********************************************************************************
Pḥng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
International Buddhist Information Bureau
Bureau International d'Information Bouddhiste
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 63 - 94472 Boissy Saint Léger cedex ( France ) - Tel.: ( Paris ) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : ubcv.ibib@buddhist.com
Web : http://www.queme.net
********************************************************************************

 

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 2.9.2006

Bắc Nam đều ước nguyện một nền Dân chủ đa nguyên cho đất nước : Thư trao đổi giữa Ḥa thượng Thích Quảng Độ và Giáo sư Hoàng Minh Chính

 

Ḥa thượng Thích Quảng Độ vừa gửi đến Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế sáng hôm nay, ngày 2.9.2006, hai bức thư trao đổi giữa Ḥa thượng và Giáo sư Hoàng Minh Chính. Dù là hai bức thư riêng trao đổi giữa hai vị, và Pḥng chúng tôi chỉ nhận được để am tường hầu theo dơi các sự vụ. Nhưng chúng tôi nhận thấy rằng hai bức thư không c̣n là chuyện riêng tư, mà vô h́nh trung nói lên ước vọng thầm kín nhưng nung nấu của toàn dân từ Bắc đến Nam . Ư nghĩa hơn nữa, là nhân dân miền Bắc sống và bị cưỡng bức tiếp thu ư thức hệ Cộng sản suốt 51 năm ṛng ră (1955-2006), nhân dân miền Nam th́ lâm cảnh tương tự từ 1975 đến nay, nghĩa là 31 năm ṛng ră. Thế nhưng sự sàng lọc trí tuệ của con cháu Vua Hùng lại đồng quy về một mối, một điểm tối hậu : không chấp nhận chế độ độc tài toàn trị, mà ước ao ngưỡng vọng trong thầm kín hay trong nói năng, hành động, cho một nền Dân chủ đa nguyên, đa đảng. Kể từ "Lời Chúc Xuân năm Ất Dậu" (2005) của Ḥa thượng Thích Quảng Độ gửi đến quư vị nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ và đồng bào các giới trong và ngoài nước kêu gọi nỗ lực dân chủ hóa Việt Nam, th́ từ đó đă được nhân dân các giới hưởng ứng, và một phong trào dân chủ lớn rộng dưới nhiều h́nh thái đồng thanh cất tiếng và ra đời.

 

Hai bức thư trao đổi mà chúng tôi đăng tải dưới đây nói lên Dân thức Việt Nam ngày nay vào đầu thế kỷ XXI, năm 2006.

 

Chính v́ Dân thức thâm sâu và mănh liệt này, mà công luận thế giới đă cực kỳ quan tâm hậu thuẫn phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam thông qua những lời tuyên bố, kèm với nhiều áp lực mà chính giới Âu, Mỹ, Á không ngừng giáng xuống nhà cầm quyền Hà Nội. Công luận ấy kết tinh vào sự kiện ngày 5.4.2006, trên 600 đại biểu thuộc 125 quốc gia họp Đại hội Phong trào Dân chủ Thế giới tại thủ đô Istanbul trao Giải Dũng khí Dân chủ (Democracy Courage Tribute) cho hai nhà dân chủ dũng cảm Việt Nam : Ḥa thượng Thích Quảng Độ và Giáo sư Hoàng Minh Chính. V́ lư do khách quan không thể đến Istanbul nhận giải, ông Vơ Văn Ái đă thay mặt hai ngài nói lên lời cảm tạ, qua đó nhấn mạnh đến sự kết liên Nam Bắc cho tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam .

 

Dưới đây, Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin công bố 2 bức thư trao đổi giữa Giáo sư Hoàng Minh Chính và Ḥa thượng Thích Quảng Độ cùng phụ lục lời phát biểu của ông Vơ Văn Ái tại Đại hội Dân chủ Thế giới ở thủ đô Istanbul.

 

Điều không thể không buồn cho hiện trạng thông tin trong nước ở kỷ nguyên các xa lộ thông tin thênh thang bùng vỡ trên địa cầu : bức thư Giáo sư Hoàng Minh Chính gửi Ḥa thượng Thích Quảng Độ từ Hà Nội hôm 1.8.2006, mà 28 ngày sau mới đến Saigon !

 

 

Điện thư cảm ơn Ḥa thượng Viện trưởng Thích Quảng Độ

 

 

"Hà Nội, ngày 1.8.2006

"Kính Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ,

 

"Đảng Dân Chủ Việt Nam phục hoạt ngày 01-06-2006 và cách tân thành Đảng Dân Chủ Việt Nam (XXI) - một Đảng kiểu mới của thế kỷ XXI - tính tới hôm nay 01-8-2006 vừa tṛn 2 tháng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự khích lệ nồng nhiệt của quí Đại lăo Ḥa Thượng trước cũng như sau ngày Phục họat và Cách tân của Đảng chúng tôi.

