THÔNG TIN số 37:

 

T I N   V I Ệ T   N A M

 

Hội nghị Trung ương 3 “quyết” chống tham nhũng

Hội nghị TU 3, khóa 10, hay c̣n gọi là hội nghị “chống tham nhũng” họp từ 24.7. đến 29.7.2006. Sau buổi bế mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi toản Đảng ra sức chống tham nhũng theo nghị quyết vừa thông qua “Tăng cường sự lănh đạo của Đảng đối với công tác pḥng, chống tham nhũng, lăng phí”…

Người dân nhớ lại thời TBT Lê Khả Phiêu, rồi tới TBT Nông Đức Mạnh đều hô hào chống tham nhũng: “là quốc nạn”, là “giặc nội xâm”… nhưng đến nay tham nhũng không giảm đi, mà ngày càng ph́nh ra bất trị.

Nhiều giới chức trong Đảng đă đề nghị nhiều phương cách chống tham nhũng, thoạt nh́n qua thấy có vẻ bài bản… nhưng tại sao tham nhũng, lăng phí, ngày càng trầm trọng hơn, gây “nguy cơ đến sự tồn vong của Đảng”…

Nói nhiều, nói to, nhưng không ai dám động đến cốt lơi là chính cái cơ chế phản dân chủ, độc tài độc đảng, mà Đảng CS đến nay vẫn “quyết” giữ vững đặc quyền đặc lợi, giữ vững cơ chế, giữ vững chế độ…

Tiếp tục siết chặt văn hóa thông tin

Kể từ ngày 1.7.2006 nghị định “xử phạt hành chánh trong hoạt động văn hóa thông tin” do cựu TT Phan Văn Khải (kư 15.6.06) được áp dụng nhằm hạn chế tối đa quyền tự do ngôn luận và phạm vi hoạt động của kư giả (dù Hiến pháp ghi rơ tôn trọng quyền nầy).

Trong những năm qua nhà nước t́m cách kiểm soát Internet dựa trên những lư lẽ tùy tiện của cơ quan an ninh. Chế độ ép buộc các dịch vụ Internet phải cài đặt phần mềm “kiểm soát” của nhà nước, theo đó tất cả thông tin về việc sử dụng Internet của khách hàng phải được lưu giữ ít nhất 30 ngày. Với dư luận nước ngoài chế độ tuyên truyền “sách trắng” (18.8.2005) về nhân quyền là “chính phủ VN chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện để người dân tiếp cận, khai thac và sử dụng rộng răi thông tin trên mạng Internet” (lần nữa đừng nghe những ǵ người CS nói, hăy nh́n kỹ những ǵ người CS làm).

Dù “tường lửa”, dù “công an đe dọa”, dù “xử phạt hành chánh” thậm chí bắt giữ tù đày, người dân trong nước với khát khao t́m hiểu sự thật, nhu cầu thông tin trao đổi nhiều chiều và sự sợ hăi đang dần dần được gỡ bỏ trong con người VN, chế độ khó mà bưng bít dối trá măi.

 

Bia tưởng niệm thuyền nhân tại thành phố Liege (Lüttich), Bỉ.

Ngày 30.6.2006 một tấm bia tưởng niệm đă được dựng lên tại thành phố Liege (B́), với sự tham dự của đại diện chính quyền thành phố và các thân hào nhân sĩ VN, để tưởng nhớ hàng trăm ngàn thuyền nhân VN bỏ nước ra đi trốn chạy chế độ độc tài CS, đă bỏ ḿnh trên biển khơi v́ gió băo, đói khát, hải tặc…

Đây là tấm bia thứ hai đă được dựng lên sau lần dựng bia tại Geneve (Thụy Sĩ) ngày 9.2.2006.

Trước đây một năm (2005) sự kiện nhà cầm quyền CSVN áp lực chính quyền Nam Dương và Mă Lai đục bỏ các bia tưởng niệm thuyền nhân tại đảo Galang và Bidong, gây sự xúc động và phẫn nộ người dân VN trong và ngoài nước. Từ đó khắp nơi trên thế giới người Việt tị nạn cùng nhau vận động đề dựng bia tưởng niệm thuyền nhân.

