Phỏng vấn cựu Tổng trưởng William Cohen về quan hệ Việt – Mỹ
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA, Jun 16, 2006

 

RFA - 6 năm trước đây, báo chí thế giới săn đuổi tin ông Tổng Trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ William Cohen sang thăm Hà Nội. Đúng 25 năm sau ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, ông Cohen là nhân vật cao cấp nhất của Chính Quyền Mỹ đến Việt Nam, và h́nh ảnh ông cùng Tướng Phạm Văn Trà bước trên thảm đỏ duyệt hàng quân danh dự được đánh giá là dấu hiệu xác định một mối quan hệ bắt đầu bền chặt hơn giữa hai kẻ thù cũ.

Cũng từ ngày đó, các nhà phân tích chính trị c̣n mặc nhiên công nhận ông Cohen là cha đẻ của mối quan hệ quân sự mới giữa hai nước từng có thời nổ súng bắn nhau trên chiến trường.

Ông William Cohen, người thực hiện chuyến đi lịch sử cách đây 6 năm chính là khách mời tuần này của Ban Việt Ngữ chúng tôi. Tại sao người lănh đạo ngành quốc pḥng của Hoa Kỳ lại có quyết định mang tính đột phá như vậy?

Từ đó đến giờ, quan hệ quân sự của hai nước có những bước tiến nào đáng kể? Liệu có thể đi xa hơn hay không và nếu có, xa đến mức nào? Đó là những câu hỏi mà Ban Việt Ngữ xin thay mặt quư thính giả đặt ra với ông Cựu Tổng Trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ trong cuộc phỏng vấn đặc biệt mà ông dành riêng cho chúng tôi.

Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và được chúng tôi gửi đến quư thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Tổng Trưởng đă có nhă ư dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này. Sáu năm trước đây, ông sang Hà Nội. Quyết định sang thăm quốc gia từng có thời là thù nghịch, bắt tay với những người từng có lúc là kẻ thù, có là một quyết định khó khăn lắm không?

Ông William Cohen: Thật ra, chẳng khó khăn ǵ lắm đâu. Lúc c̣n là Thượng Nghị Sĩ, tôi đă từng dẫn một đoàn Nghị Sĩ sang Hà Nội, tiếp xúc và thảo luận với giới lănh đạo Việt Nam. Tôi c̣n nhớ trong đoàn có cả Thượng Nghị Sĩ John Kerry. Chuyến đi Việt Nam mà ông nói là chuyến viếng thăm thứ nh́ của tôi, đúng, nhưng đó là chuyến đi đầu tiên với tư cách của vị tổng trưởng quốc pḥng Mỹ.

Hoàn toàn không phải là quyết định khó khăn, và điều đáng mừng là khi đến Việt Nam, tôi không thấy những người mà tôi tiếp xúc thù ghét nước Mỹ. Tôi c̣n nhớ điều tôi thấy được ở Việt Nam là h́nh ảnh của một nước đầy năng động, đang phát triển, dù vẫn c̣n những khu vực nghèo khó phần lớn ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam phát triển nhanh hơn, nhất là ở thành phố Sài G̣n.

Tôi cũng t́m thấy tinh thần trách nhiệm của những người công nhân Việt Nam, và chỉ nh́n vào mắt họ thôi là đủ thấy cả một quyết tâm muốn xây dựng đời sống tốt đẹp hơn, một ngày mai tươi sáng hơn.

Nguyễn Khanh: Khi quyết định sang Việt Nam, ông Tổng Trưởng có nghĩ Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trên bàn cờ chiến lược của nước Mỹ không?

Ông William Cohen: Từ khi c̣n là Thượng Nghị Sĩ cũng như khi làm Tổng Trưởng Quốc Pḥng, tôi đă bỏ rất nhiều th́ giờ cho khu vực, để t́m hiểu xem làm thế nào có thể duy tŕ ổn định ở Đông Nam Á và tôi thấy Việt Nam là một nước đóng vai tṛ rất quan trọng, nếu không th́ tôi đă không ghé Việt Nam.

Ông nên biết không một vị Tổng Trưởng Quốc Pḥng nào mở quan hệ hay ghé thăm một nước nếu nước đó không giữ vị trí quan trọng về chiến lược cả. Lúc đó trách nhiệm của tôi là phải duyệt xét lại t́nh h́nh chung, từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, cho đến Singapore, và tôi thấy Việt Nam là một điểm quan trọng mà Hoa Kỳ cần phải lập quan hệ về quân sự, phải t́m cách thiết lập quan hệ liên minh để trong tương lai, khi cần, hai bên có thể hợp tác với nhau về những vấn đề liên quan đến khu vực, kể cả các hoạt động quân sự. Sau khi suy tính, tôi cũng thấy cách tốt nhất là chính ḿnh phải đi bước trước, cho nên tôi quyết định thực hiện chuyến đi Hà Nội.

Nguyễn Khanh: Thưa ông Tổng Trưởng, tôi c̣n nhớ một vị phụ tá của ông Tổng Trưởng cho tôi biết là ngay sau khi ông rời Hà Nội, Bắc Kinh có gửi một thông điệp với ngụ ư nhắn gửi cho hay là họ không hài ḷng với chuyện Hoa Kỳ có ư định mở quan hệ quân sự với Việt Nam. Ông Tổng Trưởng có thể cho chúng tôi biết rơ hơn về chuyện này được không?

Ông William Cohen: Tôi không nhớ rơ thông điệp của Trung Quốc nói những ǵ. Nhưng rơ ràng hồi cuối thập niên 1990, quyển Sách Trắng do Bắc Kinh phổ biến viết rằng đă đến lúc Hoa Kỳ nên rút khỏi Châu Á, để Châu Á cho người Á Châu giải quyết. Lúc đó, tôi đă sang tận Bắc Kinh, đến nói chuyện ở ngay Trường Đại Học Quân Sự Trung Quốc.

Tôi nói rằng chuyện Hoa Kỳ rời bỏ Châu Á là điều không bao giờ xảy ra, và nếu có xảy ra chăng nữa th́ quốc gia bị thiệt tḥi nhiều nhất chính là Trung Quốc. Tôi cũng nhớ hồi năm 1978 khi cùng phái đoàn Thượng Nghị Sĩ đầu tiên của Mỹ sang Trung Quốc, tôi gặp ông Đặng Tiểu B́nh, nghe ông ta tŕnh bày về “bốn hiện đại hóa Hoa Lục”.

Từ thời đó, tôi đă nói với các nhà lănh đạo quân đội Trung Quốc là nếu Hoa Kỳ rút khỏi Châu Á th́ lúc đó sẽ tạo ra một lỗ hổng, và phải có nước lănh trách nhiệm trám chỗ. Giả sử quốc gia trám chỗ đó là Trung Quốc, th́ Nhật Bản và Ấn Độ chắc chắn sẽ không ngồi yên, như thế là chuyện bất ổn sẽ xảy ra, và không có ổn định th́ làm sao Trung Quốc có thể phát triển được. Trung Quốc không phát triển th́ những nước như Việt Nam, Philippine cũng gặp khó khăn, v́ ảnh hưởng sẽ lan rộng toàn khu vực.

Tuy nhiên, tôi hiểu tại sao Trung Quốc lại quan ngại việc tôi quyết định mở quan hệ với Việt Nam, v́ sau khi thấy Washington thắt chặt quan hệ quân sự với Nhật Bản, sau khi thấy tôi đi thăm cảng quân sự của Singapore, thăm Philippines trước khi tôi đến Việt Nam, đương nhiên là Bắc Kinh có cảm tưởng là Hoa Kỳ đang t́m cách xây dựng thế lực ở ngay sân sau của họ bằng những cuộc thăm viếng dồn dập của người điều khiển ngành quốc pḥng Mỹ. Nhưng cuối cùng, tôi nghĩ là Trung Quốc cũng hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện cũng như t́m cách xây dựng mối giao hảo tốt với tất cả các nước trong khu vực.

Nguyễn Khanh: Tính từ ngày ông đặt chân đến Hà Nội đến giờ đă được 6 năm, theo ông, quan hệ quân sự Mỹ-Việt tiến triển thế nào? Nhanh hay chậm?

Ông William Cohen: Tôi cho rằng quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hiện đang tiến triển theo một nhịp độ thích hợp. Ông Tổng Trưởng Donald Rumsfeld mới thăm Việt Nam về, tôi chưa có dịp nói chuyện với ông ta, nhưng theo tin tức tôi biết được th́ Washington và Việt Nam đồng ư tiến bước như đă định…

Nguyễn Khanh: Những bước đó là ǵ ạ?