 

 Chúng tôi vẫn nhớ trong Thư Chúc Xuân Ất Dậu, 2005, Ḥa thượng đă nói chí lư rằng :

 

"Không c̣n con đường nào khác ngoài con đường Dân chủ đa nguyên để tái thiết đất nước. Chúng tôi không làm chính trị. Nhưng chúng tôi phải có thái độ chính trị. Thái độ này thể hiện giáo lư nền tảng của đạo Phật, là cứu chúng sinh ra khỏi mọi nạn ách, khổ đau để tạo điều kiện giác ngộ… Bối cảnh nước ta ngày nay, theo tôi, chỉ cần một đảng tả khuynh, một đảng hữu khuynh, một đảng trung ḥa đại diện cho các ḍng suy nghĩ chính lưu… Phải có Dân chủ đa nguyên th́ mới giải quyết mọi vấn nạn bế tắc từ 30 năm qua trên đất nước. Pháp nạn của Giáo hội chúng tôi cũng tùy thuộc công cuộc dân chủ hóa này để được giải trừ ...

 

"Chẳng nên nghĩ rằng hễ có công an cho đông, nhà tù cho nhiều, và quân đội hùng mạnh là sẽ giữ được quyền bính măi măi. Chỗ dựa vững chắc nhất của một chế độ chính trị là ḷng dân."

 

Đảng Dân Chủ Việt Nam (XXI) rất nhất trí với triết lư chính nghĩa như trên của quí Ḥa thượng và coi đó là chính lưu tuyệt hảo cho dân tộc trong buổi nhiễu nhương, dân mất ḷng tin vào tương lai đất nước do Đảng Cộng sản áp đặt ách độc tài toàn trị lên đầu lên cổ toàn dân ta.

 

Xin chân thành cảm ơn Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ điều chân lư Ngài đă vạch ra và cũng chính là con đường từ bi hỷ xả, tất cả v́ chúng sinh Ngài đang đi tới cùng.

 

Kính chào trân trọng

Hoàng Minh Chính

Tổng Thư kư Đảng Dân Chủ Việt Nam (XXI)"

 

 

Thư hồi âm của Ḥa thượng Thích Quảng Độ :

 

"Sài G̣n, ngày 28 tháng 8 năm 2006.

Kính gửi Giáo sư Hoàng Minh Chính,

Tổng thư kư Đảng Dân Chủ Việt Nam (XXI)

Hà Nội.

 

Thưa Giáo sư,

 

Tôi hân hạnh nhận được thư của Giáo sư đề ngày 01.08.2006, mà măi hôm nay (28.8) mới đến ! Tôi xin chân thành đa tạ về những t́nh cảm thâm hậu Giáo sư đă dành cho tôi. Tôi rất vui được Giáo sư trích dẫn một đoạn trong bức Thư Chúc Xuân Ất Dậu (2005) của tôi gửi giới nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ… Đó là đoạn quan trọng nhất trong bức thư và tôi cũng rất mừng là đă thấy dấu hiệu được đáp ứng.

 

Vấn đề đa nguyên đa đảng nay đă là xu thế thời đại và toàn cầu, không một sức mạnh nào, dù tàn bạo đến mấy đi nữa, cũng chẳng thể ngăn cấm được. Nó như một ḍng nước, nếu ta muốn nó chảy tới một cách êm đềm, xuôi ḍng th́ ta phải khơi rộng ra, chứ nếu ta dại dột be bờ chặng nó lại, th́ tất yếu sẽ xảy ra t́nh trạng "tức nước vỡ bờ", tai hoạ sẽ không thể lường trước được.

 

Cũng thế, ḍng nước Dân Chủ Đa Nguyên ở Việt Nam hiện nay đă bắt đầu chảy róc rách. Tôi hy vọng Đảng Cộng sản Việt Nam ư thức được vấn đề đó và tạo điều kiện cho trào lưu Dân Chủ Việt Nam được thành h́nh và phát triển rộng răi, êm thắm. Tôi cũng rất mong rồi đây các đảng phái khác cũng sẽ xuất hiện để cùng với đảng Dân Chủ Việt Nam (XXI) của Giáo sư góp phần mưu cầu lợi ích lớn nhất cho đất nước và thật sự mang lại tự do, dân chủ, hạnh phúc, an vui cho toàn thể dân tộc Việt Nam . Chúng tôi sẽ hết ḷng ủng hộ quư vị trong sự nghiệp lớn lao này.

 

Kính chúc Giáo sư và quư quyến luôn dồi dào sức khoẻ, an khang hạnh phúc. Chúc Đảng Dân Chủ Việt Nam (XXI) mạnh tiến trên đường Dân chủ hoá đất nước.

 

Kính thư,

Sa môn Thích Quảng Độ

 

 

Giải Dũng khí Dân chủ (Democracy Courage Tribute)

 

Thay mặt Ḥa thượng Thích Quảng Độ và Giáo sư Hoàng Minh Chính nhận Giải Dũng khí Dân chủ (Democracy Courage Tribute) ngày 5.4.2006 tại thủ đô Istanbul, ông Vơ Văn Ái, Chủ tịch "Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam" đáp từ cảm tạ. Sau dây là bản dịch Việt ngữ lời cảm tạ :

 

"Thay mặt Ḥa thượng Thích Quảng Độ và Giáo sư Hoàng Minh Chính, tôi chân thành cảm tạ Phong trào Dân chủ Thế giới và tất cả các bạn Dân chủ có mặt đông đảo hôm nay để vinh danh hai người Việt Nam dũng cảm.

