Lời Bạt tác phẩm Hành Tŕnh Người Đi Cứu Nước

 

 

ĐỐM LỬA QUÊ NGƯỜI…

 

 

Giao Chỉ

San Jose, 7/2006

 

Ghi chú của nhà xuất bản:

Giao Chỉ là bút hiệu của cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc,

hiện là Giám Đốc Trung Tâm Định Cư IRCC, Inc. tại San Jose, USA.

 

Bài này đă được phổ biến rộng răi trước khi phát hành sách, chúng tôi xin phép tác giả in vào đây như ghi nhận từ một độc giả thay Lời Bạt.

 

- - - - -

 

Bài viết về cuốn hồi kư của một kháng chiến quân.

“Này em, anh sẽ về bên kia biên giới.

Đèn nhà ai hay đốm lửa quê người...”

 

- - -

 

           Tháng 3/1975, tôi gặp tướng Hoàng Cơ Minh lần đầu tiên tại Cam Ranh, một vị Phó Đề Đốc Hải Quân nóng nảy, bồn chồn vừa nhận toàn bộ trách nhiệm tư lệnh cuộc triệt thoái từ duyên hải. 

           Sau lễ chào cờ lần cuối, hạm đội chở phần c̣n lại của hai quân đoàn suôi Nam. “Trùng khơi vạn lư, như chưa vừa ư, lắc lư con tàu đi.”  Bài ca vui tươi ngày nào bây giờ chuyên chở biết bao nhiêu cay đắng.

           Tháng 5/1975, gặp lại ông Hoàng Cơ Minh trong trại Barrigada trên đảo Guam. Gần 30 vị tướng tá của một đạo quân tan hàng nằm chờ phi vụ vào Mỹ. Ông Nguyễn Cao Kỳ được đem đi trước, rồi đến ông Ngô Quang Trưởng. Tôi nằm bên tướng Đồng Văn Khuyên, mặt dài như chiều đông.

           Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III xuống sân đánh bóng chuyền cho quên ngày tháng. Tướng Không Quân Phan Phụng Tiên lâu lâu lại buông lời cay đắng. Riêng ông Hoàng Cơ Minh là người duy nhất nói đến chuyện trở về.

           Những ư kiến rời rạc, mơ hồ dường như đă bắt đầu h́nh thành. Con đường trở về sẽ vô cùng khốc liệt và ư ông Hoàng Cơ Minh nói là phải dùng tất cả các phương pháp của cộng sản để đánh cộng sản. Chuyện đó sau này thành sự thật.

           Sau cùng, chuyến bay cuối tháng 5/1975 từ hải đảo đă đưa vào lục địa Hoa Kỳ một vị tướng lănh Việt Nam Cộng Ḥa duy nhất quyết tâm trở về với tấm ḷng hết sức sắt đá. Đó là Phó Đề Đốc Hải Quân Hoàng Cơ Minh.

           Mười hai năm sau, vào ngày 28/8/1987, vị Phó Đề Đốc một thời Tư Lệnh hành quân biển của Hải Quân VNCH đă nằm chết bên bờ suối, giữa rừng già miền Nam Lào.

           Người lănh đạo Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, Đảng Trưởng đảng Việt Tân với 110 kháng chiến quân vượt sông Mekong trong chiến dịch Đông Tiến t́m đường về Việt Nam. Đến vùng Xalavang trên đất Lào, đạo quân kháng chiến bị săn đuổi bởi số địch quân đông đảo nên đă hoàn toàn tan ră. Các kháng chiến quân bị bắt đă kể lại với nhau trong tù về những cái chết đau thương và hào hùng. Vị Tư Lệnh và các cấp chỉ huy Kháng Chiến đều tử thương hay tự sát sau khi bị thương.

           Vào đầu thập niên 80, cộng sản Hà Nội và thế giới Mác Xít đang ở trên đỉnh cao của chiến thắng. Không thể có con đường nào khác gọi là đấu tranh chính trị. Chỉ c̣n giấc mơ trở về gây dựng cơ sở chiến đấu trong ḷng địch. Cả một ước mơ dù đội đá vá trời nhưng vẫn có người cố thực hiện.      

           Từ Úc châu, Vơ Đại Tôn lập Chí Nguyện Đoàn Phục Quốc và t́m đường về vào năm 1981. Ông đă bị bắt và xuất hiện trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 13/7/1982.

