“ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI”

      Lời nói đầu:

Bút kư của Phạm Kha, người phụ nữ đă bỏ hai năm đi t́m xác anh rể.

Máy bay rớt năm 1966 tại Hố Ḅ. Anh phi công khu trục của không quân nằm chờ 40năm trong ḷng đất quê hương. Một chuyện MIA rất Việt Nam.

Trải qua bao nhiêu gian nan. T́m được xác người phi công trẻ và mai táng lại ngay tai địa phương. Cả làng Việt cộng đi đưa đám.

Hàng năm cứ vào đầu tháng 7, thân nhân lại trở về làm giỗ cho anh Bùi Đại Giang. Cán bộ và công an Hố Ḅ cùng tham dự. H́nh ảnh chàng thanh niên Bắc kỳ đi lính không quân Ngụy in trên mộ bia đă làm rung động mọi người.

            Câu chuyện chia làm 20 phân đoạn đăng làm nhiều kỳ.

      Chuyện thậ tmà hấp dẫn hơn tiểu thuyết.

Giao Chỉ giới thiệu nhân dịp tưởng niệm 30 tháng 4. Ba mươi hai năm sau.

              Giao Chỉ San Jose.

* * *

Bài số 1

NGHĨA TỬ , NGHĨA TẬN:

“Tin này cũng hấp dẫn đấy chư.” Tôi lẩm bẩm một ḿnh. Đọc bản tin cuả nhật báo Người Việt vào cuối thập niên 1990 về một ông tên Liên hay Liêm ở Hà Nội, đă giúp bao nhiêu người ở VN thành công trong việc t́m kiếm hà́ cốt thân nhân trong chiến tranh Việt Pháp.

      Chợt nghĩ đến anh rể Bùi Đại Giang, phi công ở Biên Hoà. Chiếc khu trục A-1H của anh bị rơi ở Bến Súc từ năm 1966. Quân đội VNCH đă cố gắng nhưng không thành công trong việc lấy xác ra khỏi vùng này, c̣n gọi là Tam Giác Sắt hay chiến khu D.

      Thoáng nghĩ tới việc t́m xác anh, nhưng v́ nghĩ sẽ không bao giờ trở về Việt Nam và không phải việc của ḿnh nên chuyện này đă ch́m trong quên lăng.

      Cuối năm 2003, nhân dịp du lịch Thái Lan vợ chồng tôi cùng vợ chồng người chị kế làm một chuyến phiêu lưu ghé về Sà́ G̣n một tuần lễ cho biết. Đó là chuyến về Việt Nam đầu tiên cuả chúng tôi. T́nh cờ biết được người ở Sài G̣n có quen biết với ông “thầy” nhưng không liên lạc được nên đành trở về vớí một nỗi buồn man mác.

      Đầu năm 2004, em trai út của tôi muốn ráp một model máy bay với số serial ở đuôi Skyraider của anh Giang. Em vào email của website www.vnaf.net để hỏi. May mắn có hồi âm. Họ cần biết chính xác ngày, tháng và năm phi cơ rớt. Vợ của anh Giang và cũng là chị cả của chúng tôi không nhớ ǵ hết v́ sức khoẻ và trí nhớ không được tốt. Những bạn cùng phi đoàn 514 và phi đoàn trưởng là ông Chế Văn Nghĩa, nghe nóí chẳng c̣n ai sống sót. Tuy nhiên qua email cuả vnaf.net có thư của con trai ông Chế Văn Nghĩa hồi âm. Gởi cho em tôi một tấm h́nh mà chị em tôi đoán là những người thuộc phi đoàn Bắc Tiến.

      Riêng tôi, nhớ năm nhưng không nhớ tháng. Gọi phone và email những ai mà tôi nghĩ là có thể biết, nhưng không có kết quả. Không cách ǵ hơn, em tôi trả lời chỉ biết năm 1966 mà thôi. Thơ hồi âm ghi nhận trong năm 1966 có tới 5 chiếc khu trục rớt. Trong số đó có một chiếc rơi vào ngày 3 tháng 7 ở Hố Ḅ. Mừng quá, tôi cho em biết và quả quyết là chiếc này v́ tôi nhớ địa danh Hố Ḅ. Hồi nhỏ có nghe “người lớn” nói chuyện và hơn nữa, khi anh Giang mất th́ con trai duy nhất mới được ba tháng.

      Sau khi xác định ngày và tháng, một hồi âm khác gởi lại gồm có số serial, thêm một tấm bản đồ và tọa độ chỉ nơi máy bay rớt.

   Em tôi lại hỏi ông này có biết cơ quan nào giúp cho việc t́m kiếm hài cốt quân nhân Việt Nam. Được trả lời có một cơ quan ở Washington D.C. chuyên t́m kiếm hài cốt quân nhân mất tích trên thế giới nhưng chỉ dành cho người Mỹ mà thôi.

   Thế là ư tưởng t́m hài cốt anh Giang bắt đầu từ đó.Tuy anh chỉ là anh rể nhưng tôi xem anh như là một trong số anh em ruột của. H́nh ảnh hiền lành, ít nói của anh c̣n lẩn quẩn trong trí nhớ tôi. Từ lúc anh c̣n là bạn của anh trai khi tôi c̣n bé chưa đến 10 tuổi, cho đến khi anh lấy chị tôi và ở chung với gia đ́nh.

   Tôi nghĩ nếu không biết th́ thôi chứ bây giờ đă biết nơi biết chốn. Biết anh chết thảm mà không làm ǵ th́ áy náy lắm. “Nghĩa tử là nghĩa tận”, cần phải đem anh ra khỏi nơi śnh lầy để anh có mồ yên mả đẹp và được siêu thoát.

      Khi đất nước chia đôi vào năm 1954, anh Giang vào Nam với gia đ́nh người bác ruột, hiện đang cư trú tại Montréal, Canada. Bác là anh ruột của bố anh Giang. Người đă bị cộng sản thủ tiêu khi mới 24 tuổi. Mẹ anh đi thêm bước nữa, ở lại Bắc với 2 người em gái.

      Vào Sài G̣n, anh học trường Hồ Ngọc Cẩn tới năm đệ nhị. Tiếp tục đệ nhất ở trường Chu Văn An. Năm 1962 gia nhập Không Quân, đi học huấn luyện tại Naval Air Station Whiting Field, Florida và về nước năm 64.

      Sau 1975, gia đ́nh người em từ Bắc vào Nam. Vào gặp gia đ́nh tôi lúc đó c̣n kẹt lại. Nghe kể, bà em khóc lóc dữ lắm. Thương nhớ ông anh vắn số. Hiện nay người chị, tên Nương ở G̣ Vấp, có chồng là một đảng viên cao cấp đă về hưu. Người em tên Đức ở Nha Trang, chồng cũng là một đảng viên cao cấp trong quân đội Việt cộng. Tất cả đều có đời sống khá giả. Nhà cửa khang trang.

      Được biết ông “thầy” ở Hà Nội là bạn của chồng bà Nương. Tôi liền gởi tấm bản đồ về email của bà . Thấp thỏm mừng thầm v́ nghĩ bà này sẽ nhờ “thầy” t́m xác anh Giang nhưng chờ hoài mà chả thấy ǵ cả.

                        (Xem tiếp phần 2: Định mệnh đưa đường.)

* * *

-----------------------------------------------------------------------       ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI

Bút kư của Phạm Kha

                        Bài số 2

ĐỊNH MỆNH ĐƯA ĐƯỜNG

      Từ khi có tấm bản đồ, trong đầu tôi lúc nào cũng nghĩ và nóí chuyện đi t́m hài cốt của anh Giang. Ông nhà tôi nghe lải nhải về chuyện này nên cũng đồng ư đi t́m, làm tôi như mở cờ trong bụng. Ông không biết chính tôi chủ động chứ không đi nhờ ai xa lạ. Tôi đâu có dại ǵ mà nói cho ông biết rồi nhỡ ông lại nói ra, nói vào nên tôi im lặng giữ kín ư định.

      Trong ḷng đă có mục đích, tôi rủ các anh chị tôi về Việt Nam chơi, lấy cớ ra Bắc một lần cho biết. Đến cuối năm 2004, hai vợ chồng tôi cùng với các anh chị và con trai của ngướ chị cả với người chồng, sau cùng về Việt Nam.

      Trước khi đi, tôi nhờ người bà con ở Hà Nội liên lạc dùm ông “thầy”. Khi tới Hà Nội, người chị họ cho biết ông “thầy” này không linh nữa nhưng chị đă t́m được một bà “thầy” khác ở Thanh Hóa hay hơn. Lúc nào sẵn sàng chị sẽ đưa đi. Trong thời gian ở Hà Nội, tôi không có dịp đi gặp bà “thầy”. Một phần cứ bị bệnh hoài, một phần không muốn các anh chị và chồng biết mục đích. Sợ bị mang tiếng mắc “bệnh tâm thần” làm chuyện điên khùng. Do đó trong ḷng tôi lấy rất làm tiếc đă bỏ lỡ cơ hội.

