193 Cô Dâu Việt Nam Bị Bắt
Cởi Truồng Trước Mặt Rể Đại Hàn



Note:
Tấm h́nh minh hoạ những cô Dâu VN trần truồng trong bài nầy không phải ở khách sạn Thái B́nh 2 nhưng là ở các vụ chọn cô dâu khác. Tấm h́nh đưa lên để Bạn Đọc h́nh dung được những chuyện như vậy xảy ra hằng ngày bên VN.

(Viet-Land News) Trong 2 ngày qua báo chí trong nước và các diễn đàn trên Internet xôn xao bàn tán về một chuyện hết sức nhục nhă cho giới phụ nữ Việt Nam.

Vào trong dịp Tết Bính Tuất vừa qua , tại khách sạn Thái B́nh 2 nằm sâu trong con hẻm đường Nguyễn Trăi thuộc Phường 3 , Quận 5 Sàigon. Một tổ chức đă đưa 10 chú rể người Hàn Quốc đến để xem mặt 193 Cô gái Việt Nam trong lứa tuổi c̣n rất trẻ. Chẳn những được xem mặt các cô gái trẻ nầy để chọn lựa kết hôn. Những cô gái nầy bị bắt phải cởi hết áo quần ra ngoài để cho 10 chú rể Hàn Quốc nầy xem luôn những chổ kín đáo nhất của phụ nữ.

Theo tờ Công An cho biết là họ đă phát hiện ra rất dễ v́ những cô gái trẻ đẹp nầy được chở tới khách sạn Thái B́nh 2 tất nập bằng đủ loại xe . Xe ôm th́ thồ luôn một lúc 2-3 cô. Công An CSVN cho biết là hai ông Park Min TAE và Park Won HO là sang VN theo dạng thương gia c̣n 8 người Hàn quốc c̣n lại qua theo dạng du lịch.

Sau khi bị đưa về trụ sở CA th́ 8 người Hàn quốc khai rằng là đi xem cho vui chứ chẳn nghĩ là cưới hỏi ǵ ! Ông Park Min Tae 10 chỉ bị chính quyền CSVN phạt nhẹ là 10 triệu đồng VN.

Đây là một điều tủi nhục cho Dân Tộc VN . Ai cũng có câu trả lời là v́ sao những cô gái trẻ nầy đă không màn ǵ tới cái Văn Hoá trên 4.000 năm của Việt Nam để làm một chuyện vô văn hoá như vậy?. V́ sao những cô gái trẻ nầy t́m cách rời bỏ Thiên Đường XChN bằng con đường hôn nhân mà họ chẳn màng ǵ tới sự tiết hạnh của một cô gái Việt.

Đây là một tin tức xem rất thường nhưng nó lại mang một nỗi buồn rất lớn cho cả Dân Tộc Việt Nam. Điều nầy cho ta thấy cho tới hơn 30 năm sau khi đảng CSVN nắm quyền, người dân vẫn muốn bỏ nước ra đi bằng đủ mọi cách. Khi tôi hỏi một cô cán bộ đảng viên trẻ ở Hà Nội là tại sao các cô gái nầy lại làm ra thể thống kỳ cục vậy. Tôi được sự trả lời là "v́ mấy cô đó tham tiền , muốn có một cuộc sống giàu có."

Câu trả lời đó của cô cán bộ đảng viên đă không nói lên cái sự thật mà chúng ta muốn nghe. Một điều chắc chắn là những cô gái kia xem ḿnh như cây chùm gửi. Chưa chắc là những người Hàn Quốc kia đă là giàu có. Nếu giàu th́ họ đă không thuê cái khách sạn loại 2 sao thấp kém để xem cô dâu chưa cưới. Như vậy 193 cô gái trẻ VN kia đă có một ư nghĩ là muốn xa rời VN v́ nơi đây quá khó sống. Đảng kềm kẹp không thở nổi. Sự bất công đầy trong xă hội hiện nay.

Đi lấy chồng như vậy , chẳn qua là cầu may như trúng số để vớ được một người chồng hên xui. Tinh thần bà Trưng Bà Triệu c̣n đâu nữa ! Ôi thương thay cho đất nước VN đă bị bọn cướp CSVN làm băng hoại cả một xă hội , làm dơ bẩn cả một Dân Tộc Việt Nam trên 4.000 năm Kiêu Hùng .

Thanh Hương (Hà Nội)  

Nhờ "Ơn" Bác Nhờ "Ơn" Đảng Quang Vinh
Gái Việt Đi Làm Điếm Khắp Đông Nam Á
   
Sau Trung Cộng, Campuchia, Đài Loan, Hàn quốc,  bây giờ tới lượt Singapore, Thái Lan và Mă Lai... Đảng CSVN không từ nan bất cứ một hành động nhơ nhớp nào miễn tạo ra tiền. Đám quan chức, cán bộ CS đang làm giàu trên các chuyến buôn người, đẩy các cô gái VN khốn khổ đi làm điếm khắp nơi...

    Hầu hết các Cty môi giới hôn nhân đều chỉ có hợp đồng miệng với các cô dâu. V́ vậy họ không có khả năng phản kháng khi bị lạm dụng. Nhiều nàng dâu VN bị hành hạ về thể xác, t́nh dục, không được gia hạn cư trú và buộc về nước v́ người chồng không hài ḷng.

   Phóng viên tờ The Sunday Times (một ấn bản của The Straits Times) kể lại việc đi t́m hiểu thực trạng tại 5 Cty môi giới hôn nhân cho người Singapore với các cô gái VN. Kết luận của bài báo là các Cty môi giới Singapore ít thận trọng.

   Cuộc phỏng vấn được thực hiện sau khi xảy ra sự việc một cô dâu VN, 21 tuổi, đă phải ê chề trở về quê ở Tây Ninh sau khi bị «ông chồng 5 ngày» bỏ rơi.

   Hỏi chuyện Cty môi giới Vietnam Brides, phóng viên The Sunday Times gần như bị «choáng» khi biết rằng những khách hàng Singapore chỉ cần trả lời cho Cty 3 câu hỏi là sẽ lấy được vợ VN: «Ông có vợ không?», «Ông có khả năng nuôi vợ không?», «Ông có chắc là có thể ăn đời ở kiếp với cô ấy không?».


Tuởng đi làm cô dâu
Người phỏng vấn cũng không cần kiểm tra tính xác thực của các câu trả lời; «Tôi làm việc trên sự tin tưởng mà!», ông Lin - đại diện Vietnam Brides - cho biết. Chưa nói tới việc chỉ các cô dâu mới phải khám sức khỏe trước khi lấy chồng, c̣n các ông chồng Singapore th́ được miễn.

   Không Cty nào t́m hiểu thận trọng về những kẻ đăng kư t́m vợ. Các Cty này chỉ đơn giản lên mạng tra hồ sơ của văn pḥng đăng kư hôn nhân ở Singapore với chi phí 35 đôla Mỹ.

   «Chúng tôi tin vào trực giác của ḿnh. Mà 10.000 đôla Singapore tiền cọc đâu có ít. Ai dám chi ra một món tiền như vậy nếu không có ư định nghiêm túc!» - đại diện Jason Ong của Cty Life Partner Matchmaker - trả lời. Giám đốc Simon Sim của Cty Mayle Marriage cho biết, Cty này chỉ đi kiểm tra khi nào họ «thấy nghi ngờ».

 
Ai ngờ đi rước khách                       
Một điều rủi ro khác The Sunday Times ghi nhận là nếu trong quá tŕnh chung sống, người đàn ông lộ ra không đủ khả năng nuôi vợ, cô vợ VN sẽ bị cơ quan về di trú của Singapore yêu cầu về nước.

   Lư do là cô dâu VN sang Singapore theo diện thăm viếng người thân, nên chỉ có thể ở Singapore 14-30 ngày. Trong khoảng thời gian đó, cả 2 vợ chồng phải đi xin phép cho người vợ được «thăm viếng» dài hạn, nếu thất bại, cô ta phải tạm thời quay về VN cho đến khi mọi chuyện được giải quyết xong.

