TÂM THƯ KÊU GỌI CỨU TRỢ 200 GIA ĐÌNH NGƯ PHỦ MIỀN TRUNG BỎ MÌNH TRÊN BIỂN CẢ VÌ TRẬN BẢO SỐ 1

 

Quê hương nước mắt tuôn tràn

Xác ai trôi nổi lềnh bềnh biển Đông!

Hơn hai trăm xác ngư dân

Đất cày sỏi đá miền Trung của mình

 

(Tân Văn)

 

Kính thưa tất cả các Hội Đoàn và toàn thể người đồng bào hải ngoại,

 

Vừa đọc được tin buồn qua các báo internet từ trong nước và thế giới tường thuật cảnh tượng tang thương đang xảy ra tại quê hương minề Trung thân yêu của chúng ta, tôi vô cùng xúc động viết thư nầy đến các bạn trong khi không cầm được nước mắt.

 

Các bạn sẽ xúc động như tôi khi đọc tin dưới đây về  số phận không may của nhửng ngư dân nghèo khó miền Trung trong trận bảo số 1 vì bất thình lình đổi hướng nhắm các thuyền ván mong manh của đồng bào đang ra khơi đánh cá không kịp đề phòng, nhận chìm hàng chục thuyền và giết hại trên 200 đồng bào ruốt thịt thân yêu của chúng ta.  Tôi xin kèm theo đây các tin tức mới nhất từ quê nhà để các bạn đọc và tưởng tượng thảm cảnh rỏ ràng hơn.

 

Tôi viết thư nầy thiết tha kêu gọi tất cả các vị lảnh đạo hội đoàn cũng như tất cả các đồng bào VN hải ngoại có lòng nhân ái xin vui lòng tức tốc tổ chức sinh hoạt văn nghệ hoặc công tác gây qũy để giúp gia đình các nạn nhân vốn đã nghèo khó, họ không có bảo hiểm sinh mạng bồi thường trong khi mất đi người chủ gia đình, phải lo trả chi phí tang lễ và nhửng người trong gia đình nạn nhân sẽ phải đương đầu với cuộc sống vô cùng khó khăn trong những ngày sắp đến.  Cuộc sống đang hạnh phúc bỗng nhiên trở nên tang tóc, sự đau đớn tột cùng không làm sao tả xiết.  Trước thảm cảnh quê nhà, chúng ta không thể cứu người chết sống lại nhưng chắc chắn chúng ta có khả năng làm dịu vợi nổi đau thương của đồng bào, đồng loại.

 

Nếu quý vị có các thân nhân hoặc tổ chức từ thiện, tôn giáo có thể chuyển giao cứu trợ đến tận tay đồng bào càng tốt, nếu không xin liên lạc với các hội đoàn địa phương hoặc Red Cross để nhờ chuyển đến các gia đình nạn nhân.

 

Xin thân ái kính chào và rất mong sự rộng lượng của đồng bào hải ngoại trong tình cảnh lá lành đùm lá rách.

 

(thi sĩ) Tân Văn ngovantan@yahoo.com

Montréal, Canada

 

 

Bờ biển Đà Nẵng đầy xác chết!

17:50' 19/05/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hậu qủa bão số 1, Đà Nẵng và Quảng Nam có nhiều tàu đánh cá với hàng trăm lao động đang mất tích, hiện đã vớt được rất nhiều xác chết!

 

Người dân quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đang mong ngóng tin người thân đang mất tích trên biển vì bão số 1. Ảnh: H.Châu

 

Ngày 19/5, Ban tác chiến Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng TP Ðà Nẵng cho biết, từ ngày 17 đến chiều 19/5, đã có 4 tàu (với 84 lao động) của Ðà Nẵng đang đánh bắt xa bờ ở khu vực đảo Ðài Loan bị chìm do cơn bão số 1.

 

Gồm 3 chiếc tàu cùng trú ở phường Thanh Khê Ðông, quận Thanh Khê là tàu Ðna - 90079 của ông Ngô Tấn Nhất bị chìm ngày 17/5 và mới cứu vớt được 2/22 lao động trên tàu; tàu Ðna - 90053 của bà Lê Thị Huệ bị chìm và cả 21 lao động trên tàu đang mất tích; tàu Ðna - 90321 của ông Trần Văn Ý bị chìm và cũng có 21 lao động đang mất tích. Và tàu Ðna - 90190 của ông Trương Văn Minh (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) bị chìm chiều 17/5 nhưng 20 lao động trên tàu đã được cứu vớt an toàn.

