Vụ 42 hộ dân cầu Thủ Thiêm:
XIN HĂY CỨU GIÚP HỌ

 

Trong khi cả nước đang xúc động v́ thảm họa do cơn băo số 1 Chan Chu, th́ tại TP.Hồ Chí Minh có những mảnh đời khốn khổ khác chưa ai biết đến

Họ gồm hơn 100 con người là những người bộ đội, công nhân, lao động nghèo và các cháu thiếu nhi,…bị giải tỏa trắng bởi dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm, Tổ 17-KP2-Đường Ngô Tất Tố-P22-Q.B́nh Thạnh.

Đă hơn hai năm qua họ sống trong cảnh chờ đợi chính sách bồi thường, tái định cư hợp pháp từ phía Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng quận B́nh Thạnh (HĐBTGPMB). Chúng tôi được biết, thời gian qua HĐBTGPMB Quận B́nh Thạnh đă áp dụng chính sách hỗ trợ (không bồi thường) 10 triệu đồng/hộ và bán cho họ 1 căn hộ ở rất xa nơi ở hiện tại (Q.12) với số tiền 200-300 triệu đồng/căn, v́ cho rằng đất họ đang ở có nguồn gốc lấn chiếm.

Người dân không đồng t́nh với quyết định này nên họ đă liên tục khiếu kiện (có Đơn khiếu nại lần thứ 10 kèm theo).

Lư do họ đưa ra rất đơn giản là họ đă mua lại nhà của người khác và đă sinh sống ổn định từ trước 15/10/1993 (có một số ở từ năm 1965), từ đó đến nay không có tranh chấp nên họ phải được bồi thường thiệt hại về đất ở và được tái định cư tại chỗ theo quy định của Luật Đất đai và Phương án bồi thường tái định cư của dự án. Theo họ, việc di dời làm xáo trộn cuộc sống đă là thiệt tḥi rồi lại phải ôm số nợ tiền mua nhà tới 200-300 triệu đồng, trả góp trong 10 năm là điều không tưởng.

Được biết, từ tháng 10/2005 đến tháng 03/2006 UBND TP Hồ Chí Minh đă có 03 công văn xin ư kiến chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bồi thường cho những hộ dân này. Bộ cũng đă có 03 công văn trả lời chi tiết yêu cầu UBND TP.HCM bồi thường cho họ (Công văn số 4219/BTNMT-ĐĐ ngày 26-10-2005; Công văn Hỏa tốc số 744/BTNMT- ĐĐ ngày 27-02-2006 và Công văn số 1165/BTNMT-ĐĐ ngày 24/3/2006). Không hiểu v́ lư do ǵ mà chính quyền thành phố Hồ Chí Minh vẫn không chấp nhận bồi thường.

Trong khi chưa nhận bàn giao mặt bằng, chính quyền vẫn cho thi công và hậu quả đă làm 14 nhà bị sạt lở nghiêm trọng (quyết định cưỡng chế của UBND Q.B́nh Thạnh ngày 12/05/2006 xác nhận việc này).

Trước đó, ngày 20/03/2006 UBND Q.B́nh Thạnh đă ban hành các Quyết định về việc di dời khẩn cấp người và tài sản ra khỏi nhà tại khu vực có nguy cơ sạt lở cao đối với họ (thực chất để lấy mặt bằng thi công cầu).

Ngày 18/05/2006, UBND Q.B́nh Thạnh đă tiến hành cưỡng chế vắng mặt số hộ dân này khi họ đang đi kêu cứu ở Thành uỷ TP.HCM. Đồ đạc, tài sản của họ được đội cưỡng chế chở đi nơi khác. Trong khi chờ đợi trả lời khiếu nại của UBND Q.B́nh Thạnh, họ dựng lều ở lại và hiện đang sống trong điều kiện hết sức khó khăn. Trước việc oan ức này, họ lại bị Đài Truyền h́nh Việt Nam, cơ quan truyền thông lớn của Nhà nước đưa tin sai lệch, cho rằng người dân không chấp hành pháp luật (có Đơn kiến nghị kèm theo).

Do không có tiền bạc, tài sản, họ phải sống nhờ vào ḷng hảo tâm, thậm chí phải đi xin ăn qua ngày. Khi nắng, lúc mưa đối với họ đều khổ như nhau.
Và họ tiếp tục chờ đợi.
Xin hăy cứu giúp họ !

CÔNG MINH

ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP
(Lần thứ 10)
V/v: 42 hộ dân cầu Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh bị cưỡng chế, giải toả sai pháp luật

Kính gửi:
- Ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Ông Chủ tịch Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam;
- Ông Chủ tịch Quốc hội;
- Ông Thủ tướng Chính phủ;
- Ông Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra TƯ Đảng;
- Ông Bộ trưởng Bộ Công an;
- Ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường;
- Ông Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Ông Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội;
- Ông Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh;
- Ông Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh.