Ông William Cohen: Là sẽ có thêm tầu chiến Hoa Kỳ ghé cảng Việt Nam, phía Việt Nam sẽ gửi người sang dự những khóa huấn luyện quân y ở Mỹ. Cả hai bên đồng ư cứ từ từ tiến từng bước một, không cần phải vội vă. Tiến như vậy cũng có lợi, v́ không khiến những nước khác trong vùng phải quan ngại.

Nhưng không phải chỉ về quân sự không thôi, v́ chúng ta thấy vốn đầu tư nước ngoài bỏ vào Việt Nam ngày một nhiều, các nước trong khu vực biết Việt Nam là nguồn nhân lực dồi dào, công nhân làm việc siêng năng, cần cù, thông minh.

Tôi coi Việt Nam là một nước tư bản, cho dù Chính Quyền vẫn là Chính Quyền Xă Hội Chủ Nghĩa. Đó là điều tôi nh́n thấy ở Việt Nam, đó là tinh thần của người Việt và tôi tin đó cũng chính là điều mà hầu hết những người khác cũng nh́n thấy và đều nghĩ như thế.

Nguyễn Khanh: Có khi nào Việt Nam nói với ông là chúng tôi muốn hiện đại hóa quân đội và chúng tôi cần sự giúp đỡ từ phía Mỹ không?

Ông William Cohen: Không. Lúc tôi c̣n làm tổng trưởng quốc pḥng và khi tôi sang thăm Hà Nội, họ không nói với chuyện đó với tôi. Tôi c̣n nhớ thời đó hai bên đều ḍ đường, muốn biết cần phải làm ǵ để đến gần với nhau hơn.

Tôi cũng có dịp chứng kiến tận mắt và không bao giờ quên h́nh ảnh những người Việt lội bùn đến ngực để giúp cho chương tŕnh t́m kiếm những binh sĩ Mỹ mất tích POW/ MIA. Qua hai Thượng Nghị Sĩ John McCain và John Kerry, nước Mỹ đánh giá cao những nỗ lực mà Chính Phủ và người dân Việt Nam thực hiện trong chương tŕnh nhân đạo mà tôi vừa nói.

Nguyễn Khanh: Nhưng có lẽ, trong tương lai chắc họ sẽ nhờ đến Hoa Kỳ chứ?


Ông William Cohen: Tôi tin rằng điều đó rồi cũng sẽ xảy ra, cũng giống như những nước khác yêu cầu Mỹ thôi. Tôi muốn tŕnh bầy với ông một điểm rất lư thú đáng chú ư là năm ngoái, ông Rumsfeld đặt câu hỏi tại sao không bị ai đe dọa cả mà Trung Quốc lại tiêu quá nhiều tiền cho quốc pḥng, nhưng mới đây chính ông Rumsfeld lại nói tất cả mọi quốc gia đều có quyền hiện đại hóa quân đội để bảo vệ an ninh lănh thổ.

Dĩ nhiên là khi tối tân hóa quân sự th́ phải làm cho minh bạch, đừng để các nước khác nghi ngờ hay e ngại. Điều này phải được áp dụng cho mọi quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Chuyện Việt Nam muốn có một quân đội vững mạnh để bảo vệ an ninh lănh thổ là chuyện đương nhiên.

Nguyễn Khanh: Tháng trước, Đại Hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam kết thúc với một thành phần lănh đạo mới. Ông Tổng Trưởng có đề nghị nào với những người vừa được chọn lănh đạo Việt Nam không?

Ông William Cohen: Cách tốt nhất để mở rộng quan hệ là tiếp tục những cuộc thăm viếng. Lănh đạo Việt Nam nên sang thăm Hoa Kỳ và Washington duy tŕ những cuộc viếng thăm cấp cao ở Hà Nội. Quốc Hội hai bên cũng phải tiếp tục các cuộc trao đổi, thảo luận với nhau, đồng thời những cuộc trao đổi viếng thăm quân sự cấp cao cũng cần được thực hiện.

Các hoạt động này sẽ giúp hai nước biết nhau hơn, tin ở nhau hơn, giúp Việt Nam hiểu Mỹ rơ hơn, hiểu rơ cả những việc mà Hoa Kỳ làm ở trong khu vực, và giúp Hoa Kỳ biết là Việt Nam cần ǵ, có thể giúp Việt Nam được những ǵ.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Tổng Trưởng.

 

 

Sứ Quán CS Thú Nhận Lạnh Như ‘Pháo Đài’

- Suy Tính Cho Việt Kiều ‘Tham Gia Bầu Cử’ Để Chiêu Dụ Hải Ngoại

“Đại sứ quán Việt Nam chưa là cầu nối cho Việt kiều?” là nhan đề một bản tin trên báo Tiền Phong hôm chủ nhật, đăng lại từ thông tấn nhà nứơc VietnamNet, trong đó kư giả Phạm Cường nêu lên một sự thật ai cũng biết: các viên chức ngoaị giao CSVN rất xa ĺa với Việt Kiều, nhiều nơi c̣n bị biểu t́nh chống đối thường xuyên.

Bản tin ghi nhận, trích:

"Cơ quan ngoại giao ở nước ngoài có chức năng cầu nối giữa người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, nhưng đại sứ quán như pháo đài cô đơn, lạnh lẽo".

Đó là ư kiến của bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà, nguyên chủ nhiệm Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài TP.SG, trong hội thảo về tâm lư và tư tưởng chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; giải pháp thực hiện đại đoàn kết dân tộc được Sở Ngoại vụ TP.SG tổ chức.

Buổi hội thảo do thạc sỹ Lê Hưng Quốc, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ, chủ tŕ, cũng nhằm lấy ư kiến cho đề tài khoa học cùng nội dung trên của ông. Nhiều đại biểu đă nh́n nhận thẳng thắn về những hạn chế trong thực hiện chính sách Việt kiều.

"Việt kiều không giàu tiền bạc mà giàu chất xám"

(...) Nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.SG, ông Vũ Hắc Bồng đề nghị chỉ rơ phong trào Việt kiều hiện nay yếu chỗ nào, có vướng mắc ǵ.

Theo ông Bồng, Việt kiều không giàu về tiền bạc mà giàu về chất xám. Tuy nhiên, Việt Nam chưa thu hút được những kiều bào giỏi nhất. Trong khi đó, Trung Quốc đă thu hút được những Hoa kiều là những nhà khoa học hàng đầu trên các lĩnh vực công nghệ cao, chẳng hạn công nghiệp vũ trụ, về phục vụ đất nước.

Tuy đă có chính sách về kiều bào nhưng tư duy thực hiện vẫn chậm, thậm chí c̣n có đố kỵ. Một số lănh đạo chưa ư thức được một cách sâu sắc việc khơi dậy nguồn lực Việt kiều.

Chẳng hạn, khi nghe ư kiến tổ chức ra đón Việt kiều tại sân bay vào dịp Tết th́ cho rằng làm vậy là o bế.

"Đă đến lúc luật hoá phong trào người Việt Nam ở nước ngoài để cả nước phải thi hành và giải quyết cả tư duy lẫn chính sách" - ông Bồng khẳng định.

Chia sẻ với ư kiến trên, thạc sỹ Nguyễn Việt Thuận, Phó chủ nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.SG cho rằng: Vướng mắc trong thực hiện các chính sách chủ yếu cở chỗ thiếu văn bản hướng dẫn. Ví dụ, luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7, nhưng chưa thấy nghị định, thông tư về việc này.

"Đại sứ quán Việt Nam như pháo đài lạnh lẽo"?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà c̣n nêu thực trạng phong trào Việt kiều của Hội Việt kiều ở Pháp hiện đang đi xuống...(...)

"Cần miễn thị thực xuất nhập cảnh cho người đă đăng kư công dân Việt Nam; cho phép kiều bào có đăng kư công dân Việt Nam tham gia bầu cử ở nước ngoài (tất nhiên việc này cần có lộ tŕnh cụ thể)" - ông Hà nói.

Bác sĩ Hà c̣n thẳng thắn nh́n nhận: "Nhiều cán bộ thuộc Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài chưa đủ tầm, khả năng tiếp xúc, quan hệ với kiều bào, nên hạn chế trong việc thu hút kiều bào.

Cơ quan ngoại giao ở nước ngoài có chức năng cầu nối giữa người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, nhưng lănh sự, đại sứ quán như pháo đài cô đơn, lạnh lẽo". (...)

Các nước có cộng đồng Việt kiều cần được quan tâm nhiều nhất là: Mỹ, Canada, Pháp, Campuchia và Đài Loan (v́ hiện có khoảng 120.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng ở đây)...”