      Khi vào tới Sá G̣n, anh em chúng tôi ở tại tư gia cuả vợ chồng ngừơi bạn. Chúng tôi đặt tên là khách sạn “5 sao” Xuân Hà. Ăn “cơm tù” quán chị Lư. Anh chị lo cho anh em chúng tôi rất chu đáo. Nhất là về vấn đề “ẩm thực”. Khi c̣n ở ngoài Bắc, chúng tôi hay bị đau bụng. Vào Sài G̣n, đi đâu th́ đi, anh chị bắt phải về ăn cơm nhà cho an toàn. Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối đủ ba bữa. Thức ăn và trái cây ê hề. Chúng tôi ai cũng lên cân.

      Một hôm, trong lúc hàn huyên với chị Lư. Nói về chuyện lỡ dịp đi xem “thầy” ở Thanh hóa. Chị cho biết có một bà ở vùng Bà Rịa nổi tiếng lắm, được nhà nước chứng nhận. Bà ta chỉ xem cho thân nhân của “liệt sĩ, cách mạng” thôi. “Giặc lái” của Việt Nam Cộng Ḥa chị e rằng bà ta không giúp. Tôi buồn 5 phút.

      Trước khi trở về Mỹ 4 ngày, tôi nhớ đó là ngày Chủ Nhật và cũng là ngày “hoàng đạo”. Ngày mạnh ai nấy đi, tự do theo ư thích. Cháu tôi đi Củ Chi địa đạo với chồng người em gái. Chị tôi đi gặp gia đ́nh nhà chồng. Anh lớn và ông nhà tôi đi gặp bạn bè. Riêng tôi, may mắn được lẻ loi một ḿnh. Nhờ anh Hà thuê xe đi An Lộc. Tôi muốn đến xem thành phố bị vây hăm cả tháng trời, bị pháo dữ dội cả chục ngàn trái mỗi ngày vào năm 1972 mà không bị mất vào tay Việt cộng.

      Tôi không đả động ǵ đến Bến Súc. Dù đó là động lực chính thúc đẩy tôi, một người “bệnh tâm thần” cần có nghị lực, cả gan đi một ḿnh tới nơi xa lạ. Lúc đó tôi chỉ có ư nghĩ đi Bến Súc cho biết. Không có dự tính đi t́m nơi phi cơ của anh Giang v́ lúc nào tôi cũng nghĩ không “thầy” làm sao biết được chỗ nào mà t́m.

(Xem tiếp phần 3: Đường lên Bến Súc.)

* * *

ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI

Bút kư của Phạm Kha

                                     Bài số 3

ĐƯỜNG LÊN BẾN SÚC

   8 giờ sáng, tôi lên đường. Trên đường đi, lấy ra bản đồ VN và bản đồ có đánh dấu nơi phi cơ rớt đă mang theo từ Mỹ về. Hỏi Ân anh tài xế tên Ân có tiện ghé qua Bến Súc trên đường về từ An Lộc. Anh trả lời không tiện v́ ngược đường nhưng nếu muốn, anh sẽ đưa đi.

      Vừa ra khỏi Sài G̣n, chợt Ân hỏi đi An Lộc hay Bến Súc, nơi nào quan trọng hơn? Hơi bối rối và không quyết định được. Tôi cho Ân biết lư do tại sao đi 2 nơi đó. Suy nghĩ một hồi, Ân nói nên đi Bến Súc trước v́ cần thời gian để ḍ hỏi. Nếu đi An Lộc trước, sợ không kịp th́ giờ.

      Xe đi về hướng B́nh Dương rồi rẽ trái vào một con đường nhỏ hai chiều. Dọc đường, nh́n hai bên chỉ thấy lác đác nhà cửa và ruộng. Trong ḷng hơi lo ngại v́ không biết sẽ ngừng ở đâu và xem cái ǵ. Trên con đường này thấy một chiếc xe tăng của Việt Nam Cộng Ḥa bị cháy c̣n nằm ở một góc đường. Nghe nói chiến xa này bị hạ vào năm 1972 .

      Th́nh ĺnh, Ân nói tới Bến Súc rồi và muốn biết đi đâu tiếp. Ngỡ ngàng v́ thấy Bến Súc sao bé thế, ngoài sự tưởng tượng của tôi . Ân ngừng ở một quán đầu đường đề hỏi thăm . Một lúc sau tôi thấy anh trở ra với một người đàn bà được giới thiệu là chủ quán. Bà xác nhận có một chiếc phi cơ rơi vào năm 1966 và bảo chúng tôi quay xe lại khoảng 4km rồi hỏi những người ở vùng đó th́ ra ngay. Mừng rỡ, Ân quay xe rồi ngừng tại một quán nước để hỏi. Thất vọng trở ra v́ những người này c̣n trẻ nên chả biết ǵ. Ân nói tôi đừng buồn, anh sẽ lái xe lên thêm một chặng nữa rồi sẽ t́m hỏi những người có tuổi th́ chắc ăn hơn.

      Ân ngừng xe ở một nơi không có quán ăn hay quán nước. Xăm xăm vào một nhà ở mé trong. Ngồi ngoài xe không hiểu sao tôi rất hồi hộp. Một cảm nghĩ khác hẳn với lúc ban sáng là chỉ đi cho biết thôi. Không phải chờ đợi lâu, mặt mày tươi rói, Ân trở ra với một người đàn bà trung niên. Bà chỉ đường cho chúng tôi ra hướng ruộng nơi phi cơ rớt.

      Ân và tôi đi theo lời hướng dẫn. Đi ngang một căn nhà thấy có người, chúng tôi ghé vào hỏi thăm người đàn bà đang cho heo ăn. Bà dắt lại chỗ người đàn ông và vài đứa trẻ đang ăn cơm. Ân lập lại câu hỏi, ông ta đứng phắt dậy. Nói to có lẽ muốn cho tôi nghe: ”Có.. có.. năm 66 có một chiếc khu trục rớt ở đây. Đầu cắm xuống ruộng chỉ c̣n cái đuôi ló trên mặt ruộng.”

     Khi nghe tới đó, mặt tôi tươi hẳn lên. Cười mà nước mắt tuôn tràn v́ xúc động. Không ngờ gặp được một chứng nhân của thời cuộc. Tôi vội đến gần chỗ ông và nói: “Đúng rồi, đúng rồi, đó là chiếc phi cơ của anh tôi.”

      Như có dịp được nói nên ông nói không ngừng: “Lúc đó tui 14, 15 tuổi. Đang làm việc ở ngoài ruộng. Nghe tiếng máy bay, nh́n lên trời thấy có 3 chiếc khu trục. Không biết có ǵ trục trặc không mà đột nhiên một chiếc với tiếng máy rú kỳ lạ. Nhào lộn rồi lao đầu xuống ruộng. Chỉ c̣n cái đuôi ló trên mặt ruộng mà thôi. Hai chiếc c̣n lại, bắn phá chung quanh để mấy ông Việt cộng không lại gần được. Khoảng vài giờ sau, lính cuả sư đoàn 5 tấn công. Bắt được một số Việt cộng. Không ai thấy phi công nhảy dù ra. Cũng không lấy được xác phi công. Lính Cộng ḥa có đem trực thăng 2 chong chóng tới kéo máy bay lên, nhưng không được.”

      Lúc đó tôi mới bắt đầu nhớ lại những ǵ nghe được sau khi anh Giang mất. Rất phù hợp với những lời ông này thuật lại. Được biết ông tên Thành. Nhờ ông đưa tôi và Ân ra nơi phi cơ rớt . Ông sốt sắng đưa đi ngay dù tôi nói sẽ chờ để ông dùng xong bữa cơm trưa.

      Khi ra tới ruộng, tôi sựng lại v́ lối đi chỉ là đường đất rất nhỏ lại bị ướt và śnh lầy. Lưỡng lự, nếu muốn đi ra đó, phải bỏ giầy mà đi chân đất th́ sợ. Sợ bị đỉa cắn và sợ bùn lầy. Cuối cùng tôi cũng vượt qua được cơn sợ hăi này. Khi ông Thành “bảo đảm” không có đỉa, mà nếu có th́ ông sẽ bắt cho.

   Ân ở lại bờ ruộng, chỗ khô để giữ giày cho tôi dù lúc đó chả có ai ngoài ba người chúng tôi. Ra không được bao xa, tôi phải ngừng lại v́ nước nhiều và śnh quá. Muốn ra tận nơi, phải lội śnh tới đầu gối. Biết tôi sợ nên ông Thành bảo đứng đó để ông ra chỉ chỗ cho chụp h́nh và quay phim. Ở xa nh́n nơi phi cơ rớt là một g̣ đất. Cỏ cây dại mọc đầy. Chung quanh là nước, thấy vết dầu loang chứ không có lúa như những thửa ruộng bên cạnh.