 

Viêm gan siêu vi B gia tăng tại VN

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo động tại VN có tới 15 – 20% dân số mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B.

Loại siêu vi nầy rất dễ lây lan. Nếu bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị, bệnh dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Siêu vi gan B truyền qua đường máu hay qua đường t́nh dục, hay có thể lây qua những đồ dùng cá nhân như khăn chung, lược chải đầu, bàn chải đánh răng…

Giới y tế trong nước cảnh báo sự phát triển của bệnh nầy và kêu gọi người dân quan tâm và tham dự chương tŕnh chủng ngừa.

 

Chuyện Thầy “gạ t́nh đổi điểm”

LTS: Xă hội VN dưới chế độ CS sự băng hoại đạo đức đă “thấm” đến môi trường giáo dục (bằng cấp giả,  dỏm,  thi

Cùng nhau chúng ta tiếp tục vận động tích cực để chuyển hóa Việt Nam từ độc tài sang dân chủ đa nguyên, mang lại tự do, hạnh phúc cho người dân và phát triển đất nước.

 

THÔNG TIN số 37:

1. Tin Việt Nam.

2. Chuyện đau ḷng ở một trường Cao đẳng: Thầy giáo gạ nữ sinh đổi “t́nh” lấy điểm.                       (báo trong nước)

6. Sinh hoạt của Khối 4806 sau 4 tháng hoạt động.

7. Bản tường tŕnh về việc bị công an hành hung. VŨ HOÀNG HẢI

8. Tôi hèn nhát. NGUYỄN PHƯONG ANH

10. Tham nhũng – Tiếp cận từ phía hệ thống.   NGUYỄN TRUNG

13. Khi cung đ́nh chống tham nhũng. BÙI TÍN

15. “Lấy từ bi diệt hận thù”… PHÙ SA

17. Trí thức hải ngoại với Phật giáo Việt Nam.  NGUYỄN HỮU LIÊM

24. Những bài ca từ khát vọng chưa thành. TRẦN TRUNG ĐẠO

27. Vũ Hoàng Chương: Con người dại hay con người can đảm. SÔNG 

30. Thơ Sông Lô:    Mẹ

31. Họp Mặt Dân Chủ có phải là một Tĩnh Hội. VŨ ÁNH

 Thư từ liên lạc:

THÔNG TIN Postfach  6266

30062 Hannover Germany

Phụ trách:       Đặng Lâm

* Bài viết có tên tác giả không nhất thiết phản  ánh  lập  trường  Thông  Tin.

* Độc giả ủng hộ THÔNG TIN xin gởi vào trương mục:

 Konto Nr. 412983-302, c/o Herr Lam

BLZ: 25010030, Postbank Hannover (xin ghi Báo Thông Tin)

Rất mong đón nhận ư kiến xây dựng, cộng tác và ủng hộ tài chánh của bạn đọc.

cử gian lận…) nay bung ra chuyện thầy “gạ” học sinh “đổi t́nh lấy điểm”, nơi môi trường giáo dục đào tạo con người, lẽ ra phải nghiêm túc trân trọng v́ tương lai của tuổi trẻ, của đất nước…

Chuyện thầy Đỗ Tư Đông “gạ t́nh đổi điểm” với nữ sinh viên Vân Anh cuối tháng 7.06, chắc không phải là trường hợp duy nhất trong xă hội VN hiện nay. Lần nữa cho thấy khi cái cơ chế độc đảng tham nhũng ngày nào c̣n tồn tại, th́ đạo đức con người VN sẽ c̣n tiếp tục xói ṃn thêm nữa…

Chuyện đau ḷng ở một trường CĐ: Thầy giáo gạ nữ sinh đổi "t́nh" lấy điểm

(Thanh Niên Online 26.7.2006)