Một điều nữa đáng ghi nhận trong bản tin là ư kiến của ông cựu chủ nhiệm Nguyễn Ngọc Hà là xin cho Việt Kiều “tham gia bầu cử.”

Thế là lại thêm một vở kịch mới, v́ chưa có đa nguyên đa đảng th́ có lá phiếu cũng vô ích.

 

VNPT Nối Cáp Dưới Biển Tới Mỹ, Sẽ Bơm Tiền Vào Mỹ Làm Ăn

HANOI -- Công ty Bưu Chính Viễn Thông VNPT của nhà nước dự kiến làm ăn lớn: sẽ hợp tác xây tuyến dây cáp ngầm dưới biển nối Đông Nam Á sang Hoa Kỳ, và VNPT cũng sẽ đặt chân vào Hoa Kỳ, bơm tiền ào ạt đầu tư.

Bản tin Anh Ngữ của thông tấn VNE ghi rằng VNPT và các hăng viễn thông của 8 quốc gia thành viên ASEAN đă kư sơ ước về xây tuyến dây cáp ngầm dưới biển để nối Đông Nam Á tới Mỹ.

Theo đây, dây cáp Asia – America Gateway sẽ chạy dài 20,000km dưới biển, chở ít nhất 1.28 terabits. Sẽ hoàn tất đầu 2008.

Dây cáp sẽ chạy từ Mă Lai tới Mỹ, xuyên Hồng Kông, Phi, Đảo Guam và Hawaii, với các nhánh chạy tới Singapore, Thailand, Brunei và Vietnam.

Mặt khác, bản tin Việt Ngữ của báo Tiền Phong đăng lại tin Vnexpress cho biết VNPT sẽ vào Mỹ đầu tư lớn.

Bản tin này trích:

“Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) vừa được Chính phủ cho phép được đầu tư vốn và khai thác một số dịch vụ viễn thông tại Mỹ. Dự kiến cuối năm nay, chi nhánh viễn thông đầu tiên tại Mỹ sẽ chính thức đi vào hoạt động.

Theo ông Lâm Hoàng Vinh, Phó chủ tịch Tập đoàn VNPT, Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng mà nhiều hăng viễn thông hàng đầu thế giới luôn t́m cách tiếp cận. Chính v́ vậy, ngay sau khi VN chuẩn bị kư bản ghi nhớ với Mỹ trên một số lĩnh vực để gia nhập WTO, VNPT đă tính đến việc đầu tư dịch vụ viễn thông tại Mỹ.

"Chúng tôi đă có công văn đề nghị cho phép được mở chi nhánh đầu tư một số lĩnh vực tại Mỹ và được Chính phủ chấp nhận", ông Vinh cho biết...”

Một cách cụ thể, bản tin không cho biết VNPT vào Mỹ sẽ đặt văn pḥng ở thành phố nào, hay sẽ kinh doanh những ǵ trong lĩnh vực truyền thông. Đó có lẽ vẫn c̣n là “bí mật quốc gia.”

 

Hối Lộ 20,000 Đô Để Vào Làm Tiếp Viên Hàng Không VN?

Phải chi 20,000 đô la để được đưa vào làm tiếp viên hàng không tại công ty Hàng Không Việt Nam? Đó là một đường dây vừa bị bể ra, theo lời cảnh sát kinh tế, một bản tin trên tờ SGGP viết như trên. Điều hết sức khó hiểu mà bản tin không nêu rơ: một tiếp viên hàng không có thể kiếm tiền bao nhiêu mà phải hối lộ như thế?

Bản tin ghi nhận:

“Mỗi suất làm tiếp viên hàng không: 20.000 USD

Ngày 17-6, lực lượng cảnh sát kinh tế phát hiện một đường dây lừa đảo, nhận hối lộ trong việc tuyển tiếp viên vào Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA).

Theo thông tin ban đầu, để được nhận vào làm tiếp viên của VNA, mỗi ứng viên phải nộp khoảng 20.000 USD cho một số cán bộ thuộc VNA.

Tuy nhiên, cũng có người đă nộp tiền rồi nhưng chờ măi vẫn không được nhận vào làm tiếp viên.

Đến nay, lực lượng cảnh sát kinh tế đă bắt một số đối tượng trong đó có người ở đoàn bay thuộc VNA. Nguồn tin từ Tổng cục Cảnh sát cho biết, Cục Cảnh sát điều tra đang thu thập thêm một số chứng cứ để xử lư h́nh sự một số đối tượng thuộc VNA về hành vi thiếu trách nhiệm, cố ư làm trái gây hậu quả nghiêm trọng diễn ra tại VNA.

Theo kế hoạch, ngay sau khi Thanh tra Chính phủ kết thúc thanh tra tại VNA, Cơ quan điều tra sẽ vào cuộc. Bởi theo quy chế khi cơ quan thanh tra đang tiến hành vụ việc th́ cơ quan điều tra phải "đứng ngoài".

 

Mục Sư Tin Lành Ủy Quyền Tố Cáo CSVN Đàn Áp Tôn Giáo

Sau đây là thư của mục sư Nguyễn Công Chính từ VN, ủy quyền cho giáo sư Lai Thế Hùng đại diện ông, lên tiếng tố cáo chính quyền CSVN bắt bớ, đàn áp dă man tín đồ Tin Lành Mennonite VN. Thư viết như sau:

THƯ UỶ QUYỀN

Kính gửi:

- Giáo sư Lai Thế Hùng

- Quốc hội Hoa kỳ

Tôi là Mục sư Nguyễn Công Chính, sinh năm 1966 tại Quảng nam hiện nay đang là Chủ tịch hiệp hội thông công Tin lành các dân tộc Việt nam (VPEF) Phó hội trưởng Giáo hội Tin lành Mennonite Việt nam, Kiêm Giáo hạt trưởng Tây nguyên,

Hiện nay gia đ́nh chúng tôi đang ẩn náu tại TP -Pleiku -Tĩnh Gia lai. Là một mục sư Tin lành, chúng tôi lo chuyên tâm giảng phúc âm cho những người có cùng đức tin. Chúng tôi cũng làm hết trách nhiệm của một công dân đối với quốc gia, nhưng chính quyền vẫn o ép t́m mọi cách đàn áp bắt hại chúng tôi..

Trong nhiều năm qua chính quyền CSVN luôn t́m cách vu khống đàn áp khủng bố bắt hại đối với những người theo đạo Tin lành. Hậu quả cho thấy có quá nhiều gia đ́nh theo đạo Tin lành phải sống trong đau khổ dưới chế độ CS độc tài cai trị. Biến cố 2001, 2004 có hơn 1000 người sắc tộc chạy trốn sang Campuchia xin tị nạn, và cũng có hơn 1000 người sắc tộc khác bị chính quyền vu oan là theo Funrô, Tin lành Đềga bị bắt tra tấn đánh đập giam trong các nhà tù Phú yên, Ba sao, Hà nam (Miền bắc), Pleibông, T20, Gia lai….

Là công dân Việt nam chúng tôi đă ư thức chấp hành các qui định của pháp luật về mặt dân sự đối với chính quyền địa phương. Nhưng chính quyền bất chấp luật pháp đạo lư xúc phạm chà đạp lên niềm tin và tiếp tục bắt hại chúng tôi.

Đứng trước những thực trạng đau ḷng bởi nhiều gia đ́nh bị chính quyền ngược đăi v́ cớ theo đạo Tin lành, chúng tôi không làm ǵ được khi sống trong một quốc gia độc tài đảng trị trong nhiều năm qua. Cho nên tôi thay mặt quí ông bà anh chị em các sắc tộc đang bị chính quyền CSVN đàn áp, viết thư uỷ quyền này xin uỷ quyền lại cho Giáo sư Lai Thế Hùng điều trần về các sự kiện CSVN đàn áp Tôn giáo và vi phạm nhân quyền đối với người sắc tộc thiểu số ở tại Việt nam ra trước quốc hội Hoa kỳ về những vi phạm của CSVN đối với cộng đồng các sắc tộc tại Tây nguyên nói riêng tự do Tôn giáo & nhân quyền tại Việt nam nói chúng.

Xin Giáo sư Lai Thế Hùng nhận lời lên tiếng binh vực cho những anh chị em người sắc tộc thiểu số đang bị cầm tù tại Việt nam và cũng mong quí anh chị em quan tâm đến sự kiện này.

Nguyện xin Thiên Chúa ban phước và sự b́nh an trên Giáo sư và gia đ́nh cũng như quí vị..

