THÔNG  TIN Nr.52, 03.2010

Info-Vietnam-Zentrum-Hannover e.V.

Postfach 6266,  D-30062 Hannover

Tel: 0511/12607811,  Fax: 0511/12607822

Email:  trungtamvietnam@googlemail.com

 

 


 

T I N   V I Ệ T   N A M

Việt Nam là một trong 3 nước tham nhũng nhất khu vực Á châu-Thái B́nh Dương

Theo phúc tŕnh của Tổ chức Tư vấn Rủi ro Chính trị Kinh tế (PERC), tháng 11.2009, Nam Dương, Campuchia, Việt Nam, là 3 nước tham nhũng nhất vùng Á châu – Thái B́nh Dương. PERC so sánh 16 quốc gia trong khu vực nầy trên góc độ của nhà đầu tư nước ngoài. Các nước Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Mă Lai, cũng bị xếp hạng có độ tham nhũng cao, trong khi đó Nhật, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Úc và Singapur là ít tham nhũng.

Tại VN chế độ CSVN tuyên bố tham nhũng là “quốc nạn”, nhưng tham nhũng ngày càng ph́nh to. Đảng vẫn t́m cách bao che cho các “lănh đạo”, như TBT Nông Đức Mạnh liên quan vụ PMU 18, Huỳnh Ngọc Sĩ và các “quan lớn”…

Ls Lê Thị Công Nhân được thả tù

Sau 3 năm bị xử v́ “tội” “tuyên truyền chống nhà nước XHCN”, Ls Lê Thị Công Nhân được ra tù hôm 6.3.2010, nhưng c̣n phải chịu 3 năm quản chế tại gia. Người đồng nghiệp của chị là Ls Nguyễn Văn Đài c̣n ngồi tù cho hết 4 năm.

Đầu tháng 2.2010 hai tổ chức “Quan sát Quốc tế các Luật sư” và “Liên hiệp Quốc tế các Luật sư” đă họp báo trong Quốc hội Pháp tại Paris, lên tiếng về t́nh trạng nhân quyền và vi phạm quyền Luật sư ở VN và việc giam cầm các Luật sư như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài và Lê Công Định.

Sau khi về nhà Ls LTCN có cuộc nói chuyện với đài BBC. Chị khẳng định tiếp tục theo đuổi lư tưởng của ḿnh:

(Trích BBC…)

BBC: Đầu tiên xin chị cho biết cảm tưởng của mình khi rời trại giam hôm thứ Bảy?

Lê Thị Công Nhân: Cảm tưởng đầu tiên của tôi có lẽ là hơi ghen tị một chút với những người tù bình thường, vì niềm vui của tôi không được trọn vẹn. Mặc dù đã xác định cho bản thân là cái tự do mà mình sắp được hưởng sẽ có giới hạn, nhưng tôi bất ngờ vì thực sự không cảm thấy tự do một chút nào hết.

Công an họ giữ tôi tới tận 11 giờ 15 mới cho ra khỏi khu giam và họ áp giải từ đó tới khi về nhà.

Tới nay thì họ vẫn cho nhiều người canh giữ bên ngoài nhà, có gương mặt nhân viên an ninh cũ từ trước tôi nhận ra, và có cả người mới.

Nhưng khi tới nhà, thì tôi rất xúc động, và cả bối rối nữa. Cảm giác nó như là một cơn ác mộng, một cơn ác mộng kéo dài ba năm nay mà chỉ những ai đã từng đi tù về chắc mới có thể chia sẻ được với tôi.

BBC: Một cơn ác mộng kéo dài ba năm như chị định nghĩa thì chắc để lại nhiều dư ấn về cả tâm lý và thể chất?

Lê Thị Công Nhân: Vâng, chắc chắn rồi. Ít có ai qua được những thử thách trong tù và suốt ba năm liền tôi bị mắc chứng đau đầu nặng.

Lúc nào tôi cũng nghe mạch đập ở trên đầu, đó là ảnh hưởng của tâm lý lên sức khỏe.

Tôi còn mắc thêm nhiều chứng bệnh mới, bệnh cũ thì nặng hơn, nhất là mắt đã cận lên tới 6 độ sau ba năm, may mà chưa tăng nhãn áp.

BBC: Bây giờ nghĩ lại, liệu chị có hối tiếc về những gì mình đã làm khiến phải ngồi tù lâu như vậy không?

Lê Thị Công Nhân: Hối tiếc là từ ít khi xuất hiện trong đầu tôi, mặc dù tôi không phải người tốt đẹp hơn người gì. Nhất là khi nói tới những gì tôi đã làm để phải đi tù, thì lại càng không hối tiếc.

Có tiếc chăng, thì là tiếc rằng mình đã không làm được nhiều hơn mà thôi.

BBC: Ba năm là khoảng thời gian khá dài và một ngày đêm thì chắc chắn không đủ để đưa ra một nhận định gì khái quát. Nhưng liệu Công Nhân có nhận thấy thay đổi nào trong cuộc sống xã hội ngày nay hay không?

Lê Thị Công Nhân: Vâng, đây cũng là điều gây cho tôi nhiều suy nghĩ trên con đường từ trại giam trở về nhà. Tôi thấy có một sự phát triển nhất định về mặt kinh tế mà ai cũng có thể nhận ra, đường xá, xây dựng vv...

Nhưng tôi cũng thấy một điều là chất lượng môi trường sống xuống cấp rõ rệt. Đoạn đường đi trên xe với sáu công an áp tải quả thực rất ngột ngạt, chính ra ở trong tù không khí còn trong lành hơn vì trại giam nằm ở giữa một cánh đồng.

Môi trường và giao thông ở Hà Nội thật là kinh khủng, thật là hỗn loạn, nhiều chỗ nhếch nhác và nghèo nàn một cách không đáng có.

BBC: Một câu không thể không hỏi, là dự định đầu tiên của chị khi về đến nhà là làm gì?

Lê Thị Công Nhân: Dự định đầu tiên hoàn toàn là những chuyện rất riêng tư và cá nhân thôi, như đi khám sức khỏe và nghỉ ngơi. Thực sự tôi rất mệt mỏi.

 

Hận thù nên quên – Nhưng tội ác đời đời phải nhớ để tránh lặp lại trong tương lai và hơn hết là hóa giải nỗi thù hận chưa nguôi…

 

Cùng nhau chúng ta tiếp tục vận động tích cực để chuyển hóa Việt Nam từ độc tài sang dân chủ đa nguyên, mang lại tự do, hạnh phúc cho người dân và phát triển đất nước.

 

THÔNG TIN số 52

1. Tin Việt Nam / 4. Bản tin Liên Hội Nhân Quyền VN ở Thụy Sĩ… / 6. Báo “Công An” răn đe !... / 7. Giáo chỉ số 9 đă cứu nguy mạng mạch của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất… - THÍCH VIÊN ĐỊNH / 12. Cảnh giác với thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc – NGUYỄN TRỌNG VĨNH / 13. 2009: Năm hoành hành của những “kẻ lạ” – NGUYỄN HƯNG QUỐC / 14. ASEAN và các quốc gia Tiểu Hổ của Đông Nam Á - Phát triển trong những nghịch lư – PHAN VĂN SONG / 18. Làm ǵ để cứu văn nền kinh tế Việt Nam – Pv. VŨ QUANG VIỆT/ 18. Mỹ hợp tác hơn với Việt Nam… (vietherald.com) / 19. Việt Nam và sự Thử Thách của Xă Hội Chính Trị Dân Sự - Carlyle A. THAYER – KD lược dịch / 29. Thủ tục khiếu tố các vi phạm nhân quyền… TRẦN LÊ NGUYÊN / 31. Việt Nam và Liên Hiệp Quốc – TRỊNH HỘI / 31. Đấu tranh dân chủ: nên công khai hay âm thầm? NGUYỄN CHÍNH KẾT / 34. Nhà thơ Hữu Loan đă ra đi… THƠ:  – Cũng những thằng  nịnh hót – HỮU LOAN / 35. HỮU LOAN - cây gỗ vuông chành chạnh – TIÊU DAO BẢO CỰ / 37. THƠ: Tôi biết ơn những người vấp ngă – NGUYỄN TÔN HIỆT / Xuân Về Trên Quê Hương Chưa Anh - NHĂ TRÂN / Đốm lửa nhóm trong vườn khuya – LƯƠNG LỆ HUYỀN CHIÊU / 39. Trang tiếng Đức: VIETNAM: AMNESTY REPORT 2009 / 40. "Verspottung des Rechts"… / 41. Das 50-Milliarden-Bett - Der Streit um die Bauxit-Vorkommen in Vietnam - GÜNTER GIESENFELD / 44. Hoạt động của Trung Tâm.

Thư từ liên lạc:

THÔNG TIN,  Postfach  6266

D-30062 Hannover,  Germany

Phụ trách:         Đặng Lâm

* Bài viết có tên tác giả không nhất thiết phản ánh lập trường Thông Tin

Về công việc, thì thực sự mà nói, sau 24 tiếng đồng hồ tôi cũng chưa có đủ thời gian để cập nhật thông tin, gặp gỡ các anh chị, cô bác và những người bạn trong phong trào dân chủ để có định hướng một cách cụ thể. Thế nhưng, chắc chắn tôi không bao giờ từ bỏ lý tưởng của mình.

Về mặt phương thức hay kỹ thuật thì tới thời điểm này chắc cũng chưa có nhiều thay đổi so với ba năm trước, nghĩa là chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh qua ngòi bút và tiếng nói.

Nếu như các phương tiện truyền thông của Nhà nước đồng ý truyền đạt các ý tưởng và tiếng nói của chúng tôi thì tôi rất hoan nghênh, nhưng chắc chắn điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Hội thảo về Biển Đông tại Paris bị hủy bỏ.

Cuộc hội thảo dự trù trong 2 ngày 27 và 28.2.2010 tại Paris nhưng giờ chót bị hủy bỏ. Cuộc họp nầy do Quỹ Gabriel Péri chủ xướng (địa chỉ mạng : http://www.gabrielperi.fr/-Mer-de-l-Est-quelles-conditions-), với chủ đề: “Biển Đông: Những điều kiện nào để bảo đảm ḥa b́nh, ổn định và hợp tác trong khu vực”. Chủ tịch Quỹ nầy là ông Robert Hue, nguyên Tổng bí thư Đảng CS Pháp. Nguồn tin cho rằng Trung quốc đă gây sức ép ngoại giao, không muốn vấn

đề biển Đông được quốc tế hóa. Báo chí TQ gần đây đă lớn tiếng cảnh báo về “ư đồ quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của VN”, kể từ khi VN vào cuối tháng 11.2009, tổ chức tại Hà Nội một “hội thảo quốc tế về biển Đông”, với sự tham dự của nhiều học giả từ 20 quốc gia. Sau cuộc hội thảo vừa rồi TQ không hài ḷng, v́ TQ chủ trương giải quyết bất đồng thông qua đàm phán song phương, nhằm áp đảo VN, lợi cho TQ.

TT trích đăng phần phỏng vấn của đài RFA với Ts Nguyễn Nhă, nhà sử học, một trong những người từ VN đến Pháp dự định tham dự buổi hội thảo:

Trân Văn (RFA): Thưa ông, chúng tôi nhận đươc tin là có một hội thảo quốc tế về biển Đông, lẽ ra sẽ diễn ra trong hai ngày cuối tháng hai vừa qua tại Paris nhưng giờ chót th́ bị hủy.

Báo chí Trung Quốc đồng loạt cảnh báo về “ư đồ quốc tế hoá vấn đề biển Đông” của Việt Nam, đồng thời kêu gọi chính quyền Trung Quốc nên giải quyết triệt để “nguy cơ” này

Chúng tôi được biết, ông có được mời tham dự hội thảo này, ông có thể cho biết lư do tại sao mà hội thảo không diễn ra như dự kiến không ạ?

Ts. Nguyễn Nhă: Đến nơi th́ chúng tôi mới được biết là hội thảo đă bị hoăn lại. Nghe nói là do sức ép ngoại giao nào đó. Có lẽ là hội thảo về biển Đông ở Hà Nội có tác dụng rất tốt cho nên người ta không muốn để những hội thảo kiểu đó diễn ra như ở nước Pháp. 

Tuy nhiên chuyến đi của chúng tôi cũng rất bổ ích. Tôi đă tiếp xúc với các Việt kiều và một số nhà nghiên cứu của Pháp.
Trân Văn: Thưa ông, phía Việt Nam có những ai tham dự và phía Việt Nam đi theo đoàn hay từng cá nhân đươc mời tự đi?
Ts. Nguyễn Nhă: Hồi đầu th́ đoàn gồm có ba người, nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu, tôi với thạc sĩ Hoàng Việt nhưng sau đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu đă 90 tuổi rồi thành ra không đi được. Chỉ có tôi với thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên trường Luật của TP.HCM đi thôi.

Trân Văn: Có tin cho rằng bà Nguyễn Thị B́nh, cựu Phó Chủ tịch của Nhà nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam cũng sang Pháp để tham dự hội nghị này. Thông tin đó có đúng không?
Ts Nguyễn Nhă: Đúng đấy! Chúng tôi có gặp bà Nguyễn Thị B́nh trong một buổi gặp gỡ Việt kiều cũng như là trong một cuộc tiếp xúc với các nhà nghiên cứu người Pháp.

Trân Văn: Thưa ông, hiện nay có hai nguồn tin liên quan đến hội thảo do Qũy Gabriel Peri tổ chức đă không diễn ra như dự kiến.

Nguồn thứ nhất bảo rằng do áp lực từ phía Trung Quốc. Nguồn thứ hai th́ bảo rằng, sở dĩ hội thảo không tổ chừc được là bởi v́ các thành viên của đoàn Việt Nam rút lui do ngần ngại trước những phản ứng có thể xảy ra từ phía Trung Quốc. Là một thành viên trong đoàn Việt Nam, ông có thể cho chúng tôi biết ư kiến của ông về hai dư luận này không?

Ts. Nguyễn Nhă: Theo tôi được biết th́ có sức ép ngoại giao để hội thảo đó không thể diễn ra. Chính v́ hội thảo không diễn ra cho nên là các học giả quốc tế của nhiều nước đă không tham dự được. Đáng lẽ là họ có thể tham dự chứ không chỉ có các học giả người Pháp. Tôi biết rằng có một số học giả đă dự hội thảo quốc tế về biển Đông ở Hà Nội cũng có tên trong danh sách dự hội thảo lần này nhưng v́ hội thảo không diễn ra cho nên các diễn giả không tới được.  
Trân Văn: Các thành viên của đoàn Việt Nam có gặp khó khăn ǵ từ phía Việt Nam? Có nhận được khuyến cáo nào từ phía Việt Nam không?

Tiến sĩ Nguyễn Nhă: Dạ không!
Trân Văn: Như vậy thông tin cho rằng Việt Nam tự rút lui là không chính xác phải không ?

Tiến sĩ Nguyễn Nhă: Theo tôi lư do quan trọng là Ban Tổ chức đă không thể tổ chức được thôi. Đó là lư do quan trọng nhất. Thật ra tụi tôi chuyên về học thuật, cụ thể ra sao th́ thật sự tôi chưa kiểm chứng được.

Trân Văn: Thưa ông, chúng tôi được biết là vào cuối tháng 3 sẽ có một hội thảo khác cũng về biển Đông tại Mỹ và h́nh như ông cũng được mời tham dự hội thảo đó? Ông có thể cho chúng tôi biết về hội thảo sắp diễn ra tại Mỹ không?
Tiến sĩ Nguyễn Nhă: Có một trung tâm nghiên cứu ở đại học Temple tại Philadelphia mời chúng tôi. Lănh đạo trung tâm này đă gặp chúng tôi ở TP.HCM. Chắc là hội thảo này ở quy mô nhỏ. Diễn ra ở tại nước Mỹ th́ không... (cười)... Tôi nghĩ rằng là nó sẽ suôn sẻ hơn….

Khởi công dự án nhà máy sản xuất aluminia Nhân Cơ

Mạng „Bauxite Việt Nam“ ngày 28.2.2010 đă cảnh báo:

„Theo chúng tôi được biết th́ Bộ Chính trị ĐCSVN đă từng ra Nghị quyết yêu cầu dừng dự án Nhân Cơ lại, chỉ thực hiện thí điểm việc khai thác bauxite tại Tân Rai thôi và cũng thực hiện một cách thận trọng, trong khi thực hiện phải xem xét đầy đủ các loại ảnh hưởng như môi trường, văn hóa, và an ninh ở cả vùng chiến lược hết sức quan trọng là Tây Nguyên. Từ đó đến nay chưa thấy Bộ Chính trị ĐCSVN rút lại hoặc bổ sung một phụ lục nào vào Nghị quyết đă loan, nghĩa là Nghị quyết ấy vẫn c̣n hiệu lực. Phiên họp Quốc hội cuối năm 2009 cũng đang xin khất lại việc thông qua Tổng dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên. C̣n bản giải tŕnh của Bộ Công thương tại diễn đàn Quốc hội hồi tháng 5-2009 th́ đă bị giới chuyên môn phản ứng rất mạnh, thậm chí coi là một loại “tṛ diễn” đến người không có chuyên môn cũng khó có thể lọt tai. Vậy th́, Tập đoàn TKV lấy lá bùa hộ mệnh ở đâu ra mà dám qua mắt QH và Bộ Chính trị ĐCSVN được nhỉ? Không lẽ đây là một việc đă được QH và BCT bật đèn xanh một cách ngấm ngầm, do đă có kư kết với Trung Quốc từ trước, như cái việc ông TBT Nông Đức Mạnh từng kư với ông Giang Trạch Dân trong tuyên bố chung hồi 2001 và kư lần thứ hai với ông Hồ Cẩm Đào hồi 2005 mà không cần đếm xỉa đến vai tṛ của Nhà nước? Thú thật, chúng tôi không dám tin.

Phải nhắc lại: đất nước này không phải là đất nước của Tập đoàn TKV, cũng không phải là đất nước riêng của một nhóm, một tập đoàn nào, mà là đất nước của 85 triệu con người đầy ư thức về quyền và nghĩa vụ của ḿnh đối với Tổ quốc. Muốn làm việc ǵ cũng phải có nguyên tắc rành mạch, phải dựa trên pháp luật được toàn dân thừa nhận, như vậy hành động của ḿnh mới có thể gọi là quang minh chính đại được. Riêng Tập đoàn TKV càng nên nhớ đến món nợ than thổ phỉ ở Quảng Ninh c̣n chưa trả, và ông tổng Kiển dù có được ai đấy cho lặng lẽ ôm túi tiền thoát thân th́ nhân dân Việt Nam trước sau đă đóng đinh tên ông trên bảng ghi “xú”. Những ai muốn theo gương ông xin hăy cứ chờ đấy. (Bauxite Việt Nam)

(Trích:  http://baodientu.chinhphu.vn):

Ngày 28/2 tới, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ khởi công gói thầu EPC (Thiết kế – Cung cấp vật tư thiết bị – Xây lắp) thuộc dự án Nhà máy sản xuất alumina Nhân Cơ tại tỉnh Đắk Nông.

Theo TKV, việc khởi công xây dựng nhà máy được tiến hành sau khi Tập đoàn đă cùng với các bộ, ngành liên quan rà soát, tính toán nhằm đảm bảo cho dự án đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và hạn chế tác động tới văn hóa bản địa một cách tối đa… Đây là dự án alumina thứ 2 của Tập đoàn sau dự án tại Lâm Đồng.

Dự án được đầu tư theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 2007 – 2012 có công suất thiết kế 650.000 tấn alumina/năm và giai đoạn sau 2015 dự kiến sẽ nâng công suất lên gấp đôi.

Dự án sẽ áp dụng công nghệ Bayer để sản xuất alumina và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong bảo vệ môi trường.

Tổng mức đầu tư của dự án với công suất ban đầu 650.000 tấn alumina/năm là 11.624 tỷ đồng đồng (tương đương khoảng 655 triệu USD).

Theo kế hoạch, nhà máy sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012. Khi nhà máy đi vào hoạt động, doanh thu b́nh quân hàng năm đạt khoảng 3.756 tỷ đồng, tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 1.350 người và trên 12.000 lao động cho các ngành dịch vụ khác, góp phần ổn định kinh tế xă hội của tỉnh Đắk Nông và khu vực Tây Nguyên, tạo nền tảng phát triển ngành công nghiệp nhôm cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ.

TKV cho biết, quặng bauxite được khai thác từ mỏ Nhân Cơ (có tổng trữ lượng quặng tinh khoảng 270 triệu tấn), sẽ được tuyển rửa tại nhà máy tuyển xây dựng gần khu mỏ, sau đó được vận chuyển bằng tuyến băng tải dài khoảng 5,5 km để đưa vào nhà máy alumina.

Cùng với việc thực hiện đầu tư dự án Nhà máy sản xuất alumina Nhân Cơ, Tập đoàn sẽ nghiên cứu và nếu khả thi sẽ triển khai đầu tư sớm nhà máy điện phân nhôm với công suất khoảng 150.000 tấn – 200.000 tấn/năm.

Quỳnh Hoa

(http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Ngay-282-khoi-cong-du-an-Nha-may-san-xuat-alumina-Nhan-Co/20102/27782.vgp)

Sử dụng Internet, truy cập thông tin là quyền cơ bản

Tổng thư kư Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) ông  Ts Hamadoun Toure, trước sự kiểm duyệt, tường lửa của một số nước độc tài, đă tuyên bố: „"Không thể bỏ qua quyền được giao tiếp. Internet là nguồn sức mạnh tiềm tàng rạng rỡ nhất mà con người đă từng tạo ra". Ông nói chính phủ các nước phải "coi internet là cơ sở hạ tầng cơ bản, giống như đường sá, rác thải và nước sinh hoạt".

Liên minh Âu châu (EU) gần đây cũng thông qua một quy định về quyền tự do Internet, xác định bất kỳ biện pháp nào gây ảnh hưởng đến quyền truy cập hoặc sử dụng internet của công dân các nước thành viên đều "phải tôn trọng các quyền căn bản và quyền tự do của công dân".

Internet đang nhanh chóng trở thành nhu cầu thông tin cần thiết trong đời sống hàng ngày. Những nước độc tài như VN,  t́m mọi cách ngăn chặn thông tin, „giữ lề phải“, „tường lửa“, kiểm duyệt Email, tin tặc…sẽ không thể nào bóp nghẹt khát vọng t́m hiểu thông tin nhiều chiều của người yêu dân chủ tự do.

Gần một nửa hộ dân Việt Nam chưa có hố xí sạch

Chỉ có 54% số hộ có hố xí vệ sinh – đây là kết quả cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở (TĐT) mười năm một lần vừa công bố sáng 31/12.

Đặc biệt, TĐT 2009 lần này có thêm 3 nội dung: Điều tra về người khuyết tật, thị trường lao động và chất lượng nhà ở.

15,5% dân số Việt Nam khuyết tật

Lần đầu tiên TĐT thu thập thông tin về khuyết tật cho thấy, cả nước có 12,1 triệu lượt người khuyết tật, chiếm 15,5% dân số từ 5 tuổi trở lên.

Về chất lượng nhà ở, cứ 10.000 hộ th́ có khoảng 5 hộ không có nhà ở hoặc có nhà th́ cũng không đủ điều kiện tối thiểu. 47% nhà kiên cố, 37,8% nhà bán kiên cố, 93% nhà riêng. Diện tích ở b́nh quân 18,6 m2/người.

87% hộ có nguồn nước hợp vệ sinh, 96% hộ có điện, 87% hộ có ti vi. Đáng lưu ư, chỉ có 54% số hộ có hố xí vệ sinh.
Về thị trường lao động, Việt Nam được coi là đang trong thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng” với 43,8 triệu người trong độ tuổi lao động trong tổng số 85,8 triệu dân. Lao động nữ chiếm 46,6% tổng lực lượng.
Theo ông Đỗ Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, qua các điều tra trước đây, tuy tỉ lệ người thất nghiệp hoàn toàn ở VN không cao (4,6%) nhưng số người thiếu việc làm, thu nhập thấp (làm việc dưới 35 giờ/tuần và thu nhập thấp) tương đương với số người thất nghiệp, tức tổng số người thất nghiệp, thiếu việc làm xấp xỉ 10%.

Chỉ số già hóa cao nhất Đông Nam Á
Việt Nam là nước đông dân đứng thứ ba ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới (85,8 triệu dân). Đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, đồng thời, Việt Nam cũng bước vào thời kỳ già hóa dân số.

10 năm qua, mức sinh tiếp tục giảm, đạt 2,03 con/phụ nữ; tỉ lệ chết tương đối thấp, tuổi thọ tăng lên 72,8 tuổi. Chỉ số già hóa ở VN tăng 11,4% sau 10 năm, cao nhất trong Đông Nam Á.

Tỷ số giới tính khi sinh nở cao, 111 bé trai/100 bé gái. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cho rằng, nếu sự mất cân bằng kéo dài th́ tới năm 2050, Việt Nam sẽ bị dư thừa 4 triệu chú rể.

Về di cư dân số, năm 2009 lên đến 6,6 triệu người trong khi năm 1999 chỉ có 4,5 triệu người, đặc biệt là số người di cư tăng theo khoảng cách di cư, có sự khác biệt lớn giữa các vùng đồng bằng (43%) và trung du miền núi (19%).

Tỷ lệ biết chữ liên tục tăng qua 3 cuộc TĐT: 88% (năm 1989), 90% (năm 1999) và 93,5% (năm 2009). Tỷ lệ biết chữ không những tăng khá nhanh mà c̣n xóa đi sự bất b́nh đẳng giữa nam và nữ sau 10 năm (nam 95,8% biết chữ, nữ 91,3%).

H.Yến

http://bee.net.vn/channel/1981/200912/Gan-mot-nua-ho-dan-Viet-Nam-chua-co-ho-xi-sach-1734588/

* * *

Triển khai Nghị quyết 36:

„Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của các Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài“

LTS: Ngày 3.3.2010 „Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam“ phối hợp với „Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài“ đă tổ chức chương tŕnh phối hợp công tác nhằm tiếp tục triển khai Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ chính trị về „công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và Chương tŕnh hành động của chính phủ“…(?)

Sau Hội nghị „Việt kiều“ lần thứ nhất tổ chức từ 21.-23.11.2009 tại Hà Nội, Đảng đă để một vài người Việt „thân chế độ“, ở Mỹ có Nguyễn Hữu Liêm (San Jose), Nguyễn Trọng Văn (San Diego)… lên tiếng ca tụng Hội nghị nầy và sau đó triệu tập những cuộc họp „đại diện Việt kiều“ tại các Sứ quán nước ngoài ra lệnh thành lập tại địa phương các „Hội Người Việt Nam“ , „Hội Sinh viên VN“, gởi các „Thầy“, các Sư công an trá h́nh, ra hải ngoại lập Chùa…(vừa làm „kinh tế“ vừa tuyên truyền „tự do tôn giáo“)…

(Trích báo Công An ngày 5.3.2010)

Ngày 3 - 3, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đă tổ chức chương tŕnh phối hợp công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và Chương tŕnh hành động của Chính phủ.
Theo đó, định kỳ 6 tháng và 1 năm, Mặt trận và Ủy ban thông báo cho nhau chương tŕnh công tác của ḿnh, để mỗi bên có cơ sở phối hợp, tham gia. Cụ thể, hai bên phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc rà soát lại các văn bản chính sách, pháp luật của Nhà nước đă ban hành có liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài để thống nhất nội dung kiến nghị với Đảng, Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chủ trương, chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tế t́nh h́nh đất nước trong thời kỳ đổi mới và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài.

Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của các Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài và các Hội liên lạc Việt kiều, Hội thân nhân kiều bào… ở trung ương và các địa phương trong nước; thường xuyên thông báo cho nhau t́nh h́nh hoạt động của các tổ chức, phong trào của người Việt Nam ở nước ngoài, của các Hội liên lạc, Hội thân nhân kiều bào và các tầng lớp nhân dân trong nước. Đối với công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân, trong trường hợp cần thiết và do một bên đề nghị, bên kia có thể ra tuyên bố hoặc phát ngôn bằng văn bản, họp báo, gửi kiến nghị tới chính quyền, nghị viện, tổ chức thuộc Chính phủ hoặc phi Chính phủ các nước hoặc các tổ chức quốc tế để lên tiếng ủng hộ, bảo vệ...

Dịp này, Mặt trận cũng giao cho Ban Kinh tế và Đối ngoại, Uỷ ban giao cho Vụ Nghiên cứu tổng hợp làm đầu mối điều phối các hoạt động thực hiện chương tŕnh này. (N.X)

(http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=681&id=49343)

Hội Địa dư Mỹ (NGS) ghi

chú thích sai lầm về quần đảo Hoàng Sa của VN

Trong bản đồ chính trị Thế giới (số 22005 C, 2009) do NGS mới công bố, ghi chú quần đảo Paracels trong biển Đông Nam Á thuộc Trung quốc. Người Việt hải ngoại và ngay cả chế độ CSVN cũng lên tiếng về sai lầm này của NGS. Trong lịch sử lâu đời Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

TQ chiếm đoạt Hoàng Sa từ 1974. Năm 1988 TQ lại lấn chiếm thêm một số đảo thuộc Trường Sa. Hiện TQ đang xây căn cứ tầu ngầm nguyên tử tại Hải Nam, xây nhiều phi trường tại Hoàng Sa và trên một số đảo thuộc Trường Sa, nhằm mục đích kiểm soát vùng biển lớn nầy, muốn toàn quyền khai thác khoáng sản và ngăn cấm các hoạt động của ngư dân các nước ĐNÁ.

(xem bản đồ „đường lưỡi ḅ“ của TQ)

 

biendong

 

- « đường lưỡi ḅ » (màu đỏ);

- đường màu xanh : vùng đặc quyền 200 hải lí theo UNCLOS

Nguồn bản đồ : UNCLOS do BBC công bố

* * *

Lm Nguyễn Văn Lư ra tù

TT trich đăng Bản Lên Tiếng ngày 17.3.2010 do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam khởi xướng:

 

BẢN LÊN TIẾNG

v/v Lm Nguyễn Văn Lư Vừa Ra Khỏi Tù

Ngày 15-3-2010, Lm Nguyễn Văn Lư đă từ trại tù Ba Sao về Huế, do quyết định của nhà cầm quyền Hà Nội  tạm ngưng án tù của ngài trong thời hạn một năm để tự lo chữa bệnh.

Ba năm trước, ngày 30-3-2007, Lm Lư đă bị kết án 8 năm tù và 5 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Đó là một bản án phi lư và bất công, v́ Lm Lư chỉ đấu tranh bất bạo động đ̣i nhân quyền và dân chủ, và chính v́ thế, tổ chức Ân Xá Quốc Tế đă vinh danh Ngài là một tù nhân lương tâm.

Trong thời gian ở tù lần nầy, Lm Lư đă ba lần bị tai biến mạch máu, sức khỏe ngày càng bị suy giảm một cách dáng lo ngai.

Nhân danh một số tổ chức người Việt Nam hải ngoại, chúng tôi nhận thấy rằng việc nhà cầm quyền Hà Nội tạm thời đưa Lm Lư  ra khỏi trại tù để chữa bệnh là một việc làm đáng khích lệ, nhưng chưa đủ. Chúng tôi đ̣i hỏi Việt Nam:

1.Trả tự do hoàn toàn và vô điều kiện cho Lm Nguyễn Văn Lư.

2.Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm hiện đang bị cầm tù hay quản chế;

3.Tôn trọng tất cả các nhân quyền căn bản của người dân, trong đó có quyền tư do tôn giáo, tự do báo chí, tự do nghiệp đoàn và tự do sinh hoạt chính trị theo đúng Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Tri mà Việt Nam đă kư kết từ năm 1982.

Nhân dịp nầy, chúng tôi cũng thỉnh cầu:

1.Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách  những  quốc  gia  đáng quan tâm v́ đàn áp tôn giáo (countries of particular concern);

2.Thượng Viện Hoa Kỳ sớm cứu xét và thông qua Dự Luật Nhân Quyền  S. 1159 Cho Việt Nam Do Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer tái đệ nạp từ năm 2009.

Ngày 17 tháng 3 năm 2010

(17 đoàn thể kư tên)

* * *

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

 

Văn Bút Quốc Tế đ̣i trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và tất cả tù nhân ngôn luận và lương tâm

 

Trong một Thông cáo/Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu ngày 10 tháng 3 năm 2010, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù (International PEN CODEP/WIPC) đă cực lực phản đối bản án 3 năm 6 tháng tù giam áp đặt đối với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Văn Bút Quốc Tế khẳng định rằng nữ văn hữu Trần Khải Thanh Thủy bị trừng phạt bằng án tù giam chỉ v́ hành xử ôn ḥa quyền tự do để diễn đạt quan điểm của ḿnh. Cho nên Văn Bút Quốc Tế đ̣i bà phải được trả tự do tức khắc và vô điều kiện, tuân theo Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà nhà nước Việt Nam CS đă kư kết.

Từng là hội viên Hội nhà Văn và Câu lạc bộ nhà Thơ Hà Nội, bà Trần Khải Thanh Thủy là một nhà văn được công nhận, có tinh thần độc lập, viết nhiều tác phẩm giá trị, dưới một số bút hiệu khác nhau (Nguyễn Thái Hoàng, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thái B́nh, Nguyễn Quư Dân, Nguyễn Hải, Vơ Quế Dương, Trần Thị Thanh Hằng, Phạm Xuân Mai, Mai Xuân Thưởng, v.v.). Bà c̣n là một nhà thơ, nhà viết tiểu luận, phóng viên và cộng tác biên tập với nhiều tờ báo, như bán nguyệt san Tổ Quốc (báo bị cấm, in không giấy phép CS). Bà là tác giả Nhật Kư Ngục Tù, Hang Đá, Đối Thoại Cùng Sông và mấy mươi tác phẩm thơ văn, bài báo khác. Bằng ng̣i bút bén nhạy, tinh tế, ngay thẳng, bà bênh vực những nạn nhân của bất công xă hội. Bà viết về các trường hợp cán bộ viên chức tham nhũng và lạm quyền, cướp đất chiếm nhà của hàng trăm nông dân không có khả năng tự vệ và chống đối. Bởi vậy bà Trần Khải Thanh Thủy trở thành đối tượng của nhiều cuộc sách nhiễu hung bạo và bắt giam để thẩm vấn của công an mật vụ. Kể từ tháng 9 năm 2006, bà là một tù nhân bị công an mật vụ sách nhiễu và canh chừng nghiêm ngặt tại nhà. Ngày 21 tháng 4 năm 2007, trong lúc bà bị mắc bệnh lao phổi nặng và bệnh tiểu đường, bà bị bắt giam cho đến ngày 31 tháng giêng năm 2008. Bà chỉ ra khỏi trại tù sau khi ṭa CS tuyên phạt bà 9 tháng 10 ngày tù giam (bằng thời gian bà đă bị nhốt) và 3 năm quản chế v́ ‘’phá rối trật tự công cộng’’. Ban đầu, bà Trần Khải Thanh Thủy bị truy tố về "tội tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN’’, theo Điều 88/H́nh luật CS. ‘’Tội’’ của bà: đă phổ biến nhiều bài tiểu luận mà chế độ kiểm duyệt CS không ngăn chận được. Bà c̣n bị cáo buộc là hội viên hoạt động của Khối 8406, hỗ trợ Ủy Ban Nhân Quyền độc lập và tham gia tổ chức một Công đoàn bất hợp pháp đối với nhà nước CS. Cuối cùng, v́ áp lực quốc tế và một số lư do khác, ṭa CS đă biến cải cáo trạng nêu trên thành ra tội ‘’phá rối trật tự công cộng’’. Về nhà, bà c̣n mang những vết thẹo rất rơ trên mặt và trên chân bà, hậu quả của 9 tháng 10 ngày bị đày đọa, hành hung, ngược đăi.

Ngày 25 tháng 9 năm 2009, bà Trần Khải Thanh Thủy phổ biến bài viết ‘’Tṛ Hề Xă Hội Chủ Nghĩa’’. Truyện kể lại quang cảnh đồng bào, bà con, thân nhân nhiều tù nhân ngôn luận và lương tâm sáng ngày 24 tháng 9 năm 2009 chen chúc đứng chờ phiên ṭa CS Hà Nội xử nhà dân chủ đối kháng Phạm Văn Trội. Rốt cuộc, phiên xử đă bị hoăn đến tháng 10 nhưng không có thông tri cho dân chúng biết. Ngày 8 tháng 10 năm 2009, bà Trần Khải Thanh Thủy đi Hải Pḥng để ủng hộ thân nhân gia đ́nh những nhà dân chủ đối kháng sắp bị ṭa CS xét xử. Chưa đến thành phố hải căng th́ bà đă bị Công an CS chận lại và buộc bà trở về Hà Nội. Chiều hôm đó, bà và chồng bà đă bị những kẻ ‘’lạ mặt’’ đến tận nhà gây sự, khiêu khích để lấy cớ đánh đập vợ chồng bà khiến bà bị thương ở đầu, máu chảy ướt hết tóc, đổ xuống vai áo và nền gạch trước nhà. Nhưng công an CS lại bắt giam bà Trần Khải Thanh Thủy, ngụy tạo h́nh ảnh (ngày chụp ảnh 28 tháng 2 năm 2005 đổi thành ngày 9 tháng 10 năm 2009), tung tin trên báo rằng bà đă gây thương tích cho một người có mặt lúc đó. Thế giới đều biết dưới chế độ CS không có báo chí tự do và nhà báo độc lập được phép hành nghề. Cho nên, dù chi tiết tin tức về biến cố chưa đầy đủ và rơ ràng, các quan sát viên trung thực đều tin rằng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là nạn nhân của một vụ bạo hành có tổ chức và điều khiển trong bóng tối. Chẳng khác vụ nhà báo nước Tunisie Taoufik Ben Brik bị bắt giữ mới đây v́ bị cáo là ‘’đă hành hung một phụ nữ trên đường phố’’. Phóng Viên Không Biên Giới xác quyết rằng tổng thống (độc tài) Zine El Abidine Ben Ali không bao giờ dung thứ ông Taoufik Ben Brik v́ những bài báo ông viết chỉ trích chế độ Tunis . Bà Trần Khải Thanh Thủy bị nhốt lại tại trại Hỏa Ḷ Mới (Cầu Diễn Hà Nội), nơi mà hai năm trước, giữa những điều kiện lao lung tồi tệ, bà c̣n bị tù thường phạm nhốt chung hành hung và sỉ nhục.

Cần nhắc lại, từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4 năm 2009, một chiến dịch thể hiện ‘’truyền thống văn hóa’’ phi nhân, đồi bại và quái đản, hiếm thấy trên thế giới, được tổ chức để ném phân người và xác chết thú vật vào cửa và mặt tiền căn nhà của bà Trần Khải Thanh Thủy. Sau khi bà Trần Khải Thanh Thủy bị giam cầm độc đoán đầu năm 2007, hội Nhà Văn Hà Nội dưới sự lănh đạo của đảng CS đă xóa tên bà trong danh sách hội viên. Một hành vi làm kinh tởm các nhà văn hội viên Văn Bút Quốc Tế v́ bà Trần Khải Thanh Thủy là hội viên danh dự của Trung Tâm Văn Bút Anh. Hành vi của hội Nhà Văn Hà Nội làm nhớ đến phong cách của hội Nhà Văn Liên Sô thời bạo chúa Staline ngự trị tại "thành tŕ tổ quốc xă hội chủ nghĩa". Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao tặng bà Trần Khải Thanh Thủy Giải Tự do Phát biểu Lillian Hellman/Dashiell Hammet năm 2007. Năm 2009, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và mục sư Nguyễn Công Chính đồng lănh Giải Nhân Quyền của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam .

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy từng được Văn Bút Quốc Tế tuyên dương nhân dịp thế giới cử hành Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8 tháng 3 năm 2007. Cùng với nhà văn và nhà báo Nga Politkosvkayav, nhà báo Umida Niyazo, nước Ouzbékistan, nhà báo Serkalem Fasi, nước Éthiopie, bà Trần Khải Thanh Thủy tiêu biểu cho những nhà nữ trí thức chân chính, những người cầm bút dấn thân, bất khuất, mà tù ngục, hăm dọa và cả đến giết hại không hủy diệt được tiếng nói chỉ trích bạo quyền và bạo lực.

Năm nay - 2010 - đánh dấu 50 năm thành lập Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù (1960). Trong một thông cáo đặc biệt phổ biến vào Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8 tháng 3, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy lại được Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới nhắc đến, cùng với 14 nhà văn và nhà báo phụ nữ được tuyên dương v́ là biểu tượng ḷng can đảm của hàng ngàn người cầm bút nam lẫn nữ từng bị dọa giết, bị tra tấn và tù đày, bị sát hại hoặc mất tích trong nửa thế kỷ qua :

Nhà văn Nawal El-Saadawi, nước Ai Cập; nhà văn Alaíde de Foppa de Solórzano, nước Guatamala; nhà thơ Alicia Partnoy, nước Argentine; nhà văn Nien Cheng, nước Trung Hoa (mất năm 2009); nhà văn Lydia Cacho Ribeiro, nước Mễ Tây Cơ; nhà văn Shahrnush Parsipour, nước Ba Tư; nhà văn Maria Elena Cruz Varela, nước Cuba; nhà báo Martha Kumsa, nước Ethiopie; nhà văn Taslima Nasrin, nước Bangladesh; nhà báo Sihem Bensedrine, nước Tunisie; nhà thơ  Irina Ratushinskaya, nước Nga dưới chế độ Cộng sản Liên Sô; nhà báo Anna Politkovskaya, nước Nga (bị ám sát năm 2006); nhà văn Aung San Suu Kyi, nước Miến Điện; nhà báo Natalia Khoussaïnovna Estemirova, nước Nga (bị bắt cóc và sát hại ở Tchétchénie năm 2009) và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nước Việt Nam (dưới chế độ CS).

Văn Bút Quốc Tế không quên nhắc đến cháu An Khuê mười ba tuổi, con gái út của bà Trần Khải Thanh Thủy và ông Đỗ Bá Tân, người chồng t́nh nghĩa thủy chung, hết ḷng bênh vực và ủng hộ bà. Nhà giáo Đỗ Bá Tân bị phạt 2 năm tù giam treo và 47 tháng tù quản chế trong cùng một phiên ṭa xử nhà văn vợ ông ngày 5 tháng 2 năm 2010 tại quận Đống Đa, Hà Nội. Văn Bút Quốc Tế c̣n nhấn mạnh rằng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là một trong số ít nhứt là 19 nhà văn dân chủ đối kháng bị nhốt tù ở Việt Nam . Văn Bút Quốc Tế cũng bày tỏ sự quan ngại sâu xa về t́nh trạng sức khỏe của bà Trần Khải Thanh Thủy v́ được biết bà mắc bệnh tiểu đường và bệnh lao phổi.

Văn Bút Quốc Tế kêu gọi các Trung Tâm Văn Bút gởi ngay  Kháng  Nghị  để

- thúc giục nhà cầm quyền CS phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cùng tất cả những người hiện c̣n bị giam cầm ở Việt Nam (tù nhân ngôn luận và lương tâm như bà Trần Khải Thanh Thủy). Và nhấn mạnh rằng hành vi trấn áp đó của nhà cầm quyền CS vi phạm Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà họ đă kư kết;

- đ̣i đảm bảo cho nhà văn nữ tù nhân Trần Khải Thanh Thủy được săn sóc và trị bệnh với đầy đủ thuốc men cần thiết.

(Nguồn tin và tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên Ủy Ban Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù, hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc - Genève).

Genève ngày 12 tháng 3 năm 2010

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.

Kháng Nghị thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù c̣n được phổ biến toàn cầu trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu Quan Điểm) .

* * *

Báo CÔNG AN răn đe !

LTS: Người phát ngôn Bộ ngoại giao Nguyễn Phương Nga: “Đáng tiếc là đại diện của Anh, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đă có những nhận xét thiếu thiện chí về vấn đề này, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”

Xét xử vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” hay bản án ngược lại cho chính chế độ !

* * *

Nh́n lại phiên ṭa xét xử vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”

Quay đầu là bờ!

02/02/2010: Phiên ṭa sơ thẩm xét xử Trần Huỳnh Duy Thức cùng các đồng phạm đă khép lại với sự đồng t́nh của nhân dân trong cả nước sau khi thông tin về vụ án được loan tải trên báo, đài (xem báo CATP ra các ngày 26, 28-1-2010). Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung đă thành khẩn nhận tội, ăn năn hối cải. Đó là hành động khôn ngoan của những người lầm lỗi biết “quay đầu là bờ”, đă được pháp luật cho hưởng khoan hồng với mức án giảm nhẹ. Từ hai nhân vật này, cho thấy nhiều vấn đề cần quan tâm đối với những gia đ́nh có con em đi du học.

Sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lănh đạo đă đưa đất nước vào con đường hội nhập, phát triển năng động. Cùng với truyền thống hiếu học của dân tộc và điều kiện khởi sắc về kinh tế, rất nhiều gia đ́nh đă cho con em ḿnh đi du học để nâng cao kiến thức, mở rộng tương lai. Cha, mẹ - ông, bà nào cũng cầu mong con cháu ḿnh trong những ngày tháng đơn độc trên đất lạ, quê người sẽ giữ được sức khỏe và không sa ngă trước các cám dỗ. Hầu hết các bậc phụ huynh có con em đi du học đều bị ám ảnh về lối sống tự do, buông thả (so với các chuẩn mực đạo đức, văn hóa phương Đông) sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ kế thừa của ḍng họ, gia đ́nh ḿnh. Họ lo sợ con em ḿnh đua đ̣i, sa ngă vào tệ nạn, rượu, ma túy, cờ bạc... Ít ai nghĩ đến một thứ nguy hiểm c̣n hơn cám dỗ của các tệ nạn. Đó là cạm bẫy chính trị mà thế lực thù địch chống Việt Nam và bọn phản động lưu vong luôn muốn dụ dỗ, đầu độc các trí thức trẻ từ trong nước sang. Khi các du học sinh không c̣n người thân bên cạnh và bỡ ngỡ, lạc lơng giữa một xă hội khác biệt, xa lạ; khi “những cánh chim non” đang kinh ngạc với bao điều mới mẻ và không c̣n chỗ dựa là gia đ́nh, cũng chính là lúc bọn phản động lưu vong bắt đầu giăng bẫy. Đầu tiên là lấy t́nh đồng hương lân la đến làm quen, giúp đỡ, tạo quan hệ thân t́nh. Tiếp đến là tuyên truyền những tư tưởng chê bai đất nước chậm tiến, lạc hậu theo cách “mưa dầm thấm lâu” qua những buổi tṛ chuyện hoặc chat... Nồng độ của “thuốc độc tư tưởng” tăng dần theo các thông tin bị bóp méo, xuyên tạc về bất công, tham nhũng, các sai lầm trong quá khứ cùng các dẫn chứng từ sự sụp đổ của Đông Âu, Liên Xô. Đến lúc thấy “con mồi” đă chuyển hướng nhận thức, chúng mới xổ giọng: “quốc gia hưng vong, sĩ phu hữu trách”; “là thanh niên, trí thức phải dấn thân phục vụ đất nước...”. Chúng vẽ ra những tổ chức “hoành tráng” cả về quy mô lẫn ư nghĩa và tương lai sáng sủa của nó. Bây giờ chúng mới lôi kéo “con mồi” và phong cho các chức tước “ma”, các danh hiệu nghe rất dữ dội, như: chủ tịch, tổng thư kư, ủy viên trung ương; “nhà dân chủ”, “ngọn cờ đầu của phong trào nhân quyền”, “người tiên phong”...

Nguyễn Tiến Trung (tức Nguyễn Trọng Nghĩa, SN 1983, ngụ P4, Tân B́nh, TPHCM), vốn là học sinh giỏi của trường chuyên Lê Hồng Phong và sinh viên xuất sắc của trường ĐH Bách khoa TPHCM. Trong 5 năm du học tại Pháp (2002-2007), Trung đă bị các đối tượng phản động, như: Nguyễn Gia Kiểng (cầm đầu tổ chức “Tập hợp dân chủ đa nguyên”); Bùi Tín (một nhà báo phản bội đất nước); Vũ Thư Hiên (kẻ bất măn, cơ hội bỏ trốn ra nước ngoài và tham gia tổ chức khủng bố “Việt Tân”), tiếp cận, lôi kéo và bơm thêm vào đầu vô số ảo tưởng. Ngày 8-5-2006, Trung cùng người yêu là Hoàng Lan (tức Nguyễn Thị Hường) cùng một số du học sinh VN tại Pháp, Mỹ lập ra cái gọi là “Tập hợp thanh niên dân chủ”. Đây là ư đồ của bọn phản động lưu vong muốn dùng Trung - Lan tập hợp lực lượng trẻ; phối hợp với lực lượng chống đối trong - ngoài nước, đấu tranh đ̣i thay đổi chế độ chính trị ở VN. Trung c̣n trực tiếp điều hành, quản lư diễn đàn “Thanh niên dân chủ” trên các website nhằm lôi kéo thêm số du học sinh VN ở Pháp, Mỹ. Tháng 7-2006, Trung kết hợp với Nguyễn Phúc Tửng, Đoàn Văn Linh (trong tổ chức “Văn pḥng các hội đoàn chống Việt Nam”) và Trần Hồng... nhằm thực hiện kế hoạch “Vận động marathon nối ṿng tay lớn”, thu thập chữ kư, kích động chống phá nhà nước VN. Được bọn phản động lưu vong bơm, thổi, Trung ảo tưởng ḿnh là “lănh tụ”, ngày càng ra sức phô trương, trượt dài trong sa ngă, điên cuồng với các hoạt động chống phá đất nước. Nhờ những “thành tích” đó, Trung được Hoàng Minh Chính giới thiệu gặp Nguyễn Sỹ B́nh và Nguyễn Xuân Ngăi (cầm đầu “Đảng nhân dân hành động” - nay là “Đảng dân chủ VN”). Sau đó Trung được B́nh và Ngăi đưa từ Pháp sang Mỹ tiếp xúc với các đối tượng cầm đầu các tổ chức phản động lưu vong, như: Việt Tân, Tuổi trẻ VN lên đường, Liên minh VN tự do, Ủy ban bảo vệ quyền người lao động VN và gặp một số chính khách nhân vật trong chính giới Mỹ, Canada... Đồng thời được tập huấn các phương thức chống đối “bất bạo động”.