         Từ Paris, Pháp, Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam thuộc nhóm Lê Quốc Túy phát động, với Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch và hàng chục người… đă xâm nhập bằng đường biển Cà Mau, bị bắt và xử ngày 18/12/1984. Trong Chí Ḥa, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch bị xử bắn ngày 8/1/1985, máu đỏ bức tường khám lớn. Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy là các cựu sĩ quan Không Quân VNCH.

           Và sau cùng, từ M ỹ, Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh đă t́m đường về suốt 10 năm từ 1981 đến 1990 qua 4 giai đoạn. Tất cả đều lấy đất Thái Lan làm bàn đạp. Năm 1985, hai nhóm cán bộ chính trị Tiền Phương Kháng Chiến đă đi xuyên qua Cam Bốt để về nước nhưng đều bị bắt tại Nam Vang.

           Cũng năm 1985, Đông Tiến I, vượt sông Mekong, qua Nam Lào do Đại Tá Dương Văn Tư chỉ huy đến gần biên giới Việt Nam phía Bắc Kontum th́ bị Pathet Lào và Việt Cộng đánh đuổi và tan ră, 20 kháng chiến quân hy sinh.

           Năm 1986, Đông tiến II lần 1 với 130 kháng chiến quân tiến về phía Đông - Nam nhưng vượt sông Mekong tại Pác Xế bất thành nên đành phải rút. Trước khi lên đường, Mặt Trận đă triệt tiêu toàn thể căn cứ trên đất Thái, nên khi rút về lại phải sống tạm ngoài trời gần 1 năm chờ tái xuất quân.

           Năm 1987, với 110 kháng chiến quân cuộc Đông Tiến II lần 2 khởi sự, vượt sông Mekong và bị quân địch quá mạnh đánh tan. Toàn bộ chỉ huy và Tư Lệnh Hoàng Cơ Minh tự sát, một số lớn tử trận và bị bắt.

           Đặc biệt là sau khi Đông Tiến II lần 2 hoàn toàn thất bại, thành phần c̣n lại tại hậu cứ Thái Lan và Tổng Vụ Hải Ngoại tại San Jose, Cali, Mỹ cũng không biết rơ tin tức. Nên chiến dịch Đông Tiến III vẫn tiếp diễn với người chỉ huy hậu cứ là một sĩ quan Dù, ông Đào Bá Kế đi vào đất chết muộn màng năm 1990 với số thành phần khỏe mạnh c̣n lại, những tân kháng chiến quân mới tuyển từ trại tị nạn... đều chấp nhận lên đường chuyến chót. Tất cả xóa xổ căn cứ tại Thái Lan tiếp tục đi theo con đường Đông Tiến I, vượt sông Mekong t́m về biên giới Lào - Việt ở phía Bắc Kontum.

           Trong giai đoạn này thật sự không c̣n sự hiện diện của Tướng Minh và ṿng đai kỷ luật sắt đá. Nhưng lạ lùng thay, những phần tử c̣n lại của Kháng Chiến không tan hàng mà lại đồng ḷng lên đường. Không ai thật sự biết rơ tâm tư của anh em, nhưng có thể họ đi t́m “ông thầy”.

           Thêm một lần sau cùng, toán quân này cũng bị chặn đánh, bị giết, bị bắt. Người chỉ huy Đông Tiến III là Đào Bá Kế bị án tù chung thân, hiện c̣n bị giam tại nhà tù miền Bắc.

           Tất cả các anh hùng kháng chiến suốt 10 năm (1981 - 1990), tuy hoàn cảnh mỗi người một khác và đôi khi việc tuyên truyền quá cường điệu phóng lên con số hàng ngàn tay súng nhưng sự gian khổ và khốc liệt hoàn toàn có thật.

           Vào những năm 80, bài hát bất hủ được ban hợp ca Thùy Dương cất lên vừa hùng tráng vừa bi thảm: “Này em, anh sẽ về bên kia biên giới, đèn nhà ai hay đốm lửa quê người.”.

           Hơn 100 kháng chiến quân đă hy sinh trên đường t́m về bên kia biên giới. Vượt con sông Mekong, thấy ánh sáng leo lắt đêm khuya, tưởng là ánh đèn của thôn xóm trên đất nước thân yêu, ngờ đâu vẫn chỉ là đốm lửa quê người. Chiến hữu chung quanh Tướng Hoàng Cơ Minh chẳng c̣n được mấy người, sức cùng lực kiệt, trải qua bao nhiêu gian khổ và cô đơn, ông đă tự chọn cái chết, nằm lại bên bờ suối. 