Xin chân thành cảm ơn Giáo sư,và quí anh chị em

Kính

Thay mặt anh chị em bị nạn

Ms. Nguyễn Công Chính

GIÁO HỘI TIN LÀNH MENNONITE VIỆT NAM GIÁO HẠT MENNONITE TÂY NGUYÊN, ĐT:0919591447, Email: isaichinh@gmail.com

 

Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Vnch Tưởng Nhớ Anh Hùng Tử Sĩ

Little Saigon (VB) . -Đông đảo đồng bào, cựu quân nhân và tu sĩ, dân cử thuộc gần 30 hội đoàn Nam Cali đă tham dự hai buổi lễ truy điệu chiến sĩ quốc gia, nhân ngày kỷ niệm 40 năm NGÀY QUÂN LỰC VNCH, ngày đánh dấu thời điểm quân đội đứng ra lănh đạo Miền Nam đang lúc chính t́nh xáo trộn.

Tại trụ sở Hội Người Việt Quốc Gia đường Harbor, Hội Cựu Chiến Binh VN đă tổ chức lễ truy điệu và kỷ niệm ngày quân lực lúc 5 giờ chiều với khoảng 250 người dự, trong đó có ông Ronie Guyer (dại diện DB Văn Trần), nghị viên Andy Quách, nghị viên Mark Rossen, nghị viên Frank Fry, TT Thiện Dũng, cựu sĩ quan như trung tướng Tôn thất Đính, chuẩn tướng Lê văn Tư, các đại tá Hồ ngọc Tâm, Trần ngọc Thống, Nguyễn hữu Hạnh, Phùng ngọc Ẩn, Lê bá Khiếu, Nguyễn văn Sĩ, Lê Thương,.v,v,các trung tá Hoàng trung Dương, Phạm ngọc Xuyến, Lê lâm Xuân, Ngô văn Thi, Trần quốc Bính, Phan đông Hải, Nguyễn văn Đôn, Lê văn Tâm, Phan thế Ngọc,.v.v, các thiếu tá Phạm Mười, Lê Đoàn, Nguyễn đ́nh Thương,.v.v (trong đó có thiếu tá Quách vĩnh Trường là Thương Phế Binh), ông Hồ anh Tuấn, ông Vương quốc Quả, ông Phạm ngọc Lân, Ds Bùi như Hải, ông Trần trọng Đạt, Nguyễn tấn Đồng, các nhạc sĩ Xuân Diềm, Trường Hải,.v.v. cùng đại diện nhiều hội đoàn.

Tại công viên Tượng Đài Chiến sĩ Việt-Mỹ, lễ truy điệu do Liên Hội Cựu Chiến Sĩ và Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Tây nam HK tổ chức lúc 6 giờ 30 chiều với khoảng 500 người dự. Buổi lễ do cựu Đại tá Nguyễn văn Kinh chủ tọa, với các nghi thức đón quốc quân kỳ, chào cờ, nghi thức truy điệu, niệm hương, đặt quân kỳ rũ, nghi thức phủ quốc quân kỳ,.v.v.

Trưởng ban tổ chức lễ truy điệu tại Tượng đài là BĐQ Nguyễn minh Chánh, cùng với các cựu sĩ quan như Thiếu tá quân cảnh Phan kỳ Nhơn, HQ Đại úy Trần trọng An Sơn, Trung úy TQLC Nguyễn phục Hưng, KQ Đại úy Phan đ́nh Khuông,..v,.v. cùng đông đảo cựu quân nhân và đồng bào. Quan khách có Ḥa Thượng Hạnh Nguyện, Mục sư Trần thanh Vân và các chức sắc Cao đài, Ḥa Hảo, nghị viên Quách, nghị viên Frank Fry, ông Guyer (đại diện DB Văn), ông Trần trọng Đạt, ông Bửu Lộc, ông Ngô chí Thiềng, ông Thái quang Quí, Bà Nguyễn Thanh Nhàn,.v.v.và nhiều đại diện các hội đoàn như Hội Long Xuyên, Hội Thiết Giáp, hội Quân cán chính Hải Ninh, Đại Việt Quốc dân đảng, Việt Nam QDĐ, cộng đồng Pomona, cộng đồng Los Angeles, Hội đồng hoàng tộc Nguyễn Phước hải ngoại,.v.v..

Tại hai buổi lễ truy điệu chiến sĩ, các tu sĩ trong Hội Đồng Liên Tôn đă cùng các đại biểu, lên dâng hương và cầu nguyện cho vong linh anh hùng tử sĩ đă vị quốc vong thân. Riêng tại buổi lễ ở Tượng đài, một bài văn tế được đọc lên đang lúc lễ niêm hương trước bàn thờ Tổ quốc, gây xúc động trong nhiều trăm người đang im lặng tưởng nhớ vong linh các chiến sĩ VNCH đă bỏ ḿnh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do xứ sở!

Theo chương tŕnh, trưa Chủ Nhật 18 tháng 6, có buổi lễ lớn tại khuôn viên Hội Đồng Thành Phố Westminster để vinh danh các chiến sĩ, do Liên Hội Cựu Chiến Sĩ và Tập Thể chiến sĩ VNCVH Tây Nam HK đảm trách. (tin và ảnh: Nguyễn Hiền)

 

Đấu Tranh Cho Tự Do Tôn Giáo Tại Huế

- Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lư, Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi.

Bản tường thuật về việc Nhà cầm quyền Cộng sản ra quân ăn cướp đất Nhà thờ Phù Lương, Huế vào ngày Tết Đoan Ngọ, 31-5-2006.

Sáng 31-5-2006, tôi từ Giáo xứ An Bằng lên Huế. Khi ngang qua Nhà thờ Phù Lương, thấy ở cổng Nhà thờ tụ họp rất đông người, đa số mặc sắc phục xanh. Tôi đi tiếp lên Huế. Lúc 10g30, trên đường về, tôi ghé thăm cha xứ Phù Lương. Không ngờ một biến cố tệ hại đă xảy ra tại cổng nhà thờ. Xin được tường thuật cùng bà con trong và ngoài nước.

I. Diễn tiến vụ việc

Từ năm 1995, Giáo xứ Phù Lương đă nhiều phen gởi đơn đến Ủy ban Nhân dân huyện Hương Thủy xin trả lại ngôi nhà nguyện cũ mà Nhà cầm quyền đă chiếm đoạt từ 1975 cùng với nhiều cơ sở khác của Giáo xứ (xin xem bản đồ đính kèm). Năm 2001, nhà nguyện bị Cộng sản san bằng để gọi là chuẩn bị xây “Cung thiếu nhi huyện”. Giáo xứ đă ngăn cản việc xây dựng ấy. Từ đó đến nay khu đất này được để yên, cỏ tự do mọc. Thế nhưng nhà cầm quyền Cộng sản vẫn t́m mọi cách chiếm cho bằng được. Chẳng hạn thuê người giả vờ đi đào sắt thép phế liệu nhưng lại đào đất làm móng trụ để ban đêm đến đổ bê-tông dựng nhà. Cha quản xứ và giáo xứ đă luôn kịp thời ngăn chặn và tố cáo tṛ ma giáo ấy.

Sáng 31-5-2006, lúc 7 giờ, một đoàn quân đồng phục áo xanh tụ họp làm lễ “ra quân” tại khu đất này và đồng loạt dùng cuốc xẻng xớt cỏ cả khu vực. Hơn 150 thành viên Huyện đoàn Hương Thủy (tức “đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” thuộc huyện Hương Thủy) từ các xă trong huyện được huy động ra quân trong chiến dịch ăn cướp này.

Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng, quản xứ Phù Lương, đồng thời là Hạt trưởng Giáo hạt Hương Phú, đang dạy giáo lư Rước lễ lần đầu cho khoảng 50 em thiếu nhi trong nhà thờ. Được thông báo, ngài liền điện thoại cho công an thị trấn Phú Bài, công an huyện Hương Thủy để yêu cầu can thiệp. Tiếp đến ngài tức tốc cho đánh chuông báo động giáo dân. Đích thân ngài chạy ra cổng nhà thờ ngăn chặn lũ cướp đang ngang nhiên dọn sạch khu đất tranh chấp.

Ngài xông xáo hỏi: “Ai chỉ huy công việc ở đây?”. Chẳng tên nào trả lời (y như trong vụ Cộng sản huy động đoàn viên thanh niên và dân công cướp đất Giáo xứ Kế Sung ngày 05-01-2004. Cùng một kịch bản!). Nhưng trước thái độ cương quyết và cánh tay múa gậy của ngài, đoàn quân ngừng tay chờ chỉ thị.

Với cặp mắt tinh anh nhanh nhẹn của ḿnh, dù đă gần 70 tuổi , cha Hoàng phát hiện ra các quan chức đang núp lén giữa đám đông và trong trụ sở của huyện đoàn (ăn cướp văn pḥng Hội đồng giáo xứ trước đây): nào cán bộ Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, nào cán bộ ban Tôn giáo huyện Hương Thủy cũng như của thị trấn Phú Bài. Ngài cũng nhận ra mấy tay công an huyện và thị trấn dù họ đang mặc thường phục.