 Ngày 25-12-2006, Trung viết đơn gia nhập “Đảng dân chủ VN”, lấy tên Nguyễn Trọng Nghĩa để hoạt động. Chỉ hơn 6 tháng sau, Trung đă được Nguyễn Sỹ B́nh tin tưởng, phong cho các chức vụ như: Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đảng, Phó ban báo chí hải ngoại, Trưởng ban công tác Thanh niên... Trước khi Nguyễn Tiến Trung về nước, Nguyễn Sỹ B́nh c̣n cẩn thận “huấn luyện” cho Trung cách thức hoạt động công khai, cách đối phó với cơ quan chức năng VN và quần chúng cảnh giác cách mạng. Thực hiện chỉ đạo của Nguyễn Sỹ B́nh, ngày 6-8-2007, Trung về VN, cấu kết với Hoàng Minh Chính, Trần Anh Kim cùng một số đối tượng khác t́m cách công khai hóa tổ chức phản động có tên gọi “Đảng dân chủ VN”. Trung hoạt động điên cuồng, tuyên truyền lôi kéo móc nối với số đối tượng của cái gọi là “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, lôi kéo số này tham gia tổ chức phản động “Đảng dân chủ VN”, xúi giục biểu t́nh chống TQ về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng thực chất là chống phá chính quyền Việt Nam. Trung thách thức pháp luật và dư luận cho đến ngày bị bắt 7-7-2009!

Tương tự là trường hợp của Lê Công Định (SN 1968). Định sinh ra, lớn lên trong một gia đ́nh có truyền thống cách mạng. Định thông minh, học giỏi, tốt nghiệp khoa Luật ĐHQG Hà Nội, cử nhân Luật ĐH Tổng hợp TPHCM, thạc sỹ Luật ĐH Tổng hợp Tulane - Hoa Kỳ, có thời gian tu nghiệp tại Pháp.

 Trong thời gian đi du học cũng như quá tŕnh nhiều lần xuất ngoại để hành nghề luật sư, Định đă bị các đối tượng phản động lưu vong tác động, lôi kéo. Sau khi bị bắt v́ vi phạm pháp luật và ngay trong phiên ṭa, chính Định đă thừa nhận bị ảnh hưởng dẫn đến hoang tưởng về “dân chủ nhân quyền” qua các cuộc tiếp xúc với các đối tượng có khuynh hướng chống phá Việt Nam, Từ đó nh́n quê hương, đất nước và sự nghiệp cách mạng, mà cha ông đă đổ xương máu gầy dựng, bằng một cách nh́n tiêu cực. Định chỉ thấy những hạn chế, khuyết điểm và cố t́nh “quên” những thành tựu lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và hội nhập phát triển của đất nước dưới sự lănh đạo của Đảng.

Trước khi phiên ṭa kết thúc, Lê Công Định đă nói những lời chân thành, rơ ràng (trích nguyên văn): “Tôi đă vi phạm điều 79 Bộ luật h́nh sự. Ông, cha mẹ và cô tôi đă tham gia hai cuộc kháng chiến. Họ đă có sự đóng góp phần nào vào thành lập chính quyền hiện tại. Những việc làm, hành vi của tôi đă đi ngược lại những đóng góp đó. Thật ḷng tôi rất hối hận. Những việc làm, hành vi của tôi xuất phát từ nhận định chủ quan cũng như tôi đă bị ảnh hưởng bởi dân chủ, nhân quyền phương Tây; cũng như bị ảnh hưởng bởi những tổ chức, cá nhân có hoạt động chống lại Việt Nam mà tôi đă tiếp xúc...”.

Ngày 20-1-2010, những lời thành khẩn ăn năn, nhận tội của Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung trong phiên ṭa, đă được thông tin đầy đủ trên báo, đài trong ng̣ai nước. Thế nhưng ông Nguyễn Tự Tu (SN 1953) và bà Lê Thị Minh Tâm (SN 1955) là cha mẹ ruột của Trung vẫn chưa thể “tỉnh người” trước những ảo vọng. Hoàng Lan (người yêu của Trung) từ nước ngoài, theo chỉ đạo của Nguyễn Sỹ B́nh, vẫn gởi về cho họ những lời hứa hẹn hoang đường! Ông Tu, bà Tâm vẫn kỳ vọng vào “các thế lực nước ngoài” sẽ can thiệp để Trung được trả tự do và tiếp tục là “lănh tụ của phong trào dân chủ, nhân quyền”. Chính ảo tưởng sai lầm, nông nổi của họ sau khi gây hại cho Trung, đă đẩy tiếp đứa con trai thứ hai là Nguyễn Hoài Nam (đang du học tại Pháp) vào con đường tội lỗi!

Ông Nguyễn Tự Tu và bà Lê Thị Minh Tâm đều trưởng thành trong chế độ XHCN, được nhà nước cho đi du học ở Liên Xô cũ, đều là đảng viên, được hưởng ân sủng của nhà nước, được cấp nhà khang trang. Lẽ ra với tŕnh độ nhận thức và điều kiện sống như thế, họ phải theo đúng đạo lư “uống nước nhớ nguồn” và dạy cho các con truyền thống tốt đẹp đó. Tiếc rằng họ đă lầm lẫn, để rồi đă xúi giục, tiếp tay cho các con (Trung và Nam) vào con đường phạm tội, phản bội lại đất nước, dân tộc.

Khi “tuyển chọn” những trí thức trẻ như Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, các thế lực chống phá VN và bọn phản động lưu vong đă thực hiện một bước đi mới trong chiến lược “diễn biến ḥa b́nh”. Đó là âm mưu thâm độc muốn “dùng Cộng sản con đánh Cộng sản cha, Cộng sản cháu đánh Cộng sản ông”; muốn xóa bỏ những thành tựu vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc bằng “Cách mạng màu”, như chúng đă từng thành công ở Đông Âu, Liên Xô cũ. Với tư cách là những người đă tuyên thệ trung thành khi đứng vào hàng ngũ Đảng CSVN, lẽ ra cha mẹ của Nguyễn Tiến Trung phải sớm nh́n ra những âm mưu thâm độc này và thể hiện trách nhiệm đảng viên, trách nhiệm công dân trước âm mưu đó. Thế nhưng họ đă không làm như vậy, mà c̣n quay sang cổ xúy cho Trung, để Trung điên cuồng, ngạo mạn hơn trong các hoạt động chống phá đất nước!

Họ đă không đủ sáng suốt để nh́n thấy những cạm bẫy mà bọn phản động lưu vong và các thế lực chống phá VN đă giăng ra, bủa vây con ḿnh. Không đủ tỉnh táo để nhận ra Trung - một thạc sĩ trẻ đầy triển vọng, đă bị nhồi sọ, đầu độc để dần trở thành tay sai của các thế lực chống VN. Họ sai lầm v́ đă mê lịm trong hàng đống những chức danh, tước vị ba láp do đám phản động lưu vong dựng lên cho Trung! Họ đă gián tiếp đẩy Trung vào ṿng tù tội. Sau khi bị bắt và ra trước ṭa, Trung ăn năn đă phạm sai lầm để liên lụy đến gia đ́nh, người thân. Trung cảm ơn pháp luật đă khoan hồng, dành cho ḿnh mức án nhẹ và hứa sẽ không bao giờ lặp lại sai lầm ấu trĩ đó. Nhận thức của Trung đă chuyển biến rơ ràng, dứt khoát và sáng suốt. Thế nhưng cha mẹ của Trung vẫn cuồng tin với “phép màu kỳ diệu” từ những trang web, những tổ chức chuyên đưa tin xuyên tạc, vu khống VN. Bà Lê Thị Minh Tâm tiếp tục trả lời phỏng vấn báo, đài nước ngoài với giọng điệu cũ. Bà vẫn không chịu thừa nhận lỗi lầm Trung gây ra, vẫn là cái loa nối dài của các thế lực chống phá VN...

Em ruột của Trung là Nguyễn Hoài Nam cũng “lạc đường” như anh nó và được bố mẹ tiếp tục cổ xúy đẩy Nam vào con đường chống đối. Nam vẫn ngoan cố không tin vào những lời thành khẩn, ăn năn của Nguyễn Tiến Trung. Các nhóm phản động lưu vong lập tức lợi dụng Nguyễn Hoài Nam, dùng Nam để tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật về vụ án “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (với các bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định). Nam vẫn quá ngây thơ trước các thủ đoạn cáo già này. Trong những bài trả lời phỏng vấn tại Pháp, Nam vẫn lên gân “dân chủ nhân quyền”, vẫn hùng hổ dạy người khác “làm cách mạng” và kêu gọi biểu t́nh đ̣i trả tự do cho Trung!
Cha mẹ của Trung cũng như Nguyễn Hoài Nam kéo dài các hoạt động chống đối như thế do một phần từ những tác động của Hoàng Lan (tức Nguyễn Thị Hường - người yêu của Trung). Lan đang du học tại Mỹ và cũng như Trung, đă rơi vào cạm bẫy chính trị của bọn phản động lưu vong. Lan đă được Nguyễn Sỹ B́nh (cầm đầu “Đảng nhân dân hành động”, nay là “Đảng dân chủ VN”) tẩy năo. Từ con em một gia đ́nh có truyền thống cách mạng, Lan quay sang chống phá điên cuồng, phủ nhận hết sự nghiệp cách mạng mà cha ông đă đóng góp xương máu, xây dựng nên. Lan cuồng tín vào “dân chủ nhân quyền” theo kiểu phương Tây, đúng mẫu người bọn phản động lưu vong đang cần cho mưu đồ “dùng Cộng sản con đánh Cộng sản cha...”. V́ thế Nguyễn Sỹ B́nh đă đưa Lan vào “ủy viên trung ương Đảng, kiêm phát ngôn nhân của Đảng dân chủ VN”. Chúng có đủ tiền, đủ cách để bơm thổi cho Lan thành “ngôi sao” chống phá đất nước. Lan ngây thơ tự măn với các danh hiệu, các bài viết, bài trả lời phỏng vấn lăng xê ḿnh mà không suy nghĩ thấu đáo để nhận ra bản chất của âm mưu này. Đáng tiếc là cha mẹ của Hoàng Lan cũng đă lầm lẫn như cha mẹ của Nguyễn Tiến Trung. Thay v́ răn đe, giáo dục hướng thiện cho Lan, họ lại hồ hởi khi thấy con được bọn phản động lưu vong bơm, thổi và lại chụp ảnh chung với một số chính khách Mỹ, phương Tây. Họ cứ tưởng như thế là ghê ghớm, là tự hào. Kỳ thực đây là âm mưu của Nguyễn Sỹ B́nh và đám phản động lưu vong để lôi kéo Lan ngày càng xa gia đ́nh, quê hương, biến Lan thành một kẻ ngông cuồng, háo danh, phản bội... Sau khi Trung bị bắt và sau phiên ṭa xét xử Trung cùng các đồng phạm, Lan vẫn chưa tỉnh ngộ, vẫn tiếp tục lún sâu vào con đường chống phá đất nước. Điều đó cũng dễ hiểu v́ Lan đang nằm trong ṿng tay của Nguyễn Sỹ B́nh, Nguyễn Xuân Ngăi và bọn này không bao giờ buông tha. Nhiều thầy cô, bạn học cũ của Lan đă ngán ngẩm khi thấy Lan trên mạng, múa may quay cuồng và phát ngôn bừa băi, hồ đồ như kẻ mất trí. “Quay đầu là bờ” - họ muốn nói với Lan như vậy và mong Lan tỉnh ngộ khi chưa quá muộn!

Sự sa ngă đáng tiếc của những tri thức trẻ như Lê Công Định, Hoàng Lan, Nguyễn Tiến Trung... là bài học quư báu cho những gia đ́nh có con em đi du học. Bên cạnh sự quan tâm chăm sóc sức khỏe và cảnh giác con em trước những cám dỗ của đua đ̣i, tệ nạn, rất mong quư vị phụ huynh hết sức đề pḥng những cạm bẫy chính trị do các thế lực chống phá VN và bọn phản động lưu vong đang giăng ra trước các trí thức trẻ xa nhà. Đừng để mọi chuyện trở nên quá muộn; đừng để con em ḿnh phải nói lời ân hận trước ṭa như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung.

SONG HUY

-------------------------------------------------
Đối với những thế lực muốn bóp méo sự thật, xuyên tạc và can thiệp vào nội bộ VN, qua vụ án này, Chính phủ và nhân dân VN kiên quyết phản đối.

Ngày 22-1, người phát ngôn Bộ ngoại giao Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh rằng: Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, Việt Nam xử lư các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại an ninh quốc gia để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích chung của toàn xă hội là ḥa b́nh, ổn định và phát triển.
“Đáng tiếc là đại diện của Anh, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đă có những nhận xét thiếu thiện chí về vấn đề này, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”, người phát ngôn nói.

Theo TTXVN

Nguồn:http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=702&p=&id=47076

* * *

Giáo chỉ số 9 đă cứu nguy mạng mạch của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, khiến chủ trương tiêu diệt Phật giáo của nhà cầm quyền Cộng sản thất bại

Thích Viên Định

Cùng bị chia đôi đất nước, sau đệ nhị thế chiến, nhưng Đảng Cộng sản Đông Đức đă bắt tay với Tây Đức để thống nhất đất nước trong hoà b́nh, không tốn một viên đạn, không mất một giọt máu. Ở Triều Tiên, tuy không thể bắt tay để thống nhất hai miền Nam Bắc như Cộng sản Đức, nhưng Đảng Cộng sản Triều Tiên, cũng đắn đo, thận trọng, không gây hấn với miền Nam theo chế độ dân chủ.

Cộng sản Việt Nam th́ khác hẳn. Không ôn hoà như Cộng sản Đức, cũng chẳng tương nhượng giống Cộng sản Triều Tiên. Với bản chất cực đoan, sùng tín lư tưởng Mác-Lê nin, ư thức hệ vô sản, Cộng sản Việt Nam đă phát động chiến tranh giữa hai miền Nam, Bắc. Sau 21 năm huynh đệ tương tàn, máu đổ, thịt rơi, cuối cùng, cộng sản Bắc Việt đă nhuộm đỏ miền Nam.

Tuy cuộc chiến chấm dứt, nhưng hậu quả chiến tranh làm cho đất nước tan hoang, ḷng người ly tán. Đảng cộng sản lại gây ra cảnh tù tội, đàn áp, khủng bố, vô sản, đói nghèo làm nhiều gia đ́nh tan nát, thù hận chất chồng, không biết đến bao giờ dân tộc mới sum hợp một nhà.

Để dễ dàng thực hiện các đường lối vô sản, ngoại lai, phi dân tộc, cộng sản đă theo phương châm của Lê-Nin : “Đảng phải thông qua tôn giáo để khống chế quần chúng”

“Năm 1951, Mặt Trận Liên Việt, tiền thân của Mặt Trận Tổ Quốc, mở cuộc họp. Tại cuộc họp này, ông Chủ tịch Mặt Trận tuyên bố : “Sinh hoạt Phật giáo phải theo mô thức Hội đoàn như các hội đoàn thanh niên, phụ nữ, lăo thành, từ mẫu, nông dân, v.v…”. Ḥa Thượng Huyền Quang liền lên tiếng phản đối : “Phật giáo chúng tôi là một tôn giáo qui tụ đủ mọi thành phần trí thức, nông dân, nam, phụ, lăo, ấu. Sinh hoạt theo hệ thống tôn giáo với mục đích hoằng dương chánh pháp, hóa độ chúng sanh. Như vậy, th́ làm sao ông Chủ tịch lại phân hóa tôn giáo chúng tôi thành những hội đoàn nhỏ bé ?”

Cộng sản đă bỏ tù Hoà thượng Thích Huyền Quang 4 năm v́ ngài chống đối lại chính sách này.

I. Biến cố Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất năm 1981 :

Tuy luôn đồng hành cùng dân tộc, nhưng với tư tưởng độc lập, tự do, không phụ thuộc vào bất cứ tổ chức, đảng phái chính trị nào mà cố Hoà thượng Thích Huyền Quang kế thừa truyền thống lịch sử 2000 năm của Chư Tổ, lập thành tư tưởng dẫn đạo cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), nhằm phụng sự nhân loại và dân tộc.

Dự kiến những biến động có thể xảy ra cho đất nước làm ảnh hưởng đến uy tín Giáo hội, Viện Hoá Đạo đă ra “Thông Tư số 150” do Ḥa thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng, kư ngày 25 .1. 1975 :

“…Để tránh mọi ngộ nhận có thể có đối với lập trường và đường hướng cố hữu của Giáo Hội, Viện Hóa Đạo kính yêu cầu quí vị hăy thận trọng, không nên tham gia bất cứ tổ chức nào ngoài tổ chức của Giáo Hội…”

Và nhất là “Thông Tư số 002” cũng do Hoà thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, kư ngày 16. 3. 1976, nhằm ngăn ngừa việc chân trong chân ngoài, vừa làm thành viên GHPGVNTN, nhưng lại tham gia vào các tổ chức, Giáo hội khác, làm biến tướng lập trường chân chánh, có nguy cơ dẫn đến sự tồn vong của Giáo Hội :

“ … Những thành viên nào trong các Ban Đại Diện hiện hữu, từ Chánh Đại diện trở xuống, nếu đă chính thức gia nhập và hoạt động cho các Giáo phái hay đoàn thể ngoài Giáo Hội, dù đă có đơn từ chức hay không, th́ được coi như đă tự ư ra khỏi Giáo Hội. Trong trường hợp ấy, Ban Đại Diện có toàn quyền bầu lại hoặc bổ sung nhân sự mới…”

Nhưng trước sự khủng bố, đe doạ, tuyên truyền, dụ dỗ của cộng sản, trừ những vị đă vượt thoát ra nước ngoài, những vị c̣n lại, chỉ có hai con đường để lựa chọn : một là phải chịu cảnh tù tội, lưu đày như hai Ḥa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ, giữ tṛn khí tiết “Sa môn bất bái vương giả” và giữ vững đường hướng, lập trường phục vụ nhân loại và dân tộc của GHPGVNTN ; hai là phải cúi đầu, nhắm mắt đưa chân, bước lên thuyền khác, làm công cụ, phục vụ cho đảng phái chính trị thế gian.

Buổi họp cuối cùng, giữa Ban Vận Động Thống Nhất Phật Giáo với Viện Hoá Đạo GHPGVNTN, vào tháng 9 năm 1981, đă thất bại sau lời phát biểu đầy bi tráng của Hoà thượng Thích Quảng Độ :

“Kính thưa toàn thể quí vị, chắc quí vị cũng như tôi đều thấy rơ hiện nay con thuyền Giáo-hội Phật giáo Việt-nam Thống nhất đang lênh đênh giữa biển khơi và gặp sóng to gió lớn, chưa biết sẽ ch́m lúc nào. Vậy, nếu những ai trong quí vị có mặt ở đây hôm nay cảm thấy nguy nan sợ hăi mà muốn bước sang thuyền khác để thoát thân, th́ xin quí vị ấy cứ việc tự do, không ai ngăn cản cả. Nhưng tôi chỉ xin quí vị ấy một điều là : trước khi bước sang thuyền khác qúi vị cứ để mặc cho con thuyền Giáo hội lênh đênh trôi giạt trong sóng gió với những người c̣n ở lại trên đó, họ sẽ cố sức lèo lái, nếu may mắn vượt qua cơn nguy nan mà đến được bờ b́nh an th́ họ sống, c̣n nếu chẳng may con thuyền ch́m th́ họ cũng sẽ sẵn sàng chết theo nó, chứ quí vị ấy đừng đang tâm nhận ch́m con thuyền của ḿnh mà có lần đă từng đưa quí vị đến bờ danh vọng, lợi lộc, trước khi bước sang thuyền khác. Tôi chỉ xin quí vị có thế thôi…”

Như vậy, Viện Hoá Đạo đă không đề cử bất cứ đại biểu nào tham gia vào Giáo hội mới của nhà nước. GHPGVNTN vẫn đứng độc lập. Pháp lư GHPGVNTN vẫn tồn tại. Một số thành viên của GHPGVNTN tham gia vào Giáo hội mới chỉ với tư cách cá nhân. Phái đoàn tham dự vào Giáo hội mới, lấy danh nghĩa đại diện cho GHPGVNTN, là phái đoàn giả mạo, họ khắc riêng con dấu giả mạo để tiếm danh Giáo hội.

Đương nhiên, tuy không ai muốn, nhưng những vị yếu ḷng, đă bỏ thuyền cũ, bước sang thuyền mới, đă miễn cưỡng, t́m cách đưa ra những lư do, để biện minh cho hành động thay đổi lập trường của ḿnh, nào là : “nhu thắng cương, nhược thắng cường”, “gió chiều nào ngả theo chiều ấy”, “hy sinh danh dự cá nhân cho quư thầy làm việc”, v.v…

Trước cảnh tượng như vậy, Hoà thượng Đức Nhuận than rằng : “Đau xót biết bao, khi Phật giáo Việt nam từ con lạch nhỏ vùng thoát ra được biển khơi, th́ nay quí Ḥa-thượng lại tự bước vào nước vũng ao tù”. (trích thư của cố Ḥa thượng Thích Đức-Nhuận).

Đầu năm 1982, sau khi Nhị vị Hoà thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ bị lưu đày biệt xứ, Văn Pḥng Viện Hoá Đạo bị tê liệt, mọi Phật sự Giáo hội bị đ́nh trệ. Các Ban Đại Diện địa phương không người chỉ đạo, hầu hết đều bị áp lực kéo theo ngă rẽ khác.

Tuy vậy, Cộng sản cũng đă thất bại trong việc tổ chức những cuộc đấu tổ, hướng dẫn, mớm ư cho chư Tăng, tố cáo Nhị vị Ḥa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ. Họ quy kết hai vị phá hoại đoàn kết dân tộc, v́ không chịu gia nhập vào Gíao hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) của nhà nước. Chư Tăng, trên toàn quốc, đă khéo léo từ chối, không ai đồng ư việc tố cáo nhị vị Hoà thượng. V́ tuy bị áp buộc phải theo GHPGVN, do Nhà cầm quyền thành lập, nhưng trong thâm tâm tất cả chư Tăng đều phân biệt rơ nẻo chánh đường tà. Điều đó chứng tỏ rằng : “Chỉ có Giáo Hội quốc doanh, không có chư Tăng quốc doanh”. Cũng vậy, ngoài 3 triệu đảng viên Cộng sản, 85 triệu người dân Việt Nam, không ai theo cộng sản cả.

Sau một thời gian tham gia vào GHPGVN, do nhà cầm quyền cộng sản thành lập, một số thành viên lỡ bước, cũng thức tỉnh, đă mạnh dạn quay về với GHPGVNTN.

Năm 1981, cộng sản đă thực hiện việc phân tán nhân sự, làm tê liệt mọi sinh hoạt của GHPGVNTN, nhưng không huỷ hoại được pháp lư của GHPGVNTN. Cộng sản cũng đă triệt phá được các cơ sở của GHPGVNTN nhưng không thay đổi được lập trường tự do, độc lập, nhằm phụng sự cho nhân loại và dân tộc của GHPGVNTN.

Rút kinh nghiệm từ những sơ sót, sai lầm năm 1981, bắt đầu sang năm 2004, Cộng sản lại t́m cách đánh phá GHPGVNTN lần nữa, tinh vi hơn, kỹ lưỡng hơn, nhằm dứt điểm tận gốc GHPGVNTN.

II. Nghị Quyết 36 với những biến cố xảy ra cho GHPGVNTN từ năm 2004 đến 2008, nhằm biến tướng, tiêu diệt GHPGVNTN.

Tuy Phật sự GHPGVNTN tạm thời bị đ́nh trệ sau biến cố năm 1981, nhưng tinh thần, ư chí cũng như sinh hoạt ngầm vẫn tiếp tục. Nhất là sự hiện diện kiên cường của nhị vị lănh đạo tối cao, đầy trí dũng, là Hoà thượng Thích Huyền Quang và Ḥa thượng Thích Quảng Độ.

Năm 1992, đáp lời kêu gọi của Đại Lăo Hoà Thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư kư kiêm Xử Lư Viện Tăng Thống GHPGVNTN và Di Chúc của Ngài, Hoà thượng Thích Huyền Quang, Quyền Viện trưởng Viện Hoá Đạo đă kư Quyết Định thành lập các Chi bộ GHPGVNTN tại Hải ngoại. Bắt đầu là GHPGVNTNHN tại Hoa kỳ - Văn Pḥng II Viện Hoá Đạo, ngày 10.12.1992. Trong Quyết Định này, ghi rơ :

Điều 2 : Nay công nhận GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa kỳ do Đại hội ngày 25-26-27 tháng 9 năm 1992 vừa công nhiên thành lập tại San Jose, California, Hoa Kỳ.

Điều 5 : Văn pḥng GHPGVNTN Hải ngoại Hoa kỳ cấp Liên bang được coi như Văn pḥng II Viện Hoá Đạo GHPGVNTN quốc nội.”

Tiếp đến là các Giáo Hội ở Âu châu, Canada, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan cũng được tuần tự thành lập và tŕnh thư về trong nước xin được công nhận.

Ngày 02.4.2003, sau cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và vị tù nhân tôn giáo, Thích Huyền Quang, không ngờ lại làm tiền đề cho sự h́nh thành Đại Hội Bất thường tại Tu Viện Nguyên Thiều, ngày 01.10.2003. Đại hội này đă kiện toàn Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN trong và ngoài nước. Nhưng ngay sau Đại hội này, hầu hết Ban Chỉ Đạo Viện Hoá Đạo và Đức cố Tăng thống đều bị Nhà cầm quyền bắt bớ rồi ra lệnh quản thúc hai năm.

Nhà cầm quyền lại t́m cách ngăn chặn việc thành lập các Ban Đại Diện địa phương. Nhưng trước sự lănh đạo sáng suốt của nhị vị Hoà thượng, và chí hướng kiên cường của chư Tăng, Nhà cầm quyền cộng sản cũng thất bại. Hai mươi Ban Đại Diện GHPGVNTN các tỉnh, thành, quận, huyện trên toàn quốc cũng đồng loạt phục hoạt trở lại.

Vậy là GHPGVNTN lại tái phục hoạt trong thực tế như trước năm 1981.

Thế nhưng, Cộng sản không chịu dừng tay, lại t́m cách khác, tinh vi hơn, đánh phá GHPGVNTN mới phục hoạt này.

Nghị Quyết 36, năm 2004, được triển khai, thi hành, nội công, ngoại kích, tiếp tục đánh phá GHPGVNTN.

Rút kinh nghiệm những sai lầm năm 1981, không tiêu diệt được GHPGVNTN. Lần này, không những đánh phá về nhân sự, Nhà cầm quyền cộng sản c̣n đánh phá về mặt pháp lư và uy tín, nhằm biến tướng con đường Bát chánh của GHPGVNTN, để thích hợp sử dụng trong hoàn cảnh mới.

1- Mục tiêu đánh phá trước nhất nhắm vào Pḥng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế tại Paris. Bịt được cái loa này, th́ việc thực hiện các việc khác dễ dàng hơn.

2- Từ năm 2004, những nguồn dư luận, ư kiến, bất lợi cho GHPGVNTN, không biết do các thành viên trong Giáo hội đưa ra, hay từ bên ngoài xâm nhập, đă lan truyền, luân lưu trong các thành viên GHPGVNTN trong cũng như ngoài nước. Ngay cả những thành viên lănh đạo cao cấp trong Ban Chỉ Đạo Viện Hoá Đạo cũng có vị tuyên truyền, cổ động những tư tưởng kỳ lạ này, chẳng hạn như :

- “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong nước đă hoạt động trở lại, không cần Pḥng Thông Tin Quốc Tế bên ngoài nữa”.

- “Tiếng nói của Chư Tăng mà phải thông qua Cư Sĩ (Cư sĩ Vơ Văn Ái, Giám Đốc PTTPGQT ) là không đúng”.

- “Hăy hoá thân, lấy Ban Đại Diện GHPGVN, thành viên Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, làm Ban Đại Diện GHPGVNTN, không nên thành lập Ban Đại Diện mới”.

- “Thiền Sư Nhất Hạnh về Việt Nam hợp tác sẽ thu hút giới thanh niên, trí thức, ủng hộ cho nhóm Cộng sản cấp tiến, đánh bại nhóm cộng sản thủ cựu. Chỉ có nhóm Cộng sản thủ cựu và Thiên chúa mới chống Thiền sư Nhất Hạnh, c̣n Phật giáo th́ nên ủng hộ Ngài……”

- “Việt Nam ngày nay đă đổi mới, không c̣n Cộng sản như trước nữa. Mỹ là kẻ thù c̣n bắt tay hợp tác làm ăn với Việt Nam, chúng ta là người Việt Nam sao không về hợp tác làm ăn…”.

3- Dùng người của GHPGVNTN vận động các thành viên ly khai GHPGVNTN để thành lập Giáo hội mới.

4- Tiến hành nhũng cuộc vận động hoà giải, hoà hợp với Nhà cầm quyền cộng sản trong các vấn đề từ thiện, văn hoá, giáo dục…

5- Lập đàn giải oan, Hội thảo, tổ chức Đại lễ Phật Đản Vesak năm 2008, v.v…

Các Bản Phúc tŕnh của Hoà thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Thư kư Viện Tăng Thống GHPGVNTN, Hoà thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xă Hội và Phật tử Lê Nguyễn Minh Đức, từ Huế, đă phần nào tóm lược được các sự kiện nói trên đây. (Xin xem Ghi chú cần biết ở dưới bài để rơ những mánh mung và vấn nạn).

Qua nội dung được tŕnh bày chi tiết trong các Bản Phúc tŕnh trên, chúng ta thấy rằng, việc đánh phá GHPGVNTN lần này không chỉ về mặt nhân sự, mà c̣n nhằm mục đích đánh phá về phương diện pháp lư mà mục tiêu chủ yếu cốt biến tướng lập trường Bát chánh đạo, để triệt hạ uy tín của GHPGVNTN.

Lần đánh phá này, âm thầm, kín đáo nhưng đoan quyết, bắt đầu từ cội gốc trong nước, sau mới chỉ thị ra đến hải ngoại.

Ban đầu, lợi dụng một vài bất đồng ư kiến trong nội bộ các thành viên Giáo hội, tiếp đến, khai thác các yếu tố địa phương, t́nh cảm, giáo phái, thầy tṛ, mục tiêu hoạt động... để phân tán, ly gián, chia cắt GHPGVNTN ra thành nhiều tổ chức nhỏ. Việc từ chức riêng lẻ hay đồng loạt để gây áp lực lên Hoà thượng Viện trưởng Viện Hoá Đạo là một điển h́nh.

Đặc biệt, phát triển nhận định thành lư giải mê hoặc quần chúng Phật tử, như : “Thiền Sư Nhất Hạnh về Việt Nam hợp tác sẽ thu hút giới thanh niên, trí thức, ủng hộ cho nhóm Cộng sản cấp tiến, đánh bại nhóm cộng sản thủ cựu. Chỉ có phái Cộng sản thủ cựu và Thiên chúa mới chống Thiền sư Nhất Hạnh, c̣n Phật giáo th́ nên ủng hộ Ngài…”

Luồng dư luận rỉ tai trên đây, lúc đầu chỉ thấy xuất hiện trong nội bộ một số thành viên GHPGVNTN trong nước, ở thời diểm cuối năm 2004. Nhưng vừa rồi hôm 1.9.2009, sư cô Chân Không trả lời phỏng vấn kư giả Ngọc Lan trên báo Người Việt ở California, người ta thấy có sự trùng hợp với dư luận tung ra 5 năm trước. Sư cô xác định : “…Cái kẹt thứ hai là của mấy người ở Trung ương bị Trung Quốc ức hiếp. Sư Ông Nhất Hạnh từng phát biểu trên một đài truyền h́nh Ư về vấn đề Tây Tạng. Nhóm thủ cựu Việt Nam sợ Trung Quốc, lời phát biểu của Sư ông làm cho Trung Quốc giận…”

Như vậy, việc này, có thể đă có sự hội ư, tổ chức, phối hợp trong ngoài để hỗ trợ, thực hiện vấn đề hợp tác với nhà cầm quyền Cộng sản từ trước, mà việc Thiền sư Nhất Hạnh về Việt Nam là khởi đầu cho bước tiến huỷ tiêu GHPGVNTN. Để thoa vuốt và lôi kéo Phật tử đi với chính quyền, th́ tạo ra hai thứ Cộng sản thân Trung quốc và chống Trung quốc. Nhưng biến Phật giáo thành công cụ hay đàn áp thẳng tay GHPGVNTN, th́ chỉ có MỘT thứ Cộng sản, chẳng thấy “phe” Cộng sản thứ nhất hay thứ hai nào đứng ra binh ?!

Sau chuyến về Việt Nam năm 2005 của Thiền sư Nhất Hạnh, các nhóm hoà hợp, hoà giải tiếp tục vận động chư Tăng và Phật tử về nước để tổ chức Hội thảo Phật giáo về “Cơ hội và Thách Thức” tại Saig̣n tháng 7 năm 2006. Nhưng rầm rộ nhất là công cuộc vận động tổ chức Đại lễ Vesak 2008, tại Hà Nội.

Sự chuẩn bị lan tới cả hàng giáo phẩm cấp cao của GHPGVNTN ở trong nước. Ngày 29.8.2007, Tướng Trần Tư thuộc Bộ Công An, Cục trưởng Cục A41, tức Cục An ninh xă hội theo dơi và kiểm soát các tổ chức tôn giáo, vào Tu Viện Nguyên Thiều thuyết phục Đức Tăng Thống ra Hà Nội dự Đại lễ Phật Đản Vesak 2008, nhưng Đức Tăng Thống đă nhẹ nhàng từ chối.

Mặt khác, ở hải ngoại, một số chư Tăng ở các Giáo hội Úc, Âu, Mỹ, Canada, vận động các thành viên GHPGVNTN hợp tác tổ chức, chuẩn bị về Việt Nam tham dự Đại lễ Phật Đản Vesak LHQ. Có hai vị Thượng toạ điện thoại về thuyết phục Đại Lăo Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hoá Đạo, nên tham gia vào Đại Lễ này, họ lập luận rằng : “Nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức Đại lễ Vesak lần này chỉ thuần tuư tôn giáo, xin Hoà thượng cho chư Tăng trong GHPGVNTN ra hợp tác tổ chức, đến ngày lễ chính thức, cung thỉnh Đức Tăng Thống và Hoà thượng Viện Trưởng cùng ra Hà Nội tham dự”.

Nhưng Hoà thượng Viện Trưởng Viện Hoá Đạo đă bác bỏ, ngài nói rằng : “Nhà cầm quyền cộng sản là những người đập phá chùa chiền, bắn giết Tăng, Ni, đốt huỷ kinh, tượng, mà các vị cho là chỉ tổ chức Phật đản thuần tuư tôn giáo thôi sao ?! Tôi không tin !”

Quả thật, sau Đại lễ Vesak, Giáo sư Lê Mạnh Thát, Trưởng Ban tổ chức, đă trả lời phỏng vấn trên đài truyền h́nh SBTN của người Việt hải ngoại tại Hoa Kỳ rằng : “Lễ này, thực chất là việc làm công tác đối ngoại của nhà cầm quyền cộng sản, hoàn toàn không phải của Phật giáo”.

Nếu GHPGVNTN đồng ư, hợp tác tổ chức, tham dự Đại lễ Vesak 2008, theo sự vận động, thuyết phục của Tướng Trần Tư và một vài chư Tăng Hải ngoại, th́ vận mạng, pháp lư của GHPGVNTN không biết, bây giờ, sẽ đi về đâu ?

Tóm lại, trước sự khủng bố, đàn áp, tuyên truyền, chiêu dụ của Nhà cầm quyền cộng sản, nh́n chung thấy được ba khuynh hướng của một số chư Tăng như sau :

1. Khuynh hướng tuỳ thời, an phận : “Gió chiều nào, ngả theo chiều ấy” là các vị đă gia nhập GHPGVN do Nhà cầm quyền cộng sản thành lập năm 1981, để được yên thân.

Những người này cho rằng :

Đạo pháp suy vi : bởi lẽ trời
Thấy kẻ phá chùa : khoanh tay đứng
Nh́n người đập tượng : nhắm mắt ngồi
Bắt bớ tăng ni : thây mẹ nó
Giam cầm Phật tử : mặc cha đời
Miễn được yên thân là khôn đấy
Can chi ậm ọe để thiệt tḥi.

(Trích Thơ Tù, HT Thích Quảng Độ, NXB Quê Mẹ, Paris, 2006)

2. Khuynh hướng hoá thân, tương tức : “hoà hợp, hoà giải, hợp tác với Nhà cầm quyền cộng sản để làm từ thiện, văn hoá, giáo dục” mà đại biểu là Thiền sư Nhất Hạnh và các thành viên Làng Mai ; ngoài ra c̣n có một số chư Tăng chủ suư việc đăng kư xin lại tư cách pháp lư GHPGVNTN ; cũng như một vài tổ chức ly khai GHPGVNTN ở hải ngoại. (Xin xem Ghi chú cần biết ở dưới bài để rơ những mánh mung và vấn nạn).

Nhiều người không biết rằng, cộng sản chỉ hợp tác lúc nào cần và để phục vụ cộng sản, xong rồi, vắt chanh bỏ vỏ, như trường hợp đă thấy qua vụ Bát Nhă Làng Mai ở Lâm Đồng của Thiền sư Nhất Hạnh.

3. Khuynh hướng giữ vững GHPGVNTN : với lập trường kiên định theo truyền thống 2000 năm lịch sử, phụng sự nhân loại và dân tộc. GHPGVNTN không tham gia, nương tựa, phục vụ cho bất cứ thế lực đảng phái chính trị nào của thế gian. Như lời Đại Lăo Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Xử Lư Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN, đă trả lời phỏng vấn Đài quốc tế :

“Chúng tôi không thể lấy sự tự do, phục hoạt của Giáo hội chúng tôi để đổi lấy Tự, do, Dân chủ, Nhân quyền của hơn 85 triệu dân Việt nam. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi nhà cầm quyền thực thi những điều cơ bản nhất để người dân chúng tôi được sống ấm no, hạnh phúc và thăng tiến như mọi dân tộc trên thế giới hiện nay”.

III- Kết luận : Giáo Chỉ Số 9, do Đức cố Đệ Tứ Tăng Thống ban hành, đă cứu nguy mạng mạch của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất :

Năm 1981, nhị vị Hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ đă làm trụ cột, kiên cường, duy tŕ, ǵn giữ, nên GHPGVNTN mới không bị nhà cầm quyền Cộng sản tiêu diệt.

Từ năm 2004 đến 2008, cũng nhờ nhị vị Đại Lăo Hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ làm trụ cột, GHPGVNTN mới được duy tŕ, tồn tại đến ngày nay.

Năm 1981, các vị tôn túc lănh đạo thâm niên trong GHPGVNTN c̣n bị lung lay, dao động, bước sang thuyền khác. Đến năm 2004, lại xuất hiện một số nhỏ các vị vừa mới tham gia GHPGVNTN, nhưng tức khắc đă bị bị chao đảo, bấn loạn, khiếp sợ trước sự tấn công, đánh phá của các thế lực vô minh, cũng là điều dễ hiểu.

Trước hoàn cảnh nguy nan của đất nước, khổ nạn của dân tộc, an nguy của cá nhân, mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn cho ḿnh một thái độ, một hướng đi. Tuy mỗi người mỗi ngă, không chung lập trường, đường hướng, nhưng cũng là đồng bào, đồng đạo, đă không ủng hộ th́ thôi, xin đừng t́m cách mạo danh, đánh phá, công kích lẫn nhau.

Trước những âm mưu đen tối của Nhà cầm quyền Cộng sản nhằm tiêu diệt GHPGVNTN thông qua nhiều kế hoạch, từ bạo động đến lôi kéo, từ hứa hẹn hăo đến phân hoá nội bộ… Giáo Chỉ số 9 do Đức Cố đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8 tháng 9 năm 2007 nhằm mục đích bảo vệ GHPGVNTN trước sức tiến công mới của nhà cầm quyền trong nước, đồng thời bảo vệ an toàn cho Văn Pḥng II Viện Hoá Đạo tại Hải ngoại, để duy tŕ sự kế thừa lập trường, đường hướng của GHPGVNTN, đề pḥng nguy cơ Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đánh phá, làm tê liệt Viện Hoá Đạo trong nước một lần nữa, như năm 1981.

Giáo Chỉ số 9 không nhắm loại bỏ ai như có số người xảo ngôn vu cáo. Giáo Chỉ số 9 chỉ củng cố tổ chức, đề cao nguyên tắc, đường hướng, kiện toàn pháp lư thành lập Văn Pḥng II Viện Hoá Đạo hải ngoại thích nghi giai kỳ mới mà thôi !

Giáo Chỉ số 9 chỉ khai triển Giáo Chỉ số 2, cũng do Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống, Đại Lăo Hoà thượng Thích Huyền Quang, ban hành năm 2005, nhằm củng cố, chấn chỉnh nhân sự Văn Pḥng I Viện Hoá Đạo GHPGVNTN trong nước, để ứng phó với t́nh h́nh một số thành viên trong Giáo hội đă từ chức, bất hợp tác, v́ thay đổi lập trường.

Thời gian qua, từ năm 2004 đến năm 2008, những tổ chức có lập trường, đường hướng khác với lập trường của GHPGVNTN, đă dùng danh xưng của GHPGVNTN để làm những việc hoà hợp, hoà giải, liên kết với Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, gây ra nhiều sự hiểu lầm trong dư luận và quần chúng Phật tử trong và ngoài nước.

Những tổ chức này, không được Viện Hoá Đạo phê chuẩn công nhận, theo Điều thứ 36, Chương thứ 9 tại Hiến Chương GHPGVNTN. Đương nhiên, các tổ chức này không có tư cách, không phải là đơn vị thành viên các Chi Bộ Hải ngoại của GHPGVNTN.

Những Tổ chức, Giáo hội, không liên hệ hành chính, không trực thuộc Viện Hoá Đạo trong nước, dưới sự lănh đạo của Đại lăo Hoà thượng Thích Quảng Độ, Xử Lư Thường Vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hoá Đạo, lại dùng danh xưng của GHPGVNTN, là những Tổ chức, Giáo hội tiếm danh, dưới sự chỉ đạo của các thế lực vô minh, nhằm mục đích phá hoại uy tín của GHPGVNTN truyền thống,

Giáo Chỉ số 9 được Đức cố Tăng Thống GHPGVNTN, Đại Lăo Hoà Thượng Thích Huyền Quang ban hành, chỉ với mục đích bảo vệ, duy tŕ Văn pḥng II Viện Hoá Đạo.

Năm 1981, tuy chưa có Giáo Chỉ số 9, nhưng vẫn có một số chư Tăng rởi bỏ GHPGVNTN đi theo phục vụ Đảng và Nhà nước.

Cuối năm 2007 qua năm 2008, cũng không phải v́ Giáo Chỉ số 9 mà một số chư Tăng ở hải ngoại tách rời GHPGVNTN. Các vị này vốn đă tách rời mấy năm trước đó khi trong các khoá họp nội bộ họ yêu sách Giáo hội “ngưng cuộc đấu tranh đối đầu với Cộng sản”, “nên lo chuyện tu học, văn hoá, từ thiện là đủ”.

Bằng cớ hiển nhiên là đầu năm 2007, ngày 7.1.2007, bảy tháng trước khi Giáo chỉ số 9 ban hành, các vị này đă họp riêng và cho ra đời tổ chức “Tăng Ni Việt Nam Hải ngoại” ly khai GHPGVNTN.

Năm 1981, một số chư Tăng rời bỏ GHPGVNTN nhưng không có một lời than van trách cứ, v́ tất cả quí ngài đều biết rằng GHPGVNTN là con đường chánh đạo.

Nay năm 2010, với một thời gian dài đủ cho sự nhận thức chánh – tà, hẳn ai ai cũng hiểu rơ nhiều hơn về mục đích và lập trường của GHPGVNTN trước hoàn cảnh Quốc nạn và Pháp nạn hiện nay.

Đâu đó nếu có ai lên tiếng trách cứ, chống đối, mạ lỵ GHPGVNTN, th́ họ chỉ là những người làm nô lệ cho các thế lực vô minh.

Saigon, ngày 3.1.2010

Thích Viên Định

------------------------

GHI CHÚ CẦN BIẾT : Bài viết trên đây tôi chỉ đề cập tổng quan các sự vụ nhằm phân tích một hiện trạng đau buồn của Phật giáo. Không đi vào những chi tiết v́ sợ bài viết sẽ quá dài. Do đó, tôi xin ghi một số chứng liệu ở phần ghi chú này để độc giả dễ nắm vững vấn đề trong thực tế mà Giáo hội chịu đựng ba năm qua :

I. Một trích đoạn trong bản Phúc tŕnh Phật sự của Hoà thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh thư kư Viện Tăng Thống, viết từ Huế gửi Hoà thượng Viện trưởng Viện Hoá Đạo ngày 8.9.2007 để rơ hơn về nhóm Thân hữu Già Lam trong và ngoài nước thông qua các vị tiêu biểu như TT. Tuệ Sỹ, Gs Lê Mạnh Thát, các Đạo hữu Trần Quang Thuận, Bùi Ngọc Đường :

“Một số Phật tử ở Úc và Hoa kỳ, có gọi điện về thăm và nhân tiện, bày tỏ sự bất bằng về một số Thượng tọa, Đại đức và Cư sĩ tu xuất, đang là Thành viên Hội đồng Điều hành GHPGVNTN/HN tại Úc và Hoa kỳ, lại đi vận động tách khỏi GHPGVNTN là v́ sao ?

(...) “Điều mà Phật tử thắc mắc, chúng tôi thấy, đă được cụ thể qua quan điểm của anh Trần Quang Thuận và Bùi Ngọc Đường. Hai anh hồi cuối tháng 6 và đầu tháng 7 năm 2007 ; anh Trần Quang Thuận chê trách Ḥa Thượng Quảng Độ. Bùi Ngọc Đường ngoài những lời lẽ như anh Thuận ; Bùi Ngọc Đường c̣n thêm chê bai Giáo hội. Sau hết Bùi Ngọc Đường khuyên chúng tôi từ chức Chánh thư kư Viện Tăng Thống để nghỉ ngơi, giống hệt như lời Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng đă khuyên Đức Tăng Thống thôi việc, nghỉ ngơi. Giọng điệu hai anh có vẻ như muốn thỏa hiệp, để được sinh hoạt, ư tưởng nầy c̣n được thấy rơ qua nhóm Thân Hữu Già Lam”.

“Chúng tôi được biết, ở Tu Viện Quảng Hương Già Lam [Saigon] ; cách đây một năm, đă h́nh thành một nhóm, có tên gọi “Thân Hữu Già Lam”. Thành viên khoảng trên dưới 40 vị gồm các thành phần Tu sĩ, Cư sĩ, Cư sĩ tu xuất. Các vị có mặt trong nước, ngoài nước khắp các châu lục. Các vị sinh hoạt dưới dạng Tăng già, chưa dám đứng hẳn vào Gíao hội Phật giáo Việt Nam (quốc doanh) năm 1981. Các vị quyên góp tiền gây quĩ xây dựng Đại Học, Thư Viện, Hội Trường, làm Văn Hóa Giáo Dục Phật Giáo. Đứng đầu nhóm có GS TS Lê Mạnh Thát, và học giả Thượng Tọa Thích Tuệ Sĩ…”.

II. Hoà thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xă Hội, trong thư trả lời Phật tử hải ngoại, cũng chú ư đến việc này và cho biết nhiều chi tiết quan trọng trong việc biến tướng GHPGVNTN nhằm thoả hiệp với nhà nước Cộng sản mà đứng đầu là vai tṛ TT Tuệ Sỹ, Gs Lê Mạnh Thát, TT Đức Thắng, TT Thanh Huyền, các Phật tử Bùi Ngọc Đường, Huỳnh Kim Quang, Vĩnh Hảo… :

“Chúng tôi xin xác nhận mấy việc :

“1. Vào khoảng năm 2004-2005, khi Đại Hội của GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ được thành công (nhờ Giáo Chỉ, Đạo Từ của Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang và Huấn Từ của Ḥa Thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng VHĐ lưu nhiệm tất cả). Trong một cuộc họp tôi có tŕnh lên Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo ai cũng vui mừng, lúc đó TT Tuệ Sỹ có nói : “Thành công ǵ mà thành công ! Mọi việc người ta sắp xếp (nhân sự) đâu đó rồi tự nhiên Huấn Từ, Đạo Từ ở đâu rớt xuống làm hỏng việc của người ta hết ! Đây rồi họ (ư nói quư Thầy và các Phật tử : Tâm Huy [Huỳnh Kim Quang], Vĩnh Hảo, Bùi ngọc Đường, v.v... ở Hoa Kỳ) sẽ từ chức hết chứ thành công ǵ mà thành công !”.

Thấy t́nh h́nh "căng" quá tôi và TT Thích Viên Định (Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo) cũng đứng dậy ra về. Khi xuống tới cầu thang, TT Viên Định có nói với tôi : Tôi không ngờ Thầy Tuệ Sỹ lại thất kính với Đức Tăng Thống và HT Viện Trưởng như vậy !

2. Tôi không nhớ là năm nào, TT Tuệ Sỹ và TT Đức Thắng (lúc bấy giờ là Tổng thơ kư Viện Hóa Đạo) có nói với tôi : “Chờ Thủ Tướng Phan Văn Khải về nước (lúc bấy giờ ông Phan Văn Khải công du Mỹ quốc) ḿnh đem danh sách Hội đồng Viện Hóa Đạo lên “Đăng Kư” để Giáo Hội được sinh hoạt dễ dàng”. Tôi nghe thế có hỏi : “Vậy quư Thầy có tŕnh việc nầy lên Cụ Viện Trưởng và Cụ Viện Trưởng có đồng ư không ?” Th́ quư Thầy trả lời “Đồng ư chứ sao không đồng ư” (trong thời gian đó, Công an canh gát Ḥa Thượng rất kỹ, và 2 Thượng tọa Tuệ Sỹ, Đức Thắng cũng không có ai lên thăm HT Viện Trưởng cả).

3. Do quư Huynh Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử (GĐPT) nào đó ở Hải ngoại đề nghị mà TT Tuệ Sỹ cùng với Thầy Thanh Huyền (lúc bấy giờ là Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Thanh Niên) đă tấn phong một số Huynh Trưởng lên Cấp Dũng (trong đó có anh La Thanh Ty, một Huynh trưởng GĐPT ở Đà Nẵng rất chống GHPGVNTN mà không tŕnh và thông qua Ḥa Thượng Viện Trưỏng được biết.

