngày 18-5-1983, Anh bị bắt lần thứ hai rồi bị cái gọi là Ṭa án nhân dân tỉnh B́nh Trị Thiên (cũ) xử phạt 10 năm tù về tội "phá rối an ninh trật tự và phá hoại khối đoàn kết toàn dân", một tội danh quái đản mà chỉ pháp chế CS mới có. Anh trở thành chứng nhân trong ngục thất tới ngày 31-7-1992 tại cái gọi là "Trại cải tạo" tỉnh Hà Nam. Tại đây Anh đă sống cùng thi sĩ Nguyễn Chí Thiện. Hai tâm hồn hết sức tự do gặp nhau giữa 4 bức tường nhà tù!

Trở về Nhà Chung Huế, Anh lại tiếp tục bị quản chế. CS tưởng tù giam và quản chế đă làm Anh quy thuận và ngoan ngoăn, từ nay sẽ sống "tốt đời đẹp đạo". Đùng một cái, ngày 24-11-1994, lễ các Thánh tử đạo VN, "Tuyên ngôn 10 điểm về thực trạng Giáo hội Công giáo tại Giáo phận Huế" được Anh công bố và phát tán rộng răị Bài viết chứng minh toàn thể Giáo hội VN nói chung bị chế độ kềm kẹp, đàn áp. Muốn trói tay Anh, CS lại áp lực khiến Anh bị đưa tới giáo xứ Nguyệt Biều ngày 30-7-1995, không phải để làm mục vụ nhưng để bị quản chế: ở trong nhà xứ nhưng chẳng được làm lễ một ḿnh cho giáo dân và giảng dạy ho..

Nhiều năm trôi qua trong âm thầm chuẩn bị, ngày 14-11-2000, Anh và giáo dân Nguyệt Biều đă căng lên biểu ngữ "Chúng tôi cần Tự do Tôn giáo" rồi biểu ngữ "Tự do tôn giáo hay là chết!" vốn sẽ đi vào lịch sử như một hiệu lê.nh. Tiếp đó, từ 03-12-2000 đến 26-2-2001, tự lồng ngực của Anh, hai từ "tự do" tha thiết ấy đă trào tuôn thành 9 Lời Kêu gọi có tính cách toàn diện hơn, kêu gọi hàng Lănh đạo lẫn tín đồ mọi Giáo hội đ̣i lại quyền tự do tôn giáo đang bị tước đoạt (LKG 1-4), kêu gọi giáo chức và sinh viên học sinh tẩy chay chủ nghĩa và chế độ CS, hai ngục tù ghê gớm (LKG 6), kêu gọi đồng bào quốc nội lẫn hải ngoại chung ḷng đoàn kết, chung tay xây dựng một tổ quốc không có xiềng xích độc tài (LKG 7), kêu gọi thế giới đừng dễ dàng cho chế độ CSVN áp bức tham gia các công ước quốc tế (LKG 5), kêu gọi quốc hội bỏ điều 4 Hiến pháp là ṿng kim cô, và kêu gọi đảng CS là tên cai ngục hăy tự giải thể chính ḿnh (LKG 8). Anh cũng đă kết hợp với nhiều chức sắc khác đạo ra "Lời Tuyên bố của Đại diện các Tôn giáo tại VN ngày 27-12-2000", với 5 đ̣i hỏi rất quyết liệt. Trước đó, ngày 25-1-2001, Anh đă tung ra một chứng từ đầy cảm kích về cái chết của Đức TGM Nguyễn Kim Điền, vị lănh đạo tinh thần đầu tiên sau 75 đấu tranh và bị sát hại v́ tự do và nhân phẩm.

Thế là CS lại làm áp lực để Anh bị chuyển về một giáo xứ xa hơn, giữa đồng trống trải, khó liên lạc điện thoại và điện thư, lại chỉ có một đường độc đạo đi vào, tức giáo xứ An Truyền. Tại đây, từ ngày 05-02-2001 đến ngày 15-05-2001 là hôm bị bắt, Anh đă viết Lời Chứng thứ 1 rồi Lời Chứng thứ 2 gởi Quốc hội Hoa Kỳ để tŕnh bày thực trạng mất nhân quyền dân chủ ở VN. Cũng chính tại An Truyền, ngày 26-2-2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên đă ban hành quyết định quản chế Anh hai năm. Anh chỉ mỉm cười khinh bỉ, coi đó như tờ giấy lộn. Từ ngày 27-2 trở đi, CS bắt đầu đàn áp Anh và giáo xứ. Thế là Anh nảy sinh một sáng kiến chưa từng có trong chế độ: lập biên bản về các vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CS địa phương (tất cả có 19 biên bản, được lập từ ngày 11-3-2001 đến ngày 09-5-2001), để biến những tên đồ tể thành tội phạm. Trong các biên bản này, cụm từ "Độc lâ.p-Tự do-Hạnh phúc" được Anh đổi thành "Thiếu độc lập - Mất tự do - Không hạnh phúc"!!!