Đơn tố cáo của nữ sinh có đoạn: "Từ năm học đầu tiên đến nay, tôi được thầy Đỗ Tư Đông - Phó trưởng khoa Báo chí của trường dạy một số buổi. Ở những thời điểm này, thầy Đông thường xuyên ép tôi quan hệ trên mức t́nh cảm của thầy tṛ. Cụ thể: thầy nhiều lần bắt tôi đến ngủ qua đêm nhà thầy để thầy tạo điều kiện giúp đỡ trong học tập và thi cử, nếu không nghe lời, thầy sẽ cho trượt một số môn. Tôi đă kiên quyết phản đối ư định đen tối của thầy Đông và sự việc đă diễn ra đúng như lời thầy nói. Bằng việc đă cho tôi trượt 4 môn từ học kỳ 3. Do quá bức xúc với việc làm không có lương tâm của thầy Đông, cho đến giáp những ngày thi tốt nghiệp tôi đă đến t́m gặp thầy (sau khi nghe thầy dọa sẽ đánh trượt tốt nghiệp nếu không đến ngủ với thầy) và mang theo máy ghi âm, ghi lại lời dụ dỗ của thầy

Lâu nay, ở Trường cao đẳng Phát thanh - Truyền h́nh T.Ư I (trụ sở tại thị xă Phủ Lư, tỉnh Hà Nam) vẫn thường râm ran chuyện "chạy" điểm bằng tiền và t́nh liên quan đến một số giáo viên. Nhưng không c̣n là tin đồn nữa khi một nữ sinh của trường vừa gửi tới Báo Thanh Niên đơn tŕnh bày kèm theo cuộn băng ghi âm tố cáo hành vi gạ gẫm t́nh cảm của ông Đỗ Tư Đông, Phó trưởng khoa Báo chí của trường đối với cô.

Chuyện xảy ra vào tối ngày 25/7 tại nhà riêng của ông Đông. Sau khi nghe cô học tṛ tŕnh bày và nhờ vả giúp đỡ, ông Đông đă chủ động nói: "Sáng mai tôi sẽ chấm bài của em. Tôi cầm (bài thi của nữ sinh này - PV), tôi đang cất trong tủ. Tôi là chủ khảo mà lại. Em thích cái bài đấy bao nhiêu điểm? Em bảo bao nhiêu, tôi sẽ cho bấy nhiêu".

- "Nhưng em thích điểm cao".
- "Cao là bao nhiêu?".
- "8 điểm trở lên được không thầy?".
- "Mai tôi sẽ cho em 8,5 điểm. Tính tôi đă nói cái ǵ là làm được cái ấy. Bây giờ chương tŕnh của em sao? Chơi nha. Đi nha".
- "Ở nhà thôi hả thầy?"
- "Đi Kim Bảng, chỗ làng Nhô đấy. Đi xe máy, vù vù tí sợ đếch ǵ ! Ngại ǵ !".
- "Có phải ở nhà nghỉ không thầy?".
- "Không. Khách sạn".
- "Vào khách sạn ngủ hả thầy?".
- "Ừ ! Tôi đă bảo cho em 8,5 điểm rồi mà".
- "Nhưng em sợ mọi người biết".
- "Sợ ǵ ! Chúng nó đi xin, ḿnh cũng đi xin chứ việc ǵ phải sợ !... Em phải làm để đạt được mục tiêu của em chứ".
- "Nhưng phải đánh đổi cả đời con gái à thầy?".
- "Cả ! Tôi hỏi em một câu nhé. Em có c̣n trinh nữ không?".
- "Đương nhiên".
- "C̣n trinh sao trông lại hơi mập thế?"..

 

Ông phó trưởng khoa c̣n trách cô học tṛ đang ngồi cạnh ḿnh chuyện tối qua đă sai hẹn, không đến nhà thầy và cho rằng chuyện đó "đă làm mất hết niềm tin" của ông ta. Khi nữ sinh tỏ ra bối rối: "Nhưng em sợ...!", th́ ông Đông vờ trách: "Em nhắn tin. Ai biết được đâu. Những người đi trước (những trường hợp tương tự ở các khóa trước ? - PV) họ rất thông minh. Em là người thông minh, em chỉ nháy máy cho tôi là tôi biết".