   Để ngăn ngừa chuyện này, Life Partner Matchmaker đă yêu cầu những người t́m vợ phải tŕnh giấy đóng thuế thu nhập gần nhất. Riêng Cty này cũng giới hạn tuổi t́m vợ của người Singapore ở mức 50 tuổi, bởi các cô gái VN t́m chồng Singapore nào cũng ở cỡ mười mấy đôi mươi là cùng.

  Công ty Asia International Marriage & Friendship c̣n dắt cô dâu VN tới gặp «ba má» chồng tương lai để cô h́nh dung cuộc sống mới sắp đến.

   Trong khi đó, Cty Mr Cupid International Matchmakers không cho phép các cô dâu VN đi ra ngoài trước khi chính thức kết hôn, trừ khi đi với người của Cty để mua những thứ cần thiết cho việc kết hôn. Hầu hết các Cty đều nói họ chẳng có hợp đồng viết tay với người phụ nữ ǵ ráo mà chỉ có... hợp đồng miệng với nhau.

   Giám đốc Ong của Life Partner Matchmaker thừa nhận «thỉnh thoảng, người chồng có thể bắt vợ phải làm hoặc không được làm những việc ǵ đó, nếu không, ông ta sẽ không đi «gia hạn tạm trú» cho vợ. Đây không chỉ là lạm dụng về mặt thể xác mà c̣n là lạm dụng về tinh thần».

   Chủ tịch Hiệp hội phụ nữ v́ hành động và nghiên cứu ở Singapore, bà Braema Mathi, cho biết tổ chức của bà tháng nào cũng nhận ít nhất 2 cú điện thoại của những người vợ bất hạnh.

   Bà Mathi cho rằng những bài học rút ra từ việc thuê mướn người giúp việc nước ngoài cũng nên được áp dụng trong công cuộc kinh doanh cô dâu nước ngoài.

   Theo tờ Liên Hiệp Buổi Chiều Singapore, hiện phong trào lấy vợ VN cũng rất thịnh hành ở Mă Lai. Nhiều Cty môi giới đă tung ra nhiều loại quảng cáo để thu hút khách hàng, thậm chí họ c̣n học theo cách trưng bày của các nhà chứa, để các cô gái VN xếp hàng cho khách hàng chọn lựa.

   Cung cách cũng y hệt như các Cty môi giới Singapore là nếu trong ṿng một tuần mà không vừa ư, khách hàng có thể trả người nhưng mất tiền cọc, c̣n nếu ưng ư th́ trả thêm số tiền bằng với tiền cọc để lấy cô gái làm vợ. Các cô được chọn hầu như không có quyền từ chối.

   Các báo Simacom, Lianhebao và Zaobao của Singapore cũng đều đưa tin về trường hợp các cô dân VN là nạn nhân của tệ nạn lừa đảo và bóc lột t́nh dục tại đây. Họ bị mua bán như những món hàng.

  • Nhờ ơn Bác, ơn đảng CSVN... quang vinh.
    Gái Việt làm điếm tại Singapore

   Một con đường «gái Việt» h́nh thành ngay tại Singapore từ hai năm nay: Joo Chiat. Ơ   đó có la liệt hàng quán nhậu trên đường, cả vũ trường Đêm Màu Hồng, nhà hàng Hạ Long... như một Sài G̣n ăn chơi thu nhỏ.

   Đại diện một Cty du lịch tại Singapore tiết lộ: «Thời gian qua, một số cô gái trẻ VN khi nhập cảnh đă bị làm khó. Thậm chí có cô c̣n bị người của cơ quan quản lư xuất nhập cảnh nước này không cho nhập, lư do là họ trang điểm phấn son ḷe loẹt, mặc đồ mát mẻ (hở hang) nhưng lại không mang theo tiền hoặc đem rất ít».

   Phía Singapore buộc hăng hàng không nào chuyên chở những loại hành khách đó phải đưa họ về nước hoặc tự bỏ chi phí lưu trú, bảo vệ... nếu không có chuyến bay về ngay trong ngày. Để tránh thiệt hại, Tiger Airways đă đưa ra giải pháp hành khách muốn đi hàng không giá rẻ của hăng th́ phải mang theo người ít nhất 1.000 đôla Singapore.

Chợ Gái Việt

   Không khí chợ gái Việt «buôn hương bán phấn» tại đường Joo Chiat khá tấp nập. Con đường này rất nhỏ và ngắn nhưng có hơn 7 khách sạn và 30 nhà hàng, câu lạc bộ, bar rượu, quán nhậu, tiệm massage, karaoke ôm, hớt tóc thanh nữ... san sát nhau hai bên đường.

   Có ít nhất 3 quán bar và nhà hàng mang tên VN: Đêm Màu Hồng, Loan cà phê Việt, Hạ Long. Ngoài cửa Đêm Màu Hồng có màn h́nh TV cỡ lớn thường xuyên trực tiếp truyền h́nh vài cô gái mặc đồ lót đang uốn éo trên sân khấu bên trong.

   Hai bar được xem là «nóng» nhất khu vực v́ nườm nượp gái Việt ra vào là Blue Star và Blue Lagoon. Có thể thấy ngay là gái Việt áp đảo về «lượng và chất» so với «hàng» đến từ Thái Lan, Philippines, Campuchia. Tiếng Việt ồn ào từ các hàng quán lề đường, các cô gái ngồi tán rôm rả đủ thứ chuyện với nhau trong lúc đợi khách.

   Tay chơi thổ địa người Hoa quay qua bắt chuyện với một «gà» Việt ăn mặc phong phanh, lượn tới lượn lui trong quán nhậu lề đường Joo Chiat. Cô này không ngần ngại cho biết tên là Kim Hương, 20 tuổi, qua đây theo đường du lịch rồi bô bô: «Chưa kiếm đủ 1.000 đôla Sing là chưa dzề!»

   Ngồi ở hàng quán lề đường đều là tay chơi nửa mùa. Vào câu lạc bộ, bar rượu sẽ rơi vào bẫy gài tiền «bo», trả tiền rượu mệt nghỉ hoặc một chiêu thuộc dạng «cũ ta mới người» vào cửa 35 đôla Sing, bia 18 đôla Sing, rượu mạnh 200 đôla Sing, «bầu bạn phí» 100 đôlaSing/giờ.

   Sau 22 giờ, những ánh đèn ngọn héo hắt tỏa ánh sáng lạnh lẽo xuống đường. Chỉ trong ṿng 45 phút ngồi bên ngoài khách sạn 81 Sakura, có ít nhất 4 cô gái VN mặc đồ «mát mẻ», váy ngắn cũn cỡn như không thể ngắn hơn, áo 2 dây tí tẹo màu sắc sặc sỡ treo hờ trên vai... công khai khoác tay khách bước vào bên trong. Đấy thật sự là một «băi đáp» lư tưởng cho những vị khách đă choáng hơi men từ các bar rượu lân cận.

   Gái và khách tại Joo Chiat phân chia đẳng cấp rơ ràng: người có tiền dập d́u em trẻ đẹp ra vào các quán bar, vũ trường sang trọng, kẻ túi tầm tầm th́ ngồi ngoài quán lề đường với những gương mặt phấn son ḷe loẹt. Gái VN rảo qua rảo lại «rửa mắt» cho khách bên đường và sẵn sàng sà vào các bàn trên vỉa hè để ngă giá.

   Đa số gái Việt tụ về Joo Chiat là khách du lịch, có giấy tờ hợp lệ, thường tụ thành 5-10 người/nhóm, thuê chỗ ở trong khu lân cận. Khi sắp hết hạn lưu trú, «hàng» bay về VN hoặc vù qua Mă Lai (chỉ mất 5 giờ) và nhập cảnh Singapore trở lại.

   Bar Blue Star «lấp lánh» hơn hẳn các điểm khác nhờ cạnh tranh giảm giá thức uống. Bar này qua mặt các bar khác v́ mức đầu tư 200 ngàn đôla Sing. Hiện nay «Làng VN Joo Chiat» xem ra được dân chơi biết tiếng nhiều về các khoản ăn chơi hơn cả «Làng Hà Lan» trên đường Mohamed Sultan, lấn lướt cả trung tâm ăn chơi Geylang, dù sinh sau đẻ muộn hơn mấy khu này.