Ngày 19-10-2001, Anh bị Ṭa án nhân dân tỉnh xử phạt 15 năm tù về 2 "tội": không chấp hành quyết định quản chế hành chính và phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, một tội danh quái gở mà chỉ CS mới nghĩ ra và dám ghép càn! Thế là Anh lại lên đường vào tù ngục, ở trại Ba Sao, Nam Hà cho đến hết tháng 01-2005. Tại đây, Anh đă gặp nhiều chiến sĩ dân chủ khác như Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Nguyễn Khắc Toàn.... Tất cả đă giúp nhau hun đúc tinh thần tự dọ Và hiện nay, ra khỏi tù, họ vẫn tiếp tục tinh thần đó.

Anh lại thi hành án phạt quản chế lần thứ sáu tại Nhà Chung. Và tại đây, như không ngơi nghỉ, kể từ cuối năm 2005, cùng với nhiều chiến hữu, Anh tái phát động cuộc đấu tranh. Lần này quy mô hơn, không chỉ cho tự do tôn giáo mà c̣n cho tự do dân sự, không chỉ cho quyền tín hữu mà cả quyền công dân, bởi lẽ đấy là hai mặt của cùng một thực thể: nhân quyền. Là Lm Công giáo đồng thời là con dân đất Việt, Anh thấy không thể chỉ đấu tranh cho quyền lợi của Giáo hội mà c̣n cho quyền lợi của mọi đồng bào: tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại, tự do lập hội, tự do bầu cử... là những thứ mà chính tôn giáo cũng phải cần đấy chứ! Thế là lần lượt ra đời "Lời kêu gọi bầu cử Quốc hội đa đảng" ngày 17-10-2005, "Lời Kêu gọi cho quyền thông tin ngôn luận" ngày 20-02-2006, "Lời Kêu gọi cho quyền Công nhân" ngày 19-03-2006, "Lời Kêu gọi cho quyền thành lập đảng phái" ngày 06-04-2006 mà ban đầu Anh cùng kư tên chung với nhóm Lm Nguyễn Kim Điền rồi với hàng trăm nhà dân chủ quốc nộị Ngày 08-04-2006, Tuyên ngôn Dân chủ Tự do cho VN chào đời để rồi đi vào lịch sử, h́nh thành nên Khối 8406 mà Anh là một trong những tác nhân chủ yếu và đại diện chính thức. Một tuần sau (15-04-2006), tờ báo độc lập đầu tiên trong chế độ CS xuất bản không giấy phép là bán nguyệt san Tự do Ngôn luận mà Anh là thành viên ban Biên tập. Ngày 20-06-2006, Khối 8406 đưa ra 10 Điều kiện cơ bản thiết yếu để cuộc Bầu cử Quốc hội 2007 được đa đảng, tự do, dân chủ. Ngày 22-08-2006, Khối 8406 công bố Tiến tŕnh Dân chủ hóa VN gồm 4 giai đoạn & 8 bước mà nay đă thực hiện được phần cơ bản của 2 giai đoạn đầu (sử dụng quyền Tự do Ngôn luận làm nền tảng cho các Nhân quyền khác; phục hoạt, thành lập và phát triển các Chính đảng Dân chủ phi CS). Ngày 08-09-2006, Đảng Thăng Tiến VN -mà Anh cùng với nhiều bạn Lm khác là cố vấn- công bố tự thành lập tại VN, trực diện đấu tranh bất bạo động với đảng CSVN. Ngày 16-10-2006, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN -mà Anh cũng là một trong những cố vấn quan tro.ng- đă được h́nh thành, quy tụ các Lực lượng Dân tộc đấu tranh v́ Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho VN trong vài ngoài nước. Ngày 25-11-2006, do sáng kiến của Anh, Khối 8406 đă phát động "Ngày Dân chủ cho VN, Ngày Toàn Dân Mặc Áo Trắng mỗi 15 và mồng 01".

