Hăng giày Thông Dụng:

Bản tin sau đây của Đảng Dân Chủ Nhân Dân cho biết hơn 20,000 công nhân đă bỏ ăn và bỏ việc tại B́nh Dương.


T́nh h́nh này được phóng viên của đảng này ghi nhận như sau.

ĐẢNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN--Tin nhanh: 20.000 công nhân bỏ ăn và bỏ việc tại B́nh Dương

Ngày 16 tháng 7 năm 2006 (Sài G̣n - Việt Nam)

20.000 công nhân bỏ ăn và bỏ việc tại B́nh Dương

Vào lúc 4h 15’ chiều ngày 11/07, công nhân phân xưởng A ùn lại tại nhà ăn. Vẫn một muỗng nhỏ với dăm ba lát thịt mỏng, cùng nồi canh lỏng bỏng rau… Đó là thực tế của một bữa ăn có giá là 3.050 đồng, trong khi một dĩa cơm b́nh dân bên ngoài đă tới 5.000 đồng. Nh́n nhiều ngày, ăn vài năm đă đến lúc ngán không thể chịu nổi. Ng̣i nổ cho một cuộc đ́nh công đă phát. Anh chị em quyết định tuyệt thực và bỏ ra về. Người lao động thuộc 7 xưởng đồng loạt hưởng ứng, ba ca sản xuất đồng ḷng ngưng việc. Đây là thực tế những ǵ đang xảy ra tại công ty giày Thông Dụng (100% vốn Đài Loan) thuộc ấp 3, xă An Phú, huyện Thuận An. Vào ngày 11/07, trong lúc ông Ng Gek Boo - Giám đốc Văn pḥng Tổ chức lao động quốc tế (ILO) khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương thăm Hà nội th́ tại tỉnh B́nh Dương bắt đầu nổ ra cuộc đ́nh công thứ 1.278 (1).

Đă nhiều năm tại đây trong giờ làm việc, đâu đó lại có vài chị em ngă lịch bịch. Họ xỉu v́ kiệt sức tăng ca, họ ngă v́ đói. Cái cảnh gục quỵ v́ ăn không no không c̣n xa lạ với người thợ giày tại công ty Thông Dụng trong nhiều năm qua. T́nh h́nh không như tường thuật trên báo Tuổi Trẻ quốc doanh đưa tin trong hai ngày qua (14 và 15/07), số lượng người lao động tham gia đ́nh công không phải là 2.000 mà là khoảng 20.000 người! (2). Đến ngày 13/07, giới chủ Thông Dụng chỉ đưa ra những lời hứa về việc chấn chỉnh công tác vệ sinh bữa ăn công nhân và thực hiện tăng lương theo quy định Nhà nước, nhưng riêng tiền suất ăn th́ phải đợi ư kiến từ công ty mẹ bên Đài Loan. Tuy nhiên như nhiều lần đă xảy ra, những thương lượng này không hề thể hiện qua một bố cáo công khai, có vậy mới thấy hết được thói ma lanh trong những lời hứa của giới chủ Thông Dụng. Mà nào có v́ họ nghèo cho cam, số vốn đầu tư công khai tại B́nh Dương là đến 10 triệu USD. Giới chủ Thông Dụng đă đưa ra những lời hứa thiếu bảo chứng. Ai đă chống lưng cho họ, có phải chính thái độ thuần tuư ve văn tư bản ngoại quốc của pháp luật VN thời xă hội chủ nghĩa? Được biết, công ty Thông Dụng từng đối mặt với phái đoàn CCRA (Cơ quan Thuế và Hải quan Canada) trong vụ kiện bán phá giá giày tháng 03/2002.

