Pḥng Thông Tin PGQT Làm Tại Paris Ngày 24.11.2003

Một cán bộ cao cấp về Tôn giáo vận phủ nhận các lời tuyên bố  
của Nhị vị lănh đạo Hội Phật giáo Nhà nước  
Thích Thanh Tứ và Thích Trí Tịnh

 

Ngài Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tổ chức Phật giáo do Đảng và Nhà nước dựng lên năm 1981), trụ tŕ chùa Quán Sứ ở Hà Nội. Ngài cũng là Dân biểu Quốc hội Cộng sản. Trong mấy tuần lễ vừa qua, Ngài lên tiếng nhiều lần để bênh vực Đảng và Nhà nước trong việc thẳng tay đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đồng thời có những lời lẽ tố khổ, bất xứng với ngôn ngữ người tu hành đối với những bậc Cao tăng Phật giáo, như Ḥa thượng Thích Quảng Độ là một. Ngày 29.10 Ngài lên tiếng tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI, sang ngày 14.11, Ngài trả lời phỏng vấn các kênh truyền thông của Đảng và Nhà nước và được Viet Nam Net phổ biến. Trong bản Thông cáo báo chí phát hành ngày 17.11.2003, Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế đă có mấy điều thương xác* với Ngài Thích Thanh Tứ, để đau ḷng mà nhận ra rằng, v́ quá nặng ḷng với Đảng cộng sản, Ngài phạm giới cấm thứ ba trong Ngũ giới của người Phật tử, là giới cấm vọng ngữ (không được nói dối).

Ngài Thích Trí Tịnh, vốn là một trong những bậc Cao tăng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trước năm 1975, nhưng nay Ngài đă sang thuyền khác phục vụ trong Hội Phật giáo Việt Nam (mà quần chúng gọi là Giáo hội Phật giáo Nhà nước) ở chức vụ Đệ nhất Phó Pháp chủ của hội này. Vừa qua Ngài tuyên bố trên báo Giác Ngộ, rồi được Việt Nam Thông tấn xă dịch đăng trên báo Thư tín Việt Nam (Le Courier du Vietnam) hôm 21.11.2003. Lời tuyên bố này lập lại lời Ngài Thích Thanh Tứ về tính "chính thống và độc tôn" của cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam (danh xưng mà Bộ Ngoại giao và Ban Tôn giáo gọi là "Hội Phật giáo Việt Nam" khi dịch ra ngoại ngữ và do Đảng cho ra đời năm 1981). Ngài Trí Tịnh kể chi tiết thành lập theo giai thoại mới mà Ngài đóng một vai khá chủ yếu, Ngài nói: "Năm 1979, một cơ duyên là Phật giáo một số nước đặt vấn đề muốn sang thăm Phật giáo Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra với hơn 10 tổ chức hệ phái th́ tổ chức hệ phái nào đại diện cho Phật giáo Việt Nam tiếp Phật giáo nước bạn đến thăm? Chính từ những yêu cầu đó, Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam ra đời. (...) Sau ba năm tiếp xúc, thăm ḍ dư luận, trao đổi với các hệ phái, tổ chức Phật giáo, đầu năm 1981, tôi và một số vị tôn túc có cuộc họp tại chùa Quán Sứ (Hà Nội); sau khi bàn thảo đă đi đến quyết định tổ chức Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam và tôi lănh trách nhiệm soạn thảo nội dung cho Đại hội". (...) Ngày nay, trải qua 22 năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đă có một vị trí quan trọng trong ḷng dân tộc và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp trong nước cũng như ngoài nước. (...), Gíao hội Phật giáo Việt Nam hiện nay như một vườn hoa đầy hương sắc (...) Giáo hội chúng ta đă qua năm lần đại hội, đầy đủ tính pháp nhân pháp lư, là một tổ chức có đủ điều kiện để phát triển. (...) Đây là giáo hội có một thể thống nhất từ trước đến nay trong lịch sử Phật giáo".