           Bên kia bờ đại dương, cả một Tổng Vụ Hải Ngoại đang trầm kha xâu xé làm cho ḷng tin tan vỡ! Khi lên như sóng trào dâng, khi xuống như nước vỡ bờ. Bên này tiền tuyến chỉ có trên dưới 200 tay súng bị săn đuổi suốt những năm tháng dài. Thái Lan bắt đầu đổi thái độ, không c̣n muốn cho đóng quân, Lào Cộng hợp lực với Việt Cộng truy kích. Kháng chiến quân bị thương phải tự sát hoặc đă bị các chiến hữu hạ sát để khỏi rơi vào tay địch. Không c̣n đường nào khác.

           Con đường giải phóng là con đường một chiều: “Giải phóng hay là chết”. Những người thân tín của ông Minh trong hàng ngũ lănh đạo không c̣n nữa, Đại Tá Dương Văn Tư đă hy sinh, Trung Tá Lê Hồng đă qua đời. Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh với một đời hành quân biển đă bỏ quân phục đại lễ mầu trắng và biển cả màu xanh, để t́m về bộ quần áo đen, khăn rằn Nam Bộ nằm chờ đợi giây phút cuối cùng ở giữa rừng núi Hạ Lào. Ông đă dùng chiêu thức của cộng sản để đánh cộng sản và đường lối này cũng đă tạo ra bao nhiêu sóng gió. Sau cùng, giải phóng hay là chết, khi không thành công th́ chết là giải thoát. Và một phát súng cuối cùng đă nổ, Tướng Hoàng Cơ Minh đă chết. Nhưng tiếng súng của ông tự sát phải chờ đến 14 năm sau mới chính thức nghe được tại San Jose vào tháng 7/2001.

           Tất cả các câu chuyện kể trên và c̣n nhiều chi tiết hết sức đặc biệt, hầu hết đều được giải bày trong cuốn Hồi Kư của Kháng Chiến Quân Phạm Hoàng Tùng trong tác phẩm là 1 bộ 2 cuốn tựa đề “Hành Tŕnh Người Đi Cứu Nước”.

           Tôi hân hạnh được học giả Đỗ Thông Minh từ Đông Kinh gửi riêng cho đọc bản in thử từ máy điện toán. Tập hồ sơ tổng cộng 900 trang là một tài liệu hết sức quan trọng để các nhà nghiên cứu và toàn thể thế hệ Việt Nam sau này hiểu rơ câu chuyện t́m đường về của những năm 80.

           Với bản danh sách khá đầy đủ các kháng chiến quân đă hy sinh, đă bị tù đày và cả những người hiện c̣n sống xót đều là nhân chứng của một giai đoạn anh hùng và cũng hết sức bi thảm.

           Riêng câu chuyện về cuộc đời của tác giả Phạm Hoàng Tùng năm nay trên dưới 50 tuổi đă trải qua 14 năm (1984 - 1997) đi kháng chiến và chịu rất nhiều hệ lụy. 

           Phạm Hoàng Tùng cũng như hàng trăm ngàn thuyền nhân khác đă lên đường t́m tự do vào đầu năm 1982, từ Sài G̣n đi thuyền rồi qua đường bộ đến Nam Vang lần thứ 1.

           Năm 1983, lại vượt biển vào Thái, được đưa tới trại tị nạn Sikhiu. Anh trở thành 1 trong số 964.000 thuyền nhân mà thống kê của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ghi nhận tổng số 5 đợt trong 20 năm từ 1975 đến 1995. Phạm Hoàng Tùng đă không chết trên biển Đông, anh cũng không đi Mỹ định cư. Nếu Phạm Hoàng Tùng đi Mỹ vào khoảng 1984 - 85, th́ bây giờ cũng đă thành người Mỹ trên 20 năm ở San Jose… trong số 100.000 dân Việt tại Thung Lũng Điện Tử.

           Nhưng phần số con người đă thay đổi khi anh chấp nhận trả hết giấy tờ tị nạn để đi theo Kháng Chiến. Vào khu chiến năm 1984, làm việc trong đài phát thanh. Tháng 9/1986, tham dự Đông tiến II lần 1, tháng 7/1987, tham dự Đông tiến II lần 2, rồi bị bắt giải về Sài G̣n. Năm 1990, cải tạo lao động ở Phú Yên. Năm 1993, trốn trại về Sài G̣n rồi vượt biên đến Nam Vang lần thứ 2.