      Khi ông Thành trở lại, kể vào khoảng năm 77 hay 78, có một người buôn sắt vụn đă mua hẳn thửa ruộng nơi phi cơ nằm. Thuê người đào phi cơ lên để bán sắt vụn . Mục đích lấy vài bộ phận trong đầu máy mà người nghĩ làm bằng vàng trắng. Cuối cùng thất bại, chỉ lấy được phần đuôi và cánh phi cơ. Đầu máy và buồng lái lún sâu xuống bùn.

      Ông Thành cũng cho biết, phi cơ này đă được đào tới hai, ba lần rồi . Nếu tôi muốn làm nên chờ qua Tết, đất khô dễ làm hơn. Nghe xong buồn quá. Họ đă làm rồi mà không được th́ tôi c̣n làm ǵ được nữa nên bật khóc. Nói như đủ cho anh Giang nghe: “Em xin lỗi anh, em không thể làm ǵ được hơn. Hôm nay em ra viếng anh lần đầu cũng như lần cuối v́ không biết bao giờ em sẽ trở lại.” Trước khi lên xe về, tôi biếu ông Thành một ít tiền . Gởi tiền mua nhang, trái cây để cúng anh Giang dùm .

      Trên đường về, Ân hỏi tôi c̣n muốn đi An Lộc không v́ lúc đó chưa tới 12 giờ trưa. Quần dính bùn śnh nên tôi muốn đi về ngay để báo tin giật gân chứ không c̣n hứng thú đi đâu nữa.

      Trong xe, tôi mở camcorder ra để xem. Lạ quá, không có h́nh ảnh ǵ cả. Tôi đă từng quay cảnh từ ngoài Bắc vào, đâu có đĩa nào hỏng. Không lẽ đă bị “tai nạn kỹ thuật” v́ tôi bấm nhầm nút. Mất luôn cả đoạn quay trường Thiều Sinh Quân ở Vũng Tàu vào ngày hôm trước.

      Bực bội trong ḷng, vội lấy máy chụp h́nh ra để t́m xem những h́nh chụp g̣ đất có sao không. Những h́nh chụp cảnh chung quanh, gần g̣ đất th́ rơ ràng. Tới những h́nh chụp ngay g̣ đất, gồm 4 tấm tất cả th́ rất mờ, trông không rơ ǵ cả. Không lẽ h́nh tôi chụp bị “contre soleil?”

      Không thể trở về Mỹ mà không có phim hay h́nh ảnh chói nắng. Tôi phải trở lại, phải trở lại.” Tôi nhủ thầm.

(Xem tiếp phần 4: Một nhà, nhiều ư.)

* * *

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI

Bút kư của Phạm Kha

                                    Bài số 4

MỘT NHÀ, NHIỀU Ư

      Người đầu tiên tôi khoe là chị Nga, người nhà chị Lư. Vả lại lúc đó chưa ai về. Sau khi nghe tôi kể và than rằng khó có thể lấy hài cốt được v́ có người nhiều lần thực hiện và thất bại. Chị Nga chúc mừng tôi và quả quyết sẽ làm được bằng thủy lợi. Vét bùn tới chỗ phi cơ rồi ṃ xương. Đến chiều, khi mọi người có mặt, tôi kể mọi sự việc và quyết định trở lại Bến Súc một lần nữa. Thứ Hai chúng tôi sẽ đi Cần Thơ, thứ Ba mới về. Vậy thứ Tư đi Bến Súc trước khi trở về Mỹ ngày thứ Năm.

      Đến tối thứ Ba, có một màn bàn căi hơi gây cấn. Ồn ào nhất vẫn là tôi v́ tôi phản đối việc báo tin cho bà Nương. Người em ruột của anh Giang để cùng đi Bến Súc. Lư do chồng bà này là Việt cộng. Mọi người khuyên tôi, không phải ai kẹt lại cũng đều là Việt cộng. Tôi đă làm xong nhiệm vụ, bây giờ nên để bà em là người ở trong nước tiếp tục th́ dễ dàng hơn. Tôi vẫn khăng khăng không chiụ. Tôi không tin Việt cộng. Tôi sẽ ở lại thêm một tuần nữa để xin giấy phép. Cuối cùng, đa số thắng thiểu số. Đến 10 giờ tối, tôi hậm hực đành phải cho em gái gọi bà này hẹn ngày giờ đi.

      Sáng thứ Tư, 8 giờ sang lên đường. Gồm có vợ chồng bà Nương, chị kế tôi, người cháu và tôi. Lần này, anh tài xế mới, lái xe đi theo hướng Củ Chi. V́ “việc lớn” nên tôi dẹp chuyện phải đi chung với Việt cộng thứ dữ ngày xưa. Trên đường đi, chúng tôi nói chuyện vui vẻ.

      Ngạc nhiên v́ ông chồng có vẻ rất rành đường xá, phường, quận v.v.. vào thời trước 75. Hỏi tại sao ông ta biết rành vậy. Bà vợ nhanh nhẩu trả lời chồng bà vào Sài G̣n từ năm 66. Tôi hỏi tiếp “Vậy hồi đó anh là Việt cộng nằm vùng à?” Cả hai vợ chồng không trả lời. Khi bàn về việc chôn cất, bà ta nói sẽ đem anh Giang về quê ở Hải Pḥng chôn. Bệnh “dị ứng” cộng sản của tôi bắt đầu lên cơn. Gặng hỏi “Tại sao không chôn ở trong Nam?” Không ai trả lời

      Khi tới nơi, tôi làm hướng dẫn viên. Đi đúng hướng nhưng không t́m ra nhà ông Thành. Tuy nhiên hỏi thăm đúng người trong nhó đă từng đào phi cơ và cũng là cháu ông Thành. Anh chàng này c̣n trẻ, sau 75 anh ta khoảng 7 hay 8 tuổi thường ra ruộng trèo lên đuôi phi cơ chơi.

      Lần này kinh nghiệm hơn, mua 3 đôi ủng bằng cao su mang để tránh bùn nên chúng tôi ra được tận nơi g̣ đất, nơi “an nghỉ” bất đắc dĩ cuả anh Giang.

      Cháu chụp h́nh, tôi quay phim. D́ cháu đều khóc. Bà Nương đem vàng mă, quần aó giấy và đô la âm phủ ra đốt. Bà khóc lóc, kể lể um xùm. Thấy cũng tội nghiệp làm tôi mủi ḷng. Sự khó chịu của tôi cũng vơi đi. Khi nghe chúng tôi bàn về việc xin phép, anh chàng dẫn đường có thiện chí đưa đi gặp ông trưởng ấp nhưng vợ chồng anh Việt cộng không chiụ. Họ sợ rằng sẽ bị làm tiền và nói chuyện này để họ lo.

      Trên xe về, bà Nương kể lại chuyện chia ly vào năm 54. Anh Giang rời Hải Pḥng bằng chuyến tàu cuối cùng. Bà ta, khoảng 10 tuổi, c̣n nhớ thấy anh khóc. Cởi trần lấy áo vẫy chào và hát bài Bạch Đằng Giang. Bà c̣n kể anh Giang rất thương ông ngoại. Thường mua trà và chạy cả cây số từ nhà đến thăm để biếu ông. Ông bà, mẹ và ḍng họ đều chôn trong nghĩa địa của gia đ́nh ở Hải Pḥng nên bà này muốn chôn anh Giang ở đó luôn

      Tôi khóc và thương cho số phận hẩm hiu của anh. Nghĩ đến lúc nên trả anh về với gia đ́nh để họ được gần nhau ở thế giới bên kia.Tôi quên không hỏi bố anh có chôn ở đó hay đă bị CS thủ tiêu mất xác.

      Bệnh “dị ứng” cộng sản tạm thời lắng dịu. Tôi nói khi lấy được xác rồi th́ đem anh về chôn ở Hải Pḥng. Khi nào khởi sự cho biết, tôi sẽ về để giúp đỡ và chia sẻ. Bà ta đồng ư và nói sẽ gởi email để cho biết t́nh h́nh xin giấy phép.

      Qua ngày hôm sau, trước khi chúng tôi ra phi trường về Mỹ. Bà Nương trở lại cho biết đă nói chuyện và xin phép bộ quốc pḥng. Ngạc nhiên, thắc mắc sao bà không xin phép địa phương mà lại xin ở bộ quốc pḥng, e rằng sẽ thêm rắc rối và có thể tốn nhiều tiền hối lộ. Bà ta giải thích xin phép cả 2 nơi. Theo kế hoạch của ông chồng, sẽ phải đắp đất làm đường cho xe xúc đất vào nên cần nộp đơn xin bộ quốc pḥng. Nếu bộ quốc pḥng chấp thuận đơn, họ sẽ lo việc lấy phi cơ lên để cho vào bảo tàng chiến tranh th́ phe ta đỡ tốn tiền. Nếu cần, vợ chồng bà ta sẽ lên gặp Bộ Trưởng Quốc Pḥng Phạm Văn Trà, v́ ông ta là bạn thân của chồng bà.