Chúng tôi gồm 42 hộ dân thuộc tổ 17, khu phố 2, đường Ngô Tất Tố, Phường 22, Quận B́nh Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, là cán bộ công nhân viên nhà nước, bộ đội chuyển ngành, công nhân viên quốc pḥng và bà con lao động nghèo, làm đơn này khẩn thiết tŕnh lên các ông cứu xét một việc vô cùng bất công và oan trái như sau:

Để thực hiện dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm, 42 hộ dân chúng tôi đă sinh sống ở đây từ trước ngày 15-10-1993, trong đó có một số hộ đă ở từ trước ngày có chính quyền cách mạng 30-4-1975 (có giấy tờ liên quan chứng minh), phải giải tỏa trắng, nhưng chính quyền địa phương đă liên tục ra lệnh cưỡng chế giải toả mà không thực hiện đền bù, tái định cư theo đúng Luật Đất đai 2003. Các hộ dân ở đây là mua lại nhà của người khác và đă tiến hành kê khai năm 1999, được UBND phường xác nhận không có tranh chấp. Nếu không có dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm, th́ chúng tôi sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà không phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

Sự việc đă kéo dài 2 năm qua, làm cho 42 hộ dân chúng tôi vô cùng đau khổ, bức xúc, ngày đêm lo sợ chính quyền, sống trong cảnh loạn lạc, oán hận. Từ tháng 2-2005 đến nay, chúng tôi đă liên tục gửi đơn khiếu nại, nhưng chính quyền làm ngơ, không trả lời theo đúng Luật định. Con đường khiếu nại theo đúng pháp luật của chúng tôi đang bị chặn đứng cùng với nguy cơ vĩnh viễn không được giải quyết thấu t́nh đạt lư (cũng như hàng trăm, ngh́n vụ việc khác). Những người có trách nhiệm không thèm đếm xỉa đến việc đền bù, tái định cư cho dân, mà chỉ biết ra lệnh cưỡng chế giải toả nhiều lần, vào các ngày 30-9-2005, ngày 26-02-2006, ngày 24-3-2006, ngày 05-5-2006 và ngày 12-5-2006.

Ngày 18-5-2006, chính quyền địa phương đă tiến hành cưỡng chế vắng mặt 7 hộ dân trong khi nhà họ khóa cửa, họ đang đi kêu cứu ở Thành uỷ TP Hồ Chí Minh. Một vài phụ nữ và con trẻ ở nhà phản đối hành vi trái pháp luật này đă bị bắt bớ, hành hung, đánh đập gây thương tích (có ảnh gửi kèm). Phóng viên báo chí bị ngăn cản, không cho tác nghiệp.

Đội cưỡng chế đă tịch thu toàn bộ tài sản, tiền bạc, tư trang cá nhân của người dân, đẩy người dân chúng tôi rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất. Trong khi tiếp tục chờ đợi giải quyết khiếu nại của Thành phố, người dân chúng tôi phải đi xin ăn qua ngày.

Trước đó, trong 2 ngày 26 và 27-02-2006, ông Nguyễn Văn Đua, Phó Chủ tịch và ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND TP HCM đă tuyên bố trước nhân dân và báo chí: Sẽ giải quyết bồi thường cho 42 hộ dân ngay sau khi có Công văn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mặc dù Bộ Tài nguyên và Môi trường đă có 3 Công văn yêu cầu thành phố đền bù cho chúng tôi theo đúng Luật Đất đai (Công văn số 4219/BTNMT-ĐĐ ngày 26-10-2005; Công văn Hỏa tốc số 744/BTNMT- ĐĐ ngày 27-02-2006 và Công văn số 1165/BTNMT-ĐĐ ngày 24/3/2006), nhưng đến nay, UBND TP HCM vẫn không thực hiện đền bù theo đúng luật và như đă hứa hẹn, mà liên tục thông báo cưỡng chế và đưa đi tạm cư.

UBND TP Hồ Chí Minh đă chỉ đạo và UBND quận B́nh Thạnh đă thực hiện một loạt hành vi sai trái dưới đây đối với 42 hộ dân chúng tôi:

Cố t́nh thi công xây dựng để tạo ra t́nh trạng nguy hiểm, trong khi chưa xem xét giải quyết quyền lợi hợp pháp của người dân, rồi lấy chính cớ đó để giải toả, di dời 12 trong số 42 hộ dân. Quyết định cưỡng chế hành chính giải toả nhà đất, nhưng lại được thể hiện dưới chiêu bài di dời, “bảo vệ” người dân khỏi t́nh trạng nguy hiểm do chính quyền chủ động tạo ra;

Không thực hiện việc kiểm kê, đánh giá tài sản để làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ di dời theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2003 (chỉ hỗ trợ di dời từ 10-20 triệu đồng/hộ, không công khai, minh bạch, trong khi con số nêu trong phương án bồi thường cho 264 hộ lên đến 366 tỷ đồng);