Anh trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh quyết liệt, toàn diện, triệt để với mục tiêu hạ bệ thần tượng giả tạo Hồ Chí Minh, giải thể chế độ CS độc tài, bằng phương pháp ḥa b́nh bất bạo động, khôi phục mọi tự do cơ bản. Điều này đă gây phẫn nộ và hoảng hốt cho chế đô.. Cuộc ra mắt liên đảng Lạc Hồng -mà Anh vẫn là cố vấn- trong đêm giao thừa tết Đinh Hợi là giọt nước làm tràn ly giận dữ của CS, thế là chúng ra tay khử trừ Anh ngay đêm hôm sau (18-02-2007). Chỉ hơn một tháng sau, ngày 30-3, qua một phiên ṭa cũng quái đản như hôm 19-10-2001, nghĩa là không thân nhân và đại diện giáo quyền hiện diện, không có biện hộ của luật sư và tự biện hộ của chính ḿnh, CS đă khoác lên Anh và bốn chiến sĩ dân chủ những bản án bất công, nặng nề. Đặc biệt nhất là CS đă bịt miệng Anh trước ṭa, một h́nh ảnh đă gây chấn động toàn cầu, đánh thức hầu hết mọi lương tâm và măi măi đi vào lịch sử. Trung tướng Trần Độ, nhà ly khai phản tỉnh từng nói: "Giết một con người th́ dễ, nhưng người ấy có chết không lại là một chuyện khác!" Nay cũng thế, bịt miệng một nhà đấu tranh như Anh th́ dễ, nhưng có làm im tiếng của Anh không lại là chuyện khác. Giờ đây, với sự xuất hiện trên hàng trăm, hàng ngàn tờ báo, đài truyền h́nh quốc tế, với lượng xuất bản tới hàng triệu tấm rải khắp năm châu, bức h́nh "Bịt miệng" lịch sử ấy đă, đang và sẽ là một tiếng nói vang rền thế giới, ngân nga trong lịch sử và rung động hàng triệu con tim. Nó trở thành lời tố cáo hùng hồn cái chế độ vốn độc tài, dối gian và tàn ác nhưng vẫn ngoác miệng tự xưng là "dân chủ triệu lần" và "ưu việt nhân đạo" !?!

Giờ đây Anh đang im lặng trong bốn bức tường nhà ngục, sống kiếp tù lần thứ tư tại trại Ba Sao Nam Hà, nhưng tiếng nói của Anh vang động hoàn vũ và tấm gương của Anh tỏa sáng năm châu, ít nhất nơi các cộng đồng dân Việt. Anh vẫn là một trong những con người tự do nhất của dân tộc, bởi lẽ "bầu trời tự do trong trái tim ta!" Biết bao người vẫn nhớ h́nh ảnh Anh cương nghị và b́nh thản trước ṭa, không thèm đứng dậy lắng nghe và trả lời những thẩm phán nô bộc hèn hạ, miệng hô đả đảo đảng CS nhiều lần, hai ngón tay của mỗi bàn tay bị cùm giơ lên h́nh chữ V (Victory, chiến thắng), miệng cười tươi từ giă khi từ ṭa án bước lên xe bít bùng của nhà ngục!!!  

*

Tuy nhiên, ngay từ hôm bị nhốt chặt trong căn pḥng ở Nhà Chung và thấy ṭa Giám mục Huế bị CS ngang nhiên biến thành trại tù (ít nhất trong vài ngày) mà rồi chẳng có vị hữu trách nào lên tiếng, ḷng Anh đă se thắt lạị Đến khi nhà xứ Bến Củi bị hóa thành nhà giam -với mấy chục lính canh- để giữ Anh hơn cả một tháng trời (24-2 đến 29-3) mà ngay cả vị quản xứ dù phản đối vẫn vô hiệu, Anh đă đau đớn thốt lên: "Nhượng bộ, hợp tác hay đồng lơả Ai xui nên cảnh trớ trêu này??" Từ hải ngoại, một giáo hữu tên Jean-Baptiste Thanh lúc ấy đă gởi cho bề trên của Anh một tâm thư ngắn gọn : "Cha Nguyễn Văn Lư đă bị CSVN đàn áp tàn bạo và sức khỏe của ngài đang nguy kịch do tuyệt thực lâu ngàỵ Chúng con chờ đợi Đức TGM lên tiếng với nhà cầm quyền CSVN để họ thả ngay Cha Lư, chứ không phải muốn nghe Đức TGM trả lời Đài Á Châu Tự Do rằng Cha Lư được y tá săn sóc (tại Bến Củi) và sức khỏe vẫn b́nh thường..."  