      Về Mỹ, vài tuần sau tôi nhận được email của bà Nương gởi đơn xin giấy phép ở B́nh Dương và sẽ cho biết khi có kết quả. Nếu được th́ sẽ làm vào mùa khô tháng 3 hay tháng 4 năm 2005.

(Xem tiếp bài số 5 - Ngổn ngang tâm sự.

----------------------------------------------------------------------------------------------------ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI

Bút kư của Phạm Kha

                                     Bài số 5

NGỔN NGANG TÂM SỰ

      Qua Tết 2005, tôi gởi nhiều email cho bà Nương hỏi về t́nh h́nh nhưng không có hồi âm. Ḷng như lửa đốt v́ sợ bà ta đă làm mà không cho biết.

      Đến tháng 3, sau hai lần gọi điện thoại về hỏi thăm, được biết bà ta chưa có giấy phép v́ bị làm khó dễ. Tôi ra ư kiến cho 100 đô. Bà ta cười khảy, nói 100 th́ ăn nhằm ǵ. Bọn nó có lấy th́ lấy cả chục ngàn trở lên. Dù không ngạc nhiên tí nào về sự tham ô của cộng sản nhưng tôi đâu dại ǵ mà cho nhiều. Ngoài ra bà chưa có tin tức ǵ về đơn xin ở bộ quốc pḥng. Nếu được, chỉ phải lo tiền “bồi dưỡng” người làm việc thôi. Tôi cũng có hỏi phỏng đoán phí tổn nhưng bà nói không thể biết được.

      Sau đó, không có tin ǵ nữa. Tôi quá nóng ruột nên nhờ cô em gái hỏi thăm. Một hôm, nhận được điện thoại của cô em. Bà Nương muốn biết tôi có thực ḷng muốn lấy hài cốt anh Giang và dự tính bỏ ra bao nhiêu tiền! Ngạc nhiên và không thể hiểu bà ta có thể hỏi được một câu trắng trợn như vậy được.

      Theo ư tôi, nếu bà thực ḷng muốn t́m xác anh bà. Bằng đủ mọi cách, bà phải ḍ hỏi các nhà thầu để biết phí tổn. Bà cũng thừa biết tôi đứng sau ủng hộ. Nếu đủ khả năng, tôi sẽ thầu hết. Quá nhiều, tôi chia sẻ vớí hai chị em của bà.

      Từ đó tôi không hỏi nữa và nghĩ có lẽ chuyện này chắc không thực hiện được v́ không ai lo nhất là về tiền bạc.

      Nói vậy chứ không phải vậy. Việc đó cứ lẩn quẩn trong đầu tôi hoài. Trong ḷng như lửa đốt, thúc dục. Tôi chợt nghĩ tại sao tôi không tự làm. Nếu tôi tự làm, sẽ có những khó khăn tôi phải trực diện: thời gian xin giấy phép, khai quật và tài chính. Tôi có thể lo được vé máy bay, khách sạn, ẩm thực, công thợ khai quật. Nhưng thớ gian và tiền “bồi dưỡng” làm tôi lo nhất. Báo chí viết nhiều về sự tham nhũng của cộng sản, tôi không nghĩ có đủ “ngân sách” cho phần “tài khoản” này nên rất lo buồn.

      Tuy chưa có quyết định khi nào về. Tôi vẫn ḍ hỏi bạn bè ở Mỹ và ở Việt Nam cách xin giấy phép. Làm sao bớt tốn tiền “bồi dưỡng.”

      Tôi cũng được nghe nhiều lời bàn tốt bụng v́ lo cho tôi. Không muốn tôi phiêu lưu vào một cuộc hành tŕnh khó đạt được kết quả. Đại khái như sau gần 40 năm th́ đâu chắc ǵ c̣n xương. Phi cơ có thể c̣n bom chưa nổ. Khi đang làm có thể xảy ra tai nạn nguy hiểm cho thợ. Cộng sản có thể làm khó dễ. Mỹ tốn biết bao nhiêu triệu đô để t́m kiếm hài cốt nhưng kết qủa đâu được bao nhiêu v.v..

      Những lời bàn này không lung lay được ư định của tôi. Không hiểu tại sao, tôi tin chắc buồng lái c̣n nằm sâu dưới ruộng th́ anh Giang c̣n đó. Xương c̣n hay không, có đào lên mới biết được. Tôi cũng tự tin là không c̣n bom, v́ nếu c̣n th́ đă nổ tung khi cắm đầu rơi xuống. Tai nạn khi đào xới cũng có thể có mà cũng có thể không. Đó là do sự may rủi và biết đâu số tôi hên, “trời đăi kẻ khù khờ”.

      Mọi sự tạm đ́nh hoăn lại vô thời hạn mặc dù tôi không lúc nào quên được “Mission Impossible” này. Không thể giải thích được tại sao tôi lại đặt nặng vấn đề. Tại sao tôi phải làm, đâu ai bắt tôi làm, đâu phải việc của tôi. Nhưng khổ nỗi nó cứ lẩn quẩn trong đầu. Lúc nào cũng nghĩ và nói tới, như không c̣n đề tài nào khác để nói.

      Đôi khi tự hỏi tôi có “điên” không. Sắp sửa làm một chuyện hoang tưởng mà không ai nghĩ sẽ thành công và cho rằng chỉ có người “bệnh tâm thần” mới làm. Tuy nhiên, duy nhất chỉ có con gái tôi là tin tưởng và thường khuyến khích mà thôi.

(Xem tiếp bài thứ 6: Lại lên đường.)

* * *

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI

Bút kư của Phạm Kha

                                     Bài số 6

LẠI LÊN ĐƯỜNG

      Vào khoảng tháng 9/2005 tôi quyết định mua vé về Việt Nam. Vấn đề lo ngại nhất vẫn là tiền “bồi dưỡng” và việc xin giấy phép. Một người quen ở B́nh Dương cho biết sẽ có nhiều khó khăn nếu người Việt Nam ở ngoại quốc đứng đơn xin.

      Một người bạn Mỹ trong sở cho ư kiến hỏi Hội Không Quân Việt Nam giúp đỡ. Ban đầu hơi do dự nhưng sau dẹp tự áí qua một bên. Tôi nhờ anh bạn thân với các anh trai tôi và cũng là bạn của anh Giang. Trước 1975, anh là phi công trực thăng. Ḍ hỏi xem hội Không Quân có thể giúp ǵ được để tôi có thêm tài trợ cho việc “bồi dưỡng”, khi trong hội có người cần, tôi sẽ đóng góp trở lại. Nhưng cũng không kết qủa.

      Tôi lại quay ra có ư nghĩ để chồng tôi ở nhà. Tiền vé th́ xung vào quỹ ”bồi dưỡng” cho được thêm dồi dào. Chồng tôi đồng ư. Nhưng cuối cùng, suy đi nghĩ lại, việc tới đâu hay tới đó. Tôi quyết định mua vé cho cả 2 vợ chồng cùng đi vào ngày lễ Tạ Ơn.

      Trước khi đi, tôi vẫn thường ra bàn thờ khấn vái. Trước là Trời, Phật, sau là ông bà cha mẹ, cuối cùng là anh Giang để cầu xin cho công việc được suông sẻ . V́ là ư kiến riêng của cá nhân, nên tôi không muốn xin xỏ anh em. Tôi chỉ lẳng lặng làm người (k)hùng cô đơn nên có cầu khấn anh Giang. Xin anh phù hộ sao cho Việt cộng đừng đ̣i tiền hối lộ nhiều. Quá khả năng, tôi sẽ không làm được. Cầu xin anh cho gặp được cộng sản có ḷng tốt, đừng làm khó dễ .Khấn xin anh, nếu t́m được hài cốt sẽ hoả thiêu và rải tro anh ra biển. Giải thoát anh ra khỏi nơi bùn śnh.

      Việc xin giấy phép là cả một vấn đề. Tôi suy nghĩ măi làm cách nào để có hiệu lực và kết quả nhanh chóng. Bạn Mỹ trong sở ra ư kiến nhờ báo chí Mỹ. Tôi c̣n có ư kiến viết thơ nhờ Thượng nghị sĩ John Mc Cain giúp. Sau khi suy nghĩ kỹ, nếu nhờ báo chí và Thượng nghị sĩ th́ sẽ to chuyện ra. Họ sẽ hỏi về t́nh trạng vợ con của anh phi công, tôi biết trả lời ra sao. Nói dối lại càng không được nên đành gạt bỏ cả hai ư kiến này.

      Nhân dịp nhà tôi gặp lại một anh bạn cũ. Anh nói nên viết thư nhờ POW v́ có biết một người bạn được hội POW giúp. Thi hài của người này được chôn ở nghĩa trang Arlington. Nghe nói tôi mừng qúa. Đến khi biết rơ ràng chi tiết th́ không phải vậy. Số là trước 1975, anh này đi cùng chuyến bay với Mỹ để thả toán nhưng bị bắn rớt. Sau đó, Mỹ t́m ra xác và cũng được chôn tại nghĩa trang Arlington.

