Sống như rác

(https://tong.ziyoulonglive.com/dmirror/http/www.x-cafe.dk/forum/showthread.php?t=1384)

S.V.999

     Mấy ngày qua tôi có dịp về miền Tây làm một chuyến công tác từ thiện. Xin kể cho các bác nghe một vài việc “mắt thấy tai nghe”.

Người sống như rác

Bãi rác mà chúng tôi đến thăm là một bãi rác to nhất tỉnh (*vì lý do nhạy cảm nên xin phép được giấu tên bãi rác cũng như tên tỉnh). 7 người trong đoàn chúng tôi buộc phải khởi hành lúc nửa đêm vì sợ bị công an phường đến hỏi thăm về việc đi làm từ thiện mà không có giấy giới thiệu của chính quyền địa phương và cũng vì sợ những phiền phức xảy ra sau này. Theo qui định muốn tổ chức nhóm từ thiện thì phải xin phép Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Đi làm từ thiện ở nước ta cũng có cái khổ của nó các bác ạ.

Trước khi đi chúng tôi có ý định chụp một vài tấm hình ở bãi rác gởi cho một số ân nhân ở nước ngoài giúp họ biết được sự cực khổ của những người sống nhờ bãi rác đó để từ đó họ có thể rộng tay giúp đỡ. Kế hoạch chụp hình tưởng chừng như bị đỗ vỡ vì một người bạn ở dưới miền Tây gọi điện báo: công an không cho phép chụp hình bãi rác đó. Trước đây một số đoàn từ thiện đã đến giúp đỡ và cũng đã chụp hình nhưng bị công an phường “sử dụng luật rừng” để tịch thu phim. Thế nên chúng tôi đã phải “vắt óc” chuẩn bị phương án tác chiến nhằm chụp được một vài bức ảnh.

Sáng hôm đó, bãi rác khổng lồ hiện ngay trước mắt chúng tôi. Mọi thứ rác rưởi của cả tỉnh hàng ngày được các xe hốt rác của công ty Vệ sinh môi trường của tỉnh mang về đổ vào đây. Hai bên là hai bức tường thành cao ngút được tạo bởi hàng trăm tấn rác, ở giữa hai bức tường rác ấy là gần một trăm con người già trẻ lớn bé sống nhờ vào những thứ mà thiên hạ đã bỏ đi ấy. Chúng tôi mang đến tặng cho họ quần áo, ủng để mang, bao tay và khẩu trang để đeo.

Ruồi bám vào chân của họ khiến tôi có cảm giác rùng mình. Chợt nghĩ rằng họ cũng giống như rác, một "loại rác" đáng thương mà xã hội cần giúp đỡ. Thế nhưng xã hội dường như bỏ mặc họ sống với bãi rác đó. Nhiều gia đình cả ba đời đều sống nhờ, sống trên và sống dựa vào bãi rác đó. Mỗi năm vài ba lần, có một đoàn từ thiện nào đó đến cho họ gạo, bánh kẹo, quần áo... Tất cả những điều đó chỉ có thể giúp đỡ được họ phần nào mà thôi. Cái họ cần là một công việc ổn định, một nơi làm việc để họ có thể tự nuôi sống bản thân mình thì lại không có.

Con cái họ cũng lượm rác với họ ở đó, cũng may là chúng không phải ngủ lại ở bãi rác đó. Chúng cũng có thể đi học ở các lớp học tình thương. Thế nhưng hầu hết chúng đều bỏ học nữa chừng bởi vì “ăn còn lo chưa xong nói gì đến chuyện đi học”, một bà mẹ giải thích cho tôi. Một phần nữa là do tâm lý mặc cảm của một đứa trẻ sống trên bãi rác.

Làm từ thiện trong lén lút và sợ hãi

Cố gắng lắm chúng tôi mới chụp được vài tấm hình một cách lén lút, sợ hãi. Đứng xa xa theo dõi đoàn chúng tôi là một người thanh niên mặt thường phục mà tôi đoán là công an chìm. Khi xe chúng tôi chạy đi, cũng có một anh chạy xe ôm theo sát xe chúng tôi, có thể họ sợ chúng tôi làm điều gì đó không hay. Thật sự thì chúng tôi chỉ muốn chụp một vài tấm hình để gởi cho các ân nhân ở nước ngoài để họ đồng cảm với nỗi khổ của các em ở bãi rác.

Một người bạn giải thích rằng chính quyền địa phương không muốn để chúng tôi chụp hình bởi vì họ sợ những tấm hình đó được công bố cho thế giới biết, họ không muốn mọi người trên thế giới biết rằng ở VN vẫn còn có những người sống khổ như rác. Họ sợ khi sự thật được “phơi bày” trung ương gõ đầu tỉnh, tỉnh gõ đầu họ nên họ cố tìm cách “ém” mọi chuyện càng lâu càng tốt.

Chính quyền hầu như thờ ơ trước cảnh khốn cùng của những người sống trên bãi rác. Cũng có một nhóm sinh viên tình nguyện đến chơi và giúp đỡ các em nhỏ sống trên bãi rác nhưng cũng không được thường xuyên. “Kinh phí hạn hẹp, người lại không có, chính quyền thì không cấm cũng không ủng hộ” nên mọi chuyện đều khó, một sinh viên giải thích cho tôi hiểu.

Tôi không hiểu cuộc đời của những người sống trên bãi rác đó sẽ ra sao nếu như mọi hoạt động thiện nguyện như đoàn của chúng tôi phải thực hiện trong một sự nơm nớp lo sợ. Chúng tôi đi làm từ thiện mà luôn có một cảm giác mình sẽ bị “hỏi thăm” bất cứ lúc nào.

Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó không xa, những người sống trên bãi rác đó sẽ có một tương lai tươi sáng hơn và chúng tôi cũng không phải sợ hãi vì những chuyến đi làm từ thiện

S.V.999

 

 

Người đàn ông trong hình phi bi rác hàng ngày để kiếm sng

Gom lại thành đống nhng gì lượm được để đem đi bán

Một núi rác khng l

dân bãi rác phi sng trong nhng "túp lu" tm b

Phía bên phải là "túp lu" ti tàn ca nhng cư dân rác

Những "ngôi nhà" ca các cư dân rác

Túp lều ti tàn ca nhng tư dân rác, phía dưới được làm t nhng đồ phế thải

Ba em bé đang nhn mt chút tm lòng ho tâm ca đoàn t thiện