Không hiểu rằng trước năm 1975 tại Việt Nam Cộng ḥa, khi các Phái đoàn Phật giáo quốc tế đến thăm viếng Phật giáo Việt Nam th́ tổ chức nào đứng ra tiếp đón ? Có phải chăng là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà Ngài Thích Trí Tịnh có vai vế đại diện cao cấp, và là một Giáo hội ở chỉnh thể thống nhất cũng như đại biểu cho 11 giáo hội, hội đoàn, môn phái của Phật giáo Việt Nam ? Có lẽ nào Ngài Trí Tịnh mau quên ?

Kinh Phật có dạy: y pháp bất y nhân, nghĩa là nghe và tin vào giáo pháp của Đức Phật nhưng không phụ tùng vào cá nhân, dù cá nhân ấy nói lên tiếng nói của chánh pháp. Đối với hai Ngài Thích Thanh Tứ và Thích Trí Tịnh, chúng tôi tin tưởng, đề cao công đức hai Ngài trong công cuộc hoằng dương đạo Phật. Tuy nhiên không v́ công đức Phật Pháp của hai Ngài mà chúng tôi lệ thuộc theo con đường chính trị phục vụ ư thức hệ Mác Lê đă lỗi thời trên thế giới của hai Ngài.

Cũng vậy, chúng tôi không muốn đôi co, lời qua tiếng lại với hai Ngài lănh đạo Giáo hội Phật giáo của Đảng và Nhà nước. Bởi v́ đă có một cán bộ cao cấp, do Đảng chỉ thị làm công tác Dân vận và Tôn giáo vận, đề cập tới vấn đề "thống nhất Phật giáo" mà hai Ngài tuyên dương. Cán bộ cao cấp này tên là Đỗ Trung Hiếu. Năm 1979, ông Hiếu nhận chỉ thị trực tiếp từ ông Xuân Thủy, rồi ông Nguyễn Văn Linh và ông Trần Quốc Hoàn để "thống nhất Phật giáo" trong mục tiêu biến Phật giáo thành công cụ chính trị cho Đảng. Nói rơ là thứ Phật giáo bù nh́n làm tay sai, khuyển mă cho chính trị phi dân tộc, phi Phật giáo, chứ không là nền Phật giáo cứu khổ và giải thoát chúng sinh có truyền thống cao cả gần ba ngh́n năm nhân loại.

V́ vậy, chúng tôi nhường lời cho ông Đỗ Trung Hiếu, vị kiến trúc sư của cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tức Hội Phật giáo Việt Nam mà quần chúng trong nước gọi qua danh xưng Giáo hội Nhà nước hay Giáo hội Quốc doanh). V́ ông Hiếu thống hối và can đảm viết ra sự thực, v́ ông Hiếu dám yêu sách Đảng phải trả Phật giáo lại cho Phật giáo, mà ông gọi là "CÁI G̀ CỦA CESAR HĂY TRẢ LẠI CHO CESAR", nên ông Hiếu đă bị bắt, bị kết án 18 tháng tù. Tài liệu này được Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế ra thông cáo báo chí phát hành ngày 21.5.1995. Nay đọc lại vẫn thấy mới, vẫn có cơ sở để hiểu nguyên nhân và chính sách bất biến của Hà Nội nhằm tiêu diệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, điều càng thấy rơ từ biến cố tháng 10 vừa qua. Vô h́nh trung, thông cáo báo chí phát lộ tài liệu của ông Đỗ Trung Hiếu trở thành lời phủ nhận đanh thép các lời tuyên bố dối gạt của hai Ngài Thích Thanh Tứ và Thích Trí Tịnh. V́ vậy, chúng tôi cho đăng lại toàn văn bản thông cáo báo chí nói trên để rộng đường dư luận:

Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế vừa nhận được một tập tài liệu quan trọng về Phật giáo Việt Nam với lời ghi kèm: "Để cúng dường Phật Đản năm nay, 1995". V́ không có liên hệ với ông Đỗ Trung Hiếu, tác giả tập tài liệu, nên chúng tôi không biết do ông Hiếu hay do một người nào khác từ Việt Nam gửi tới. Tài liệu viết xong cách đây một năm, ngày kết thúc là: "Phật Đản 2538, ngày 15.4 Giáp Tuất (25.5.1994)".