      Thế là hy vọng của tôi bị dập tắt. Nhưng tôi ĺ lợm, nghĩ rằng tại sao không thử hỏi POW organization họa may họ giúp ǵ được chăng. Tôi lên Internet vào POW website. Không biết mô tê ǵ hết, click đại vào một website của POW-MIA. (AII POW-MIA). Biết rằng Mỹ sẽ không giúp đỡ việc t́m xác “đồng minh” cũ . Dù Anh ngữ rất giới hạn, tôi vẫn ráng viết vài hàng và gởi h́nh nơi phi cơ “yên nghỉ”. Xin họ chỉ dẫn cách lấy xác ra khỏi ruộng được dễ dàng chứ không xin xỏ ǵ hết.

      Viết ngày hôm trước, nhận được hồi âm ngày hôm sau. Họ rất tiếc hội không giúp đỡ ǵ được. Họ chuyển thư qua CIV Special Advisor JPAC, Special Assistant Joint POW/MIA Accounting Command ǵ đó. Nơi này hồi âm, cho serial # của máy bay chứ không trả lời thẳng điều tôi muốn biết. Tôi đúng là “đại cù lần” làm chuyện ruồi bu. Như vậy hết thuốc chữa. Không c̣n con đường nào khác. Chính tôi phải tự t́m, tự lo lấy con đường đi và sự thử thách bắt đầu.

      Trước khi đi, sửa soạn rất kỹ cho việc xin giấy phép được thuận lợi. T́m những h́nh ảnh gia đ́nh để chứng minh sự liên hệ giữa anh Giang và tôi. Chọn được một h́nh đám cưới cuả anh. Đứng trước cửa nhà hàng có bảng đề tên anh và chị tôi. Một h́nh chụp hai họ, có chị kế tôi nhưng không biết tôi chạy lăng nhăng ở đâu mà không có mặt trong h́nh. Chuyện này dễ dàng, nhờ người làm chung sở dùng “photoshop” lắp đầu tôi từ một h́nh khác vào vị trí đầu của chị kế. Thế là có h́nh tôi trong ngày đám cưới của anh. Ngoài ra, kỹ lưỡng hơn tôi mang theo một copy tờ khai gia đ́nh thời Việt Nam Cộng Ḥa mà bố tôi mang theo qua từ Việt Nam để chứng minh tôi là em vợ của anh.

      Tôi rất tin dị đoan nên không quên nhờ thầy Triết, bạn thân cuả nhà tôi “bấm” dùm một quẻ. Anh quả quyết sẽ “thành công mỹ măn” làm tôi vững tâm hơn. Nếu anh nói không nên đi. Tôi có làm theo lời anh không? Tôi nghĩ sẽ vẫn tiếp tục “con đường tôi đi”. Lư do tại sao? Tại v́ anh không nói đúng ư tôi.

      Khoảng 2 tuần trước khi đi. Cậu con trai nhờ giúp cháu làm một bài viết về ông ngoại. Nói cho cháu những ǵ tôi biết nhưng để cho chắc hơn. Tôi mở cặp sách Samsonite chứa những giấy tờ, gồm cả bản viết về gia đ́nh của bố tôi, do tôi cất giữ sau khi ông qua đời. Quá đỗi ngạc nhiên, tôi thấy tờ khai tử cuả anh Giang mà bao nhiêu năm không ai biết bố tôi mang theo. Mừng rỡ, tôi làm một bản copy để góp phần cho hồ sơ của tôi được thêm đầy đủ.

      Tôi gọi anh Hà ờ Sài G̣n cho biết ngày, giờ chúng tôi đến. Tôi cũng có nhắc lại là tôi lo sợ bà em anh Giang đă lấy xác anh lên rồi mà không cho biết. Anh Hà gạt phăng ra. Nói rằng tôi lo vớ vẩn v́ tôi không bỏ tiền ra th́ sức mấy bà ta làm chuyện này, làm tôi đỡ lo. Anh Hà cũng khuyên tôi nên báo cho bà Nương biết nhưng tôi nhất định không chịu. Tôi nghĩ bà ta sẽ chả làm được ǵ mà chỉ là chướng ngại vật mà thôi.

(Xem tiếp bài số 7: Sài G̣n, cuối năm Dậu.)

* * *

-----------------------------------------------------------------------------------------------------       ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI

Bút kư của Phạm Kha

                                    Bài số 7

SÀI G̉N, CUỐI NĂM DẬU

      Chúng tôi tới phi trường Tân Sơn Nhất vào trưa thứ Sáu, 25 - 11 - 2005. Anh Hà đă có mặt và đón chúng tôi về nhà. Ngoài trời nóng nực oi ả. Trong ḷng tôi cũng nóng nảy không kém. Muốn đi Bến Súc ngay ngày hôm sau nhưng được biết văn pḥng nhà nước không làm việc ngày thứ bảy. Đành phải chờ đến ngày thứ hai.

      Thứ bảy chúng tôi làm một chuyến đi Tây Ninh. Viếng chùa Bà Đen và đền thờ Cao Đài. Trước là để cầu xin sau là xem cảnh v́ đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến nơi này.

      Sáng thứ hai 28 tháng 11, chúng tôi thuê xe khởi hành đi Bến Súc lúc 8:30 sáng. Khoảng 2 tiếng sau tới nơi. Tôi không t́m ra lối cũ. Con đường nhỏ đưa ra ruộng chẳng thấy đâu. Xe cứ chạy tới chạy lui ở con đường làng duy nhất. Nhờ hỏi thăm, rồi chúng tôi cũng t́m được lối ra nơi phi cơ “an vị”. V́ mưa nhiều đất rất śnh lầy. Tôi không ra g̣ đất được nên tôi chỉ lối cho nhà tôi và anh tài xế ra tận nơi.

      Quay trở ra, chúng tôi hỏi thăm cư dân cách xin giấy phép. Họ chỉ chúng tôi đến nhà ông trưởng ấp. Đến nhà th́ ông ta vừa ra văn pḥng làm việc. Cô con gái mau mắn chạy Honda kêu ông về. Sau khi tự giới thiệu là em vợ. Để tăng thêm phần t́nh cảm, tôi phịa thêm nhà tôi là bạn thân của người chết. Nhân dịp về quê, nhờ ông giúp đỡ và hướng dẫn vụ xin giấy phép.

   Trưởng ấp có vẻ ngạc nhiên và cảm động khi thấy em vợ và bạn thân trở về lo việc t́m hài cốt người chết đă gần 40 năm. Trưởng ấp nói vụ này phải đưa lên xă, lên huyện v́ ông không có thẩm quyền. Chúng tôi ra quán nước ngồi chờ. Trưởng ấp lái xe lên xă. Cũng may, anh tài xế nhanh nhẹn t́m quán nước có vơng nằm nên chúng tôi không cảm thấy mệt mỏi, đau lưng trong khi chờ đợi.

      Khoảng sau vài giờ, ông trưởng ấp trở lại. Tôi hồi hộp như chờ kết quả thi tú tài và hơi thất vọng khi ông cho biết chuyện này không giản dị. Trên xă không biết xử lư ra sao v́ đây là lần đầu tiên họ gặp trường hợp xin đào lấy hài cốt sĩ quan “Sài-G̣n”. Trưởng ấp cho biết cách đó không lâu và không xa nơi phi cơ của anh Giang. Người Mỹ cũng có tới t́m xác một phi công Mỹ với cả hàng trăm công nhân làm việc. Tôi quên không hỏi kết quả ra sao

      Trưởng ấp kể lại giống như ông Thành là người tôi gặp năm 2004. Ông cũng là người chứng kiến phi cơ anh Giang nhào lộn đến lúc rơi xuống. Ông nói thêm, nếu tôi muốn làm, phải chờ mùa khô, tức qua Tết. Nhưng tôi sẽ khởi sự làm ngay nếu được giấy phép chứ không chờ qua Tết. Tôi không xin được phép nghỉ thêm nữa. Trước khi về, vợ chồng tôi gởi biếu ông ít tiền xăng nhớt và điện thoại.

      Trong thời gian chờ đợi, biết tôi hay xem bói. Chị Lư giới thiệu gặp một cô c̣n trẻ chuyên coi về phần âm. Cô Linh đă thành công nhiều lần trong việc t́m xác.

      Sau khi nói về phần gia đ́nh con cái, cô Linh chợt hỏi tôi có lời hứa hay tâm nguyện ǵ mà sao cô thấy quẻ bài nào cũng lên toàn mồ mả. Lúc đó tôi mới nói thật và muốn biết có thành công không. Cô nói sẽ t́m ra xác, ít nhất là cái sọ. Tôi không nên thiêu hay để ở chùa mà phải chôn. Chôn ở đâu? Cô nói ở nơi bắt đầu bằng chữ T. Không biết ở đâu. Các nghĩa địa ở Sài G̣n th́ tôi không biết tên. Có lẽ là nơi anh Giang đang “cư ngụ”, ấp Rạch Kiến thuộc Thủ Dầu Một?

