Nhân ngày 30 Tháng Tư

Tha thứ, nhưng mà không quên đâu

( Forgive, but not forget )

Bài của Đoàn Thanh Liêm.

Sau 30 Tháng Tư Năm 1975, tôi không phải đi “học tập cải tạo”, v́ hồi đó tôi không c̣n ở trong quân ngũ hay là công chức trong Chính quyền VNCH. Chỉ đến năm 1990 tôi mới bị Công an bắt tại Đà nẵng vào ngày 23 Tháng Tư, và bữa sau th́ áp giải về lại Saigon. Rồi trong phiên xử ngày 14/5/1992, Ṭa Án Saigon đă xử phạt tôi 12 năm tù về tội “Tuyên truyền chống chủ nghĩa xă hội” theo cùng một tội danh với Linh mục Nguyễn văn Lư trong phiên xử “Bịt miệng” vô liêm sỉ ngày 30/3/07 vừa qua… Rồi sau đó họ đưa tôi đi “Thi hành án” tại trại Z30 D Hàm tân, bắt đầu từ tháng 10/1992. Đến năm 1996, do áp lực của nhiều tổ chức Nhân quyền quốc tế như Amnesty International, Human Rights Watch… và nhất là từ Chính phủ Mỹ, mà Chính quyền Hanoi đă phải trả tự do cho tôi, nhưng họ lại tống xuất tôi ra khỏi nước VN bằng cách cho công an chở tôi từ nhà tù Hàm tân ra thẳng phi trường Tân sơn nhất để lên máy bay qua Mỹ cùng với gia đ́nh..

Hồi c̣n ở trại Hàm tân năm 1994, tôi có ghi trong Nhật kư câu này : Forgive, but not forget ( Tha thứ, nhưng mà không quên đâu).

Phải rồi, làm sao mà tôi lại quên cho được vào mùa hè năm 1947 lúc tôi mới lên 13 tuổi, Cộng sản Việt minh đă giết cậu út của tôi là Tống văn Dung (tức Cương) và quẳng xác dưới sông Tŕ chính, Phát diệm, làm cho mẹ tôi phải kêu la thảm thiết bao nhiêu ngày đêm v́ thương xót người em út của ḿnh. Cậu Dung lại chính là người đă khai tâm dậy cho tôi từ lớp sơ học ở trường làng nhà tôi hồi tôi mới 6-7 tuổi. Cũng đầu năm 1947 đó, Việt minh đă giết nhà văn Khái Hưng và thả xác trôi sông Ninh cơ gần đồn Lạc quần. Việc này Trần khánh Triệu là con nuôi của nhà văn đă biết rất rơ. Cũng như các anh Tuân, Trinh con của Cu Đỗ đ́nh Đạo và nhiều bạn khác lúc đó ở nội trú tại trường Trung Linh của mấy sư huynh đều biết , v́ trường ch́ cách đồn Lạc quần có chừng vài ba kilomet thôi.

Rồi qua năm 1948, công an Việt minh lại c̣n đến tận nhà bắt bố tôi đi biệt tăm luôn. Bố tôi là Đoàn đức Hải, thường được gọi là ông Chánh Hải. Ông mất ngày nào, được chôn cất nơi đâu, gia đ́nh tôi không một ai hay biết. Và đă từ lâu, từ ngày mẹ tôi mất vào cuối năm 1952, th́ anh chị em chúng tôi chỉ c̣ thể làm lễ giỗ tưởng niệm cùng chung cho cả hai cụ thân sinh vào ngày mẹ qua đời mà thôi.

Vào năm 1950-51, Việt minh lại c̣n bắt đem đi biệt tích bà cô họ của tôi là bà Phạm thị Minh ở xă Đông an, huyện Xuân trường cũng ở gần kề với xă Cát xuyên của tôi. Cô Minh của tôi hồi đó cỡ 50 tuổi là người nông dân chân chất, không biết đọc, không biết viết. Cô thường cho nhà tôi cả thúng khoai môn, thật là bùi, ngon và đă luộc sẵn mà c̣n nóng hổi à.