   Một cô xưng là Thảo (không biết tên thật hay giả) than chỉ mới kiếm được vỏn vẹn 270 đôla Sing trong 5 ngày qua nên sẽ phải cố «cày» thêm 9 ngày c̣n lại của thời hạn cư trú cho đủ «sở hụi» 1.000 đôla Sing. Một cô ngồi kế Thảo nói cười phơi phới do đă có được 500 đôla Sing chỉ sau có 5 ngày.

   Tại sao một quốc gia kỷ cương phép nước nghiêm minh hàng đầu như Singapore lại để tồn tại một khu phố ăn chơi sắp trở thành... đệ nhất châu Á như Joo Chiat?

   Khi thắc mắc chuyện này với 1 «thổ địa» dẫn đường, anh cho biết cứ độ vài tháng, cảnh sát lại xuất hiện, bố ráp, thu gom cả chục «gà» với đủ quốc tịch, trong đó nhiều nhất là gái VN, TQ, Philippines v́ các tội danh mại dâm, sử dụng, mua bán và tàng trữ ma túy, thuốc lắc...

   (...) Trong một bài trong báo địa phương mới đây, một người Singapore đă phản ứng: «Chúng tôi không cần thấy thêm một khu Geylang ở Singapore nữa, nhất là tại đường Joo Chiat đă quá nhiều tai tiếng này».

   Bà Akhtar, cư dân ngụ tại Joo Chiat, nói: «Tôi cảm thấy bất an v́ mở cửa ra là thấy gái VN cách vài bước chân, các cô cứ nh́n chằm chằm vào chồng tôi mỗi khi ông ấy rời khỏi nhà trên chiếc xe hơi sang trọng».

(Theo Công an th/p HCM 1-12-05)

*
  
Lời bàn thêm - Khi báo Công an VC thắc mắc tại sao ở một nước kỷ cương nghiêm minh như Singapore lại để xảy ra những hiện tượng «tiêu cực» trên mà mà lại quên mất chuyện ai đă là người gây nên thảm cảnh này.

 

Top of Form

Nghệ An: Ổ HIV bên bến xe Vinh

15/02/2006 15:37

Hiện tượng mại dâm, tiêm chích ở khu vực gần bến xe Vinh (phường Đông Vĩnh, TP Vinh, Nghệ An) diễn ra gần như công khai từ nhiều năm nay nhưng vẫn không được chính quyền dẹp bỏ.

Một đoạn đường Lư Thường Kiệt (cạnh bến xe Vinh) - Trung tâm của các ổ chứa gái mại dâm

Hàng loạt “ổ chứa”

Anh bạn tôi trú ở phường Đông Vĩnh, TP Vinh, Nghệ An mỗi lần đi trực ca đêm đều phải đi qua con đường này. Không ít lần gái mại dâm gọi ra đường chào mời nhiệt t́nh...

Một lần, anh ra bến xe đón bố vợ từ Hà Nội về, đang ngồi uống nước ở ngă ba đường Lê Lợi giao nhau với đường Lư Thường Kiệt th́ có hai cô gái đến chào hỏi thân mật: “Lâu ngày không thấy đến em chơi, dạo này trông anh phong độ quá... Vui với em đêm nay đi, lâu rồi nhớ anh quá...!”. Anh bạn không biết giải thích với bố vợ thế nào khi hai “ả ca ve” chào mời vồn vă.

Trên đường Lư Thường Kiệt có một con hẻm vào sâu khoảng 200 m nằm ngay sau lưng bến xe Vinh. Ở đây có một ổ gái mại dâm hoạt động từ rất lâu.

Buổi trưa vắng người qua lại, chúng tôi phóng xe lao vào con hẻm ấy, các chủ nhà tưởng khách làng chơi, liền ra mời chào đon đả. Tại đây có đến hàng trăm cô gái đủ mọi lứa tuổi đang hành nghề mại dâm.

Chủ nhà chứa có bảng quảng cáo là nhà nghỉ T.N gọi tới 4 cô gái, cô th́ 16 tuổi, cô 18 tuổi, cô 20 tuổi... Mỗi lần "đi", khách chỉ phải trả 30.000 đến 60.000 đồng/ cô, tuỳ theo chất lượng “hàng”.

Thấy chúng tôi không chọn cô nào, nhà chủ liền văng tục chửi rủa. C̣n chủ nhà cạnh bên có tên H.N, th́ ngọt ngào kéo chúng tôi vào phía trong cách khoảng 5 pḥng và cho chọn các em thoải mái. Tôi và anh bạn đồng nghiệp đếm được trong hẻm có gần chục ổ chứa mại dâm.

Tối đến, khu vực này càng nhộn nhịp khách làng chơi hơn. Các cô gái trang điểm ḷe loẹt công nhiên ra “chào hàng”. Trước cửa một nhà trọ tên là H, một cô gái tầm 15 - 16 tuổi đang đốt thuốc lá, tay chân đờ đẫn, kiểu như đang phê thuốc.

Thấy mấy tay lái xe đến gần cô ta liền hỏi: “Các anh có nhu cầu đi em à?”, “Giá bao nhiêu?” - Một tay khách hỏi. “Bao nhiêu cũng được, 20 ngh́n em cũng chiều”- Cô gái trả lời. Ngay lập tức, có một ả khoảng 40 tuổi rỉ tai: “Nó bị nghiện, đang phê thuốc đấy”.

Quay ra khu vực Vườn Hoa (nơi được mệnh danh là Tam giác quỷ một thời) để uống bia, ngồi chưa đầy 5 phút đă thấy hàng chục cô gái đang đi dưới các lùm cây t́m khách.

Một bác xích lô đứng cạnh cho biết, giá “đi khách” rẻ lắm, chỉ từ 30.000 đến 40.000 đồng. Bà chủ quán bia nói bây giờ đêm nào gái mại dâm cũng tập trung ra đây để t́m khách, nếu ai thích “giải sầu” th́ các cô ấy lo pḥng ốc và đáp ứng ngay.

Bà chủ quán c̣n cho biết thêm, không ít lần CA phường cũng như thành phố đă truy quét nhưng "quét" đêm nay th́ đêm mai các cô lại tới đây "kiếm việc". Thành ra, các cơ quan chức năng cũng... chán.

Tiền mất, bệnh mang…

Ngoài các cô gái trẻ từ các vùng khác đến, c̣n có những cô gái đứng đường chuyên nghiệp. Đại đa số các cô gái này đều mắc đủ thứ bệnh, bởi thế khu vực này được mệnh danh là “ổ ết”.

Sau một đêm khu vực này dày đặc những bao cao su và ống kim tiêm vứt bừa băi. Được biết, từ khi các tụ điểm mại dâm ở băi biển Xuân Thành (Hà Tĩnh) bị truy quét mạnh, gái làng chơi đă tràn sang Nghệ An để tiếp tục hành nghề.

Theo một số nạn nhân kể lại, nơi đây từng xảy ra nhiều vụ, gái làng chơi sau khi mời được khách về pḥng, lấy tiền rồi lừa đảo... Nhiều người chỉ v́ hám của lạ mà “mất cả ch́ lẫn chài”, có khi c̣n mang theo mầm bệnh về cho vợ con.

Hoặc có những tay làng chơi khi được các ả dẫn về pḥng ngủ, chưa ra khỏi ngơ đă gặp những con nghiện trấn lột hết tài sản.

Gặp chúng tôi người dân tỏ ra rất bức xúc, không hiểu sao ổ mại dâm này tồn tại và phát triển từ rất lâu nhưng cơ quan chức năng vẫn không dẹp được (?).

(Theo Tiền Phong)

 

Việt Nam - Phận Gái Bọt Bèo

Tưởng được “bật đèn xanh”, ông Việt kiều quờ tay đặt xuống đùi tôi, suồng să: “Em đă qua đêm với ai chưa?”. Bắt đầu có chuyện không ổn rồi đây, tôi vờ nghe điện thoại gọi đến, đóng một đoạn kịch bi thương mẹ đau nặng, phải về gấp, rồi nằng nặc cáo từ. Tôi nhận được thiệp cưới của Vân, lại một cô bạn nữa lấy chồng Việt kiều! Đến dự tiệc, tôi làm vẻ so b́: “Mày sướng nhá, sắp được xuất ngoại!”. Vân dấm dẳng: “Mày muốn sướng không, tao chỉ cách cho!”.

