Giáo Hội Trung Ương PHẬT GIÁO H̉A HẢO

Số 1005/TB/TƯ Thuần Tuư

THÔNG BẠCH

 

Song song với cuộc khủng bố, trấn áp ngày lễ tuần giáp năm cố tu sĩ Trần Văn Út (25-07-2006) nhà cầm quyền CSVN tiếp tục triển khai chiến dịch tận diệt khối tín đồ PGHH Thuần Tuư. . . điển h́nh qua các hành động đại lược sau đây:

a)- Ngày 26-07-2006 công an huyện Thoại Sơn (An Giang) đem giấy đ̣i ông Bùi Văn Heo, hiện là Trưởng Ban Phổ Thông Giáo Lư thuộc Giáo Hội PGHH Thuần Túy tỉnh An Giang, đến văn pḥng công an và hỏi:

Tại sao anh măi hoạt động tôn giáo dưới danh nghĩa Giáo Hội PGHH Thuần Tuư ?

“- Giáo Hội PGHH Thuần Tuư do cụ Lê Quang Liêm lănh đạo là một Giáo Hội được Đại Hội Toàn Quốc PGHH ngày 4 và 5 tháng 8 năm 1972 bầu cử đúng theo Hiến Chương PGHH.

- Sau 30-04-1975 đến giờ, Giáo Hội PGHH Thuần Túy vẫn tiếp tục hoạt động mặc dù nhà cầm quyền CSVN không thừa nhận, nhưng tôn giáo là đời sống tâm linh, không lệ thuộc vào quyền uy cai trị. Vả lại, từ ngày chiếm được Miền Nam đến giờ không cấp cầm quyền CS nào ra lệnh giải tán Giáo Hội PGHH cả, thế th́ tại sao chúng tôi lại phải đ́nh chỉ công tác giáo sự ?” - ông Bùi Văn Heo trả lời.

- Từ nay về sau, nhà nước cấm Giáo Hội PGHH Thuần Túy hoạt động, nếu trái lệnh th́ sẽ bị bắt cầm tù.

- Người Tín Đồ PGHH phụng sự cho chánh pháp và chánh nghĩa, dù phải dấn thân vào chốn dầu sôi lửa bỏng, chết chóc c̣n không sợ, huống hồ ǵ là việc bị cầm tù. Các ông khỏi hù doạ, PGHH đă bị các ông đẩy vào tận chân tường rồi, c̣n ǵ phải sợ, phải nhẫn nại nữa . . . ông Bùi Văn Heo khẳng định.

b)- Ngày 27-07-2006, ông Cao Văn Nên, phát ngôn viên Giáo Hội PGHH Thuần Tuư tỉnh An Giang và bà Nguyễn Thị Ngân, Thơ Kư Hội Đoàn Phụ Nữ Từ Thiện PGHH tỉnh An Giang cũng bị công an huyện Thoại Sơn đ̣i đến văn pḥng và truyền lệnh với những lời lẻ đe doạ như trường hợp của ông Bùi Văn Heo.

c)- Ngày 27-07-2006, ông Trần Nguyên Huởn, Hội Trưởng Giáo Hội PGHH Thuần Túy tỉnh An Giang và ông Nguyễn Phước Hậu, Chánh Thơ Kư Giáo Hội PGHH tỉnh An Giang và ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Ban Xă Hội Giáo Hội PGHH Thuần Túy tỉnh An Giang cũng bị công an đ̣i đến hăm doạ và truyền lệnh như trường hợp của ông Bùi Văn Heo.

Và c̣n một số trường hợp tương tự đă xảy ra tại tỉnh An Giang đối với tỉnh Giáo Hội PGHH Thuần Tuư.

Qua các hiện tượng kể trên đă cho thấy rơ Đảng CSVN quyết tâm tiêu diệt PGHH bằng nhiều mặt, nhiều âm mưu, thủ đoạn, trong lúc CSVN lại cố ph́nh hơi ráng sức rêu rao là:” Không có đàn áp tự do tôn giáo tại VN”

Nhơn danh Giáo Hội Trung Ương PGHH, tôi xin long trọng khẳng định:

A- Giáo Hội PGHH Thuần Túy tại VN cực lực phản đối đường lối, âm mưu của nhà cầm quyền CSVN quyết tâm tiêu diệt PGHH . Cương quyết đ̣i hỏi phải chấm dứt chủ trương, âm mưu này.