Ngày Anh bị xử ṭa, bị bịt miệng, bao tiếng thét đủ nhiều ngôn ngữ đă vang lên ngay tại pḥng cách ly của các phóng viên và nhà ngoại giao: "Không ! Không thể được! Ngừng tay! Ngừng ngay lại! Khó tưởng tượng nổi! Quái gở! Ô nhục! Thật đáng xấu hổ! Đồ vô nhân đạo!". Rồi hàng triệu tiếng thét tương tự đă vang lên trên hành tinh từ đó đến giờ và chắc sẽ c̣n ngân măi! Nhưng khổ thay, nơi mà người ta chờ đợi nhất tiếng kêu xúc cảm ấy th́ lại chỉ thấy một sự im lặng khó hiểu nặng nề, y như dạo phiên ṭa ngày 19-10-2001. Mới đây, cũng có đôi ba tiếng chẳng đặng đừng phải cất lên v́ được phỏng vấn: "Ư kiến của Hội đồng Giám mục VN thế nào về việc cha Lư bị bắt và kết án? - Trả lời: HĐGMVN đến tháng 10-2007 mới họp mặt. Nội dung chương tŕnh do các Giám mục đề xuất. Cha Lư thuộc giáo phận Huế. Đức Tổng Giám mục có đề xuất vấn đề hay không? Tôi nghĩ rằng tùy thuộc vào sự góp ư của cộng đồng dân Chúa tại Huế. V́ lẽ, từ xa tôi không hiểu rơ nguyên nhân cũng như ư nghĩa thâm sâu của những nghịch lư trong cuộc sống của chạ Có lẽ chỉ có Huế mới thấu hiểu". Anh Lư ơi, vậy th́ hăy ráng sống, ráng đợi, ráng cầu nguyện và ráng hy vọng vấn đề của Anh được nêu lên và những "nghịch lư" của Anh được giải thích trong vài tháng nữa nhé! Rồi theo chiều hướng nào lại là chuyện khác nữa! Sao người ta lại không thể lên tiếng ngay để bênh vực Anh ít nhất trong tư cách kẻ bị bạo quyền CS đàn áp?

"Trong ngày tháng vừa qua chắc Đức Cha đă nghe về tin cha Lư bị kết án 8 năm tù mới đây, và rất nhiều người Việt ở hải ngoại đă xôn xao về t́nh trạng nàỵ Nhiều người đă tố cáo HĐGMVN muốn bảo vệ thế đứng riêng tư của ḿnh, lợi ích về vật chất cho nên đă không có phản ứng. Vậy Đức Cha suy nghĩ như thế nào về trường hợp của cha Nguyễn Văn Lư? - Trả lời: Việc cha Lư hay bất cứ ai bị ra ṭa và bị đi tù th́ đó là trường hợp thương tâm. Riêng h́nh ảnh bịt miệng th́ tự nó nói lên rất nhiều điều!". Đúng, h́nh ảnh đó đă nói lên rất nhiều điều và đă thúc đẩy rất nhiều việc nơi cả thế giới, nhưng nơi vị phát biểu câu này th́ e rằng Anh sẽ phải chờ đợi trong tuyệt vọng Anh Lư ạ! Bởi lẽ tiếp theo sau đó: "Vậy, thưa Đức Cha nghĩ ǵ về vấn đề Lm làm chính trị hay Giáo hội dấn thân vào vấn đề chính trị? Đức Cha có thể chia sẻ với chúng con được không? - Trả lời: Theo chúng tôi, ai cũng có quyền phát biểu về công bằng, về sự thật, về các quyền lợi xă hội, nhưng (các Lm) tham gia vào chính trị đảng phái th́ sẽ gây chia rẽ. Lư do là thế này: đảng chỉ là một phần thôi, theo phần này bỏ phần kia, và mỗi một phần đó lại thay tuỳ theo nhu cầu tuỳ theo trường hợp, mà chân lư của Chúa th́ không có thể xoay như cái chong chóng như vậy được đâụ Chúa muốn sai Lm tới làm việc cho mọi người, chứ không phải cho nhóm này chống lại nhóm kiạ Thành ra, nếu Lm làm chính trị th́ thay v́ gây sự đoàn kết, th́ gây thêm sự chia rẽ. Tôi cũng được biết thêm nữa là Lm Nguyễn Văn Lư, sau khi ra tù lần thứ hai, th́ được Đức tổng Giám mục Huế đưa tới xứ An Truyền giới thiệu với cộng đồng dân Chúa ở đó. Và trong khi đáp từ th́ cha Lư đă xin lỗi và cũng nói lên ư rằng sẽ vâng lời Đức Tổng trong mọi sự ngoại trừ công việc chính trị th́ cha Lư xin phép là không vâng lời Đức Tổng. Đây là điều không những tôi mà nói chung là các Giám mục không thể hiểu được".