4. Sau khi Huynh trưởng Hạnh Minh - Hồ Tấn Anh tự thiêu để bảo vệ Giáo Hội và lên án Cộng sản đàn áp Nhân Quyền và Tự Do Dân Chủ, tôn Giáo... một số Huynh trưởng Miền Trung có vào gặp TT Tuệ Sỹ xin ra Thông Bạch Truy Niệm, Cầu Siêu, th́ TT nói : “Tự thiêu sao không báo cho Thượng tọa biết ! Tự thiêu như vậy là vi phạm Nhân Quyền !”.

5. Nhiều Thầy và Phật tử ở hải ngoại qúy tài làm thơ và dịch kinh của TT Tuệ Sỹ, cũng như ủng hộ đường lối, lập trường của Tuệ Sỹ trước kia [khi chưa thay đổi], nên khi thấy TT Tuệ Sỹ không có tên trong Hội đồng Viện Hóa Đạo vào năm 2005 nữa, th́ cho rằng HT Viện Trưởng độc tài, loại bỏ Thầy Tuệ Sỹ. Sự thật, HT Viện Trưởng có Chỉ Đạo TT Viên Định mời TT Tuệ Sỹ về Chùa Giác Hoa họp Viện Hoá Đạo, nhưng TT Tuệ Sỹ đă lấy cớ "Nhập Thất" không đến, nhưng sau đó lại đi Nha Trang dự đám tang Ni sư Tâm Đăng viên tịch, nên HT Viện Trưởng đă chỉ đạo cho tôi ra Nha Trang để thỉnh TT Tuệ Sỹ giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Viện Tăng Thống và tấn phong TT lên Ḥa Thượng, nhưng TT đă từ chối và nói : “Tôi đă có hứa làm việc với Thầy Lê Mạnh Thát, hơn nữa tôi đă có đơn từ chức rồi, xin Thầy thưa với HT Viện Trưởng đừng có tấn phong, bổ nhiệm ǵ cả, tôi sẽ có thư từ chối, th́ kỳ lắm....”. Việc TT Tuệ Sỹ từ chức, kéo theo các TT Phước Viên, Đức Thắng, Phước An... đồng loạt xin từ chức ! V́ thế nhiệm kỳ 2005 không có tên của quư TT trên trong Hội Đồng Lưỡng Viện của GHPGVNTN nữa !

6. Khi vừa được Đại Lăo HT thích Huyền Quang và HT Viện Trưởng mời TT Tuệ Sỹ làm Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư Kư VHĐ (cuối năm 1999) th́ Thầy đă nhiều lần yêu cầu tôi không nên liên lạc, tiếp xúc với GS Vơ văn Ái đang đảm đương nhiệm vụ Giám Đốc Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo trong nước !

Có rất nhiều việc, tôi không nhớ hết ! Xin tóm tắt lại mấy việc để anh và quư Phật tử nào, một ḷng trung kiên với lư tưởng và lập trường của GHPGVNTN được biết về hướng đi của TT Tuệ Sỹ. Theo tôi, có nhiều việc TT Tuệ Sỹ khó ḷng chủ động được….”.

III. Tường tŕnh từ Huế về” Mưu đồ của Thượng tọa Tuệ sỹ với GHPGVNTN” của Huynh trưởng Lê Nguyễn Minh Đức :

“... Sau khi không tham gia GHPGVNTN, Thầy Tuệ Sỹ đă nhiều lần vận động tôi (lời HT Thích Thiện Hạnh kể) nghỉ việc. Năm 2007 khi đưa Đức Tăng Thống vào điều trị tại bệnh viện Pháp Việt, tôi về nghỉ tại Già lam, Thầy Tuệ Sỹ nói với tôi rằng : “ Ôn nên nghỉ việc đi, theo Di chúc của Hoà Thượng Huyền Quang mà Bùi Ngọc Đường đọc được th́ Ôn không có chức vụ chi mô. Ôn nghỉ đi và cầu nguyện cho con và Lê Mạnh Thát. Sau nầy chúng con sẽ cung thỉnh Ôn trở lại”. Tôi đă nói cho Thầy Tuệ Sỹ biết rằng tôi làm việc v́ Gíao hội, v́ tấm ḷng của tôi đối với Nhị Vị Lănh Đạo, xin Thầy hăy bỏ luận điệu ấy đi và xin Thầy suy nghĩ cho kỹ về hành động của ḿnh.

“Thế nhưng khi tôi về Huế, Thầy Tuệ Sỹ lại gọi điện ra nhắc lại một lần nữa, sau đó có Bùi Ngọc Đường, Trần Quang Thuận về vận động tôi nghỉ theo ư đồ của Thầy Tuệ Sỹ như tôi đă nói trong bản Phúc Tŕnh Phật Sự của Chánh Thư Kư Viện Tăng Thống đă phổ biến.”

”Tham vọng của Thầy Tuệ Sỹ đă thể hiện qua tiến tŕnh như sau :

- Giai đoạn 1 : Loại bỏ Nhị Vị Lănh Đạo Tối Cao để chiếm vị thế : Như trên chúng ta thấy, từ lâu Thầy Tuệ Sỹ đă có quan hệ với Chính Quyền, nắm bắt được ư đồ của Chính Quyền là muốn loại bỏ Nhị Vị Lănh Đạo Tối Cao. Để gây áp lực với Nhị Vị Lănh Đạo

Thầy đưa ra chiêu bài “đăng kư” Chính Quyền để gài GHPGVNTN vào bẫy, để Nhị Vị Lănh Đạo nản ḷng mà rút lui. Nếu kế hoạch nầy thành công, dĩ nhiên Phó Viện Trưởng Thích Tuệ Sỹ sẽ nghiễm nhiên ngồi vào ngôi vị lănh đạo tối cao GHPGVNTN như cả Thầy lẫn chính quyền mong nuốn.

- Giai đoạn 2 : Không chiếm được vị thế lănh đạo th́ tiếm quyền : V́ không đạt được mưu đồ loại bỏ Nhị Vị Lănh Đạo để làm Viện Trưởng cho nên : Thầy bắt đầu tiếm quyền như quyết định công cử Vụ Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Vụ, quyết định thăng Cấp Dũng, quyết định tổ chức “Gia Đ́nh Phật Tử trên Thế giới” mà không tŕnh cho HT Viện Trưởng biết. Có lẽ Thầy nghĩ rằng Hoà Thượng Viện trưởng sẽ bị quản thúc không có ngày tự do, cho nên dù có biết, Hoà Thượng cũng chẳng làm ǵ được.

- Giai đoạn 3 : Không tiếm quyền được, Thầy bèn phá rối cho Giáo hội tan nát : bằng cách nhũng nhiễu chức vụ, vận động Quí Tổng Vụ trưởng đồng loạt từ chức… để cho Gíao hội không có nhân sự mà phải đi đến chổ tan ră.

- Giai đoạn 4 : Khi Giáo hội tan ră, Thầy sẽ đứng ra tổ chức lại Gíáo hội : Đây là tham vọng cuối cùng. Tham vọng nầy đă thể hiện trong câu nói khi Thầy vận động Ḥa thượng Thiện Hạnh nghỉ việc : “Ôn nghỉ việc đi rồi cầu nguyện cho con và Lê Mạnh Thát, sau nầy chúng con sẽ cung thỉnh Ôn trở lại”.

V́ tham vọng ấy mà Thầy đă im lặng ( hay nói cách khác là ngấm ngầm hổ trợ ) để cho Thân Hữu Già Lam, Về Nguồn, Tăng Ni Hải Ngoại suy tôn Thầy, tích cực chống lại GHPGVNTN. V́ tham vọng ấy mà Thầy bảo bọc nuôi dưỡng, dạy dổ Gia Đ́nh Phật Tử của nhóm Nguyễn Châu - Bạch Hoa Mai để hậu thuẩn cho Thầy hôm nay và mai sau”.

------------------------------

Cảnh giác với thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc

 

Nguyễn Trọng Vĩnh

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người có 13 năm làm Đại sứ tại Trung Quốc trong những năm mối quan hệ giữa hai nước đang từ anh em trở thành cừu thù, là người có thẩm quyền hơn ai hết trong việc đo lường bụng dạ nông sâu của nước lớn láng giềng phương Bắc, cũng là một trong những bậc lăo thành cách mạng có mối quan tâm đặc biệt đến sự “hiện diện” bằng nhiều phương cách của Trung Quốc trên đất nước chúng ta hôm nay. Thiếu tướng lại vừa gửi đến chúng tôi bài viết nóng hổi dưới đây, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. (Bauxite Việt Nam)

 

Có thể nói bành trướng là một bản chất bất biến của những người cầm quyền Trung Quốc, một sản phẩm mang tính Đại Hán được kế thừa nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác và phát triển đến mức ngang ngạnh nhất cùng với Nhà nước Trung Hoa hiện đại

I. Thủ đoạn bành trướng cứng (bằng lực lượng vũ trang) của Nhà nước Trung Hoa th́ Việt Nam cảm thấy rơ hơn ai hết. Năm 1974, họ dùng lực lượng mạnh hơn đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.  Năm 1979 họ đem nửa triệu quân xâm lược các tỉnh biên giới Việt Nam, tuy bị quân dân ta phản kích phải rút lui nhưng nhiều điểm cao sát bên kia th́ vẫn nằm lỳ và giở chiến thuật lấn đất, đắp bờ kè trên sông, nhổ cột mốc thừa cơ cắm dịch sâu vào đất ta để tranh từng tấc sông ngọn núi của ta, khiến cuộc đàm phán về đường biên giới giữa hai nước biến thành một cuộc đấu tranh giai dẳng kéo dài – có thể nói là dài nhất trong lịch sử mọi cuộc thương thuyết biên giới ở Việt Nam từ trước đến nay – mà sự lỳ lợm ranh ma của đối phương trong việc hoạch định đường biên giới trên thực địa khiến các đoàn công tác của chúng ta nhiều lúc phải đối phó hết sức vất vả (xem Wikipedia: Vấn đề lănh thổ biên giới Việt Nam – Trung Quốc). Năm 1988 họ chiếm một số băi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, dùng chiến hạm đánh đắm tàu và giết hại 74 chiến sỹ Việt Nam ra tiếp tế cho quân đồn trú của Việt Nam giữ quần đảo Trường Sa của ḿnh. Họ lại tự ư vẽ một cái “lưỡi ḅ” xâm phạm hải phận quốc tế và bao chiếm gần hết biển Đông. Như thế mà mồm họ cứ nói rất giẻo là Trung Quốc muốn bắt tay với các nước để xây dựng một thế giới hài ḥa, làm sao mà ai nghe được.

Nhắc lại một lần nữa về quần đảo Hoàng Sa. Từ đời vua Minh Mạng thứ 15, đă có sắc chỉ ban cho Đội trưởng Hải đội quân Hoàng Sa, phái Hải đội ra Hoàng Sa t́m kiếm hải sản, coi giữ các đảo và cắm bia khẳng định chủ quyền của nước Đại Nam (Việt Nam ngày nay). Tại đảo Lư Sơn thuộc Quảng Ngăi hiện c̣n miếu Âm Linh, nơi đó dân chúng và Triều đ́nh tế sống các thành viên Hải đội Hoàng Sa trước khi xuất phát. Thời Pháp thuộc th́ Hoàng Sa do một phân đội quân Pháp đóng giữ. Thời Việt Nam Cộng ḥa th́ Hoàng Sa thuộc quyền cai quản của một phân đội quân  VNCH. Thử hỏi có bóng dáng một người Trung Quốc nào trên băi “cát vàng” này trong suốt những thời kỳ dài như vậy?

Cho dầu Trung Quốc có lục hết mọi kho thư tịch cũng không t́m ra được cứ liệu cổ xưa nào ghi danh Hoàng Sa thuộc lănh thổ của họ. Ngay cả tấm bản đồ mà tướng Đặng Chung, Tổng binh trấn thủ Quỳnh Nhai (đảo Hải Nam) vẽ cũng ghi Hoàng Sa là thuộc An Nam (Việt Nam). Bí quá, gần đây họ lại bày tṛ “khảo cổ” khai quật Hoàng Sa “t́m thấy tự liệu văn vật Trung Quốc” ḥng chứng minh cái gọi là chủ quyền. Nhưng tư liệu khảo cổ đâu có thể là tiêu chí để xác định chủ quyền quốc gia của bất cứ nước nào. Chưa nói là những “tư liệu văn vật” mà họ rêu rao, có ai chứng minh được là thật hay giả.

Sự thật rành rành là vậy mà họ luôn luôn trơ tráo lu loa rằng Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và Nam Hải (biển Đông) thuộc chủ quyền của TQ “không thể tranh căi”! Báo chí của Trung Quốc c̣n nói bừa rằng năm 1974 họ “phản kích” “giành lại” Tây Sa (Hoàng Sa), “đẩy lui” Việt Nam, Malaysia, Philippin “xâm chiếm”, “phá hoại” Nam Sa (Trường Sa) (?!). Rơ là giọng lưỡi kẻ mạnh “vừa ăn cướp vừa la làng”!!

Tham vọng bành trướng cứng của TQ c̣n lộ rơ trên tạp chí Hoàn cầu thời báo ngày 18/03/2009 và trên “Đài Phượng Hoàng” của Trung Quốc ngày 09/12/2009, qua các bài báo của các tác giả Đới Hy, Mă đinh Thịnh, Tống hiếu Quân. Trích một đoạn sau đây: “Quân đội của chúng ta cần thiết lập căn cứ quy mô lớn tại Nam Sa (Trường Sa) để bảo vệ việc phát triển nguồn tài nguyên tại Nam Hải (biển Đông), thiết lập căn cứ quân sự trên quần đảo Nam Sa với các cơ sở dành cho máy bay trực thăng và các loại h́nh tác chiến khác… Tây sa (Hoàng Sa) có sân bay, máy bay vận tải, chiến đấu, tiếp dầu, có thể hạ, cất cánh tại đây, hệ thống ra-đa tiên tiến, là một căn cứ quân sự lớn, cộng thêm khi Trung Quốc có hàng không mẫu hạm th́ toàn bộ khu vực Nam Hải (biển Đông) sẽ nằm trong sự khống chế của Hải quân và không Quân Trung Quốc. Như vậy có thể nh́n thấy tương lại Trung Quốc có thể thu hồi toàn bộ các đảo ở Nam hải rồi”.

Dă tâm đến thế mà những người nắm quyền ở Trung Quốc vẫn luôn mồm nói “hữu nghị” ngọt xớt, nhất là đối với Việt Nam để phỉnh phơ những người nhẹ dạ. Ai trong số 85 triệu dân chúng và quan chức nước ta có thể mắc vào “mồi nhử” này được nhỉ?

II. Song song với bành trướng cứng, dựa vào khối dự trữ ngoại tệ rất lớn, những người cầm quyền Trung Quốc hiện đương triển khai thủ đoạn “bành trướng mềm” (bằng đô la). Họ tung tiền ra mua (hoặc thuê dài hạn 50 năm) đất đai, hầm mỏ, núi rừng của các nước nghèo ở Châu Phi, châu Á. Họ đưa người của họ đến khai thác trồng trọt, khai phá, làm nhà, đem vợ con đến hoặc lấy vợ người bản địa, 50 năm sinh con đẻ cháu sẽ thành những làng Trung Hoa, thị trấn Trung Hoa là lănh địa của họ trong ḷng nước sở tại, vô h́nh trung quốc gia hữu quan mất đứt một phần lănh thổ. Khu kinh tế đặc biệt Ḅ Tèn thuộc tỉnh Luông Nậm Thà của Lào chỉ mấy năm lại đây có casino, khách sạn, nhà nghỉ, các cửa hàng… phần lớn là của người TQ, một số ít người Lào chỉ làm các việc như vệ sinh, dọn dẹp, khuân vác… Với 97% dân số là người TQ th́ tự nhiên huyện Ḅ Tèn trở thành một thành phố nhỏ của Trung Quốc, c̣n cựa vào đâu được nữa.

Họ viện trợ không hoàn lại cho nước nghèo để được hàm ơn, từ đó dễ xâm nhập và chi phối. Họ c̣n nham hiểm đến mức “mua” cả người, là những người có chức quyền nào đó, hoặc có vai vế để dễ đàng hoạt động, bằng cách tặng, biếu, đăi đằng, phỉnh nịnh tâng bốc, nếu mua được những người đứng đầu quốc gia – cái đích ngắm lớn nhất của họ – th́ họ tha hồ tự tung tự tác.

Ở Việt Nam họ đă vào được Tây Nguyên, vị trí chiến lược xung yếu số một của nước ta để khai thác bauxite. Gần đây họ lại cùng Hồng Kông, Đài Loan mua (hoặc thuê dài hạn 50 năm) 264 ngàn hecta rừng trong đó có cả một phần rừng đầu nguồn, của các tỉnh từ Quảng Ninh đến B́nh Dương, nói là để trồng nguyên liệu. Chưa biết họ trồng nguyên liệu ǵ, có trồng hay không, nhưng đă mua được th́ họ tự do chặt phá (trong khi ta phát động trồng rừng). Hàng mấy trăm ngàn hecta rừng  nhất là rừng đầu nguồn mà bị chặt phá th́ đến mùa mưa, lũ lụt vô cùng lớn chắc chắn sẽ gây tai họa khủng khiếp cho dân, phá hoại đường sá, cầu cống, mùa màng. Mùa khô,  nước các sông sẽ cạn kiệt, hoa màu thiếu nước tưới, các công tŕnh thủy điện thiếu nước khó hoạt động. Mặt khác cần phải nghĩ tới việc họ sẽ có thể khai thác tài nguyên khoáng sản quư dưới ḷng đất mang về nước họ. Nhưng c̣n quan trọng hơn nữa là trong các khu rừng rộng lớn ấy sẽ chứa đựng bao nhiêu người Trung Quốc sang khai thác rừng và làm ǵ nữa, có vũ trang không, ai mà biết được. Trách nhiệm thuộc về ai trong mối hiểm họa vô cùng đáng sợ này? Chưa thấy những người cầm cân nẩy mực có câu trả lời.

Đây không chỉ là hành động bành trướng mà là sự phá hoại kinh tế, phá hoại môi trường, phá hoại đời sống của nhân dân và phá hoại an ninh đất nước  một cách gớm ghê, thâm hiểm.

Ở đồng bằng và ven biển nước ta, Trung Quốc sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra cạnh tranh với các nước, đầu tư xây dựng công tŕnh, xí nghiệp và một khi trúng thầu xây dựng nhiều công tŕnh (trên thực tế họ đă trúng thầu khắp từ Bắc, Trung, Nam, nhưng h́nh như chưa một cơ quan có trách nhiệm nào thống kê xem con số là bao nhiêu), họ đưa ồ ạt lao động của họ vào, cộng với vô số người Trung Quốc vào theo đường du lịch. Thế là từ trên rừng đến đồng bằng, ven biển có hàng vạn người Trung Quốc tự do cư trú, đi lại không kiểm soát được, tạo thành đạo quân thứ 5 của những người cầm quyền Trung Quốc.  Mối nguy tiềm ẩn ra sao tưởng không cần phân tích cũng đă rơ!

Trước những hành động của “Ông láng giềng hữu nghị” trên biển Đông cũng như trên đất liền Việt Nam,  hàng triệu người Việt Nam yêu nước đang rất bức xúc và sôi gan. Chúng ta phải làm ǵ đây?

Ngày 25-2-2010

Nguyễn Trọng Vĩnh

Số 23, ngơ 5, Hoàng Tích Trí, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập 02-03-2010

* * *

Câu chuyện đầu năm:

2009: Năm hoành hành của những       “ kẻ lạ ”

Nguyễn Hưng Quốc

 

Năm 2009 ở Việt Nam có ǵ đáng chú ư và đáng lưu giữ trong kư ức của người Việt?
Có nhiều, nhưng theo tôi, sự kiện nổi bật nhất là sự hoành hành của những kẻ lạ.
B́nh thường, gặp một câu viết như thế, câu hỏi đầu tiên loé lên trong óc người đọc sẽ là: “kẻ lạ” ấy là ai? Tuy nhiên, riêng trong trường hợp này, điều thú vị không nằm trong chữ “kẻ lạ”. Mà là ở chữ “lạ”.

Nhưng chẳng lẽ lại hỏi “lạ” là ǵ?
Chữ “lạ” ấy rơ ràng không xa lạ ǵ đối với người Việt Nam. Trong Từ điển An Nam Lustitan-Latinh của Alexandre de Rhode xuất bản lần đầu từ năm 1651, đă có chữ “lạ” này rồi. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của xuất bản từ năm 1895 cũng có. Trong Truyện Kiều, chữ “lạ” xuất hiện 23 lần, trong đó lần thứ nhất nằm ngay ở mấy câu mở đầu, thâu tóm hầu như toàn bộ chủ đề của tác phẩm được Phạm Quỳnh xem là “quốc hoa”, “quốc hồn”, “quốc tuư” của Việt Nam: “Lạ ǵ bỉ sắc tư phong”.
Tất cả những chữ “lạ” ấy đều có ư nghĩa khá giống nhau: mới, không quen, chưa từng biết, khác thường, dị thường, v.v…
Thế nhưng, đến năm 2009 vừa qua, chữ “lạ” này lại được sử dụng một cách vô cùng khác lạ, nếu không nói là quái lạ.
Quái, v́ nó được dùng để chỉ một điều hầu như ai cũng biết. Từ vị thế phản nghĩa, nó bỗng dưng trở thành đồng nghĩa với chữ “quen”.

Chữ “lạ” được dùng một cách quái lạ như vậy xuất hiện lần đầu tiên vào giữa năm 2009 lúc một số tàu đánh cá Việt Nam bị “tàu lạ” tấn công ngay trong vùng lănh hải của Việt Nam. Các vụ tấn công lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều cảnh huống khác nhau. Tàu đánh cá đang dừng lại nghỉ đêm, bị “tàu lạ” nhào đến húc. Tàu đánh cá đang giăng lưới vào ban ngày ban mặt, “tàu lạ” cũng xông vào húc ch́m rồi phóng chạy, mặc kệ các ngư dân gào thét kêu cứu. Tàu đánh cá gặp băo, nháo nhào t́m nơi lánh nạn cũng bị “tàu lạ” nhẫn tâm lao vào húc.
Không kể những người bất hạnh bỏ xác ngoài đại dương, những ngư dân may mắn được cứu, đều thấy rơ các chiếc “tàu lạ” đâm vào tàu ḿnh. Họ thấy và họ biết đó là những chiếc tàu nào, của ai. Vậy mà, khi tin tức được loan tải trên các cơ quan truyền thông công cộng, từ miệng những người có quyền có chức, đại diện cho quốc gia, chúng lại bị biến thành “tàu lạ”.

Sau đó, những chiếc tàu lạ ấy không thèm giấu giếm tung tích. Chúng lao thẳng đến các tàu đánh cá Việt Nam, súng ống tua tủa, bắt các ngư dân Việt Nam chở về một cái đảo “lạ”, rồi đ̣i tiền chuộc. Tiền th́ không thể 1à tiền lạ được. Tiền, muốn có giá trị, phải được sử dụng; để được sử dụng, nó phải có danh tính đàng hoàng.
Danh tính của nó: nhân dân tệ!
Tiền th́ quen, quen lắm. Ai cũng biết. Vậy mà những chiếc tàu ngang ngược bắt người rồi đ̣i tiền chuộc ngay trong lănh hải của Việt Nam vẫn cứ là tàu... lạ.
Như vậy, từ năm 2009, chữ “lạ” có thêm một ư nghĩa mới: biết mà không dám nói.
Tại sao không dám nói?

Nhà báo Huy Đức ở Việt Nam trả lời thẳng thừng: V́ hèn!

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc cũng dùng chữ “hèn”, rồi bồi thêm một chữ khác nữa, gốc Hán Việt: “khiếp nhược”. Ông viết, giọng đầy bức xúc: “Báo chí Việt Nam thậm chí không dám nêu tên bọn lưu manh Trung Quốc đă ngang ngược đâm vào tàu đánh cá Việt Nam, mà chỉ nói “tàu lạ”. Tại sao không nói thẳng là tàu Trung Quốc? Chẳng lẽ ḿnh hèn đến nổi không dám nêu tên những kẻ lưu manh sát nhân, mà chúng th́ lại nêu đích danh Việt Nam? Chưa thấy trong lịch sử Việt Nam, có thời nào mà Việt Nam khiếp nhược như thế.”
Nói cách khác, “lạ” có nghĩa là biết mà không dám nói v́ hèn.
Nhưng đến những tháng cuối cùng của năm 2009, có một chút chuyển biến trong ư nghĩa của chữ “lạ”. Dấu mốc của chuyển biến này có lẽ nằm trong bức thư gửi độc giả của nhóm điều hành trang mạng bauxitevietnam.info. Bức thư có một đoạn như sau:

“Bạn đọc yêu quư

Chúng tôi đă định giấu kín mọi khó khăn, cố vượt qua thử thách, cũng là để tự vượt lên ḿnh. Nhưng đă không thể nào giấu nổi trước con mắt tinh tường của rất nhiều anh em bè bạn vẫn ngày ngày ghé thăm trang mạng.
Quả thật từ khi ra đời đến nay, trang Bauxite Việt Nam đă bị đánh phá ác liệt đến không dưới 5 lần, bởi những nhóm người lạ mặt. Không ai dám chắc đây là một nhóm v́ họ đánh bằng nhiều cách. Có khi họ xâm nhập trang quản trị mạng và thay đổi hẳn phần h́nh ảnh trong một bài nào đó bằng h́nh ảnh của hải quân Trung Quốc. Có khi họ khống chế để bạn đọc không tài nào vào được trang chủ, biến trang chủ thành trang trắng. Lại có khi họ thay đổi mật mă khiến anh chị em biên tập viên “mất dấu”. Nhưng lần này là tệ hại nhất: họ chưa vội làm ǵ ngoài việc khóa chặt một số bài không cho bạn đọc truy nhập và đặt trang quản trị mạng dưới sự giám sát 24/24, có lẽ để ngầm chuyển nội dung về một trung tâm nào đó. Họ quả có nhiều thủ đoạn khó lường.”
Một, hai tuần sau khi tấn công trang Bauxite Việt Nam, nhóm người “lạ mặt” ấy lại tấn công tờ Talawas Blog do nhà văn Phạm Thị Hoài chủ trương tại Đức.
Xin lưu ư, cùng xuất hiện trong năm 2009, Bauxite Việt Nam và Talawas Blog là hai trang mạng độc lập được nhiều người đọc nhất của Việt Nam. Theo Alexa.com vào chiều ngày 30.12.2009 (giờ Úc),

bauxitevietnam.info được xếp hạng 32,429 trong khi talawas.org được xếp hạng 57,324 trên khắp thế giới.
Không những được đọc nhiều, cả Bauxite Việt Nam và Talawas Blog được bạn đọc đánh giá cao, được xem là những diễn đàn quan trọng của giới trí thức Việt Nam từ trong đến ngoài nước. Đó cũng là những cơ quan truyền thông hữu ích cho quá tŕnh vận động dân chủ cho Việt Nam.

Vào những ngày cuối cùng của năm 2009, nhóm người “lạ mặt” ấy tiến xa hơn một bước: giả mạo thư từ của nhà văn (Châu Diên) Phạm Toàn và nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi, hai trong ba người chủ trương và điều hành trang bauxitevietnam.info. Giả mạo xong, chúng lại gửi các email đó đi khắp nơi để gieo rắc tiếng xấu hoặc ít nhất, sự nghi ngờ và hoang mang, để làm mất uy tín của những người dám nói thẳng, nói thật có thể có hại cho chế độ toàn trị.
Thư gửi bạn đọc của nhóm Bauxite Việt Nam nói là “lạ mặt” nhưng thật ra, chỉ “lạ” thôi. Trên internet, làm ǵ thấy mặt? Tin tặc, nhất là tin tặc có tổ chức, bao giờ cũng vô h́nh. Tuy nhiên, cũng như đối với các “tàu lạ”, trong trường hợp này, những người viết cũng như độc giả khắp nơi nói chung thừa thông minh để hiểu nhóm người lạ ấy là ai.
Nói là “lạ”, nhưng thật ra, chúng quen lắm.
Có điều, chữ “lạ” ở đây không dính líu ǵ đến ư nghĩa ban đầu là quen hay không quen, biết hay không biết. Nó cố t́nh lặp lại chữ “lạ” trong “tàu lạ” được nhà nước sử dụng vào giữa năm 2009. Nó được dùng để nhắc nhở mọi người về cái hèn của những kẻ phát minh ra chữ “tàu lạ” ấy.

Bởi vậy, có thể nói một cách tóm tắt, “lạ”, ở đây, chỉ có nghĩa là hèn.
Nhóm người lạ chỉ có nghĩa là đám người hèn.

Từ cái hèn của người phát ngôn (trong trường hợp chữ “tàu lạ”) đến cái hèn của những kẻ bị ám chỉ (đám tin tặc), chỉ trong ṿng nửa năm, chữ “lạ” đă bị thay đổi ư nghĩa đến khủng khiếp.
Phải không các đồng chí ở cái đảng “lạ” tại Việt Nam hiện nay?

Nguyễn Hưng Quốc. Nguồn: VOA

* * *

Năm Dần nói chuyện Cọp:

ASEAN và các quốc gia Tiểu Hổ của Đông Nam Á.

Phát triển trong những nghịch lư.

 

Phan Văn Song

Những tháng cuối năm 2009, Đông Nam Á được thời sự thế giới chú ư đến một cách đặc biệt. Những đề nghị của Úc, những đề nghị của tân thủ tướng Nhựt Yukio Hatoyama để biến ASEAN thành một thị trường chung như thị trường Châu Âu, là những đầu đề nóng bỏng cho những chuyện thời sự cuối năm. Rồi với những đề nghị những cuộc họp ASEAN +3 (Trung Cộng, Nhựt Bổn, Đại Hàn) Đông Á cũng muốn nhảy vào sống chung với Đông Nam Á. Những quốc gia Tiểu Long (Đông Á) cũng muốn « ăn có » hay « xí phần » của những quốc gia Tiểu Hổ ?  Nhưng ASEAN +3 cũng có nghĩa là ASEAN có chút máu Tây, ASEAN +3 là ASEAN cộng ANZUS (Australia, New Zealand, USA) ba  anh Tây của Thái B́nh Dương, bổn cũ lặp lại của thời chiến tranh lạnh be bờ của SEATO (Liên Pḥng Đông Nam Á) + với ANZUS dạo nào.

ASEAN+3 Đông Á hay ASEAN+3 Tây ? ASEAN cô dâu quá đẹp, lấy Tây hay lấy Tàu ?  Đường  t́nh duyên  trắc trở, Đông Nam Á sao giống Việt Nam quá vậy, thân phận Thúy Kiều, yêu Kim Trọng, nhưng v́ nghèo, v́ gia đ́nh, chỉ có một đường duy nhứt là bán ḿnh, nhưng bên thằng Tây bên thằng Tàu ? ....

Đại Văn Hào Nguyễn Du tài t́nh lấy chuyện Kim Vân Kiều để kể tâm sự đời ḿnh đă vô t́nh biến Kim Vân Kiều làm điển h́nh cho vận mạng đất nước Việt Nam. Nhưng  Cụ Nguyễn Du kết luận câu chuyện dễ dàng là cho Thúy Kiều trầm ḿnh tự tử nhưng được Phật cứu mạng. Vận mạng Việt Nam ta không thể tự tử được v́ đă trầm ḿnh xuống sông Tiền Đường là đă theo Đảng Cộng sản quốc tế, ngày chỉ c̣n nhờ Phật Bà cứu rỗi thôi. Mong thay !

Thôi hăy trở về Đông Nam Á và các quốc gia Tiểu hổ:

Đông Nam Á có thể tự lực tự cường không ? Một thị trường chung Đông Nam Á có thể đương đầu với hai anh láng giềng khổng lồ trung khu vực là Ấn Độ và Trung Cộng không ? Một bên Con Voi, một bên Con Rồng, liệu những Con Cọp Nhỏ có thể sống nỗi không ?

C̣n Việt Nam ta ? trong thế địa lư tiền đồn chiến lược be bờ cho một tham vọng bành trướng bá quyền của Trung Cộng về phương Nam mỗi ngày một hung hăng, làm sao giữ được độc lập, tự túc, tự cường ? Làm sao giữ được lănh thổ, lănh hải, biên giới, hải đảo ...?

Năm Con Cọp nầy là năm bản lề.

Nền kinh tế  thế giới, sau cơn bệnh  khủng hoảng trầm thoái kinh tế 2008-2009, cần một thời gian để phục hồi, những biện pháp của những ông nhà nước khối Tư bản chủ nghĩa Âu Mỹ để cứu văn như:  một mặt cho  cho vay (tức phải in thêm tiền) và bảo trợ những công ty tài chánh, và thứ hai là bung những gói kích cầu ra để bù trừ cho sự giảm mức tiêu thụ gây ra bởi knh tế đ́nh trệ, nạn thất nghiệp, sự suy giảm tín dụng trong tiêu thụ. G7, rồi G20, họp để cứu ứng nền kinh tế thị trường coi ṃi không phải lúc nào cũng suôn sẻ.

2010 là năm người bệnh kinh tế thế giới đang cần thời gian để dưỡng bệnh, nhưng khổ thay dân chúng thế giới không c̣n thời gian và nhẫn nại để chờ đợi nữa.

Ngày nay thế giới đă có 1 tỷ người đang đói, Hội Nghị Thượng đỉnh FAO (Food and Agriculture Organization -Tổ Chức Quốc Tế Lương thực và Nông Nghiệp Thế giới) trong hai ngày từ 16 đến 18 tháng 11  năm 2009 không được một vị nguyên thủ quốc gia nào của nhóm G7 hay G20 ǵ chú ư đến.

Vậy th́ thử hỏi.

Vai tṛ của Mỹ ?  Chuyến Á du của Tổng Thống Obama trong dịp cuối năm 2009 sẽ đem lại ǵ cho  Hoà b́nh thế giới ? (cho đúng với mong ước của các thành viên Hội đồng giải Nobel khi quư vị nầy quyết định trao giải Nobel Ḥa B́nh cho Tổng Thống Obama của nước Mỹ ! ). Và sẽ đem lại ǵ cho Ḥa B́nh và cân bằng kinh tế hay chánh trị ở ASEAN.

C̣n Việt Nam ta ?

Những tuyên bố lay hoay của Vị Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ về những hoạt động thăm ḍ khoa học trên Biển Đông hay trên Tây Thái B́nh Dương, bất kể những vùng ấy đă được Trung Cộng xem là thuộc vùng đặc nhiệm kinh tế (ZEE) của ḿnh, hay hiện tượng gởi một Hải quân Trung tá gốc Việt Nam chỉ huy một khu truc hạm tối tân đến thăm Việt Nam để tạo một điển h́nh, hù anh láng giềng phương Bắc của Việt Nam, chỉ có giá trị của những lời tuyên bố hay một cuộc viếng thăm hữu nghị ( kể cả những cử chỉ nho nhỏ, marketing quảng cáo lấy ḷng dư luận, kiểu Tổng Thông Clinton đi ăn phở hay Trung Tá  Hùng đi ăn bún ḅ Huế  – Phở khu Eden và Bún ḅ Huế ở Cali ngon và sạch sẻ gấp vạn lần Phở và Bún ḅ ở Việt Nam -. Lúc xưa, cựu Tổng Thống  Việt Nam Cộng Ḥa Nguyễn Văn Thiệu có cả lá thư của một cựu Tổng Thống Huê Kỳ cùng thời  hứa sẽ không bao giờ bỏ rơi miền Nam Việt Nam, như một lá bùa hộ mệnh cho miền Nam ....  kết quả thế nào... chúng ta cũng đă biết... V́ chúng ta là những nạn nhơn của những hứa hẹn ấy !).

« Những lời hứa hẹn chỉ có hiệu lực với những ai tin vào những lời hứa hẹn ». (Jean de La Fontaine).   

Hiệp Hội ASEAN:

Cũng nên nhắc lại ASEAN thoát thai từ tổ chức Liên Pḥng Đông Nam Á – SEATO - thời chiến tranh lạnh, để cùng các đồng minh  của Việt Nam Công Ḥa Mỹ, Úc Châu, Tân Tây Lan của khối ANZUS be bờ chống họa xâm lăng đỏ của Trung Cộng và tay sai Cộng sản Bắc Việt. Năm 1967, tại Bangkok  năm quốc gia: Thái Lan, Indônêsia, Mă Lai Á, Singapore và Phi Luật Tân quyết định tạo ra một Hiệp hội không có tính cách quân sự như Liên Pḥng Đông Nam Á, tạo sự gắn bó liên hệ tương tác phát triển kinh tế, văn hóa, xă hội, khoa học, hành chánh.... hầu giữ vững nền an ninh và ḥa b́nh cho vùng (Hiến chương và tinh thần Bangkok 1967). Sau chiến tranh Việt Nam, Brunei (1984)gia nhập.  Sau ngày Cộng Sản quốc tế sụp đỗ, Việt Nam (1995), Miến Điện, Lào (1997) và Cao Miên (1999) nhập cuộc. Hiện nay tất cả là 10 quốc gia.

Muời quốc gia, nhưng mười phương thức tổ chức khác nhau, không đồng gốc tôn giáo, không đồng gốc văn hóa, .... đồng sàng nhưng dị mộng. Mâu thuẩn và nghịch lư đầy rẩy. Cũng v́ khác biệt nhau nên tất cả đểu đồng ư là không ... được phép nói chuyện của nhau. Việt Nam độc tài độc đảng đàn áp dân chủ ASEAN no care, không cần, Miến Điện và Cao Miên quân phiệt, ASEAN no care, không màng, Brunei Thái Lan quân chủ lập hiến, ASEAN cũng no care, không ư kiến, Phi Luật Tân và Indônêsia bầu cử thiếu dân chủ, ASEAN lại càng no care làm ngơ, và  no comment luôn! C̣n rủi ro khi có hai hội viên xung đột như Thái lan và Cao Miên vừa qua,  th́ ASEAN .... chỉ biết  chắc lưỡi làm tiếc ! . (Số là Cao Miên mời cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra  làm cố vấn. Ông Thasin bị Thái lan truy nă về tôi tham nhũng, Thái đ̣i Cao Miên dẫn độ, Thủ tướng Hun Sen của Cao Miên không đồng ư. Thái Lan  chơi tới luôn, hai quốc gia hội viên triệu hồi Đại sứ về. Cũng may, thế kỷ XXI không có cái màn chém Sứ quân, nếu không hai cái đầu của hai Sứ thần nầy, nếu sống  dưới thời Chiến Quốc hay Tam Quốc đă rụng rồi).

ASEAN rất có nhiều tham vọng, tham vọng đầu tiên là tham vọng kinh tế. Muốn tất cả các hôi viên của hiệp hội thành những quốc gia Tiểu Hổ, như những quốc gia từng được gọi là Tiểu Long của vùng Đông  Á ( Đại Hàn, Đài Loan và ngày nay Trung Cộng). Nhựt Bổn từ lâu đă được thế giới đưa vào hàng quốc gia phát triển kiểu Âu Mỹ rồi. C̣n Ấn Độ thường được gọi là Con Voi nhỏ (Tiểu Tượng).

Đông Nam Á những xă hội  quốc gia khép kín  hội nhập vào một nền kinh tế quốc tế mở:

Đông Nam Á là nơi gặp gở giữa hai hướng kinh tế và chánh trị khác nhau. Một nền kinh tế quốc tế mở,  sống động,  hổn loạn của Toàn cầu Hóa và  các thể chế chánh trị rất quốc gia khép kín và rụt rè của các quốc gia  Đông Nam Á Chấu. Một bên là những tỷ lệ phát triển kinh tế, sản lượng gia tăng tạo thêm giàu có,  của cải vật chất, ổn định  an ninh, củng cố  giáo dục, một bên những bộ máy chánh trị xơ cứng hẹp ḥi chống mọi thay đổi tư tưởng hay hướng đi  của chánh trị xă hội mà việc phát triển kinh tế đang đ̣i hỏi. Mặc dù với những mâu thuẩn ấy, Đông Nam Á cũng đă phát triển nhờ kiểm soát được, và rất chừng mực những mâu thuẩn  ấy trong ṿng gần 30 năm, từ những năm 1960 cho đến khoảng những năm 1990. Nhưng từ khi những xă hội nông thôn càng ngày càng thành thị hóa, người dân càng có kiến thức  và càng có chuyên môn,  cái hố sâu  giữa phát triển kinh tế và bộ máy chánh trị càng ngày càng bị đào sâu.

Phương cách kinh tế nầy có thật sự đem lại Phát triển và Tăng trưởng không ?

Tỷ lệ tăng trưởng đơn thuần mà nói, th́ có; nhưng tăng trưởng không mang lại những cơ chế cốt yếu như Sức Đầu tư hay Phát triển kỹ nghệ – xin phép viết hoa v́ đấy là những dữ kiện cốt yếu.  Nếu chúng ta đi sâu vào vấn đề, chúng ta sẽ nhận thấy mô h́nh phát triển của nền kinh tế Đông Nam Á  một, rất lệ  thuộc đến các phần tử ngoại quốc, hai chỉ chuyên nhiệp đến vài loại ngành nghề và cuối cùng rất hạn chế về địa lư, chỉ vài vùng đặc biệt chuyên nghiệp thôi.

Chúng ta chớ quên rằng lá phổi của Đông Nam Á là nông nghiệp, một quốc gia như Thái Lan,  60 %  dân số sống ở nhà quê. Nếu ḿnh muốn khách quan, cố gắng vẽ một bức tranh sanh hoạt sống động của nền kinh tế Thái Lan chúng ta có thể nói - với tới cả những dè dặc do sự đa dạng của các sự bang giao  giữa các quốc gia trong vùng -  và do ngay tại Thái Lan - là Thái Lan ngày nay  hôi nhập vào tuồng hát kinh tế quốc tế , nhưng với những tài tử nội địa.

Nhưng đó là h́nh ảnh chung của phần đông các quốc gia Đông Nam Á.

Đông Nam Á: pḥng thí nghiệm hay tấm gương phản chiến những hiệu quả của Toàn  Cầu Hóa ? 

Được huấn luyện và sanh hoạt ở  Âu Châu, ở Huê kỳ hay ở Úc Châu, người Việt Nam Hải ngoại chúng ta thường  hay xuất cảng  những sơ đồ, những quan niệm suy nghĩ kể cả những tập tục về phát triển kinh tế nhờ vào Toàn Cầu Hóa, và chúng ta cũng mong, với  lư do ích kỷ  là có các quyền lực liên hệ bổ túc cho nhau, làm sao Toàn Cầu Hóa vẫn giữ được cái dạng, cái mô h́nh đó măi măi.

Nhưng thử đặt một câu hỏi, nếu Toàn Cầu Hóa  thật t́nh là cần thiết, những véc-tơ, những vai tṛ, những tài tử nào đă được xử dụng một cách đúng đắn ? Có hay  không ?

Toàn Cầu Hóa nền kinh tế, nhưng cái giá xă hội trả có mắc không ? 

Cả cái giá chánh trị nữa ? Những từ ngữ như Độc lập chánh trị, Dân Chủ, Nhơn quyền, Tự do, quyền người dân tự quyết  định số phận chánh trị và kinh tế ḿnh (auto – détermination) gọi tắc là  quyền tự quyết.... được hiểu thế nào, xử dụng thế nào ?

C̣n cái giá tài chánh ? Chúng ta đă nh́n thấy rơ từ hai cuộc khủng hoảng 1997 tại Á Châu và 2008-2009  trên toàn thế giới.

Nhưng chúng ta quên hẳn cái giá của Con Người. Con người đă bị bỏ quên, ngay cả những nước tiền tiến Âu Mỹ. Bằng chứng ngày hôm nay (cuối năm 2009 – đầu năm 2010) 1 tỷ dân trên thế giới đang bị nạn đói. 1 người trên 6 người trên thế giới đang bị đói. Cứ mỗi 6 giây (đếm từ từ 1,2,.. đến 6), trên thế giới một em bé đang răy chết v́ đói.

Khủng khiếp ! 

Vai tṛ « con người » trong nền kinh tế toàn cầu hóa bị bỏ quên. Nhơn danh Toàn Cầu Hóa, một quan niệm làm ăn phát triển kinh tế hay thương măi qua một hệ thống Tín dụng dễ dăi nhưng  chật chội đầy cạm bẩy, khó xoay trở . Giới đâu tư tư bản  bị  thiệt tḥi đă đành, nhưng toàn bộ xă hội bị thiệt tḥi nặng hơn ( khủng hoảng do subprimes, năm 2008 ....).

Tổng Thống Phi Luật Tân gọi những người đi « xuất cảng lao động » là những « anh hùng lao động », - v́ 10% dân số Phi Luật Tân hiện nay đang  lao động ở ngoại quốc.

C̣n Việt Nam?  bao nhiêu thanh niên, bao nhiêu thanh nữ sắp hàng làm đuôi, đút lót để « được đi xuất khẩu lao động » ?.  Nhưng « lao động » là «  làm nghề  » ǵ?  Làm Nô lệ ? Làm Đỉ điếm ? Với những điều kiện ǵ, luật lệ bảo vê nào ?...Ai bảo vệ ? Nghiệp đoàn lao động Việt Nam - Nhà nước của Đảng Cộng sản – của anh nhà thầu Xuất Cảng ?  Nghiệp đoàn bản xứ ? Các người Việt Nam đi lao động không đủ kiến thức, hiểu biết, và ngôn ngữ  để đấu tranh quyền lợi của ḿnh với các chủ nhơn ông ngoại quốc của ḿnh. Của Ṭa Đại sứ Việt Nam tại chổ, tay sai nhà thầu ? - v́ Nhà Nước Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam cầm quyền là nhà thầu - v́ Xuất khẩu Lao động là quốc sách và do Nhà nước Việt Nam tổ chức và kiểm soát. 

Có bài nghiên cứu xă hội nào về những gia đ́nh những người đi lao động ngoại quốc ? Lấy chồng ngoại quốc ? Có thống kê nào cho biết con số người Việt Nam đi lao động nước ngoài là bao nhiêu ? Con số các cô điếm Việt Nam ở nước ngoài là bao nhiêu ? ...bị gạt đi làm điếm, làm điếm quá giang ( đi làm điếm với chiến khán du lịch ba tháng ở Singapore ). ...

Riêng về ngành Giáo dục: Trừ Singapore ra, các quốc gia Đông Nam Á đểu có khuyết điểm:

Thống kê Unesco tháng ba năm 2009 cho biết, nạn thất học của trẻ con:

1 TRIỆU trẻ em thất học ở VIỆT NAM, 650 000 '' ở  Phi Luật Tân,  420 000                         ở  Thái Lan

Đông Nam Á vẫn c̣n vướng vít với những nhu cầu ngắn hạn v́  phải hoạt động, sanh hoạt, hành động sản xuất  nhanh cho kịp với nhu cầu xuất cảng của thị trường và chương tŕnh  phát triển dài hạn bền vững, cần phải có những đầu tư lớn, những dự án dài hạn, một cơ chế chánh trị  ổn định, trách nhiệm, quản lư theo dơi lâu dài đến nơi đến chốn.

Nhà đầu tư nào cũng muốn có lời nhanh : huấn luyện tay nghề cho một chuyên viên rất hao tốn, tốn công tốn của, chậm lấy vốn  trở lại.

V́ vậy phải lựa chọn sự giúp đỡ bằng những  gói kích cầu để  nến kinh tế mau phục hồi mau chóng nhưng rồi sẽ cũng gặp những sai trái đă xăy ra,  hay đầu tư vào ngành giáo dục và huấn nghệ.

Một trong những khủng hoảng hiện nay của Thái Lan là sự thiếu tay nghề chuyên môn, v́ thế Thái Lan không thể bước nhanh vào phát triển công nghệ khoa học cao, mủi nhọn. Chánh phủ Thái Lan biết rơ vấn đề này, nhưng bộ máy chánh trị và hành chánh quá nặng nề nên không một chánh phủ nào có thể vượt qua. 

C̣n Việt Nam, người viết xin phép miễn bàn, v́ không đủ dữ kiện khách quan khoa học do sự bưng bít, do thiếu hẳng thông tin trung thực, nếu không muốn nói đến sự tŕnh độ non yếu và dốt nát của chánh trường Việt Nam.

Cũng đừng quên  rằng giai cấp cầm quyền với một tầm nh́n ngắn hạn không có hưởng một lợi lộc ǵ khi có một quần chúng hay một nhơn dân có kiến thức và giáo dục cao. Tục ngữ có câu «  dân ngu dễ trị » : tạo một ngành giáo dục cao và hữu hiệu chỉ mang lại những chỉ trích, bàn cải, có thể đi đến đấu tranh chống đối, gây áp lực gây  khó khăn  phiền phức cho hệ thống và giai cấp cầm quyền.  Ai cũng biết muốn có phát triển phải có Giáo dục, nhưng ngày nay với những xă hội và văn hóa Á đông và đặc biệt Đông Nam Á (trừ Singapore ra), quan điểm ấy vẫn cón rụt rè nếu không nói rằng xa lạ. Những khoảng cách giữa các giai cấp đang càng ngày càng được đào sâu. Ngày nay, hiện tượng « thất học » càng ngày càng lan rộng.

Cuộc khủng hoảng trầm thoái kinh tế năm 2009 đến với Đông Nam Á rất trầm trọng: Tháí Lan và cả Singapore đều đang trên đường suy thoái, Mă Lai Á đă mất 1 % tăng trưởng GNP... Những con số ấy chỉ đo lường những dữ kiện để kết luận rằng Đông Nam Á vẫn  chỉ bám vào thị trường xuất nhập cảng vẫn chưa tạo được một thị trường nội địa – trừ Inđônêsia, với một thị trường nội địa tương đối, và một chế độ chánh trị tương đối dân chủ nên có thể gượng qua cầu và có cơ phục hồi nhanh hơn các bạn láng giềng. Dù sao cuộc khủng hoảng nầy cũng tương đối dễ thở hơn đối với cuộc khủng hoảng những năm 1997,  ấy cũng nhờ tánh cách Toàn Cầu Hóa. Thế nhưng về lâu  về dài Đông Nam Á sẽ bị một tai họa to lớn về môi trường.

V́ cuộc chạy đua cạnh tranh  vào thị trường Mỹ, Đông Nam Á sẽ phải lănh ảnh hưởng của Trung Cộng. Trung Cộng đang có tham vọng biến thị trường Đông Nam Á thành một thị trường hoàn toàn của ḿnh. Ngày hôm nay, Đông Nam Á không c̣n sức lực kinh tế đủ để tự tạo cho ḿnh một thế đứng độc lập  như thời những năm 1980  nữa !.  Đông Nam Á sẽ phải bắt buộc làm ăn theo kiểu Tàu để sống c̣n.