 

"Năm nay là năm quan trọng cho Việt Nam . Tháng 11 sắp tới, Tổng thống Hoa Kỳ, George W. Bush, sẽ đến Hà Nội tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC. Vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao danh sách 23 tù nhân chính trị và tôn giáo để yêu cầu Hà Nội trả tự do cho họ trước khi Tổng thống Hoa Kỳ sang Việt Nam. Cuộc vinh danh hôm nay đang chiếu sáng vào thân phận của những kẻ tù đày, và đặt nặng vấn đề dân chủ trong nghị tŕnh chính trị.

 

"Bằng sự vinh danh hai vị, các bạn không chỉ cứu sống sinh mệnh họ, mà đồng thời, các bạn đang ra tay đẩy mạnh tiến tŕnh dân chủ, và đẩy lùi các thế lực áp bức tại Việt Nam.

 

"Từ hai ngh́n năm lịch sử, Việt Nam là một quốc gia thống nhất, có cùng ngôn ngữ, có chung một nền văn hóa. Nhưng tranh chấp ư thức hệ đă chia cắt đất nước chúng tôi làm đôi, Bắc và Nam, chia rẽ nhân dân, bắt họ phải sống cách biệt dưới những thể chế chính trị khác nhau.

 

"Hai nhà ly khai mà các bạn vinh danh hôm nay, Ḥa thượng Thích Quảng Độ và Giáo sư Hoàng Minh Chính phản ảnh sự phân đôi chính trị này. Ḥa thượng Thích Quảng Độ sống ở miền Nam, tượng trưng cho cuộc đấu tranh của Phật giáo đồ, một xă hội dân sự lớn nhất, mà cũng là một phong trào dân chủ đầy năng lực. Giáo sư Hoàng Minh Chính sống ở miền Bắc, đang phát ngôn cho những thế hệ cựu đảng viên và giới ly khai Cộng sản, là người không ngừng kêu gọi cải cách dân chủ.

 

"Khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, đảng Cộng sản thống nhất hai miền Nam Bắc, nhưng không thống nhất được ḷng dân. Hôm nay đây, bằng sự vinh danh hai nhà dân chủ Việt Nam như hai thành viên của cộng đồng dân chủ toàn cầu, các bạn đánh dấu sự kết liên trong phong trào dân chủ Việt Nam, và cũng bằng cách đó, các bạn đă thành công việc mà người Cộng sản thất bại : Đó là thống nhất ḷng người Việt Nam.

 

"Phải chi Ḥa thượng Thích Quảng Độ và Giáo sư Hoàng Minh Chính có mặt hôm nay nhỉ ! Đây là điều tôi mơ ước xiết bao. Tôi mơ ước hai vị được nh́n tận mắt Đại hội huy hoàng của những nhà dân chủ trên thế giới tổ chức tại Istanbul . Đại hội sẽ làm cho hai vị nhận ra một điều, đó là hai vị không cô độc, và chẳng có ǵ ngăn cản được bước tiến của dân chủ trên mặt địa cầu.

 

"Thật là điều ngạc nhiên kỳ diệu đối với tôi khi nghe tin Phong trào Dân Chủ Thế giới lấy quyết định vinh danh hai nhà dân chủ dũng cảm Việt Nam sau nhiều tháng nghiên cứu hồ sơ quốc tế. Nước Việt Nam của chúng tôi quá nhỏ bé, lại ở quá xa, và không nằm trong tầm mắt của mọi người.

 

"Trong đời này, có được một người bạn là qúy nhất, quư hơn cả trái đất nơi chúng ta cư ngụ. Nay các bạn vừa nhận ra hai nhà dân chủ Việt Nam như hai bằng hữu. Đối với người Việt chúng tôi, điều này c̣n  mang ư nghĩa của sự công bằng, của t́nh đoàn kết trên trái đất".

 

"Một lần nữa chân thành cảm tạ các bạn".

 

 

Toàn thể hội trường trên 600 người hôm ấy đồng loạt đứng lên hoan nghênh, vỗ tay nồng nhiệt như muốn trao âm thanh tán thưởng về tới Saigon và Hà Nội. Rời bục vinh danh bước xuống, chúng tôi đă được nhiều người thân ái nắm chặt tay hay thân t́nh ôm hôn, ca ngợi, nhiều người cảm động khóc.

 

Chúng tôi nghĩ rằng hai chữ Việt Nam đang bắt đầu vang động lại trên thế giới sau một thời gian dài ngậm ngùi vắng bặt. Lần này hai chữ Việt Nam kết dính với Dân chủ, chứ không theo liền với hai từ ngữ thảm sầu Chiến tranh hay Cộng sản.