Th́ ra đây là lư do để các bề trên không can thiệp cho Anh! Thế nhưng, hăy xem lại đoạn video và bài tường thuật lễ nhậm chức quản xứ An Truyền của Anh ngày 05-12-2001, th́ có đúng là Anh đă nói "sẽ vâng lời Đức Tổng trong mọi sự ngoại trừ công việc chính trị" chăng, đă chống lại bề trên của Anh chăng? Hăy soi kỹ mọi văn kiện của đảng Thăng Tiến VN, người ta có thấy Anh là sáng lập viên và là thành viên của đảng chăng? Hăy đọc lại Lời minh định của nhóm Lm Nguyễn Kim Điền (là những "người trong cuộc" đích thực với Anh) ngày 02-03-2007 th́ có thấy "Hoàn cảnh thực sự của Cha Nguyễn Văn Lư, cái cách mà ngài dấn thân để lo việc đó, nó không phải là cương vị một Lm, mà là của những người làm chính trị" (lời một vị bên Hoa Kỳ) hay là sẽ thấy: "1- Lm Nguyễn Văn Lư không hề làm chính trị đảng phái, nghĩa là không đứng tên thành lập và tham gia một đảng hay liên đảng nào, nghịch với sứ mạng của một Lm và với luật Hội thánh Công giáo hiện hành. 2- Lm Nguyễn Văn Lư chỉ làm chính trị công dân, nghĩa là thực hiện các quyền công dân cơ bản, như ra báo độc lập, đ̣i quyền tự do ứng cử và bầu cử cho nhân dân, hô hào và ủng hộ sự xuất hiện và hoạt động của các đảng phái chính trị bất bạo động tại VN để hóa giải t́nh trạng chính trị độc đảng vốn đă dẫn tới nạn độc tài, chà đạp các quyền tự do dân chủ (như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập đảng, tự do bầu cử, nhất là tự do tôn giáo...) tại VN từ hơn nửa thế kỷ nay".

Phải chăng chính nhờ im lặng như thế (cũng như từng im lặng trước vô vàn sự kiện đau thương chấn động mà bao đồng bào trong và ngoài nước cũng như quốc tế đă mạnh mẽ lên tiếng: đảng CSVN kư hai hiệp dâng đất dâng biển đầy ô nhục năm 1999+2000, nô lệ t́nh dục và nô lệ lao công bị bán ra nước ngoài mỗi năm mấy trăm ngàn, thai nhi bị tàn sát một triệu rưỡi sinh mạng thường niên, ngư dân bị Trung cộng bắn chết ở vùng biển Thanh Hóa và Đà Nẵng, nông dân nổi loạn bị dẹp tan ở Thái B́nh, người thượng Tây nguyên bị đàn áp tại Ban Mê Thuột, công nhân bị bóc lột xương máu ở Sài G̣n Đồng Nai và nhiều tỉnh, dân oan khiếu kiện sống vất vưởng tại Hà Nội, Đức ông Đào Đức Điềm bị ám sát tại Huế, dân Hmông bị đàn áp tại Lạng Sơn, tượng Mẹ Sầu bi bị đập nát tại Phát Diệm, Phật giáo Ḥa Hảo bị bách hại ở An Giang, Phật Giáo Thống nhất và Tin Lành bị bắt bớ tại nhiều nơi trong nước, hàng trăm nhà dân chủ bị quản chế, cầm tù...), mà người ta thấy ngay sau vụ án của Anh ngày 30-3 và trong mùa Quốc hận 30-4 này, một số vị được CS tiếp tục cho giấy đi nước ngoài để quyên góp tiền bạc. Khiến nhiều giáo dân phải đem h́nh Mẹ bị nát đầu, Anh bị bịt miệng đến tại tiệc ăn mừng hay tiệc gây quỹ của các vị như một thứ bùa yểm để phản đối và khơi gợi lương tâm !!!  

Thật ra, cho dù Anh có làm chính trị đảng phái chăng nữa, nhưng dám làm như thế (nghĩa là tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền, khôi phục một nền chính trị đúng nghĩa và một chính quyền xứng danh) giữa chế độ CS chỉ thuần là tà quyền và tà trị, th́ Anh cũng đáng ủng hộ; và khi bị bắt bớ xử ṭa như hôm 30-3 mới rồi, th́ Anh cũng đáng được bênh vực che chở! Chính v́ thế mà hầu như cả thế giới (ngoại trừ các kẻ chủ trương độc tài CS và đám người thỏa hiệp với họ) đều đứng bên cạnh Anh, đều không cần phân biệt Anh làm chính trị đảng phái hay chính trị công dân, theo hay không theo luật Giáo hộị Tên công an Nguyễn Minh Tâm đă dùng tay bịt miệng Anh trước ṭa án, nhiều vị hữu trách cũng bịt miệng Anh thêm v́ những kiểu phát biểu nhận định như trên.  