Không bồi thường về nhà ở và đất ở để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân theo khoản 1, Điều 42; khoản 4 và 6, Điều 50, Luật Đất đai, đồng thời đă được chỉ rơ tại mục 2, Công văn số 4219/BTNMT-ĐĐ ngày 26-10-2005; mục 1, 2, 3, 7, Công văn số 744/BTNMT-ĐĐ ngày 27-02-2006; mục 1, Công văn số 1165/BTNMT-ĐĐ ngày 24-3-2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Liên tục gây sức ép, đe doạ cưỡng chế giải toả, đuổi chúng tôi, những người dân vô tội, cùng ông bà già cả và con cháu thơ dại của chúng tôi ra đầu đường, xó chợ bất chấp ư kiến lên tiếng bênh vực người dân một cách hợp pháp và hợp lư của một loạt cơ quan như: Bộ Tài nguyên Môi trường, Báo Nhân Dân, Đài Truyền h́nh Việt Nam, Báo Lao Động, Báo Tiền Phong, Báo Công an TP HCM, Báo Người lao động,…). Muốn vào nhà tạm cư do chính quyền ép buộc, th́ chúng tôi “được nhận” món nợ từ 200 - 300 triệu đồng, phải trả trong 10 năm cộng với lăi suất. Như vậy, th́ chúng tôi phải lựa chọn sống vật vờ vô gia cư hay chết v́ gánh nợ quốc gia ?

Phủ nhận quyền pháp lư cơ bản của người đang sử dụng đất ở theo quy định tại Điều 42 của Luật Đất đai năm 2003, cũng như tại các văn bản chỉ đạo của của Đảng và văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ;

Đổ hết mọi sự khó khăn và hậu quả (do sự quản lư yếu kém, sai lầm, bất cập của chính quyền trong suốt mấy chục năm qua) lên đầu người dân. Cưỡng chế, giải toả trắng không cần biết đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng tối thiểu về chỗ ở của người dân vô tội;

Người ta đang tâm dùng quyền lực tước đoạt gần như toàn bộ tài sản do chúng tôi gây dựng cả đời bằng mồ hôi, nước mắt. Chúng tôi chỉ là những người dân ngụ cư nghèo khó, muốn làm người tử tế, lương thiện, muốn sinh sống ổn định hợp pháp, không hề lấn chiếm đất đai, không muốn gây khó cho Nhà nước; chỉ v́ nhu cầu mưu sinh, phải mua lại nhà đất của người khác, nhưng không được chính quyền hợp thức hoá v́ bị rơi vào quy hoạch treo (theo Quyết định số 3009/QĐ-UB ngày 26-11-1992 của UBND TP HCM). Chúng tôi vốn đă phải sống trong cảnh nghèo hèn, tầm thường trong một thành phố phồn hoa rực rơ, nhưng nay sự vô t́nh, vô nghĩa và vô lư đang nhẫn tâm đẩy chúng tôi vào cảnh ngộ khốn quẫn thảm thương.

V́ những lư do nói trên, chúng tôi kính đề nghị các ông, với lương tâm và trách nhiệm của những người lănh đạo Đảng và Nhà nước của dân, do dân, v́ dân, hăy cứu những người dân nghèo chúng tôi thoát khỏi nguy cơ bần cùng hoá, mất sạch nhà cửa, bị đẩy vào bước đường cùng, hoang mang tột độ, mất hết ḷng tin cuối cùng vào Đảng, Nhà nước.

Thử hỏi, tại sao có quá nhiều người dân không thể chấp hành đúng Pháp luật về nhà đất trong những năm qua ? Nếu chúng tôi có lắm tiền, nhiều của như một số quan chức, th́ đă chiếm được nhà cao cửa rộng, với mọi thứ giấy tờ đầy đủ, chứ không phải cam chịu t́nh cảnh mua bán trao tay như vẫn xảy ra. Không riêng ǵ 42 hộ dân chúng tôi, mà trên khắp đất nước này, c̣n hàng chục vạn trường hợp mua bán nhà đất, dù muốn sang tên cũng không ai cho, muốn đóng thuế cũng không xong, muốn Nhà nước che chở cũng không được và buộc phải rơi vào t́nh thế rơ ràng là hợp lệ, hợp lư nhưng cứ bị coi là bất hợp pháp. Luật Đất đai năm 2003 đă mở ra cho chúng tôi một lối thoát, đưa pháp luật trở về với cuộc sống, nhằm bảo vệ người tử tế, lương thiện. Nếu chính quyền vẫn coi chúng tôi là những người lấn chiếm đất đai, tức là coi chúng tôi như những kẻ cướp đất, th́ khác nào tiếp tục bảo vệ cho những điều bất công, vô lư, phi thực tế. Thậm chí, UBND thành phố c̣n cho rằng, đất “lấn chiếm” trước ngày 30-4-1975 (đất của chế độ nguỵ quân, nguỵ quyền) cũng không được bồi thường.

Chúng tôi hy vọng rằng, tiếng kêu của ḿnh không bị rơi vào tuyệt vọng như Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, đại biểu Quốc hội đă kêu trên mặt báo: “Tôi cứ băn khoăn suy nghĩ về hàng ngh́n, hàng vạn các đơn từ khiếu nại, tố cáo của những công dân b́nh thường không có luật sư nào, không có đoàn thể nào ở Trung ương bênh vực, không hiểu làm sao có thể giành giật được công lư”.