Tin ngắn đàn áp báo chí ở Hà Nội

Cho đến tân hôm nay (25 – 8 – 2006) nhà văn Hoàng Tiến và nhà báo Nguyễn Khắc Toàn vẫn bị công an xách nhiễu cưỡng bức lên công an xét hỏi về việc dự định ra tập san TD DC. Như vậy cuộc khủng bố đă kéo dài đến ngày thứ 13 tính từ ngày 12 – 8 – 2006, bắt tất cả 5 người làm báo lên công an, rồi khám nhà không lệnh, tịch thu không biên bản nhiều tài liệu dân chủ, cả những tài liệu văn học, nghiên cứu của nhà văn Hoàng Tiến, tịch thu CPU máy tính, tước đoạt máy điện thoại cá nhân, cắt đứt máy điện thoại cố định, cắt đứt các đường vào mạng Internet. Công an bất chấp luật pháp, trà đạp luật pháp một cách ngang nhiên.

Chúng tôi đang từng ngày theo dơi, và sẽ cung cấp thông tin kịp thời cho độc giả biết.

Phóng viên TNDC ở Hà Nội.

RSF nói Việt Nam mua thiết bị theo dõi điện đàm
qua mobile phone

(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/08/060824_mobile_equipment.shtml)

Hai công ty nước ngoài đã bán cho Việt Nam thiết bị dùng theo dõi các cuộc điện đàm qua mobile phone, một tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí lên tiếng.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) nói Việt Nam đã mua thiết bị theo dõi từ một công ty Anh, Silver Bullet, và một công ty Mỹ, Verint Systems (trực thuộc Comverse Technology).

Các thiết bị này được nói là có thể sử dụng để theo dõi các cuộc đàm thoại của các công dân Việt Nam qua mạng điện thoại di động.

Việc mua bán này từng được tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly đề cập trong một bản tin ngắn ngày 31-10-2005.

RSF nói trong thông cáo của họ: "Chúng tôi sững sờ khi biết các cuộc điện đàm với những người bất đồng chính kiến trên mạng đã bị theo dõi qua thiết bị của công ty châu Âu và Mỹ."

"Xảy ra một năm sau khi người ta biết hãng Yahoo đã hợp tác với cảnh sát Trung Quốc, vụ việc mới này củng cố niềm tin của chúng tôi rằng các công ty viễn thông phải bị buộc tôn trọng những quy tắc đạo đức. Cụ thể, cần cấm họ bán thiết bị theo dõi cho những chính phủ hà khắc."

Hồi đầu năm nay, nhiều nghị sĩ Quốc hội Mỹ chỉ trích các công ty lớn của nước này như Microsoft và Google là tiếp tay cho chính phủ Trung Quốc kiểm soát mạng internet.

Hai thiết bị P-GSM của công ty Anh Silver Bullet được nói là có giá 250.000 đôla mỗi cái.

Bài báo trên tạp chí Jane's Defence Weekly tường thuật thiết bị này tương tự loại của Verint Systems mà Việt Nam mua hồi năm 2002.

Mặc dù không khí xã hội cởi mở hơn trong những năm gần đây, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn duy trì hạn chế đối với những người bị xem là tham gia hoạt động chính trị gây nguy hiểm cho chế độ.

Một nghiên cứu của OpenNet Initiative mới đây viết rằng Việt Nam đang tập trung hoạt động "ngăn chặn đối với các trang web bị xem là đe dọa cho hệ thống một đảng."