Vân giới thiệu một loạt bà mối, bảo tôi: “Không tốn kém ǵ đâu, mấy cha Việt kiều lo hết”. Theo số điện thoại Vân cho, tôi gọi đến gặp bà Ng., người chuyên có “hàng” Việt kiều. Bà Ng. lập tức hẹn tôi đến nhà ngay chiều hôm đó, để “chị em biết mặt”.

Háo hức

Bà Ng. ở một biệt thự nhỏ trong hẻm trên đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận. Đó là một phụ nữ trung niên, trang phục diêm dúa. Bà ta vồn vă t́m hiểu tôi đủ chuyện, vừa tranh thủ giới thiệu “hàng”- một kỹ sư Việt kiều Mỹ “mang tâm hồn rất nghệ sĩ, đẹp trai, ga lăng, sành tâm lư phụ nữ”. Bà Ng. khẳng định: “Cưới xong, em muốn ở VN hay sang bên đó cũng được, ảnh chiều vợ lắm!”. Thấy tôi tôi tỏ vẻ thích thú, bà ta hạ giọng: “Ảnh cũng đă có một đời vợ, nhưng ly dị rồi”. Tôi chưa kịp phản ứng, bà Ng. đă chép miệng, khuyên: “Đàn ông 1-2 “lửa” biết cách chiều vợ, lo ǵ”. Chuông điện thoại bỗng reo. Tôi nghe lơm bơm tiếng bà Ng.: “Ổng chê con Ḥa hô, sợ làm ăn không tốt... Chắc để kiếm mối khác...”.

Xong chuyện điện thoại, bà Ng. quay lại đon đả: “Em năm nay 22 hả, nhỏ hơn ảnh có 27 tuổi hà!”. Tôi méo mặt cười trừ, sự háo hức vơi bớt. Bà Ng. nhanh nhảu sắp xếp tối hôm sau sẽ để hai bên gặp nhau t́m hiểu. Bà ta căn dặn: “Mai em nhớ trang điểm rồi kiếm cái váy màu tối tối, nh́n đứng đắn một chút. Đừng nhí nhảnh trẻ con quá, ảnh sợ!”.

“Hai ngày nữa người ta coi mắt tao, Việt kiều Canada”- Trinh nhắn tin cho tôi. Gặp nhau, Trinh cười, khoe: “Bà mối H. gởi h́nh qua đó cho ông ta. Má tao mới báo hồi sáng. Hôm nay ổng bay, chắc khuya ngày mốt tới. Sáng ngày kia coi mắt luôn”. Giọng nó háo hức. 22 tuổi, bạn tôi chưa một lần căi mẹ. Tất cả đều là một sự sắp đặt.

Ngày Trinh làm lễ coi mắt, tôi đến phụ. Từ sáng, chưa kịp cho ǵ vào bụng, bạn tôi đă bị kéo đến một tiệm trang điểm gần nhà. Bà mối H. luôn miệng giục: “Thêm chút son, chồng nó thích con gái trang điểm đậm”. Sau khi được “sơn phết”, bạn tôi bước ra với một gương mặt hoàn toàn lạ lẫm, vừa bồn chồn, vừa náo nức.

Ê chề...

Đúng hẹn, tôi mặc một bộ váy đen rồi đến nhà bà Ng. Bà ta vẫn chưa vừa ư, léo nhéo: “Sao em không mắc cấp, không biết tiếp thị ǵ cả!”. Nói đoạn, bà ta nhanh nhảu lấy đồ trang điểm, phết son phấn lên mặt tôi.

Điều chờ đợi rồi cũng đến. Coi mắt tôi là một người đàn ông luống tuổi, mặc quần soọc, áo thun, tóc hoa râm với nụ cười săn đón. Ông ta bắt tay tôi, chào một câu tiếng Tây. Tôi cười ra vẻ e thẹn. Người đàn ông giở giọng “ma ri sến”: “Cô bé xinh thế, từ mặt trăng đi lạc vào đây à?”. Bà Ng. xen ngang: “Thấy chưa, hai người hợp nhau ghê!”, rồi khôn khéo lỉnh mất. C̣n lại hai người trong pḥng khách, ông Việt kiều đến ngồi cạnh tôi. Tôi nhích người ra sau, pḥng thủ theo bản năng. Hỏi chuyện tôi khá nhiều, nhưng ngoài cái tên Trí, ông ta không giới thiệu ǵ thêm về bản thân. Lát sau, bà Ng. lại xuất hiện, mời chúng tôi đi ăn tối tại một nhà hàng quen trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1. Theo sự sắp đặt của bà mối, ông Trí chở tôi trên chiếc xe tay ga bóng loáng. Đi với một người đàn ông xa lạ, chốc chốc lại ngả người về sau gợi chuyện, tôi không khỏi rùng ḿnh.

Để tỏ ra có “tâm hồn nghệ sĩ”, ông Trí bước lên sân khấu “hát với nhau” khoe tài. Bên dưới bà Ng. lim dim mắt thưởng thức, luôn miệng khen hay. Rồi bà ta dúi cho tôi một bó hoa kẹp sẵn mấy tờ giấy bạc, bảo lên tặng ông Trí để “giao lưu t́nh cảm”. Tôi phải lên tặng hoa với khuôn mặt cố làm ra vẻ tươi vui. Bên dưới, bà Ng. lăng xăng vừa vỗ tay vừa chụp ảnh...

Minh, chồng tương lai của Trinh là một anh chàng nhỏ thó, đi xem mắt vợ mà đầu bù tóc rối, râu ria lởm chởm chẳng buồn cạo. Những người trong cuộc bắt đầu làm quen với nhau. Lúc này, cô dâu mới biết chú rể là kỹ sư hóa chất. Đứng cạnh Trinh, tôi nghe một tiếng thở rất dài cố nén.

Hôm sau, Trinh phải đến khách sạn đưa Minh đi chơi để t́m hiểu nhau. Trinh nài nỉ tôi đi chung. Minh luôn miệng đ̣i ăn món Việt Nam. Chỉ cho Trinh địa chỉ vài quán ăn quen, tôi rút lui. Nh́n anh chàng Việt kiều nhỏ nhắn ngồi sau xe bạn ḿnh, tôi không biết liệu trong vài ngày ngắn ngủi, họ có đủ thời gian để chuẩn bị cho một cuộc sống lâu dài?

Trinh kể, cứ khoảng vài giờ Minh lại đ̣i đi ăn, hết món này đến món khác. Chẳng biết nói ǵ, chỉ toàn im lặng, đến ngày thứ ba mới trao đổi được với nhau vài câu. Trinh bảo, ở Canada Minh làm việc bù đầu, nghe bà H. giới thiệu người quen, xem h́nh thấy hợp nhăn th́ về hỏi cưới ngay.

... Và vỡ mộng!

Tiệc tan, trên đường về lại nhà bà Ng., ông Trí huyên thuyên đủ chuyện bằng giọng nói nồng nặc mùi bia. Bất ngờ, ông ta quay lại hỏi tôi có thấy ấm áp không!? Thấy tôi im lặng, ông Trí gật gù: “Em đặc biệt lắm, không giống những phụ nữ b́nh thường”. Tôi tiếp tục lặng yên. Tưởng tôi “bật đèn xanh”, ông ta quờ tay đặt xuống đùi tôi, suồng să: “Em đă qua đêm với ai chưa?”. Bắt đầu có chuyện không ổn rồi đây, tôi vờ nghe điện thoại gọi đến, đóng một đoạn kịch bi thương mẹ đau nặng, phải về gấp, rồi nằng nặc cáo từ.

Ngay sáng hôm sau, bà Ng. gọi điện thoại hí hửng báo cho tôi biết ông Trí bị tiếng sét ái t́nh, thích tôi ngay lần đầu gặp gỡ. Bà ta hào hứng: “Số em sướng thật, đây là cơ hội để em đổi đời đó”, và lại rủ tôi đến nhà. Tôi cáo bệnh, từ chối. Những ngày hôm sau, bà Ng. liên tục gọi điện. Tôi cương quyết không nghe, tắt máy.