Mong sao Trung Quốc có đầy đủ sáng suốt và biết rằng muốn có một sức mạnh kinh tế hữu hiệu kiểu Mỹ phải có những quy luật rơ ràng, mới có thể ngang hàng với, chẳng những Mỹ mà cả với Tây Âu nữa. Muốn nhưng vậy, Trung Quốc không thể độc quyền Tàu hóa biến ḿnh là một cường quốc Đông Nam Á mà không có sự đóng góp của mô h́nh và mẫu làm ăn Đông Nam Á.

V́ như vậy Đông Nam Á với vốn liếng đa văn hóa, với những mô h́nh kinh tế phát triển khác nhau sẽ giúp đở nhiều cho nền kinh tế tương lai của Tàu.

Cả Mỹ cũng vậy, v́ Mỹ là một quốc gia Thái B́nh Dương, Mỹ sẽ cùng với  một Đông Nam Á đa dạng, và sẽ cùng, cũng đừng quên,  Úc Châu và Tân Tây Lan, là hai cường quốc văn hóa Anh trên Thái B́nh Dương, hợp tác đồng phát triển, để cạnh tranh với Tàu. Nói tóm trong thế liên lập ngày hôm nay, không ai có thể đúng một ḿnh được cả, Đông Nam Á sẽ là lối thoát cho một anh Tàu dân tộc bành trướng, và là một đồng hành (partner) với Mỹ để cạnh tranh với Tàu.

Được như vậy, Đông Nam Á sẽ có một vai tṛ rất quan trọng mặc dù mỏng manh.

Hiện nay, một vài lănh tụ các quốc gia Đông Nam Á  đang đeo duổi một loại chánh trị chúng tôi  gọi là « chạy theo ». Họ muốn trở về lại với những năm huy hoàng, thuở những năm  '60,   Đông Nam Á lúc ấy chỉ là một vùng nhỏ,  một vùng « Trung Lập », Đông Nam Á của  Hội Nghị Bandung, nằm ngoài chiến tranh be bờ Việt Nam chống bành trướng đỏ. Khổ nỗi ngày nay, không   thể có « mô h́nh » như thế ấy  được nữa. 

V́ ngày nay, Đông Nam Á đang đứng trước một ngă ba đường : hoặc theo Tàu, hoặc theo Mỹ.

Và Đông Nam Á chỉ có một con đường Phát triển là con đường chạy theo. Nhưng cỏ thể chạy theo một cách không ngoan, làm sao để hưởng được lợi. Thế nhưng, toàn cầu hóa là một phương thức rất có hại, v́ « toàn cầu hóa phương thức của ngày nay » chỉ là một toàn cầu hóa của môt cái nh́n rất hằng ngày, rất thiển cận, v́ rất thị trường tiêu thụ dùng ngay. Dùng ngay, giá rẽ, lời nhanh, quên cả cái chữ « tín » là cái phẩm và một cơ chế « hậu phục vụ » ( service après-vente,  maintenance ?). V́ thiếu cái quan niệm « hậu phục vụ » ấy mà ngày nay Đông Nam Á có cơ lọt vào ảnh hưởng Trung Cộng. Muốn có một bản thái đặc biệt Đông Nam Á, Đông Nam Á phải có một phát triển kinh tế có một phẩm lượng cao hơn  kinh tế Tàu và có một service après vente. Nếu không th́ Tàu Ta lẫn lộn. Nếu để Tàu Ta lẫn lộn, hàng hóa Tàu sẽ lấn chiếm thị trường Đông Nam Á và Đông Nam Á sẽ từ từ bị Tàu hóa và  nô lệ Tàu.

Một nguy hiểm lớn nữa sẽ dẫn đến khi có sự sai lầm lựa chọn, giữa con đường ngắn hạn - trả lời nhanh với nhu cầu thị trường tiêu thụ - mà quên đi con đường dài hạn với những nghiên cứu, những sáng kiến,  những phát minh  phát triển khoa học, là dần dần sẽ dẫn  đến sự suy thoái ngành kỹ nghệ. V́ chạy theo nhu cầu thị trường, thiếu đồng điệu phát triển bền vững sẽ đem đến một yếu kém về ngành giáo dục và đặc biệt ngành giáo dục khoa học. Đừng nhầm lẫn kỹ nghệ, tay nghề, và nghiên cứu khoa học. Đừng để những bức màn khói như xây dựng  nhà máy sản xuất, khai thác những khoáng sản những  đầu nguồn sản xuất, như những nguyên nhiên liệu, ... bô xít, dầu hỏa, đồn điền cao su, đồn điền cây kỹ nghệ như dầu palm, hoặc trà, càphê, ca cao... che khuất đi những  sự thật là những nguyên nhiên liệu ấy khống phải là lương thực và khoa học...  cần thiết cho đời sống và phát triễn bền vững .

Ngày hôm nay hàng vạn mẫu rừng ở Indônésia, và ở Mă Lai Á đang bị tàn phá để trồng cây Palm có dầu ( Cây Cọ ?  - Palm oil).... hàng vạn cánh đồng cỏ ở Argentina bị dẹp bỏ để trồng  giá đậu phụ (soja) cho thị trường Tàu. Hàng vạn cánh đồng ở Ba Tây để dành trổng hoa colza để làm nhiên liệu cho xe chạy ... trong lúc thế giới có một tỷ người chết đói, và hiện tượng nhà kiếng đang càng ngay càng phát triển.

Cuộc khủng hoảng 1997, và cuộc khủng hoảng năm 2008/2009 chứng minh những bài học đau thương không làm thức tĩnh một ai cả. Vài tiếng kêu của vài tác giả Á đông không thức tĩnh nỗi những con hạm tư bản Âu Mỹ, hay con khủng long Tàu. .

Con Rồng Trung Hoa đang lớn mạnh . Con Rồng Trung Hoa đang được mời vào với nhóm nhà ngói G20, để quản lư thế giới . Nhưng thiên hạ không nh́n thấy là con Rồng Trung Hoa đang cùng con Ó Huê Kỳ chia đôi ảnh hưởng ở Nam Thái B́nh Dương trong cái thế G2. Và  cuộc Đông Nam Á du cuối năm 2009,  hay cái cử chỉ cuối chào gấp ḿnh trước Nhựt Hoàng của Tổng Thông Huê Kỳ Obama  chỉ  là những viên kẹo bọc đường để giúp các Tiểu Hổ Đông Nam Á nuốt dễ dàng chén  thuốc đắng G2.

C̣n Việt Nam ta ?

Năm Con Cọp cũng sẽ là năm Việt Nam nắm chức Chủ Tịch Hiệp Hội ASEAN,

Việt Nam c̣n giấc mơ trở thành một quốc gia Tiểu Hổ không ? Hay Việt Nam chỉ là một con mèo con làm miếng mồi ngon cho con Khủng Long Trung Cộng Bành trướng Bá quyền.

Bỏ th́ mất Đảng, vương th́ mất nước. Liệu ngày hôm nay nhà cầm quyền Hà Nội có dám đặt t́nh yêu Việt Nam và dân tộc Việt Nam trên quyền lợi cá nhơn và Đảng phái ?

Sự lựa chọn đau đớn đấy, nhưng rất rơ ràng.

Con đường quốc gia dân tộc đầy chông gai , khó khăn, v́ chèn ép bởi ông chủ láng giềng bành trướng. Khôn khéo để giữ độc lập, tài giỏi để lái con tàu qua những gềnh thác của Phát triển bền vững dài hạn và  cung cấp cho nhu cầu thị trường ngắn hạn.

Con đường theo chủ, theo Tàu, dễ dàng hơn,  xán lạn hơn , biểu sao làm vậy không cần suy nghĩ, phấn đấu: nhà cửa to rộng, con đường quan hoạn thêng thang...

Nhưng c̣n tương lai người dân Việt Nam ?

Hăy nh́n kỹ nhựng chánh sách thuộc địa từ ngàn năm của Tàu, của dân tộc Tàu, của dân tộc Hán  đối với các dân tộc láng giềng Mông, Tạng, Thanh, Hồi ... Hăy nh́n kỹ, hăy học bài học chống ngoại xâm của tổ tiên, cha ông của  ta và suy nghĩ cho tương lai vận mệnh dân Việt chúng ta.

 Việt Nam và cả Đông Nam Á cũng vậy,  đang bị hội chứng Kim Vân Kiều. Đại Văn Hào Nguyễn Du đă dùng tác phẩm đời ông để tả tâm trạng ḿnh đối với chế độ ông đang sống. Nhưng tuyệt tác  Kim Vân Kiều cũng là tâm trạng và cũng là biểu tượng cho vận mệnh của Việt Nam và của cả Đông Nam Á ngày hôm nay.

Đông Nam Á (và cả Việt Nam) là một cô gái đẹp, đa tài đa sắc, v́ thế nàng đang được hay bị hai anh Mỹ  và Tàu ve văn. Lấy Mỹ hay lấy Tàu? Thương Kim Trọng (người cùng xứ, dân tộc) nhưng v́ gia đ́nh phải bán ḿnh ... Cuối cùng phải trầm ḿnh tự tử xuống sông Tiền Đường. Đông Nam Á th́ chưa tự tử, chứ Việt Nam ḿnh tự tử rồi. Tự tử là theo lư thuyết Cộng sản, đem cả dân tộc Việt Nam vào lầm than. Thúy Kiều được Phật độ thoát chết. C̣n Việt Nam, c̣n Đông Nam Á ai độ đây ?  

Năm Con Cọp nầy không khéo nhiều mộng làm « con Cọp » vùng của các Tiểu quốc Đông Nam Á sẽ bị biến thành những con « Mèo con » làm mồi cho con « Khủng Long Tàu ».

Phan Văn Song

Ghi chú:  Đông Nam Á đang sa lưới – L'Asie du Sud-Est prise au piège,  Nhà sách Perrin , Paris.  2009

Sophie Boisseau du Rocher, nghiên cứu sinh ở Trung Tâm Nghiên Cứu về Á Châu (Asia Centre)

 * * *

Làm ǵ để cứu văn nền kinh tế Việt Nam

Gia Minh

Biên tập viên RFA

Việt Nam cần thực hiện những biện pháp ǵ trong lĩnh vực kinh tế để bảo đảm phát triển bền vững về lâu dài cho đất nước? Đây là vấn đề mà biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi nêu ra với tiến sĩ Vũ Quang Việt, một cựu chuyên viên thuộc Cục Thống kê Liên hiệp quốc, và là người luôn theo dơi sát t́nh h́nh Việt Nam.

Chỉ thấy lượng mà không thấy chất

Ts Vũ Quang Việt: Theo tôi nghĩ phải đánh giá lại toàn bộ hệ thống; phải thấy rằng nền kinh tế của Việt Nam đến nay không có chất lượng. Suốt một thời gian dài, sản xuất kinh tế chỉ nhắm về lượng mà không có chất lượng. Mục đích chính chỉ tập trung tăng GDP, càng thấy GDP càng lớn càng tốt, dù vay nợ, phá hoại môi trường, và nhiều vấn đề xă hội khác … Người ta không nh́n thấy, hoặc thấy mà cũng lờ đi.

Vấn đề là phải nh́n lại. Nếu không nh́n lại, thiếu hụt cán cân thanh toán đă lớn sẽ c̣n tiếp tục lớn, lên đến 18-20 tỷ đô la, khi đó lấy ǵ bù vào. Áp lực lạm phát sẽ rất lớn trong năm nay. Thế rồi, việc phải trả nợ nước ngoài mà trước đây đă hơn 30% một tí rồi, và sẽ tiếp tục lên 50%. Nếu cứ đà này sẽ lên đến 70% và 100% trong ṿng một vài năm. Lúc đó áp lực trả nợ sẽ khó khăn, áp lực giải quyết các vấn đề của nền kinh tế sẽ khó khăn hơn bây giờ.

Gia Minh: Tiến sĩ nói phải đánh giá lại toàn bộ nền kinh tế, nhưng như thế có quá rộng không? Nút thắt đầu tiên nào cần gỡ?

Ts Vũ Quang Việt: Theo tôi phải giải quyết vấn đề tập đoàn kinh tế quốc doanh, không thể để họ ‘tự tung, tự tác’. Muốn tăng chất lượng phát triển kinh tế, cần yêu cầu họ tập trung vào những ngành nghề mà họ có khả năng nhất, chứ không chạy sang mở mang các nghề khác như Tập đoàn Điện, Vinashin ra mở ngân hàng, cung cấp dịch vụ buôn bán chứng khoán, địa ốc…

Gia Minh: Những tập đoàn quốc doanh nói họ cũng có đóng góp cho thu nhập đất nước?

Ts Vũ Quang Việt: Suốt mấy năm nay, khu vực kinh tế quốc doanh không tạo ra công ăn việc làm, thậm chí lao động trong khu vực quốc doanh c̣n giảm. Họ lấy vốn của Nhà Nước nhiều mà làm ăn không hiệu quả. Công ăn việc làm được tạo ra từ những công ty tư nhân nhỏ, và những công ty đầu tư, chứ không phải các công ty quốc doanh.

Gia Minh: Theo tiến sĩ th́ điều ǵ cản trợ hoạt động cải tạo hệ thống quốc doanh?
Ts Vũ Quang Việt: Rơ ràng là v́ lợi ích cá nhân đặt trên lợi ích quốc gia. T́nh trạng tập đoàn thành lập công ty con, rồi xin cấp đất rẻ. Sau đó họ kêu gọi bà con, anh em góp vốn vào. Họ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang xây nhà bán, từ đó trở nên giàu có ( thành tỷ phú) một cách dễ dàng. Vấn đề lợi ích của họ rất rơ.
Gia Minh: Việt Nam thường so sánh với những quốc gia lân cận, và cho rằng hướng đi kinh tế của họ đạt được hiệu quả và được đánh giá cao?

Thị trường mới không có chiều sâu

Ts Vũ Quang Việt: Những nước khác như Thái Lan đă phát triển cao nhưng vừa qua gặp khó khăn phải chậm lại. Việt Nam là thị trường mới phát triển dễ làm tiền hơn cho một số nhà đầu tư nước ngoài, và những người có vốn bỏ vào. Lúc đầu sẽ vọt lên như thế. Hăy so sánh tỷ lệ tăng trưởng 7-8% với số vốn bỏ ra đến 40% hay hơn 40% GDP để đầu tư của Việt Nam; trong khi đó nước khác cũng đạt mức tăng trưởng tương tự mà vốn bỏ ra chỉ chừng 20%, 30% hay ít hơn th́ như vậy sẽ thấy không hiệu quả.

Gia Minh: Những định chế như WB, IMF năm nào tổng kết cũng có khen ngợi thành quả của Việt Nam; rồi các nước cấp viện vẫn đổ vốn vào Việt Nam, năm sau cao hơn năm trước? Ông giải thích thế nào về điều đó?

Ts Vũ Quang Việt: Trong thời gian trước mắt khả năng làm tiền c̣n nhiều. Khả năng làm tiền c̣n có thể dễ hơn cả bên Thái Lan…; nhưng sau đó không c̣n nữa họ sẽ rút đi.

Ngân hàng Thế giới cho vay mà thấy thành công hơn th́ phải khen ngợi chứ sao. Dù thấy sai trái cũng thấy ít, vỗ tay nhiều hơn. Ngân hàng Thế giới từng vỗ tay hoan nghênh Á Châu hôm trước, hôm sau xảy ra khủng hoảng. Điều mà họ vỗ tay cũng có giá trị giới hạn thôi.

Điều quan trọng nhất đối với một nhà điều hành kinh tế phải thấy điểm dở của ḿnh; chứ không phải luôn nghe ngóng t́m cách cho người ta vỗ tay khen ḿnh.

Gia Minh: Vừa qua Viện trưởng Kinh tế của Việt Nam, ông Trần Đ́nh Thiên chỉ ra 5 điểm yếu cơ bản của Việt Nam – cấu trúc thị trường chưa đồng bộ, nguồn nhân lực yếu cản trở tăng trưởng kinh tế lâu dài, khu vực doanh nghiệp thiếu và yếu, năng lực quản trị ở tầm vĩ mô thấp, nhiếu nút thắt tăng trưởng chưa được giải quyết-. Theo Tiến sĩ ngoài 5 điểm đó c̣n có những điểm ǵ nữa?

Hàng nhập tràn ngập thị trường

Tiến sĩ Vũ Quang Việt: Những điểm đó một phần phù hợp Việt Nam, phần khác cũng phù hợp với mọi nền kinh tế. Cần phải nhận rơ, thẳng thắn những vấn đề của Việt Nam. Thứ nhất là vấn đề đầu tư quá lớn - hơn 40% GDP mà không đạt kết quả tốt; tức đầu tư không đúng chỗ, không có kiểm soát- đó là đầu tư cho các tập đoàn quốc doanh.

Vấn đề thứ hai gần chục năm nay, vấn đề xuất khẩu quá ít mà nhập khẩu nhiều dẫn đến thâm thủng cán cân thương mại càng ngày càng lớn. Nếu cứ tiếp tục như thế nền kinh tế không thể tồn tại được. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là gia công, chủ yếu nhập máy móc về mà lại là những loại máy tồi và rẻ nhưng lại khai giá cao hơn để trục lợi cá nhân.

Máy móc như thế khiến chi phí sản xuất cao lên, hao hụt nguyên vật liệu rất lớn. Từ đó giá thành cao hơn, khó cạnh tranh. Sau một thời gian phải thay máy mới.
Gia Minh: Việt Nam vẫn gượng được, qua nguồn kiều hối, và ngành nông nghiệp.
TS Vũ Quang Việt: Phải tiếp tục như thế chứ không đa số dân Việt Nam sẽ chết đói. Nếu có khu vực sản xuất tốt nhất ở Việt Nam, đó là khu vực nông nghiệp. Khu vực này tạo ra công ăn việc làm, giữ người nông dân lại; nhưng họ vẫn tiếp tục nghèo v́ cả nền kinh tế không phục vụ ǵ cho nông nghiệp cả. Họ tự làm, tự sản xuất.

Gia Minh: Cám ơn Tiến sĩ.

10.03.2010

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/What-vietnam-should-do-to-ensure-suatainable-development-03102010065205.html

* * *

Mỹ hợp tác hơn với Việt Nam, dù nhân quyền chưa cải thiện

 

HÀ NỘI, Việt Nam (TH): Ngày 3 tháng 2 vừa qua, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak, đă tổ chức họp báo, cho biết năm qua Hoa Kỳ và Việt Nam đă đạt được kết quả hợp tác trên một số lĩnh vực. Hoa Kỳ mong muốn gia tăng hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt về quốc pḥng. Riêng về nhân quyền, ông Đại sứ cho biết vẫn chưa được cải thiện, thế nhưng Hoa Kỳ vẫn muốn tiếp tục các cuộc đối thoại về với Việt Nam về vấn đề này.

Gia tăng hợp tác quân sự

Quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ giữa tháng 12, 2009 của tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc Pḥng Việt Nam, hai bên đă đề cập đến các lĩnh vực hợp tác quân sự như Hoa Kỳ giúp đào tạo tiếng Anh cho sinh viên quân sự Việt Nam, t́m kiếm và cứu hộ nhân đạo trên biển và hợp tác trong lĩnh vực quân y.
Trong buổi họp báo vừa qua, đại sứ Michalak nói ông muốn thấy số lượng sinh viên quân sự Việt Nam sang học tại Hoa Kỳ tăng thêm nhiều hơn nữa. Về hợp tác quân y, ông cho biết một số phái đoàn Việt Nam đă tham quan, nghiên cứu trao đổi hợp tác tại Mỹ trong thời gian qua. Ngoài ra, hai bên cũng đă thảo luận các hoạt động cứu trợ thiên tai, t́m kiếm cứu nạn.

Ông đại sứ cho biết thêm, tàu bệnh viện Mercy của Mỹ dự định sẽ trở lại thăm Việt Nam lần nữa trong năm nay. Ông nói rằng, ngoài tàu bệnh viện Mercy, có thể máy bay bệnh viện quân sự Pacific Angel của Mỹ cũng sẽ sang thăm Việt Nam trong năm nay.

Các lĩnh vực khác

Về kinh tế, năm 2009, Hoa Kỳ lần đầu tiên trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam khi các nhà đầu tư Mỹ bỏ ra $9.8 tỉ vào 55 dự án. Ông đại sứ nói rằng, Việt Nam và Hoa Kỳ đă bắt đầu thảo luận một hiệp định đầu tư song phương và ông hy vọng rằng hai nước sẽ kết thúc cuộc thảo luận này trong năm nay.
Về giáo dục, ông Mikhalak cho biết, số sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ tăng gấp 3 lần trong 3 năm qua. Hai nước đang thảo luận khả năng mở một trường đại học kiểu Mỹ ở Việt Nam.

Trong năm nay, Mỹ sẽ mở một loạt các trung tâm tư vấn giáo dục Hoa Kỳ ở Hà Nội và Sài G̣n. Ngoài ra Mỹ cũng hứa giúp Quốc Hội Việt Nam thành lập một trung tâm nghiên cứu độc lập, cung cấp thông tin về các vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống người dân. Đại diện Quốc Hội và Văn Pḥng Quốc Hội Việt Nam cũng đă đến Mỹ để tham quan, trao đổi với Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Hội Mỹ. Phía Mỹ hứa sẽ hỗ trợ kỹ thuật, giúp Việt Nam thực hiện dự án thành lập trung tâm nghiên cứu độc lập trong thời gian tới.

Về cơ sở hạ tầng, ông Michalak nói Mỹ đă đề xuất kế hoạch giúp Việt Nam phát triển cơ sở, cung cấp vốn để giúp Việt Nam đẩy nhanh các dự án trong lĩnh vực này nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Ông cũng cho biết, sứ quán Mỹ tại Việt Nam đă tŕnh lên chính phủ Việt Nam ư kiến thành lập quỹ phát triển cơ sở hạ tầng. Quỹ này sẽ thuê các công ty tư vấn quốc tế đánh giá tính khả thi các dự án và sau đó thiết lập các cuộc đấu thầu minh bạch cho các dự án được phê duyệt.

Gia tăng đối thoại về nhân quyền

Đại sứ Michalak cho biết nhân quyền vẫn c̣n là một vấn đề “gai góc” trong quan hệ song phương, v́ Việt Nam vẫn c̣n chưa tôn trọng vấn đề này, nhất là vụ xử 15 nhà bất đồng chính kiến mới đây. Tuy vậy, Hoa Kỳ vẫn muốn tiếp tục đối thoại với Việt Nam để giải quyết vấn đề này. Ông Michalak nói: “Đây có phải là khởi đầu cho chiều hướng gia tăng vi phạm nhân quyền hay không? Chúng tôi không rơ lắm nhưng chúng tôi hy vọng rằng chắc chắn không phải thế và đó là lư do tại sao chúng tôi tiếp tục đối thoại với Việt Nam.”

Liên quan tới vấn đề nhân quyền, ông Michalak cũng cho biết, Mỹ sẽ không xem xét việc cắt giảm viện trợ cho Việt Nam, v́ Hoa Kỳ muốn tiếp tục các cuộc đối thoại để xem có đạt được tiến bộ nào không.
Ông Michalak nói thêm: “Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi với chính phủ Việt Nam chúng tôi lưu ư rằng nếu không có truyền thông tự do, không có một xă hội dân sự th́ sẽ khó khăn cho Việt Nam giải quyết các vấn đề mà Việt Nam đang phải đối phó như cải cách giáo dục, môi trường và chống tham nhũng.”
Tổng Thống Obama và Bộ Trưởng Clinton thăm Việt Nam?

Cũng trong cuộc họp báo này, đại sứ Michalak cho biết có thể Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton sẽ sang thăm Việt Nam vào mùa hè năm nay. Hiện tại, hai bên đang thu xếp cho chuyến đi này của bà.

Được hỏi về chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Barack Obama, ông Mikhalak nói: “Tôi biết nhiều người trong chính phủ Việt Nam hiện cũng đang cố gắng để chuyến thăm Việt Nam trong năm nay của tổng thống trở thành hiện thực. Như vậy cả hai bên chúng ta cùng cố gắng để điều đó diễn ra.”

Đại sứ Michalak nói rằng ông tin tưởng Hoa Kỳ và Việt Nam có lợi ích chung trong khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương.
Ông nói: “Chúng tôi mong được thấy Việt Nam nắm giữ vai tṛ lănh đạo và ngày càng có trách nhiệm hơn trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Đặc biệt năm nay Việt Nam giữ vai tṛ chủ tịch ASEAN. Chúng tôi cũng mong gia tăng thêm sự hợp tác với Việt Nam về các vấn đề khu vực như vùng sông Mekong, và hợp tác đa phương như hoạt động ǵn giữ ḥa b́nh toàn cầu.”

(http://vietherald.com/index.php?categoryid=1&p2_articleid=1003)

* * *

Diễn Đàn…

Dân Chủ

 

Việt Nam và sự Thử Thách của Xă Hội Chính Trị Dân Sự

 

Carlyle A. Thayer

Vietnam and the Challenge of Political Civil Society Contemporary Southeast Asia, Vol. 31, No. 1 (2009), pp. 1–27
KD lược dịch

Ông Carlyle A. Thayer là một Giảng viên về bộ môn Chính Trị tại ĐH New South Wales thuộc Học Viện Quốc Pḥng Úc Châu ở Canberra, là một quan sát viên và là nhà phân tích chuyên về Việt Nam được nhiều người biết tiếng trên thế giới, hiện ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Ohio-Hoa Kỳ, về môn Đông Nam Á Học.

Lời người dịch:  Cụm từ “xă hội dân sự” được dùng trong ngữ cảnh của “civil society” mà tác giả sử dụng trong bài này.  Tác giả cũng đă nhấn mạnh rằng “xă hội dân sự” trong quan niệm của nguời Việt không đồng nghĩa với ư nghĩa của “civil society” của Tây Phương. Người dịch cũng muốn khuyên bạn đọc nên so sánh với bản gốc bằng Anh ngữ nếu cảm thấy cần phải hiểu rơ ư nghĩa của từng chữ một trong câu văn.

* * *

(Trích)

Bài viết này nhắm vào việc thúc đẩy các thảo luận về t́nh h́nh chính trị Việt Nam vượt qua những nghiên cứu đương thời chỉ chuyên về hai đề tài “chính trị thường nhật” và “xă hội dân sự” bằng cách đề xướng khái niệm về xă hội chính trị dân sự.  Xă hội chính trị dân sự nói về tổ chức chính trị, đoàn thể đấu tranh dân chủ [1], công đoàn, tổ chức tôn giáo, và phong trào đấu tranh bất bạo động nhằm thúc đẩy nhân quyền, dân chủ, và tự do tôn giáo trong một xă hội độc quyền độc đoán.  Danh từ “chính trị” đă được thêm vào để bao gồm bản chất hoạt động chính trị trong xă hội dân sự ở Đông Âu trong hai thập niên 1970 và 1980 khi người dân trở nên tích cực trong việc thành lập các tổ chức bên ngoài sự kiểm soát của chính quyền nhằm tạo ảnh hưởng đến môi trường họ sinh sống, và để tạo sức ép chính trị lên chính quyền.  Tầm quan trọng của bộ môn nghiên cứu về xă hội chính trị dân sự phần lớn đă bị giảm thiểu bởi các viện sĩ có xu hướng đặt nặng vai tṛ phát triển của các tổ chức phi chính phủ (TCPCP) và đoàn thể nhân dân (ĐTND) trong các bài viết của ḿnh về chính trị Việt  Nam. [2]

Bài viết này sẽ chú trọng vào vai tṛ của các “đảng phái chính trị” vừa h́nh thành và các hiệp hội thương mại vừa ló dạng trong năm 2006 và kết thành một liên hiệp chính trị được biết đến với tên gọi Khối 8406.  Các nhóm này đă tạo nên một số thử thách cho đảng phái chính trị độc tài CSVN (ĐCSVN) trước khi họ bị trấn áp.  Bài viết này cũng sẽ phân tích vai tṛ của các tác động bên ngoài, như Đảng Việt Tân, trong việc giúp đỡ tài liệu, tài lực và nhân lực cho các tập hợp xă hội chính trị dân sự.

Trong quá khứ, các hoạt động của các tổ chức nhân quyền, đấu tranh dân chủ, và tự do tôn giáo tương đối bị ngăn cách với nhau.[3]  Nhờ vào mối liên kết gia tăng giữa các tập hợp xă hội chính trị dân sự, quan hệ chồng chéo được thiết lập, một phong trào tranh đấu nẩy sinh và dần dần h́nh thành, bất chấp sự đàn áp của chính quyền.  Sự phát triển này xảy ra trong lúc quyền cai trị chính thống của ĐCSVN đang bị thử thách v́ người dân bất măn với căn bệnh tham nhũng thối nát, lạm phát gia tăng, ô nhiễm môi trường và các bệnh chứng xă hội khác.  Bài viết này sẽ được kết thúc bằng cách lưu ư rằng Việt Nam có thể đối diện với nguy cơ xă hội không ổn định nếu chính quyền độc đảng không thể giải quyết những thử thách xă hội chính trị dân sự một cách thỏa đáng.

Bài viết này sẽ được chia thành 4 phần.  Phần 1 sơ lược về những đặc tính của nhà nước độc đảng Việt Nam. Phần 2 thảo luận về câu hỏi: Xă hội dân sự là ǵ theo quan điểm của người Việt?  Phần 3 phân tích về sự trỗi dậy của xă hội chính trị dân sự chủ yếu bằng cách chú tâm vào các hoạt động của Khối 8406 và Việt Tân.  Cuối cùng, phần 4 đưa ra một vài nhận định về thử thách mà các tiến triển chính trị này đang tạo nên cho chế độ độc đảng tại Việt Nam.

Thể Chế Chính Trị Độc Đảng của

Việt Nam

Trước thời kỳ đổi mới, các nhà nghiên cứu chính trị phương Tây không gặp trở ngại ǵ trong việc phân loại Việt Nam là một thể chế chính trị theo chủ nghĩa Lênin.  Danh từ “xă hội chủ nghĩa độc đảng” cũng đă được dùng để miêu tả thể chế chính trị của Việt Nam.[4]  Trong một thể chế như thế, Đảng có toàn quyền điều khiển các cơ quan chi bộ quốc gia, quân đội, và các hội đoàn khác trong xă hội bằng cách xâm nhập vào qua h́nh thức cán bộ Đảng viên và các ủy ban.  Các Đảng viên lăo thành họp thành một bộ phận lănh đạo ngay trọng tâm của guồng máy chính quyền, Quốc Hội, Quân Đội Nhân Dân, và Mặt Trận Tổ Quốc VN (MTTQVN).  Các lănh đạo Đảng này được mệnh danh là “thành phần đóng hai vai tṛ”.     
MTTQVN là một tổ chức bao gồm 29 hội đoàn lớn và cơ quan chi bộ.  Hội Phụ Nữ VN là một hội đoàn lớn với 12 triệu thành viên và 300 nhân viên trên toàn quốc, được tài trợ bởi nhà nước.  Các hội đoàn tầm cỡ khác gồm có Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, và Hội Liên Hiệp Thanh Niên VN với 3.5 triệu và 2.5 triệu thành viên.  Lănh đạo của các hội đoàn này là thành viên thường trực của Ủy Ban Trung Ương Đảng.  
Liên Hiệp các Tổ Chức Hữu Nghị VN là cơ quan chính thức có bổn phận quản lư “sự giao tế giữa-người-và-người”.  Liên hiệp này quản lư Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), PACCOM sau đó lại giám sát và sắp đặt tất cả các hội đoàn phi-chính-phủ quốc tế (INGO) đang hoạt động tại Việt Nam.  Các INGO này làm việc với các chi bộ, cơ quan kỹ thuật, chính quyền địa phương, và các hội đoàn lớn của phụ nữ, nông phu, công nhân, và thanh niên để hỗ trợ các h́nh thức phát triển.

Pḥng Thương Mại và Công Nghiệp VN (VCCI) là một tổ chức quốc doanh đại diện cho các công ty tư nhân ló dạng sau khi tiến hành đổi mới.  Thành viên của VCCI bao gồm các tổ chức kinh doanh chính phủ, công ty tư nhân, hội đoàn thương mại với con số tương đương với nhau.  Mặc dù không được tài trợ bởi chính phủ,  VCCI vẫn là một thành viên của MTTQVN.  VCCI là một thí dụ điển h́nh cho sự phát triển của một đoàn thể bên ngoài những hạn chế trong ĐCS.  Tuy là vậy, ủy ban thường trực của Đảng vẫn phải được thiết lập trong tất cả các tổ chức kinh doanh tư nhân.  
Từ một khía cạnh đối lập khác, ĐCSVN đă từng cố gắng cải cách chính trị qua h́nh thức “dân chủ-nhân dân”.  Năm 1998, trước những nổi loạn lan rộng của thành phần nông dân tỉnh Thái B́nh 1 năm trước đó, Ủy Ban Trung Ương ĐCSVN đă ra Chỉ thị 30-CT nhằm xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, khuyển khích sự tham gia của các tầng lớp địa phương như công xă, cơ sở, và các tổ chức kinh doanh chính phủ.  Dưới khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nghị định số 29/1998/ND-CP của Chính Phủ nhắm vào mục đích cải tiến sự trong sáng và tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương.  Điều khoản thứ 4 trong đó chỉ thị các viên chức địa phương phải phổ biến các thông tin về chính sách, luật pháp, các dự án phát triển định kỳ mỗi năm và dài hạn, chính sách sử dụng đất đai, và ngân sách hằng năm.[5] Người dân phải nắm được t́nh h́nh và tham gian thảo luận, quyết định, và kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương.  Cuối cùng là nghị định số 79/2003/ND-CP về “Dân Chủ Nhân Dân” cho phép các hội đoàn xă tham gia trong các hoạt động phát triển của phường xă. [6] 

Xă Hội Dân Sự có nghĩa ǵ theo quan điểm của người Việt Nam?

Với tiến tŕnh đổi mới trong thập niên 1980, xă hội Việt Nam bắt đầu thay đổi và theo đó, các mối quan hệ giữa chính quyền và xă hội cũng thay đổi.  Khi được mở cửa với thế giới bên ngoài, các nhà tài trợ và cơ quan viện trợ chính phủ nước ngoài, cũng như các hội đoàn phi-chính-phủ quốc tế, đổ xô vào để giúp đỡ Việt Nam bằng cách áp dụng các mô h́nh phát triển của họ.  Các mô h́nh này kết hợp chặt chẽ với quan niệm cho rằng việc ủng hộ các tổ chức phi-chính-phủ tương ứng là biện pháp tốt nhất để dọn đường cho các hoạt động xă hội dân sự trong các thể chế chính trị độc tài nắm quyền.[7]  Trong thực hành th́ đây có nghĩa là hội nhập với với các tổ chức phi-chính-phủ quốc nội và theo đuổi phương cách tiếp cận “từ dưới lên” nhằm đẩy mạnh đóng góp phát triển, công b́nh giới tính và sắc tộc.

Vào khoảng thời gian đầu thập niên 1990, hoạt động của các hội đoàn khác nhau ở mọi tầng lớp bùng nổ tại Việt Nam.[8]  Giáo sư, kiêm luật gia, Mark Sidel của ĐH Iowa ở Hoa Kỳ đă sáng lập được các mô h́nh học đầu tiên nhằm nắm vững tính chất phức tạp của sự phát triển này.[9]  Sidel đă phân loại các tổ chức này vào 9 loại khác nhau:  (1) các tổ chức độc lập c̣n mới mẻ chuyên t́m hiểu và truyền dạy chính sách; (2) các mạng lưới của các đoàn thể tích cực trong xă hội và các đoàn thể phục vụ xă hội ở TP HCM và miền Nam VN; (3) các ĐH tư nhân, tựa-tư-nhân/tựa-công-cộng và các trường sư phạm khác; (4) các đoàn thể được hỗ trợ bởi các lănh đạo lăo thành chuyện tài trợ các chương tŕnh huấn luyện và nghiên cứu; (5) các tổ hợp chuyên gia, kinh doanh thương mại; (6) các tập thể và liên hiệp nông dân; (7) các đoàn thể tôn giáo được chính quyền nh́n nhận, không được nh́n nhận; (8) các hiệp hội thương mại và hội đoàn tầm cỡ theo truyền thống Đảng-chỉ-đạo; và (9) các tổ chức tranh đấu chính trị đang thử thách Đảng và nhà nước.  Ông Sidel đă từ chối, một cách rơ ràng và dứt khoát, việc sử dụng cụm từ NGO (tổ chức phi-chính-phủ) để miêu tả các tổ chức này; thay vào đó, ông ta liệt kê họ như là “các nhóm khởi xướng và các tổ chức mới mẻ có định hướng theo chính sách hoặc định hướng phát triển.” [10]    
Trong cùng năm, ông Sidel cũng đă sáng lập được một mô h́nh học dùng để liệt kê các đoàn thể người của người Việt vào một trong 9 loại như sau:  chính trị, hội đoàn có tầm cỡ, kinh doanh, thương mại và chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật, hội họa và văn hóa, NGO/thiện nguyện, tôn giáo, các hội đồng hương và đoàn thể lo chuyện quần chúng.[11] Trong năm 2003, có 2 mô h́nh học khác được thiết lập.  Tiến Sĩ người Đức Jörg Wischermann và tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh nhận định 4 thể loại (tầm cỡ, chuyên nghiệp, kinh doanh, có định hướng),[12] trong khi tiến sĩ Thaveeporn Vasavakul nhận định 5 thể loại (chính trị-chuyên nghiệp, tầm cỡ, nổi tiếng, các trung tâm và trường nghiên cứu độc lập, các hội đoàn độc lập).[13] 

Các mô h́nh học này ở nhiều khía cạnh khác nhau đă bị sự phát triển nhanh chóng của các hội thiện nguyện (phi lợi nhuận) ở tầng lớp nhân dân đuổi kịp.  Các hội đoàn (nhóm) này được các nghiên cứu gia nước ngoài gọi chung là “đoàn-thể-nhân-dân” (ĐTND). Các ĐTND đă dẫn đầu trong việc quản lư nguồn tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển đời sống vững bền, phát sinh thu nhập, và phổ biến kiến thức. Các thí dụ điển h́nh của ĐTND gồm có: các tập đoàn thủy điện, các liên hiệp ngân hàng tài chính nhỏ, các nhóm liên quan đến người tiêu dùng, hợp tác nông nghiệp, các hợp tác với mục đích khác, t́nh nguyện viên trong lĩnh vực y tế, các ủy ban phát triển phường khóm và ủy ban bảo vệ trẻ em lang thang. Tính đến tháng 7 năm 2005, người ta ước tính Việt Nam có khoảng 140,000 ĐTND, cùng với 3,000 hợp tác (nông nghiệp, công nghiệp nuôi cá, xây dựng, vệ sinh, và y tế), 1,000 “tổ chức phi-chính-phủ (NGO)” hợp pháp và 200 hội thiện nguyện.

Sự phát triển của các ĐTND làm căng thẳng hệ thống luật pháp của Việt Nam trong lúc hệ thống luật pháp này cố gắng xoay trở t́m một cơ cấu điều hành thích hợp với tính đa dạng của các ĐTND này.  Kết quả có được là hàng loạt những qui định và luật lệ chắp vá đặc biệt không đủ khả năng để trở thành một cơ cấu luật pháp toàn diện có thể quản lư sự thiết lập, giấy phép đăng kư, và hoạt động của các ĐTND này.[14]  Nhiều ĐTND hoạt động tương đối độc lập với chính quyền nhưng địa vị pháp lư nhập nhằng không rơ ràng của họ luôn đặt họ vào t́nh trạng nguy hiểm bởi những nhạy cảm chính trị trong xă hội gây ra.

Chương tŕnh Hỗ Trợ Phát Triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Ngân Hàng Thế Giới đến với Việt Nam với mục đích rơ ràng là hỗ trợ xă hội dân sự qua h́nh thức hùn hạp với các đối tác địa phương.  Các NGO quốc tế (INGO) cũng đặt vấn đề xúc tiến xă hội dân sự thành một phần trong bản tuyên bố mục đích hoạt động của họ nhằm để t́m nguồn tài trợ từ chính phủ của ḿnh cho các hoạt động bên kia bờ đại dương (tại VN).  Nói chung, các đoàn thể trực thuộc hệ thống của Liên Hiệp Quốc, cũng như các nhà tài trợ nước ngoài và các INGO, đă nhanh chóng hoạt động ở nhiều tầng lớp khác nhau với các đoàn thể có tầm cỡ ở trong nước và các đối tác của họ dù cho các đoàn thể tầm cỡ này không chính xác là các đoàn thể phi-chính-phủ (NGO) theo ư nghĩa Tây phương của nó.   Các đoàn thể tầm cỡ quốc nội này là cánh tay nối dài, nếu không phải là cơ quan, của chính quyền.  Các nhà nghiên cứu nước ngoài đă thiếu óc phê b́nh khi sử dụng nhóm từ các-tổ-chức-phi-chính-quyền (NGOs) để gọi chung tất cả các đoàn thể, liên hiệp, tổ hợp, hội đoàn đa dạng trong các mô h́nh học được nói đến phía trên là “xă hội dân sự”.[15] 

Theo ông Joseph Hannah,  mô h́nh xă hội Mác-Lênin gồm có 3 bộ phận: đảng phái, chính quyền, và nhân dân (Xem biểu đồ 1).[16]  Người Việt Nam có một khẩu hiệu ai cũng biết đến, đó là “Đảng lănh đạo, dân nắm quyền, nhà nước quản lư.”  Theo quan niệm chính thức, người dân Việt Nam có quyền thành lập các hội đoàn riêng của họ như các đoàn xă, các hội đoàn theo tên gọi của ḿnh, các trường đua, các câu lạc bộ, và các đội thể thao.  Các đoàn thể này được xem như là “của dân” và thường được gọi là “các đoàn thể có tiếng.”  Tuy nhiên, chính quyền và các đoàn thể có tầm cỡ, đang hăm hở lôi cuốn các nguồn tài trợ và sự ủng hộ của nước ngoài, thường gọi họ là các NGO.[17]  Cách gọi này ăn khớp chặt chẽ với chú tâm của các nhà tài trợ nước ngoài và các NGO quốc tế: thiết lập xă hội dân sự tại Việt Nam bằng cách nổ lực phát triển các đoàn thể địa phương được gọi là NGO. 

Phương cách tiếp cận được sử dụng bởi các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các NGO quốc tế, và các nhà tại trợ nước ngoài đă khiến các đoàn thể xă hội dân sự trở thành một nhu cầu rất lớn ở Việt Nam.  Bất kể sự thật hiển nhiên rằng các đoàn thể người Việt quốc nội thuộc loại được chính quyền đỡ đầu tài trợ và là một phần của ma trận đoàn thể trực thuộc MTTQVN, các đoàn thể này được các tổ chức tương ứng của họ ở nước ngoài gọi là “các đoàn thể phi-chính-phủ”.  Các viên chức chính quyền Việt Nam rất ngại sử dụng nhóm từ NGO khi phát biểu với người dân quốc nội nhưng không dè dặt ǵ khi giao thiệp với các tổ chức tương ứng ở nước ngoài. Ông Salemink đă đề cho rằng một trong những lư do đằng sau là v́ nhóm từ NGO khi được chuyển ngữ sang tiếng Việt, cụm từ phi-chính-phủ phát âm gần giống như vô-chính-phủ.[18]  Nói một cách khác, nhóm từ NGO theo quốc ngữ ngụ ư tách rời, nếu không phải là chống đối, chính quyền.


Biểu đồ 1: Quan niệm Mác-Lênin về Đoàn Thể Nhân Dân. Nguồn: Joseph Hannah, Các Tổ Chức Phi-Chính-Phủ Địa Phương tại Việt Nam: Phát Triển, Xă Hội Dân Sự, và Quan Hệ Chính Quyền-Nhân Dân (Seattle: Nghị luận tiến sĩ ĐH Hoa Thịnh Đốn, 2007), trang 54.
 Các NGO Việt Nam nh́n nhận vai tṛ của họ rất khác biệt so với các đối tác của họ ở nước ngoài. Trước hết, họ tự xem ḿnh là cổ phần hùn hạp làm việc trong các kế hoạch phát triển để ủng hộ chính sách nhà nước. Thứ nh́, họ tự xem ḿnh là những người đă chủ trương cho những cải tiến từ chính quyền. Cuối cùng, họ tự xem ḿnh là đại diện của các đoàn thể bên ngoài chính quyền và vận động bên lề nghị viện cho các thay đổi trong chính sách nhà nước. Trong vai tṛ này, các NGO Việt Nam muốn thương lượng và khuyên bảo viên chức nhà nước thay v́ phải đương đầu với họ để đem đến thay đổi.   Nói một cách khác, những hoạt động của họ trực tiếp ủng hộ các chương tŕnh đang hiện hành của Đảng và nhà nước hoặc trực tiếp ủng hộ các chính sách to lớn hơn đă được chính quyền phê chuẩn (như phát triển đất nước hoặc xóa đói giảm nghèo). Thí dụ điển h́nh là thành phần lănh đạo của các tổ chức phi-chính-phủ VN thường xuyên liên lạc với các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, các công ty nước ngoài hoặc quốc nội có sỡ hữu và quản lư các công xưởng, và các công nhân của những công ty này.  Các NGO Việt Nam đă cố gắng thúc đẩy gia tăng sức khỏe và đời sống của công nhân bằng thái độ tránh đối diện hoặc tránh sử dụng các biện pháp đối đầu.  Như ông Hannah quan sát, “không có khoảng trống xă hội nào cho các phong trào từ các hội đoàn địa phương nhằm chống lại các xí nghiệp bóc lột công nhân thậm tệ”.[19]   Các NGO Việt Nam đă giới hạn hoạt động của ḿnh trong phạm vi ngôn ngữ của luật pháp.

Theo ước lượng th́ có khoảng hơn 30 trung tâm nghiên cứu phục vụ và giúp đỡ xă hội bằng các kế hoạch phát triển và chương tŕnh nghiên cứu ứng dụng.[20]  Các trung tâm nghiên cứu này được thành lập và quản lư bởi các giảng viên giáo sư kiêm hội viên của các trường ĐH, cơ sở cấp tỉnh, hoặc các đoàn thể chuyên nghiệp như Hội Dân Tộc Học hoặc Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam.[21]  Tuy vậy, các trung tâm nghiên cứu này có địa vị pháp lư rất yếu.  Các trung tâm nghiên cứu này cũng hoạt động rất chặt chẽ, họ không tuyển nhập thành viên mới như các NGO đúng nghĩa khác.

Phần lớn các trung tâm này được đăng kư với tư cách đoàn thể đại diện rộng răi trong những phát triển kinh tế xă hội bằng cách hợp tác với các nhà tài trợ nước ngoài.  Họ có thể hoạt động dựa trên các quan hệ cá nhân giữa cấp trên của họ và các viên chức chính quyền.[23]  Một loại NGO khác bao gồm nhân viên quốc nội của các NGO quốc tế khác làm những việc tương tự như các trung tâm nghiên cứu.[24]  Nhưng v́ họ không chính thức đăng kư hoạt động, các vấn đề liên quan đến luật pháp không được rơ ràng minh bạch.
Sự thống trị độc tài lănh đạo ở Việt Nam đă lùi dần vào hậu cảnh kể từ thập niên 1990 khi các cơ quan do nhà nuớc làm chủ dần dần được thương nghiệp hóa.  Cũng trong ư nghĩa này, các NGO  của người Việt Nam bắt đầu xuất hiện để cung cấp các phục vụ mà chính quyền không c̣n phụ trách nữa.  Dần đà, vị trí của các NGO này được thay đổi bởi các NGO quốc tế qua sự phát triển của các NGO địa phương.[25] 

Hoạt động của các đoàn thể bùng phát tại Việt Nam trong thập niên 1990 không những đă nhanh chóng lấn áp t́nh trạng độc quyền toàn trị của tể chể độc tài XHCN mà nó c̣n vượt nhanh hơn những quy chế luật pháp liên quan đến các đoàn thể nhân dân.  Năm 1992 trước sự khởi xướng từ các nhà tại trợ nước ngoài, Bộ Nội Vụ đă bắt đầu soạn thảo pháp chế dối với các tổ chức phi-lợi-nhuận nhằm để quản lư các hoạt động đang nới rộng một cách nhanh chóng từ các đoàn thể tư nhân đang được h́nh thành.  Mục đích này đă trở thành một vấn đề gây nhiều tranh căi và trong 7 năm liền, họ đă không đạt được một sự đồng thuận nào.[26]  Năm 1995, chính quyền nhà nước Việt Nam bắt đầu soạn thảo một đạo luật cho các tổ chức phi-lợi-nhuận; chỉ tính đến đầu năm 1996, bản thảo nầy đă được chỉnh sửa đến hơn 20 lần.[27]

Trong năm 2002, các viên chức Việt Nam lại thử soạn thảo điều luật cho các tổ chức phi-chính-phủ (NGO).  Và kể đến tháng 7 năm 2005 th́ bản thảo đă được chỉnh sửa ít nhất là 10 lần và đổi tên thành Luật về Hội.[28]   Bản thảo của đạo luật này không bao gồm các hội đoàn được gọi là NGO của người Việt Nam.  Các chuyên gia quốc gia và hiệp hội thương mại đă cố gắng hoạt động bên lề nghị viện để hoàn thiện các pḥng bị trong đạo luật này, làm chậm trễ việc nó được chấp thuận và thực hiện.

Cũng trong năm 2002, 181 NGO quốc tế đang hoạt động chính thức hoặc đang hoạt động qua h́nh thức có mặt tại Việt Nam đă nhanh chóng chiếm ưu thế trong khoảng không gian dành cho xă hội dân sự.[29]  Danh từ “xă hội dân sự” trở thành thông dụng đối với các nhà tài trợ nước ngoài và các NGO quốc tế khi đề cập đến Việt Nam và khi xác nhận rằng các tổ chức được gọi là NGO của người Việt này những khối cơ bản quan trọng trong xă hội.   Như đă nói đến phía trên, cách gọi này là một sự lừa dối v́ các đoàn thể của người Việt đang đối tác với bộ phận tương ứng của họ ở nước ngoài thật ra chỉ là các cánh tay vươn dài của chính quyền, hoặc các đoàn thể tầm cỡ (hoặc có định hướng đặc biệt) dưới sự lănh đạo/quản lư của chính quyền.