      Sau này tôi mới biết rơ nơi đó là Ấp 9 Rạch Kiến, xă Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh B́nh Dương. Nếu vậy, tôi cũng không thể chôn anh ở đó được v́ biết nơi nào mà mua đất. Nếu chôn th́ ai sẽ trông nom mồ mả anh? Nay mai, các ông “đỉnh cao trí tuệ” lại bắt bốc mộ th́ mệt lắm. Tuy không nói ra, tôi vẫn giữ vững lập trường sẽ thiêu và rải tro anh ra biển.

(Xem tiếp bài số 8: Giao thiệp với chính quyền.)

* * *

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI

Bút kư của Phạm Kha

                                     Bài số 8

GIAO THIỆP VỚI CHÍNH QUYỀN

      Ngày thứ Năm 1-12-2005,Trưởng Ấp gọi lên khoe mới mua được 1 một điện thoại di động. Ông cho biết tôi nên nhờ người có hộ khẩu đứng tên đơn xin phép bốc hài cốt tại Uỷ ban nhân dân thành phố Sà́-G̣n để chứng minh có liên hệ với người chết. Liên lạc lại với ông khi xong giấy tờ. Tôi liền gọi cho cô em, nhờ đứng tên. Đơn nộp lên uỷ ban cùng với giấy khai tử và tờ khai gia đ́nh thời Việt Nam Cộng Ḥa mà tôi đă đem về .

      Sáng thứ Sáu 2-12, giấy tờ đă làm xong. Không chậm trễ, vợ chồng tôi và cô em đi lên Bến Súc. Tới nhà Trưởng Ấp đă hơn 2 giờ trưa. Ông vội vă đưa chúng tôi lên xă cho kịp giờ.

      Lên đến xă, Trưởng Ấp đưa chúng tôi đến gặp và đưa đơn cho một bà mà ông giới thiệu là bà Nga, bí thư phó chủ tịch. Tôi chả biết chức phận cuả bà có quyền hành ǵ mà thấy bà cầm tờ đơn. Chúng tôi ngồi chờ ở văn pḥng, rồi bà rồi đi lên lầu.

      Ngồi chờ mà ḷng cảm thấy hồi hộp. Về Việt Nam là tôi mắc bệnh hồi hộp. Ráng nặn óc xem tướng bà này có phải là người hắc ám, ăn hối lộ hay không nhưng chả đoán ǵ được cả. Hoàn toàn mù tịt. Chắc hồi hộp quá nên không thấy ǵ hết.

      Khoảng 45 phút sau, bà Nga đi xuống với một ông béo tốt. Giới thiệu là ông Dũng, phó bí thư. Bà kêu thêm một cô làm pḥng bên cạnh mà tôi quên mất tên và chức vụ. Rồi mời tất cả vào văn pḥng của bà để nói chuyện. Tôi hít vào, thở ra hồi hộp . Lại hồi hộp nữa, ai bảo về Việt Nam sướng lắm. Chờ đợi lời phán quyết của 3 nhân vật quan trọng này.

      Bà Nga cầm lá đơn cho biết đă bàn qua với ông phó bí thư. Trường hợp này không có ǵ khó khăn. Tuy là sĩ quan “Nguỵ” nhưng v́ máy bay rớt đă từ lâu, nay đă ḥa b́nh nên việc t́m kiếm hài cốt là chuyện tốt. Nhà nước không làm khó dễ hay gây trở ngại. Điều kiện là nếu lấy được đầu máy bay hay súng đạn, phải giao lại cho nhà nước “quản lư”. Trưởng Ấp sẽ chịu trách nhiệm khai báo lên xă. Ngoài ra, chúng tôi phải thương lượng với chủ ruộng, nếu có thiệt hại gây ra bởi sự đào xới. Chúng tôi cũng phải chiụ trách nhiệm nếu có tai nạn xảy ra cho nhân công.

      Họ tiếp chuyện chúng tôi rất vui vẻ. Ba người thắc mắc tại sao vợ hoặc con không về t́m mà em vợ và bạn lại về. Tôi nói dối chị tôi bị “tai biến mạch máu năo”, không biết ǵ hết và hai người mới lấy nhau nên chưa có con.

      Khi ra về, tôi hơi ngạc nhiên v́ không thấy giấy phép đâu cả nhưng không hỏi. “Sợ” họ thay đổi ư kiến. Chỉ biết mừng rỡ kéo nhau về nhà Trưởng Ấp để bàn chuyện thuê người. V́ tôi “sợ” đang làm mà nhà cầm quyền dở chứng th́ rắc rối. Hỏi Trưởng Ấp tại sao ở xă không cho giấy phép. Được trả lời cách làm việc ở đây là như vậy. Cho phép bằng miệng là xong và khuyên tôi đừng lo ngại quá. Về việc t́m người, Trưởng Ấp nói cần phải có máy hút bùn chứ xe xúc đất không vào được. Ông sẽ gíúp chúng tôi lo chuyện này.

 Việc xin giấy phép dễ dàng lại không tốn đồng xu “bồi dưỡng” làm tôi rất đắc ư. Tôi nghĩ đó là do sự linh thiêng cuả anh Giang muốn rời khỏi nơi u tối nên đă phù hộ cho việc xin giấy phép được xuông sẻ. Trong ṿng một tuần lễ mà tôi đă được phép, dù bằng miệng. Như vậy tôi đă đi được nửa chặng đường. C̣n nửa chặng kia, tôi hy vọng sẽ làm xong trước khi về Mỹ, vào ngày 26-12-05.

      Tôi dự đoán ông Trưởng Ấp t́m người giúp, ít nhất cũng phải mất vài ngày cho tới một tuần nên vợ chồng tôi dự tính ra Bắc khoảng vài ngày. Tôi đă gọi đặt pḥng ở Hà Nội và chỉ chờ ra hăng hàng không lấy vé. Vào tối hôm đó nhằm ngày thứ Bảy, vợ chồng tôi lên đường. Anh Hà cân nhắc, chúng tôi có cần thiết ra Bắc không, rủi mới ra mà có tin ông Trưởng Ấp th́ làm sao. V́ “đại sự” nên chúng tôi đành hủy bỏ chuyến “Bắc tiến” này.

      Thật là may, chúng tôi không đi Hà Nội th́ qua ngày hôm sau, Chủ Nhật 4-12, ông Trưởng Ấp gọi và muốn gặp chúng tôi. Khoảng trưa, Trưởng Ấp đă có mặt tại nhà anh Hà để bàn chuyện giá cả việc đào xới v́ ông đă t́m được người nhận làm. Họ hứa sẽ làm xong trước ngày 25-12 để kịp tôi về Mỹ. Ông cho biết đă nói chuyện với chủ của hai thửa ruộng, chỉ cần làm xong rồi đắp đất lại cho họ. Số tiền ông Trưởng Ấp đưa ra, con số mà tôi muốn nhảy tưng lên v́ mừng. Rất vừa túi tiền của tôi. Sau khi cho biết chương tŕnh thợ sẽ làm những ǵ. Rồi được sự cố vấn của anh Hà tôi chấp thuận ngay và giao Trưởng Ấp trước một số tiền mua vật liệu để khởi sự làm.

      Nếu may mắn t́m được hài cốt, Trưởng Ấp hứa sẽ cho tôi một miếng đất trong nghĩa trang gia đ́nh để chôn cất anh Giang. Tuy rất mừng nhưng trong ḷng vẫn giữ ư định thiêu. Tôi nhờ ông thuê người quay video khi thợ bắt đầu làm và quay phim vào những ngày tôi không có mặt để biết cách làm việc của họ.

      Nghĩ phen này chắc chắn rồi nên ông cố vấn Hà đề nghị chúng tôi cùng gia đ́nh anh đi Mũi Né chơi vài ngày. Đi thứ Hai về thứ Tư. Buổi trưa thứ Ba 6-12, đang dùng cơm ở nhà hàng ngoài Phan Thiết, th́nh ĺnh tôi nhận được điện thoại Trưởng Ấp. Ông cho biết hơi có trục trặc, mọi việc phải tạm ngưng. Ông sợ rắc rối và để cho chắc ăn, ông trở lại xă xin chữ kư chứng nhận cho phép mà lúc trước ông bảo tôi đừng lo.

      Trưởng Ấp cho biết, ông “Bí thư Chủ tịch,” người mà chúng tôi không gặp v́ ông vắng mặt khi tới xin giấy phép. Bây giờ muốn gặp chúng tôi v́ nghi có Mỹ đứng đằng sau việc này. Tôi nổi đóa, hơi to tiếng với Trưởng Ấp, cho rằng Bí thư Chủ tịch muốn làm tiền. Tôi cũng nói thêm không có tiền hối lộ, làm khó dễ tôi sẽ bỏ, không làm nữa. Trưởng Ấp cứ trấn an là Bí thư Chủ tịch chỉ muốn gặp mặt nói chuyện, ngoài ra không có ǵ hết .