           Bây giờ Phạm Hoàng Tùng cô thế, ở lại làm người Việt lưu vong trên đất Cam Bốt, lập gia đ́nh, có vợ và đă trải qua hơn 18 năm (1982 - 1987 và từ 1993 tới nay) trên đất khách quê người. Lấy tin tức từ chiến hữu kháng chiến khi gặp lại nhau trong trại giam và từ kinh nghiệm bản thân, tác giả viết lại hành tŕnh của một người đi cứu nước. 

           Anh đă dâng hiến tất cả tương lai, hy vọng và tuổi thanh niên cho lư tưởng. Anh t́m thấy ở Kháng Chiến cả mộng lẫn thực. B́nh tĩnh và công b́nh, tác giả ghi lại những đau thương dằn vặt của từng chiến binh và người lănh đạo không phải bằng lời nói mà bằng các hành động.

           Đặc biệt chỉ cần sơ lược về hoàn cảnh hết sức tuyệt vọng hàng ngày, hết sức khó khăn, căng thẳng mỗi ngày, ta có thể h́nh dung được tâm trạng của người lănh tụ Kháng Chiến ra sao. Tướng Hoàng Cơ Minh dưới ng̣i bút của tác giả hiện thân của sự quyết đoán, cao ngạo, không tin người và hết sức tàn nhẫn. Nhưng rơ ràng là không có đường lối nào khác, ít nhất là vào thời điểm của các cuộc Đông Tiến.

           “Một lần đi là một lần vĩnh biệt, một lần đi là hết lối quay về.”

           Tác giả đă kể lại những vụ xử tử kháng chiến quân muốn đào ngũ, những vụ thi hành kỷ luật sắt đá trong khu chiến. Toán cận vệ trung thành của lănh đạo xuống tay hết sức lạnh lùng, tàn nhẫn và dứt khoát không tha thứ bất cứ ai. Ngay cả với ông Nguyễn Hữu Nhiều, vị bác sĩ duy nhất của khu chiến.

           Xem ra trước sau chỉ có trên dưới 200 tay súng, đủ mọi thành phần, có thể nói là một toán quân ô hợp. Với kỷ luật sắt đá, lănh đạo đă tôi luyện thành các du kích quân bắt đắc dĩ, ngày đêm học tập. Người từ hải ngoại về rất ít, đa số từ trại tỵ nạn.Quân đội VNCH có, mà bộ đội đào ngũ cũng có. Người v́ lư tưởng, người căm thù cộng sản và có cả những thành phần ảo tưởng, chỉ muốn thoát ra khỏi trại tỵ nạn v́ chờ đợi ṃn mỏi không thấy tương lai. Tất cả đều được đưa vào ṿng cương tỏa chặt chẽ để dứt khoát không thể thoát ra được. Chỉ cần một người trốn về là tất cả huyền thoại vỡ lở và những câu chuyện khắc nghiệt đau thương ở khu chiến sẽ làm đổ vỡ tổ chức toàn thế giới.

           Tác giả kể lại nhưng không một chút oán hận, đôi khi c̣n có vẻ phân trần cho hoàn cảnh.

           Toàn thể tác phẩm là một bản liệt kê những cái chết. Bắt đầu là những vụ lên án và xử tử các âm mưu đào ngũ... Tiếp theo là những nhu cầu đôn đốc bừng bừng lửa dậy tại hải ngoại đ̣i hỏi tiền tuyến phải làm một cái ǵ.

           Cuộc Đông Tiến bắt đầu mặc dù chỉ có vài trăm tay súng. Chỉ biết t́m cách vượt sông Mekong đi măi về phía Đông, không có một lệnh hành quân rơ ràng. Lần đầu bị thất bại. Lần sau trước khi lên đường phá sạch trại để hết đường về, nhưng rồi chưa đi được, lại phải trở về sống bờ sống bụi chờ chuyến sau. 

          Mỗi lần Đông Tiến là một lần thương vong. Trận chiến hoàn toàn không cân xứng. Đi vào đất địch với quân số ít ỏi, không có phương tiện liên lạc. Địch không đánh quân ta cũng có thể chết đói, chết khát. Địch tấn công với quân số gấp 10 lần. Quân ta chết là may mắn, bị thương là không có phương tiện cứu chữa. Không thể để lọt vào tay địch, bị tra tấn lộ tin tức rồi cũng bị giết chết. 