Trinh than buồn, thất vọng, chán chường v́ cuộc hôn nhân của nó, rồi rủ tôi đi dạo cho khuây khỏa. Chở Trinh đi, tôi chẳng biết người đang ngồi sau có phải là bạn ḿnh? Trinh vùi mặt vào vai tôi, khóc nấc. Măi cho đến lúc này, tôi mới nhận ra đây là đứa bạn thân của ḿnh.

Đám cưới được tổ chức một tuần sau đó. Cũng áo hoa, cũng nến, cũng khách mời xênh xang nhưng cô dâu chẳng thấy cười. Linh, cô bạn cũ trong nhóm, xuưt xoa: “Trinh may quá, lấy được Việt kiều”. Trinh quay mặt, chẳng đáp. Sau đêm tân hôn trong khách sạn, chú rể phải bay về Mỹ để kịp đi làm. Cô dâu trở về nhà, bắt đầu cuộc sống chờ bảo lănh.

Bẵng đi vài tháng, tôi lại gặp Trinh một ḿnh đến nhà thờ cầu nguyện. Trông nó đầy vẻ cô đơn. Sự chờ đợi dễ làm người ta ṃn mỏi.

Mới đây, tôi lại nhận được điện thoại của bà Ng., vẫn cái giọng đon đả: “Ông Trí lớn tuổi, không hợp với em, chị biết chứ! Nè, chị có thằng cháu thủy thủ ở Mỹ mới về, chỉ 30 tuổi, hợp với em lắm. Em đến nhé?”. Tôi vừa cười thầm vừa h́nh dung mớ tiền mà bà Ng. bỏ túi sau mỗi cuộc làm mối thành công...

Hốt hụi... người ở “đảo Đài Loan”

Lúc trước, cha mẹ gả con gái lấy chồng Đài Loan, gom tiền chẳng khác ǵ... hốt hụi, ai cũng ham. Giờ “hốt” được đám cháu ngoại rồi phải lọ mọ kiếm tiền cưu mang chúng, khác ǵ... đóng hụi chết, nhiều người chán ngán!

Trên đường làng ở xă Tân Lộc, huyện Thốt Nốt- Cần Thơ, một đám trẻ đang chơi đùa. Một thằng bé chừng 5 tuổi mon men đến gần. Đám trẻ lập tức vây lấy nó, nhao nhao: “Thằng Việt nói tiếng Đài Loan đi!”, “Mày nói tiếng Việt nữa, tụi tao mới cho chơi”. Thằng bé nhăn nhó, cố nói vài câu tiếng Hoa xen lẫn tiếng Việt lơ lớ. Đám trẻ ồ lên thích chí. Thằng bé hốt hoảng chạy tuốt vào nhà, cầu cứu bà ngoại.

Mai mối như đi chợ

Tôi đến xă đảo Tân Lộc vào một ngày cuối năm. Trên chuyến phà ngang ḍng sông Hậu, khi nghe khách hỏi thăm đường, một người đàn ông đứng tuổi lạnh nhạt: “Cô đi hỏi vợ cho đám Đài Loan nào hả?”. Tôi bối rối: “Trông cháu giống bà mối lắm hả chú?”. Ông ta vẫn lạnh băng: “Hừ, dân mai mối đến đây như đi chợ, ngày nào cũng có người về t́m gái làng”. Khi biết mục đích chuyến đi của tôi, ông lập tức hồ hởi: “Về nhà Tư Cần này đi, bà xă tôi có 8 cháu gái lấy Đài Loan, biết bộn chuyện!”.

Tôi theo chú Tư Cần về nhà. Trên đường làng, hiếm khi thấy bóng dáng thôn nữ. Thím Tư thấy có khách lạ, lấy cớ làm cơm cứ ở măi dưới bếp. Chú Tư chỉ tay ra đầu ngơ, nói như than thở : “Từ ngoài lộ vào đây chừng nửa cây số mà có đến mấy chục nhà gả con cho Đài Loan. Đến mức nhiều người gọi xă này là đảo... Đài Loan!”. Rồi chú hể hả khoe: “Tôi có 1 trai, 2 gái. Vợ chồng tôi phải khổ sở lắm mới giữ được 2 đứa con gái không cho theo phong trào lấy chồng ngoại, mà cho ăn học đến nơi đến chốn”. Chú kể, hầu như ngày nào cũng có dân mai mối đến nhà gạ vợ chồng chú: “Con gái học làm ǵ cho rách việc, cho chúng lấy chồng Đài Loan vừa có tiền vừa đỡ lo!”.

Thím Tư giờ mới chịu lên nhà trên, xuưt xoa: “Mèn đét ơi, tôi cứ tưởng cô là bà mối nên tính lánh mặt”. Tôi thắc mắc, v́ cớ ǵ mà chú thím lại có vẻ ác cảm với chuyện lấy chồng Đài Loan. Thím Tư bộc bạch: “Thà sắp nhỏ tụi nó yêu nhau, ngoài nước hay trong nước ǵ tôi cũng không cấm. Đằng này mai đi mối lại, hai người xa lạ nói c̣n không hiểu, làm sao sống dài lâu?”. Chú Tư trầm ngâm: “Lúc trước, cha mẹ gả con gái lấy chồng Đài Loan gom tiền chẳng khác ǵ... hốt hụi. Dân nghèo thấy tiền ai không ham! Giờ tụi nó ôm con trốn về, lại lọ mọ kiếm tiền cưu mang đám trẻ như phải... đóng hụi chết, nhiều người chán ngán!”.

Trốn chạy trong tủi nhục

Tôi ṭ ṃ: “Con gái ở đây lấy chồng nước ngoài rồi phải trở về có đông không ạ?”. Thím Tư bấm bấm đốt ngón tay, bảo: “Những ấp khác tôi không rơ, riêng ấp này đă mười mấy đứa ôm con về gửi ông bà ngoại. Tôi có 8 đứa cháu gái gả Đài Loan, 5 đứa chịu không nổi đă trở về, trong đó 3 đứa có con. Tụi nó kể chuyện khổ sở bên đó, nghe mà rớt nước mắt”.

Tôi t́m đến nhà cháu Lê Anh Việt, mới cùng mẹ trở về từ Đài Loan, đang tá túc nhà bà ngoại. Bà ngoại Việt đă kể lại cuộc trốn chạy tủi nhục của con gái bà- chị L.T.Ng, sinh năm 1980. Khi gả Ng. lấy chồng Đài Loan, gia đ́nh bà nhận từ bà mối 25 triệu đồng. Tiễn con đi xứ người, bà chỉ cầu trời cho cuộc sống con gái êm chèo mát mái. Hơn 4 năm ṛng ră, L.T.Ng mỗi lần gọi điện về nhà chỉ khóc chứ không nói được ǵ. Năm ngoái, Ng. th́nh ĺnh dắt Việt về nước, mẹ con tả tơi. Qua lời Ng. kể, bà mới biết gia đ́nh “anh sui” là nông dân nghèo, coi Ng. không khác ǵ con ở. Ông con rể bà đă ngoài 40 tuổi, suốt ngày rượu chè. Từ khi sinh bé Việt, do không c̣n sức cáng đáng mọi việc trong nhà, Ng. bị đánh đập không biết bao nhiêu trận. Nhiều lần Ng. định trốn đi một ḿnh, nhưng ông chồng dọa sẽ đem bé Việt cho cô nhi viện. Thương con, Ng. ở lại, đến lúc bé Việt lên 4 tuổi, mẹ con mới có cơ hội trốn thoát. Bà ngoại Việt chán ngán: “Lâu nay con Ng. lên TP t́m việc làm, kiếm tiền gửi về nuôi con phụ tôi”.

Theo ông Đỗ Trung Ngôn, cán bộ tư pháp xă Tân Lộc, khác với khi gả con lấy chồng nước ngoài, gia đ́nh rất háo hức, phấn chấn, bây giờ con gái gặp cảnh éo le, phải mang cháu về tá túc, gia đ́nh t́m cách tránh né mọi người.

Những đứa trẻ lạc loài

Ở “đảo Đài Loan” có hàng chục đứa trẻ theo mẹ chạy trốn về nước. Tôi vừa buồn cười vừa xót xa khi biết một cháu bé phải nhận cậu ruột làm cha nuôi, cháu khác nhận d́ ruột làm mẹ nuôi..., để được bảo lănh hộ khẩu, làm giấy khai sinh, đi học...