 

Như vậy trong số 4 chiếc tàu của Đà Nẵng bị chìm vì bão số 1, mới cứu vớt được 22 người, 62 người còn lại đang mất tích. Chưa kể 7 chiếc tàu đánh bắt xa bờ khác của Đà Nẵng với 137 lao động còn đang mất liên lạc.

 

Cũng theo Ban chỉ huy bộ đội biên phòng TP Ðà Nẵng, có 2 chiếc tàu của TP Ðà Nẵng trong quá trình chạy tránh bão số 1 ở khu vực đảo Ðài Loan đã cứu được 30 người và vớt được 6 xác chết (trong đó có 5 ngư dân ở Quảng Ngãi). Ông Ngô Văn Quy, chủ tàu ÐNA - 90152 là một trong hai chiếc tàu vừa nêu cho biết, còn khá nhiều xác chết trôi trên biển nhưng do tàu của ông gần hết xăng nên không thể vớt kịp.

 

Trong khi đó tại Quảng Nam, ông Trương Công Hùng, Chủ tịch UBND xã Bình Minh, huyện Thăng Bình cho biết: Hiện có hơn 100 lao động của địa phương hành nghề câu mực ngoài biển khơi chưa trở về và bị mất liên lạc hoàn toàn. Suốt 4 ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Bình Minh nháo nhác chờ tin những người thân gặp nạn trong cơn bão số 1.

 

Ông Trần Minh Hồng (thôn Bình Tịnh), chủ tàu đánh bắt xa bờ Qna - 94709, nằm trong đoàn tàu câu mực khơi của Quảng Nam vừa về bến Cửa Ðại an toàn sau khi dạt đến đảo Hải Nam (Trung Quốc) để tránh bão cho biết, trong quá trình đi tránh bão, nhiều chiếc tàu của Ðà Nẵng chở lao động của xã Bình Minh đã bị chìm. Hiện thông tin từ bộ đàm gọi về cho biết đã vớt đượt 14 xác chết (nhưng chưa rõ trong số này có người nào trùng với 6 trường hợp đã được tàu đánh cá của Đà Nẵng vớt như nêu trên hay không?).

 

Ngoài xã Bình Minh, còn có hơn 200 lao động ở tỉnh Quảng Nam hành nghề đánh bắt xa bờ trên biển cũng đang mất liên lạc.

  • Hải Châu

Đà Nẵng: Ngư dân cứu nhau, ngành chức năng chờ họp!

22:44' 19/05/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - Tin mới nhất, có tới 11 tàu thuyền của ngư dân Đà Nẵng bị chìm và mất liên lạc. Ngư dân đang cứu nhau, còn ngành chức năng... chờ họp!

 

  > Miền Trung: Vớt nhiều xác ngư dân gặp nạn bão số 1
  > Bão số 1 (Chanchu): 158 ngư dân Việt Nam mất tích! 
 

 

Còn bao nhiêu ngư dân Đà Nẵng đang gặp nguy hiểm giữa biển khơi chưa được cứu giúp? (Ảnh: H.Châu)

 

Liên quan đến việc tàu thuyền của ngư dân miền Trung gặp nạn trên biển do bão số 1, lúc 22g ngày 19/5, qua điện thoại, Giám đốc Sở Thủy sản - Nông Lâm Đà Nẵng Trần Văn Huy cho hay: Tính tới thời điểm này, các cơ quan chức năng Đà Nẵng đã xác nhận được có 6 chiếc tàu đánh cá của ngư dân TP bị chìm ở vùng biển Đài Loan - Trung Quốc. Ngoài ra còn có 5 tàu khác đang bị mất liên lạc, chưa rõ thông tin.

 

Theo ông Trần Văn Huy, hiện có 13 chiếc tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Đà Nẵng đang tiến hành cứu vớt lẫn nhau trên biển, nhưng chưa có thông tin gì cụ thể. Bình quân trên mỗi tàu bị nạn có 20 - 25 lao động. Như vậy là có khoảng 220 - 275 ngư dân đang gặp nguy hiểm! 

 

Riêng về phía các cơ quan chức năng địa phương, ông Trần Văn Huy cho hay, do mới nhận được thông tin chiều nay nên tới thời điểm này, vẫn chưa đề ra biện pháp gì khả dĩ để có thể cứu giúp các ngư dân đang gặp nạn ở ngoài khơi. Mọi việc phải chờ đến cuộc họp sáng mai 20/5 tại Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão TP!