Trở lại với cuộc gạ gẫm, ông Đông tiếp tục: "Tôi hứa với em đấy. Hiện nay tôi chỉ đảm bảo với em một môn. Môn khác tôi không chấm".

- "Làm sao thầy biết bài của em?".
- "Ôi sao tôi không biết. Tôi muốn biết bài của ai là tôi biết luôn. Nếu như em đă đặt niềm tin nơi tôi, tôi hứa tôi sẽ cho em... C̣n môn kia em có đến nhà cô T. không? Cô T. mới biết nó đang nằm ở đâu. Đó là bí mật. Em đừng nói cho ai biết đấy. Tôi cũng hứa sẽ cho em qua 2 môn trả nợ kia".

Ông Đông chốt lại vấn đề: "Thầy giúp cho em 2 vấn đề lớn. Em cần th́ cần, mà không cần th́ thôi... Được không?... Em c̣n sợ cái ǵ nữa không?".
- "Nhưng vào khách sạn em rất sợ!".

- "Thế có đi không nào?".

- "Ở nhà thầy à?".

- "Đi an toàn hơn. Ở nhà có người nọ người kia. Thế nhé".

- "Thôi thầy ơi ngồi nói chuyện đi".

- "Thôi chuyện nói hết rồi. Không tin nhau th́ thôi!".

- "Thế phải đi với thầy đến làng Nhô để ngủ với thầy mới là tin nhau ạ?".
- "Ừ ! Chính là như thế. Cái đó người ta gọi là vượt qua được thách thức!... Tôi đang rạo rực mới khổ chứ ! Phải hợp tác chứ ! Em sợ ra ngoài à ? Tôi đảm bảo với em đám đầu gấu nhất ở cái tỉnh này nh́n thấy tôi nó c̣n phải nể nữa là... Tôi hứa giúp ai tôi giúp đến cùng. Phải tốt với nhau. Người ta dám v́ nhau th́ mới nâng nhau được chứ. Ví dụ như đi bơi. Phải có người nâng mới bơi được chứ. Cuộc đời đơn giản thế thôi mà!".

Ông Đông sau khi gạ gẫm đă chở nữ sinh này đến một khách sạn, thuê pḥng nhưng cô gái đă nhanh trí tự giải thoát cho ḿnh...

Sau khi xác minh nhân thân và bước đầu kiểm chứng những thông tin do người tố cáo cung cấp, chúng tôi quyết định công khai vụ việc đau ḷng này trên mặt báo với mong muốn Trường cao đẳng Phát thanh - Truyền h́nh T.Ư I và các cơ quan chức năng nhanh chóng tiến hành điều tra, làm rơ sự việc.

Bùi Trần - Mạnh Dương

Gặp nữ sinh viên tố giác thầy tống t́nh

(Tiền Phong, Thứ Sáu, 04/08/2006)

Chẳng biết sau cuộc điện thoại thứ bao nhiêu, tôi mới giáp mặt Vân Anh, cô sinh viên tố giác thầy giáo "tống t́nh" ở trường CĐ Phát thanh Truyền h́nh Trung ương 1.

Đến khi cầm tấm bằng tốt nghiệp trong tay, cô sinh viên đầy can đảm này mới đồng ư xuất hiện.

"Không thể đổi nhân phẩm lấy tấm bằng"

Chúc mừng em đă có bằng tốt nghiệp. Cảm giác của em lúc này như thế nào?

Thực ra, cũng chẳng vui lắm v́ kết quả tốt nghiệp cũng chỉ đạt loại trung b́nh, không đúng với học lực của em. Song, em vẫn tự an ủi rằng cái được chính là đă giúp các bạn khoá sau, giúp nhà trường nhận ra một sự việc mà trước đây nhiều bạn cũng là nạn nhân đă cố giấu.

Từ chuyện của em có thể mọi người sẽ mạnh dạn hơn, phát hiện ra những tiêu cực đă tồn tại từ rất lâu rồi. Rất tiếc, một số thầy cô trong trường nói rằng em đă làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, làm phiền phức cho tập thể giáo viên.