Thật ra không có định nghĩa thống nhất cho xă hội dân sự trong cộng đồng trí thức (xem biểu đồ 2).[30]  Bà Mary Kaldor đă nhận dạng được 5 nhận thức khác nhau về xă hội dân sự:  công dân, tư sản, tân-tự-do, hoạt động chính trị, và thành phần chống chủ nghĩa hiện đại.[31]  Tuy vậy, hai chữ “dân sự” vẫn được xem chung như là chuyện của dân hoặc chủ trương bất-bạo-động.  Nhưng vẫn có những bất đồng về việc các hoạt động bất-bạo-động có nên tuân theo pháp luật hay không v́ trong một xă hội độc tài thống trị, như Việt Nam, rơ ràng là luật pháp được đặt ra để ngăn cấm các hoạt động như thế.  Xă hội dân sự có thật sự hiện hữu trong một quốc gia không có một kết cấu dân chủ hoặc một quá tŕnh tiến triển dân chủ hay không?

Nhận thức của các nhà hoạt động chính trị về xă hội dân sự xuất hiện cùng lúc với sự sụp đổ của XHCN ở Đông Âu qua những nổ lực của Điều khoản 77 ở Cộng Hoà Czech và Tinh Thần Đoàn Kết ở Ba Lan.  Trong ngữ cảnh này, xă hội dân sự được nâng cấp thành phương tiện thúc đẩy dân chủ và tự do, quân b́nh quyền lực của chính quyền và thành phần tư nhân, cũng như nâng cao hiệu quả, trách nhiệm, và sự lănh đạo cao cả của chính quyền.[32]  Như tôi sẽ nhắc đến phía dưới, các đoàn thể đấu tranh dân chủ của người Việt ở hải ngoại đang chủ trương thúc đẩy phát triển “xă hội dân sự” như một phần của chiến lược chấm dứt thể chế độc tài Đảng trị CS ở Việt Nam.


Biểu đồ 2: Xă Hội Dân Sự qua H́nh Thức Cổ Điển. Nguồn: Joseph Hannah, Các Tổ Chức Phi-Chính-Phủ Địa Phương tại Việt Nam: Phát Triển, Xă Hội Dân Sự, và Quan Hệ Chính Quyền-Nhân Dân (Seattle: Nghị luận tiến sĩ ĐH Hoa Thịnh Đốn, 2007), trang 53. 
Thế th́ xă hội dân sự có nghĩa ǵ trong quan niệm của người Việt Nam? Các nhà nghiên cứu Bắc Mỹ, hội viên của Nhóm Nghiên Cứu Việt Nam thuộc Hiệp Hội Châu Á Học Hoa Kỳ, sau khi thảo luận về việc xă hội dân sự chuyển ngữ sang tiếng Việt là ǵ đă kết luận rằng không có một từ đồng nghĩa nào như thế cả.  Các nhà nghiên cứu này đă nói thêm rằng có một vài từ gần như có cùng nghĩa đă được sử dụng nhưng ư nghĩa chung của các từ này hầu như khác  ư nghĩa của Tây phương.[33]

Danh từ xă hội dân sự không được sử dụng rộng răi trong các bài thuyết tŕnh của các nhà nghiên cứu và viên chức Việt Nam.  Có hai nhóm từ trong tiếng Việt – xă hội dân sự và xă hội công dân – được sử dụng thường xuyên đại diện cho “civil society” (xă hội dân sự).  Cho dù vậy, Bộ Nội Vụ đang t́m một danh từ chính thức để thay thế cho “civil society” khi chuyển ngữ.  Cả hai nhóm từ đều không được sử dụng trong các văn bản chính thức khi đề cập đến các đoàn thể người Việt quốc nội; các đoàn thể mà người nước ngoài gọi là NGO được xem như là các đoàn thể nhân dân.   Có bằng chứng chứng tỏ rằng những NGO ở tầng lớp nhân dân người Việt không đồng ư với cách giải thích này.
Nhóm từ xă hội dân sự có hai ư nghĩa khác biệt trong quan niệm của người Việt Nam hiện nay.[34]  Ư nghĩa thứ nhất là một ư nghĩa kinh tế nh́n vào xă hội dân sự qua những phục vụ mà các NGO địa phương cung cấp.  Trong ư nghĩa này, quan niệm về xă hội dân sự được xem như gắn liền với các tổ chức thiện nguyện quốc tế và nghị tŕnh của họ.  Lư do là v́ trong xă hội độc tài Đảng trị của Việt Nam, không có 1 xă hội dân sự nào thật sự độc lập hoặc tự lập từ sự kiểm soát quản lư trực tiếp của chính quyền.

Ư nghĩa thứ nh́ có liên quan đến chính trị.  Theo Hoàng Ngọc Giao, ư nghĩa này bao gồm các hiệp hội chính trị chẳng hạn như những hiệp hội là hội viên của MTTQVN.[35]  Kể từ thập niên 1990, xă hội dân sự có một ư nghĩa mới đối với Việt Nam.  Các nhà bất đồng chính kiến đă sử dụng cụm từ này trong công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ.  Trong ngữ cảnh này, xă hội dân sự mô tả sự h́nh thành của một khoảng không trong quần chúng mà trong đó, thể chế độc tài Đảng trị của Việt Nam bị thử thách bởi sự huy động chính trị bất bạo động nơi người dân.  Thí dụ như lời nhà đấu tranh chính trị Lữ Phương từng nói “công cuộc vận động xây dựng xă hội dân sự cũng sẽ trở thành công cuộc vận động cho luật pháp, tự do, và nhân quyền cơ bản của con người.”[36]  Tổng quát mà nói th́ xă hội dân sự trong quan điểm chính trị nói đến công cuộc đấu tranh cho dân chủ trước thể chế thống trị toàn quyền của Việt Nam.

Khái niệm về xă hội dân sự không được người dân nắm vững một cách rộng răi trong xă hội Việt Nam.[37]  Khi cụm từ này được dùng đến lúc thảo luận với người nước ngoài, nó thường đuợc dùng để nói đến các đoàn thể, hiệp hội có liên kết chặt chẽ với chính quyền.  Các đoàn thể, hiệp nội này đang cố gắng khiến cho người ta nghĩ họ “chính thực” là các tổ chức xă hội dân sự được thiết lập theo định hướng độc lập của riêng ḿnh.

Sự Trỗi Dậy của Xă Hội Chính Trị Dân Sự

Kể từ 4 đến 5 năm qua, có một sự thay đổi rơ rệt trong bản chất xă hội chính trị dân sự tại Việt Nam.  Lúc trước, các nhà đấu tranh chính trị và tôn giáo chỉ hoạt động riêng rẽ hoặc theo từng nhóm nhỏ cách ly với nhau.[38]  Nhưng trong những năm gần đây, có một sự phối hợp giữa những nỗ lực từ nhiều phía nhằm thiết lập các đoàn thể chính trị dứt khoát chuyên đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, và tự do tôn giáo.  Các tổ chức chính trị được h́nh thành với con số chưa từng có.[39]  Các tổ chức này bị chính quyền xem như là bất hợp pháp và v́ thế, họ không có chổ đứng nào trong hệ thống chính trị độc Đảng ở Việt Nam.  Trong số các tổ chức, đoàn thể chính trị này có:

· Đảng Dân Chủ Nhân Dân Việt Nam (ĐDCND).  Đảng này được thành lập vào năm 2004 bởi ông Đỗ Thành Công, một cư dân Mỹ gốc Việt sinh sống tại bang Cali (Hoa Kỳ), sau 5 năm liên kết với những người cùng chí hướng trong nước.  Ông Công cũng được biết đến qua biệt danh Trần Nam.  Mạng lưới ĐDCND bao gồm các vị đứng đầu Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông (xem phía dưới).  Ông Công bị bắt giữ vào ngày 14 tháng 8 năm 2006 ở Phan Thiết và bị kết tội âm mưu đánh phá Lănh sự quán Hoa Kỳ ở TP HCM.  Cáo trạng này sau đó lại đổi sang phân phát truyền đơn chống chính quyền.  Ông Công bị giam đúng 1 tháng trong tù trước khi bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.  Một thời gian ngắn sau khi ông Công bị bắt giữ, 6 thành viên quốc nội của ĐDCND cũng bị câu lưu.  6 thành viên này đă bị xét xử trước Ṭa Án Nhân Dân ở TP HCM.  Trong số đó, thành viên lănh đạo BS Lê Nguyên Sang, nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo, và LS Nguyễn Bắc Truyền đă bị kết án 5, 4, và 3 năm tù giam theo thứ tự. 

· Đảng V́ Dân Việt Nam (ĐVDVN).[40]  Lúc đầu chỉ là một nhóm người ở Hoa Kỳ họp lại với tên gọi ĐVD.  ĐVD được sáng lập ở Houston (Hoa Kỳ) bởi ông Nguyễn Công Bằng.  Trong năm 2005, thành viên của ĐVD liên lạc với người Việt quốc nội, kể cả thành viên của Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông (xem phía dưới).  Ông Bằng khuyên họ không nên quá lộ diện để có thể thiết lập một mạng lưới liên kết bí mật.  Ông Bằng cho rằng vị thế tranh đấu tích cực trong lúc này chỉ có thể mang đến áp bức và giảm thiểu khả năng thu nạp nhân lực.  ĐVD chỉ thu hút được 1 số nhỏ thành viên quốc nội.  Có ít nhất 3 thành viên của họ bị bắt giữ vào năm 2007:  Mục sư Hồng Trung, đại diện của ĐVD tại Việt Nam (tháng Hai); nhà báo Trương Minh Đức (tháng Năm); và SV Đặng Hùng (tháng Bảy).
· Đảng Dân Chủ Việt Nam (ĐDCVN): sáng lập tháng 6 năm 2006, là một nhóm thảo luận chính trị do Hoàng Minh Chính dẫn đầu.  Đảng này cũng được biết đến với tên gọi Đảng Dân Chủ Việt Nam thế kỷ XXI (ĐDC XXI).  ĐDCVN tuyên bố họ là sự phục hồi hoạt động của ĐDCVN sáng lập vào năm 1944, một trong 2 Đảng phi-CS được tŕnh diện trước Quốc Hội cho đến lúc bị giải thể vào năm 1988.  Hoàng Minh Chính được huấn luyện từ Moscow, là cựu viện trưởng viện Triết học thuộc Viện Khoa học Xă hội VN.  Hoàng Minh Chính bị cáo buộc tội kêu gọi cải cách dân chủ theo Liên Xô, bị tù giam và rồi được thả vào năm 1967.  Hoàng Minh Chính tiếp tục đấu tranh cho những thay đổi chính trị và lại chịu cảnh giam cầm năm 1981 và 1995.

Hoàng Minh Chính đă nắm giữ chức vụ Tổng Thư Kư của ĐDCVN từ năm 1951-1956.  Ông đưa ra kế hoạch khôi phục lại ĐDC bằng cách cách kêu gọi tinh thần yêu nước của Hồ Chí Minh, một lập trường xa lạ đối với các nhà bất đồng chính kiến trẻ tuổi.  ĐDCVN có thể có đến 12 thành viên tại Hà Nội và TP HCM.  Hoàng Minh Chính đă được phép sang Hoa Kỳ chữa bệnh vào năm 2005.  Khi ở Hoa Kỳ, ông Chính đă có điều trần trước Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ và mạnh dạn chỉ trích cách chính quyền CS đối xử với các nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền tại Việt Nam.  Khi trở về Việt Nam, ông đă được nhiều người ca ngợi cũng như bị đả kích bởi thành phần ủng hộ chính quyền.[41]  C̣n có LS Bùi Thị Kim Thành bị bắt giữ tại TP HCM trong cuộc đàn áp thẳng tay trước Hội nghị thượng đỉnh APEC và bị khống chế vào bệnh viện Tâm Thần Biên Ḥa.

· Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN), sáng lập bởi BS Nguyễn Văn Đài.  Tháng 6 năm 2007, kỹ sư Trương Minh Nguyệt và hai nhà đấu tranh khác bị bắt giữ v́ phân phát tài liệu tuyên truyền phản động vi phạm Điều khoản 258 của Bộ luật H́nh Sự.  Kỹ sư Nguyệt bị kết án 2 năm tù giam bởi Ṭa án Tỉnh Đồng Nai.  Bà Nguyệt, một thành viên của MLNQVN đă sử dụng mạng Internet để phát biểu quan điểm của ḿnh về t́nh h́nh kinh tế chính trị Việt Nam.

· Hội Nhà Báo Tự Do của Việt Nam (HNBTDVN) được thành lập bởi tác giả của các trang blog người Việt ở hải ngoại, bao gồm một mạng lưới blogger và các nhà báo bất đồng chính kiến trong nước.  Mạng lưới này thu thập và phổ biến thông tin lề trái ở Việt Nam.  Năm 2006, HNBTDVN đă thử thiết lập một tờ báo điện tử phổ biến thông tin độc lập với nguồn tài trợ từ Viện Quốc Gia Thăng Tiến Dân Chủ Hoa Kỳ.  Công an an ninh Việt Nam đă bắt giữ và thẩm vấn nhiều nhà đấu tranh của HNBTDVN và ít nhất đă cấm cản 1 thành viên tự do xuất ngoại để tham dự một hội nghị quốc tế về quyền tự do ngôn luận.

· Khối 8406, thành lập ngày 8 tháng 4 năm 2006 (sẽ nói thêm ở phần sau).

· Đảng Thăng Tiến Việt Nam (ĐTTVN), thành lập ngày 8 tháng 9 năm 2006 bởi Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Phong, Nguyễn B́nh Thành, và Hoàng Thị Anh Đào.  LM Nguyễn Văn Lư được đề cử làm cố vấn.  Lê Thị Công Nhân là một luật sư thông thạo Anh ngữ đă từng được Lănh sự quán Anh quốc mời bào chữa cho một phụ nữ Anh gốc Việt bị tố cáo buôn lậu ma tuư.  Chị Lê Thị Công Nhân cũng là một trong những người đă kư tên vào bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ của khối 8406.  Các thành viên sáng lập khác của Khối 8406 cũng cư ngụ tại Huế.  ĐTTVN tiêu biểu cho một thế hệ bất đồng chính kiến với tư tưởng Hồ Chí Minh.  Ngày 8 tháng 9 năm 2006, ĐTTVN đă công bố Cương Lĩnh Lâm Thời kêu gọi dân chủ đa nguyên, tự do tôn giáo, bầu cử tổng quát, và bào vệ tài sản cá nhân.  Năm 2007, ĐTTVN và ĐVDVN đă chính thức hợp tác và lập thành Liên Đảng Lạc Hồng.

· Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam (LMDCNQVN), thành lập ngày 16 tháng 10 năm 2006 giữa Khối 8406 và Giáo hội Phật Giáo VN Thống Nhất.  Liên minh này được thiết lập theo mô h́nh Liên Đoàn Toàn Quốc v́ Dân Chủ Miến Điện của bà Daw Aung San Suu Kyi.  Sự liên hiệp này được xem là phong trào đấu tranh lớn nhất chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ khi quốc gia thống nhất năm 1975.

· Công Đoàn Độc Lập Việt Nam (CĐĐLVN), thành lập ngày 20 tháng 10 năm 2006 và là công đoàn độc lập đầu tiên của Việt Nam.  Nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Khắc Toàn được công nhận vào chức vị Chủ tịch Ban Đại Diện Lâm Thời gồm có 11 ủy viên: ông Nguyễn Công Lư, ông Ngô Công Quỳnh, bà Nguyễn Thị Phương, ông Trần Hoàng Dương, ông Phạm Sử Thiện, ông Nguyễn Xuân Đạo, ông Trần Hiền Thanh, ông Lương Hoài Nam, ông Lê Trí Dũng, bà Trần Khải Thanh Thủy, và ông Trần Quốc Thủy.  CĐĐLVN liệt kê 3 mục đích chính: bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân Việt Nam; giúp đỡ các công nhân bị tàn phế hoặc có bệnh v́ việc làm; và kêu gọi đoàn kết trong giai cấp công nhân.

· Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông (HHĐKCN), thành lập ngày 30 tháng 10 năm 2006 bởi Nguyễn Tấn Hoành và Trần Thị Lệ Hằng.  Cả hai sáng lập viên này đều có thành tích tranh đấu kêu gọi công nhân đ́nh công.  Trong giai đoạn thành lập, thành viên của hiệp hội này đă liên lạc với Đảng V́ Dân với trụ sở ở bang Houston (Hoa Kỳ).  Sau những khác biệt xảy ra trong đường hướng, HHĐKCN đă liên kết với một tổ chức khác ở hoa kỳ, ĐDCNDVN, và giữ lấy địa vị tích cực hơn theo mô h́nh của phong trào Đoàn Kết Ba Lan.  Tuy thế, chiến lược chính thức công bố mời gọi sự đàn áp từ phía chính quyền.  Đến giữa tháng 12 năm 2006, sau hội nghị thượng đỉnh của khối APEC ở Hà Nội, 10 trong số các thành phần ṇng cốt trong HHĐKCN đă bị giam giữ.  Đến năm 2007, HHĐKCN đă phải trở vào hoạt động bí mật. 

· Liên Đảng Lạc Hồng, thành lập tháng 2 năm 2007 từ sự liên kết giữa Đảng Thăng Tiến VN và Đảng V́ Dân VN.

Nói chung th́ các tổ chức chính trị kể trên không có một số lượng thành viên với trụ sở trải rộng khắp nơi trên toàn quốc.  Tên gọi “đảng phái chính trị” mà họ tự đặt cho ḿnh cũng có vấn đề.  Cho dù vậy, mạng lưới đấu tranh dân chủ của các nhà tranh đấu và các đoàn thể tranh đấu đă liên hợp thành trong năm 2006 được xem là một phong trào chính trị đáng kể, đánh dấu cho một sự phát triển mới trong chính trị Việt Nam.[42]  Mạng lưới tranh đấu chính trị này đă ban hành nhiều bản tuyên ngôn kêu gọi chính quyền nhà nước Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền cơ bản, tự do tôn giáo, và cho phép người dân tự do thành lập và gia nhập các đảng phái chính trị khác ngoài Đảng CSVN.[43]  Vào ngày 8 tháng 4 năm 2006, 116 người đă đồng kư tên vào bản Appeal for Freedom of Political Association và phổ biến rộng răi trên toàn quốc bằng mạng Internet.  Ngày 8 tháng 4, 118 người đă đồng kư tên bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cho VN.[44]  Các nhà đấu tranh dân chủ này sau đó được biết đến với tên gọi Khối 8406, được đặt theo ngày bản tuyên ngôn ra đời.

Thành viên của Khối 8406 đă xuất bản tờ Tự Do Ngôn Luận 2 tuần 1 lần, bắt đầu từ ngày 15 tháng 4 năm 2006.  Đây là một tờ báo gồm khoảng 30 trang trên khổ giấy A4 bằng cả hai dạng in và điện tử.  Dạng điện tử của tờ Tự Do Ngôn Luận được xuất bản theo dạng PDF cho tiện việc phổ biến.  Tờ báo này do LM Nguyễn Văn Lư, LM Phan Văn Lợi, và LM Chân Tín biên tập.

Khối 8406 tượng trưng cho một mạng lưới bao gồm nhiều chuyên gia, trí thức khác nhau ở răi rác khắp nơi trên toàn quốc.  Trong số các người kư tên vào bản tuyên ngôn có 31% là giảng viên và giáo viên, 14% là các linh mục Thiên Chúa giáo, 13% là các giáo sư ĐH, 7% thuộc các nhà văn, 6% là bác sĩ y khoa và 29% c̣n lại gồm có các trí thức, kỹ sư, y tá, các lănh đạo Phật giáo Ḥa Hảo, thương gia, cựu bộ đội, chuyên viên kỹ thuật, thường dân, và cả 1 luật sư.
Khối 8406 chủ yếu là một mạng lưới ở khu trung tâm thành thị, với hơn phân nữa những người kư tên cư ngụ tại Huế (31%) và TP HCM (15%), những người kư tên khác quy tụ từ Hải Pḥng, Hà Nội, Đà Nẵng, và Cần Thơ. 4 thành phố này chiếm 30% chữ kư.[45]  Phần c̣n lại của các thành viên Khối 8406 nằm rải rác trên toàn quốc ở Bắc Ninh, Nha Trang, Phan Thiết, Quăng Ngăi, Vũng Tàu, và Vĩnh Long.

Hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 năm 2006 có bao gồm cuộc họp mặt giữa các lănh tụ quốc gia.  V́ cả thế giới đang chú tâm vào Hà Nội, nhân viên an ninh VN lúc đầu rất thận trọng trong cách đối phó với Khối 8406.  Họ đă gây khó khăn cho một vài người trong số những người nổi bật đă kư tên vào bản tuyên ngôn ngày 8 tháng 4.  Điện thoại nhà của các vị này bị cắt đứt và họ bị theo dơi thường xuyên.  Những người khác được mời đến thẩm vấn và bị bắt giữ trong nhiều khoản thời gian khác nhau.  Các nhân viên bị đe dọa cho nghỉ việc.  Công an cũng đă xông vào nhà các thành viên kư tên khác, lấy đi các máy tính, điện thoại di động, và tài liệu cá nhân.
Hành động của CA đă tạo lên một làn sóng phản đối trong thành phần tranh đấu ủng hộ dân chủ.  Ngày 30 tháng 4, Khối 8406 đă ra một kháng thư với 178 chữ kư lên án hành động của CA an ninh.  Cho đến ngày 8 tháng 5, số người ủng hộ kư tên trong bản tuyên ngôn lên đến 424; và cho đến cuối năm, các quan sát viên nước ngoài cho biết là khối ủng hộ bản tuyên ngôn của Khối 8406 đă hơn 2.000, phần nhiều trong số đó dưới 30 tuổi.[46]  Thành viên Khối 8406 đă cố gắng lẩn tránh bị theo dơi bằng cách sử dụng điện thoại digital và kỹ thuật mă hóa trên các trang mạng cung cấp bởi các phần mềm Voice Over Internet Protocol như Paltalk, Skype, và Yahoo! Messenger.[47] Các trang mạng này đă được sử dụng để thiết lập các buổi thảo luận trong nước cũng như ở hải ngoại.

Vào ngày 22 tháng 8 năm 2006, Khối 8406 đă chính thức công bố một tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam gồm 4 giai đoạn và 8 bước nhằm gầy dựng lại các quyền tự do công dân, thành lập các chính đảng dân chủ, soạn thảo Hiến Pháp mới, và tiến hành bầu cử dân chủ cho một Quốc Hội đại biểu nhân dân.[48]  Ngày 12 tháng 10 năm 2006, thành viên Khối 8406 đă viết một thư mở gửi đến các lănh đạo tại hội nghị thượng đỉnh APEC yêu cầu họ giúp đỡ trong quá tŕnh thúc đẩy xă hội dân chủ cho Việt Nam.  4 ngày sau đó, Khối 8406 đă định chuyển hóa ḿnh thành một phong trào chính trị bằng cách liên kết với Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất trong Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam như đă nói đến phía trên.
Trước hội nghị thượng đỉnh APEC, CA an ninh đă bao vây tư gia của các thành viên Khối 8406 và ngăn cản họ tự do đi lại.  Cùng thời gian, thành viên của Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông cũng bị bắt giữ và đưa ra ṭa sau đó.  Sau hội nghị APEC, Việt Nam tiến hành một chiến dịch phối hợp với nổ lực đàn áp Khối 8406.  Có 7 thành viên bị bắt giam, xét xử, và kết tội trong tháng 3 và 4 năm 2007, trong đó có LS Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.  Án tù của họ sau đó được giảm xuống vào tháng 12.

Các nhà đấu tranh dân chủ khác cũng bị bắt giữ và xét xử trong cùng năm, nổi bật nhất là LM Nguyễn Văn Lư.  Thành phần lănh đạo của Khối 8406 có vẻ như đă bị hóa giải một cách hiệu quả bởi bộ máy an ninh của Việt Nam.  Rất nhiều trong số những người kư tên vào bản tuyên ngôn, các kháng thư, kiến nghị đă đồng loạt im lặng trước sự đàn áp của chính quyền.  Điều này thể hiện rơ nhất qua kỷ niệm ngày thành lập Khối 8406 năm 2007 và 2008, hai sự kiện đă trôi qua một cách êm ả.

Trong tháng 6 và tháng 7 năm 2007, các nông dân ở tỉnh Tiền Giang đă tổ chức một cuộc biểu t́nh công cộng kéo dài để kêu oan về việc đất đai bị tước đoạt.  Họ đă quy tụ tại TP HCM trước ṭa Quốc Hội và được tháp tùng bởi nhiều ủng hộ viên từ 7 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Có một vài điều chung quanh sự kiện này chưa bao giờ xảy ra: số người tham gia khiếu kiện, sự hiện diện của dân từ nhiều tỉnh khác nhau, cùng với thời gian họ được cho phép để biểu t́nh và căng biểu ngữ ở các nơi công cộng.

Cuộc biểu t́nh của dân tỉnh Tiền Giang được trực tiếp theo dơi và thông tin bởi các cơ quan truyền thông ở hải ngoại.  Một số các người tham gia biểu t́nh đă trả lời phỏng vấn trực tiếp bằng điện thoại di động với phóng viên báo chí nước ngoài ở Hà Nội và đài Radio Chân Trời Mới do Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (đảng Việt Tân) quản lư.  H́nh ảnh các biểu ngữ của nông dân biểu t́nh có thể truy cập được trên trang mạng của đảng Việt Tân. Cuộc biểu t́nh kéo dài của nông dân Tiền Giang sau đó cũng đă chấm dứt khi CA an ninh bao vây và ép buộc chở họ đi nơi khác trong đêm khuya.  Điều mới lạ từ các vụ biểu t́nh này là sự ủng hộ có được từ Khối 8406 và Ḥa Thượng Thích Quảng Độ từ Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất.

Theo bề ngoài th́ Khối 8406 và các đoàn thể xă hội chính trị dân sự xuất hiện trong năm 2006 có vẻ như đă cùng chung số phận với các nhà đấu tranh chính trị của thập niên 1990.  Tuy nhiên, có một yếu tố cần phải được nói đến trong sự phân tích này – đó là vai tṛ của các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ Việt Nam ở hải ngoại, những người đă bắt đầu liên kết với đồng hương của ḿnh ở quốc nội để cung cấp nguồn tài trợ, ủng hộ tinh thần, và hỗ trợ sách lược đối kháng thể chế chính trị độc đảng.[49]  Đoàn thể then chốt – nhưng cũng không phải là duy nhất – trong sự phát triển mới lạ này là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, c̣n gọi là Việt Tân.[50]

Đảng Việt Tân tuyên bố là họ muốn tranh đấu cho một xă hội dân chủ tại Việt Nam theo phương châm bất bạo động trong lúc truyền thông quốc nội miêu tả họ là một tổ chức khủng bố.[51]  Cả hai phía truyền thông Việt Nam và Việt Tân đều đồng thời hợp nhất về lịch sử cơ bản của Việt Tân.  Việt Tân được sáng lập bởi Hoàng Cơ Minh, nguyên là phó Đề đốc Hải Quân của Việt Nam Cộng Ḥa.  Ông Minh sáng lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN) vào ngày 30 tháng 4 năm 1980.  Sau đó, ông thành lập Việt Tân vào ngày 10 tháng 9 năm 1982. Cả hai tổ chức lúc đó đều muốn lật đổ chính quyền CSVN qua chủ trương bạo động.

Cả hai phía chính quyền VN và những người ủng hộ Hoàng Cơ Minh đều đồng ư rằng (MTQGTNGPVN) đă từng âm mưu đánh phá bằng cách đưa người của ḿnh xâm nhập vào Việt Nam qua đường Lào và Cam Bốt.  Một thành viên của đảng Việt Tân đương thời cũng đă cho biết rằng thành viên của Việt Tân sống ở Việt Nam trong thời điểm hoạt động bí mật (1982-1994) có trang bị vũ khí.[52]  Phía Việt Nam th́ lại tố cáo đảng Việt Tân đă sử dụng vũ khí bạo động cho đến năm 2002 khi họ thuê mướn tội phạm ám sát các viên chức chính quyền.

Ngày 19 tháng 9 năm 2004, tổ chức này tuyên bố giải thể MTQGTNGPVN và cho biết rằng đảng Việt Tân sẽ chính thức hoạt động công khai.[53]  Các lănh đạo đảng Việt Tân công bố cương lĩnh của ḿnh với chủ trương đối đầu bất bạo động nhằm tranh đấu cho xă hội dân chủ ở Việt Nam qua sự hợp tác với các tổ chức cùng chí hướng khác.  Kể từ năm 2004, Việt Tân đă trở nên tích cực trong việc vận động các nghị viên chính trị ở Úc Châu, Á Châu, và Hoa Kỳ.

Trong quư 4 của năm 2006, thành viên đảng Việt Tân ở Hoa Kỳ đă tích cực vận động chính quyền của TT George W. Bush đề cập đến các vấn đề nhân quyền trước hội nghị APEC ở Hà Nội tháng 11 cùng năm.  Một thành viên Việt Tân đă từng điều trần trước Nhóm Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ.  Việt Tân cũng đă vận động các nhà tài trợ quốc tế kết hợp tính minh bạch và trách nhiệm cùng với các chương tŕnh viện trợ của họ tại Việt Nam.  Tháng 3 năm 2007, Việt Tân tổ chức các buổi tập họp toàn thế giới để chống đối làn sóng đàn áp chính trị đang được tiến hành ở Việt Nam vào lúc đó.

Vào khoảng thời gian cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2007, một rào chắn bằng các bài viết xuất hiện trên báo chí do nhà nước VN quản lư cáo buộc Việt Tân là một tổ chức khủng bố.  Nhưng các bài viết này chỉ có thể vỏn vẹn các chi tiết về hoạt động của MTQGTNGPVN trước khi mặt trận này bị giải thể.  Các bài báo này không có chi tiết ǵ về hoạt động của đảng Việt Tân sau tháng 9 năm 2004.  Thật ra, khi các cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam bắt đầu chú tâm đến sự phát triển đương thời của Việt Tân, đảng phái này đă báo cáo rằng họ đă thiết lập các tổ chức pháp luật, thương mại, và các chương tŕnh tín dụng vi mô (microcredit) để phát sinh nguồn tài trợ cho các hoạt động của họ tại Việt Nam.  Đảng Việt Tân cũng bị tố cáo là đă kêu gọi tẩy chay các mặt hàng quốc nội cùng các dịch vụ chuyển tiền về Việt Nam.  Tất cả những lời cáo buộc về các hoạt động này hoàn toàn có tính chất bất bạo động trong đó.

Các viên chức an ninh quốc pḥng Việt Nam đă cố t́nh đúc kết các hoạt động chống kháng chính quyền để gán ghép tên gọi khủng bố cho Việt Tân, kể cả những hoạt động chống đối có tính chất ḥa b́nh và bất bạo động.  Người ta cũng không rơ rằng chính quyền nhà nước Việt Nam đă sử dụng điều luật pháp chế nào để cáo buộc đảng Việt Tân là một tổ chức khủng bố.

Các sự kiện của năm 2006 – 2007 tiêu biểu cho sự lớn rộng của các tổ chức xă hội chính trị dân sự  tại Việt Nam; một sự phát triển qua thế lực, qua con số, và mạng lưới liên kết càng ngày càng gia tăng của các tổ chức này.  Bất đồng chính kiến đă trở thành một h́nh thức tổ chức to lớn hơn với sự xuất hiện của các đảng phái chính trị mới lạ và các liên đoàn thương mại cũng như các tổ chức có khuynh hướng độc lập khác đại diện cho các nhà báo tự do, các nhà tranh đấu nhân quyền, và các cựu tù nhân chính trị.  Sự liên hiệp vẫn c̣n mới mẻ giữa Khối 8406 và Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, và sự h́nh thành của Liên Đảng Lạc Hồng là bằng chứng tượng trưng là khoảng trống cách biệt trong quá khứ giữa các tổ chức tranh đấu hiện nay đă dần dần biến mất.

Tuy nhiên, không có một nhận thức rơ rệt nào cho thấy rằng phong trào đấu tranh dân chủ ngày càng vững bền hoặc đang liên kết thành một thế lực có thể trở thành một thử thách lớn đối với chính quyền độc Đảng Việt Nam.

Thành phần chủ chốt của Khối 8406 và các đoàn thể xă hội chính trị dân sự liên đới đă bị đàn áp bởi hệ thống an ninh của Việt Nam, các thành viên của họ buộc phải trở lại hoạt động bí mật.  Dù sao đi nữa th́ sự phát triển này là một dấu hiệu báo trước cho tương lai…

Xă Hội Chính Trị Dân Sự và Chính Quyền Độc Đảng của Việt Nam

Biểu đồ thứ 3 tŕnh bày sơ đồ nhận diện vai tṛ xă hội dân sự của các tổ chức và đoàn thể đang hoạt động hiện nay tại Việt Nam.  Đa số các tổ chức xă hội dân sự được đề cập đến trong bài viết này quy tụ ở phía bên phải của biểu đồ.  Phần lớn các tổ chức và đoàn thể người Việt khác được xác nhận h́nh thành xă hội dân sự thật ra có liên hệ chặt chẽ hoặc gắn liền với chính quyền độc đảng.  Họ hoạt động như các đối tác của chính quyền để thi hành chính sách nhà nước trên phương diện tạo lợi ích, phục vụ xă hội, và xóa đói giảm nghèo. 

 


Biểu đồ 3: Các Vai Tṛ của Xă Hội Dân Sự. Nguồn: Joseph Hannah, Các Tổ Chức Phi-Chính-Phủ Địa Phương tại Việt Nam: Phát Triển, Xă Hội Dân Sự, và Quan Hệ Chính Quyền-Nhân Dân (Seattle: Nghị luận tiến sĩ ĐH Hoa Thịnh Đốn, 2007), trang 93. 

Theo thời gian, các tổ chức này cũng đă nới rộng vai tṛ của họ sang tranh đấu cho quyền lợi cử tri bằng cách khuyến khích thay đổi cách thi hành chính sách nhà nước.  Và gần đây, một số trong các tổ chức được gọi là tổ chức xă hội dân sự này đă trở nên tích cực trong công cuộc vận động thay đổi chính sách.

Việt Nam vẫn c̣n chưa thiết lập được các tổ chức xă hội dân sự có thể đóng vai tṛ thanh tra, kiểm soát nhằm vạch mặt sự tham ô của các lực lượng ṇng cốt trong xă hội và viên chức chính quyền.  Trách nhiệm đưa ra ánh sáng các vụ tham nhũng hối lộ phần lớn vẫn c̣n nằm trong tay các nhà báo gan dạ dũng cảm làm việc cho các tờ báo tiến bộ như Thanh Niên và Tuổi Trẻ.  Truyền thông Việt Nam đóng vai tṛ nổi bật trong việc vạch trần vụ tham nhũng PMU và Bộ Giao Thông Vận Tải ngay trước Đại hội Đảng X năm 2006.   Nhưng các viên chức lănh đạo nhanh chóng nhúng tay vào và chận đứng thông tin không kiểm soát từ phía truyền thông.   Tháng 6 năm 2008, sau khi Thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải (Nguyễn Việt Tiến) được thả, hai nhà báo làm việc cho tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên đă cố gắng khơi dậy vụ tham ô PMU lần nữa.  Vào tháng 5, hai nhà báo này và 1 tướng CA đưa tin đă bị bắt và bị khởi tố là đă lạm dụng quyền lực.  Sự đàn áp báo chí gia tăng vào tháng 8 khi thẻ báo chí của 7 phóng viên nhà báo và biên tập viên từ 4 tờ báo bị thu hồi.  Hai biên tập viên của tờ Đại Đoàn Kết, cơ quan báo chí chính thức của MTTQVN, đă bị đuổi việc vào tháng 10.

Nói chung th́ các nhà nghiên cứu nước ngoài đă ngại không dám nghiên cứu về hoạt động của các tổ chức, đoàn thể xă hội dân sự nằm phía bên trái của biểu đồ 3.[54]  Bởi v́ Việt Nam không cho phép các tờ báo hoặc cơ quan truyền thông tư nhân hoạt động, Việt Nam không có các thông tin báo chí đối kháng chỉ trích chính quyền và chính sách của thể chế độc tài Đảng trị.[55]  Các loại thông tin chỉ trích chính quyền chỉ giới hạn trong phạm vi báo rơi được phổ biến, phân phát bởi các nhà bất đồng chính kiến.  Trong những năm gần đây, mạng lưới Internet đă trở thành công cụ phổ biến quan điểm đối kháng…

Bài viết này đă minh chứng sự xuất hiện của các tổ chức xă hội chính trị dân sự với các vai tṛ xă hội dân sự nằm phía bên trái của biểu đồ 3. Các tổ chức, đoàn thể chưa chính thức đối kháng qua h́nh thức bất tuân dân sự hoặc tổ chức các cuộc biểu t́nh tầm cỡ chống lại chính quyền.  Cho đến nay, họ chỉ giới hạn ḿnh trong việc công khai chỉ trích việc chính quyền độc Đảng của Việt Nam không cho phép người dân thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, cũng như các quyền tự do khác của con người.

Câu hỏi chính thức cho xă hội Việt Nam trong tương lai là sự h́nh thành của xă hội chính trị dân sự sẽ có ảnh hưởng ǵ cho chính quyền độc Đảng của Việt Nam?
Thật không thể chối bỏ được những thành tựu của Việt Nam sau 22 năm đổi mới.  Việt Nam đă có được một nền kinh tế tăng trưởng rơ rệt cùng với sự thành công đáng kể trong việc xóa đói, giảm nghèo.  Việt Nam cũng đă duy tŕ được sự quân b́nh nội địa trong suốt quá tŕnh chuyển tiếp quyền lực sang thế hệ sau qua các Đại Hội đảng toàn quốc.  Quá tŕnh chuyển tiếp chính trị này đă xảy ra một cách đều đặn và thận trọng.

Tuy nhiên, một đường ngoại suy thẳng tắp tượng trưng cho những phát triển kinh tế và sự quân b́nh chính trị kéo dài cần phải lưu ư đến làn sóng bất đồng chính kiến và những lời kêu than từ xă hội kinh tế đă tụ h́nh trong những năm gần đây.  Bên cạnh các cuộc biểu t́nh của nông dân và tín đồ Thiên Chúa giáo về tranh chấp đất đai cùng nỗi lo âu của đồng bào về căn bệnh tham nhũng thối nát, mức lạm phát xoay tṛn hiện nay của Việt Nam đă khiến nhiều người dân bất măn, nhất là ở những khu thành thị.  Công nghệ dệt và may vá của Việt Nam đă trải qua nhiều cuộc đ́nh công táo bạo.
Hoạt động của các đoàn thể, đặt biệt là các đoàn thể phường xă nhân dân tại Việt Nam đă có được mức tăng triển bùng phát kể từ cuối thập niên 1980.  Trong nhiều năm gần đây, nhất là ở các khu đô thị, Việt Nam đă chứng kiến được sự h́nh thành của một số tổ chức đấu tranh chính trị chung quanh các vấn đề nhân quyền, dân chủ, và tự do tôn giáo.  Các đoàn thể này có thể sẽ đóng vai tṛ to lớn hơn trong nhiều năm sắp tới.
Năm 2006, các nhóm đấu tranh cho dân chủ bắt đầu kết hợp thành một phong trào nổi bật được biết đến với tên gọi Khối 8406.  Điều này chứng minh rằng không những chỉ có một mạng lưới chính trị đang h́nh thành, mà c̣n có sự hợp tác lẫn nhau trên nhiều vấn đề xă hội.  Đường hướng này rất có thể sẽ được tiếp tục trong tương lai khi cương lĩnh đấu tranh chính trị của xă hội chính trị dân sự nới rộng để bao gồm dân oan, nhân công, nhân quyền, tự do tôn giáo, và quyền lợi của các dân tộc thiểu số.  Các nhà tranh đấu quốc nội có thể trông cậy vào sự ủng hộ gia tăng của thành phần yêu nước và các tổ chức tranh đấu cho xă hội dân chủ ở hải ngoại.

Trong vài năm tới đây Việt Nam sẽ phải đối diện với viễn ảnh gia tăng kinh tế bị thuyên giảm sau một thập niên dài với thành công đáng kể.  Lẽ chính thống trong sự cầm quyền của chính quyền độc Đảng VN phần lớn lệ thuộc vào khả năng thực hiện lời hứa của ḿnh.  Đó là, sự thành công trong việc phát triển kinh tế và duy tŕ quân b́nh chính trị trong xă hội.  Các thảm họa kinh tế cũng như căn bệnh tham nhũng tràn lan đang lấn áp khả năng thực thi chính sách nhằm giữ vững sự cầm quyền chính thống của chính quyền nhà nước Việt Nam.  Các h́nh thức chính trị chính thống khác, như tinh thần yêu nước và sự thu hút nơi lănh đạo, cũng đă lùi dần theo thời gian.  Chính quyền độc Đảng VN không có được chủ quyền nhân dân qua các cuộc bầu cử dân chủ tự do đáng có để giữ lấy lẽ chính thống của ḿnh.

Chính quyền độc Đảng VN rất có thể sẽ bị thử thách trầm trọng trong tương lai để có thể thực hiện mục đích của ḿnh trong việc thiết lập một “quốc gia pháp trị”.  Các đoàn thể xă hội chính trị dân sự sẽ gây áp lực với ĐCS buộc họ phải thực thi các điều lệ trong Hiến Pháp cho phép người dân có “quyền tự do bày tỏ chính kiến, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, và tự do lập hội, đoàn thể cũng như quyền tự do biểu t́nh dựa theo các điều lệ của pháp luật đă đặt ra.” (Điều 69, HP) cũng như quyền tự do tôn giáo của Điều 70 HP.  Việt Nam tương lai sẽ chứng kiến được nhiều cuộc tranh luận sẽ xảy ra ở nhiều nơi – trước Quốc Hội, trước Mặt Trận (MTTQCN), và cả trước chính nội bộ ĐCSVN -  trong lúc các tổ chức, đoàn thể xă hội chính trị dân sự tiếp tục theo đuổi cương lĩnh của ḿnh.

Có 5 mô h́nh thay đổi chính trị hữu ích có thể dùng làm khuôn khổ để suy đoán những diễn tiến phía trước:[56]

· Nguyên trạng:  Thành phần chủ yếu của giới lănh đạo cầm quyền hiện nay sẽ tranh đấu để giữ vững địa vị của ḿnh qua các biện pháp ức chế, đàn áp, và kéo lê gót chân người ta.  Duy tŕ nguyên trạng có vẻ như không bền vững trước những thay đổi xă hội kinh tế đang diễn ra hiện nay.

· Độc tài cai trị:  Suy thoái kinh tế kết hợp với việc mất quân b́nh chính trị có thể sẽ dẫn xă hội đi ngược về chế độ độc tài cai trị.  Tuy nhiên, những mô h́nh thay đổi chính trị của Việt Nam trong quá khứ cho thấy rằng điều này không thể xảy ra và kết quả có được là ĐCSVN sẽ bị phân đôi.

· Thay thế:  Các thế lực đối kháng có thể chiếm thượng phong.  Mô h́nh này cũng khó có thể xảy ra v́ các thế lực đối kháng hiện nay c̣n rất yếu và không có sự ủng hộ rộng răi của quần chúng.  Các thế lực đối kháng cũng có thể bị chính quyền đàn áp thẳng tay.

· Chuyển đổi:   Sự hợp tác lẫn nhau giữa các thành phần chủ yếu trong giai cấp lănh đạo và các thế lực đối kháng.  Mô h́nh này cũng khó có thể xảy ra trong giai đoạn ngắn v́ thế lực đối kháng vẫn c̣n yếu.  Nhưng trên đường dài, rất có thể sẽ thành tựu.

· Thay đổi:  Thành phần lănh đạo ṇng cốt khởi xướng thay đổi.  Các bằng chứng cho thấy rằng giới lănh đạo của Việt Nam đang thương lượng với nhau về tốc độ và giới hạn của những thay đổi.  Xă hội Việt Nam rơ ràng đang tiến dần đến tự do, không phải dân chủ;  Nhưng áp lực từ người dân có thể sẽ khiến nhiều lănh đạo ṇng cốt thúc đẩy thêm những thay đổi chính trị tiếp nối. 
Kết luận

Chủ đề chính của bài viết này là sự xuất hiện của xă hội chính trị dân sự tượng trưng cho một sự phát triển mới trong t́nh h́nh chính trị quốc nội tại Việt Nam. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu nước ngoài chỉ biết chú tâm vào “chính trị thường nhật” của các tổ chức được xem như là các đoàn thể xă hội dân sự ở Việt Nam.  Sự nghiên cứu này đă đem đến nhiều nhận thức sâu sắc đối với tính chất thay đổi của xă hội Việt Nam và mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân trong thời kỳ đổi mới.  Vào khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2007, một loạt các đảng phái chính trị tự phong và các liên hiệp thương mại vừa mới thành lập đă liên kết thành một phong trào chính trị, Khối 8406, và với một sự phát triển chưa từng có đă trực tiếp đối kháng với nhà cầm quyền độc tài Đảng trị ở Việt Nam.  Ngược lại, “chính trị thường nhật” cùng phương cách tiếp cận qua xă hội dân sự chỉ chú trọng vào các thử thách ở mức vi mô đối với chính quyền và đem đến một số nhận thức ít ỏi về các trường hợp thay đổi chính trị có thể xảy ra trong tương lai.

Bài viết này chứng minh rằng việc xem các “đoàn thể phi-chính-phủ” người Việt là xă hội dân sự là lừa dối, không chính xác v́ hai lư do sau đây:  Thứ nhất, các tổ chức NGO của người Việt trong nước phần đông là cánh tay vươn dài của chính quyền.  Thứ nh́, các nghiên cứu hiện nay chỉ chú trọng vào các đoàn thể nhân dân và hội đoàn của phường, xă và xem đó như là xă hội dân sự liên quan đến phát triển chính trị - hoàn toàn loại bỏ các tổ chức tranh đấu cho thay đổi dẫn đến xă hội dân chủ.

Bài viết này xác nhận rằng vai tṛ của xă hội chính trị dân sự tại Việt Nam rất có thể sẽ trở nên quan trọng v́ hai lư do sau đây:  Thứ nhất, tuy bị chính quyền đàn áp, Khối 8406 đă thành công phô trương tính hiệu quả của việc phối hợp và liên kết các tổ chức cùng chí hướng lại với nhau, kết nối tự do tôn giáo, nhân quyền, và tự do dân chủ thành một chủ đích bất phân.  Thứ nh́ là sự hỗ trợ gia tăng đáng kể từ các tổ chức xă hội chính trị dân sự của người Việt ở hải ngoại.  Họ đă biết tránh né các h́nh thức bạo động và hiện đang cung cấp nguồn tài trợ và kế sách đối lập chính trị.

Trong 2 năm tới đây, chính quyền độc Đảng tại Việt Nam sẽ phải đối diện với nhiều thử thách lớn khi thi hành chính sách nhằm củng cố lẽ chính thống của ḿnh.  Rơ ràng là căn bệnh tham nhũng tràn lan, ô nhiễm môi trường, cùng với mức độ phát triển kinh tế đang trên đà thuyên giảm đang tạo căng thẳng cho chế độ độc Đảng và kể cả chính ĐCSVN.
Bài viết này được kết thúc bằng cách nêu rơ rằng thay đổi chính trị tại Việt Nam phần lớn sẽ được quyết định bằng phương cách chế độ độc Đảng chọn sử dụng để đối phó với những thử thách được đặt ra bởi xă hội chính trị dân sự. Trong số 5 trường hợp khuôn mẫu được nói đến, có hai trường hợp có thể xảy ra.  Đó là sự chuyển đổi dẫn đến bởi các thành phần lănh đạo và các thế lực tranh đấu hợp tác với nhau trong thời gian dài.  Trường hợp có khả năng xảy ra cao nhất là thay đổi do các lănh đạo ṇng cốt trong ĐCSVN dẫn đầu khởi xướng thay đổi chính trị.

KD lược dịch (Đàn Chim Việt 11-6-09)

Chú thích  

[1] Như Liên Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Hội Nhà Báo Tự Do, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.
[2] Xin lưu ư đến việc các đoàn thể xă hội chính trị dân sự không được đề cập đến trong bản báo cáo nghiên cứu Các H́nh Thức Hoạt Động giữa Cơ Quan Chính Quyền và các Đoàn Thể Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam (Hanoi VUFO-NGO Resource Center, tháng 12 năm 2008).  Bản báo cáo này được soạn thảo cho cộng đồng tài trợ quốc tế và được tài trợ bởi Bộ Phát Triển Quốc Tế Phần Lan.  Như sẽ được rơ ràng ở phần sau, danh từ NGO người Việt được sử dụng như đă báo trước.  Đáng lư tôi phải thêm vào nhóm từ “được xem là” phía trước hoặc đóng ngoặc kép từ NGO.  Nhưng để bài viết được trôi trăi, tôi đă giới hạn không làm thế.
[3] Bài viết tựa đề  “Bất Đồng Chính Kiến và Đổi Mới Chính Trị tại Việt Nam, 1997 – 2002” của t/g Carlyle A. Thayer trong quyển Sức Mạnh của Sáng Kiến: Các Nhận Thức Lỗi Lạc và Thay Đổi Chính Trị ở Đông Á và Đông Nam Á, biên tập bởi Claudia Derichs và Thomas Heberer (Copenhagen: NXB Nordict Institute và Asian Studies Press, 2006) trang 115-132.

 [4] “Chủ Nghĩa Xă Hội Độc Đảng và Chính Quyền” của t/g Carlyle A. Thayer trong Những Chuyển Đổi Nông Thôn tại Việt Nam, biên tập bởi Benedict J. Tria Kerkvliet và Dough J. Porter (Boulder: NXB Westview Press, 1995) trang 39-64.
[5] “Xă Hội Dân Sự và các NGO tại Việt Nam: Một vài Ư Kiến Khởi Đầu về Phát Triển và Chướng Ngại” của t/g Bach Tan Sinh.  Bài viết được tŕnh bày trong cuộc họp mặt với Hội Đồng Đại Biểu Nghị Trường Thụy Điển về chính sách Phát Triển Quốc Tế của Thụy Điển tại Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 2001.  Trang 4.
[6] “Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam: Từ Bên Bờ đến Giữa Nguồn” của t/g Gita Sbharwal và Tran Thi Thien Huong (CIVICUS: Liên Minh Toàn Cầu v́ Sự Tham Gia của Công Dân, tháng 7 năm 2005).  Trang 4.