Anh đang bị giam nhốt trong nhà tù, nhưng tâm hồn Anh vẫn tự dọ Ngược lại, có nhiều kẻ đang tự do và thoải mái đi ra nước ngoài, tổ chức lễ hội, xây dựng cơ sở, nhưng xem ra họ đang sống trong nhà tù của sợ hăi: sợ CS phanh phui lỗi lầm ô nhục quá khứ, sợ CS gây mất an nhàn cho cuộc sống hay thậm chí thủ tiêu sinh mạng như vị bề trên đáng kính của Anh, Đức cố TGM Philipphê, sợ CS không cấp những giấy phép cho họ làm "được việc", việc này việc nọ, hầu chứng tỏ bản thân họ nhiều tài năng, cuộc đời họ đầy thành tựu!?!

Anh Lư thân kính, Anh đă trải qua những năm tháng đẹp đẽ nhất, trẻ trung nhất, năng động nhất của đời Lm không phải trong một xứ đạo yên b́nh, tha hồ tổ chức xây dựng, nhưng là ở trong tù ngục, với thân xác bất động, sức khỏe hao ṃn và tài năng bỏ phế. Nhưng đó chẳng phải là thân phận của cây nến tàn lụi, nhúm men trầm lắng, hạt muối tan ḥa để tỏa sáng, làm dậy và ướp mặn saỏ Đó chẳng phải là thân phận của những chứng nhân anh hùng, tù giam tử đạo, để trở thành hạt giống mọc lên bao kitô hữu saỏ Hôm nay, ngày Quốc hận 30-4, toàn thể con dân đất Việt ở bất cứ phương trời nào đều nghẹn ngào xúc động v́ Quê hương vẫn măi là một nhà tù lớn bao gồm nhiều nhà tù nhỏ mà một đang giam nhốt Anh, v́ Đồng bào Quốc nội vẫn tiếp tục bị đọa đày mà Anh là nhân vật điển h́nh hơn cả. Hôm nay cũng là kỷ niệm 33 năm Anh chịu chức Lm, 30-4-1974, dấn thân vào cuộc đời hiến tế bản thân cho chân lư, công b́nh, t́nh thương và tự dọ Thầy Chí Thánh của Anh, đă kỷ niệm 33 năm đời dương thế bằng cái chết trên thập giá, Anh cũng kỷ niệm 33 năm đời Lm bằng bản án trong nhà tù. Sao trùng hợp vậỷ Phải chăng là v́ "Tṛ không hơn thầy, tớ không hơn chủ. Tṛ được như thầy, tớ được như chủ là đă khá lắm!" (Mt 10,24-25)?  

Thân chào Anh trong t́nh huynh đệ Lm.

Người bạn tranh đấu của Anh: Phêrô Phan Văn Lợi

* "Ra đi!" hay tâm t́nh của Lm Phan Văn Lợi ngỏ với Lm Nguyễn Văn Lư.

"Tổng Giáo phận Huế, ngày 15-05-2002  

Anh Lư thân kính,

- Thế là đă một năm Anh giă từ chúng tôi ra đị Không phải với bàn tay vẫy chào nhưng với đôi cổ tay bị chiếc c̣ng số 8 xích lạị Không phải để lên đường cai quản giáo xứ mới - anh nhận xứ An Truyền mới 100 ngày thôi mà- nhưng đi vào chốn lao tù, nơi Anh đă hai lần có mặt với hơn 10 năm trời cả thảỵ Không phải giữa thân nhân bạn bè đưa tiễn nhưng giữa ṿng vây trùng điệp của 600 công an đằng đằng sát khí, mà một số th́ án ngữ các ngơ ngách trong làng Truyền Nam để ngăn chận giáo hữu đến thánh đường, một số quất roi điện, dộng báng súng và đè giày đinh lên những con chiên của anh có mặt tại nhà xứ đang tức tưởi bất lực chứng kiến bầy sói hằm hè vây lấy chủ chăn của ho.. Anh đă ra đi khi trời c̣n tối, mắt sáng đầu cao, thái độ b́nh thản y như lên đường nhận một nhiệm sở. Những lời cuối cùng Anh để lại An Truyền là những lời an ủi đàn chiên chứ không phải là những lời thù oán các công cụ của bạo lực. Và khi cưỡng bức Anh ra đi, hai tiểu đoàn vũ trang tận răng để khống chế vị Lm không một tấc sắc cũng tống khứ luôn cả thần công lư.