Ông Đỗ Trung Hiếu, bí danh Mười Anh, người Quảng trị, đảng viên cộng sản thâm niên, được Đảng giao làm công tác Tôn giáo vận. Trước 1975, làm Trưởng ban Trí Trẻ (vận động trí thức, sinh viên, học sinh) khu Saigon - Gia Định, công tác dưới quyền của Khu ủy Trần Bạch Đằng. Sau 1975, ông được Xuân Thủy rồi Nguyễn Văn Linh và Trần Quốc Hoàn trực tiếp giao phó nhiệm vụ "thống nhất Phật giáo", mà thành quả là sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Nhà nước) ngày 4 tháng 11 năm 1981 tại Hà Nội. Chính ông Xuân Thủy, người điều khiển Phái đoàn Hà Nội tại ḥa hội Paris cuối thập niên 60, bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận và Mặt trận Trung ương, kiêm bí thư Đảng Đoàn Ủy ban Mặt trận Trung ương, đă triệu ông Hiếu từ Saigon ra Hà nội đầu năm 1979 và giao cho ông Hiếu chức Chính ủy của Đoàn công tác thống nhất Phật giáo Việt Nam.

 Qua tập tài liệu 50 trang đánh máy, khổ A4, mang tựa đề "Thống Nhất Phật giáo", ông Đỗ Trung Hiếu cho biết chi tiết từng tên tuổi các vị lănh đạo Đảng đến hàng giáo phẩm cao cấp Phật giáo, theo hoặc chống, trong quá tŕnh thống nhất Phật giáo, do Đảng chủ trương, từ sau ngày Saigon sụp đổ năm 1975.

Ông Hiếu cho biết một cách chính xác chủ trương của Trung ương Đảng và Ban Dân vận Trung ương về vấn đề thống nhất Phật giáo: "Nội dung đề án là biến hoàn toàn Phật giáo Việt Nam thành một hội đoàn quần chúng. C̣n thấp hơn hội đoàn, v́ chỉ có Tăng, Ni, không có Phật tử; chỉ có tổ chức bên trên không có tổ chức bên dưới, tên gọi là Hội Phật giáo Việt Nam (...) Nội dung hoạt động là lo việc cúng bái chùa chiền, không có hoạt động ǵ liên quan tới quần chúng và xă hội (...) Lấy chùa làm cơ sở chứ không phải lấy quần chúng Phật tử làm đơn vị của tổ chức Giáo hội". Ông nhận định về sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Nhà nước) tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, ngày 4.11.1981, như sau: "Thực sự đại biểu là giữa Phật giáo của ta và Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam đều là đại biểu dự Đại hội, trong đó đại biểu của ta đa số. Chín tổ chức và hệ phái Phật giáo, Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một, c̣n lại tám với những danh nghĩa khác nhau, nhưng tất cả đều hoặc là ta hoặc là chịu sự lănh đạo của Đảng". (...) "Cuộc thống nhất Phật giáo lần này bên ngoài do các ḥa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá tŕnh thống nhất để nắm và biến tướng Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nh́n của Đảng".