Cháu Lê Anh Việt phải nhờ vợ chồng cậu ruột nhận làm con nuôi, đổi lại tên họ, làm lại giấy tờ. Trường hợp bé Hà Hiểu K., 3 tuổi, con chị H.T.T.V, lại càng đáng thương hơn. V. trốn về khi c̣n đang mang thai K.. Khi K. chào đời được mấy tháng, cha cháu có sang VN nhưng không ghé thăm mà sang ấp khác, bỏ tiền gấp đôi để... cưới vợ mới! Bà ngoại K. cho biết, V. đă lên TP bán cà phê, phần th́ cần tiền nuôi con và bản thân, phần v́ buồn tủi.

Chúng tôi nhờ chú thím Tư Cần dẫn đến nhà những người trong họ hàng có con gái trở về. Chú Tư lắc đầu chua chát: “Họ ngại lắm”. Tôi thắc mắc, không biết có đứa trẻ nào bị cha chúng qua t́m đem về chưa, có đứa nào được cha chúng gửi tiền chu cấp hằng tháng không? Thím Tư tặc lưỡi: “Chỉ cần tụi nó nh́n mặt con đă là quư. Con A. cháu tui, ôm con về được vài tháng th́ chồng t́m sang, tưởng nó nhớ con, qua đưa về. Ai dè nó không ghé nh́n thằng nhỏ lấy một lần mà vô ấp kế bên cưới đứa trẻ hơn!”.

Một ngày ở “đảo Đài Loan”, tôi lại chứng kiến 2 đám cưới khá ŕnh rang của con gái làng với chú rể xứ Đài. Có vẻ như những cuộc trốn chạy trong tủi nhục mang theo những đứa trẻ lạc loài trở về vẫn chưa đủ sức thức tỉnh một quan niệm hôn nhân dễ dăi.  

“Yêu” cho qua mùa vụ!

Chu cấp tiền tiêu xài để “vui vẻ” với nhau trong thời gian ở VN, không đề cập chuyện cưới hỏi hoặc theo ra nước ngoài, khi chàng về nước th́ mối quan hệ coi như chấm dứt Phương, bạn gái tôi, đang làm việc tại một công ty của Singapore có văn pḥng tại quận 1- TPHCM, một bữa bỗng điện thoại cho tôi: “Sếp tao từ Singapore mới qua, định ở TP 9 tháng, nhờ t́m bạn gái. Mày xem trong đám bạn ḿnh có đứa nào...”. Phương gợi ư: “Mày thử xem”.

Tôi chợt nảy ra ư định liều một chuyến và dặn Phương đừng cho sếp nó biết tôi là dân làm báo.

Hợp đồng “vui vẻ” ngắn hạn

Phương hẹn tôi tại một quán cà phê máy lạnh bên Hồ Con Rùa rồi chở sếp đến. Đó là một người đàn ông gốc Hoa thấp đậm, trạc trên 40 tuổi, Phương giới thiệu là “ông Trần”. Ông ta nói tiếng Anh rất sơi, nhưng khi khoái chí điều ǵ lại vỗ đùi cười tít mắt “hảo lớ, hảo lớ” (tốt, tốt). Nghe tôi giới thiệu là nhân viên văn pḥng một công ty nhỏ, độc thân, vui tính, ông Trần “hảo lớ”. Tṛ chuyện một hồi, khi ngỏ ư mời tôi chiều hôm sau đi ăn, nghe tôi “OK”, ông ta lại “hảo lớ”!

Hôm sau, xong bữa cơm sang trọng tại một nhà hàng trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, ông Trần đề nghị tôi đi uống cà phê. Ngồi phía sau xe cho tôi chở, ông Trần cứ rướn ḿnh áp sát người rồi chực chờ ṿng tay ôm tôi, lấy cớ “ngồi xe gắn máy không quen, sợ té”. Tôi không phải chờ đợi lâu, trong lúc uống cà phê, ông Trần suồng să: “Thấy em dễ thương nên tôi muốn chúng ta “vui vẻ” với nhau trong thời gian tôi ở VN. Tôi đă có vợ con, nên chúng ta không phải ràng buộc nhau. Tôi cũng sẽ không can thiệp vào chuyện t́nh cảm riêng tư của em”. Thấy tôi trầm ngâm, ông Trần bồi tiếp “đ̣n quyết định”: “Em có cần ǵ tiền bạc, cứ bảo tôi”. Tôi được cớ bèn giở giọng “ca cải lương”, nào là lương có triệu mấy, không đủ sống. Nào là phải thuê nhà, gởi tiền về quê phụ giúp cha mẹ... Ông Trần gục gặc đầu rồi hào phóng móc trong túi ra một xấp tiền, dúi vào tay tôi. Thấy tôi không nhận, ông ta vừa “hảo lớ” vừa trố mắt kinh ngạc!

Tôi chở ông Trần về khách sạn mà ông ta trọ. Đến nơi, thấy tôi quay đầu xe, chúc ngủ ngon, ông Trần lại một phen há hốc miệng: “Vậy em không overnight (qua đêm) với tôi sao?”. Tôi nhăn nhó bảo “long thể bất an” rồi phóng nhanh xe ra về.

Những ngày sau, cứ chiều chiều ông Trần lại điện thoại t́m tôi, hết rủ đi ăn, đi mua sắm lại đến bar, quán cà phê... Tôi lại cứ t́m cách thoái thác v́ sợ ông ta t́m cách overnight! Rồi Phương điện thoại cho tôi, nhăn nhó: “Sếp tao bảo mày coi vui vẻ mà khó quá, không phải thứ ham tiền, không đúng đối tượng. Thôi, mày xem trong đám bạn ḿnh c̣n đứa nào... Ổng c̣n ở VN có 8 tháng...”

T́nh thời công nghiệp

Bạn tôi làm việc tại công ty dịch vụ thương mại T. ở Phú Nhuận, kể nhân viên ở đây tối ngày “tám” chuyện t́nh cảm thân thiết của cô trợ lư Tr. và ông sếp trực tiếp người Hàn Quốc đă ngoài 40 tuổi. Nói tiếng Anh lưu loát lại nhanh nhẹn nên Tr. được sếp quan tâm. Tṛ chuyện với đồng nghiệp, Tr. thường “chửi” sếp keo kiệt, phàm phu..., nhưng cô vẫn leo lên xe hơi của ông vào mỗi buổi chiều tan sở! Thân nhau nên Tr. tâm sự với bạn tôi: “Sếp chỉ bao ḿnh ăn xài, chi tiêu trong khoảng 5-6 triệu đồng mỗi tháng thôi. Ông ta c̣n phải gửi về nước cho vợ con nữa”. Rồi Tr. chuyển giọng bi ai: “Vài tháng nữa ổng về nước mất rồi...”

Phương L., 27 tuổi, đang làm việc ở Khu Chế xuất Linh Trung - Thủ Đức, được một chuyên gia Đài Loan để ư ngay từ khi vừa mới xin vào làm nhân viên văn pḥng. L. rất hănh diện v́ ông này hay mời đi ăn nhà hàng sang trọng, bao mua sắm. Cứ một, hai ngày, người ta lại thấy L. đi cùng với ông chuyên gia trên chiếc xe hơi bóng lộn. Vài tháng sau, từ nhân viên văn pḥng, L. được đề bạt lên làm trưởng pḥng kế hoạch, thường xuyên làm việc kề cận chuyên gia, dù năng lực cô thua xa nhiều nhân viên khác. Cô không c̣n phải thuê nhà trọ ở chung với công nhân mà được “người yêu” thuê cùng ở... Mới đây, sau 2 năm làm việc tại VN, vị chuyên gia này về nước, vị khác qua thay. Thế là lập tức, L. bị điều chuyển về làm lại nhân viên văn pḥng!

Tiện lợi như xài điện thoại bàn!

Chị gái tôi, chủ một tiệm gội đầu, cắt tóc trên đường Bàu Cát, quận Tân B́nh, cho biết rất nhiều đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc đến tiệm của chị gội đầu đă nhờ nhân viên ở đây giới thiệu bạn gái “hợp đồng” trong thời gian họ đến làm việc tại Saigon. Chị tôi c̣n cho biết, thường đàn ông Đài Loan rất “sộp” với gái, nên nhiều cô khi nghe giới thiệu đă OK ngay.

