Dấu Mốc Tháng 4  

 

TRẦN KHẢI 

 

Tháng 4. Ngaỳ này năm xưa. Quá nhiều kỷ niệm cho nhiều thế hệ người Việt Nam, trong và ngoá nứơc. Tháng 4 là một dấu mốc rất lớn, kể từ năm 1975 trở đi tới nay, và chắc chắn cũng là một h́nh ảnh không quên được cho nhiều thế hệ về sau.

 

Có thể rồi một trăm năm sau, người thế hệ sau sẽ không c̣n nhớ tới tháng 4; cũng hệt như chúng ta bây giờ không thể nhớ chính xác ngày và tháng, thậm chí cả năm, mà cuộc chiến phân tranh Trịnh Nguyễn kết thúc, cũng không thể nhớ tới ngày Vua Gia Long toàn thắng nhà Tây Sơn, và tương tự.

 

Nhưng bây giờ th́, tháng 4 vẫn là những kỷ niệm thật lớn lao, một dấu mốc khổng lồ, cho cả những người một thời hai bờ chiến tuyến Quốc -Cộng, và cho cả những thế hệ sau vẫn c̣n chưa quên các năm “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xă hội xă hội chủ nghĩa,” trong khi CSVN chĩa mũi súng đẩy hàng trăm ngàn người vào trại cải tạo, đẩy cả triệu dân đi vùng kinh tế mới...

 

Những h́nh ảnh kinh hoàng, bây giờ nh́n lại vẫn thấy y hệt như là truyện tiểu thuyết Liên Xô. Có vẻ ǵ rất là siêu thực, như không thể là thực, nhưng lại rất là bi thảm, và đă làm chết biết bao nhiêu người, trên rừng, ngoài phố và sau naỳ là trên biển. Bao giờ th́ tháng 4 có thể hàn gắn, không c̣n là một vết thương, ít nhất là với nhiều triệu người?

 

Và bây giờ th́ những vấn đề đă thay đổi -- đă thay đổi cả người và việc.

 

Một cuộc chiến mới đă h́nh thành: tự do, dân chủ và nhân quyền. Cuộc chiến cũ đă biến mất trên thực tế -- đặc biệt là sau khi đất nứớc VN bước vào WTO, và chấp nhận xóa sổ nền kinh tế xă hội chủ nghĩa, để từng bứơc hội nhập nền kinh tế thị trường.

 

Nhân sự của cuộc chiến mới cũng đa dạng hơn, thuộc nhiều thành phần và nhiều điạ phương. Như anh Nguyễn Khắc Toàn, cựu sĩ quan bộ đội, một người vào Miền Nam với vị trí kẻ chiến thắng và đột ngột thấy dân Miền Nam hạnh phúc hơn là những ǵ được tuyên truyền. Như nhà văn Dương Thu Hương, một nhà văn Miền Bắc ở cương vị dễ dàng được ưu đăi, nếu chịu im lặng và chiều chuộng lănh đạo văn nghệ. Như anh Nguyễn Vũ B́nh, nhà báo Tạp Chí Cộng Sản, nơi được xem là ḷ đạ tạo lư thuyết gia chủ nghĩa CS. Hay như cụ Hoàng Minh Chính, cựu Viện Trưởng Viện Triết Học Mác Xít. Hay thế hệ trẻ Miền Bắc như luật sư Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân. Và nhiều nữa. Tất cả những người vừa kể đều sinh quán từ Miền Bắc, hay trưởng thành ở Miền Bắc, và đều đă ở tù hay đang bị giam tù v́ lớn tiếng đ̣i hỏi dân chủ.

 

Nhân sự cũng c̣n đa dạng theo một chiều khác. Những người đ̣i hỏi dân chủ cũng có Ḥa Thượng Huyền Quang và Quảng Độ, có Linh Mục Nguyễn Văn Lư, có Mục Sư Phạm Hồng Quang, có Hội Trưởng Phật Giáo Ḥa Hảo Lê Quang Liêm, có Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, có cụ Bảy Trấn, có Linh mục Chân Tín, có Đỗ Nam Hải, có anh em nhà họ Trương, và nhiều nữa. Tất cả những người vừa kể đều có sinh quán Miền Nam hay trưởng thành ở Miền Nam.