 [7] “Chuyển Ngữ, Dẫn Giải, và Thực Hành Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam: Câu Chuyện về Những Lầm Lẫn có Tính Toán.” của t/g Oscar Salemink trong Môi Giới Phát Triển và Thông Dịch Viên: Dân Tộc Học vể Viện Trợ và Cơ Quan Chính Quyền, biên tập bởi David Lewis và David Mosse (Bloomfield, CT: NXB Kumarian Inc., 2006) trang 102.
[8] Một cuộc nghiên cứu chuyên nghiệp thiết lập tại Hà Nội và TP HCM ghi nhận hơn 700 “đoàn thể nhân dân”,  phần đông được thiết lập sau 1986; “Mối Quan Hệ giữa các Đoàn Thể Nhân Dân và Đoàn Thể Chính Quyền tại Việt Nam: Một Khám Phá Lựa Chọn” của t/g Joerg Wischerman và Nguyễn Quang Vinh trong Để có được Sự Ngăn Nắp tại Việt Nam:  Xâm Nhập và Len Lỏi trong Quốc Gia XHCN, biên tập bởi Ben J. Tria Kerkvliet, Russel H.K. Heng, và David W.H. Koh (Singapore: Học Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, 2003).  Trang 186.

 [9] “Sự Xuất Hiện của Bộ Phận Phi-Lợi-Nhuận và Thành Phần Yêu Nước trong CHXHCNVN” của t/g Mark Sidel trong Xă Hội Dân Sự Đang Ló Dạng trong Cộng Đồng Châu Á Thái B́nh Dương, biên tập bởi Tadashi Yamamoto (Singapore:  Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, 1995).  Trang 294-296.
[10] Ibid., 293-294.

 [11] Thayer, “XHCN Độc Đảng và Chính Quyền”, trích đoạn trang 54.

 [12] Wischerman và Vinh, “Mối Quan Hệ giữa các Đoàn Thể Nhân Dân và Đoàn Thể Chính Quyền tại Việt Nam.”, trích đoạn trang 186.
[13] “Từ Phá Rào đến Kết Nối:  Đường Hướng, Đoàn Thể Nhân Dân, và những Ảnh Hưởng Chính Sách trong thời Hậu XHCN Việt Nam.” của t/g Thaveeporn Vasavakul trong Để có được Sự Ngăn Nắp tại Việt Nam, biên tập bởi Kerkvliet, Heng và Koh.  Trang 26-28.

 [14] Các văn bản luật pháp then chốt gồm có: NĐ 35-CP (1992),  “Chỉ Đạo và Định Hướng Các Hoạt Động Khoa Học và Kỹ Thuật”; NĐ 29/1998/NĐ-CP (11.5.98);  NĐ 71/1998/NĐ-CP (8.9.1998); NĐ 07/1999/NĐ-CP (13.2.1999); NĐ 177 (1999) về hội thiện nguyện và các nguồn viện trợ xă hội; và Điều Luật về Khoa Học Kỹ Thuật (2000).
[15] “Lấp Đầy Khoảng Trống: Sự Xuất Hiện của Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam.”  của t/g Irene Norlund. (CIVICUS: Liên Minh Toàn Cầu v́ Sự Tham Gia của Công Dân, tháng 1 năm 2007).  Trang 11.

 [16] Các Tổ Chức Phi-Chính-Phủ Địa Phương tại Việt Nam: Phát Triển, Xă Hội Dân Sự, và Quan Hệ Chính Quyền-Nhân Dân của t/g Joseph Hannah,  nghị luật Tiến Sĩ ĐH (Seattle: ĐH Hoa Thịnh Đốn, 2007). Trang 54.
[17] Salemink, “Chuyển Ngữ, Dẫn Giải, và Thực Hành Xă Hội Dân Sự  tại Việt Nam”.   Trích đoạn trang 117-118.

 [18] Ibid, trang 106.

 [19] “Các Diễn Viên và Hoạt Động Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam: Kết Quả  Sơ Bộ và Những Phát Họa từ Cuộc Tranh Lận đang Tiến Triển” của t/g Joseph Hannah trong Hướng Về Xă Hội Tốt Đẹp: Các Diễn Viên Xă Hội Dân Sự, Chính Quyền và Tầng Lớp Thương Gia ở Đông Nam Á - Kẻ Giúp Ích hay Gây Trở Ngại cho một Xă Hội Vững Bền, Dân Chủ, và Công Bằng? (Berlin: Heinrich Böll Stifflung, 2005) . Trang 105

 [20] Các thí dụ điển h́nh gồm có Trung Tâm Phục Vụ Phát Triển Nông Thôn thành lập năm 1994;  Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Xă Hội, Tư Vấn, Nghiên Cứu, và Rèn Luyện Phát Triển Cộng Đồng thành lập năm 1996.

 [21] Vasavakul, “Từ Phá Rào đến Kết Nối”, trang 28.
[22] Hannah, “Các Diễn Viên và Hoạt Động Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam”, trang 107-108.  NĐ 35-CP được đặt tên “Một Vài Chỉ Đạo nhằm Định Hướng Hoạt Động Khoa Học Kỹ Thuật.”
[23] Trích lời của Kathrin Perdersen trong “Chuyển Ngữ, Dẫn Giải, và Thực Hành Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam” của t/g Salemink, trang 118.
[24] “Tạo Lập Xă Hội Dân Sự?  Sự Xuất Hiện của các NGO tại Việt Nam” của t/g Michael Gray trong tờ Phát Triển và Thay Đổi 30, số thứ 4 (tháng 10, 1999):  698.

 [25] Salemink, “Chuyển Ngữ, Dẫn Giải, và Thực Hành Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam”, trích đoạn trang 119.

 [26] Hannah, “Các Diễn Viên và Hoạt Động Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam”, trang 107.  Tác giả viết rằng những cố gắng nhằm để soạn thảo Điều Luật cho các NGO là một nổ lực được giữ kín kéo dài 15 năm.

 [27] Salemink, “Chuyển Ngữ, Dẫn Giải, và Thực Hành Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam”, trích đoạn trang 120.

 [28] Hannah, “Các Diễn Viên và Hoạt Động Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam”, trang 107 và Sabharwal & Trần Thị Thiên Hương, “Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam: Từ Bên Bờ đến Giữa Nguồn”, trang 4.

 [29] Salemink, “Chuyển Ngữ, Dẫn Giải, và Thực Hành Xă Hội Dân Sự tại V́ệt Nam”,  trang 105-106.
[30] Có rất nhiều dữ liệu về đề tài này.  Để thao khảo tổng quát, xin xem Xă Hội Dân Sự và Thay Đổi Chính Trị ở Á Châu: Nới Rộng và Thu Hẹp Khoảng Không Dân Chủ của t/g Muthiah Alagappa. (Stanford: ĐH Standford – HK, 2004) và “Đổi Mới Chính Trị tại Việt Nam: Đổi Mới và Sự Xuất Hiện của Xă Hội Dân Sự” của t/g Carlyle A. Thayer trong Sự Phát Triển của Xă Hội Dân Sự trong các Thể Chế Cộng Sản, biên tập bởi Robert F. Miller (Sydney: NXB Allen & Unwin, 1992)  trang 110-129.

 [31] Tóm lược trong “Xă Hội Dân Sự và các NGO tại Việt Nam” của t/g Bach Tan Sinh”, trang 2-3.
[32] Salemink, “Chuyển Ngữ, Dẫn Giải, và Thực Hành Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam”, trang 102-104.
[33] Salemink, “Chuyển Ngữ, Dẫn Giải, và Thực Hành Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam”, trang 105 và “Chính Quyền, Đoàn Thể Địa Phương, và những Tính Chất Dân Sự khác ở Nông Thôn Bắc Việt.”của t/g Hy V. Luong trong Đời Sống Dân Sự, Toàn Cầu Hóa, và Thay Đổi Chính Trị ở Á Châu: Sắp Xếp giữa Gia Đ́nh và Chính Quyền, biên tập bởi Robert P. Weller (London: Routledge, 2005).  Trang 123-147.

 [34] Phần này được rút tỉa từ bài “Chuyển Ngữ, Dẫn Giải, và Thực Hành Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam” của t/g Salemink, trang 104 và bài “Sự Kết Hợp của Xă Hội Dân Sự ở Việt Nam” của t/g  Hoàng Ngọc Giao, tháng 1 năm 2007, trang 1.  Bài viết này được đăng trên trang mạng của Dự Án Hỗ Trợ Cải Cách Pháp Luật (LERAP) <http://www.lerap.org/en/node/91>
[35] Trong bài “Sự Kết Hợp của Xă Hội Dân Sự ở Việt Nam”, Hoàng Ngọc Giao nhận xét rằng mặc dù Điều khoản 69 của Hiến Pháp cho phép người dân tự do lập đoàn thể tổ chức, hoat động của các tổ chức đoàn thể có thể bị chính quyền ngăn cấm.   Ông Giao không có nghi ngờ ǵ về sự độc tài toàn trị của chính quyền độc Đảng Việt Nam.
[36] “Xă Hội Công Dân: Từ Triệt Tiêu Đến Phục Hồi” của t/g Lữ Phương.  Một phần của bài này đă được chuyển sang Anh ngữ và đọc tại hội thảo “Vietnam Update 1994: Đổi Mới, Nhà Nước, và Xă Hội Công Dân” do Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á Thái B́nh Dương thuộc ĐH Quốc Gia Úc ở Canberra tổ chức, ngày 10-11 tháng 11 năm 2004.  Chính quyền VN đă ngăn cản không cho ông Lữ Phương tham dự buổi hội thảo này.
[37] Salemink, “Chuyển Ngữ, Dẫn Giải, và Thực Hành Xă Hội Dân Sự tại Việt Nam”, trang 121-122.
[38] Trích dẫn bài viết “Bất Đồng Chính Kiến và Đổi Mới Chính Trị tại Việt Nam, 1997 – 2002” của t/g Carlyle A. Thayer.

 [39] Đoạn này được rút tỉa rất nhiều từ công tŕnh nghiên cứu của Bill Hayton, sẽ được xuất hiện trong quyển sách sắp xuất bản của ông, Một Việt Nam Mới (New Haven: NXB ĐH Yale – Hoa Kỳ, 2009).  Hayton là cựu thông tín viên báo chí của đài BBC ở Hà Nội.

[40] For the People’s Party (FPP)
[41] Cụ Hoàng Minh Chính từ trần ngày 7 tháng 2 năm 2008.

 [42] “Việt Nam: Đại Hội Đảng lần thứ 10 và sau đó” của t/g Carlyle A. Thayer trong Các Vấn Đề Đông Nam Á năm 2007, biên tập bởi Daljit Sigh và Lorraine C. Salazar (Singapore: Viện Nghiên Cứu ĐNA, 2007) trang 381-397.  Phần nói về Khối 8406 tiếp theo sau được rút tỉa từ bài viết này.
[43] “Việt Nam: Phong Trào Dân Chủ Đang Cất Cánh bị Đe Dọa” của Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới, ngày 10.5.2006.

 [44] “Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cho VN năm 2006”, ngày 8 tháng 4 năm 2006.  1 trong những người kư tiên đă rút chữ kư của ḿnh lại, và có thêm 3 người nữa kư vào, nâng con số tổng cộng lên thành 118.

 [45] 14 vị LM Thiên Chúa giáo ở Huế đă đồng loạt kư tên vào bản tuyên ngôn.  Trong số 9 người từ Hà Nội có LS Nguyễn Văn Đài, nhà bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính, 3 cựu sĩ quan bộ đội (trong đó có cựu biên tập viên của tạp chí Lịch Sử Quân Sự).  Vợ của hai nhà bất đồng chính kiến trong đó là nhà văn và một giáo viên.

 [46] “Số Người Bất Đồng Chính Kiến Gia Tăng tại Việt Nam” của t/g Matt Steinglass, tạp chí Tiếng Nói Hoa Kỳ phát hành 16.10.2006.
[47] “Tiếng Nói Bất Đồng Chính Kiến” của t/g Kay Johnson, tờ Time Asia, 29.9.2006.
[48] “Việt Nam Lo Ngại Trước Tiếng Nói Ủng Hộ Dân Chủ Đang Ló Dạng”, đài Radio Free Asia, 26.9.2006.
[49] Vai tṛ của ĐDCNDVN và Đảng V́ Dân đă được nói đến trong phần trước. Có thể cho rằng họ không phải là Đảng phái chính trị đáng tin cậy tại ViệtNam v́ nguồn gốc lúc đầu ở hải ngoại.  Nhưng trong thời đại toàn cầu hóa với vai tṛ của các cộng đồng không có uy tín này càng ngày càng được xem như rất quan trọng, việc loại bỏ họ v́ lư do trên chỉ tùy người mà thôi.

 [50] Tài liệu về Đảng Việt Tân được trích từ bài “Một bài viết về đảng Việt Tân” của t/g Carlyle A. Thayer, BBC World Service, 4.5.07.

 [51] “Tổ chứng khủng bố phản động phủ bóng mờ lên xă hội Dân Chủ” của Quốc Minh, Vietnam News Service, 30.3.2007 và bài b́nh luận “Các đoàn thể hải ngoại đi ngược lại chính sách quốc gia”, đài Tiếng Nói Việt Nam, 2.4.2007.

 [52] “Phản hồi Lời Tố Cáo đảng Việt Tân của báo chí ĐCSVN”, đảng Việt Tân, 1.4.2007.
[53] Ngày 28 tháng 10 năm 2003, đài truyền h́nh ABC ở Úc Châu tŕnh chiếu một buổi phỏng vấn 1 thành viên Việt Tân và tuyên bố rằng đây là lần đầu tiên tổ chức này được công nhận tại Việt Nam.

 [54] Abuza là một ngoại lệ.  T́m đọc “Đối Lập Trung Thành:  Sự Nổi Dậy của các Nhà Bất Đồng Chính Kiến VN” của t/g Zachary Abuza, tạp chí Harvard Asia Quarterly (2000) và bài “Phục Hồi Chính Trị trong XH Việt Nam Hiện Đại” của t/g Zachary Abuza (Boulder: NXB Lynne Rienner, 2001).
[55] "Truyền Thông và sự Xuất Hiện của một ‘Xă Hội Công Dân’”, bài viết được đọc trước
[56] 3 mô h́nh khuôn mẫu cuối về thay đổi chính trị được sử dụng bởi Samuel P. Huntington trong Làn Sóng Thứ Ba: Tiến Tŕnh Dân Chủ Hóa Cuối Thế Kỷ 20” (Norman: ĐH Oklahoma – HK, 1991) trang 109-163.

(http://danchimviet.com/articles/1192/1/Vit-Nam-va-Th-Thach-Xa-Hi-Chinh-Tr-Dan-S-/Page1.html)

 * * *

Thủ tục khiếu tố các vi phạm nhân quyền tại hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc

 

Trần Lê-Nguyên

Nghị Quyết 5/1 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiêp Quốc ngày 18/6/2007 đă mở ra một cơ hôi mới cho các nạn nhân bị chà đạp các quyền căn bản được công nhận (1).

Thực vậy, Thủ tục có tên 1503 đă được cải tiến theo Quyết Nghị 5/1, trở thành phổ quát và tự động phải được xem xét bởi một Ủy Ban Hành Động thuộc Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.

AI CÓ THỂ TỐ CÁO HAY     KHIẾU KIỆN

Trước đây, theo các Thỏa Ước cũ, các đơn kiện khiếu tố chỉ được chấp nhận một khi quốc gia liên hệ công nhận thẩm quyền của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiêp Quốc.

Trái lại, Thủ tục mới đơn kiện khiếu tố được chấp nhận, không cần quốc gia liên hệ có kư hay phê chuẩn các thỏa ước về nhân quyền hay không .

Chính v́ vậy, thủ tục khiếu tố này có tính cách PHỔ QUÁT (universelle).

Do vậy mỗi công dân của một quốc gia thành viên của Liên Hiêp Quốc có thể tự ḿnh đứng nguyên đơn khiếu tố tại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.

Hơn thế nũa, tất cả các cá nhân , đoàn thể, hoặc một nhóm người tự thấy ḿnh là nạn nhân của sự đàn áp nhân quyền hay các quyền căn bản, đều có thể khiếu kiện .

CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƠN ĐƯỢC CHẤP NHẬN

Đơn khiếu kiện, trước tiên phải liên quan tới một trong các quyền của con người hay các quyền tự do căn bản được công nhận và phải hội đủ các yếu tố sau đây:

Đơn khiếu kiện phải rơ ràng không có ư đồ (motivation) chính trị và mục tiêu hợp với Hiến Chương Liên Hiêp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về quyền dân sự và Chính Trị và các qui ước khác về nhân quyền.

Đơn khiếu kiện phải ghi rơ chi tiết các sự kiện của các vi phạm và mục đích của đơn kiện cũng như các quyền đă bị chà đạp (2).

Đơn khiếu kiện cần đươc biên sọan theo cung cách nhă nhặn, không dùng các từ, các câu văn có tính cách phỉ báng hay nhục mạ.

Đơn khiếu kiện có thể là do một cá nhân, một tổ chức, một nhóm người tự thấy ḿnh là nạn nhân của sự đàn áp nhân quyền, nhóm người này có thể là một tổ chức ngoài chính phủ, hành động v́ thiện ư, không có mục tiêu chính trị, và quả quyết trực tiếp và chắc chắn các vi phạm ghi trong đơn. Tuy nhiên, nếu sự hiểu biết các vi phạm trên mặc dù không trực tiếp, cũng được chấp nhận, miễn là các chi tiết của chứng cớ đó không thể tranh căi được.

Đơn khiếu kiện không được chỉ căn cứ duy nhất dựa trên các thông tin trên các phương tiện truyền thông đăng tải.

Đơn khiếu kiện này phải là mới, không liện hệ tới vụ việc đă xem xét trong khuôn khổ của một thủ tục đặc biệt của một cơ quan của LHQ hay các tổ chức miền tương tự.

Đơn khiếu kiện này không có hiệu quả hay quá lâu nếu hành xử trong nước.

TIẾN TR̀NH ĐƠN KHIẾU KIỆN

Khi nhận được các đơn khiếu kiện bới các cá nhân, một tổ chức hay một nhóm người, một Ủy Ban Hành Động trực thuộc Hội Đồng Nhân Quyền gồm 5 thành viên sẽ cứu xét xem các tố cáo này có tuân thủ các tiêu chuẩn qui định hay không.

Nếu đơn khiếu kiện này được tuyên bố chấp nhận (recevable), quốc gia liên hệ sẽ nhận được đơn tố cáo này và phải trả lời các tố cáo đó.

Một khi có đủ bằng chứng cho thấy thực tế có những vi phạm trầm trọng và có hệ thống các quyền được công nhận, Ủy Ban Hành Động sẽ đệ tŕnh lên Hội Đồng Nhân Quyền bản tường tŕnh chi tiết các vi phạm và các quyền bị chà đạp đồng thời đưa ra các biện pháp thích nghi cần thiết khuyến cáo quốc gia vi phạm nhân quyền.

Các khuyến cáo vi phạm nhân quyền này cũng được tŕnh lên Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để cơ quan này có những biện pháp trợ giúp nhằm cải thiện và pḥng ngừa các vi phạm bị chỉ trích tố cáo.

Ngoài ra c̣n có một thủ tục đặc biệt dành cho các nhóm chuyên viên, thu nhận các hồ sơ khiếu kiện cá nhân, gia đ́nh họ hay các người đaị diện, hay do một tổ chức bảo vệ nhân quyền, tổ chức ngoài chính phủ,  thay thế họ hành động.

Các nhóm này chuyển các đơn khiếu kiện, qua đường lối ngoại giao cho chính phủ bị tố cáo vi phạm nhân quyền và yêu cầu họ cho biết trong hạn 90 ngày, ư kiến, b́nh luận về các cáo buộc nêu trên, cả về các sự kiện lẫn luật áp dụng, tiến tŕnh, kết quả điều tra.

Sau đó các nhóm này sẽ đưa ra môt thông báo kèm theo những khuyến cáo và gửi cho chính phủ liện hệ vi phạm nhân quyền. Các người khiếu tố cũng sẽ nhận đuợc thông báo trên, ba tuần sau. Thông báo này cũng được công bố trong phúc tŕnh hàng năm của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.

ĐƠN KHIẾU KIỆN GỦI VỀ:

SERVICE  DAPPUI

HCDH-UNOG
1211 GENEVE

SUISSE
Télécopie : (4122) 917-9011

Email : 1503@OHCHR.ORG

Tiện đây chúng tôi cũng xin lưu ư quí độc gỉả rằng một số lớn các quốc gia dân chủ tự do cho phép khởi kiện trước Ṭa Án địa phương, các vi phạm nhân quyền trầm trọng và có hệ thống, không những thủ phạm trực tiếp đàn áp mà cả những người lănh đạo chính quyền từ trung ương tới địa phương.

THÍ DỤ :

Toà án Đức quốc ngày 25/01/2010 đă ra án lệnh quốc tế bắt giam Tuớng Jorge Rafael Videla, nguyên lănh đạo cuộc đảo chánh tại Argentine năm 1976 v́ tội vi phạm nhân quyền.

Bresil đă cho dẫn độ một lănh đạo quân sự về hưu tới Argentine để trả lời về những vi phạm nhân quyền trong chiến dịch “Condor.”

Ṭa Tối Cao Pérou đă xác nhận cưụ TT Fujimori 25 năm tù, và bị dẫn độ vào tù sau nhiều năm lẩn trốn ở ngoại quốc.

Tướng Reynaldo Bignone, nay 83 tuổi, nguyên Chủ Tịch nước Argentine, bi kết án hàng chục năm v́ tội bắt cóc ,hành hạ, thủ tiêu đối thủ chính trị .

Giang Trạch Dân, nguyên Chủ Tịch, cùng 4 ủy viên trong Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc bị ông Ismael Moreno, Thẩm phán Ṭa án Quốc gia Tây Ban Nha truy tố về tội ác tra tấn và diệt chủng đối với học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh và các tỉnh Liêu Ninh, Sơn Đông .

Tại Canada, nhiều vụ kiện vi phạm nhân quyền bởi các cựu lănh đạo ngoại quốc cư trú tại Canada đang bị truy tố h́nh sự mà một hai trong số vụ kiện do VP Luật sư của hai đứa con người viết đảm trách và hai vụ tại Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế Rwanda (3).

Theo cô Theresa Chu, giám đốc ban chấp hành của Hiệp hội Nhân quyền Washington DC chi nhánh Châu Á, có tối thiểu 50 vụ kiện chống các viên chức Đảng Cộng Sản Trung Quốc nộp bởi các học viên Pháp Luân Công từ 2002 đến 2007. Có hơn 30 quốc gia và hơn 70 luật sư đang giúp các học viên trong các vụ kiện, phần lớn kể cả trường hợp hộ và h́nh, là chống Giang Trạch Dân (hiện đang thụ lư trong 15 quốc gia).

Chúng tôi chỉ nêu lên vài vụ kiện tiêu biểu, c̣n hàng trăm các vụ kiện khác đang tiếp diễn trên nhiều nước khác nhau v́ những vi phạm trầm trọng và có hệ thống các quyền căn bản được quốc tế công nhận.

Các điều tŕnh bày trên chứng tỏ rằng, sớm muộn những vi phạm nhân quyền sẽ bị đưa ra ánh sáng Công Lư và những kẻ vi phạm dù quyền lực cao đến mấy cũng sẽ bị trừng phạt.

Không gian bắt đầu dần dần càng chật hẹp cho những chính quyền độc tài và các nhà lănh đạo chà đạp các quyền căn bản của con người, tự cho ḿnh cái quyền ngồi trên luật pháp quốc nội và quốc tế.

GHI CHÚ

(1) Các quyền căn bản được nghi nhận trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền:
Điều 7

Mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ b́nh đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.

Điều 13

Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia.

Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của ḿnh, và có quyền hồi hương.

Điều 18

Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng ḿnh hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

Điều 19

Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp v́ những quan niệm của ḿnh, và quyền t́m kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ư kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.

Điều 20

Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà b́nh.

Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.

Điều 21

Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia ḿnh, hoặc trực tiếp hoặc qua các đại biểu do ḿnh tự do lựa chọn.

Ai cũng có quyền b́nh đẳng tham gia công vụ trong nước.

Ư nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ư nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự.

- Các quyền căn bàn nghi nhận trong Công Ước Quốc Tế về quyền dân sự và Chính Tri.

Điều 12

Những người cư trú hợp pháp trong lănh thổ một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong lănh thổ.

Mọi người đều được quyền tự do rời khỏi một quốc gia, kể cả quốc gia của ḿnh.

Những quyền tự do ghi trên không thể bị giới hạn, ngoại trừ những trường hợp luật định v́ nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ công cộng, đạo lư, hay những quyền tự do của người khác, và nếu không trái với những quyền tự do khác được thừa nhận trong Công Ước này.

Không ai có thể bị tước đoạt quyền hồi hương một cách độc đoán.

Điều 18

Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

Không ai bị cưỡng bách tước đoạt quyền tự do lựa chọn tôn giáo hay tín ngưỡng.

Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, v́ nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lư hay những quyền tự do căn bản của người khác.

Các quốc gia hội viên kư kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong việc giáo dục các con về tôn giáo hay đạo lư theo tín ngưỡng của họ.

Điều 19:

Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.

Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do t́m kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ư kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới h́nh thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.

Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đ̣i hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật v́ nhu cầu:

a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.

b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lư.

Không ai có thể bị tước đoạt quyền hồi hương một cách độc đoán.

Điều 21

Quyền hội họp có tính cách hoà b́nh phải được thừa nhận. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, v́ các nhu cầu cần thiết trong một xă hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lư, hay những quyền tự do của người khác.

Điều 22

Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của ḿnh.

Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, v́ các nhu cầu cần thiết trong một xă hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lư, hay những quyền tự do của người khác. Điều luật này không có tác dụng ngăn cấm việc ban hành các giới hạn luật định liên quan đến sự hành xử quyền tự do lập hội của các giới quân nhân và cảnh sát.

Điều luật này không có hiệu lực cho phép các quốc gia hội viên kư kết Công Ước Lao Động Quốc Tế năm 1948 về Quyền Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Lập Hội, được ban hành hay áp dụng những đạo luật có tác dụng vi phạm những bảo đảm về những quyền tự do ghi trong Công Ước Lao Động Quốc Tế.

Điều 25

Không bị kỳ thị (như đă quy định ở điều 2) và không bị giới hạn bất hợp lư, mọi công dân đều có quyền và có cơ hội:

a. Được tham gia vào việc điều hành chính quyền, hoặc trực tiếp hoặc qua những đại biểu do ḿnh tự do tuyển chọn.
b. Được bầu cử và ứng cử trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng theo định kỳ, bằng phổ thông đầu phiếu kín, bảo đảm trung thực ư nguyện của cử tri.
c. Được quyền b́nh đẳng tham gia công vụ trong nước.

Điều 26

Mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật, và được pháp luật bảo vệ b́nh đẳng không kỳ thị. Trên phương diện này, luật pháp cấm mọi kỳ thị và bảo đảm cho tất cả mọi người quyền được bảo vệ một cách b́nh đẳng và hữu hiệu chống mọi kỳ thị về chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xă hội, tài sản, ḍng dơi hay bất cứ thân trạng nào.

Điều 27

Đối với các cộng đồng thiểu số về chủng tộc, tôn giáo, hay ngôn ngữ tại các quốc gia hội viên, Công Ước này bảo đảm cho các thành phần thiểu số cũng với những người khác trong cộng đồng của họ được quyền hưởng văn hoá riêng, được truyền giáo và hành đạo riêng, và được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.

(2) Đơn khiếu kiện phải ghi rơ: tên tuổi, giới tính, nơi cư trú; nếu là tổ chức hay nhóm người phải ghi danh tính của tổ chức, cộng đồng; diễn tả trường hợp xẩy ra; tác giả vi phạm hay suy đoán;, quan chức, chức vụ, lư do viện cớ hay suy đoán; Các cấp chính quyền cao có liên hệ và, hay họ đă có những biện pháp ǵ khi đă được thông báo.

(3) Toà Án H́nh sự Quốc Tế Rwanda (TPIR): phụ trách hai vụ : Jérôme.C Bicamumpaka, cựu Tổng Trưởng Ngọai Giao (vụ kiện bắt đầu từ hơn 4 năm trước, hồ sơ đă hoàn tất và biện minh hiện trạng đă tŕnh bày, đang chờ phán quyết) & Callite Nzabonimana, cựu Tổng Trưởng Thanh Niên và Thể Thao xứ Rwanda (đang thẩm định và tranh biện trước toà án từ 2 năm nay). Và đang tiến hành vụ Jacques Mungwarere, bị bắt tại Windsor, Ontario mấy tháng trước, và bị truy tố tại Ṭa Án Canada v́ tội diệt chủng (dự tính kéo dài 2 năm). Ngoài ra Desire Munyneza, Trưởng đoàn Thanh Niên Rwanda, cũng đă bị Ṭa Án Canada ngày 29/10/2009 kết án chung thân, về tội diệt chủng căn cứ vào Đạo Luật về tội phạm chống lại nhân loại và tội phạm chiến tranh, ban hành năm 2000.

Trần Lê-Nguyên

(http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/ anmviewer.asp?a=107693&z=97)

* * *

Nộp hồ sơ điều tra vi phạm nhân quyền tại Việt Nam…

 

Việt Nam và Liên Hiệp Quốc

 

Trịnh Hội

Chỉ trong ṿng gần 3 tháng vừa qua, có thể nói Đảng Cộng Sản Việt Nam đă cho vào tù hầu hết những người bất đồng chính kiến với họ. Từ Bắc đến Nam. Từ già đến trẻ. Không ai được tha. Cũng chẳng ai dám thưa ngược lại họ. Cho dù họ có nhẫn tâm thế nào. Hoặc ngang ngược thế nào. Ngay chính cha mẹ, vợ chồng của các nạn nhân cũng chỉ có thể thốt lên, “ở Việt Nam ḿnh nó như vậy th́ cũng phải chấp nhận thôi.” Thế nhưng nếu như đối với bạn điều đó “không thể chấp nhận được” th́ bạn nghĩ bạn sẽ làm ǵ?

Cũng có thể đối với những người đang ở Việt Nam th́... khó thật. Việc nhà thường luôn nặng hơn việc nước. Và việc quốc gia thường chỉ là việc đại sự ai không có phận sự xin miễn vào. Nếu không muốn bị chó cắn!

Nhưng ở hải ngoại th́ nó lại ngược lại. Việc nhà thường không bị ảnh hưởng sâu đậm v́ việc nước. Và hơn thế nữa việc đại sự nếu ai muốn gánh vác th́ xin cứ tự nhiên vào. Nếu bạn không biết rơ đường đi nước bước th́ chính chính phủ sẽ t́m cách chỉ vẽ cho bạn. Ngay cả khi bạn muốn thưa họ ra Liên Hiệp Quốc v́ tội không thực thi các quy ước quốc tế mà họ đă từng kư giấy cam kết.

Điều đáng tiếc là hiện nay chính phủ Việt Nam trông có vẻ như chưa có đủ can đảm để chỉ dạy cho con dân họ làm thế nào để có thể thưa ngược lại họ.

V́ vậy nhân dịp này tôi cũng xin mạn phép liệt kê dưới đây một số thủ tục tố tụng quốc tế mà ai c̣n quan tâm đến đất nước Việt Nam, đến những người tù lương tâm đều có thể tự làm hồ sơ và nộp lên cho Liên Hiệp Quốc phân xử. Bất kể là bạn ở hải ngoại hay ở Việt Nam. Bạn là người quen, hay không quen với bị cáo, hay chỉ là đại diện cho một cá nhân nào đó. Hoặc một hội đoàn nào đó.

Bất kể. Điều duy nhất đ̣i hỏi ở bạn là một số kiến thức căn bản. Và điền đơn trả lời đầy đủ những câu hỏi được đưa ra. Chỉ có thế thôi bạn ạ.

Chúng ta bắt đầu nhé:

Hiện nay Liên Hiệp Quốc (thường được viết tắt bằng tiếng Anh là 'the UN') có tất cả là 192 thành viên quốc gia. Đây là tổ chức quốc tế lớn nhất và có nhiều quyền hạn nhất trong tất cả mọi vấn đề liên quan đến chính sách cũng như luật lệ quốc tế mà những quốc gia thành viên (state members) khi gia nhập đă cam kết sẽ thực hiện.

Đối với vấn đề tỵ nạn th́ có Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc mà ai đă từng ở qua các trại tỵ nạn đều biết rơ, đó là UNHCR viết tắt cho chữ United Nations High Commissioner for Refugees. Được phát bánh kẹo cũng là từ văn pḥng này. Được cho đi định cư ở đâu cũng phải qua văn pḥng này. Có thể nói Văn Pḥng Cao Ủy là nơi có nhiều quyền hạn nhất trong trại.

Đối với vấn đề nhân quyền theo cơ cấu tổ chức hiện tại th́ cũng thế. Chúng ta cũng có Văn Pḥng Cao Ủy cho Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (Office of the High Commissioner for Human Rights) mà theo đó, Văn Pḥng này có quyền cứu xét tất cả mọi đơn kiện từ bất cứ cá nhân nào liên quan đến bất kỳ quốc gia nào trên thế giới bị cho là đă có những hành động đàn áp dân chủ, nhân quyền.

Thí dụ như Việt Nam.

Cũng cần biết đây là một trong những cải tổ quan trọng nhất của Liên Hiệp Quốc trong những năm vừa qua về vấn đề nhân quyền. The Human Rights Council mà ta có thể tạm dịch là Hội Đồng Nhân Quyền chỉ vừa được thành lập vào năm 2006 để có thể đại diện Văn Pḥng Cao Ủy trực tiếp nhận đơn từ những người dân hoặc các tổ chức dân sự phi chính phủ muốn nộp đơn kiện nhà cầm quyền đương thời.

Nhưng nếu nói đến hai chữ nhân quyền th́ có lẽ ai cũng biết đây là một vấn đề bao hàm khá nhiều h́nh thức cũng như sự vi phạm. V́ vậy Hội Đồng Nhân Quyền cũng đă chia ra từng lănh vực cho mỗi Ủy Ban Hành Động (Working Group) hoặc Báo Cáo Viên (Special Rapporteur) đặc trách cho từng vấn đề một. Và sau một thời gian nghiên cứu, đây là những nơi mà tôi biết bạn nên nộp đơn vào nếu như bạn muốn họ tiến hành điều tra những vi phạm nhân quyền của quốc gia Việt Nam.

1. Special Rapporteur on the Promotion and Protection of the Right to Freedom of Opinion and Expression (Báo Cáo Viên Đặc Biệt Khuyến Khích và Bảo Vệ Tự Do Tư Tưởng và Ngôn Luận).

2. Special Rapporteur on Freedom of Religion and Belief (Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Tự Do Tôn Giáo và Tín Ngưỡng).

3. Special Rapporteur on the Situation of Human Rights Defenders (Báo Cáo Viên Đặc Biệt về T́nh Trạng của Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền).

4. Special Rapporteur on the Independence of Judges and Lawyers (Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Sự Độc Lập của Quan Ṭa và Luật Sư).

5. Special Rapporteur on Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment (Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Tra Tấn và Sự Đối Xử hoặc Những H́nh Phạt Dă Man, Bất Nhân hoặc Hạ Nhục).

6. Working Group on Arbitrary Detention (Ủy Ban Hành Động về Bắt Bớ và Giam Cầm Vô Cớ).

Hẹn gặp lại các bạn trong bài tới tôi sẽ cho biết địa chỉ liên lạc của từng nơi cũng như cách thức điền đơn và thủ tục tố tụng cho từng trường hợp một. Riêng đối với những ai đă biết quá rơ những vấn đề này hoặc có những ư kiến đóng góp thực tiễn hơn, xin cứ tự nhiên liên lạc với tôi qua email: hoitrinh@hotmail. com. Biết đâu lần này chúng ta có thể hợp tác ra ṭa cùng một lúc?

Trịnh Hội

hoitrinh@hotmail.com

* * *

Đấu tranh dân chủ:

nên công khai hay âm thầm?

Một trong những nan đề của những người đấu tranh dân chủ trong nước hiện nay là phải đấu tranh cách nào để đỡ thiệt hại và có lợi nhất trong t́nh thế hiện tại. T́nh thế hiện tại là CSVN quyết bám lấy quyền lực với bất cứ giá nào hầu tiếp tục hưởng những đặc quyền đặc lợi do việc nắm quyền cai trị đất nước, cho dù phải làm những điều ác đức nhất, bẩn thỉu và đê tiện nhất, cho dù phải bán đứng đất nước cho ngoại bang, cho dù người dân trong nước có khổ đau đến tận cùng… V́ thế chúng sẵn sàng thẳng tay dập tắt tất cả những tiếng nói nào dám phản kháng tội ác của chúng, quyết tiêu diệt những ai dám tranh đấu cho dân chủ nhân quyền mà chúng cho là đe dọa độc quyền thống trị của chúng.

Cái khó của những nhà đấu tranh hiện nay không phải là thiếu ḷng can đảm mà là phải làm sao để vừa đấu tranh mạnh mẽ để đẩy lùi được chế độ độc tài, đồng thời vừa bảo toàn được lực lượng để c̣n có thể tiếp tục đấu tranh lâu dài, v́ cuộc đấu tranh không  chỉ kéo dài một vài tháng hay một vài năm. Thật vậy, các nhà đấu tranh dân chủ trong nước không thiếu can đảm: cho đến nay, đă có hàng trăm nhà đấu tranh dân chủ công khai năng nổ, trong đó đa phần là thành viên Khối 8406, phải vào nhà tù CSVN v́ đ̣i hỏi nhân quyền, dân chủ và bảo toàn lănh thổ. Trong số những nhà đấu tranh dân chủ công khai này, số người được thế giới biết đến và quan tâm chỉ là một phần nhỏ. Ngoài những nhà đấu tranh dân chủ công khai đă phải vào tù này, c̣n có vô số –nghĩa là đông gấp bội– những tù nhân khác bị giam cầm, bị giết chết v́ đấu tranh dân chủ một cách âm thầm, bí mật. Số tù nhân này hầu như không mấy người được thế giới biết đến.

Tuy nhiên chính nhờ gương của những người đấu tranh dân chủ can đảm trên đây bất chấp sự khủng bố tàn ác của CSVN mà số người tham gia đấu tranh ngày càng đông lên, hiện nay có thể lên đến hàng ngàn. Do t́nh h́nh khó khăn hiện nay, hầu hết họ đấu tranh một cách âm thầm, không công khai như mấy năm trước đây (năm 2005-2007). V́ thế cuộc đấu tranh hiện nay chủ yếu nằm ở mặt ch́m hơn là mặt nổi. Họ thuộc đủ mọi giới: sĩ, nông, công, thương… Ngoài những nhà đấu tranh xuất thân từ dân chúng vốn chiếm đa số, c̣n có cả những cán bộ cộng sản đă từ bỏ đảng thuộc đủ mọi thành phần quân, cán, chính… của chế độ.

Những nhà đấu tranh mặt nổi hiện nay vẫn c̣n khoảng 200 người (theo cách tính của một vài nhà đấu tranh trong nước), trong đó chỉ có mấy chục người nổi tiếng được nhiều người biết đến. Họ thường xuyên bị sách nhiễu, thẩm vấn, theo dơi, cô lập, bao vây kinh tế, trấn áp, ngăn chặn mọi hoạt động. Những nhà đấu tranh này như “cá nằm trên thớt”, chúng chưa đụng tới và đành chấp nhận để họ sống ngoài nhà tù là v́ một số lư do nào đó. Chẳng hạn v́ cân nhắc giữa cái lợi và cái hại của việc bắt họ: bắt họ th́ bị dư luận kết án nặng nề trong khi mức độ đấu tranh của họ chưa nguy hiểm đến mức đáng để chúng, tức nhà nước cộng sản, phải trả giá như vậy. Hoặc chúng chấp nhận sự hiện diện của một số đối kháng trong nước –nhưng khống chế và trấn áp họ tối đa bằng hệ thống công an ch́m, nổi– để chứng tỏ với thế giới rằng chúng không đến nỗi quá độc tài… Tuy nhiên, chúng sẵn sàng đưa những nhà dân chủ này vào tù ngay khi thấy những hoạt động của họ trở nên quá nguy hiểm cho sự tồn tại của chế độ.

Trong t́nh trạng khó khăn như thế, nếu những nhà dân chủ c̣n đang ở ngoài tù đấu tranh quyết liệt hơn nữa, chắc chắn sẽ bị CSVN bắt bớ, đưa họ vào tù… Một khi đă vào tù th́ không c̣n hoạt động được nữa, lực lượng dân chủ sẽ mất người và yếu đi. Chấp nhận vào tù tuy có tác dụng tích cực là chứng tỏ cho thế giới thấy sự chà đạp nhân quyền và ác tâm của CSVN, đồng thời nêu gương yêu nước và can đảm cho những người chưa dám đấu tranh để họ gia nhập hàng ngũ đấu tranh… Nhưng số người làm chứng từ và làm mẫu gương như thế, tuy rất cần thiết nhưng hiện nay thiết tưởng đă quá đủ (1*) so với số người cần thiết phải ở ngoài và phải đông hơn rất nhiều để đẩy mạnh cuộc đấu tranh. Những người c̣n ở ngoài tù để tranh đấu, vốn vẫn c̣n quá ít, nếu cứ đấu tranh quyết tử bất chấp tù đày, CSVN sẽ bắt bỏ tù hết th́ không c̣n người đấu tranh nữa. Điều này thiết tưởng rất bất lợi cho đại cuộc đấu tranh. Nhưng nếu không đấu tranh mạnh mẽ th́ chế độ độc tài phi nhân CSVN sẽ tồn tại không biết đến bao giờ mới bị tiêu diệt.

Tóm lại, đấu tranh thật mạnh mẽ th́ bị mất người, th́ không c̣n người đấu tranh nữa; mà đấu tranh cầm chừng, yếu ớt để bảo toàn lực lượng th́ không có hiệu quả. Cả hai đường đều bất lợi.

Vậy, muốn thay đổi chế độ độc tài hiện nay, những người yêu nước và sẵn sàng hy sinh cho đại cuộc phải đấu tranh cách nào?

Thiết tưởng người đấu tranh phải biết tùy lúc tùy thời. Không ǵ cần biến báo, cần tùy cơ ứng biến bằng việc đấu tranh, nhất là đấu tranh với một kẻ thù vô cùng độc ác và hết sức nham hiểm như CSVN. Do đó, phải hết sức nhạy bén để biết được lúc nào nên tiến, lúc nào cần thoái. Khi cần tiến th́ phải tiến, khi cần lùi th́ phải lùi; khi cần hiện th́ phải hiện, và khi cần ẩn th́ phải ẩn. Chỉ biết tiến mà không biết lúc nào nên lùi, chỉ biết hiện mà không biết lúc nào nên ẩn, hoặc ngược lại, không phải là sáng suốt. Kẻ anh hùng nếu chỉ v́ sợ bị người đời hiểu lầm rằng ḿnh hèn nhát nên không dám lùi khi cần lùi, chưa hẳn là anh hùng đích thực (2*). Câu Tiễn nếm phẩn Ngô Phù Sai, Hàn Tín chấp nhận luồn trôn anh bán thịt… không hẳn là hèn, cho dù bị biết bao người lúc đó chê cười! Phải có đầu óc sáng suốt như Phạm Lăi, Văn Chủng mới chấp nhận theo pḥ măi người lănh đạo ḿnh -là kẻ đă từng nếm phẩn kẻ thù- cho đến lúc người ấy chiến thắng! Phải có con mắt tinh đời như Trương Lương mới nhận ra kẻ luồn trôn giữa chợ kia là một vị tướng đại tài c̣n tiềm ẩn!

Vừa muốn đấu tranh mạnh mẽ, vừa muốn bảo toàn lực lượng, không ǵ bằng đấu tranh một cách âm thầm, bí mật. Âm thầm nhưng vẫn có thể mạnh mẽ. Mạnh mẽ đấu tranh mà vẫn bảo toàn được lực lượng là nhờ biết bí mật, kín đáo, không lộ diện, không phô trương, không ham khoe thành tích, thậm chí chấp nhận tiếng đời chê ḿnh là kẻ hèn không dám công khai đối đầu.

Khi Khối 8406 ra đời th́ chủ trương của Khối là đấu tranh công khai và trực diện với chế độ độc tài theo đường lối ôn ḥa bất bạo động, phù hợp với luật pháp quốc tế và cả hiến pháp của Cộng sản. Dụng cụ đấu tranh thường chỉ là ng̣i bút, máy vi tính, điện thoại: dùng internet để phổ biến các bài lên các trang web, dùng email, điện thoại để liên lạc với nhau, hoặc để trả lời phỏng vấn trên các đài quốc tế. Tôi nghĩ đó là một chủ trương hết sức khôn ngoan vào thời điểm ấy, v́ lúc ấy CSVN đang cày cục tranh thủ gia nhập BTA, WTO, tổ chức hội nghị APEC, vận động để ra khỏi danh sách CPC… hầu đạt được những lợi thế về kinh tế và chính trị trong cộng đồng thế giới.

Trong thời gian này, CSVN bị quốc tế đ̣i hỏi phải đạt được ít nhất một mức độ dân chủ nào đó, nhân quyền cũng phải được tôn trọng ở mức tối thiểu nào đó. Giai đoạn này, trước áp lực quốc tế, CSVN tạm thời chấp nhận “nín thở qua sông”, chùn tay đàn áp phong trào dân chủ hầu đạt được những mục đích trên.

Các nhà đấu tranh dân chủ trong nước đă chụp thời cơ thuận lợi này để thành lập Khối 8406 (3*) và các tổ chức khác như: Đảng Thăng Tiến (4*), Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam (5*), Công Đoàn Độc Lập Việt Nam (6*), Hiệp Hội Đoàn Kết Công-Nông Việt Nam (7*), Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam (8*), Liên đảng Lạc Hồng (9*)… Nhờ vậy, phong trào đấu tranh dân chủ đă bùng lên rất mạnh, tiến một bước rất xa, và CSVN đă phải lùi một bước rất lớn. Tuy chúng vẫn đàn áp các nhà đấu tranh, nhưng không dám mạnh tay và hung bạo như những năm trước đó. Trong thời điểm CSVN phải “nín thở qua sông” v́ phải kiêng nể áp lực quốc tế ấy, các nhà đấu tranh dân chủ cảm thấy càng đấu tranh công khai và mạnh mẽ th́ càng được quốc tế và người Việt hải ngoại biết đến, nhờ đó càng được ủng hộ, nâng đỡ và bảo vệ.

Lúc đó, đấu tranh âm thầm và bí mật th́ gian khổ và nguy hiểm hơn rất nhiều khi bị cộng sản phát hiện. Không được quốc tế và người Việt hải ngoại biết đến, họ không nhận được sự hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần từ hải ngoại; và khi bị bắt bớ, giam cầm, họ bị CSVN đối xử rất mạnh tay, tàn bạo, mà quốc tế không hề biết đến để can thiệp. Hiện nay, số người đấu tranh âm thầm bị bắt và giam giữ chắc chắn lớn hơn số người đấu tranh công khai bị bắt nhiều lần, và họ cũng thường bị những bản án nặng nề hơn rất nhiều.

Xin được mở ngoặc ở đây để nói về những người đấu tranh dân chủ âm thầm phải gian khổ và nguy hiểm thế nào. Trước và sau khi Khối 8406 thành lập với chủ trương đấu tranh công khai, có biết bao người yêu nước đă đấu tranh dân chủ một cách âm thầm. Họ không quen biết nhiều những nhà đấu tranh khác, cũng không có điều kiện để lên tiếng, để tiếp xúc với nhiều người trong nước cũng như hải ngoại dù là qua internet hay điện thoại. Họ thường là người của các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị. Họ không được đồng bào và quốc tế biết đến để yểm trợ tinh thần cũng như vật chất khi tranh đấu, ngoại trừ phần tiếp trợ căn bản rất giới hạn từ các đảng hay tổ chức mà họ tham gia. Bản thân họ chỉ biết một vài người cùng tổ chức có liên quan trực tiếp với họ và cùng hoạt động với họ thôi. V́ thế khi bị CS bắt bớ, giam giữ, giết hại, rất ít khi họ được dư luận biết đến để lên tiếng ủng hộ và cứu giúp.

Khi Khối 8406 thành lập, nhiều nhà đấu tranh dân chủ công khai xuất hiện, cả thế giới biết đến họ, nhưng song song với họ, vẫn có biết bao người đấu tranh âm thầm v́ không có khả năng viết lách, không có bằng cấp, địa vị xă hội hay không có quan hệ quốc tế. Khi bị bắt, họ cũng bị bắt một cách âm thầm, không ai nhắc đến họ. Chẳng hạn vụ án mới nhất của đảng Dân chủ Việt Nam được xử vào đầu năm 2010 cho thấy: dư luận chỉ nhắc đến 5 người (Trần Anh Kim, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long), trong khi số người cùng vụ bị bắt là gần 30 người. Ngoài 5 người ấy, những người bị bắt khác đông hơn gấp bội nhưng hầu như cả thế giới không biết họ là ai, ngoại trừ tổ chức mà họ tham gia và bọn cán bộ nhà nước CSVN có nhiệm vụ theo dơi, bắt bớ, hỏi cung, xử án, giam giữ họ. Nói chung, quần chúng thường chỉ biết để ủng hộ những người có tên tuổi, có tài viết lách, hùng biện. Chuyện bất công ấy dễ hiểu, nhưng đó cũng là một bất lợi rất lớn cho những người đấu tranh bí mật, đặc biệt là những người thuộc thành phần lao động tầm thường.

Chính v́ thế, khi xuất hiện, Khối 8406 đă chọn phương thức đấu tranh công khai như một áo giáp bảo vệ, nhất là khi CSVN đang tạm thời chấp nhận giai đoạn “nín thở qua sông”, đành chịu một áp lực quốc tế rất lớn để hội nhập vào cộng đồng thế giới hầu cứu văn nền kinh tế quốc gia và nhất là để cứu đảng.