           V́ vậy quân bạn ra tay trước, Kháng Chiến giết hết thương binh của ta, hoặc là thương binh phải tự sát. Kháng chiến quân tài hoa là nhạc sĩ Trần Thiện Khải, người sáng tác bài Trăng Khu chiến… đă tự sát sau khi bị thương trên đường Đông Tiến lần 2.

           Đoàn quân Đông Tiến như Hốt Tất Liệt ngày xưa dẫn quân Thát Đát tiến về phía mặt trời. Cứ phương Đông mà đi cho đến khi ngựa hết nước, người hết sức, nhưng rồi quân Mông Cổ c̣n có đường về. Kháng Chiến th́ tan hàng ngay tại Hạ Lào. Đi như thế không bị địch đánh th́ cũng chết. Dù về đến đất Kontum th́ cũng không thể mở được đầu cầu. Cho dù mở được đầu cầu th́ làm ǵ có đại binh theo sau.

           Những cuộc hành quân gian khổ, điên cuồng như thế mang ư nghĩa ǵ? Ông Minh rơ ràng chỉ muốn t́m về chết tại quê hương!

           Ba trăm tám tư năm trước, con tàu Mayflower của Âu Châu nhổ neo đi về phương Tây với 102 người. Một nửa là di dân và một nửa là thủy thủ đoàn, cũng là một hành tŕnh vô vọng. Con tàu tả tơi đến miền Đông Hoa Kỳ năm 1620, mùa Xuân đầu tiên chết 52 người v́ đói khát và bệnh tật. C̣n lại 50 người sống xót và các ḍng họ hậu duệ của con tàu “Hoa Tháng Năm” ngày xưa trải qua 4 thế hệ bây giờ đă có đến 35 triệu người trong số 300 triệu dân Hiệp Chúng Quốc. Một cuốn sách biên khảo vừa xuất bản đă ghi lại vào ngày Lễ Độc Lập năm nay.

           Trên chuyến khởi hành đến Mỹ và sau khi sống những năm đầu đầy thử thách ở Tân Thế Giới, di dân đă có lúc hung bạo, tàn nhẫn với nhau. Sử sách đều có ghi lại. Tuy nhiên, Mayflower đă thành công, nhưng con tàu Đông Tiến của Hoàng Cơ Minh đă không nở hoa “Kháng Chiến”.

           Khi Tướng Minh tổ chức đại hội tại San Jose để khai trừ người phụ tá số một là Đại Tá Phạm Văn Liễu, th́ tại Nam California cũng có đại hội của ông Trần Minh Công tổ chức để đặt vấn đề với ông Minh.

           Đó là vào ngày 29/12/1984.

           Cùng vào thời gian đó, tiền đồn Hải Vân của Kháng Chiến trên đất Thái bị địch vượt sông Mekong qua tấn công. Sau đó, đơn vị Kháng Chiến tiền tuyến phải triệt thoái.

           Sau khi Mặt Trận bể làm đôi, Tướng Hoàng Cơ Minh trở lại khu chiến chuẩn bị và đích thân tổ chức, chỉ huy Đông Tiến II lần 1, rồi lần 2. Ông ra đi để t́m bằng được ngọn đèn đêm hiu hắt trong thôn xóm Việt Nam, nhưng khi nằm chết bên con suối Hạ Lào, ông chỉ thấy xa xa đốm lửa quê người.

           Khi xuất bản tác phẩm của Phạm Hoàng Tùng, ông Đỗ Thông Minh có lẽ chỉ muốn cho tác phẩm có cơ hội tŕnh bày sự thật. Khi người Kháng Chiến viết về 14 năm oan nghiệt, tác giả cũng chỉ đơn giản kể lại những ǵ đă trải qua. 

           Độc giả đọc tác phẩm chắc có thể mang nhiều suy tư. Kẻ chống đối hận thù Kháng Chiến sẽ t́m thấy nhiều chứng cớ để buộc tội.

           Nhưng riêng phần tôi, với t́nh cảm dành cho người đi cứu nước, tôi hết sức đau thương và trân trọng cái chết của Tướng Hoàng Cơ Minh. Tấm ḷng thương cảm của tôi không phải chỉ dành cho chủ tướng mà cho tất cả đoàn viên của ông. Những người ông tuyên án xử tử, những người theo ông đi vào chỗ chết, hay những người v́ theo ông mà suốt một đời tù đày cho đến ngày nay vẫn c̣n chưa được tự do.

           Xem ra, tác giả đi một ṿng tṛn trên 4 xứ Đông Nam Á khoảng thời gian vừa đúng một con giáp (1982 - 1993), Phạm Hoàng Tùng lại là người Kháng Chiến hưởng hạnh phúc sau cùng.