B- Giáo Hội và Tín Đồ PGHH Thuần Túy quyết tâm làm tất cả những ǵ có thể làm được, kể cả sự hy sinh để bảo vệ Đạo Pháp. Đ̣i hỏi nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng quyền làm người, tôn trọng Quyền Tự Do Tôn Giáo tại VN, nói chung, và cho PGHH, nói riêng.

C- Giáo Hội PGHH thành khẩn và tha thiết kêu gọi các tôn giáo bạn, các đoàn thể chính trị, các sĩ phu, trí thức, các cơ quan truyền thông báo chí trong và ngoài nước, toàn thể đồng hương ở Hải Ngoại trực tiếp yểm trợ vật chất lẫn tinh thần cho khối PGHH Thuần Túy đủ khả năng theo đuổi cuộc tranh đấu đ̣i quyền làm người và quyền Tự Do Tôn Giáo tại VN, mau đem đến thắng lợi cuối cùng.

Sàig̣n, ngày 29 tháng 07 năm 2006

TM. Giáo Hội Trung Ương PGHH

Hội Trưởng

 

Lê Quang Liêm

 

 

Giao Thương Và Nhà Tù Việt Nam

H́nh (KQN Images): Làng nổi trên sông Hồng, Hà-Nội. Dân làng ăn, ở, buôn bán trên thuyền. Đ̣i sống ngày càng vất vả hơn đối với dân nghèo.

LS Nguyễn Quốc Lân
Westminster, California, 26.07.2006

LGT: Bài viết dưới đây là một lá thư đọc giả của Luật Sư Nguyễn Quốc Lân đăng trên Báo The Washington Times, vào số ra ngày 26 tháng 7, và phát hành trong vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Bài viết nhằm phản bác lại một bài viết trước đó của Ông Daniel Christman, Phó Giám Đốc của Pḥng Thương Mại Việt Mỹ tại Việt Nam, một tổ chức hỗ trợ mạnh mẽ cho việc giao thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Bài viết của Luật Sư Nguyễn Quốc Lân nhằm nói lên quan điểm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng như để hỗ trợ chiến dịch vận động dư luận quần chúng cũng như các vị dân cử trong Quốc Hội Liên Bang do hai Dân Biểu Trần Thái Văn và Lynn Daucher đang phát động nhằm yêu cầu Hoa Kỳ cứu xét việc chấp nhận cho các văn hóa phẩm từ Hoa Kỳ được phổ biến tại Việt Nam theo Thỏa Thuận cho phép Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới. Các bài viết liên hệ có thể được đọc trên mạng lưới điện toán ở địa chỉ www.washingtontimes.com trong số ra vào các ngày liên hệ.

Bài viết "Mở Cửa Giao Thương Việt Nam" (Opening Vietnam trade doors) (Trang B́nh Luận, ngày 16 tháng 7) vẽ một bức tranh đỏ hồng về tiềm năng kinh tế của Việt Nam, nhưng bài viết không che dấu nổi sự thật là quốc gia này vẫn c̣n là một trong những nước nghèo nhất và bị áp bức nhất trên thế giới. Ước muốn của quốc gia này nhằm khống chế người dân sẽ tiếp tục ngăn cản mọi phát triển kinh tế thực sự.

Ông Daniel Christman lập lại một lập luận cũ rích là sự lớn mạnh về kinh tế sẽ mang theo cải tổ chính trị. Thực ra, theo sau gần hai thập niên với nhiều nghĩa cử thân thiện của Hoa Kỳ như là băi bỏ cấm vận, b́nh thường quan hệ ngoại giao, băi miễn giới hạn Jackson-Vanik theo Đạo Luật Giao Thương Năm 1974 và kư kết hiệp ước song thương, Việt Nam vẫn chưa chứng tỏ một sự tiến bộ nào trong nhiều lănh vực nhân quyền căn bản như quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận hay bầu cử tự do. Đi theo khuôn mẫu của Trung Cộng, Việt Nam đang hoàn hảo một chiến lược vừa mở rộng quan hệ giao thương với Tây Phương vừa tiếp tục bóp nghẹt tất cả các quyền tự do căn bản đối với người dân.