Kể từ Chỉ thị số 20 do ông Trần Xuân Bách thảo và Bí thư thứ nhất Lê Duẩn kư năm 1960, chủ trương trên đây là lập trường bất biến của Đảng và Nhà nước cộng sản đối với Phật giáo. Chính ông Xuân Thủy tŕnh bày và nhấn mạnh trong cụ thể cho Đỗ Trung Hiếu khi bàn giao nhiệm vụ :

"Việc thống nhất Phật giáo Việt Nam theo tôi biết, Đảng chủ trương thống nhất Phật giáo của ta với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khối Ấn Quang. Phật giáo của ta là Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (ở miền Bắc) và Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước ở miền Nam. Ở miền Bắc, phật tử đă vào các đoàn thể quần chúng hết rồi, chỉ c̣n những cụ già đi lễ bái ở chùa ngày rằm, mồng một, theo tục lệ cổ truyền. Sư tiêu biểu thật hiếm. Cụ Trí Độ đă luống tuổi, quanh đi quẩn lại vẫn cụ Phạm Thế Long, nhưng khả năng đức độ của cụ ảnh hưởng trong nước và quốc tế hạn chế. Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước có khá hơn một tí. Cụ Minh Nguyệt (đảng viên cộng sản, theo ô. Hiếu) có thành tích ở tù 15 năm Côn Đảo, cụ Thiện Hào (đảng viên cộng sản, theo ô. Hiếu) có thành tích đi kháng chiến, nhưng điều phật tử cần ở nhà Sư, cả hai cụ đều hạn chế.

"Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khối Ấn Quang là một tổ chức tôn giáo và tổ chức quần chúng mang tính xă hội chính trị có màu sắc dân tộc, thu hút đông đảo quần chúng và có uy tín trên thế giới, nhiều nhà sư tài giỏi. Nếu thống nhất theo Kiến nghị của cụ Đôn Hậu, có nghĩa là giải thể Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước, sát nhập Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (ở Miền Bắc) vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chịu sự lănh đạo của họ. Như thế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phát triển ra toàn lănh thổ Việt Nam chứ không chỉ ở miền Nam như trước năm 1975.

"Quan trọng là Đảng không bao giờ lănh đạo được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà ngược lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trở thành một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng, là một tổ chức có áp lực chính trị thường trực với Đảng và chính phủ Việt Nam.

"Thống nhất theo dự án của ban Tôn giáo chính phủ chưa ổn lắm, v́ chung qui cũng đưa các cụ ở Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (của Đảng ở miền Bắc) và Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước (của Đảng ở miền Nam) xách cặp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mà thôi. Bởi v́ các cụ ta đứng gần Thượng tọa Thích Trí Quang sẽ bị hút vào tay áo tràng của Thượng tọa hết".

Với một chủ trương như thế, những cuộc đàn áp gay gắt từ sau năm 1975 đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trở thành dễ hiểu. 12 Tăng, Ni tự thiêu tập thể tại chùa Dược Sư ở Cần Thơ ngày 2.11.75 là phản ứng chống đối quyết liệt đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại miền Nam. Và đặc biệt những biến động, bố ráp, bắt bớ Tăng, Ni, Phật tử trong 3 năm vừa qua càng minh chứng rơ hơn cho chủ trương này.

 Ngoài ra, ông Đỗ Trung Hiếu c̣n tiết lộ lập trường bên phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà đại biểu là hai vị lănh đạo cao cấp: Cố Đại lăo Ḥa thượng Thích Đôn Hậu và Ḥa thượng Thích Trí Quang. Hiển nhiên, đối với chư vị lănh đạo bị cầm tù như nhị vị Ḥa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ... không có tiếng nói ở đây. Ḥa thượng Đôn Hậu bị phe Cách mạng cưỡng ép đưa lên núi sau vụ Tết Mậu Thân ở Huế và đem ra Hà Nội trong thời gian chiến tranh, gán cho chức Ủy viên Cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa miền Nam; năm 1976 là đại biểu Quốc hội khóa 6 và Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc. Nhưng một thời gian sau, để phản đối việc chính quyền cộng sản đàn áp Phật giáo ở miền Nam, Ḥa thượng Đôn Hậu đă công khai bằng văn thư từ bỏ hết mọi danh vị và chức tước bị gán nói trên. Theo ông Hiếu, Cố Đại lăo Ḥa thượng Thích Đôn Hậu cực lực chống đối việc thống nhất Phật giáo để làm công cụ chính trị cho đảng cộng sản. Ngài "giữ vững lập trường này cho đến ngày viên tịch (23.4.92)", ông Hiếu viết. Cố Ḥa thượng Đôn Hậu nêu rơ lập trường này trong bản Kiến nghị gửi các ông Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh và Phạm Văn Đồng, liền "sau ngày giải phóng (miền Nam)" năm 1975. Ông Hiếu cho biết: "Đảng từ chối đề án thống nhất Phật giáo của Ḥa thượng Thích Đôn Hậu và gán cho Ḥa thượng có ư đồ xấu, chống Đảng và Nhà nước Việt Nam cộng sản".