Với chiêu thức trả lương trễ, lương ở đây chỉ trả vào ngày 10 của tháng sau đó, công ty Thông Dụng luôn giam lại tiền công 10 ngày lao động của công nhân. Các công ty FDI (có vốn đầu tư nước ngoài) tại VN đa phần không xem t́nh trạng công nhân đ́nh công là một khủng hoảng kinh tế doanh nghiệp. Ngoài chủ trương thuần tuư trục lợi, giới chủ Thông Dụng không hề nghĩ đến việc giải quyết khủng hoảng. Vấn đề quan hệ cộng đồng (public relation) mà giới chủ quan tâm chỉ dừng ở mức các giao tiếp với giới công quyền địa phương, đời sống người lao động bị vứt lăn lốc đâu đó. Họ vờ vịt trước khổ sở của anh chị em công nhân với sự đồng lơa của pháp luật nhà nước. Người lao động tự xoay sở với t́nh huống và cô đơn đối mặt trước bất công. Các cuộc đ́nh công có thể do lỗi tự thân hay hiểu lầm th́ luôn cần một thông điệp mang tính tích cực đưa ra từ giới chủ. Giới chủ Thông Dụng đă chối bỏ trách nhiệm với người lao động và xem thường lợi ích các bên đối tác. Thái độ vô trách nhiệm của giới chủ Thông Dụng rất đáng bị chê trách so với các đồng nghiệp cùng ngành (3). Trong lúc chỉ chăm bẳm vào lợi nhuận kinh doanh, doanh nghiệp đă đẩy người lao động đến chỗ đ́nh công. Suy cho cùng, khó có thể trách riêng người ngoại quốc, một khi ngay chính quyền trong nước cũng không xem đây là một chính sách cần thiết cho con dân.

Sáng 15/05 vào ngày đ́nh công thứ tư, Bộ Quản lư (?) công ty Thông Dụng ra một thông báo hăm đuổi việc các người đ́nh công (4). Giới chủ Thông Dụng muốn dập tắt khủng hoảng bằng mọi giá, hậu quả của sai lầm này sẽ không dừng lại ở đây. Những mâu thuẫn trong quan hệ lao động ở Thông Dụng đă đến đỉnh điểm. Nếu anh chị em công nhân quay lại làm với những lời hứa suông của chủ th́ họ đă thất bại trong đấu tranh; nếu họ tiếp tục đ́nh công th́ có khả năng bị đuổi bằng ngay chính pháp luật của nước VN XHCN! Mà hệ thống pháp luật đó chỉ thừa nhận quyền và lợi ích giới công nhân ở mức tối thiểu, đủ để người lao động tồn tại một cách chật vật, chớ không không phải để sống.

Một ngày cũ hết dần, cuộc đấu tranh lại thêm yếu tố cam go, ngày mai đời người thợ giày ở công ty Thông Dụng về đâu…

Ghi chú:

1/ Theo tính toán sơ bộ của bản báo Tin Nhanh, từ ngày 07/06/2006, cả nước nổ ra ra thêm 7 cuộc đ́nh công, gồm có tại Sài g̣n: 5; Quảng Ngăi: 1; Thanh Hóa: 1. Xem thêm Tin Nhanh số ngày 09/06/2006.

2/ Trước số liệu đ́nh công gồm 2.000 người, chúng tôi nghi ngờ về khả năng đi thực tế hiện trường của phóng viên Quang Khải (báo Tuổi Trẻ). Cần phải biết số thẻ điểm danh tại Thông Dụng đă lên đến con số hơn 26.000, số lượng xe gởi đi làm của công nhân trong những ngày đ́nh công không quá 500 chiếc.

3/ Cũng tại B́nh Dương, công ty Shyang Hung Cheng (đối tác sản xuất của giày Adidas) cho toàn bộ công nhân gồm 10.000 người được nghỉ làm việc ngày 10/07, song vẫn giữ nguyên 100% lương. Quyết định này đă được thông báo trước để công nhân yên tâm xem trận chung kết Pháp - Italia, Ngoài biện pháp kịp thời nhằm hạn chế xảy ra tai nạn lao động, ban giám đốc Shyang Hung Cheng c̣n quan tâm đến niềm vui của con người trước một ngày hội bóng đá thế giới.

4/ Thông báo này căn cứ điểm c khoản 1 Điều 85 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (BLLĐ) quy định: H́nh thức sa thải được áp dụng trong trường hợp "Người lao động (NLĐ) tự ư bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lư do chính đáng".

Tuy nhiên trong thông báo của giới chủ Thông Dụng lờ đi các thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ: trong trường hợp có tranh chấp, người xử dụng lao động (LĐ) muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng LĐ trước hết phải trao đổi nhất trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở. Nếu không nhất trí được, người xử dụng LĐ phải báo cáo với sở Lao động Thương binh xă hội (LĐTBXH).

Sau 30 ngày kể từ ngày báo với sở LĐTBXH, người xử dụng LĐ mới có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của ḿnh. Và người lao động có quyền khởi kiện tại toà án nếu không nhất trí với quyết định của người xử dụng LĐ.

(Đảng Dân Chủ Nhân Dân:

vanphonglienlac_dangdcnd@yahoo.com

http://www.freewebs.com/dangdanchunhandan/)