Thỏa Thuận Gia Nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là một thí dụ nữa cho chiến lược đó. Trong thỏa hiệp này, Việt Nam vẫn c̣n t́m cách giữ lại độc quyền để ngăn cấm những sản phẩm về văn hóa hay văn chương từ Hoa Kỳ được vào Việt Nam; độc quyền kiểm soát hệ thống lưới điện toán; và độc quyền kiểm soát các hệ thống viễn liên mà có thể vận chuyển những tin tức bất lợi từ thế giới bên ngoài. Mặc dầu thỏa hiệp có lợi cho một vài thành phần thương mại, thỏa hiệp vẫn giữ nguyên khả năng của Việt Nam để ngăn ngừa một dân số hơn 80 triệu người không được có những tiếp cận thực sự với thế giới bên ngoài.

Thêm vào đó, thỏa hiệp song thương về Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới với Hoa Kỳ không đề cập ǵ đến những rủi ro to lớn mà các cơ sở thương mại Hoa Kỳ thường phải đương đầu khi làm thương mại tại Việt Nam, một vài thí dụ đó bao gồm:

• Bất cứ kế hoạch đầu tư nào tại Việt Nam cũng có thể bị thiệt hại bởi v́ nhà cầm quyền có thể thay đổi luật v́ bất cứ lư do ǵ mà không cần đếm xỉa đến quyền được bảo vệ bởi hiến pháp chứ đừng nói chi đến luật lệ giao thương theo thỏa thuận với Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế.

• Hiện nay không có một hệ thống ṭa án độc lập tại Việt Nam để xét xử những tranh chấp về thương mại. Ṭa án hiện nay bị kiểm soát bởi đảng hay nhà nước mà chính những thành phần này cũng thường là các phần tử trong các tranh chấp về thương mại.

• T́nh trạng tham nhũng sâu rộng tại Việt Nam có thể đe dọa bất cứ dự án đầu tư thương mại nào bởi v́ các thương gia có thể triệt tiêu các đối thủ cạnh tranh với sự quen biết đúng chỗ hay số tiền hối lộ phải chăng.

• Bất cứ cơ sở thương mại nào cũng có thể bị thua thiệt bởi sự lạm dụng của các viên chức chính phủ bởi v́ không có phương thức hữu hiệu nào để khiếu tố những sự lạm dụng đó dưới chính quyền hiện nay.

• T́nh trạng thiếu tự do ngôn luận hay báo chí độc lập sẽ tạo điều kiện cho các tệ nạn tham nhũng bành trướng mà không có một thế lực nào ngăn cản.

• Các bí mật thương mại hay các dữ kiện bảo mật có thể bị tiết lộ tới các cặp mắt ŕnh ṃ của chính phủ qua quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông như bưu điện, hệ thống viễn thông hay mạng lưới điện toán. Nếu không có quyền riêng tư được công nhận bởi pháp luật, không có ǵ có thể ngăn cấm các viên chức tham ô có thể bán các dữ kiện thâu nhặt được cho các thành phần đối thủ cạnh tranh.

Tại sao cộng đồng thương mại Hoa Kỳ lại vận động chính phủ nới rộng quan hệ giao thương trong một môi trường có quá nhiều rủi ro như vậy? Câu trả lời là: Hoa Kỳ sẽ cung cấp bảo hiểm thương mại cho các thương gia qua h́nh thức bảo đảm tiền vay mượn làm ăn qua Ngân Hàng Xuất Nhập Cảng mà được tài trợ bởi người dân đóng thuế tại Hoa Kỳ.

Hiệp Ước Gia Nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hiện nay tin tưởng nhiều vào lời hứa của Việt Nam rằng họ sẽ thay đổi luật lệ để phù hợp với yêu cầu của thỏa hiệp. Tuy nhiên, nhiều điều luật được hứa đă từng có trong Hiến Pháp Việt Nam nhưng chưa bao giờ được thi hành. Tại Việt Nam, có một điều luật trong sách vở là một vấn đề, nhưng thi hành nghiêm chỉnh điều luật đó lại là một vấn đề khác.

Đă đến lúc Hoa Kỳ tuyên bố đă đủ rồi với nhà cầm quyền độc tài này. Cũng đă đến lúc Chính Phủ Hoa Kỳ cùng đứng lên cùng với người dân Việt Nam, không phải với các thương gia lợi dụng cơ hội để làm tiền một cách mau chóng tại Việt Nam.