 

Lằn ranh của sông Bến Hải đă không c̣n ngăn cách cuộc chiến này nữa. Bản chất cuộc chiến đă thay đổi. Nhân sự tham chiến cũng đă thay đổi. Và như thế, phương pháp tác chiến cũng đă thay đổi.

 

Cuộc chiến mới phải là cuộc chiến của các phương tiện ḥa b́nh, bởi v́ tất cả các tiếng nói dị biệt đều cần được lắng nghe. Cuộc chiến này sẽ không đưa mọi người vào tư thế phảỉ triệt tiêu, hay phải hủy diệt, hay phảỉ cô lập nhau.

 

Đây là cuộc chiến của ḷng tương kính đa nguyên. Nơi đây, tiếng nói của nhà dân chủ cần được nghe, và tiếng nói của người cộng sản cũng sẽ chỉ được xem ngang hàng như của người dân chủ. Nơi đây, phải là sự tôn trọng cần thiết, mới có thể xây dựng laị đất nứơc, và mới có thể toàn lực gom hết sức cho xây dựng đất nứơc. Cần phải có một hệ thống dân chủ thực sự: nơi đây, Ông Đỗ Mười, cũng chỉ một lá phiếu, tương đương quyền lực của nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn.

 

Và mục tiêu phải là như thế, nơi tiếng nói của toàn dân đều được tôn trọng.

 

Tháng 4 năm nay đă có những dấu mốc mới, cho thấy cách làm việc cũ không c̣n thích nghi nữa.

 

Như trường hợp Dân Biểu Loretta Sanchez tới tận Hà Nội, được Đại Sứ Mỹ thu xếp buổi gặp gỡ với các phụ nữ thân nhân các nhà dân chủ đang bị cầm tù. Và chính mắt bà dân biểu chứng kiến cảnh công an tḥ tay xô đẩy các phụ nữ ngay trứơc cổng nhà đại sứ. H́nh ảnh này cho thấy đây là cuộc chiến của lương tâm thế giới. Những bàn tay thô bạo kia, và cũng tương tự bàn tay bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lư trứơc ṭa, sẽ vào lịch sử cuộc chiến dân chủ Việt Nam. Đời sau sẽ không quên được. Cuộc chiến mà bà Sanchez muốn là để thúc đẩy các cuộc đối thoại nhân quyền.

 

Trong khi đó, những phương cách chiến đấu khác đang thu hẹp và sẽ biến đi.

 

Như trường hợp người hùng Lư Tống được ṭa Thái Lan trả về Mỹ. Cũng trong tháng 4 này. Chúng ta có thể thấy sẽ không có trường hợp thứ nh́ tương tự nữa.

 

Hay như trường hợp anh Vơ Đức Văn ra Ṭa Thái Lan. Cũng tháng tư này. Về “tội danh âm mưu khủng bố khi đặt bom không có ng̣i nổ trước ṭa đại sứ Việt NamBangkok hồi năm 2001,” theo tường thuật của đài RFA.

 

Báo The Nation hôm Thứ Hai 9-4-2007 cho biết Ṭa Thaí Lan sẽ quyết định vào ngày 30-4. Cũng lại ngày 30-4 kỳ lạ.

 

Và như thế, vụ án anh Vơ Đức Văn sẽ khép lại một tháng 4 đầy biến động của năm 2007.

 

Và sau đó, là những phương pháp hoạt động mới, cho một cuộc chiến mới, của dân tộc, của toàn dân.

 

Cũng như h́nh ảnh chim phượng hoàng trong truyện cổ, bay lên từ những tro tàn xưa cũ một thời.

 

Do vậy, tháng 4 năm nay cũng là một dấu mốc lớn, với h́nh ảnh của Linh Mục Nguyễn Văn Lư, của DB Sanchez, của Lư Tống trở về Thái, và cũng hy vọng Vơ Đức Văn cũng được về lại Mỹ.

 

Để rồi cuộc chiến mới mở ra. Thật mới. Nơi đó sẽ nối kết mọi người, không kể Nam Bắc, già trẻ. Cuộc chiến v́ dân chủ, tự do và phú cường.