Vậy là sau khi kềm giữ bước chân Anh tại An Truyền và ngang nhiên cấm anh thi hành bổn phận Lm bằng lệnh quản chế vi hiến quái đản hôm 26-02-2001, nay người ta muốn bịt miệng Anh măi măi trên mảnh đất VN thân yêu nàỵ

Thế nhưng, trước đó một tuần, Lời Chứng thứ hai của Anh trước Quốc hội Hoa Kỳ -mà Anh phải viết bằng tay- cũng đă kịp ra đi, thấu đến Hiệp chủng quốc, thậm chí có mặt trên các diễn đàn internet khắp năm châu trước lúc được người đại diện chính thức đọc tại Hạ viện Mỹ, vào đúng lúc Anh bị c̣ng tay bịt miê.ng. Một lời chứng hùng hồn, tối hậu Anh muốn ngỏ với lương tâm nhân loại, trước là tố cáo CS chà đạp nhân phẩm và dùng bạo lực lẫn gian dối để công cụ hóa và hủ bại hóa tôn giáo tại VN, sau là lên tiếng đ̣i lại mọi quyền chính đáng cho con người và cho các giáo hội ở quê nhà. Vậy là qua 1 Tuyên ngôn, 2 Lời Chứng, 9 Lời Kêu Gọi, 19 Biên Bản và vô số điện thư cũng như phỏng vấn trên điện thoại, tiếng nói thẳng thắn, rơ ràng, can đảm, trung thực của Anh đă vang khắp vũ hoàn, ra đi đến tận chân trời góc bể, và chắc sẽ tồn tại trong lịch sử như những chứng từ bất khuất, mở ra một đường hướng đấu tranh dứt khoát, toàn diện, trọn vẹn trong tinh thần bất bạo động của kitô hữụ Người ta có muốn ngăn chận tiếng nói ấy cũng chẳng kịp nữạ  

Tuy nhiên, dù can đảm ra đi, ḷng Anh vẫn buồn rười rượi v́ đă không thể có mặt bên cạnh thân mẫu đang hấp hối tại giáo xứ Quảng Biên, do sự ngăn chận của những kẻ thống trị quên hết đạo lư làm ngườị Và chỉ một ngày sau đó (18-05-2001), bà cụ cũng từ giă cơi tạm để ra đi về Nước Chúạ Ḷng cụ cũng buồn bă héo hắt v́ không được gặp mặt người con út quư yêu mà cụ đă nóng ḷng chờ đợi trong cơn hấp hối kéo dài cả tuần lễ, người con đă một lần vắng mặt bên giường chết của cha do cũng bị nhốt lao tù ngày ông cụ giă từ cơi thế. Nỗi buồn của bà c̣n tăng gấp bội v́ sự vắng mặt của hai Lm bạn đấu tranh của con bà, vốn cũng bị người ta chặn ngay ngoài ngơ, và thê thảm hơn nữa, v́ sự vắng mặt -vô t́nh hay hữu ư?- của đại diện giáo phận Huế, nơi Anh đang phục vụ và chịu đau khổ. Dẫu sao bà cụ cũng ra đi trong thanh thản an b́nh, v́ đă một đời cố gắng làm kitô hữu, cố gắng giáo dục đàn con nên những kitô hữu, nhất là đă dâng hiến đứa con út mà lúc này đây đă thành một Lm quyết liệt dấn thân trên đường khổ giá v́ đại cuộc đấu tranh cho quyền con Chúa và quyền con ngườị Thân mẫu của Anh đúng là mẹ VN anh hùng đích thực !  

Than ôi, chỉ một tháng sau đó, ba người cháu ruột của Anh cũng ra đi vào tù, măi đến hôm nay vẫn chưa được thả, chỉ v́ một tội duy nhất là có ông chú tranh đấụ Làm người VN hôm nay quả là bất hạnh, v́ có thể bị tống ngục với bất cứ lư do ǵ, và người ta muốn giam đến bao lâu cũng được. T́nh nghĩa đồng bào, niềm tôn trọng nhân phẩm, sự động ḷng trước nỗi khổ tha nhân đă cuốn gói ra đi rồi chăng?  

- Thế nhưng, ngoài mấy cuộc ra đi đầy ư nghĩa nói trên, c̣n có sự ra đi nào nữa chăng trong những ngày đáng nhớ ấy hỡi Anh Lư?  