 

Ngay sau đó, VietNamNet liên lạc với Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Đà Nẵng và cũng được xác nhận số lượng tàu thuyền đã bị chìm và đang mất liên lạc như nêu trên. Hiện Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Đà Nẵng đang làm văn bản đề nghị Ủy bản quốc gia Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ cứu giúp các ngư dân bị gặp nạn trên biển.

 

Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Đà Nẵng không xác định được số ngư dân hiện có trên các tàu thuyền đang gặp nạn, nhưng cho biết có một số người đã được cứu vớt. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, cơ quan này cũng chưa rõ số lượng là bao nhiêu, ngư dân của tỉnh nào?

 

Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Đà Nẵng cho biết là phải mất vài ngày nữa, các ngư dân gặp nạn được cứu vớt ở vùng biển Đài Loan - Trung Quốc mới có thể về tới VN. Và rốt lại, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Đà Nẵng cũng cho hay là phải chờ tới cuộc họp vào sáng mai 20/5 mới biết được tình hình cụ thể để đề ra các biện pháp cứu giúp!

  • Hải Châu

 

 

Bão số 1 (Chanchu): 158 ngư dân Việt Nam mất tích!

23:10' 19/05/2006 (GMT+7) (Vietnamnet)

Theo thông báo bằng điện đài của các tàu đánh cá của ngư dân Đà Nẵng vẫn còn hoạt động trên biển Đông, đã có 3 tàu đánh cá bị chìm và 8 tàu đánh cá với 158 thuyền viên bị mất tích trên vùng biển đông bắc...

  > Miền Trung: Vớt nhiều xác ngư dân gặp nạn bão số 1
  >
Đà Nẵng: Ngư dân cứu nhau, ngành chức năng chờ họp!

Điện khẩn của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) thành phố Đà Nẵng gởi Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ đạo PCLB TW, Trung tâm TKCN hàng hải khu vực I, II... thông báo: Hiện nay (lúc 9 giờ sáng ngày 19.5.2006), theo thông báo bằng điện đài của các tàu đánh cá của ngư dân Đà Nẵng vẫn còn hoạt động trên biển Đông, đã có 3 tàu đánh cá bị chìm và 8 tàu đánh cá với 158 thuyền viên bị mất tích trên vùng biển đông bắc, do ảnh hưởng của cơn bão số 1.

Chờ đợi và cầu xin phù hộ

Theo thông báo bằng điện đài của tàu ĐNA-90127, tàu này đã cứu được 30 thuyền viên đang ở cùng toạ độ 20 vĩ độ Bắc và 119 kinh độ Đông và cho biết thêm, hiện nay còn rất nhiều người bị trôi dạt nhưng không vớt được, do tàu này đã gần cạn dầu và cũng đang cần được cứu hộ!

UBND thành phố Đà Nẵng đang thông báo và tận dụng tối đa các phương tiện để tìm kiếm các ngư dân này.

Âu lo cho số phận người thân trên biển

Tại bãi biển phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng, nhiều nhóm phụ nữ tập trung quanh các bàn thờ cúng hướng ra biển chờ đợi tin may. Bà Nguyễn Thị Dưa đã đứng hàng tiếng đồng hồ, nén hương đã tàn trên tay bà, để cầu xin người khuất mặt phù hộ cho 2 con trai, 2 con rễ và một người cháu của bà.

Loại thuyền câu mực của ngư dân Xuân Hà - Đà Nẵng

Chỉ một tổ 14, khối phố Hà Đông, phường Xuân Hà, đã có 11 tàu đánh bắt xa bờ chuyên đi câu mực ở các vùng biển giáp với Philippines hoặc Đài Loan. Loại tàu câu mực này thường có 15-25 thuyền viên tuỳ theo tàu lớn nhỏ, họ câu mực bằng cách mang theo số thúng đúng bằng số thuyền viên, thả một người một thúng xuống biển vào ban đêm rồi sẽ quay trở lại để vớt lên theo lần lượt. Chính phương thức đánh bắt này, theo ngư dân Lê Văn Giang, sẽ có nhiều dự báo xấu!

Cũng theo ông Giang thì do sự chuyển hướng đột ngột đường đi cơn bão số 1 (di chuyển theo hướng bắc, vào Trung Quốc thay vì đổ bộ vào miền trung Việt Nam), nên sẽ có nhiều thuyền tránh bão bằng cách chạy lên phía Bắc hoặc vào Nam. Chạy lên hướng Bắc cũng là một ngư trường quen thuộc của ngư dân Đà Nẵng, nên chắc chắn sẽ có nhiều thuyền rơi vào tâm cơn bão này.