      Dù sao tôi vẫn phải đến và cho Trưởng Ấp biết thứ Năm tôi sẽ lên gặp. Gọi về cho cô em ở Saigon cho biết thứ năm sẽ đi Bến Súc. Cô ngoe ngoảy, nói không đi v́ ngại bị gọi từng người ra thẩm vấn. Nhưng sau cùng v́ là người đứng tên xin nên em vẫn phải đi.

(Xem tiếp bài số 9: Đụng độ công an.)

* * *

ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI

Bút kư của Phạm Kha

                                    Bài số 9

ĐỤNG ĐỘ CÔNG AN

      Thứ năm 8-12, chúng tôi khởi hành đi Bến Súc lúc 8 giờ sáng. Tới nơi lúc 10 giờ, tôi đoán đến trưa là xong. Lần này có chị Lư đi theo làm cố vấn. Gặp Trưởng Ấp tại nhà. Ông giao lại đơn từ, h́nh ảnh và nói chúng tôi lên xă gặp ông Bí thư Chủ tịch. Ông tránh không đi cùng v́ dân ở xă đồn ông ăn cả trăm triệu của tôi.

      Chúng tôi gặp lại bà Nga. Bà tiếc không kư giấy phép nên mới xảy ra chuyện trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Tôi cũng tự trách ḿnh. Cái “sợ” đă làm tôi “hèn” không dám hỏi giấy phép trên giấy trắng mực đen.

      Bà đưa chúng tôi vào pḥng và giới thiệu với ông Bí thư Chủ tịch. Em tôi đưa tất cả giấy tờ và xin ông chứng nhận trong ngày để công việc được tiếp tục cho kịp thời gian chúng tôi c̣n về Mỹ. Ông xem đơn rố phán “việc này phải chờ tới thứ Hai mới xét”. Chúng tôi liền ỉ ôi kể lể t́nh nghĩa anh em, bạn bè không quản ngại khó khăn trở về t́m hài cốt .Tôi cũng cho ông biết chúng tôi sẽ không phải phiền phức lên xuống xin xỏ như thế này nếu có Mỹ dính vào.

      Chị Lư c̣n ca thêm bài con cá dùm là vợ chồng tôi đi theo diện HO. Thương anh rể chết mất xác c̣n chị th́ bị “tai biến mạch năo”. Cả bà Nga cũng nói vô nữa. Chợt ông Chủ tịch bí thư hỏi vợ chồng tôi đi năm nào. Tôi trả lời năm 90, năm của một người anh của tôi qua Mỹ theo diện HO. Chị Lư lại nói năm 96. Không biết bí thư có nghe “ông nói gà bà nói vịt” mà lại không hỏi ǵ thêm. Nói chúng tôi ngồi chờ và cầm giấy tờ ra khỏi pḥng. Tôi th́ thầm hỏi chị Lư tại sao lại nói chúng tôi đi HO năm 96 ? Chị cho biết nói qua Mỹ không lâu nên không có nhiều tiền. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ và phục chị sát đất.

      Chừng nửa giờ sau, ông Bí thư Chủ tịch trở về pḥng với một anh chàng c̣n trẻ khoảng 30 tuổi, giới thiệu là công an xă. Anh chàng này làm ra vẻ ta đây, cầm h́nh anh Giang hỏi tôi:

      -  Làm sao d́ biết người này chết rồi.

      -  Th́ trong giấy khai tử mà anh đang cầm, có ghi đấy.

      Anh chàng cầm tờ tử tuất đọc qua rồi hỏi tiếp:

      -  Sau giải phóng, hoà b́nh rồi sao d́ không đi t́m mà chờ cho tới bây giờ mới t́m.

      -  Sau giải phóng th́ khổ qúa, gia đ́nh người đi tù, người đi kinh tế mới, lo kiếm ăn để sống chứ có ai nghĩ đến đi t́m người chết . Bây giờ đời sống ổn định rố mới dám nghĩ tới.

      Quay sang nhà tôi, hắn hỏi bạn với anh Giang như thế nào. Rồi nói đi theo hắn sang pḥng bà Nga để “làm việc”. Tôi trợn tṛn mắt nh́n nhà tôi đi theo hắn. Như vậy em tôi nói đúng, công an sẽ “làm việc” từng người một, xứ ǵ quái đản! Quá 12 giờ trưa mà vẫn chưa thấy nhà tôi ra. Lo âu v́ không biết ông nói ǵ th́ khi tới phiên tôi, làm sao tôi nói cho ăn khớp được.

      Bà Nga, chị Lư, em tôi và tôi kéo nhau ra sân ngồi cho mát. Một chặp sau, khi nhà tôi ra, em tôi t́nh nguyện vô trước để tôi có đủ th́ giờ “khai thác” lấy “khẩu cung”. V́ đă kinh nghiệm ở tù và sống vơí cộng sản vài năm nên nhà tôi khai lung tung, làm tôi khủng hoảng hơn v́ không biết đến lượt ḿnh ra sao. Dựa theo lời khai, tôi tự đặt câu hỏi rồi lại không có câu trả lời cho hợp lư.

      Trong lúc chờ đợi, chúng tôi đói meo, may chị Lư có mang theo bánh gị cưú đói. Cơn “dị ứng” cộng sản của tôi cũng đùng đùng nổi lên. Đi tới đi lui, mặt mũi cau có nói với bà Nga. Tuy em tôi đứng tên đơn, nhưng người quyết định là tôi chứ không phải em tôi hay nhà tôi. Có hỏi th́ hỏi tôi, làm khó dễ tôi bỏ, tôi chỉ lập miếu thờ. Điều tra chồng và em tôi cũng vô ích mà thôi.

      Th́nh ĺnh thấy em tôi đi ra. Tưởng xong phần cô ấy rồi th́ được biết vẫn chưa xong. Lời khai của cô chỉ có vài câu thôi mà lâu cả mấy tiếng đồng hồ như vậy là do anh công an này “nắn nót” viết bản khai cho có “văn hóa”. Anh công an nói việc này phải đem lên huyện cứu xét, hoạ may đến thứ hai mới biết được kết quả. Cô phải lănh hết trách nhiệm nếu có tai nạn xảy ra nên cô lo ngại hỏi ư kiến tôi v́ cô sợ không có tiền bồi thường. Lời khai của cô cũng làm tôi điên đầu không kém. Tới phiên tôi vào “làm việc.”

      Tôi xăm xăm đi vào. Thấy bà Nga đă ngồi trong đó đang nói chuyện với anh công an. Tôi hỏi anh công an xin lại giấy tờ. Anh lấy ra đưa lại hết cho tôi. Cầm đầy đủ giấy tờ trong tay, tôi thong thả nói “Anh nghĩ tôi có thể được giấy phép ngày hôm nay không? V́ tôi không có nhiều thời gian. Sẽ phải về Mỹ ngày 26 tháng 12. Tôi không muốn mất th́ giờ của anh cũng như của tôi. Mất cả mấy tiếng đồng hồ tra hỏi như thế này. Tôi không thể chờ tới ngày thứ hai được. Nếu anh nghĩ không xong ngày hôm nay, tôi không làm nữa.”

      Anh công an nh́n tôi với đôi mắt rất ngạc nhiên, “D́ biết, đây là thủ tục tôi phải làm, phải tŕnh lên cấp trên v.v..” Bà Nga đứng đằng sau tôi nói “Chuyện này không có ǵ đâu, lát nữa sẽ đưa qua pḥng bên kia kư, chị đừng lo”. Vừa lúc đó, em tôi đi vào. Tôi nói liền “Sao anh này nói phải chờ tới ngày thứ hai”. Em tôi c̣n đang ngơ ngác, anh công an nóí “Chắc d́ nghe lộn đó.” Rồi vội vàng “mời” tôi ra ngoài để “làm việc” tiếp với em tôi.

      Không lâu, thấy bà Nga, anh công an và em tôi đi ra và sang pḥng ông Bí thư. Ḷng tôi cảm thấy “hân hoan” thoát nạn. Không “được” mời lên “làm việc.” Cũng may anh công an này không ưa tôi, chứ anh mà kêu lên th́ lời khai của tôi không giống ai, chẳng biết sẽ đưa việc t́m anh Giang đi về đâu. Khoảng nửa tiếng sau, em tôi đi ra và mọi việc xong xuôi. Như trút được gánh nặng, chúng tôi cười nói vui vẻ. Giấy phép là ǵ? Tôi không biết tả làm sao v́ nó được viết bằng tay ngay đằng sau lá đơn xin phép lấy hài cốt như sau:

      UBND xă Thanh Tuyền

      Xác nhận

      - Đồng ư cho gia đ́nh bà............ Sinh ngày............., bốc hài cốt như đơn tŕnh bày.

      -  Cam kết mọi sự cố khi xảy ra nếu có bom ḿn, hoàn toàn chịu trách nhiệm.

      -  Tất cả xác máy bay và các vật dụng khác để lại cho cơ quan chức năng xử lư.