Đấy, chỉ nội trong một gia đ́nh nông dân ở cạnh bờ đê sông Hồng như gia đ́nh của tôi thôi, th́ đă có 3 người thân thiết nhất là nạn nhân của chính sách”Độc tài chuyên chính của Cộng sản” rồi. Làm sao mà tôi quên được cái sự độc ác tán bạo của cộng sản cho được?

Rồi đến lượt chính bản thân tôi cũng đă bị tù tội suốt mấy năm, mà cũng chỉ v́ cái việc viết có” 5 điểm Thỏa thuận căn bản “ nhằm làm cơ sở cho việc soạn thảo Bản Hiến pháp sau này. Chỉ v́ bản văn 5 điểm dài chừng nửa trang giấy này, mà trong phiên xử vị chánh án Lê thúc Anh đă gán cho tôi danh hiệu “Anh là thứ cáo già chính trị”. Và trong lúc thẩm vấn, ông Đại tá Quang Minh là điều tra viên ch́nh yếu trong vụ án lại đă bảo tôi nguyên văn bằng tiếng Pháp là thứ “:Assassin de genie “(Kẻ sát nhân ngoại hạng).. Rồi Ṭa đă xử tôi 12 năm tù giam, và tôi đă chẳng thèm kháng cáo cái bản án kỳ quái đó. Cũng y hệt như trường hợp của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đă bị xử phạt 20 năm tù trong phiên xử trước tôi có mấy tháng. Bác sĩ Quế cũng đă không kháng cáo.

Vào năm 1995, lúc đă ở tù được 66 tháng, tôi có viết một bài ngắn bằng tiếng Anh nhan đề “ Reflections on My Days in Jail “, xin được trích lại vài câu tạm dịch sang tiếng Việt như sau : …” Nhưng mà tôi không có sự hận thù, ghét bỏ ǵ đối với người cộng sản. Mà tôi thấy tội nghiệp cho họ. Bởi v́ tôi xác tín đối với Chính nghĩa của cuộc Tranh đấu Bất bạo động cho Nhân Quyền và Phẩm giá Con người. Và tôi đă không chịu đau khổ một cách vô ích trong những ngày ở trong tù lúc này. Tôi vẫn c̣n lạc quan và tin tưởng ở tương lai tươi sáng của Dân tộc Việt nam chúng ta. “ 

Cuộc chiến 30 năm tuy đă ngưng tiếng súng từ 32 năm nay. Nhưng sự hận thù giận dữ trong ḷng con người vẫn chưa nguôi ngoai được bao nhiêu. Đó quả là cái nỗi bi thảm của dân tộc Việt nam chúng ta. Cá nhân tôi thật nhỏ bé và cảm thấy ḿnh thật bất lực trong công cuộc hàn gắn vết thương đă bao năm hằn sâu trong ḷng dân tộc. Tôi không dám đề xuất một giải pháp nào cho vấn đề quá lớn lao trọng đại này. Mà chỉ biết thưa với bà con rằng :”. Riêng về phần cá nhân của tôi, th́ tôi sẵn sàng bỏ qua những điều sai trái người cộng sản đă làm đối với bản thân và gia đ́nh tôi . Tôi cố gắng noi theo lời chỉ dạy của cha ông chúng ta là “Lấy ân báo oán, th́ cái oán ấy sẽ tiêu tan đi”. Chứ ta không thể cứ “lấy oán báo oán, th́ cái oán ấy mỗi ngày càng chồng chất thêm măi mà thôi “. Phần đóng góp của tôi chỉ khiêm tốn giới hạn như vậy mà thôi .

Tôi ước mong các bậc sĩ phu quân tử, các bậc trưởng thượng cao kiến với tài cao đức trọng ở trong cũng như ngoài nước hăy cùng hợp quần chung với nhau để t́m ra được lối thoát cho Dân tộc chúng ta vốn đă bị đọa đày trầm luân trong cái ṿng hận thù nghiệp chướng nay đă quá lâu rồi…

Santa Ana 28 Tháng Tư, năm 2007

Đoàn Thanh Liêm