Tin giờ chót của Bộ đội biên phòng Đà Nẵng cho biết tàu ĐNA-90345 ở vùng biển Đài Loan đang kêu gọi sự giúp đỡ của lực lượng cứu hộ Đài Loan. Lực lượng này dùng ca nô, xuồng, máy bay và lúc 10 giờ ngày 19.5 đã vớt được hai ngư dân Việt Nam.

Cơn bão số 1: đường đi "lạ"!

Ông Lê Văn Giang

Các bản tin về cơn bão số 1 ở biển Đông đều viết: “Sau hai ngày nhắm thẳng đến bờ biển Việt Nam, bão số 1 - cơn bão đầu tiên trong năm 2006 đột ngột đổi hướng, di chuyển gần như song song với bờ biển trung Trung Bộ. Tâm bão hiện cách bờ biển Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi khoảng 750 km”.

Thế nhưng với các nhà dự báo thì không “đột ngột” một chút nào cả.

Hình thành ở Thái Bình Dương từ ngày 8.5.2006, bão Chanchu (bão số 1) gần như tiến thẳng về phía tây, băng qua quần đảo Philippines rồi vào biển Đông. Cứ như đường đi này thì bão Chanchu phải vào Việt Nam, không thể khác. Thế nhưng ngay từ ngày 12.5, khi tâm bão còn đang ở trên những hòn đảo của Philippines thì các trung tâm dự báo khí hậu toàn cầu của hải quân Mỹ, Nhật Bản, Hong Kong, rồi của các mạng Yahoo, CNN, BBC... đều dự báo đường đi của cơn bão này là sẽ bẻ ngoặt lên hướng Bắc để tiến vào Trung Quốc, thậm chí sẽ đi ngược lại hướng đông, dọc theo bờ biển Trung Hoa để đến Nhật Bản.

Tại Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Đà Nẵng

Mặc các dự báo, cơn bão vẫn cứ hướng tây mà tiến suốt từ 12.5 đến 15.5. Trong 4 ngày này, các trung tâm dự báo khí tượng vẫn kiên trì dự đoán hướng bắc cho đường đi cơn bão này, còn cơn bão thì như thử thách trí tuệ con người, nó vẫn cứ hướng tây mà tiến! Ai quan tâm theo dõi đường đi cơn bão này sẽ cảm nhận được sự hoang mang của các nhà dự báo, khi dự báo một nơi còn cơn bão thì đi một nẻo. Mà điều này thì đâu có đơn giản, cơn bão cực mạnh, dải đất miền Trung Việt Nam như sẵn sàng đón nhận nó, “chuyển” nó đi hướng khác đâu phải chuyện dễ !

Thế nhưng cuối cùng, ngày 15.5 cơn bão dừng lại, quần thảo ở một điểm rồi dần dần chuyển thẳng ra hướng bắc với một góc “cua” đúng 90 độ!

Theo logic thông thường, trục quay trái đất từ tây sang đông nên cơn bão phải hướng về tây như đường đi 7 ngày đầu của nó. Điều gì, cơ sở nào khiến các nhà dự báo tin chắc rằng cơn bão sẽ chuyển hướng bắc, cho dù niềm tin của họ trải qua 4 ngày thử thách?

Vị trí tàu đắm gần Đài Loan

Theo bà Đặng Thị Mai, trưởng phòng Dự báo khí tượng thuộc Đài khí tượng thuỷ văn Trung Trung bộ, công việc dự báo đường đi của cơn bão là chuyện khó vì rất phức tạp, rất nhiều yếu tố khí tượng, khí hậu, vật lý cần được xét trong các mối tương quan của khu vực hẹp và khu vực rộng. Ở trường hợp cơn bão Chanchu thì yếu tố quan trọng nhất chính là hoạt động của khối áp cao bán vĩnh cửu trên Thái Bình Dương. Hoạt động của áp cao này không nhìn thấy trên ảnh mây vệ tinh, nhưng người bình thường, không có chuyên môn vẫn có thể hình dung qua các đường đẳng áp vẫn được bản tin dự báo thời tiết trình bày mỗi tối trên tivi.

Kể từ khi có vệ tinh, công nghệ dự báo thời tiết đã tiến những bước dài, nhất là trong dự báo bão tố. Qua trường hợp đường đi của cơn bão Chanchu này, chúng ta càng tin hơn khả năng dự báo của các trung tâm dự báo thời tiết trong nước cũng như quốc tế.