           Tướng Hoàng Cơ Minh với cái chết của chính ông, ông đă làm trọn lời thề nguyền từ khi xuống tàu bỏ nước ra đi. Ông đă giữ vẹn lời thề, khi đứng trên khán đài hô hào kháng chiến phục quốc ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, ở Orange County và ở San Jose…

           Cái chết của Tướng Hải Quân Hoàng Cơ Minh, của Đại Tá Bộ Binh Dương Văn Tư, của Trung Tá Nhảy Dù Lê Hồng… và ngay cả các kháng chiến quân đào ngũ bị xử tử h́nh đều góp phần cho Kháng Chiến và Việt Tân tồn tại. Đông Tiến là chuỗi dài của những thất bại nhưng học được bài học thất bại là lấy được ch́a khóa của thành công.

           Trong công cuộc đấu tranh cho Việt Nam bây giờ và sau này, dù bằng chính trị hay bằng những phương thức khác, dù giải phóng rồi canh tân hay dù canh tân rồi giải phóng, dù đúng hướng chính thống hay chệch hướng ḥa giải th́ điều quan trọng là phải tồn tại. Bất cứ với giải pháp nào, ta không thể cứu nước nếu ta không tồn tại và tiếp tục hoạt động.

           Cái chết của một lănh tụ chỉ có thể mang ư nghĩa để cho thế hệ đấu tranh tiếp nối tồn tại. Với ư nghĩa đó, một đóa “Hoa Tháng Năm”, một Mayflower mới của người Việt sẽ nở hoa trong cộng đồng của chúng ta.

           Đối với những dư luận về công cuộc kháng chiến phục quốc, chúng tôi xin có đôi lời hơn thiệt. 

           Hơn 20 năm trước, Giao Chỉ đă bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Vơ Đại Tôn, Trần Văn Bá và Hoàng Cơ Minh. Thân hữu nói rằng, ông quá cả tin nên dễ bị lừa. Đă xin thưa rằng, tôi muốn ngày nào cũng có người đến lừa tôi về chuyện xây dựng lại non sông.

           Hai mươi năm sau, thân hữu lại nói rằng, ông đă yêu lầm tướng cướp. Bèn trả lời rằng: “T́nh yêu vốn mù quáng. Bây giờ đă già rồi, không thể thay đổi được nữa, đành xin chịu mù ḷa để giữ lấy t́nh yêu.”.

           Đối với riêng tôi, mọi công cuộc kháng chiến phục quốc từ Lực Lượng Đặc Biệt Vơ Đại Tôn, đến Không Quân Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh và của Hải Quân Hoàng Cơ Minh đều là những nỗ lực thần thánh, chúng tôi có tràn đầy đức tin tuyệt đối.

           Ngày xưa, cụ Nguyễn Bá Trác lưu lạc bên Tàu, mang nặng mối sầu phục quốc bất thành đă viết nên vần thơ bất hủ trong bài Hồ Trường:

“Chí ta ta biết, ḷng ta ta hay.”

           Bây giờ ḷng dạ đó vẫn là tâm can của các đoàn viên cách mạng, chắc chắn rằng tôi hiểu tấm ḷng các bạn. Khi thiên hạ sắp ném đá người đàn bà tội lỗi, Chúa nói rằng, ai không có tội th́ ném trước, tất cả đều bỏ đi. Ngày nay, người lương thiện bỏ đi, người tội lỗi đứng lại lấy chuyện ném đá để mua vui đời luân lạc. Từ “Vơ Đại Bịp” đến “Kháng Chiến Phở Ḅ”... c̣n chữ nghĩa nào tàn nhẫn hơn để làm đau đớn người đi cứu nước.

           Đă đọc bộ Hồi Kư Một Đời Người của cụ Phạm Ngọc Lũy do nhà xuất bản Tân Văn ở Đông Kinh, Nhật Bản phát hành nói về cuộc công yểm trợ của hải ngoại, th́ hăy đọc bộ Hành Tŕnh Người Đi Cứu Nước cũng của nhà xuất bản này về khu chiến do kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng viết để cùng suy nghĩ lại.

*         *         *

           Với tấm ḷng chân thành muốn t́m hiểu lịch sử trong đời sống hiện tại, tôi xin có mấy lời về tác phẩm giá trị này gửi đến quư độc giả.

 

Giao Chỉ - San Jose, 2006