Thấy rơ âm mưu quỷ quái của Cộng sản, cha Hoàng chỉ tay vào mặt từng cán bộ hét lớn: “Đồ giả dối! Ăn cướp! Đàn áp! Ba mươi mốt năm Cộng sản diệt tôn giáo! Tự do tôn giáo cái quái chi? Chính sách tôn giáo là tṛng áp bức, là tṛ lường gạt!!!...”

Tiếng ngài rền vang cùng với tiếng la hét “Đả đảo Cộng sản ăn cướp!” của giáo dân, lúc ấy đă gần 200 người lớn nhỏ tập hợp quanh vị chủ chăn can đảm. Nhà cầm quyền cho phóng loa cực mạnh (đem theo sẵn) nhưng không át nổi tiếng phẫn nộ của giáo dân.

Giới thanh niên và gia trưởng trẻ rất mạnh dạn. Họ thách thức: “Cứ bắt chúng tôi! Cứ bỏ tù chúng tôi! Cứ giết chúng tôi đi! Chúng tôi cương quyết bảo vệ đất nhà thờ! Tự do tôn giáo đâu?? Công lư đâu???”. Đây là lần đầu tiên nam giới tham gia tích cực, không c̣n sợ hăi nữa. Một nét mới! V́ trước đây, trong các cuộc đấu tranh phản kháng (tại hầu hết mọi giáo xứ và giáo phận), thông thường phụ nữ mới là giới xông pha xâm ḿnh. Cha xứ tuyên bố hỗ trợ: “Hỡi Anh Chị em! Ai chết v́ đạo hôm nay sẽ được chôn táng tại khuôn viên Nhà thờ!”

Một bà mẹ trẻ bồng hai con nhỏ đứng rút dây chuông liên hồi. Dây đứt, bà leo lên tháp, rút tiếp để báo động. Hai đứa con ở dưới oà lăn ra khóc. Mặc! Bà cứ đứng trên tháp rút chuông tiếp. Một cán bộ bảo bà ngưng lại. Bà dơng dạc đáp: “Chỉ Cha xứ mới có quyền ra lệnh! Ông là ǵ mà truyền lệnh cho tui ?!!”. Bà rút tiếp. Hai đứa con dưới tháp vẫn khóc oà!!!

Đến gần 10 giờ, tốp cán bộ thấy chẳng làm ǵ được với vị chủ chăn và đoàn chiên bất khuất bèn ra lệnh rút quân, triệu hồi lũ cướp trong hậm hực. Giáo dân vào nhà thờ tạ ơn Chúa rồi giải tán. Một số ở lại canh pḥng.

Giáo xứ Phù Lương, thuộc Tổng giáo phận Huế, nằm dọc Quốc lộ 1A, trên đoạn đường từ thành phố Huế đến sân bay Phú Bài (cách thành phố 12km, cách sân bay 2km5), có trên 50 năm tuổi. Giáo dân gần 1000 người, đa số lao động buôn bán ở thị trấn Phú Bài, nghèo khổ, cơ cực nhưng đạo đức sốt sắng. Dự lễ hằng ngày đông đảo. Sinh hoạt trong các hội đoàn Khôi B́nh, Vinh Sơn, Thiếu Nhi Thánh Thể rất đều đặn, kiên tŕ và hiệu quả. Tuy phần lớn ở xa nhà thờ và là dân nhập cư, nhưng họ rất hiệp nhất và liên lạc chặt chẽ với nhau.

Linh mục quản xứ Nguyễn Văn Hoàng nổi tiếng bộc trực, thẳng thắn, chẳng nể ai khi kẻ đó làm sai lẽ thật và công b́nh. Chính ngài là chức sắc tôn giáo duy nhất tại Huế vừa từ chối tham dự cái gọi là “Hội nghị về phổ biến pháp luật cho chức sắc tôn giáo” tổ chức tại Huế từ 22 đến 23-5-2006. Cha sống nghèo, rất nghèo và tận tâm lo cho người nghèo. Thăm viếng các cán bộ đủ mọi cấp rất lịch sự, báo cho chính quyền biết trước phản ứng của ḿnh và của đoàn chiên khi bị đàn áp: liều chết để bênh vực lẽ phải.

Bằng chứng: sáng nay, ngài đă dùng một cây gậy dài xua đuổi những tên chiếm đất Nhà thờ, quay lén cảnh tượng, rồi chỉ vào mặt cán bộ mà chửi thẳng. Trong nhà xứ, ngài đă chuẩn bị gậy, đùi, đá và nhiều b́nh xăng nhỏ. Tuần trước công an tỉnh, thị, huyện nghe chuyện đă đến và được ngài đường hoàng chỉ cho xem. Ngài cảnh cáo: “Tôi không dọa đâu! Ai động đến cơ sở tôn giáo, chúng tôi dùng quyền bảo vệ, quyết một mất một c̣n. Chúng tôi sẽ làm thật!” Ngài đang đ̣i lại nhà đất thuộc khuôn viên giáo đường, tài sản giáo xứ (xin xem tài liệu kèm theo).

Linh mục Hoàng rất giỏi luật đời và luật đạo, lư luận sắc bén. Ngài từng bị cộng sản đưa ra ṭa cũng về chuyện đất đai Giáo hội khi c̣n làm quản xứ Đại Phong (đông bắc Thành nội Huế) và đă tự biện hộ thành công. Trong các buổi học tập do nhà cầm quyền tổ chức, ngài luôn khẳng khái phê phán các lập luận dối láo ngụy biện của cán bộ và tố cáo chính sách diệt đạo của cộng sản.

Ghé thăm linh mục Hoàng thật đúng lúc, tôi hân hạnh được ngài tín nhiệm giao việc viết bài tường thuật này, cho công luận năm châu luôn nhớ (đồng thời lưu hồ sơ lâu dài) rằng Cộng sản chuyên đời gian dối, tàn bạo, t́m mọi mưu mô để ăn cướp và tiêu diệt tôn giáo.

II. Nhận định

Nhận định của tôi về việc Cộng sản ra quân ăn cướp đất nhà thờ Phù Lương:

1- Cộng sản luôn t́m mọi cơ hội thuận tiện, núp dưới những chiêu bài tốt đẹp (ở đây là xây Cung thiếu nhi, mà có xây thật không?) để ăn cướp cơ sở tôn giáo và tiêu diệt đạo.

2- Cộng sản không tôn trọng người dân. Tập họp 150 thanh niên đơn sơ vô tội thuộc các xă trong huyện Hương Thuỷ ở huyện đoàn (bằng cưỡng bức hay lường gạt) để thi hành ư đồ tội ác của ḿnh.

3- Cộng sản coi thường đối thoại thiện chí, giao tế lư t́nh, chỉ biết gian trá và bạo hành để đạt mục đích. Cha xứ kiện huyện lên tỉnh, tỉnh lại giao cho huyện xử kiện. Đúng là kiện tên ăn cướp với quan trên, quan trên lại giao cho thằng ăn cướp phân xử.

4- Cộng sản tàn phá những giá trị tâm linh. Họ luôn mồm rêu rao “đề cao văn hóa dân tộc” mà lại chọn ngày Tết Đoan ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch, trùng với hôm 31-6 dương lịch) để lùa quân đi ăn cướp và khuấy động ḷng dân, không để dân yên tâm ăn Tết. Ai quên nổi việc Cộng sản đă chọn ngày tết Mậu Thân thiêng liêng để cướp đất đoạt của, chôn sống dân lành??

5- Toàn bộ tổ chức của Cộng sản từ đảng, chính quyền, đến mặt trận, công an luôn luôn là một tập đoàn cấu kết với nhau, phối hợp cùng nhau và bao che cho nhau để tấn công và cướp đoạt của dân thường lẫn tôn giáo.

Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, quản xứ An Bằng.

THƯ HIỆP THÔNG VỚI LINH MỤC QUẢN XỨ PHÙ LƯƠNG

Chúng tôi kư tên dưới đây là 3 linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tađêô Nguyễn Văn Lư và Phêrô Phan Văn Lợi, đại diện cho một số linh mục Tổng Giáo phận Huế, xin bày tỏ ḷng hiệp thông với người anh em của chúng tôi là cha Quản xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng cùng các giáo dân Giáo xứ Phù Lương.