V́ thế, ngay sau khi việc “nín thở qua sông” đă đạt được mục đích, nghĩa là đă vào được BTA, WTO, tổ chức thành công hội nghị APEC và rút được tên ra khỏi danh sách CPC, lại được làm thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, CSVN bắt đầu trở mặt với quốc tế, mạnh tay đàn áp phong trào dân chủ. Khởi đầu là bắt Lm Nguyễn Văn Lư, hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân vào đầu năm 2007, rồi đến rất nhiều nhà đấu tranh dân chủ khác. Càng ngày CS càng mạnh tay hơn với phong trào dân chủ, với các tôn giáo, ra tay cướp đất dân nghèo và bóc lột công nhân tàn bạo hơn, nhất là khi họ biết các nước trong thế giới tự do đă đặt nặng giao thương hơn là đ̣i hỏi Việt Nam tôn trọng nhân quyền. Thêm vào đó, giới lănh đạo CSVN bị Trung Cộng lũng đoạn và mua chuộc, đă bán đất nhượng biển và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng thôn tính đất nước. Thấy được rơ ràng bản chất phản dân bán nước của CSVN, người dân ngày càng phẫn nộ và sẵn sàng nổi dậy. Trước nguy cơ ấy, CS thẳng tay đàn áp nhằm tiêu diệt phong trào dân chủ và những tổ chức mà chúng nghĩ rằng nguy hiểm cho chế độ như các tôn giáo, các đảng phái chính trị.

Trước t́nh trạng CSVN quyết tiêu diệt phong trào dân chủ trong nước bất chấp áp lực quốc tế về nhân quyền –vốn không c̣n mạnh mẽ như trước– việc công khai đấu tranh hiện nay rơ ràng không c̣n thuận lợi như những năm 2005-2006. Những người đấu tranh công khai nếu không bị bị bắt th́ cũng bị theo dơi nghiêm nhặt, bị sách nhiễu và khủng bố đủ kiểu đủ tṛ, khiến khả năng hoạt động dân chủ bị hạn chế rất nhiều. Sự can thiệp của quốc tế đối với những trường hợp bị bắt v́ đấu tranh dân chủ không c̣n hữu hiệu như trước. Chẳng hạn CSVN quyết không chịu thả Lm Lư bất chấp ngài bị bệnh bại liệt nửa người rất nặng có thể trở nên tàn phế, bất chấp sự can thiệp rất mạnh của quốc tế (mạnh nhất là sự kiện 37 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ yêu cầu trả tự do cho ngài).

Muốn duy tŕ và đẩy mạnh cuộc đấu tranh đồng thời bảo toàn được lực lượng, thiết tưởng cuộc đấu tranh phải theo một hướng khác là âm thầm hơn, kín đáo hơn, và khôn khéo hơn.

Sau đây là một vài đề nghị:

– Những người yêu nước -đặc biệt giới thanh niên, sinh viên, học sinh- không nên manh động vào lúc này (khi CS đang mạnh tay đàn áp và quyết tâm tiêu diệt từ trứng nước những mầm mống đối kháng). Nhưng nên âm thầm liên kết với nhau, nuôi dưỡng và củng cố cho nhau ḷng yêu nước, ư thức trách nhiệm trước t́nh trạng bi đát của đất nước, tinh thần đấu tranh… bằng những phương tiện liên lạc an toàn nhất, kín đáo nhất (cần tận dụng những kỹ thuật tân tiến của thời đại như internet)… Bảo toàn và âm thầm gia tăng, củng cố lực lượng vào lúc này là khôn ngoan, đợi lực lượng ḿnh mạnh đủ và thời cơ thuận lợi th́ hăy ra tay: đă xuất quân th́ phải nắm chắc phần thắng.

– Trong thời gian “ẩn dật” này, việc thận trọng giữ bí mật những hoạt động của ḿnh phải đặt lên hàng đầu, không nên nóng ruột “đốt giai đoạn” khi thời cơ chưa “chín mùi”. Cần khôn ngoan và cẩn trọng về nguy cơ bị người của CS giả dạng đấu tranh dân chủ để tiếp cận với ḿnh hầu biết rơ người của ḿnh cũng như tư tưởng, dự định, kế hoạch hành động của ḿnh.

– Nên tham gia các sinh hoạt dân chủ nhân quyền trên internet như paltalk, chat room, facebook, với những nick name khác nhau… để hiểu biết nhiều hơn về t́nh h́nh đất nước, về những tội ác của CSVN đối với nhân dân và tổ quốc, để ư thức hơn về trách nhiệm đối với quê hương trong giai đoạn hết sức nguy hiểm cho đất nước hiện nay. Tích cực góp ư theo chiều hướng dân chủ sau khi đọc những bài viết trên các trang web. Không nên phát biểu nếu cảm thấy có nguy cơ bị nhận diện qua giọng nói… Trong các pḥng paltalk, có thể phát biểu qua những ḍng text chat thay v́ lời nói…

Tóm lại, trong cuộc đấu tranh này, việc thích ứng với thời thế hay “tùy cơ ứng biến” là chuyện quan trọng. Khi CS mạnh và quyết tâm đàn áp, thẳng tay tiêu diệt th́ ḿnh đấu tranh âm thầm, ẩn dật, bảo toàn lực lượng. Khi áp lực quốc tế mạnh buộc họ phải chùn tay đàn áp th́ công khai ra tay như vũ băo với những đ̣n quyết tử để chiến thắng. Việc họ đàn áp mạnh tay vào lúc này không phải v́ họ mạnh, mà v́ họ đă mất hết chính nghĩa, mất hết cảm t́nh và sự tín nhiệm của nhân dân, nên họ phải khủng bố thật tàn ác, dă man theo kế “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” để bảo vệ chế độ đă suy yếu tột độ. Việc đàn áp tàn bạo hiện nay là hiện tượng bùng lên của một ngọn lửa sắp tắt, là sự giăy chết của một thân thể đă đến hồi kiệt lực. Các nhà đấu tranh dân chủ chưa nên hy sinh một cách uổng phí vào giai đoạn bất lợi này. Hăy bảo toàn và củng cố lực lượng để chuẩn bị cho cuộc tổng nổi dậy của toàn dân hầu chấm dứt chế độ bạo tàn hiện nay.

Đất nước cần rất nhiều anh hùng, nhưng phải là anh hùng khôn ngoan. Nhưng đất nước không cần những người quá khôn ngoan đến nỗi trở thành hèn nhát, thụ động, không dám hy sinh khi thời cơ thuận lợi đă đến…

Houston, ngày 12/03/2010.

Nguyễn Chính Kết

Thành viên Khối 8406.

From: Tin Tuc Viet Nam

Phụ chú:

(1*) Mức độ cần thiết có thể thay đổi tuỳ theo số lượng: Khi đói, chén cơm thứ nhất là hết sức cần thiết, nhưng khi đă ăn xong chén thứ nhất, th́ mức độ cần thiết của chén thứ hai đă giảm đi, và chén thứ ba thứ tư c̣n giảm hơn nữa…

(2*) Trong hàng ngũ đấu tranh dân chủ hiện nay, có những người theo “chủ nghĩa anh hùng”, sẵn sàng lao ḿnh vào nguy hiểm, thậm chí vào lao tù, vào chỗ chết, miễn là hữu ích cho đất nước, không cần biết sự hy sinh của ḿnh trong trường hợp đó có đáng hay không, có thật sự ích lợi cho đại cuộc một cách tương xứng với sự hy sinh của ḿnh hay không. Nếu việc vào tù hay cái chết của ḿnh cứu được nhiều người, khiến đối phương phải trả giá rất mắc cho sự hy sinh ấy của ḿnh, th́ đó là anh hùng cách khôn ngoan. C̣n biết rằng việc hy sinh của ḿnh không đem lại kết quả tương xứng mà vẫn chấp nhận hy sinh th́ cũng là anh hùng, nhưng không khôn ngoan lắm. Người anh hùng thật sự không sợ chết oan, nhưng họ không chấp nhận chết uổng. Nếu đối phương phải trả giá rất mắc cho việc vào tù hay cái chết của họ và họ sẵn sàng chấp nhận, th́ đó là anh hùng thật sự. Nếu ở ngoài để hoạt động mà có lợi cho đại cuộc th́ nên ở ngoài mà hoạt động hơn là vào tù. Nếu sống mà gây được nhiều thiệt hại cho giặc hơn là chết th́ nên giữ lấy mạng sống. Trường hợp ấy, từ chối cái chết, tránh né vào tù không phải là hèn. Tuy nhiên, quả khó mà xác định được ranh giới giữa khôn ngoan và hèn nhát, giữa can đảm và ngu xuẩn. V́: khôn ngoan quá rất dễ biến thành hèn nhát, mà can đảm quá có khi trở thành ngu xuẩn.

(3*) Khối 8406 do Lm Nguyễn Văn Lư cùng 118 người kư tên tham gia thành lập ngày 8/4/2006.

(4*) Đảng Thăng Tiến, do ông Nguyễn Phong thành lập ngày 8/9/2006, với phát ngôn viên là Ls Lê Thị Công Nhân.

(5*) Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, do Ks Đỗ Nam Hải, ông Nguyễn Phong, và ông Nguyễn Chính Kết thành lập ngày 16/10/2006.

(6*) Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, do nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và ông Lê Trí Tuệ thành lập ngày 20/10/2006.

(7*) Hiệp Hội Đoàn Kết Công-Nông Việt Nam, do ông Nguyễn Tấn Hoành và một số công nhân khác thành lập ngày 30/10/2006.

(8*) Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, do Ls Nguyễn Văn Đài thành lập ngày 10/12/2006.

(9*) Liên đảng Lạc Hồng thành lập ngày 20/01/2007, do hai đảng Thăng Tiến và V́ Dân hợp thành.

Nhà thơ HỮU LOAN đă ra đi…

Nhà thơ Hữu Loan, một nhân cách lớn của nền thi ca Việt Nam đă qua đời ngày 18.03.2010, ngay tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi.

Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh tại quê ở làng Vân Hoàn, xă Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận b́nh dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xă Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đă từng là cộng tác viên trên các tập san Văn Học, xuất bản tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm lên án thẳng thắn và quyết liệt đến những tiêu cực của các cán bộ cộng sản nịnh hót, đố kỵ, ám hại nhau v.v... như tác phẩm Cũng những thằng nịnh hót và truyện ngắn Lộn ṣng. Trong tác phẩm của ḿnh, ông coi ḿnh là nạn nhân của xă hội Cộng sản và phê phán xă hội này một cách kịch liệt. Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương.

Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng răi trong vùng kháng chiến. Chuyện kể rằng, do bị cấp trên chỉ trích nội dung bài thơ nặng nề t́nh cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lư quân dân, nên ông bị giải ngũ…

TT giới thiệu tới bạn đọc bài viết của HL để tham khảo về cuộc đời của nhà thơ…

 

Cũng những thằng  nịnh hót

 

(Sau khi đọc bài: “Những thằng nịnh hót” của Maiakovski)
Dưới thời kỳ Pháp thuộc
Những thằng nịnh hót nghênh ngang
Lưng rạp trước quan Tây
Bắc vợ như thang
Chân trèo lên danh vọng
Đuôi vợ chúng đi
Lọt theo đầu chúng
Bao nhiêu nhục nhằn;
Nhục mất nước muôn phần
Nhục cùng đất nước
với những thằng nịnh hót
Một điều đau xót
Trong chế độ chúng ta
Trong chế độ Dân chủ Cộng hoà
Những thằng nịnh c̣n
thênh thang
đất sống
Không quần chùng, áo thụng
Không thang đàn bà
Nhưng c̣n
thang lưng
thang lưỡi
Những mồm
không tanh tưởi
Ngậm ṿi đu đủ
Trợn mắt
Phùng mang
Thổi vào rốn cấp trên
“Dạ, dạ, thưa anh…
Dạ, dạ, em, em…”
Găi cổ
Găi tai:
"… anh quên ngủ
quên ăn
nhiều quá!
Anh v́ nước
v́ dân
hơn tất cả
từ trước đến nay"
Chân xoa
và xoa tay,
Hít thượng cấp
cứ thơm
như múi mít
Gọi như thế là
phê b́nh cấp trên
kịch liệt
Gặp cấp trên chủ quan
Mũi như chim vỗ cánh
Bụng phềnh như trống làng:
Thấy ḿnh
đạo đức
tài năng
hơn tất.
Như thế là chết rồi:
Quân nịnh
tha hồ lên cấp
Như con ǵ nhà gác lên thang
C̣n muốn lên thủ trưởng cơ quan
C̣n đi đây
đi đó
Lưỡi và lưng
Lắm thằng gian khổ
Chúng nó ở đâu:
Thối thóc thuế
Mục kho hàng
Phong trào suy sụp
Nhân dân mất cắp
đang giữa ban ngày
To cánh và to vây
Những ai
không
nịnh hót
Đi, mang cao
liêm sỉ con người
Chúng gieo hoạ, gieo tai
Kiểm thảo
hạ tầng
… C̣n quy là phản động!
Có người
đă chết oan
v́ chúng
Vẫn thiết tha yêu chế độ
đến hơi thở cuối cùng.
Nguy hiểm thay,
Thật khó mà trông:
Chúng nó nguỵ trang
Bằng tổ chức
bằng quan điểm nhân dân
bằng lập trường
chính sách
Chúng nó
c̣n thằng nào
Là chế độ ta
chưa sạch
Phải làm tổng vệ sinh
cho kỳ hết
mọi thằng
Những người
đă đánh bại
xâm lăng
Đỏ bừng mặt
v́ những tên
quốc sỉ
Ngay giữa những thời nô lệ
Là người, chúng ta
không ai biết
cúi đầu.
9-1956

Hữu Loan
(Trích Giai phẩm mùa Thu tập II)
* * *
HỮU LOAN - cây gỗ vuông chành chạnh

 

Tiêu Dao Bảo Cự

Đó là mấy từ trong trích đoạn bài thơ Hữu Loan chép tặng tôi vào sổ tay 17 năm trước, với nét chữ cứng cỏi và cách xuống gịng bậc thang đặc trưng trong thơ ông. Năm đó ông đă 73 tuổi.

"......Tôi là cây
gỗ
vuông
chành
chạnh
suốt đời
đă làm thất bại
mọi âm mưu
đẽo tṛn
để muốn tùy tiện
lăn long lóc thế nào
th́ long lóc
Chân
tính
đấy
hỡi Ŕu, Bào
Phó -Mộc"

( chuyện Di Tề )

Đó là năm ông "tái xuất giang hồ" rời bỏ làng quê giong ruổi về phương nam sau 30 năm tự chôn và bị chôn ḿnh ở chốn quê nhà, một nơi đèo heo hút gió ở thôn Vân Hoàn, xă Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Trong chuyến đi xuyên Việt năm 1988 của đoàn Hộivăn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian để đ̣i tự do sáng tác, tự do báo chí - xuất bản và đổi mới thực sự, chúng tôi đă đưa Hữu Loan về lại quê nhà sau gần một năm lang bạt. Lần ấy, chép xong mấy câu thơ, ông chỉ tay vào trang giấy nói với tôi: "Anh thấy đó. Chữ Ŕu, Bào và Phó - Mộc viết hoa. Anh biết tôi muốn ám chỉ ai rồi."

Dọc đường đất nước trên chuyến đi, ông cũng đọc cho công chúng nghe trong những lần gặp gỡ, bài thơ dài mới nhất của ông, bài "Chuyện tôi về", một loại bút kư thơ kể về thời gian "Ba mươi năm không phải chuyện / Một sớm một chiều/ Một ngày tù đă dài như thế kỷ / Ấy là tù giữa chợ....". Nhưng 30 năm đó, kể từ ngày có vụ án văn nghệ gọi là "Nhân văn - Giai phẩm", và 17 năm sau đó nữa, chẳng có ai dám viết, nói ǵ về chuyện của ông dù không ít người biết. Ngay cả sau khi gần đây, có hiện tượng xôn xao dư luận là một công ty đă bỏ ra 100 triệu đồng để mua bản quyền bài thơ nổi tiếng "Mầu tím hoa sim" của ông. Nhân sự việc này trên báo chí có một vài bài viết về ông nhưng tuyệt nhiên không ai nhắc đến 30 năm đó, như thời gian này không hề có trong cuộc đời ông.

Một sự im lặng khủng khiếp không chỉ đè nặng lên riêng đời ông mà c̣n trói tay những người cầm bút và choàng phủ lên cả đời sống dân tộc. Đó là sức mạnh, sức nặng ghê gớm của bạo lực và cường quyền, của nỗi sợ hăi và ḷng hèn nhát, là bi kịch của một đất nước tự cho và cũng được phong tặng là đất nước anh hùng, Trong hoàn cảnh đó, Hữu Loan đă chọn riêng cho ḿnh một lối sống, dù nghiệt ngă nhưng đầy bi tráng. Như ông viết trong " Chuyện tôi về": "Tôi không làm nhà v́ mắc làm người", "Đi ăn cắp và làm cán bộ là tôi không đi...". Ông thà đi cuốc đất, đập đá và đẩy xe thồ suốt 30 năm để làm "Cây gỗ vuông chành chạnh" không cho ai lăn long lóc, trong khi bao nhiêu văn nghệ sĩ đồng thời với ông đă tha hồ để cho "tùy tiện bị lăn long lóc thế nào th́ long lóc" ngoài đời cũng như trong văn học nghệ thuật.

Kể từ lần gặp gỡ đầu tiên, tôi thực ḷng ngưỡng mộ "cây gỗ vuông chành chạnh" Hữu Loan nên trong 17 năm qua, dù trải bao nhiêu khó khăn vây khổn, trong tôi vẫn thôi thúc ư muốn gặp ông lần nữa. Tôi vẫn sợ rằng nếu không c̣n dịp nào gặp lại ông, đối với tôi đó sẽ là niềm ân hận lớn trong đời. Trong chuyến đi xuyên Việt lần thứ hai bằng xe gắn máy năm 2003, tôi đă định đến thăm ông, nhưng rủi thay, khi đến địa đầu tỉnh Thanh Hóa, chỉ c̣n cách nơi ông ở vài mươi cây số, tôi bị tai nạn phải lên xe đ̣ đi thẳng ra Hà nội, tôi đành để lỡ dịp trong hối tiếc. Đầu năm 2005 này, trong chuyến đi xuyên Việt từ Nam ra Bắc lần thứ 3 bằng nhiều loại phương tiện, tôi nhất quyết đến thăm ông và tôi đă thực hiện được.

Trên đường trở về bằng chuyến xe du lịch open tour Hà Nội - Sàig̣n, tôi xuống xe ở Ninh B́nh, một điểm dừng của open tour này, để t́m gặp lại Hữu Loan. Ninh B́nh là tỉnh giáp giới phía Bắc của Thanh Hóa. Tôi hỏi thăm biết huyện Kim Sơn của Ninh B́nh, nơi có nhà thờ đá Phát Diệm nổi tiếng, cách thị xă Ninh B́nh 30 cây số nằm tiếp giáp với huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, nơi Hữu Loan đang ở. Tôi thuê một xe gắn máy và tự ḿnh t́m đường đi sau khi nghiên cứu bản đồ. 17 năm trước tôi đến nhà ông theo đường quốc lộ 1 từ thị xă Thanh Hóa ra, lần này đi ngược lại từ phía bắc vào, theo một con đường khác.

Sau khi đến nhà thờ Phát Diệm, nhà thờ đá xưa nhất và lớn nhất Việt Nam, nơi hết địa phận huyện Kim Sơn, người ta bảo phải đi khoảng 20 cây số nữa mới đến trung tâm huyện Nga Sơn. Tôi chạy theo con đường liên tỉnh lộ nhỏ hẹp, phía Nga Sơn xem ra không trù phú bằng bên Kim Sơn, nơi có những cánh đồng lúa c̣ bay thẳng cánh, với những đàn vịt trắng xóa bờ kênh và rất nhiều nhà thờ hai bên đường. Tôi vừa đi vừa hỏi thăm đến thôn Vân Hoàn, xă Nga Lĩnh. Giờ này đă gần trưa, con đường trải nhựa liên xă vắng vẻ. Đến nơi, tôi hỏi thăm mấy em nhỏ học sinh đang chơi la cà trên đường. Các em chỉ cho tôi con đường chạy thẳng đến chân núi, gần đó có chỗ rẽ vào một lối nhỏ đúc bê tông. Tôi thầm nghĩ không lẽ người ta đă thay đổi tư duy, trọng thị nhà thơ nên đă cho làm con đường bê tông ở xóm nhỏ heo hút này. Vào đó hỏi tiếp, mấy người lại nói cho tôi biết nhà ông Hữu Loan ở chỗ nhà lầu hai tầng đang xây bên phải. Hai người nói như thế, làm tôi càng ngạc nhiên v́ cách họ nói mấy từ "nhà lầu hai tầng" nghe có vẻ khác lạ, bao hàm sự thán phục như nói về một cái ǵ phi thường ở thôn xóm không có mấy nhà khang trang này. Tôi lại nghĩ không lẽ Hữu Loan đă được "đổi đời" rồi v́ lần trước đến, căn nhà do chính tay ông dựng nên từ xưa vừa bị sập và mấy năm sau đó tôi nghe tin loáng thoáng ông được xây "nhà t́nh nghĩa" và tài trợ xuất bản tập thơ. Dù sao nếu đươc như thế tôi cũng mừng cho ông. Tôi đă mừng hụt. Nhà Hữu Loan chỉ là căn nhà cũ kỹ phía sau "nhàlầu hai tầng đang xây" mà thôi. Đằng sau cánh cổng sắt hơi tối dưới bóng cây âm u, một phụ nữ đang nằm trên chiếc vơng treo ngang qua cổng và hai con chó đen dưới chân nhâu nhâu lên sủa. Chị đứng dậy suỵt chó im và khi tôi hỏi Hữu Loan, chị bảo "ông cháu có nhà". Chị tự giới thiệu là con dâu của ông. Chị mở cổng đưa chúng tôi vào nhà mời ngồi ở chiếc ghế gỗ vừa vội vàng dọn dẹp căn pḥng ngổn ngang bề bộn mọi thứ linh tinh. Chị loay hoay pha trà mời chúng tôi với bộ ấm chén xỉn màu và cho biết Hữu Loan đang ốm. Chị nói thêm b́nh thường chỉ có hai ông bà ở nhà, mấy hôm nay ông ốm nên chị đến chăm sóc.

Trong khi nói chuyện với chị, chúng tôi quan sát căn pḥng và nghe tiếng ho sù sụ ở pḥng kế bên, sau khung cửa không có cánh tối om, được che bằng tấm màn vải cũ kỹ.

Căn pḥng không có trần, đồ đạc không có ǵ giá trị. Trên tường có treo mấy tấm h́nh. Một tấm chụp Hữu Loan đứng bên cạnh bức tượng của ḿnh, tác phẩm điêu khắc của Phạm Văn Hạng năm 1990 theo như ghi chú bên dưới. Một tấm chụp lại phác thảo chân dung bà Phạm thị Nhu (tức bà Hữu Loan) do một họa sĩ nào đó kư tên không rơvẽ tặng ông. Đặc biệt chiếc bàn thờ đơn sơ, chỉ là một mảnh ván đóng lên tường với mấy b́nh nhang cắm hoa giấy và vỏ một hộp bánh bằng các tông, phía trên chỉ treo một bức thư pháp viết chữ Tâm bằng Hán tự, nét chữ sắc sảo và cứng cỏi, bên ngoài có nhện giăng và bụi bám. Nói chuyện một lúc, tôi ngỏ ư với chị con dâu muốn vào tận giường thăm Hữu Loan nếu ông ốm nặng th́ nghe tiếng dép lệt sệt bước ra. Trước mắt tôi, Hữu Loan không c̣n phong độ như năm nào. Ông đội chiếc mũ len, quấn khăn quàng, mặc áo khoác bên ngoài áo len trong khi vào nhà nóng, tôi phải cởi áo khoác. Khuôn mặt ông có sắc hồngnhưng không phải nét hồng hào khỏe mạnh. Đôi mắt nhỏ sáng quắc năm xưa đă phần nào mờ mịt. Tôi đứng lên chào và hỏi ông c̣n nhớ tôi không, ông nh́n tôi ngẫm nghĩ rất lâu không nói ǵ. Khi tôi nói tên và nhắc lại chuyến đi xuyên Việt năm xưa, ông ôm lấy tôi và nói "C̣n sống để gặp lại nhau là mừng lắm rồi.".

Ông mời tôi ngồi xuống ghế. Tôi nói t́m đường vào nhà ôngcũng khá vất vả. Ông bảo ai muốn t́m đừng hỏi ngay đến nhà ông v́ hỏi như thế chúng nó không chỉ đâu. Chúng nó được lệnh rồi. Tôi ôn lại chuyện xưa nhưng kinh ngạc thấy ông c̣n nhớ rất ít. Ngay cả bài thơ "Chuyện tôi về" ông tâm đắc ngày ấy và đă đọc hàng chục lầntrước công chúng ông cũng quên. Ông bảo tôi đọc cho ông nghe nhưng tôi chỉ thuộc vài câu. Tôi hỏi bản thảo có c̣n không, ông bảo đă mất hay để đâu ông không nhớ. Bây giờ mắt ông không đọc được chữ nữa, khi cần phải nhờ con cháu đọc.

Tuy nhiên những chuyện và những bài thơ xưa hơn ông lại nhớrất rơ. Ông kể đi kể lại việc một người được giao nhiệm vụ giết ông nhưng mỗi lần sắp ra tay lại không nỡ v́ nhớ đến bài thơ ông viết về quê hương anh ta. Chính anh ta đă nói lại với ông chuyện đó và ông đọc bài thơ cho tôi nghe.

Ngồi nói chuyện khá lâu, và v́ lúc chạy xe trên đường hơi bị lạnh, cảm thấy thèm thuốc lá, tôi rút bao thuốc xin phép ông hút nhưng ông nghiêm mặt chỉ tay vào tôi nói: "Tôi cấm anh!". Tôi gượng cười cất bao thuốc và nói hiện nay tôi c̣n nghiện một thứchưa bỏ được là thuốc lá. Ông nói ngay: "Cái ǵ có hại phải bỏ. Có ǵ mà không bỏ được. Ngay cộng sản là thứ ghê gớm mà tôi c̣n bỏ được huống ǵ thuốc lá."

Lát sau, ông bắt đầu ho nhiều hơn và khạc nhổ đờm xuống đất, tôi tỏ ra quan ngại về sức khỏe của ông nhưng ông bảo ông chỉ bị cảm mấy ngày nay thôi. Ngày thường ông vẫn ra ngoài được và thường xuyên tập khí công. Tôi hỏi ông tập theo phương pháp nào và vào lúcnào. Ông bảo ông tập bất cứ lúc nào, kể cả khi ngồi, nằm, đi lại.

Hỏi thăm về gia đ́nh, ông cho biết ông có 10 người con, 30 cháu và tỏ ra không vui v́ hoàn cảnh con cháu. Người con đầu thông minh, thuộc loại học giỏi nhất tỉnh nhưng thời đó v́ chuyện của ông, anhkhông được vào đại học. Đến nay chỉ có người con trai út tốt nghiệp kiến trúc sư đang làm việc ở Hà Nội, c̣n những người khác đều lập gia đ́nh, làm ruộng, làm nghề và ở quanh quẩn gần đó. Về nguồn sống của ông bà, ông bảo thu nhập chính của ông là tiền bán củi. Củi ở đây là cọng và lá dừa khô của hơn chục cây dừa rất cao do chính ông trồng từ xưa. Vùng này người ta chuộng thứ củi dừa v́ có sẵn trong vườn và cháy tốt.

Bà Hữu Loan đi đâu về, nghe cô con dâu báo, vội lên chào khách. Gặp tôi bà nhớ ra ngay. Có lẽ tôi gây ấn tượng cho bà v́ lần trước chúng tôi đă giúp đưa ông về sau khi ông "bỏ nhà ra đi" cả năm trời. Lần đó tôi đă khen bà mặc áo tím đẹp khi Hữu Loan giới thiệu bà với chúng tôi lúc gặp bà ngồi bán hàng trên đầu cầu. Tôi cũng đă hỏi bà có phải v́ Hữu Loan thích mầu tím nên bà mặc áo tím không. (Dĩ nhiên bà là vợ sau của Hữu Loan v́ người vợ đầu của ông, mới "cưới nhau xong là đi", "nhưng không chết người trai khói lửa / Mà chết người em gái nhỏ hậu phương" đă gây xúc động cho Hữu Loan viết nên bài thơ "Mầu tím hoa sim" bất hủ).

Bà Hữu Loan bây giờ đă hơn 70 tuổi nhưng bề ngoài trông có vẻ c̣n khỏe mạnh dù bà bảo cũng đang bị nhiều bệnh măn tính. Bà mời tôi ở lại dùng cơm. Lúc đó đă quá trưa, gần xế chiều, tôi hơi ái ngại và cũng sợ về muộn v́ c̣n phải đi đường xa nên xin cáo từ. Bà bảo không lẽ khách từ trong nam ra thăm mà không mời được bữa cơm, hơn nữa nhà cũng chưa ăn trưa, thức ăn có sẵn, chỉ nấu quàng nồi cơm là xong. Tôi đành nán lại.

Bữa ăn bà đăi chúng tôi quả có nhiều món có sẵn mà bà dự trữ để ăn dần. Cá kho, canh rau nấu với thịt heo, tép kho ăn ghém với khế chua hái trong vườn, lại thêm món trứng tráng. H́nh như tất cả các thứ dự trữ bà đều mang ra mời khách. Chúng tôi vừa ăn vừa phải luôn tay xua đàn ruồi bay vù vù chung quanh. Hữu Loan chỉ ăn được lưng hai bát cơm.

Trong khi ăn bà nói chuyện vui. Bà kể dạo ông đi nam, ông viết thư về bảo có mấy cô c̣n trẻ mê ông muốn lấy ông, làm vợ bé, ông c̣n dám bảo "có lẽ cũng phải lấy thôi." Nghe nhắc đến chuyện đó mắt Hữu Loan ánh lên nét tinh quái và ông mỉm cười nói: "V́ thế tôi mới gọi bà là Thiến Thư. Thiến Thư chứ không phải Hoạn Thư.". Chúng tôi đều cười x̣a.

Dạo đó h́nh như bà cũng có ghen thật. Tôi nghe nói bà đă xé mấy bức ảnh ông chụp chung với mấy cô gái trẻ. Bây giờ ông đă 90 tuổi, bà hơn 70, nhưng nhắc đến chuyện t́nh yêu, ghen tuông, haiông bà vẫn c̣n xúc cảm, tuy trong một trạng thái khác. Đúng là chuyện không tuổi và của muôn đời.

Câu chuyện vui không làm tôi bớt cảm giác phiền muộn trong ḷng khi nghĩ về hoàn cảnh Hữu Loan hiện nay. Dĩ nhiên sinh - lăo bệnh - tử là chuyện tất yếu của đời người. Nhưng h́nh ảnh một ông ǵa ốm yếu ho hen, lẩn quẩn trong căn nhà cũ kỹ với người vợ tuổi đă cao, cũng nhiều bệnh tật, có cái ǵ làm tôi cám cảnh. Hơn nữa, người đó lại là Hữu Loan.

Lẽ ra ông đă có một cuộc sống khác. Một nhà thơ tài hoa, một trí thức, một chiến sĩ cách mạng dày dạn, từ thời khởi nghĩa chống Pháp giành chính quyền mới hơn 20 tuổi đă phụ trách 4 ty của tỉnh, một cán bộ tuyên huấn sư đoàn xuất sắc... đúng ra phải có vị trí xứng đáng và cuộc sống tốt hơn so với bao nhiêu người bất tài đang nắm giữ chức quyền và sống xa hoa phung phí hiện nay.

Tôi nghĩ thực ra chính ông đă chọn cuộc sống này từ khi làm bài thơ "Mầu tím hoa sim" và tham gia "Nhân văn- Giai phẩm", sau đó tự ư bỏ về quê nhà. Trong khi người ta lên án tư tưởng tiểu tư sản ủy mị th́ ông làm bài thơ khóc người vợ trẻ lúc từ chiến trường trở về phải ngồi bên "ngôi mộ đầy bóng tối với chiếc b́nh hoa ngày cưới thành b́nh hương tàn lạnh vây quanh" của người con gái vắn số không kịpchờ ông. Ông không thể "giữ lập trường", nén đau thương, xúc cảm của ḿnh theo chỉ thị của lănh đạo. Con người không phải là gỗ đá, không phải là súc vật phản xạ có điều kiện. Nhà thơ chân chính càng không thể chỉ nặn ra những tác phẩm theo đơn đặt hàng hay những bài tuyên truyền sáo rỗng dối trá dù là theo "yêu cầu của cách mạng" đi chăng nữa. Chính v́ thế sau khi viết "Mầu tím hoa sim", ông bị kiểm điểm, bài thơ bị cấm phổ biến công khai nhưng lại được chính các chiến sĩ chép tay lén lút, đọc thầm cho nhau nghe, và sau đó vượt không gian, thời gian đi vào ḷng người để trở thành một trong những bài thơ t́nh bất hủ của thi ca Việt Nam.

Cùng với các văn nghệ sĩ trong nhóm "Nhân văn - Giai phẩm", Hữu Loan đă dùng ng̣i bút để lột trần, lên án cái ác núp dưới bất cứ thứ nhân danh, chiêu bài nào. "Nhân văn- Giai phẩm" là sự lựa chọn quyết liệt của những người làm văn học nghệ thuật chân chính với tinh thần "Lời mẹ dặn" của Phùng Quán "Yêu ai cứ bảo là yêu / Ghétai cứ bảo là ghét". Đó là đỉnh cao của văn học nghệ thuật, cũng là đỉnh cao của trí tuệ và nhân cách. Đỉnh cao đó tất yếu bị phá đổ, vùi dập khi quyền bính được xây dựng bằng bạo lực và dối trá. Sự lựa chọn đó là một lựa chọn sinh tử và đă phải trả gía đắt, đắt bằng sự khốn cùng của đời người, bằng một vết nhơ lớn trong lịch sử dân tộc. Khi tôi hỏi về chữ Tâm treo trên bàn thờ, Hữu Loan bảo chính tay ông viết và suốt đời ông chỉ thờ một chữ Tâm.

Tôi chợt nhớ đến những điều ông nói trong chuyến đi xuyên Việt năm xưa mà tôi đă ghi lại trong bút kư "Hành tŕnh cuối đông".(*) "Cái tâm mới là điều quan trọng trong văn học. ‘Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.' Sai lầm của chế độ là đă đề cao giai cấp tính, đến chỉ c̣n đẳng cấp thống trị. Giai cấp tính không bằng nhân đạo tính.". Với cái tâm trong sáng của ḿnh, Hữu Loan đă thấu suốt t́nh h́nh đất nước và có những nhận định sắc bén:

"Đất nước ta là nơi nói giỏi nhất nhưng làm sai nhiều nhất, người sai lầm ít th́ bị tội nặng, không được sửa sai, như bác sĩ làm chết người, lái xe gây tai nạn bị lấy bằng, đi tù, c̣n những người làm sai nhiều, giết nhiều người, làm hại làm khổ hàng triệu người th́ lại được sửa sai, nói dễ dàng "sai th́ sửa".

"Người nói thật cũng bị trừng trị. Tôi cũng bị trừng trị v́ tôi viết văn là nói thật. Có người hỏi động cơ viết văn của tôi là ǵ, tôi trả lờiđộng cơ viết văn của tôi là thích chửi vua. Ít ai dám chửi vua nhưng vua sai th́ nhà văn có quyền chửi."

Vào thời điểm đó, Hữu Loan nhấn mạnh về sứ mạng của nhà văn: "Bây giờ nhà văn chỉ cần làm thư kư của thời đại là đă lớn lắm rồi. Hiện thực nỗi đau của nhân dân rất vĩ đại. Vấn đề không phải có lớn không mà là có dám lớn không."

Dám nói thật và động cơ viết văn "thích chửi vua" chính là sứ mạng, nhân cách và bản lĩnh của người cầm bút trong những thể chếhay giai đọan lịch sử mà sự sai lầm và độc đóan lên ngôi thống trị.

Đó cũng là "định mệnh" của nhà văn chân chính.

Định mệnh của những người đă lựa chọn cuộc chiến đấu không cân sức:

"Chuyện Hữu Loan là chuyện
Một vạn chín trăm năm mươi ngày gấp hơn
mười lần chuyện Ba Tư
vô cùng căng thẳng
Giữa hai bên
một bên là chính quyền có
đủ thứ nhân dân
quân đội nhân dân
ṭa án nhân dân
nhà tù nhân dân
và nhất là
cuồng tín nhân dân
thứ bản năng ăn sống
nuốt tươi
ăn lông ở lỗ nguyên thủy
được huy động đến
tột cùng
sẳn sàng hủy
cũng như tự hủy
một bên nữa là
một người tay không
với nguyện vọng
vô cùng thiết tha
được làm người lương thiện
nói thẳng
nói thật
bọn ác
bọn bịp
th́ chỉ tên vạch mặt
người nhân th́
xin thờ
như Thuấn Nghiêu"

(Chuyện tôi về)

Cuộc sống của Hữu Loan thời kỳ đêm dài 30 năm đúng là "vô cùng căng thẳng", đặc biệt khi "cuồng tín nhân dân" c̣n bị nhồi sọ và kích động bởi bộ máy tuyên truyền hùng hậu.

Thời kỳ đó đă qua và hiện nay những nhà văn chân chính như Hữu Loan không cô độc nữa, dù cũng c̣n phải chịu đựng không ít khó khăn trù dập. Trung thực và dũng cảm vẫn là điều không thể thiếu khi nhà văn muốn nói lên sự thật.

Riêng Hữu Loan, ông đă giữ vững sự lựa chọn đó đến cuối đời. Theo tôi biết, nếu không lầm, sau thời kỳ đổi mới, Hữu Loan là người duy nhất không làm đơn xin khôi phục hội tịch Hội Nhà văn Việt Nam.(*) Cuộc sống của ông cho đến tận hôm nay, dù trải qua bao nhiêu gian nan khốn cùng, đó vẫn là một cuộc sống làm người tử tế đúng nghĩa. Hơn nữa đó c̣n là một cuộc đời bi tráng rực rỡ, lấp lánh niềm đau và khí phách như những bài thơ của chính ông. Hôm trước ở Hà Nội, tôi nghe nói con trai út của ông định sắp tới sẽ tổ chức thượng thọ 90 tuổi cho ông với mục đích để bạn bè trong nam ngoài bắc có dịp gặp ông một lần trước khi ông quá ǵa yếu. Tôi may mắn đă được gặp lại ông trước dịp này.

Cuộc đời Hữu Loan chính là một tượng đài của nhân cách, ḷng trung thực và khí phách anh hùng. Tượng đài đó có thể biểu trưng bằng "cây gỗ vuông chành chạnh" và một chữ Tâm. Người xưa nói "Dụng nhân như dụng mộc". Cây gỗ vuông này thời đại của ông không dùng nhưng lịch sử sẽ dựng lên thành một tượng đài, cũng là một loại bút "tả thanh thiên" lồng lộng giữa đất trời.

Tháng 6 năm 2005

Tiêu Dao Bảo Cự

* * *

T   H   Ơ

Tôi biết ơn những người vấp ngă

Nguyễn Tôn Hiệt

 

Trên con đường đi t́m tiếng nói,
có những người vấp ngă sau khi đă đi được một đoạn.
Có những kẻ đă đặt bẫy cho họ vấp ngă.
Có những kẻ đă xô cho họ vấp ngă.
Có những kẻ đă cười thích thú khi chứng kiến những người vấp ngă.
Có những kẻ đă nhổ nước bọt lên những người vấp ngă.
Tôi biết ơn những người vấp ngă.
Tôi biết ơn đoạn đường mà những người vấp ngă đă đi được,
trước khi họ vấp ngă.
Họ vấp ngă,
nhưng mỗi lần họ vấp ngă
họ đă làm cho con đường của chúng ta ngắn thêm một đoạn.
Tôi tin chắc trong chúng ta sẽ c̣n nhiều người tiếp tục bước tới.
bước tới, bước tới, từ nơi những người đă vấp ngă,
không ngừng bước tới, bước tới,
và ngày chúng ta giành lại được tiếng nói,
chúng ta sẽ nói,
chúng ta sẽ hát ca,
và trong tiếng nói của chúng ta sẽ có tiếng nói của những người đă vấp ngă,
và trong lời hát ca của chúng ta
sẽ có lời hát ca của họ.  

Nguyễn Tôn Hiệt

* * * 

Xuân Về Trên Quê Hương Chưa Anh

 

 Nhă Trân

 

Xuân về trên quê hương chưa anh
Ngày đầu năm em bé xanh xao
vất vưởng lang thang trong băi rác
nhặt nhạnh hôi tanh kiếm sống
tương lai mịt mù tựa tối ba mươi


Xuân về trên quê hương chưa anh
Nơi mái bạt lều xiêu
bữa cơm mùng một chỏng chơ tạp nhạp
Ông lăo bệnh không tiền thang thuốc
Gánh hàng rong nào kiếm được là bao

 

Xuân về trên quê hương chưa anh
Cô công nhân buồn tủi nhớ nhà
cực nhọc trọn năm không tiền mua

vé Tết
Hai xuân rồi chưa về thăm mẹ
chốn quê nghèo dứt ruột ra đi

 

Xuân về trên quê hương chưa anh
Bà cụ thương đứa con xuất khẩu
lao động quê người

bị bóc lột tận xương
Đất lạ thân côi chịu ức hiếp trăm đường
Kẻ trách nhiệm phủi tay, đô la bỏ túi

 
Xuân về trên quê hương chưa anh
Ngày xuân nơi chốn nhớp nhơ
Thiếu nữ, trẻ thơ nhục h́nh vẫn gánh
Đời nô lệ cam thân vùi dập
Kẻ thế quyền đồng lơa, làm ngơ


Xuân về trên quê hương chưa anh
Dân oan chưa hết dăi dầu

chiếu đất màn trời van cầu công lư
Vừơn ruộng mấy đời chắt chiu tích lũy
“Giải phóng mặt bằng" - một phút trắng tay

 

Xuân về trên quê hương chưa anh
Tín đồ ba miền chưa nguôi bi phẫn
Đất Thánh bao năm sở hữu quang minh
Ngày một ngày hai thành đất "nhân dân"

Đ̣n vọt không nương cha, cố
Tù đày bất kể ni, tăng


Xuân về trên quê hương chưa anh
Tuổi trẻ ngỡ ngàng chua xót
Giang sơn gấm vóc
xương máu cha ông phơi trải ngàn đời
Đất vàng biển ngọc

kẻ cầm quyền tự ư hiến ngoại bang


Xuân về trên quê hương chưa anh
Nam Bắc Trung đau thảm họa môi sinh
ô nhiễm

phá rừng, lấp sông, xây đập
tài sản thiên nhiên cạn kiệt
mặc cháu con gánh lấy về sau
Lụt lội tai ương thiệt hại trăm đầu
Việt Nam chịu

Ai b́nh chân như vại ?

 

Xuân về trên quê hương chưa anh
Sao bất công chồng chất

công lư một chiều

tự do bánh vẽ

nhân quyền chót lưỡi đầu môi
kẻ chức trọng tham ô ngang ngược
người dân lành bầm dập tả tơi


Xuân về trên quê hương chưa anh
Sao ánh xuân chưa xua bóng tối

gió xuân dịu niềm đau
để Mẹ Việt Nam thôi nhỏ lệ sầu
khắc khỏai đợi một mùa xuân thật sự.

Nhă Trân

* * *

ĐỐM LỬA NHÓM TRONG VƯỜN KHUYA

 

Lương Lệ Huyền Chiêu

Ḷng ta có khi là đốm lửa

Một hôm nhóm trong vườn Khuya

Trịnh Công Sơn

Tác phẩm ”Cuốn Theo chiều Gió” của Margaret Michelle đă làm cho cả thế giới hiểu nhiều hơn về cuộc chiến tranh Nam Bắc của nước Mỹ. Bối cảnh của nước Pháp trong cuộc cách mạng 1789 hiện ra rất rơ ràng qua ng̣i bút của Victor Hugo trong "Những Người Khốn Khổ" và nước Nga thời chiến đấu chống lại cuộc trường chinh của Napoléon cũng nhờ có Léon Tolstoi mà đọng lại trong tâm hồn mọi người qua bộ sách đồ sộ ”Chiến Tranh Và Ḥa B́nh". C̣n nỗi đau khổ cùng cực của dân tộc Việt Nam tôi tin rằng được thể hiện sâu đậm nhất trong những ca khúc ”Da Vàng"của Trịnh Công Sơn.

Trong ư nghĩ của tôi, điều tồi tệ nhất của cuộc chiến vừa qua không phải ở cửa nát, nhà tan, đói nghèo xơ xác mà chính là ở nỗi đau mất con của những người mẹ. Nỗi đau ấy tôi vẫn cho rằng những người đàn bà chưa từng làm mẹ cũng không thể nào hiểu được. Vậy mà có một người đàn ông đau được nỗi đau ấy. Người ấy đối với tôi là bậc Thánh.

“Con ngủ, ngủ đi con, ru con ru đă hai lần..."
Trời hỡi đứa con ”mẹ mang đầy ḷng, mẹ bồng trên tay "bây giờ" thịt xương nát tan"!

Thời chiến tranh chưa ác liệt, Trịnh Công Sơn đă làm những ca khúc về t́nh yêu thật đẹp. Nhưng cái đẹp ấy lung linh và xa vời quá đến như không có thật. Một tà áo, một đôi mắt màu thủy tinh, đôi bàn tay xanh xao đón ưu phiền cũng đủ làm cho ông biến thành t́nh khúc. Và hầu như những đôi vai gầy guộc nhỏ ấy đều lần lượt ra đi. Và lúc bấy giờ nỗi buồn bă khi "những người t́nh bỏ ta đi như những ḍng sông nhỏ" lại có thật.

"Làm sao em biết bia đá không đau”
“Em đi gió lạnh bến xa bờ”
"từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ"

H́nh như t́nh yêu đối với ông như một cuộc đuổi bắt và ông luôn t́nh nguyện làm người thua cuộc.

Không hiểu sao tôi có cảm giác Trịnh Công Sơn thương xót cho người đàn bà hơn là say mê họ. Tấm ḷng của ông đối với người nữ thật trân trọng, độ lượng và nhân hậu

“Đi về đâu hỡi em khi trong ḷng không chút nắng ?"

“Lặng nghe gió đêm nay, ngại ai buốt đôi vai. Bờ vai như giấy mới. Sợ nghiêng hết t́nh tôi"

Đối với Trịnh Công Sơn cuộc sống này là cơi tạm. Môt trăm năm trên trái đất này có thể chỉ là một vài phút rong chơi của những linh hồn bất diệt. Thân xác ông có héo hắt nhưng tâm hồn ông vẫn măi trong trẻo, thấm đẫm t́nh yêu đời, yêu người với trái tim vô lượng từ bi. Những ca khúc viết lúc cuối đời của Trịnh Công Sơn đối với tôi là những ca khúc thâm trầm nhất và có giai điệu đẹp nhất.

“Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời
"Dù thật lệ rơi, ḷng không buồn mấy
"giật ḿnh tỉnh ra ồ nắng lên rồi"

Dầu biết cuộc sống này là cỏi tạm nhưng ông vẫn thao thức"Tôi là ai mà yêu quá đời này ?"dầu sao ông cũng đă chuẩn bị cho cuộc giả từ

"những hẹn ḥ từ nay khép lại

"thân nhẹ nhàng như mây"

Chiếc lá mùa thu rồi sẽ rụng xuống

"Về thu xếp lại

ngày trong nếp ngày

vội vàng thêm những lúc yêu người

cuồng phong cánh mỏi

ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay"

Tôi có đọc bài viết về Trịnh Công Sơn của anh Nguyễn Thanh Ty trên trang mạng Ninh-hoa.com. Tôi thấy ông thật hiền và có tính cả nể bạn bè. Có lẽ ông chẳng muốn mất ḷng đến một con kiến. Và cũng như chúng ta, ông có quyền đôi khi mắc sai lầm.

Nhưng không sao. Khi tôi nghe nhạc Mozart hay Beethoven tôi chẳng cần biết các ông đă từng có cuộc sống riêng như thế nào.

"Chỉ mong ḥa b́nh

sau đêm tăm tối

chờ mong một ngày

tay ấm trong tay"

Nghe nhạc Trịnh Công Sơn tôi luôn biết ơn ông v́ ông đă "sống dùm tôi" đă "nói dùm tôi" đă "thở dùm tôi" và như thế tôi kính trọng ông như người dân Ấn Độ kính trọng Tagore.

Tôi tin rằng những thế hệ mai sau sẽ nhờ có những ca khúc của Trịnh Công Sơn mà hiểu được nỗi đau của dân tộc Việt Nam, tâm trạng của người Việt Nam chân chính trong cuộc chiến tranh phi lư vừa qua.

Lương Lệ Huyền Chiêu

* * *

VIETNAM

AMNESTY REPORT 2009

Amtliche Bezeichnung: Sozialistische Republik Vietnam
Staatsoberhaupt: Nguyen Minh Triet
Regierungschef: Nguyen Tan Dung
Todesstrafe: nicht abgeschafft
Einwohner: 88,5 Mio.
Lebenserwartung: 73,7 Jahre
Kindersterblichkeit (m/w): 26/29 pro 1000 Lebendgeburten
Alphabetisierungsrate: 90,3%

Das massive Vorgehen gegen Dissidenten hielt unvermindert an, und die Rechte auf freie Meinungsäußerung, Vereinigungs-freiheit und Versammlungsfreiheit unterlagen einschneidenden Be-schränkungen. Politisch engagierte Bürger wurden festgenommen und inhaftiert. Andere blieben in Haft, nachdem sie auf der Grundlage von Gesetzen über die nationale Sicherheit verurteilt worden waren. Religiöse Gruppen wurden diskriminiert. So fanden Angriffe auf Katholiken statt, die wegen Landstreitigkeiten mit dem Staat friedlich protestiert hatten. Über 200 Angehörige der ethnischen Minderheit der Montagnards flohen in das benachbarte Kambodscha, wo sie angesichts der Verfolgung im eigenen Land Asyl suchten. Die National-versammlung lehnte die Vorschläge der Regierung für eine Einschränkung des Anwendungs-bereichs der Todesstrafe ab.

Recht auf freie Meinungsäußerung

Mindestens elf Bürger, die friedlich für Demokratie und Menschenrechte eingetreten waren, wurden zu Gefängnisstrafen verurteilt. Seit Beginn des verschärften Vorgehens gegen Dissidenten im November 2006 stieg damit die Zahl der inhaftierten Dissidenten auf 30 an. Die meisten von ihnen waren entweder Anhänger der sich über das Internet artikulierenden Bewegung für Demokratie Bloc 8406 oder Mitglieder anderer nicht genehmigter Gruppen, die Demokratie und Menschenrechte einklagten. Sie wurden mehrheitlich wegen Verstößen gegen die Bestimmungen zur nationalen Sicherheit gemäß dem Strafgesetzbuch von 1999 angeklagt, wofür lange Gefängnisstrafen und anschließend bis zu fünf Jahre Hausarrest vorgesehen waren. Eine unbekannte Zahl von Dissidenten blieb in Untersuchungshaft.