  • Hồ Trung Tú (SGTT)

 

20:20:00, 19/05/2006

 

Người dân quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đang mong ngóng tin người thân đang mất tích trên biển vì bão số 1 (Ảnh: H.Châu)

Hậu quả của cơn bão số 1 tại Đà Nẵng và Quảng Nam có nhiều tàu đánh cá với hàng trăm lao động đang mất tích, hiện đã vớt được rất nhiều xác chết!

Ngày 19/5, Ban tác chiến Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng TP Ðà Nẵng cho biết, từ ngày 17 đến chiều 19/5, đã có 4 tàu (với 84 lao động) của Ðà Nẵng đang đánh bắt xa bờ ở khu vực đảo Ðài Loan bị chìm do cơn bão số 1.

Gồm 3 chiếc tàu cùng trú ở phường Thanh Khê Ðông, quận Thanh Khê là tàu ÐNA - 90079 của ông Ngô Tấn Nhất bị chìm ngày 17/5 và mới cứu vớt được 2/22 lao động trên tàu; tàu ÐNA - 90053 của bà Lê Thị Huệ bị chìm và cả 21 lao động trên tàu đang mất tích; tàu ÐNA - 90321 của ông Trần Văn Ý bị chìm và cũng có 21 lao động đang mất tích. Và tàu ÐNA - 90190 của ông Trương Văn Minh (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) bị chìm chiều 17/5 nhưng 20 lao động trên tàu đã được cứu vớt an toàn.

Như vậy trong số 4 chiếc tàu của Đà Nẵng bị chìm vì bão số 1, mới cứu vớt được 22 người, 62 người còn lại đang mất tích. Chưa kể 7 chiếc tàu đánh bắt xa bờ khác của Đà Nẵng với 137 lao động còn đang mất liên lạc.

Cũng theo Ban chỉ huy bộ đội biên phòng TP Ðà Nẵng, có 2 chiếc tàu của TP Ðà Nẵng trong quá trình chạy tránh bão số 1 ở khu vực đảo Ðài Loan đã cứu được 30 người và vớt được 6 xác chết (trong đó có 5 ngư dân ở Quảng Ngãi). Ông Ngô Văn Quy, chủ tàu ÐNA - 90152 là một trong hai chiếc tàu vừa nêu cho biết, còn khá nhiều xác chết trôi trên biển nhưng do tàu của ông gần hết xăng nên không thể vớt kịp.

Trong khi đó tại Quảng Nam, ông Trương Công Hùng, Chủ tịch UBND xã Bình Minh, huyện Thăng Bình cho biết: Hiện có hơn 100 lao động của địa phương hành nghề câu mực ngoài biển khơi chưa trở về và bị mất liên lạc hoàn toàn. Suốt 4 ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Bình Minh nháo nhác chờ tin những người thân gặp nạn trong cơn bão số 1.

Ông Trần Minh Hồng (thôn Bình Tịnh), chủ tàu đánh bắt xa bờ QNA - 94709, nằm trong đoàn tàu câu mực khơi của Quảng Nam vừa về bến Cửa Ðại an toàn sau khi dạt đến đảo Hải Nam (Trung Quốc) để tránh bão cho biết, trong quá trình đi tránh bão, nhiều chiếc tàu của Ðà Nẵng chở lao động của xã Bình Minh đã bị chìm. Hiện thông tin từ bộ đàm gọi về cho biết đã vớt đượt 14 xác chết (nhưng chưa rõ trong số này có người nào trùng với 6 trường hợp đã được tàu đánh cá của Đà Nẵng vớt như nêu trên hay không?).

Ngoài xã Bình Minh, còn có hơn 200 lao động ở tỉnh Quảng Nam hành nghề đánh bắt xa bờ trên biển cũng đang mất liên lạc.

(Theo VNN)

 

 

200 ngư dân Quảng Nam Đà Nẵng gặp thảm nạn trong bão Chanchu

Cập nhật cách đây 2 giờ 5 phút

Vũ Phương Thảo - Đặng Ngọc Khoa - N.Thế Thịnh

 

Mọi người đang lo lắng trước tin báo về qua máy ICOM

>> Đã vớt được 20 người chết, còn hơn 170 người mất tích (báo Thanh Niên 20-05-2006)

Cơn bão Chanchu bất ngờ đổi hướng làm hàng chục tàu thuyền của ngư dân miền Trung gặp thảm nạn vào đêm 17 rạng ngày 18/5 vùng bắc biển Đông. Các tàu tham gia cứu nạn đã cạn kiệt dầu và lương thực. Số người bị thương sức khỏe đã rất yếu trong khi tàu ứng cứu phải đi mất 5 ngày 5 đêm liên tục mới đến khu vực bị nạn. Khả năng ứng cứu là hầu như không thể...