C̣n có đấy! Trước đó một tuần, vào ngày 11-5-2001, một điện thư từ Huế đă đi sang Mỹ. Một bức thư không ai có thể ngờ nổi: ngờ nổi tác giả, ngờ nổi giọng điệu, ngờ nổi nội dung. Một bức thư -buồn thay- đă mạt sát Anh với những lời lẽ, luận điệu chẳng khác ǵ những cái loa tuyên truyền trên báo chí, phát thanh, truyền h́nh CS VN trong chiến dịch tổng tấn công con người và việc làm của Anh suốt gần nửa năm trờị Một bức thư được gởi cho một tay bồi bút, đầu lĩnh trong chiến dịch đánh phá Anh, đánh phá công cuộc đấu tranh v́ tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền ở quê nhà. Có người nói bức thư ấy đă góp phần phổ biến, nhân rộng ra hải ngoại chiến dịch phá hủy thanh danh và công cuộc của Anh mà CS đă chủ xướng và khai mào tại quốc nộị Điều đó không ai biết. Chỉ biết là sau một thời gian ngắn, trong cộng đồng Công giáo VN hải ngoại, đặc biệt giữa đồng nghiệp của Anh, buồn thay đă có những dư luận động trời về Anh, hoàn toàn y như dư luận mà CS đă tung ra tại VN không một bằng chứng, chẳng một dấu tích! Sao người ta lại dễ tin như vậỷ Thậm chí có chức sắc nước ngoài từng bênh vực cho Anh đă đột nhiên quay ngoắt 180 độ sau khi nghe một tiếng nói thế giá bảo Anh có lắm tỳ vết trong cuộc đời và không tranh đấu cho tự do tôn giáo mà chỉ cho tự do ngôn luận. Người ta có thể lèo lái như vậy được saỏ Chúng tôi đau ḷng tự hỏi phải chăng câu nói "Đảng CS VN luôn nh́n thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rơ sự thật" đă trở nên một thứ Kinh Tin Kính cho những con người nàỷ

Rồi sau khi Anh bị gô cổ cách tàn ác và giáo dân của Anh bị đàn áp cách tàn nhẫn, người người đă chờ mong bậc hữu trách lên tiếng phản kháng bạo quyền, bênh vực thuộc cấp, nhắn lời hỏi han, gởi sự giúp đỡ, đích thân thăm viếng những giáo dân của Anh đang bàng hoàng, bơ vơ, hớt hải hay đang liệt giường v́ roi điện vụt xuống lưng, giày đinh đạp lên ngực. Thế nhưng chỉ thấy một sự im lặng nặng nề, khó hiểụ Măi lâu về sau mới xuất hiện vài cử chỉ xoa dịu nhỏ nhặt... Ngày Anh bị xử ṭa 19-10-2001, thái độ bất động lặng im đó càng nặng nề khó hiểu hơn nữạ Ḷng bác ái mục tử đă ra đi rồi sao?

Cũng ra đi nốt, ch́m xuồng hẳn một dự tính mà người ta bảo là sẽ làm, làm cách tập thể, có đủ trên dưới, sau khi một số bạn bè của Anh, nhân dịp tĩnh tâm Lm đoàn Huế giữa tháng 3-2001, nảy sinh ư định đưa ra một bản lên tiếng nhằm phản đối chuyện nhà nước quản chế Anh. Thế nhưng, mặc bao chờ đợi, người ta chẳng động tĩnh ǵ. Đến lúc Anh bị bạo quyền bứng khỏi nhiệm sở, tống vô lao tù, bạn bè Anh càng trông ngóng đây là một dịp để cùng nhau lên tiếng quyết liệt, mạnh mẽ. Than ôi, càng ngóng trông, càng biền biệt...

- Hôm nay là giáp một năm ngày CS nhốt thân Anh, bịt miệng Anh để Anh thôi vùng vẫy, khỏi lên tiếng. Thế nhưng họ đă đạt được ǵ ? Có lẽ họ đă thành công phần nào qua việc bịt miệng, nhốt tim của nhiều kẻ có trách nhiệm bày tỏ t́nh thương đối với Anh và đàn chiên của Anh, có nghĩa vụ bênh vực con người Anh hay ít nhất công cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa của Anh. Thế nhưng tiếng nói của Anh vẫn âm vang và ngày thêm mănh liệt. Tiếng nói đó đă rền khắp các diễn đàn quốc tế, các cơ quan nhân quyền, các quốc hội chính phủ. Tiếng nói đó đă đi vào tâm can của đồng bào VN hải ngoại bất kể lương giáo, vào tâm can của những chiến sĩ ngoại quốc đang tranh đấu cho nhân quyền khắp hoàn vũ. Tiếng nói đó đă gây nên niềm cảm phục, khơi gợi tinh thần đấu tranh, thổi bùng ngọn lửa dân chủ, gieo niềm hy vọng cho những ai đang mong chờ một VN có đầy đủ tự do tôn giáo và tự do nhân quyền.

Anh Lư, Anh hăy an ḷng ra đi trong bàn tay của Thiên Chúạ V́ phong trào đấu tranh cho quyền con người và quyền con Chúa trên đất Việt cũng đă ra đi, đă lên đường và đang bước những bước mạnh mẽ.

Thân chào Anh trong t́nh huynh đệ Lm.

Người bạn tranh đấu của Anh: Phêrô Phan Văn Lợi