1- Chúng tôi hết ḷng tán dương đức can đảm, sự đoàn kết giữa Chủ chăn và đoàn chiên Phù Lương trong việc bảo vệ lẽ phải và quyền lợi của Giáo hội trước việc nhà cầm quyền tung lực lượng và giở tṛ “ra quân” để thị uy ăn cướp đất đai cơ sở giáo xứ. Chúng tôi thực sự khen ngợi thái độ can trường của Anh Chị Em giáo dân, đặc biệt là các thanh niên và gia trưởng. Anh em đă bắt đầu gỡ bỏ ḷng sợ hăi sự trả thù khủng bố của nhà cầm quyền cộng sản. Đó là một tấm gương cho mọi ai đang bị áp bức trên mảnh đất Việt Nam này.

2- Chúng tôi hết ḷng cảm phục thái độ lịch sự nhưng cương quyết, mạnh dạn nhưng điềm tĩnh, thẳng thắn trung thực nhưng bác ái, kiên tŕ đối thoại nhưng không để bị lừa phỉnh và bắt nạt của Cha Phanxicô Xaviê. Giữa linh mục đoàn Tổng Giáo phận Huế, từ lâu Cha đă nổi tiếng như một mục tử nhân lành và ngôn sứ can đảm, dám liều ḿnh v́ đàn chiên, dám nói thẳng với nhà cầm quyền Cộng sản trong các cuộc hội thảo học tập, với những cán bộ đảng viên áp bức dân lành trong các cuộc khiếu kiện tranh chấp. Cha cũng đă nổi tiếng như người nhiều phen bênh vực thành công cho lẽ phải và quyền lợi của Giáo hội.

Chúng tôi cầu xin Chúa trợ giúp Cha và giáo dân của Cha trong công cuộc bảo vệ lẽ phải đầy gian khổ nhưng cao đẹp này. Sự thành công của Cha sẽ tạo phản ứng dây chuyền để mọi Quản xứ và giáo xứ khác khắp Giáo phận Huế và trên toàn cơi Việt Nam đ̣i lại vô số đất đai tài sản mà bạo quyền Cộng sản đă tước đoạt của Giáo hội từ hơn nửa thế kỷ qua trong ư đồ tê liệt hóa và lệ thuộc hóa tôn giáo.

Chúng tôi kêu gọi mọi người thiện chí trên thế giới ủng hộ và bênh vực cho vị Quản xứ và toàn thể Giáo xứ Phù Lương can trường này. Xin cảm ơn

Làm tại Huế ngày 04-6-2006,

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Đại diện một số Linh mục Tổng Giáo phận Huế.
Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải
Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lư
Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi

Gởi kèm theo đây:

- Đơn xin trả lại ngôi nhà nguyện (1 h́nh jpg)
- Đơn xin trả lại nhà đất lần thứ hai (3 h́nh jpg)
- Bản đồ hiện trạng đất đai nhà thờ Phù Lương (h́nh jpg)

 

'Nghèo còn là nghèo về quyền lợi chính trị'

19 Tháng 6 2006 - Cập nhật 10h55 GMT

Một hội thảo bàn tròn cấp cao, với sự tham dự của gần 300 diễn giả, nhà khoa học, đã khai mạc hôm 15-6 ở Hà Nội bàn về 20 năm Đổi mới ở Việt Nam.

Hội thảo kéo dài hai ngày, có sự tham gia của gần 300 diễn giả, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách Việt Nam và quốc tế.

Hội thảo được tổ chức bởi Viện Khoa học Xă hội Việt Nam (VASS), phối hợp với Chương tŕnh Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA).

Đây là một phần của dự án “Hỗ trợ tổng kết 20 năm Đổi Mới ở Việt Nam”. Dự án được thiết kế nhằm hỗ trợ và cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch kinh tế - xă hội ở Việt Nam.

Đài BBC đã hỏi Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, người chủ trì một trong những cuộc thảo luận tại Hội nghị này về những gì đạt được trong hai ngày hội nghị:

Lê Đăng Doanh: Hội nghị đã thống nhất đánh giá rằng Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật, gây ấn tượng về xóa đói giảm nghèo.

Nhưng hội nghị cũng nêu lên nghèo đói không phải chỉ là nghèo về vật chất mà còn là nghèo về quyền lợi chính trị, còn là sự thiệt thòi không có tiếng nói, không được bảo vệ đầy đủ bằng pháp luật. Vì vậy hội nghị cũng nêu những mặt cần phải chú ý hơn.

BBC:Xin ông cho biết những khuyến nghị chính đưa ra tại hội nghị?

Một là Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng cao nhưng họ nói thành tựu tăng trưởng thời gian qua còn ở dưới tiềm năng. Mức độ cải cách cũng ở dưới khả năng của dân tộc Việt Nam có thể đạt được.

Họ khuyến nghị cần kết hợp giữa cải cách kinh tế và cải cách hành chính, cải cách hệ thống chính trị. Chú ý xóa đói giảm nghèo với việc bảo đảm quyền dân chủ, bảo đảm sự bình đẳng về giới.

Các đại biểu cũng khuyến cáo cần có thành tựu rõ rệt trong chống tham nhũng. Họ cảnh báo sự bất mãn, xung đột trong xã hội sẽ trở nên rất tốn kém không chỉ về tiền bạc mà còn nhiều mặt khác nữa.

BBC:Quanh những khuyến nghị đó, Việt Nam có thể làm được gì, thưa ông?

Theo tôi, những khuyến nghị của họ cùng phương hướng với Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị này lại diễn ra sau khi Việt Nam kết thúc đàm phán với Mỹ về WTO, và viễn cảnh gia nhập WTO là rất gần.

Hội nghị thống nhất là phải cần đẩy mạnh công cuộc cải cách hơn nữa để nắm bắt cơ hội, nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng cường tính công khai minh bạch, giảm tham nhũng. Những khuyến nghị đó có thể gửi lên các cơ quan lãnh đạo của Việt Nam để họ xem xét. Hy vọng là những báo cáo ấy sẽ được kết hợp để thực hiện trong chương trình hành động của chính phủ.

BBC:Bản thân ông cũng có những đóng góp trong kỳ Đại hội X vừa rồi. Theo ông, Việt Nam cần làm những bước cụ thể nào để thực hiện những khuyến nghị?

Rõ ràng phải đẩy nhanh cải cách doanh nghiệp nhà nước và tách cơ quan hành chính ra khỏi vị trí là chủ sở hữu và chủ đầu tư đối với doanh nghiệp nhà nước. Bởi vì chừng nào còn có sự lẫn lộn là kết hợp quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế, trách nhiệm không rõ ràng, thì hiệu quả đầu tư sẽ thấp, nguy cơ tham nhũng không thể loại trừ được.

Thứ hai là phải đẩy nhanh cải cách hành chính để tiết kiệm chi phí thời gian, tiền bạc. Mặc dù thu nhập người dân thấp, nhưng chi phí kinh doanh vẫn cao so với khu vực.

Điểm thứ ba họ nhấn mạnh là vốn quý nhất của nền kinh tế là con người. Phải đầu tư nhiều hơn về giáo dục, khoa học công nghệ, cải tổ hệ thống giáo dục, để con người Việt Nam có kỹ năng, trình độ để đáp ứng những yêu cầu mới.

........................................................................

NYVN, Boston
Bên VN hình như không hiểu chữ "hạn chót" (deadline) là ǵ. Cái ǵ mà "tương lai không xa", "phải đẩy nhanh", "phải đầu tư nhiều hơn"? "Nhanh" và "tương lai" ở đây là 1 năm hay 1000 năm? "Nhiều hơn" ở đây là bao nhiêu, 1 đô la hay 1 tỉ?

Các "hội nghị" th́ đều theo kiểu bánh săng-uưch, tức là mở đầu tốt, kết thúc tốt, các sự chỉ trích th́ nói nhẹ nhẹ, chung chung, kẹp chính giữa, để khỏi ai thấy. Này nhé, tôi chỉ nói vài thí dụ vô cùng nhỏ. Cứ phải đề ra Luật chống tham nhũng cuối quư 3, ngày 30/9/2006 dứt khoát phải xong, không xong th́ giải tán quốc hội và toàn bộ chính phủ, Thủ tướng phải từ chức. Không như vậy th́ đến năm 2056 chưa chắc xong.

"Đầu tư nhiều hơn về giáo dục" th́ phảI nói rơ ràng bao nhiêu phần trăm ngân sách nhà nước phải bỏ vào giáo dục? Nhưng trước hết, ngân sách nhà nước là bao nhiêu, thâm thủng bao nhiêu, nợ nước ngoài bao nhiêu? VN đang chơi hụi với thế hệ trẻ và vận mạng quốc gia. Hốt hôm nay, ngày sau trả từ từ - nếu trả nổi.