200 người bị nạn trên chủ yếu là ngư dân làm nghề câu mực từ gần 20 tàu của các tỉnh thành là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Nguyên nhân do các tàu này đang tiếp tục ra khơi từ vùng tránh bão của Đài Loan sau khi nghe tin cơn bão Chanchu đã đổ bộ vào vùng Quảng Đông (Trung Quốc). Nhưng cơn bão bất ngờ quay lại khiến các tàu đã không kịp trở tay.

Trung tá Nguyễn Đình Liên - Đồn trưởng Đồn biên phòng 248 (TP Đà Nẵng) cho biết, tính đến thời điểm này, đã xác định được 8 tàu bị chìm tại khu vực biển Đài Loan (tọa độ N 200 50/- E 1700 50/) gồm 6 tàu của quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng: tàu ĐNA 90079 do Ngô Tấn Nhất làm chủ (tổ 30, Thanh Khê Đông), ĐNA 90190 do Trần Văn Minh làm chủ (tổ 9, phường Xuân Hà), ĐNA 90053 do Lê Thị Huệ làm chủ (tổ 15, phường Thanh Khê Đông), ĐNA 90199 do Phạm Văn Xin (tổ 31, phường Thanh Khê Đông) làm chủ, ĐNA 90321 chủ là Trần Văn Ý (tổ 32, Thanh Khê Đông), tàu ĐNA 90093 do Ngô Văn Chiếu làm chủ; 2 tàu Quảng Ngãi, 1 tàu Bình Định chưa xác định số hiệu. Số thuyền viên bị nạn được xác định trên 5 tàu của Đà Nẵng gần 120 người, còn các tàu Quảng Ngãi, Bình Định hiện vẫn chưa xác định rõ.

Hiện còn có 6 tàu của Đà Nẵng vẫn chưa liên lạc được gồm các tàu: ĐNA 6018 do Bùi Văn Vịnh làm chủ, ĐNA 90247 do Nguyễn Văn Ánh làm chủ, ĐNA 6126 do Đỗ Văn Dương làm chủ, ĐNA 90180 do Nguyễn Đức Khánh làm chủ... Hầu hết, các chủ tàu này đều trú

Chiều 19/5, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đã bắt được liên lạc với tàu của ông Võ Văn Mới, số hiệu QNg 7375 TS và tàu của ông Nguyễn Văn Lâm, số hiệu QNg 2160 (cùng trú tại xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi). Được biết, hai chiếc tàu này đã vớt được 5 ngư dân bị nạn tại tọa độ 21017'N và 117030'E, trong đó 4 người đã chết và một người còn sống (chưa rõ danh tính). Cùng thời gian trên, cơ quan chức năng cũng đã liên lạc được với tàu của ông Lê Đình Trung, số hiệu QNg 99279 và ông Trung cho biết có 5 ngư dân ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa được một tàu đánh cá ở Đà Nẵng cứu sống. Trong số những người được cứu sống có một thuyền viên trên tàu của ông Võ Hữu Anh và 4 thuyền viên khác trên tàu của ông Nguyễn Khánh. Hiện năm người này đang trong tình trạng sức khỏe yếu.

Tính đến 16 giờ cùng ngày, vẫn chưa rõ tung tích 4 tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi đang hành nghề trên biển trong thời gian xảy ra cơn bão số 1 vừa qua. (Thái Anh - Hoàng Thuyên)

tại quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Sau khi tai nạn xảy ra, đã có 12 tàu của Đài Loan và các tàu ĐNA 90152 do Ngô Văn Quy làm chủ, ĐNA 90151 Phạm Văn Thắng làm chủ, ĐNA 90345 Lê Thị Huệ làm chủ, ĐNA 40261 do Phạm Thuận làm chủ và 1 tàu Quảng Nam chưa xác định đã tham gia cứu hộ tại chỗ và đã vớt được gần 70 người. Trong số đó, đã có 20 người chết, 7 người bị thương nặng. Hiện còn khoảng trên 170 người đang trôi dạt trên biển nhưng tàu dần cạn dầu và lương thực.