Thu Ng.( 32 tuổi) nhà ở khu B, chung cư đường Hoàng Sa, gần cầu Thị Nghè, khi “yêu mùa vụ” th́ vin vào hoàn cảnh. Vợ chồng ly dị, chị một ḿnh vất vả nuôi đứa con gái 3 tuổi. Tốt nghiệp đại học nhưng v́ bỏ việc quá lâu nên chị xin vào làm thư kư văn pḥng cho một công ty của Nhật ở G̣ Vấp. Chị cho biết, ban đầu cũng bất ngờ khi ông sếp người Nhật đặt thẳng vấn đề “hợp đồng vui vẻ”. Chị tâm sự: “Dù ǵ ḿnh cũng không c̣n là con gái, hơn nữa lại rất cần tiền để nuôi con và trả thuê nhà hàng tháng”. Và Ng. đă dễ dàng chấp nhận.

Mới đây gặp tôi, Ng. chua chát: “Trong một lần vui miệng, ông ta ví việc “vui vẻ” với ḿnh giống như sử dụng điện thoại bàn, tiện lợi và rẻ tiền. C̣n t́m phụ nữ vui vầy chốc lát th́ giống như xài điện thoại di động, thường bất tiện và đắt tiền!”

 

 

Bottom of Form

Thứ Ba, ngày 07/02/2006, 11:14

 

 

Rác chất thành núi trong đường làng, ngơ xóm

20 năm dùng nước bẩn

Phường Tràng Minh (vẫn quen gọi là làng Phù Lưu) nằm sát Nhà máy nước Cầu Nguyệt, Hải Pḥng. Vậy mà 20 năm nay phường khát nước sạch, nước giếng sâu 60m chỉ dùng để rửa rác.

 

 

Cắn răng mua nước sạch

Mùi rác khẳm thối bốc lên nồng nặc khi chúng tôi vừa đặt chân tới con mương ŕa làng. Gọi là mương nhưng chẳng ai dùng nước ở đây để làm ruộng, tưới tắm vườn tược cả, bởi nước đă chuyển sang màu đen sền sệt.

Người già trong làng cho biết từ ngày nghề rác sinh lợi, dân Phù Lưu kéo nhau đi “chợ nhặt”, tha lôi về làng đủ những thứ người đời bỏ đi. Làng thành... làng rác.

Trung b́nh mỗi ngày người Phù Lưu tha về làng khoảng 20 tấn rác; chúng được phân loại, súc rửa, phơi phóng, đốt... và phần lớn tạp chất của những công đoạn ấy nằm lại trên đất của làng, theo mưa ngấm vào mạch nước ngầm.

Có nhà bỏ tiền thuê thợ khoan giếng, mũi khoan sâu hơn 60m, nước vẫn có mùi, chỉ dùng để rửa rác th́ được. Rồi cả làng phải đi mua nước ăn.

Chị Phạm Thị Hân (chủ quán nước cuối chợ Phù Lưu) cả ngày lúc nào cũng khư khư cái khẩu trang trên mặt, than thở: “Cái ngày tôi về làm dâu cách đây 20 năm đă thấy người làng phải đi mua, đi lấy nước sạch ở các vùng khác về rồi. Giờ th́ nước càng ngày càng đắt, cũng phải cắn răng mà mua”.

Ngày nào ba loại phương tiện: ôtô hai tấn, xe công nông, xe ḅ cũng liên tiếp chở nước sạch về làng. Một khối nước sạch giá 30.000-35.000 đồng. Nhà nào cũng mang quần áo, xô chậu bát đĩa ra rửa ráy, giặt giũ ở con sông Đa Độ chảy qua cuối làng.

Một gia đ́nh sát bờ sông thấy vậy xây chiếc cầu xi măng rộng răi, chắc chắn, cắt cử người nhà bắc ghế trông, thu phí 500 đồng một lượt giặt, nhà nào đóng một cục 20.000 đồng lúc xây cầu th́ không phải trả phí.  

Nước sạch trước nhà mà không được dùng

Bà Lê Thị Thu Nhàn, chủ tịch UBND P.Tràng Minh, đưa ra con số thống kê do thiếu nước sạch nên gần như 100% số người trong phường (gần 10.000 nhân khẩu) bị bệnh đau mắt hột, 70 % phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa, c̣n bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp khó đếm xuể.

Riêng tỉ lệ tàn tật, dị tật bẩm sinh th́ đứng đầu ở quận Kiến An với gần 150 người.

 

Cuối tháng 6/2005, Sở tài nguyên môi trường Hải Pḥng phân tích nguồn nước tại Phù Lưu phát hiện nồng độ sắt trong nước giếng khơi cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép; nồng độ nhu cầu hóa học (COD) trong nước mương cao gấp 2,85 lần; chỉ tiêu Coliform trong nước mương vượt 1,8 lần.

Ông Lê Sơn, trưởng pḥng môi trường (sở Tài nguyên - môi trường) nói: “Với các thông số này th́ cuộc sống, sức khoẻ của người dân Phù Lưu đă và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng - có thể nói họ đang sống trong một môi trường “nguy hiểm”.

Bà Lê Thị Thu Nhàn, chủ tịch UBND phường Tràng Minh, cho biết người Phù Lưu đă bắt đầu đi xin dự án nước sạch về phường từ năm 1998.

Năm ngoái, ngân hàng thế giới đă đồng ư tài trợ 90% kinh phí (hơn 10 tỉ đồng) để phường làm dự án hỗ trợ khu dân cư thu nhập thấp với bốn hạng mục: cấp - thoát nước, điện chiếu sáng và đường. Vốn đối ứng, một phần rót từ thành phố, c̣n lại khoảng 400 triệu do dân phường đóng góp.

Cuối tháng 9-2005, dự án khởi công, nơi được chọn là ba cụm dân cư nghèo nhất phường (cụm 4, 5 và 6) với hơn 1.000 hộ. Tính ra mỗi hộ phải bỏ gần 1 triệu đồng mới có nước sạch dùng.

Và sau hai tháng dự án khởi công, số tiền vốn đối ứng từ dân mới thu được khoảng 40 triệu đồng, chủ yếu do các hộ khá giả đóng, c̣n hàng trăm hộ khác do quá nghèo đă không có đủ tiền để được hưởng lợi từ dự án nước sạch trên.

Tính thêm khoảng 1.000 hộ của Phù Lưu tại bốn cụm dân cư không thuộc dự án trên, th́ phần lớn dân số trong phường vẫn phải “dài cổ” chờ nước sạch.

Những đường ống dẫn nước đă lắp đặt. Nước sạch đă đến mặt ngơ, đến ngay thềm nhà nhưng dân Phù Lưu vẫn ch́m trong cơn khát.

 

 

Bán sức lao động mua hàng Tết

26/01/2006 11:32

Trong khi người Hà Nội đua nhau đi mua sắm, th́ những lao động tự do tại các "chợ người" vẫn cố bám trụ lại thành phố. Họ chỉ mong có việc để kiếm thêm vài trăm ngh́n về quê.

Ngồi chờ việc. Ảnh: Anh Tuấn

Sau Tết ông Táo, chợ người ở gầm cầu vượt Mai Dịch, đầu đường Doăn Kế Thiện và ngă tư chợ Bưởi tấp nập từ sáng sớm. Chốc chốc lại có một xe máy đỗ xịch, đám người đang co ro trong giá rét liền nhao ra tranh nhau hỏi: "Việc ǵ ở đâu, bao nhiêu tiền?". Sau vài phút kỳ kèo mặc cả, mấy người lại nhảy lên xe máy theo về nơi làm việc. Đám người c̣n lại lặng lẽ quay vào ngồi chờ và ngong ngóng người đến hỏi.

Hắt ra tiếng thở dài, anh Thọng (Sơn La) quay sang nói với người bạn ngồi bên cạnh: "Hôm nay chắc ở nhà mẹ con nó đă ngâm măng, ngâm lá dong rồi đây, 25 Tết rồi c̣n ǵ. Không biết nhà cửa đă dọn dẹp đến đâu". Sốt ruột là vậy nhưng anh Thọng và hơn 10 người đến từ tứ xứ vẫn cố bám trụ tại cái chợ người Mai Dịch hằng mong kiếm thêm chút đỉnh về quê tiêu Tết.