 Hai mươi năm vừa qua, Ḥa thượng Trí Quang giữ im lặng, không cộng tác với chính quyền, cũng không tham dự cuộc "thống nhất Phật giáo" do Đảng chủ mưu. Nhưng cũng không tham gia vào công cuộc giải trừ Pháp nạn do Giáo hội đề xướng. Nhờ tài liệu của ông Đỗ Trung Hiếu mà người ta biết rơ lập trường của Ḥa thượng Thích Trí Quang đ̣i hỏi thống nhất Phật giáo qua yêu sách Bốn điểm sau đây, mà cũng là lập trường bất biến của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trên hai yêu sách cơ bản, là độc lập với chính trị của Đảng-Nhà nước và việc Giáo hội là chủ quyền tự quyết của chư Tăng Ni và Phật tử :

"Về mặt ĐẠO, thống nhất Phật giáo Việt Nam tức là phát huy bản sắc duy nhất của đạo Phật là Giác ngộ, Giải thoát, và tôn trọng phương tiện tu hành của mỗi hệ phái. Thực chất chỉ có Nam tông, Bắc tông. Việt Nam có cả hai. Các nước khác có Nam tông, không có Bắc tông hoặc ngược lại.

"Về mặt TỔ CHỨC, thống nhất Phật giáo Việt Nam tức là Phật giáo Việt Nam chỉ có một tổ chức có tư cách pháp nhân ở trong nước và quan hệ với quốc tế. Tổ chức Phật giáo đó có hệ thống thông suốt từ Trung ương đến địa phương cơ sở. Tất cả chịu sự lănh đạo, chỉ đạo duy nhất của Trung ương. Các hệ phái được quyền giữ phương tiện tu hành riêng, nhưng phải nằm trong và chịu sự lănh đạo chung của tổ chức.

"Về mặt XĂ HộI, thống nhất Phật giáo Việt Nam tức là mọi hoạt động xă hội và tham gia các hoạt động xă hội phải tuân theo sự lănh đạo của Trung ương Giáo hội, độc lập và phù hợp với Giáo lư đức Phật.

"Về NHÂN SỰ, thống nhất Phật giáo Việt Nam tức là các vị Cao Tăng đức độ được Tăng, Ni, Phật tử cả nước tín nhiệm, cung thỉnh và suy cử, chứ không phải là sự thỏa thuận hoặc áp đặt theo yêu cầu chính trị.

"Nói chung, thống nhất Phật giáo Việt Nam là tăng cường sự thanh khiết và sức mạnh của Phật giáo Việt Nam chứ không phải là làm bài toán cộng".

Đương nhiên Đảng và Nhà nước bác bỏ lập trường thống nhất theo Bốn điểm đúng chính của Phật giáo trên đây. Nên cuộc đàn áp Phật giáo nói chung, truy triệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói riêng, mới tiếp diễn hung hăn cho đến hôm nay.