Đất liền thấp thỏm...

Chúng tôi tìm đến nhà anh Đỗ Văn Được (tổ 35 Thanh Khê Đông, Đà Nẵng), chủ nhân chiếc tàu ĐNA 6126 khi trời bắt đầu đổ mưa tầm tã. Chuyến ra khơi ngày 26/3 (AL) ấy có chiếc tàu của vợ chồng anh Được (với 18 lao động) và một chiếc của gia đình vợ do người em út Nguyễn Văn Phước đi. Đêm bão đến, chiếc thuyền của anh Nguyễn Văn Phước nhanh chóng vứt bỏ hết đồ trên tàu xuống và đã may mắn thoát được còn tàu của anh Được bị mất liên lạc ngay sau đó, đến bây giờ vẫn bặt vô âm tín. Chị Nguyễn Thị Thanh, vợ anh Được và ba đứa con từ hôm nghe tin tàu bị nạn đến nay đã khóc cạn nước mắt, mấy ngày nay chỉ nằm một chỗ không chịu ăn một hạt cơm. Đứa lớn nhất đang học 12 cũng đành nghỉ học để ở nhà chăm sóc mẹ, lo cho em. Chị Hồ Thị Lịt, chị em cô cậu của anh Được mắt đỏ hoe lắc đầu thở dài: "Dành dụm cả hai chục năm nay hai vợ chồng nó mới đóng nổi chiếc tàu mà vẫn còn nợ ngân hàng hơn 200 triệu đồng. Đi chuyến này mới là chuyến thứ 3. Mấy hôm nay, ở ngoài khơi điện về, bảo vớt được nhiều người mà vẫn chưa thấy tăm hơi thằng Được đâu cả".

Chỉ riêng phường Thanh Khê Đông (nơi tập trung phần lớn số lượng tàu đánh bắt xa bờ, làm nghề câu mực ở Đà Nẵng) hiện tại đã có gần 10 tàu bị nạn, trong đó đã có 4 chiếc bị chìm, số còn lại thì vẫn đang nằm trong danh sách bị mất tích. Chúng tôi đến gặp chị Lê Thị Huệ (Thanh Khê Đông, Đà Nẵng). Khác với nụ cười rạng rỡ ngày nào khi nhận tấm bằng khen do UBND thành phố trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất là gương mặt đã bạc đi vì những tin dữ ở ngoài khơi cứ liên tục dồn về. Trong đợt ra khơi này, chị có 4 tàu, một trong số đó - tàu ĐNA 90053 - đã bị chìm với 32 lao động. Trên chiếc tàu định mệnh ấy có anh Nguyễn Út Thanh - người chồng yêu quý của chị và đứa em rể Nguyễn Văn Hùng. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, chị ngồi thẫn thờ trên ghế, không nói với ai nổi câu gì. Căn nhà hôm nay đông chật bà con, hàng xóm đến chia sẻ nỗi đau của người vợ trẻ. 4 đứa con mỗi đứa một góc, không nói nổi câu nào. Gắng gượng, ông Nguyễn Văn Trà, cha của anh Thanh cố nén dòng nước mắt chực tuôn trào: "Hồi nãy ngoài khơi điện về là đã vớt được cả thảy 20 người. Chết hết cả rồi! Thêm 9 người bị thương đang được cấp cứu. Còn thằng Thanh và thằng Hùng đến giờ vẫn chưa được tìm thấy...". Nói đến đây, giọng ông lạc đi vì nỗi khắc khoải chờ tin con trong từng giây, từng phút. Bà Lê Thị Thất, mẹ của anh Thanh thì cho hay gia đình đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ, cũng đã gọi trước người chuẩn bị khâm liệm cho những người xấu số ngay sau khi tàu vào bờ.

Quanh chiếc máy ICOM trong nhà chị Huệ - phương tiện duy nhất có thể liên lạc với ngoài khơi giờ đây có hàng chục người đang ngồi quanh ngóng chờ tin tức, mắt ai cũng đỏ hoe. Ngoài những người nhà của chị Huệ còn có một số người thân của những thủy thủ đi thoát chết trong chuyến đi định mệnh ấy. Lúc chúng tôi chuẩn bị ra về thì tin từ chiếc Icom báo về đã vớt thêm một số người, trong đó nhà của chị Huệ đã có đến 8 người. Không kìm nổi đau đớn, chị nức nở bên chiếc máy bộ đàm: "Trời ơi! Cố gắng tìm hết mấy anh em đi...".