      -  Hộ gia đ́nh làm hợp đồng chủ đất, trong quá tŕnh bốc hài cốt.

      Dưới là chữ kư của ông bí thư và em tôi.

      Cẩn thận hơn lần trước, nhận thấy không có con dấu nên tôi gọi Trưởng Ấp hỏi ư kiến. Ông cho biết cần phải có con dấu nên em tôi lật đật trở lại xin đóng dấu. Xui xẻo quá v́ người đóng dấu đang họp. Chúng tôi đành phải chờ thêm đến hơn nửa giờ đồng hồ sau mới có con dấu đóng vào.

      Hơn 4 giờ chiều, chúng tôi trở lại nơi hẹn, nhà ông Long, em họ ông Trưởng Ấp để đưa giấy tờ. Ông Long là công an ấp và cũng có lẽ là cố vấn của ông Trưởng Ấp. V́ theo lối nói chuyện của ông ta, chị Lư đoán ông ta nói ra nói vào sao đó làm tinh thần Trưởng Ấp bị “chao đảo” và “lạnh cẳng” nên ông mới đ̣i có chữ kư chứng nhận mà tuần trước ông nói không cần. Lúc trước, chỉ giao kèo bằng miệng, nay chị Lư giúp chúng tôi làm hợp đồng giao kèo trên giấy tờ với Trưởng Ấp, người thầu vụ này cho chúng tôi . Công việc bị dở dang sẽ bắt đầu trở lại vào ngày mai.

(Xem tiếp bài số 10: Vẫn c̣n gian nan.)

* * *

ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI

Bút kư của Phạm Kha

                                     Bài số 10

VẪN C̉N GIAN NAN

      Tưởng công việc được thuận buồm xuôi gió, không ngờ 2 ngày sau Trưởng Ấp gọi lại cho biết hơi bị trục trặc. Một trong hai chủ ruộng làm khó về vấn đề tiền bạc. Thứ Ba 13 tháng 12, ông Trưởng ấp lên nhà anh Hà gặp chúng tôi nói chuyện .Trả lại số tiền c̣n lại sau khi đă mua cây và trả công thợ khuân vác.

      Anh Hà nói đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có người đem tiền trả lại khi “deal” không thành. Tôi lại nhờ chị Lư cố vấn và dự tính nếu chuyện không xong, tôi sẽ đổi vé về Mỹ sớm vào ngày 19 tháng 12. Đến ngày 18, Trưởng Ấp gọi lại . Chúng tôi đồng thỏa thuận về sự đ̣i hỏi của chủ ruộng. Thế là mất toi 3 tuần lễ mà việc chưa đi tới đâu. Thợ phỏng đoán sẽ làm xong nếu có thêm một tuần nên tôi dời ngày về vào 29. Sau lại đổi về ngày 30-12-05.

   V́ cứ cách một ngày tôi sẽ đi Bến Súc nên để tiết kiệm tiền thuê xe và tiền “bo”, chị Lư dẫn tôi đi bằng đường xe bus. Tính ra vé khứ hồi cho mỗi người tốn chưa tới 2 đô, c̣n thuê xe tốn 40 đô một ngày. Khởi hành từ bến xe ở bùng binh Sài G̣n. Đến Củ Chi đổi xe đi địa đạo Củ Chi rồi đổi xe đi Dầu Tiếng. Khi xe ngừng tại chợ xă Thanh Tuyền, đổi xe đi B́nh Dương rồi cuối cùng xuống xe khi đi ngang ấp Rạch Kiến và ngược lại.

   Đổi xe ở các trạm tương đối không phải chờ lâu. Riêng xe đi B́nh Dương, trung b́nh chờ nửa tiếng. Tính ra một lượt đi mất khoảng từ 3 tiếng đến 3 tiếng rưỡi. Xe thuê đi th́ mất 2 tiếng. Đi xe bus phải thể thao, hoạt động hơi nhiều v́ quạt luôn tay. Xe ra khỏi Sài G̣n là tắt máy lạnh.

      Tuy mất nhiều th́ giờ nhưng tôi rất vui mừng v́ tiết kiệm được tiền. Ngược lại, nhà tôi rất đau khổ mặt mũi nhăn nhó.

   Theo lời Trưởng Ấp, đất nơi máy bay rớt là ruộng không có chân. Không cầy cấy được v́ trâu ḅ sẽ bị lún. Bắt đầu công việc là thợ cắt cây cỏ trên g̣ đất. G̣ đất đă mềm v́ mưa được cắt thành từng miếng nhỏ, kéo vào đắp bờ rồi cắm cừ xung quanh. Cắm cừ là cắm cái ǵ? Trong đầu tôi thắc mắc lắm. Tôi biết khảm xà cừ là ǵ nhưng cái “cừ” này tôi chiụ thua. Không dấu cái ngu dốt của ḿnh nên phải hỏi cho ra. Được giải thích cắm cừ là cắm cây.

      Khi dọn sạch g̣ đất , chỗ này trở thành 1 hố nước đục ngầu. Thợ mang đến một máy xới và máy hút bùn. Lúc đầu có 8 tới 10 thợ, lần này chỉ c̣n 3 , 4 người thợ. Một người thợ dưới hố để điều khiển máy. Trong trường hợp máy hỏng hoặc ống dẫn bùn bị rách th́ mấy thợ kia xuống sửa.

      Trước khi làm, thợ đă mua trái cây, gà và nhang đèn cúng thần đất, cúng vong linh và cúng anh Giang. Có một ngày không đi Bến Súc, tôi gọi ông Trưởng Ấp hỏi thăm th́ ông nói “Chị Kha ơi, đất sạt quá đi”. Tôi hỏi tại sao và đất sạt là cái ǵ? “ Là đất lở,” th́ ra thế.

      Đến ngày chủ nhật 25 tháng 12 rồi mà t́nh h́nh không lấy ǵ làm sáng sủa lắm. Ngày về cũng sắp đến . Xui là khi có mặt tôi ở đó, máy lại hay bị hỏng nên thợ cứ đổ thừa tại tôi nặng viá !

      Thấy tôi suy nghĩ và đắn đo về việc ở hay về. Anh Hà đề nghị nếu tôi phải về đi làm, nhà tôi nên ở lại để tiếp tục. Tôi rất khó xử bởi v́ mục đích của tôi về để đích thân lo. Chứng kiến nh́n thấy những kỷ vật, hài cốt của anh Giang. Lo vụ mai táng nếu t́m ra mà nay phải về sớm khi việc chưa xong, tôi rất áy náy. Có nhiều đêm tôi trằn trọc không ngủ được.

      Thứ hai 26 tháng 12-2005, vợ chồng tôi ra hăng máy bay đổi vé. Tôi muốn ở lại thêm 1 tuần nữa nhưng chuyến bay về Mỹ sớm nhất là ngày thứ sáu 13 tháng 1. Đành chỉ đổi vé cho nhà tôi thôi.

      Thứ tư 28 tháng 12, buồn bă v́ không ở lại được. Sáng sớm lẳng lặng rời nhà anh chị Hà. Cũng như mọi hôm, đeo chiếc backpack nặng triũ với những thứ lặt vặt cần thiết cùng thức ăn trưa, vài chai nước La vie, b́nh Igloo đựng đá. Tôi ghé chợ Bến Thành mua ít nhang, trái cây rồi ra bến xe đi Bến Súc. Có lẽ khi phát giác tôi vắng mặt, nhà tôi gọi phone nhưng tôi không trả lời. Buồn quá nên muốn đi một ḿnh.

      B́nh thường khi tới nơi, ghé lại nhà Trưởng Ấp nói chuyện rồi mới ra ruộng xem thợ làm việc. Lần này v́ tôi tới th́nh ĺnh, không hẹn nên Trưởng Ấp không có nhà. Tôi thay giầy cao su cao cổ rồi chống gậy ra ruộng một ḿnh. V́ śnh quá, tôi cứ lóng ngóng, đổi hết lối này sang lối khác mà chưa ra được tới nơi .Có lẽ tôi khùng thật, đă mang ủng cao su cao cổ để đi bùn mà c̣n sợ ủng dính bùn. Một ông làm ruộng gần đó, thấy vậy ra dắt tay tôi đưa ra tận nơi. Ông giúp bày trái cây, thắp nhang cúng anh Giang. Khi biết tôi tới, Trưởng Ấp lật đật trở về và gặp tôi ngoài ruộng. Như những ngày trước, thợ t́m được vài thứ thuộc về máy bay nhưng vẫn chưa xác định được vị trí. Tôi ngồi ngoài ruộng tới 4 giờ chiều mới ra về. Hơn 7 giờ tối mới về tới nhà.

      Sau những chuyến đi về này, dù mệt mỏi tôi vẫn email cùng những h́nh ảnh tôi mới chụp trong ngày về Mỹ cho gia đ́nh, bạn bè và đồng nghiệp.

                              (Xem tiếp bài số 11: Đụng độ công an.)

* * *