Đặc biệt ông Hiếu c̣n cho biết thái độ của Đảng đối với Ḥa thượng Trí Quang. Trả lời câu hỏi "Nghĩ sao về Thích Trí Quang ?", ông Hiếu đáp: "Anh Tư Ánh (Trần Bạch Đằng) nói anh Út (Nguyễn Văn Linh) giận Thích Trí Quang lắm, và Mặt trận Giải phóng miền Nam chưa hề thua ai, thế mà Trí Quang cho đo ván ba lần. Ba lần đó Thích Trí Quang đă cứu Mỹ ngụy một cách nhẹ nhàng. Bao nhiêu triệu dollars mới trả nổi những đ̣n chiến lược đó ?".

Ba lần đo ván đó là những lần nào ? Đỗ Trung Hiếu kể cho ông Xuân Thủy nghe điều mà Nguyễn Văn Linh, nguyên Bí thư Trung ương cục miền Nam phản ảnh:

"Năm 1964 nhân trận lụt lớn ở miền Trung, quân Giải phóng chuẩn bị nhổ các đồn bót ngụy, thượng tọa Trí Quang nêu khẩu hiệu "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cứu lụt". Cờ 5 màu dựng trên các ca nô, tàu, máy bay, trực thăng cứu sạch bọn ngụy quân. Cũng năm 1964, nhân dân phẫn nộ trước chính quyền quân phiệt ngụy, Mặt trận Giải phóng miền Nam nêu khẩu hiệu chống quân phiệt để đẩy mạnh Phong trào đô thị, thượng tọa Trí Quang lập Hội đồng Nhân dân Cứu quốc miền Trung đ̣i Chính phủ Dân sự, gom hết quần chúng về phía ḿnh và đạp xẹp khẩu hiệu của ta. Năm 1965, Mỹ đổ quân trắng trợn xâm lược miền Nam Việt Nam. Mặt trận Giải phóng miền Nam đẩy mạnh Phong trào Chiến tranh Cách mạng chống Mỹ xâm lược, thượng tọa Trí Quang nêu khẩu hiệu "Cầu nguyện Ḥa b́nh" làm hạn chế cuộc chiến tranh chống Mỹ của ta".

 Các đảng viên ngày nay nghĩ về Đảng ḿnh như thế nào ? Ư kiến ông Đỗ Trung Hiếu là : "Bộ chính trị là một tập thể mỗi-người-làm-mỗi-cách theo ư của Tổng Bí thư. Ban Bí thư cũng là một tập thể mỗi-người-cát-cứ-một-lĩnh-vực theo sự chỉ huy của Tổng Bí thư, và Tổng Bí thư là tập trung dân chủ. Một chế độ vừa độc tài vừa phong kiến khủng khiếp". Ông Nguyễn Quang Huy, cán bộ phụ trách Dân vận và Tôn giáo vận ở miền Bắc, th́ chua cay tâm sự với ông Hiếu: "Đảng không phải là của ḿnh, mà là của mấy ổng, chỉ là của mấy ổng thôi, dù ḿnh là đảng viên. Tất cả đảng viên chỉ là con cờ cho mấy ổng sử dụng thôi".

 Kết thúc bản tài liệu "Thống nhất Phật giáo", ông Đỗ Trung Hiếu răn đe Ban Bí thư Đảng :

"Nếu làm giám đốc một công ty, sai, bị lỗ đôi ba tỷ đồng, gây đau khổ đấy. C̣n lĩnh vực này (tôn giáo), sai, ít nhất gây buồn phiền đau khổ cho biết bao triệu con người, lớn hơn là làm cho nhiều người bị tù đày chết chóc. Điều đó không lấy ǵ và làm sao bù đắp được. Tốt nhất các anh nên suy nghĩ thật chín chắn, phác họa một đề án chiến lược hợp ḷng dân trên nguyên tắc CÁI G̀ CỦA CESAR HĂY TRẢ LẠI CHO CESAR (...) Các anh nhớ đừng làm ǵ để họa cho Dân tộc, gây đau khổ cho đồng bào các tôn giáo. Nghiệp báo đời đời".