Căng thẳng chờ tin từ chiếc máy ICOM tại nhà chủ tàu DNg 90199

Tin dữ lại về !....

Khi chiếc loa của cặp máy ICOM vang lên tiếng kêu của một ngư dân: "Tìm ra thằng Hoa rồi!" - cả căn phòng đột nhiên im lặng. Căng thẳng tột độ. Có thể anh Hoa còn sống? Ai cũng thầm hy vọng nhưng rồi tiếng khóc trong máy vang lên: "Hoa ơi! Hoa ơi!". Anh ruột của anh Hoa với tay vặn hết volume, hai hốc mắt ráo hoảnh, thẫn thờ... Thế rồi, tiếng khóc trong máy càng lúc càng to, kéo theo tiếng khóc của những người phụ nữ ngồi trong căn nhà có cặp ICOM ven biển Xuân Hà. Dù cách nhau đến hơn 400 hải lý nhưng người trên biển và người trên bờ đều chung một nỗi đau. "Hoa ơi là Hoa ơi! Hoa ơi là Hoa ơi!..". Cả căn nhà rúng động. Vợ anh ngất xỉu tại nhà, bặt tiếng im hơi...

Như vậy, sau mấy ngày mất liên lạc, con tàu ĐNg 90199 do anh Phạm Văn Hoa, 34 tuổi, làm thuyền trưởng đã được tìm ra. Nhưng anh Hoa đã ra đi, để lại hai con trai nhỏ dại và những người đang vớt xác anh trên vùng biển Đài Loan là những bạn nghề của một chiếc tàu thoát chết. Tôi nhìn đồng hồ, đúng 13 giờ 10 phút chiều 19/5. Anh Nguyễn Văn Đường, con trai của chủ tàu và là anh bà con cô cậu với anh Hoa, định thần cho biết, tàu đi đã một tháng, có trên 20 người, trong đó phần lớn bạn nghề câu mực quê ở Quảng


Người nhà các ngư dân bật khóc khi nghe tin vớt xác từ máy ICOM chiều ngày 19/5/2006 (ảnh: V.P.T)

 

 

Nam. Sau khi có tin bão, tàu ĐNg 90199 đã cùng nhiều tàu tấp an toàn vào một hòn đảo thuộc vùng biển Đài Loan nhưng sau đó 4 ngày không ngờ bão đổi hướng quật thẳng vào đảo gây ra thảm cảnh. Do tàu của anh Hoa bị chìm nên mấy ngày qua, cặp máy ICOM tại nhà anh Đường không còn liên lạc được với tàu mà chỉ bắt được sóng của những tàu thoát nạn và chỉ có thể nghe tiếng họ trao đổi với nhau khi đang cứu hộ. Để an lòng thân nhân ở nhà, họ thống nhất chỉ nói số lượng tàu chìm, số người chết, bị thương và thoát chết chứ không nói rõ tên.

...Rời những ngôi nhà đau đớn, chúng tôi đến UBND quận Thanh Khê. Ông Nguyễn Văn Thương, Chủ tịch UBND quận nhận định, khả năng cứu hộ của VN trong trường hợp này là bất khả, ngoài một số công điện đã được gửi đến các cơ quan chức trách của nước ngoài gần vùng biển xảy ra thảm nạn. Ông nói: "Cả quận Thanh Khê có trên 300 tàu thuyền, trong đó có hơn 200 tàu đánh bắt xa bờ. Hằng năm, quận chiếm 1/2 sản lượng hải sản đánh bắt của toàn thành phố". Rồi ông thở dài: "Khi nghe bão ở tọa độ hơn 13 vĩ bắc, tôi biết ngư dân mình bị nạn rồi!".

Đến 17 giờ 40 chiều 19/5, chúng tôi liên lạc trở lại với anh Nguyễn Văn Đường, được biết: đã vớt được tổng cộng 18 xác, đang vớt tiếp 2 xác nữa, như vậy là đã có 20 người thiệt mạng. Số nạn nhân này sẽ được đưa lên một tàu về Đà Nẵng, chiếc tàu này sẽ khởi hành lúc 20 giờ đêm 19/5, trong đó người lái tàu là anh Phạm Văn Xinh, anh ruột của anh Hoa. Riêng 7 người thoát chết, đã có 4 người được tàu Quảng Ngãi nhận ngoài biển, 3 người Đà Nẵng nhận nhưng chưa rõ tên tuổi.

Vũ Phương Thảo - Đặng Ngọc Khoa - N.Thế Thịnh