Theo chị Lộc, quê ở Châu Giang, Hưng Yên, cả năm đầu tắt mặt tối cũng chẳng dành dụm được bao nhiêu trong khi đó giá cả Tết lại đắt đỏ, bao nhiêu thứ phải mua sắm. Đi làm xa quê nên khi về nhà cũng phải mua quà cho gia đ́nh, ít nhất cũng là cái áo diện Tết cho đứa con gái, biếu ông bà nội ngoại gói bánh, chai rượu. "Thôi th́ chịu khó làm nốt mấy hôm nữa rồi 29 Tết về cũng được. Công việc mấy hôm nay cũng nhiều hơn, không đến nỗi phải đứng hít bụi cả ngày. Cố kiếm mấy đồng mua quà cho gia đ́nh", chị Lộc giấu nỗi buồn nói. Theo kinh nghiệm 3 năm ra phố bán sức của chị Lộc th́ ra Giêng việc sẽ ít hơn, tiền chẳng kiếm được là bao nên cố gom góp đủ sống trong mấy tháng đầu năm.

Những ngày giáp Tết là dịp để các gia đ́nh sửa sang dọn dẹp lại nhà cửa nên họ thường t́m đến chợ lao động thuê người làm cho rẻ và đỡ tốn sức. Đám đàn ông thường được thuê quét vôi, xây trát tường, thông cống, c̣n phụ nữ được giao công việc lau chùi, quét dọn.

Tiền công thường được các gia chủ khoán gọn theo đầu việc, rồi anh em tự chia nhau. Việc nhẹ như vài tiếng dọn dẹp nhà cửa được trả khoảng 30-40 ngh́n đồng, c̣n việc nặng như thông cống, dọn đất cát cũng chỉ được 100-200 ngh́n đồng mỗi nhóm.

Sẵn sàng đồ nghề để đi là. Ảnh: Anh Tuấn

Trung b́nh mỗi ngày làm việc từ 7h sáng đến 10h đêm, một người cũng kiếm được khoảng 40-50 ngh́n đồng. "Vậy là kiếm được lắm rồi v́ ngày thường bọn tôi cũng chỉ được 20-30 ngh́n đồng", anh Lư vừa nhấp nhỏm đứng đợi ở đầu đường Bưởi vừa nói.

Hoàn cảnh ở quê khó khăn, lên thành phố kiếm tiền chẳng phải dễ nên những lao động ngoại tỉnh đều có một cuộc sống tằn tiện. Dù cả ngày lao động nặng nhọc nhưng đến bữa họ cũng chỉ dám ăn qua loa. Có lúc bữa cơm chỉ là chiếc bánh ḿ hoặc 2.000 đồng suất cơm trắng với canh.

Nhiều người c̣n không dám thuê nhà trọ. Những hiên nhà, gầm cầu, quán chợ là nơi họ ngả lưng qua đêm, mặc cho cái rét như kim châm. Đám anh Tâm, anh Phong một lần may mắn xin được tấm đệm khi dọn nhà thuê. Họ đặt ngay dưới gầm cầu Mai Dịch để ngủ qua đêm. Cánh phụ nữ như chị Lộc th́ không thể ngủ bụi nhưng cũng chỉ dám thuê một giường trọ để ngả lưng với giá 2.000 đồng một buổi.

Đến hôm qua (25 Tết), chị Lộc mới giắt lưng được hơn 400 ngh́n đồng. Tranh thủ lúc văn việc chị rảo qua chợ Nhà Xanh mua cho con gái chiếc áo 15.000 đồng. "Đấy là tiền cả ngày tôi rửa bát cho một quán nhậu trên đường Hồ Tùng Mậu", giơ chiếc áo dành cho con gái chưa đầy 10 tuổi ra khoe, giọng chị vẫn không giấu nổi vẻ hờn tủi chua xót.

Anh Thọng th́ đă sắm được đôi áo len tặng hai mẹ. Anh đang nhắm nhe mua chiếc đài nghe băng cho gia đ́nh nhưng vẫn c̣n phân vân v́ sẽ tốn hơn 300 ngh́n đồng. Nh́n những hộp bánh sang trọng trong chợ có giá 50-60 ngh́n đồng, anh Tâm ngậm ngùi: "Đến bao giờ mấy đứa con ở nhà mới được biết mùi vị những chiếc bánh ấy". Tính ra một hộp bánh bằng giá của cả một ngày, thậm chí là 2 ngày lao động cật lực, của một người đàn ông sức vóc tuổi 40 như anh.

Người Hà Nội cứ nườm nượp đi sắm Tết, cành đào cây quất rực rỡ khắp phố nhưng những lao động xa nhà vẫn ngong ngóng được khách chọn. Và họ cũng chỉ chịu rời Hà Nội vào ngày cuối cùng của năm.

(Theo VnExpress)

 

10 ông Hàn Quốc xem mặt gần 200 cô gái Việt Nam

07/02/2006 15:07

Vào những ngày giáp Tết Bính Tuất, ở quận 5 có một sự hội ngộ khá đặc biệt bởi đây không phải họp mặt tất niên của các cơ quan đoàn thể mà là cuộc môi giới hôn nhân trái phép giữa 10 người đàn ông Hàn Quốc và 193 cô gái Việt.

193 cô gái đang chờ xem mặt

Sự việc xảy ra tại KS Thái B́nh 2 nằm sâu trong hẻm 204 Nguyễn Trăi, P3, Q5. Hàng chục xe ôm, chiếc nào cũng chở 3 cô gái c̣n rất trẻ, chạy ào ào trên đường Nguyễn Trăi, tập kết vào KS Thái B́nh 2. Người dân nơi đây không khỏi nghi ngờ v́ số lượng các cô gái quá đông.

 

Tại tiền sảnh của khách sạn, trung tá Nguyễn Thanh Sơn, Đội trưởng Đội ANND Q5 và các chiến sĩ CA quận 5 không khỏi ngạc nhiên khi thấy có đến 193 cô gái đang chen lấn, xô đẩy nhau để chờ đến lượt được các ông người Hàn Quốc xem mặt. Điều đáng nói là trong số 10 người Hàn này chỉ có 2 người nhập cảnh theo diện thương mại là Park Min Tae và Park Won Ho, 8 người c̣n lại nhập cảnh theo diện miễn thị thực (đi du lịch tự do) được tạm trú đến 20/3/2006.

 

Những người này khai nhận họ chỉ đi theo Park Min Tae và Park Won Ho để xem "dung nhan" các cô gái Việt cho vui chứ không có ư định lấy vợ Việt Nam (!). Tám vị khách du lịch này cũng được các cơ quan chức năng Việt Nam nhắc nhở, yêu cầu xuất cảnh đúng thời hạn ghi trong hộ chiếu và không gia hạn thêm thời gian lưu trú ở Việt Nam.

 

Park Min Tae và Park Won Ho vào Việt Nam ngày 25/12/2005 với mục đích thương mại, nhưng trên thực tế họ đă móc nối với một số đối tượng người Việt và khách du lịch Hàn Quốc để tổ chức các cuộc xem mặt, môi giới hôn nhân làm mất trật tự an ninh khu phố.

 

V́ vậy, căn cứ vào khoản 2, điều 5 Nghị định 150 của Chính phủ, CA TPHCM đă xử phạt Park Min Tae 10 triệu đồng, yêu cầu xuất cảnh đúng thời hạn, đồng thời kiến nghị đưa vào diện cấm nhập cảnh Việt Nam. Park Won Ho do khai không đúng sự thật để lấy visa thương mại nhập cảnh vào Việt Nam, bị xử phạt hành chính 2 triệu đồng, hủy thị thực, buộc xuất cảnh trong thời gian sớm nhất.

 

T́nh trạng môi giới hôn nhân giữa các cô gái Việt Nam và đàn ông Hàn Quốc đang có xu hướng phát triển. Trước đây hiện tượng này thường xảy ra đối với đàn ông Đài Loan.