Im Januar 2008 wurde Truong Quoc Huy zu sechs Jahren Gefängnis und drei Jahren darauffolgendem Hausarrest verurteilt. Die Verurteilung erfolgte wegen "Propaganda gegen die Sozialistische Republik Vietnam" auf der Grundlage von Artikel 88 des Strafgesetzbuchs. Er war bereits im Jahr 2005 festgenommen worden und bis zu seiner Freilassung im August 2006 ohne Anklage und Prozess festgehalten worden. Sechs Wochen später wurde er erneut festgenommen, nachdem er öffentlich seine Unterstützung für den Bloc 8406 bekundet hatte. Vor seiner zweimaligen Inhaftierung beteiligte er sich in einem Diskussionsforum im Internet an Diskussionen über die politische Situation in Vietnam.

Im Mai 2008 wurden die Journalisten Nguyen Viet Chien und Nguyen Van Hai festgenommen. Im Oktober befand man beide für schuldig, "die demokratischen Freiheiten missbraucht zu haben, um gegen die Interessen des Staates zu verstoßen", weil sie seit 2005 über einen größeren Korruptionsskandal berichtet hatten, in den Beamte des Transportministeriums verwickelt waren. Nguyen Viet Chien erhielt eine Gefängnisstrafe von zwei Jahren. Nguyen Van Hai wurden anstelle einer Haftstrafe zwei Jahre Umerziehung auferlegt, nachdem er ein Schuldbekenntnis abgelegt hatte.

Versammlungsfreiheit

Seit Dezember 2007 demonstrierten Mitglieder der Katholischen Kirche in Hanoi in bislang nicht gekannter Anzahl für das Eigentumsrecht der Kirche an zwei Grundstücken, die die Regierung als Staatseigentum beanspruchte. Im September 2008 löste die Polizei die friedlichen Massendemonstrationen gewaltsam auf. Mehrere Menschen wurden dabei durch Schlagstöcke verletzt, und 20 Personen wurden ins Krankenhaus gebracht, nachdem Tränengas eingesetzt worden war. Die Einschüchterung und Schikanierung von Katholiken durch die Sicherheitskräfte und staatlich unterstützte Banden nahmen in der Folgezeit zu.

Gegen mindestens acht der Ende August festgenommenen Protestteilnehmer wurden am 8. Dezember wegen "öffentlichen Aufruhrs" und "Sachbeschädigung" Strafen verhängt, die keine Freiheitsstrafen darstellten.

Im April nahm die Polizei mindestens 14 Personen fest, die friedlich demonstriert hatten, als die Olympische Fackel durch Ho-Chi-Minh-Stadt getragen wurde. Einige von ihnen kamen wenige Tage später wieder frei. Unter den Festgenommenen befand sich Nguyen Hoang Hai, ein unter dem Namen Dieu Cay bekannter Blogger. Er hatte Artikel verfasst, in denen er Chinas Außenpolitik kritisierte und für Menschenrechte in Vietnam plädierte. Im September erging eine zweieinhalbjährige Gefängnisstrafe wegen Steuerhinterziehung gegen ihn. Es ist anzunehmen, dass es sich dabei um ein politisch motiviertes Urteil handelte. Nach dem Urteil gegen Dieu Cay wurden mindestens neun weitere Dissidenten festgenommen, darunter der Schriftsteller Nguyen Xuan Nghia, der schon unter den bereits im April Verhafteten gewesen war. Sie alle blieben in Untersuchungshaft; Berichten zufolge beruhte die Anklage auf Artikel 88 des Strafgesetzbuchs.

Diskriminierung religiöser und ethnischer Gruppen

Mitglieder von staatlich nicht anerkannten Kirchen waren weiterhin Drohungen, Schikanen, Zwang zur Aufgabe ihres Glaubens und willkürlicher Inhaftierung ausgesetzt oder wurden zu Gefängnisstrafen verurteilt.

Der Oberste Patriarch der verbotenen Vereinigten Buddhistischen Kirche von Vietnam (Unified Buddhist Church of Viet Nam), Thich Huyen Quang, starb im Alter von 87 Jahren. Er hatte zum Zeitpunkt seines Todes unter Einschränkungen gelebt, die ihm von den Behörden auferlegt worden waren. Der gewaltlose politische Gefangene hatte mehr als 30 Jahre im Gefängnis oder in Hausarrest verbracht. Sein Stellvertreter, Thich Quang Do, der gegenwärtig de facto unter Hausarrest lebt, wurde sein Nachfolger im Amt.

Es gab weiterhin Berichte über Schikanen und Misshandlungen der ethnischen Minderheit der Montagnards im zentralen Hochland. Über 200 von ihnen suchten Asyl im benachbarten Kambodscha. Eine unbekannte Zahl von Montagnards verbüßte noch immer lange Haftstrafen, die im Zusammenhang mit den Protesten der Jahre 2001 und 2004 gegen sie verhängt worden waren.

Todesstrafe

Im November schlug das Justizministerium Änderungen des Strafgesetzbuchs vor, die die Anzahl der mit der Todesstrafe zu ahndenden Straftaten von 29 auf zwölf reduzieren sollten. Die Nationalversammlung lehnte diese Vorschläge jedoch mit dem Argument ab, dass die Todesstrafe notwendig sei, um die schwere und weit verbreitete Kriminalität zu bekämpfen.

Medienberichten zufolge fanden 2008 mindestens 19 Hinrichtungen statt und 59 Personen wurden zum Tode verurteilt.

Nguyen Minh Hung wurde im Juni aus dem Gefängnis entlassen, nachdem er nach einem Todesurteil wegen Drogenhandels mehr als fünf Jahre inhaftiert gewesen war. Er war ursprünglich 2004 vom Volksgericht der Provinz Tay Ninh zum Tode verurteilt worden. Das Oberste Volksgericht kassierte jedoch das Urteil und ordnete weitere Untersuchungen an. Daraufhin fand am Volksgericht der Provinz Tay Ninh eine Neuverhandlung statt, in der zum zweiten Mal ein Todesurteil gegen ihn gefällt wurde. Im April verlangte das Oberste Volksgericht abermals weitere Untersuchungen. Schließlich wurde das Verfahren aus Mangel an Beweisen eingestellt. Eine Zeugin in dem Fall sagte aus, sie habe unter starkem Polizeidruck gestanden und deshalb gelogen, als sie Nguyen Minh Hung als einen Mittäter identifizierte.

Im Dezember enthielt sich Vietnam der Stimme bei der Abstimmung über eine Resolution der UN-General-versammlung, die zu einem weltweiten Hinrichtungsmoratorium aufrief.

Amnesty International: Berichte
Viet Nam: Time to live up to human rights commitment (ASA 41/001/2008)

Viet Nam: Supreme Patriarch Thich Huyen Quang, a life committed to human rights (ASA 41/002/2008)

Connecting human rights in Viet Nam (ASA 41/003/2008)

Viet Nam: After the crackdown: attacks and intimidation (ASA 41/004/2008)

Viet Nam: Sentenced journalist should be released (ASA 41/006/2008)

Viet Nam: Submission to the UN Universal Periodic Review (ASA 41/007/2008)

(http://www.amnesty.de/jahresbericht/2009/vietnam?destination=node%2F3041)

* * *

"VERSPOTTUNG DES RECHTS": PROZESS GEGEN VIETNAMESISCHE REGIMEKRITIKER

 

20. Januar 2010 - Amnesty International fordert die unmittelbare und bedingungslose Freilassung von vier gewaltlosen politischen Gefangenen in Vietnam. Seit Mittwoch befinden sich die Vietnamesen wegen friedlichem, pro-demokratischem Engagement in Haft.

Ein Gericht in Ho-Chi-Minh-Stadt befand die vier Dissidenten nach nur einem Prozesstag der "Aktivitäten, die auf den Umsturz der Volksregierung abzielen" für schuldig und verurteilte sie zu Haftstrafen von fünf bis 16 Jahren.
"Diese Menschen hätten überhaupt nicht festgenommen, geschweige denn angeklagt und verurteilt werden dürfen. Das Verfahren verwehrte den Angeklagten eine angemessene Verteidigung. Es demonstrierte dagegen sehr deutlich die Mängel der Toleranz gegenüber Rede- und Meinungsfreiheit sowie die fehlende gerichtliche Unabhängigkeit", sagte Brittis Edman, Vietnam-Expertin bei Amnesty International.

Urteil nach nur 15 Minuten Verhandlung - ohne Beweise

Die Urteile wurden vor dem Hintergrund zunehmender Unterdrückung von Regimekritikern gesprochen. Im Mai 2009 kam es zu einer neuen Welle von Festnahmen von Juristen, Bloggern und pro-demokratischen Aktivisten, die sich kritisch gegenüber der staatlichen Polizei zeigten. Über 30 gewaltlose politische Gefangene befinden sich nach unfairen Gerichtsverfahren hinter Gittern.

Letzten Monat wurde die ursprüngliche Anklage der "Propaganda" gegen den Staat in die schwerwiegendere Anschuldigung des geplanten Umsturzes umgewandelt.
"Das Verfahren ist eine totale Verspottung des Rechts, eine Missachtung fundamentaler Menschenrechte, wie der Unschulds-vermutung und dem Recht auf eine Verteidigung", so Edman.

Die Staatsanwaltschaft stützte ihre Anklage mit keinen Beweisen und das Gericht legte nach nur 15 Minuten Beratungszeit ein Urteil vor. Das Verlesen des Urteils dauerte 45 Minuten, was nahe legt, dass es vor der Anhörung verfasst worden sein muss.

Über eine Videoschaltung verfolgten Familienmitglieder, Diplomaten und Journalisten den Prozess in einem angrenzenden Raum. Viele wurden allerdings im Vorfeld abgewiesen, unter ihnen auch mehrere Angehörige des Angeklagten Tran Huynh Duy.
Der Prozess macht deutlich, dass eine Reform des vietnamesischen Verstoß gegen Gesetze, denen sich Vietnam selbst verpflichtet

Strafgesetzbuches von 1999 dringend notwendig ist. Die vagen Bestimmungen kriminalisieren friedliche Dissidenten und stehen im Gegensatz zu internationalen Gesetzen, denen sich Vietnam verpflichtet.

Laut Artikel 79 des bestehenden Rechts werden Organisatoren, Anstifter und Teilnehmer von Organisationen, die den Umsturz der Regierung verfolgen, zu einer Haftstrafe von zwölf bis 20 Jahren, lebenslangem Freiheitsentzug oder Geldstrafen verurteilt. Komplizen erwarten Haftstrafen zwischen fünf und 15 Jahren.

* * *

Vietnam

UA-313/2009-1

Index:

ASA 41/011/2009

22. Dezember 2009

NGUYEN VAN LY,

katholischer Priester

 

Der gewaltlose politische Gefangene Priester Nguyen Van Ly wurde bereits am 11. Dezember vom Krankenhaus ins Gefängnis zurück verlegt, obwohl er sich von den Folgen des Schlaganfalls noch nicht wieder vollständig erholt hatte. Er ist auf der rechten Körperseite zum Teil gelähmt. Die Gefängnisbehörden verwehren ihm die angemessene medizinische Betreuung, seine Gesundheit ist gefährdet.

Am 11. Dezember wurde der 63-jährige Priester Nguyen Van Ly wieder vom Gefängniskrankenhaus Nr. 198, das vom Ministerium für Innere Sicherheit in Hanoi verwaltet wird, ins Ba-Sao-Gefängnis zurück verlegt. Im Gefängniskrankenhaus war er wegen eines Schlaganfalls in Behandlung, den er am 14. November erlitten hatte. Obwohl er sich wieder ein wenig bewegen kann, ist die Familie besorgt, denn seine rechte Seite ist zu einem Teil gelähmt und er ist auf fremde Hilfe angewiesen.

Der katholische Priester Nguyen Van Ly, ein engagierter Verfechter der Demokratie, wurde wegen "Propaganda gegen den Staat" verurteilt und verbüßt seit März 2007 eine achtjährige Haftstrafe. Die meiste Zeit verbrachte er bis jetzt in Einzelhaft. Er leidet unter Bluthochdruck und anderen gesundheitlichen Problemen. In den sieben Monaten vor seinem Schlaganfall war er mehrere Male krank gewesen, einige Wochen lang verlor er halbseitig die Bewegungsfähigkeit. Die Gefängnisbehörden verwehrten ihm eine genaue Diagnose und eine angemessene medizinische Versorgung seiner Erkrankungen.

Seit der Priester in den späten 1970er Jahren zum ersten Mal wegen seines Engagements eingesperrt wurde, hat er gut 17 Jahre als gewaltloser politischer Gefangener in Haft verbracht. Festgenommen wurde er, weil er die Achtung der Menschenrechte und das Recht auf freie Meinungsäußerung forderte. Er ist Gründer der im Internet aktiven demokratischen Bewegung Bloc 8406 und war an der Gründung politischer Gruppen beteiligt, die verboten wurden. Er veröffentlichte außerdem im Untergrund die Dissidentenzeitschrift Tu Do Ngon Luan (Freiheit und Demokratie).

HINTERGRUNDINFORMATIONEN

Nguyen Van Ly ist einer von mindestens 40 Dissidenten, die in Vietnam inhaftiert sind, denn die vietnamesische Regierung unterdrückt jedwede Regierungskritik und Vorwürfe bezüglich Menschenrechts-verletzungen. Die Behörden bedienen sich vage formulierter Paragraphen des Strafgesetzbuchs, um die friedliche Äußerung abweichender Meinungen zu unterdrücken und strafrechtlich zu ahnden, dabei verstoßen sie gegen internationale Abkommen, die Vietnam unterzeichnet hat.

Im Jahr 2009 wies Vietnam wichtige Empfehlungen zurück, die andere Staaten im Rahmen der universellen regelmäßigen Überprüfung im UN-Menschenrechtsrat vorbracht hatten. Eine Empfehlung darunter war, diejenigen Bestimmungen zur nationalen Sicherheit im Strafgesetzbuch zu ändern oder aufzuheben, die mit dem Völkerrecht unvereinbar sind. Weiter wurde der vietnamesischen Regierung nahe gelegt, die Einschränkungen oppositioneller Meinungen, politischer Diskussionen und Opposition sowie der Rechte auf freie Meinungsäußerung, Vereinigungs- und Versammlungs-freiheit aufzuheben. Darüber hinaus sollen gewaltlose politische Gefangene freigelassen werden.

 

Das 50-Milliarden-Bett

Der Streit um die Bauxit-Vorkommen in Vietnam

 

Günter Giesenfeld

 

Was als eine normale, eigentlich positive Aktion zur Förderung des technologisch-wirtschaftlichen Fortschritts begann, wurde in Vietnam zu einer heftigen, grundsätzlichen Auseinandersetzung mit fast historischen Ausmaßen. Der Bauxit-Streit, erstmals in aller Öffentlichkeit ausgetragen, wirft ein Schlaglicht auf viele ungelöste Fragen der gegenwärtigen Situation des Landes.

Die „Sache“, um die es primär geht, ist ganz einfach: Man weiß seit langem, daß es in Vietnam, vor allem im zentralen Hochland, größere Vorkommen eines Mineralgemischs namens Bauxit gibt, das für die Produktion von Aluminium der wichtigste Rohstoff ist. Nachdem in einigen anderen Ländern mit solchen Vorkommen der Abbau von Bauxit wegen Ausschöpfung der Lagerungen bereits eingestellt wurde, geraten die vietnamesischen ins Blickfeld nicht nur der Regierung, sondern auch der internationalen Aluminiumindustrie. Diese vietnamesischen Vorräte sind inzwischen die drittgrößten der Welt.

Die Motive

In dieser Situation hatte die vietnamesische Regierung beschlossen, diese Bodenschätze nunmehr auszubeuten bzw. ausbeuten zu lassen, wovon man sich große wirtschaftliche Vorteile und finanzielle Einnahmen verspricht. Die Befürworter dieser Maßnahme dürften vor allem von drei Motiven in ihrem Vorgehen bestärkt worden sein:

Einmal erscheint es als unsinnig, „auf einer solchen Menge Geldes zu schlafen“1, sich einen möglichen Gewinn von geschätzt 50 Mrd. US-$ entgehen zu lassen.

Das zweite Argument ergibt sich aus einem langfristigen und einem kurzfristigen wirtschaftlichen Druck: Die rasante wirtschaftliche Entwicklung Vietnams beruht auf einem starken, seit Jahren gleich bleibenden hohen Wirtschaftswachstum. Dieses Wachstum ist nur beizubehalten, wenn ständig neue Impulse in die Wirtschaft eingehen. Diese können von außen kommen (Investitionen), haben aber auch zur Voraussetzung, daß die eigenen Ressourcen immer mehr erschlossen werden, daß die Industrialisierung mit neuen Betrieben fortschreitet. Aktuell ist das Wirtschaftswachstum Vietnams durch die globale Krise stark zurückgegangen, ja sogar gefährdet. In dieser Situation kommt eine solche Möglichkeit, die Krise mit einem ganz neuen Produkt zu überwinden, wie gerufen.

Und es gibt, drittens, einen starken Druck von außen, genauer gesagt aus dem Norden. Die Volksrepublik China ist gerade dabei, als wichtiger Machtfaktor in der internationalen Wirtschaft eine immer größere Rolle zu spielen. Auch sie unterliegt dem Diktat des Wachstums. Neu ist, daß China inszwischen zu den Ländern gehört, die die Rolle der klassischen Kolonialstaaten übernommen haben. Das heißt, sie suchen nach Möglichkeiten, ihr Wachstum durch die Ausbeutung von Ressourcen in anderen Ländern abzusichern. Im Fall der VR China sei an deren Politik erinnert, sich in Afrika regelrecht einzunisten, auch und nicht zuletzt durch Ankauf von Ackerland in großem Stil, um die darauf wachsenden Produkte ausschließlich ins eigene Land zu importieren.

Auf dem Gebiet der Industrie ist China ein „nach Bauxit hungernder Tiger“. Die eigenen Vorräte des Landes scheinen so gut wie erschöpft, die vietnamesischen sind inzwischen dreimal so groß und leichter abzubauen. Und sie liegen sozusagen vor der Tür und die sonst bei der Bauxit-Gewinnung nötigen überlangen Transportwege entfallen.

Daß China einen großen Druck auf Vietnam ausüben kann, liegt auch an einem sehr großen Handelsüberschuß, der das Verhältnis der beiden Staaten kennzeichnet. China ist Vietnams größter Handelspartner, aber die Importe übersteigen bei weitem die Exporte. Der Bauxit-Handel könnte ein wichtiger Schritt hin zu einer ausgeglichenen Handelsbilanz sein. China wird zwar den Bauxit nicht bezahlen müssen (jedenfalls zunächst nicht), weil es mit bestehenden vietnamesischen Schulden aus den Importen verrechnet würde. Für Vietnam bestünde damit aber die Möglichkeit, diese Schulden ohne größere Anstrengungen abzubauen.

Das bedeutet, daß die Bauxit-Gewinnung nicht nur ein einfaches Problem der Ausbeutung von Rohstoffen ist, sondern außenpolitische Dimensionen aufweist. Der Druck auf Vietnam, Bauxit abzubauen, wird dadurch so groß, daß es schient, als ob das Projekt derzeit kaum zu stoppen sei.

Der Streit spielt sich angesichts dieser Lage also auf zwei Ebenen ab. Einmal gibt es den beschriebenen wirtschaftlichen und politischen Druck, der sowohl auf allgemeinen Wachstumsproblemen Vietnams, als auch auf starken internationalen, besser bilateralen Pressionen beruht. Die zweite Ebene betrifft die Gewinnung selbst und ihre „Risiken und Nebenwirkungen“. Diese sind es, die vor allem die Kontroverse beherrschen, während bei der Diskussion um die erste Ebene (China) unterschwellig und von ganz bestimmter Seite offen massiv die sogenannten Sicherheitsprobleme ins Spiel gebracht werden. Dies hat zur Folge, daß alte Ressentiments wieder aufbrechen und zu manchmal irrationalen Gerüchten führen.2

Die Frage der Wirtschaftlichkeit

Die Gegner des Bauxit-Abbaus, zu denen in Vietnam Wissenschaftler, Politiker und sogar Militärs gehören, verweisen zunächst darauf, daß der wirtschaftliche Gewinn, den man sich erhofft, gar nicht so groß sei. Sie stellen dazu verschiedene Kalkulationen auf.

Einmal könne man die Kosten, die die Erschließung und der Abbau der Lager verursachen, kaum mit dem Verkauf des Produkts hereinholen. Denn bei einer Gewinn- und Verlustrechnung müsse man bedenken, daß andere Industriezweige und vor allem die Landwirtschaft erhebliche Verluste erleiden würden. Denn für die Tagebau-Gewinnung müßten bestehende Kulturen (Kaffee, Kautschuk) zerstört werden3.

Der erwähnte Blogger Zung macht auf seiner Website folgende Rechnung auf: „Nach verschiedenen Quellen hat Vietnam etwa 2,1 Mrd. Tonnen Bauxitlager, die 'ökonomisch ausbeutbar' sind. Insgesamt gibt es 5,4 Mrd. Tonnen, von denen ein großer Teil jedoch mit den gegenwärtigen technischen und ökonomischen Mitteln noch nicht gewinnbringend abgebaut werden kann. Die Qualität des vietnamesischen Bauxits ist etwa als 'mittelmäßig' einzustufen. Das heißt, daß das primäre Abbauprodukt Aluminiumoxid etwa 40 % des geförderten Bauxits ausmacht. Trotzdem braucht man wegen unvermeidbarer Verluste bei Anwendung der gegenwärtigen Verarbeitungstechnologie 5 Tonnen Bauxit, um 1 Tonne Aluminiumoxid zu gewinnen. (…) Die zur Gewinnung von einer Tonne Aluminium­oxid benötigte Menge Bauxit (5 Tonnen) ist etwa 100 US-$ wert, das heißt, eine Tonne des bearbeiteten exportfähigen Materials (Aluminiumoxid) ist 20 US-$ wert. Es handelt sich dabei um Preise, die China und die USA für eine Tonne inkl. Transport bezahlen. Nach dieser Rechnung sind die vietnamesischen Bauxit-Vorkommen, wenn man nur die 'ökonomisch ausbeutbaren' zählt, etwa 40 Mrd. US-$ wert. Die restlichen dürften irgendwann einmal mit etwa 10 Mrd. US-$ zu Buche schlagen. Das sind natürlich nur sehr grobe Schätzungen.“4

Das wären weniger als 2 % des vietnamesischen Bruttosozialprodukts. Das bedeutet aber nicht, daß durch die Bauxit-Erlöse die vietnamesische Wirtschaft jedes Jahr um 2 % steigen würde. Denn man muß bedenken, daß der Abbau auf 10 Jahre angesetzt ist, die jährliche Quote beträgt also nur 0,2 %. Da kann man kaum von einem bedeutenden Anschub für die vietnamesische Wirtschaft sprechen.

Diese Rechnung ist, wie alle solchen Kalkulationen von interessierter Seite, von einer gewissen Abstraktion oder Idealisierung geprägt, und eine ähnliche Prognose der vietnamesischen Regierung sähe vielleicht anders aus. Aber eine solche liegt nicht vor (ist jedenfalls nicht in den mir zugänglichen Quellen veröffentlicht worden).

Die ökologischen und sozialen Folgen

Die Hauptargumente der Gegner sind aber die ökologischen Folgen, und zwar sowohl die kurzfristig, d. h. direkt bei Abbau entstehenden, als auch die langfristigen Schädigungen der Umwelt.

Die wichtigste direkte Folge des Abbaus von Bauxit ist (und das trifft für die Vorkommen in aller Welt zu) das Anfallen von großen Mengen an unbrauchbarem Müll. Der heißt in diesem Zusammenhang „roter Schlamm“ (red mud) und entsteht, wenn aus dem Bauxit Aluminiumoxid gewonnen wird.5 Das Problem besteht darin, daß man den roten Schlamm nicht recyceln oder vernichten kann, sondern irgendwo lagern muß. Länder, die dafür nicht (wie Australien) auf unbewohnte Wüstengebiete ausweichen können, müssen ihn in Seen oder ausgehobenen Gruben entsorgen. Das führt in dicht besiedelten Gegenden (und die Lagerstätten in Vietnam gehören dazu) zur Gefahr der Beeinträchtigungen der Gesundheit und der Lebensbedingungen der Menschen. Ob langfristige Schädigungen der Umwelt durch den roten Schlamm6 ausgelöst werden, ist umstritten, ebenso wie die Frage der Kontamination von Flüssen und Grundwasser.

Möglicherweise weit einschneidendere Folge des Bauxit-Abbaus sind die Veränderungen der Natur und der Landschaft, sowie der Kulturen und der Landwirtschaft, die er verursacht. Es müssen große Areale von ihrer Humusschicht befreit werden, um an die bauxithaltigen Lager zu kommen. Dazu muß, wie im vietnamesischen Hochland der Fall, Land gerodet werden. Das bedeutet einen sehr folgenreichen Eingriff in eine bestehende Kultur und ein langfristig entstandenes Habitat. Wälder werden abgeholzt, Felder werden zerstört, die Erwerbsgrundlage vieler Menschen vernichtet, die umgesiedelt werden müssen und denen neues Ackerland zugewiesen werden muß.

Dies würde in einem Gebiet Vietnams geschehen, das schon ohne diesen Eingriff traditionell benachteiligt war, und in dem erst in den letzten Jahrzehnten eine Entwicklung stattgefunden hat, die zu einem ökonomischen Aufschwung führte. Das Forcieren von industrieller Landwirtschaft (Kaffee, Tee, Kautschuk) war stets von der Regierung unterstützt worden, viele Verbesserungen der Infrastruktur, wie der Bau der neuen Fernstraße vom Norden in den Süden durch das Berggebiet, sind bereits geschaffen worden. Diese Errungenschaften würden, so die Gegner des Projekts, wieder in Frage gestellt.

Dazu kommt, daß die zentralistisch betriebene Förderung des wirtschaftlichen Aufschwungs der Berggebiete mit politischen Nebenwirkungen verbunden war, die gelegentlich zu regelrechten Unruhen geführt hatten.7 Teile der ethnischen Minderheiten wollten nicht ihre traditionellen Lebensformen (z.B. die Brandrodung) einem für sie abstrakten Aufschwung opfern, auch wurde der massive Zustrom von Mehrheits-Vietnamesen (Kinh) in die Bergregion mißtrauisch aufgenommen.

Wie immer man solche Auseinandersetzungen einschätzt, sie dürften mit dem Bauxit-Abbau neuen Zündstoff für soziale Unzufriedenheit schaffen, die, was man auch nicht unterschätzen darf, vietnamfeindlichen Elementen im Ausland weitere Anlässe für Propaganda und Interventionen geben würde. Das Bauxit-Projekt wird also ausgerechnet in einer Region entstehen, die auch noch politisch prekär ist.

Die Sicherheitsfrage

Ob es gerechtfertigt ist oder nicht, bei der Debatte um den Bauxit-Abbau spielt eine wichtige Rolle, daß der ausländische Partner, mit dem die Regierung zusammenarbeiten will, die VR China ist. Obwohl die rein makroökonomische Betrachtung, wie oben dargestellt, genügend Motive dafür liefert, daß ausgerechnet dieses Land besonders in Frage kommt für eine Kooperation, so muß man bedenken, daß es sich dabei um den historischen Erzfeind Vietnams handelt, unter dessen Herrschaft das Land mehr als tausend Jahre stand und der erst vor 30 Jahren eine militärische Invasion versucht hat.

Nun war China ursprünglich nicht der einzige Partner Vietnams in diesem Projekt. Schon im Juni 2008 hatte die vietnamesische Regierung mit der Firma Aluminum Company of America (ALCOA), dem weltgrößten Aluminium-Konzern, der vor allem auch in Australien aktiv ist, einen Joint Venture-Vorvertrag unterzeichnet, der die Gewinnung und Raffinerie von Bauxit im Hochland beinhaltete. Die vietnamesische Vietnam National Coal-Mineral Industries Group (VINA­COMIN) wurde beauftragt, als Partner zu fungieren. Schon am 7. Mai 2008 wurde dann vereinbart, daß ALCOA 40 % der Bauxit-Vorkommen im Hochland erschließen darf. An dem gemeinsamen Unternehmen sollte der vietnamesische Staat (durch VINACOM) mit 51 % beteiligt sein, zu 40 % ALCOA der Aktien. Der Rest sollte an die Börse gehen. Nach den Bestimmungen des Vertrags sollen die Gewinne mit 10 % besteuert werden.8 Der Sprecher von ALCOA, kommentierte den Deal so: „Die Kombination von Vietnams regionalen Kenntnissen und erprobten Fähigkeiten zur erfolgreichen Ausbeutung der mineralischen Ressourcen des Landes und Alcoas weltweit beste Aluminium-Verarbeitungstechnologie und nachhaltiger Entwicklungsphilosophie sowie unsere feste Absicht, lokale Mitarbeiter einzustellen, auszubilden und zu trainieren schaffen eine außergewöhnlich starke Partnerschaft, die in der Lage sein wird, die Interessen der vietnamesischen Bevölkerung und die von Alcoa für Generationen zu sichern.“9

Im selben Monat schloß VINACOM dann aber auch mit der Aluminium Corporation of China (CHALCO10) einen ähnlichen Vertrag über eine Beteiligung von 20 % am Tan Rai Projekt in der Provinz Lam Dong.11 Im Zusammenhang mit beiden Verträgen wurden auch Absichten der Regierung laut, eine Eisenbahnlinie von Lam Dong an die Küste zu bauen.

Schließlich sei noch erwähnt, daß Rußland Vietnam angeboten hat, eine Raffinerie zu bauen, in der nicht nur der Bauxit in Aluminiumoxid raffineriert, sondern auch das Endprodukt Aluminium produziert werden soll, eine sehr große Industrieanlage, die nicht im Hochland, sondern in der Provinz Binh Phuoc stehen soll.

Abgesehen von diesem letzten Vorschlag, der sehr ferne Zukunftsmusik ist, wird auch in den Artikeln der Bauxit-Gegner praktisch überhaupt nicht auf die amerikanisch-australische Alternative eingegangen. Dies könnte daran liegen, daß es nach Mitte 2008 um das ALCOA-Projekt merkwürdig still geworden ist (eventuell auf chinesischen Druck).12 Der Hauptgrund aber dürfte sein, daß die USA als ehemalige, aber Feinde weit weniger Ressentiments hervorrufen als China. Es gehört zu den Konstanten der Geschichte Vietnams, daß die historisch viel aktuelleren Auseinandersetzungen mit den USA (und schon gar mit Frankreich) weit weniger im kollektiven Gedächtnis in der Form eines Traumas präsent sind als die jahrhundertealten mit dem nördlichen, stets übermächtigen Nachbarn.

Ein Rahmenabkommen über die Zusammenarbeit bei der Bauxit-Gewinnung war schon beim Asien-Pazifik Gipfel im November 2006 ausgehandelt worden, bevor es dann 2008 zur feierlichen Unterzeichnung des eigentlichen Vertrags über die Erschließung kam, bei der die gesamte Regierungs- und Parteispitze anwesend war.13 Über den Inhalt gab es kaum genaue Informationen. Es heißt, daß CHALCO keine Eigentumsrechte an den Gebieten, in denen die Firma tätig ist erwerben dürfe. Anscheinend hat die chinesische Seite ihrerseits in den Verhandlungen darauf bestanden, daß keine anderen Investoren beteiligt sein sollten.

Bei einem Treffen zwischen dem Generalsekretär der KP Nong Duc Manh und dem chinesischen Ministerpräsidenten Hu Jintao im März 2009 soll China gefordert haben, der größte Abnehmer für Bauxit von Vietnam zu sein und chinesische Arbeiter einreisen zu lassen.

Diese sehr offiziellen Vereinbarungen waren in der Öffentlichkeit anscheinend problemlos hingenommen worden. Den direkten Anlaß zur Erweckung vergangener Traumata haben dann wohl beim Anlaufen der Erkundungsarbeiten die Chinesen selbst gegeben. Das Vorgehen der mit der Exploration beauftragten Fachleute mußte zumindest merkwürdig anmuten. Sie kamen mit einem Heer von Hunderten von Arbeitern nach Vietnam, die sogleich in eigenen, abgeschlossenen Dörfern angesiedelt wurden, wo sie ihre eigene Infrastruktur aufbauten, ihre eigene Sprache und Lebensformen praktizierten.

Dies war anscheinend die Art von Provokation, welche die Ressentiments auslöste. Von nun an wird in den Blogs (und interessanterweise vor allem in Verlautbarungen aus katholischen Quellen) diese Bauxit-Frage mit allem in Verbindung gebracht, was sich an Konflikten mit China in den letzten Jahrhunderten und vor allem Jahrzehnten abgespielt hat. Vieles davon scheinen einfach Gerüchte zu sein: Unter den illegal eingeschleusten Arbeitern könnten sich Militärs und Spione befinden, und manche behaupten, diese Arbeiter hätte auch die Anweisung, mit vietnamesischen Frauen möglichst viele Kinder zu zeugen, um die vietnamesische Gesellschaft zu sinisieren, chinesische Exklaven entstehen zu lassen, die zugleich, weil in einer strategisch wichtigen Region liegend, zu Aufmarschgebieten für eine chinesische Invasion dienen könnten.14

Der katholische Erzbischof von Ho Chi Minh-Stadt veranstaltete am 24. Juli 2009 eine Konferenz über „Grenzprobleme zwischen Vietnam und China“, auf der die vietnamesische Regierung beschuldigt wurde, dem Druck Chinas in allen strittigen Fragen nachgegeben zu haben und auch jetzt immer noch weiter Konzessionen mache. So seien die kontinentalen und maritimen Grenzen zwischen beiden Ländern „zu Ungunsten Vietnams“ festgelegt worden. Außerdem wurde daran erinnert, daß China schon vor 50 Jahren eine Karte veröffentlicht habe, in der die Volksrepublik das gesamte „südchinesische Meer“15 als sein Hoheitsgebiet betrachte, inklusive der umstrittenen Spratley- und Paracel-Inseln. Vor allem die „kommunistische“ Regierung habe nach 1975 „hunderte von qkm Gebiete zugunsten Chinas aufgegeben“. Jetzt sehe sie tatenlos zu, wie Bauern von ihrem Land vertrieben und „zehntausenden von chinesischen Arbeitern“ überlassen würde.16

Die Äußerungen des Erzbischofs von Ho Chi Minh-Stadt, denen sich sein Amtsbruder in Hanoi sofort anschloß stehen im Zusammenhang mit einer von einigen Kirchenfunktionären und diskreter auch vom Vatikan behaupteten Katholikenverfolgung in Vietnam, aber es ist interessant, daß die Kirchenfürsten auch das Chinatrauma bedienen.

Solche Stellungnahmen, die faktisch in der gesamten Bauxit-Politik der VR China die Vorbereitung oder gar schon einen Teil eines Plans zur endgültigen (Wieder-) Eroberung Vietnams sehen, sind in der ganzen Debatte mehr oder weniger stark präsent. Obwohl die dabei zur Sprache kommenden Konflikte (Grenzen, Inseln) trotz vieler offizieller Verlautbarungen einer großen Freundschaft und Einigkeit tatsächlich existieren, ist die Behauptung, China betreibe den Bauxit-Deal nur aus strategisch-militärischen Eroberungsgründen, zumindest eine sehr einseitige Interpretation der Motive der Volksrepublik. Wenn dann in diesem Zusammenhang von einem „heimlicher Deal zwischen Vietnam und China mit strategischen Implikationen“17 gesprochen wird, so fragt man sich, welches Interesse die vietnamesische Regierung daran haben soll, wegen eines dann eher marginalen Problems die lang erkämpfte Unabhängigkeit aufs Spiel zu setzen. In dem Zusammenhang habe ich in Gesprächen in Vietnam immer gehört, die Regierung sei schwach und feige und ordne sich aus Angst vor der schieren Macht des nördlichen Nachbarn dessen Interessen unter. Daß eine solche Abhängigkeit wirtschaftlich besteht, steht außer Zweifel, daß sie auch politisch sich so auswirkt, erscheint mir wenig plausibel.

Der Widerstand

Die von Wissenschaftlern und einigen Politikern in Vietnam vorgebrachten Einwände gegen das Bauxit-Projekt konzentriert sich weniger auf solche Aspekte, sondern auf wirtschaftliche, ökologische und soziale Fragen. Professor Vo Quy, ein auch im Ausland berühmter Forstwissenschaftler, ist zum Beispiel auch der Meinung, die Umweltschäden würden bei weitem die wirtschaftlichen Vorteile übertreffen. „Ich bin für ökonomischen Fortschritt, aber gegen die Bauxit-Bergwerke“, denn sie würden mit dem Bergland „eine Region von phantastischer Schönheit mit reichen Möglichkeiten zum Ökotourismus und einer höchst produktiven Landwirtschaft“ zerstören.18

Der öffentlich wahrnehmbare Widerstand begann Anfang 2009 mit Petitionen von Wissenschaftlern, Umweltaktivisten, Kriegsveteranen und Anhängern einer illegalen buddhistischen Vereinigung. In diesem Appellen wird der vollständige Stop des Bauxit-Projekts im Hochland gefordert. Die Petition der Viet Ecology Foundation19 etwa berief sich darauf, daß Vietnam mehrere Konventionen von UNO und UNESCO verletze, darunter die über die Unantastbarkeit des kulturellen Erbes und die zum Schutz der Rechte von Minderheiten. Vietnam hatte sogar im November 2005 zusammen mit der UNESCO einen Vertrag zum „Schutz der Gong-Kultur“20 unterzeichnet. Es wird konstatiert, daß mit dem Bauxit-Projekt gegen alle diese Verträge verstoßen werde, indem eine blühende und geschützte Kultur im Hochland vernichtet werde.

Die meisten anderen Petitionen, deren Anzahl kaum noch überschaubar ist, konzentrieren sich auf die Risiken und zu erwartenden Folgen des Bauxit-Abbaus in der Region. Dabei kommen sowohl die technischen, als auch die ökologischen, sozialen und politischen Konsequenzen zur Sprache, gelegentlich wird auch unterstellt, bestimmte Politiker würden das Projekt forcieren, weil sie sich daran persönlich bereichern wollten. In dem Zusammenhang wird der vietnamesischen Regierung auch die Nichtbeachtung demokratischer Entscheidungs- und Informationsprozesse vorgeworfen. Sie habe die ganzen Verhandlungen mit China und die Vorbereitungen des Projekts geheimgehalten oder zumindest keine breite Diskussion darüber initiiert .

Die Petitionen wurden zumeist ausschließlich im Internet veröffentlicht und verbreitet. Weder in der vietnamesische, noch in der westliche Presse wurde auch nur einer der Texte veröffentlicht, und es wurde nur ganz vereinzelt darüber berichtet. Die Debatte beschränkte sich lange Zeit auf den Austausch von Blogs und das Sammeln von Unterschriften. Dies änderte sich erst, als eine prominente Figur eingriff. General Vo Nguyen Giap, der legendäre Held von Dien Bien Phu, stellte sich schon im Januar 2009 erstmals auf die Seite der Gegner - ein unerhörter Vorgang.

„Giaps letzte Schlacht“

Der General verfaßte insgesamt drei offene Briefe, die wir in diesem Heft vollständig dokumentieren. Sie richten sich an die Regierung und Parteispitze und wurden in der vietnamesischen Presse trotz der Prominenz des 98 Jahre alten Verfassers kaum beachtet. An diesen Texte zeichnen sind drei Aspekte besonders bemerkenswert: Einmal erwähnte der General mit keinem Wort. die militärischen Sicherheits-überlegungen im Zusammenhang mit China. Er spricht zwar von „Sicherheit“, damit ist aber offensichtlich die Bewahrung der Bevölkerung vor Schäden gemeint. Zum anderen bekennt er sich zwar dazu, ein Gegner des Projekts zu sein, erwartet aber offenbar nicht mehr ein Einlenken der Regierung in dem Sinne, daß sie das Projekt vollkommen einstellt. Er plädiert also nur für eine stärkere Beachtung der kritischen Punkte, die er kurz aufzählt und fordert die Einhaltung demokratischer Prinzipien bei der Untersuchung, der Kontrolle und der öffentlich zu verhandelnden verantwortungsvollen Entscheidung. Das dritte Element muß jeden erstaunen, der den General und die Umgangsformen in Vietnam, auch unter politischen Genossen, kennt. Die Briefe sind in einer direkten, klaren und von höflichen Wendungen freien Sprache formuliert. Im zweiten Text erwähnt er sogar kritisch, daß er auf seinen ersten Brief keine Antwort erhalten habe - eine Bloßstellung der Adressaten, die man in Vietnam normalerweise vermeidet.

Es wird in Giaps Briefen auch inhaltlich etwas mitgeteilt, was nicht mehr so bekannt war: Es hat kurz nach der Unabhängigkeit (1980) in Vietnam schon einmal Pläne gegeben, die Bauxit-Vorkommen zu erschließen. Man sei nach intensiven Beratungen mit sowjetischen Spezialisten aber davon abgekommen, und zwar wegen der drohenden Umweltschäden..

„Kriegsheld in Vietnam zwingt Regierung, zuzuhören“ titelte die New York Times21, und allgemein sah man das im Westen so, daß erst der General die Regierung zum Handeln gezwungen habe. Dies scheint mir eine allzu vereinfachende Sicht zu sein. Es ist wohl so, daß dieser Fall einfach zu spektakulär ist, als daß man ihn hätte weiterhin aussitzen können, zumal auch andere Militärs, Politiker und sogar der Umweltminister sich kritisch zu Wort meldeten. Regierung und Partei hätten auch ohne die Intervention des Generals ihr Vorgehen ändern müssen. Andererseits erscheint es fraglich, ob der sieggewohnte Giap diese seine „letzte Schlacht“ gewinnen wird.

Premierminister Nguyen Tan Dung berief am 9. April 2009 Wissenschaftler und Politiker zu einem Seminar zusammen, auf dem alle Implikationen des Projekts kritisch diskutieren werden sollten.22 Der stellvertretenden Ministerpräsident Hoang Trung Hai hielt auf diesem Seminar eine Rede, der zufolge der Masterplan der beiden Projekte überarbeitet werde, um ihn „den neuen Bedingungen und einer neuen Datenbasis anzu­pas­sen“. Alle Beteiligten sollten sich intensiv bemühen, die Folgen für die Umwelt, die Menschen und ihr Leben möglichst sorgfältig zu ergründen, um sie weitgehend zu minimieren. „Die Bauxit-Projekte werden keinen wirklichen Erfolg ernten und der Entwicklung der Region einen Anstoß geben können, wenn sie nicht in einem lokalen und nationalen Konsens gestaltet werden.“ Und man wolle die Bauxit-Projekte „nicht um jeden Preis“ durchsetzen .23

Direkt danach veröffentlichte der Premierminister ein Papier, in dem detaillierte Vorschriften für das weitere Verfahren formuliert werden.

Die befaßten Ministerien werden aufgefordert, vor allem bei der Entsorgung der Abfälle „den Schutz der Umwelt zu beachten“. Eine Delegation aus Vertretern verschiedener Ministerien sollte eine Inspektionstour durch die betroffenen Gebiete machen und genauestens die Gefahren für die Umwelt erkunden. Zusammen mit den Provinzregierungen (Volkskomittees) und der VINA­COM sollen sie die Deponien für den Abfall bestimmen und nach ökologischen Gesichtspunkten auswählen. Die Ergebnisse sollen dem Ministerpräsidenten im Juni vorgelegt werden.24

Der geforderte Bericht, der eigentlich seit neuestem gesetzlich vorgeschrieben ist25, ließ aber im Juni immer noch auf sich warten. Im Mai sagte der Vizeminister für Handel und Industrie, Le Duong Quang der dpa: „Der Report ist in Planung, aber es ist noch nicht klar, wer ihn erstellen soll.“ VINACOMIN erklärte sich für nicht zuständig für einen solchen Report. Und Quang: „Wir haben kein Geld, den Report zu bezahlen.“26 Daraufhin wurden auf Anweisung der Regierung Ende April alle Arbeiten an den Projekten in den Provinzen Lam Dong und Dak Nong vorerst gestoppt.

 

Günter Giesenfeld

Anmerkungen:
1 So der Blogger Zung auf der Website der Bauxit-Gegner http://bauxitevietnam.info/1270/bauxite-vn-comments-zungs-website
2 In der innervietnamesischen Diskussion geschieht dies eher im privaten Rahmen, während die Stimmen von außen, aus der Diaspora und den offen antikommunistischen Kreisen, diese sehr stark betonen.

3 Zu den Details geologischer und ökologischer Natur siehe den Artikel in diesem Heft.

4 http://bauxitevietnam.info/1270/bauxite-vn-comments-zungs-website/
5 Genaueres dazu in dem Artikel in diesem Heft 6 der, wie an anderer Stelle ausgeführt, nicht direkt giftig, sondern ätzend, trotzdem aber sehr umweltschädlich ist.

7 Vgl VNK 2/2004

8 Quelle: Reuters 05. 06. 2008

9 Eastern Daylight Times, 24. 06. 2008

10 Manchmal auch CHINALCO

11 Auch dieser Deal war schon länger vorbereitet worden. S. u.

12 Auf der ALCOA-Website findet man für 2009 keinerlei Vietnam betreffende Einträge, dafür Berichte von mehreren Kontakten mit China.
13 Es gehört wohl mit zu den Skurrilitäten der Beziehungen zwischen den beiden asiatischen Ländern, daß die Verhandlungen mit den USA demgegenüber eher diskret geführt wurden.

14 Es gibt Gerüchte, China habe auch in Laos große Mengen Landes aufgekauft, das direkt an der Grenze zu Vietnam liegt, obwohl die dortigen Bauxit-Vorkommen nach Presseberichten (AP) von australischen Firmen erkundet werden sollen.
15 In Vietnam „Ostmeer“ genannt.
16 Blogger J.B. An Dang und Asianews vom 01. 06. 2009.

www.oecumene.radiovaticana.org.
17 So der Dissident Nguyen Tien auf der Website des arabischen Senders Al Jazeera: http://english.aljazeera.net
18 Vo Quy bei Al Jazeera, a. a. O. Vo Quy ist auch in der Frage Agent Orange engagiert. Vgl. seinen Beitrag in diesem Heft.

19 Nachzulesen unter

http://www.gopetition.com/petitions/stop-bauxite-mining-projects-in-central-highlands-of-vietnam.html
Eine andere Petition stammt von der in Vietnam verbotenen “Partei für Demokratie” Viet Tan, die vor allem im Ausland aktiv ist: Der Wortlaut befindet sich auf der Website www.bauxitevietnam.info.
20 Gongs sind Hauptinstrumente der traditionellen Musik der Hochland-Minderheiten. Vietnam bemüht sich, diese Kultur als Welt-Kulturerbe anerkennen zu lassen.
21 Am 29. 06. 2009

22 Giaps zweite Botschaft war ein Telegramm an dieses Seminar.

23 http://english.vietnamnet.vn/politics/2009/04/841344
24 VNS 19.
08. 2009

25 Die Bauxit-Verträge wurden geschlossen, bevor ein neues Umweltgesetz erlassen war.
26 http://tinquehuong.wordpress.com2009/05/11/

(Quelle:http://www.fg-vietnam.de/VNK/Bauxit%20Vietnam.html)

------------------------------------------------------

Günter Giesenfeld, Vorsitzender der Freundschaftsgesellschaft Vietnam, Autor von Büchern und Artikeln zu Indochina. Professor für Neuere deutsche Literatur und Medien an der Philipps-Universität Marburg, Lehre und Forschungsprojekte zu den Massenmedien, Filmhistoriker und Filmemacher.

 

 

 Hoạt động của Trung Tâm

Trung Tâm Việt Nam Hannover (hay c̣n gọi là Trung Tâm Nhân Quyền) hoạt động từ tháng 4.1986. Trung Tâm qua các hoạt động về xă hội, văn hóa, tị nạn và nhân quyền, có đăng kư chính thức tại Ṭa án Hannover và được luật pháp Đức công nhận là Hội có tính công ích (gemeinnuetzig).

Căn cứ vào điều lệ, các hoạt động của Trung Tâm tập trung vào các mục tiêu chính sau:

1. Thông tin t́nh h́nh Việt Nam, t́nh h́nh tị nạn, cộng đồng. Ủng hộ các cuộc vận động dân chủ và phát triển Việt Nam. Đóng góp và cộng tác trong các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Cùng với các đoàn thể cùng mục đích, tranh đấu đ̣i tự do cho các người đối lập bị giam giữ tại Việt Nam. Liên lạc làm việc chung với các hội đoàn xă hội Đức và ngoại quốc nhằm giúp đỡ người tị nạn trong cuộc sống có nhân phẩm trên nước Đức.

2. Thông tin tới kiều bào đời sống, luật lệ, phong tục và tập quán tại Đức, để có thể mau chóng hội nhập vào xă hội bản xứ.

3. Ấn hành tờ Thông Tin nhằm liên lạc, trao đổi tin tức với các hội đoàn Việt Nam hải ngoại, giới thiệu những hoạt động văn  hóa, chính trị, xă hội có lợi ích và độc đáo của kiều bào.

 

Trung Tâm Việt Nam Hannover mong có sự giúp đỡ thiết thực của cá nhân và đoàn thể có cùng mục đích chung, góp phần cộng tác, giúp đỡ tinh thần và tài chánh để Trung Tâm có thể phát triển và hoạt động lâu dài.

Đối với người đi làm, tiền ủng hộ  TRUNG TÂM và báo THÔNG TIN có thể xin trừ thuế tại các Ty Tài Chánh. Tiền ủng hộ xin gởi vào Trương mục:

Konto-Nr. 412983302

Postbank Hannover,

BLZ: 250 100 30

Ngoài Âu châu có thể gởi bưu phiếu hay tiền mặt về địa chỉ:

Báo THÔNG TIN

Postfach 6266

D-30062 Hannover

Germany

 

Pḥng mạch Bác sĩ Nha khoa, tận tâm, kinh nghiệm:

Dr.  N G U Y Ễ N

Bahnhofstr. 1

31171 Rössing / Nordstemmen

(phía nam Hannover)

Tel: 05069-8288

(Xin lấy hẹn trước đỡ phải chờ)