Tôi bác bỏ các lời tuyên bố rằng VN có bất cứ sự tăng trưởng kinh tế nào trong vài năm qua. Đây chẳng qua chỉ là sự mượn nợ ngày hôm nay để các con số có vẻ khả quan, để rồi thế hệ mai sau sẽ phải trả cho các món nợ vô cùng to lớn hôm nay v́ các sự sụp đổ hạ tầng cơ sở, dân trí kém cơi, sức khỏe suy tàn, nạn sa mạc hóa tất cả các thành thị, nạn xói ṃn các vùng đất trồng trọt, quan trọng hơn hết là các tiêu chuẩn đạo đức ngày càng thấp, đến mức các sự phạm pháp ở khắp nơi trên thế giới khi vào VN th́ gọi là "chấp nhận được, chuyện thường ngày ở huyện" như các vụ cả triệu học sinh sinh viên quay cóp bài, chuyện lo lót và! o công ty quốc doanh, v.v...

Tôi mà làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục thi việc quay cóp sẽ bị dẹp phần lớn trong ṿng 24 tiếng. Rất dễ. Học sinh nào quay cóp th́ bị hủy kết quả, trong 3 năm không được thi lại. Giám thị nào giúp hoặc làm ngơ cho quay cóp trong bất kỳ t́nh huống nào sẽ bị phạt tối thiểu 10 triệu, tối đa tử h́nh. "Không bắt được" cũng là có tội nếu học sinh dưới quyền thị giám quay cóp được. Như vậy, không thể dẹp 100% th́ ít ra cũng dẹp phần lớn.

Phan Lạc Đông Quân, Seattle
Thành tựu của 20 năm Đổi mới đã làm Việt Nam thay đổi đáng kể. Từ chỗ bị cấm vận nay ta đang được quốc tế ủng hộ. Xã hội tuy có tiêu cực nhưng trong tương lai không xa, khoảng cách giàu nghèo sẽ giảm đi. Vì thế cân bằng quyền lực chính trị và kinh tế sẽ hài hòa.

Không nước nào có thể tách kinh tế ra khỏi chính trị. Việc thực thi luật pháp đúng, cơ chế chính quyền gọn nhẹ sẽ là nhân tố quan trọng trong việc duy trì cán cân quyền lực.

Tuấn Kiệt, Hà Nội
Tôi cho rằng cái nghèo về chính trị bắt nguồn từ cái nghèo về dân trí, trí thứ. Cơ bản nhất, đó là sự nghèo nàn, lạc hậu về hệ thống giá trị, hệ thống niềm tin.

Những giá trị dân chủ vẫn còn xa lạ với phần lớn người dân của một nước mà đa số là nông dân. Với tầng lớp trí thức lãnh đạo, việc trao dân chủ cho xã hội đang còn là hành động xa xỉ quá mức, và họ vẫn còn khả năng giữ được đặc quyền chính trị.

 

 

Mỹ và TQ cạnh tranh ở VN

19 Tháng 6 2006 - Cập nhật 09h49 GMT

Phản ánh cảm giác lo ngại của Mỹ về ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, tờ báo Mỹ, New York Times, vừa đăng một bài phân tích nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang cùng muốn tranh thủ ảnh hưởng ở Việt Nam.

Bài báo với tựa “U.S. Competes With China for Vietnam's Allegiance” của phóng viên Jane Perlez mở đầu với đoạn văn:

“Với tăng trưởng kinh tế ở Đông Á chỉ sau Trung Quốc và một chiến lược tư bản hóa nhằm thu hút đầu tư toàn cầu, đất nước Việt Nam Cộng sản, dịch chuyển từ đồng lúa sang nhà máy, đang vươn lên như một sức mạnh kinh tế khu vực.”

“Và khi vết thương chiến tranh đã liền da, Washington nay bắt đầu để ý.”

Bài báo nhắc đến đến chuyến thăm Việt Nam trong tháng Tư của chủ tịch Hạ viện Mỹ, Dennis Hastert, người được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An trao tặng phiên bản lá thư ông Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry S. Truman nhờ Mỹ giúp đánh Pháp hơn nửa thế kỷ trước.

Trong năm nay cũng đã có những chuyến thăm khác của người sáng lập Microsoft, Bill Gates, và Bộ trưởng Quốc phòng Donald H. Rumsfeld, rồi sắp tới là Tổng thống Bush đến dự Hội nghị APEC. Theo cái nhìn của người phóng viên Mỹ, các lãnh đạo Việt Nam đã tỏ rõ rằng họ muốn Hoa Kỳ có mặt để lập thế cân bằng với Trung Quốc.

“Việt Nam, tuy là đồng minh ý thức hệ của Bắc Kinh, vẫn lo ngại ảnh hưởng mở rộng của Trung Quốc và rủi ro phụ thuộc kinh tế vào láng giềng phương Bắc.”

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam, nói quan hệ Việt – Trung chưa bao giờ lại tốt đẹp như hiện nay, nhưng nói thêm rằng “điều đó không có nghĩa là quan hệ ấy hoàn hảo.”

Theo bà Ninh, Việt Nam muốn giữ thế cân bằng khéo léo trong quan hệ, sẽ không “ngả theo” Washington, hay “cúi đầu” trước Bắc Kinh.

Sự cạnh tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam của Bắc Kinh và Washington đang diễn ra.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tào Cương Xuyên, đến Việt Nam đầu tháng Tư.

Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào giữa tháng Tư đã chọn ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng và ông Nguyễn Minh Triết là chủ tịch nước trong nhiệm kỳ sau.

Phóng viên Jane Perlez cho rằng ông Dũng và ông Triết ủng hộ thay đổi kinh tế nhưng về chính trị, hai người ưa chuộng mô hình Trung Quốc: chuyển đổi kinh tế sang mô thức tự do hơn nhưng sự kiểm soát chính trị của Đảng Cộng sản được giữ nguyên.

Thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt gần tám tỉ đôla năm ngoái. Không chịu kém, bộ trưởng thương mại Trung Quốc, Bạc Hy Lai, nói thương mại Việt – Trung sẽ đạt 10 tỉ đôla vào năm 2006, tăng gần 40% so với 2005.

Quan hệ Việt – Mỹ đã cải thiện trong mấy năm qua, nhưng vẫn mắc míu với những lo ngại nhân quyền của Washington và sự phản đối của cộng đồng người Việt tại Mỹ.

Chính phủ Việt Nam thì tiếp tục không hài lòng khi Washington không chịu bồi thường cho các nạn nhân chất da cam.

Dẫu vậy, bài báo của New York Times ghi nhận thái độ bài Mỹ ở nhiều nước, mà cuộc chiến Iraq là lý do, tỏ ra ít thấy hơn ở Việt Nam.

 

  

Phi công VietNam Airlines bị bắt ở Australia v́ liên can tới một đường giây buôn lậu ma túy

19 June 2006

Một viên phi công của VietNam Airlines đă bị bắt ở Australia v́ bị nghi là liên can tới một đường giây buôn lậu ma túy. Theo tin hôm thứ hai của hăng thông tấn AP, phi công Nguyễn Đ́nh Đan đă bị bắt hôm 3 tháng 6 tại phi trường Sydney sau khi bị phát hiện mang theo 560000 đô la tiền mặt không khai báo trong lúc chuẩn bị lái máy bay đi thành phố Hồ Chí Minh.

Phái viên của AP trích thuật tin tức báo chí Việt Nam cho biết viên phi công này đă khai với cảnh sát Australia rằng ông ta được một đường giây buôn lậu ma túy thuê để mang số tiền mặt đó từ Australia về Việt Nam.

Hôm thứ hai, một viên chức của H́nh Cảnh Quốc tế ở Việt Nam cho hăng thông tấn AP biết rằng văn pḥng Interpol của Việt Nam đă yêu cầu cảnh sát Australia xác nhận vụ bắt giữ này nhưng chưa nhận được phúc đáp.

Các viên chức của đại sứ quán Australia tại Hà Nội cũng từ chối không b́nh luận về tin này.

 

Bắt giữ 2 người liên can tới vụ án lừa đảo tuyển tiếp viên của Vietnam Airlines

19 June 2006

Cảnh sát ở Hà Nội đă bắt giữ 2 người, trong đó có một nhân viên của VietNam Airlines, liên can tới vụ án lừa đảo tuyển tiếp viên.

Phái viên AFP trích lời ông Nguyễn Tấn Chấn, phát ngôn viên của VietNam Airlines, nói rằng một y sĩ của công ty này cùng với một phụ nữ ở Hà Nội đă bị bắt v́ dính líu tới vụ án lừa đảo.

Báo chí Việt Nam cho biết vụ này đă bị đổ bể sau khi một người đàn ông tên Lương Chí Đức gởi đơn tŕnh báo với công an, trong đó ông Đức nói rằng ông đă trao cho 2 người vừa kể 20000 đô la hối lộ để được nhận làm tiếp viên cho VietNam Airlines nhưng rốt cuộc không được như ư.

Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Tổng Giám đốc VietNam Airlines, nói với báo chí rằng vụ án này chỉ là một hiện tượng tiêu cực xă hội và không liên hệ ǵ tới quá tŕnh tuyển dụng nhân viên của công ty ông.

 

 

Human Rights Watch: Việt Nam nên cải thiện t́nh h́nh thay v́ chối bỏ
Nhă Trân, phóng viên đài RFA, Jun 18, 2006

RFA - Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch (HRW) vừa ra văn bản cáo buộc chính quyền Việt Nam có hành động khủng bố, ngược đăi, giam cầm người thiểu số vùng Tây Nguyên sau khi họ từ Campuchia trở về. HRW cũng kêu gọi Cao Ủy Tị Nạn và cộng đồng quốc tế có biện pháp thích đáng với Việt Nam về những vi phạm nhân quyền này.

Ngay tức khắc, Hà Nội phủ nhận hoàn toàn việc trù dập người Thượng Tây Nguyên, cũng như báo bỏ những cáo buộc cho rằng nhà nước bắt giữ, đánh đập, tra tấn người sắc tộc này sau khi họ hồi hương về Việt Nam.

Trong một cuộc nói chuyện với Đài Á Châu Tự Do, Giám đốc Khu vực châu Á của HRW, ông Brad Adams, cho biết ư kiến của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền về sự phản bác của Việt Nam, đồng thời tŕnh bày một số quan điểm khác về vấn đề.

Nhă Trân: Thưa ông, chính phủ Việt Nam đă bác bỏ cáo buộc của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền về vấn đề người sắc tộc Tây Nguyên bị trù dập sau khi trở về Việt Nam. Ông có thể cho biết rơ hơn về phản ứng của nhà cầm quyền Hà Nội đối với các đề nghị của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền?

Ông Brad Adams: Trả lời các cáo buộc của tổ chức chúng tôi, phía Việt Nam đă chối bỏ các vi phạm về nhân quyền, phủ nhận việc áp bức những người Thượng Tây Nguyên hồi hương, và nói rằng mọi chuyện ở vùng này đều tốt đẹp.

Nhă Trân: Xin ông cho biết tổ chức của quư ông có ư kiến ǵ về phản bác của nhà cầm quyền Hà Nội?

Ông Brad Adams: Chúng tôi sẽ nói chuyện với chính phủ Việt Nam cũng như chính phủ các nước khác, đồng thời tiếp tục phổ biến các sự thật. Cáo trạng chúng tôi đưa ra rất đúng đắn và chính xác; chính quyền Việt Nam biết điều này.

Việc họ hoàn toàn chối bỏ cáo buộc của chúng tôi chỉ nội trong một ngày chứng tỏ họ đă không xem xét các dẫn chứng của HRW. Khi nhà cầm quyềnViệt Nam hành động với cung cách như vậy, chúng tôi không màng đến các tuyên bố của họ.

Nếu Hà nội thật sự quan tâm đến vấn đề, họ phải mở cuộc điều tra về tố cáo là người thiểu số vùng Tây nguyên bị áp bức trước khi họ ra thông cáo phản bác, thế nhưng họ đă không làm như vậy, mà cứ khẳng định là mọi sự tại vùng này đều tốt đẹp. Ai cũng biết đang có nhiều vấn đề nghiêm trọng xẩy ra tại nơi này, và những lập luận phản bác của chính phủ Việt Nam không thể tin tưởng được.

Nhă Trân: Ông có thể xác nhận tổ chức của ông đă có đủ bằng cớ chứng minh cho việc những người Thượng Tây nguyên bị bắt bớ,,điều tra, đánh đập hoặc thậm chí tra tấn hay không?

Ông Brad Adams: Chúng tôi đă bỏ ra rất nhiều thời gian, và đă tiến hành điều tra vụ việc rất lâu trước khi viết báo cáo. Chúng tôi tuyệt đối đảm bảo những điều đă công bố. Thêm nữa, nếu không xác minh được sự trung thực của các nguồn tin th́ chúng tôi không phổ biến cáo trạng.

Xin nhấn mạnh một lần nữa, là nếu không xác minh được sự trung thực của các nguồn tin, chúng tôi không phổ biến. Báo cáo được đưa ra sau khi tổ chức chúng tôi thu thập được nhiều dữ kiện, sau khi làm việc với nhiều người thiểu số Tây nguyên trong một thời gian rất dài, và chúng tôi chỉ loan tải những tin tức đă được hoàn toàn kiểm chứng.

Nhă Trân: Ông nói báo cáo dựa trên các bằng chứng tin cậy được. Xin ông cho biết Tổ Chức Nhân Quyền có các dữ liệu cụ thể nào không, như phim ảnh chẳng hạn?

Ông Brad Adams: Mặc dù không có các thước phim quay những cảnh công an đánh đập, tra tấn những người sắc tộc này, nhưng chúng tôi đă trực tiếp phỏng vấn nhiều người và kiểm chứng các nguồn tin. Chúng tôi tuyệt đối quyết xác rằng những điều đă loan báo về vụ việc là đúng đắn, chính xác.

Tất nhiên, nếu nhà nước Việt Nam cho tổ chức chúng tôi và Liên Hiệp Quốc đến vùng Tây nguyên để xem xét, điều tra tại chỗ th́ chúng tôi sẽ có nhiều tin tức hơn. HWR sẽ rất vui được thực hiện điều này, nhưng đă không được phép, v́ họ không cho chúng tôi vào.

Nhă Trân: Theo ông tổ chức Quan Sát Nhân Quyền có thể t́m hậu thuẫn quốc tế, hoặc quốc tế có thể làm ǵ để giúp các khuyến cáo các ông đưa ra được lưu ư và thi hành?

Ông Brad Adams: Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới, các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, và các quốc gia viện trợ chính cho Việt Nam như Hoa Kỳ, Thụy Điển, Pháp cũng như các nước khác có thể cùng lên tiếng, trực tiếp thảo luận với Hà Nội, giải thích cho họ thấy tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền.
Nhă Trân: Xin hỏi ông tổ chức Quan Sát Nhân Quyền sẽ có những hoạt động nào về vấn đề này trong thời gian tới đây?

Ông Brad Adams: Như chúng tôi vừa tŕnh bày, vấn đề là cần tiếp tục đối chất với nhà cầm quyền Việt Nam và loan truyền các tin tức đă được kiểm chứng.

Chính quyền Việt Nam rồi sẽ phải nh́n nhận đă gây những bất ổn cơ bản và to lớn tại vùng Tây nguyên, đă đàn áp người sắc tộc này, khiến họ phải đào tỵ sang Campuchia, bỏ lại gia đ́nh và người thân yêu.

Chính nhà cầm quyền Hà Nội cũng đă làm đất nước bị xáo trộn. Cách tốt nhất để nhà nước cải thiện t́nh h́nh xă hội là giải quyết các vấn đề này, thay v́ chối bỏ.

Nhă Trân: Ông có thêm ư kiến hoặc điều ǵ muốn nói với nhà nước Việt Nam hay không?

Ông Brad Adams: Chính phủ Việt Nam nên để nền chính trị của đất nước phát triển theo chiều hướng tự nhiên, cùng một xu thế với nền kinh tế. Nếu họ cho phép hệ thống chính trị được thêm tự do, là điều họ đang làm với hệ thống kinh tế, chúng tôi sẽ không có ǵ để phản kháng, và nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không c̣n phải lo sợ chính người dân của ḿnh, quan ngại với những điều dân chúng nói. Nhà nước nên để nhân dân bày tỏ quan điểm chính trị của họ.

Chính phủ lâu nay vẫn nói muốn hiện đại, canh tân hóa đất nước, vậy th́ chính quyền nên xả giăn, cởi mở về chính trị. Sự cởi mở này sẽ chấm dứt các sự cố như ở Tây Nguyên. Vấn đề đă xảy ra v́ người dân bị căng thẳng, dồn nén, và không được phép nói những điều muốn nói.

Nhă Trân: Cảm ơn ông đă dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn này.

Tin mới nhất Đài Á Châu Tự Do vừa nhận được cho hay Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc vừa lên tiếng bác bỏ phúc tŕnh của Human Rights Watch, cho rằng báo cáo của tổ chức nhân quyền này có tính cách tổng quát, dựa theo lời kể của 5 người Thượng và không thể kiểm chứng được lời khai của 5 người này.