Thật t́nh trong chuyện này, em đâu có làm sai! Nếu phải đem nhân phẩm ra để đánh đổi lấy một cái bằng tốt nghiệp th́ em không thể chấp nhận!

Như bước vào một trận chiến

Chuyện đặt máy ghi âm... không phải ai cũng dám làm.Trước khi làm những việc " động trời" đó, em nghĩ ǵ?

Suy nghĩ ấy đến rất bất chợt dù mong muốn phanh phui sự việc có từ lâu rồi. Lúc đầu, em chỉ nghĩ máy ghi âm mà bỏ túi quần, thầy trông thấy sẽ không tiện lắm. Thế là em bỏ máy vào trong túi xách tay và để túi trên bàn. Băng ghi âm lời nói của thầy sẽ là bằng chứng duy nhất để thầy không thể chối bỏ được.

Khi đến nhà nghỉ cùng thầy Đông, em rất hoảng sợ, lo lắng nhưng em tự trấn an rằng "xung quanh ḿnh c̣n nhiều người tốt, chắc chẳng ai bỏ mặc khi ḿnh nhờ giúp".

Làm thế nào em có được chiếc máy ghi âm để làm sáng tỏ vụ việc?

Cũng hoàn toàn t́nh cờ. Nó là chiếc máy MP3 mà em thường dùng để nghe nhạc. Nhưng có lần để trong túi quần, t́nh cờ em ấn vào nút ghi âm đă ghi lại toàn bộ câu chuyện của em với các bạn, em mới biết tác dụng của nó.

Khi cùng thầy vào nhà nghỉ, em có lo sợ không?

Chắc chẳng bao giờ em có thể quên được cảm giác đang ngồi trên xe gắn máy bỗng dừng lại. Nh́n lên, đập vào mắt là ḍng chữ "nhà nghỉ Lá Cọ". Hai chân cứ run lên, em c̣n bảo với thầy: "Hay là thầy nghĩ lại?". Nhưng thầy đâu có nghe em nói nữa...

Đây là việc hoàn toàn bất ngờ, không nằm trong sự chuẩn bị. Em định sẽ đi ra ngă tư ngay ở nhà thầy rồi trốn luôn. Nhưng thầy không cho và đành phải lên xe, vừa đi vừa nghĩ cách để thoát thân.

Vừa vào trong nhà nghỉ, thầy đă lao vào để chuẩn bị pḥng, màn và giục em mau chóng "chuẩn bị".

Lúc này em thật sự hoảng sợ. Em hỏi để kéo dài thời gian: "Có lẽ thầy đến đây nhiều lần rồi nhỉ? Em ra ngoài để nghe điện thoại nhé". Thoáng nghi ngờ, thầy không cho em đi ra ngoài. Vẫn giữ b́nh tĩnh, em t́m lời thuyết phục.

Lúc đó, em nói thật lớn tiếng không phải để ghi âm mà đề trấn an tinh thần ḿnh, hy vọng le lói là có cái ǵ đó để thay đổi. Rồi khi nh́n thầy kéo tấm màn gió, em càng điếng hồn và có cảm giác như sắp bước vào trận chiến

Em chuẩn bị phương án đối phó với các nguy cơ... Đó là phương án ǵ?

Lúc đầu, em định viết giấy gọi một chiếc xe ôm và nhờ lễ tân nhưng thấy cô bé cứ lớ ngớ chẳng hiểu ǵ cả. Sau đó em định lấy cớ ra ngoài mua nước rồi chạy trốn nhưng vào pḥng nghỉ thấy tủ lạnh đầy nước em thất vọng. Em lại nghĩ hay ḿnh kiếm cớ xuống xin đá. Đúng lúc đó, đứa bạn thân gọi điện thoại nhưng thầy không cho nghe.

Phải đến khi nó điện thoại lại lần nữa, em mượn cớ ra ngoài để nghe rồi chạy thoát luôn. Thấy một thanh niên đang mua xăng gần đấy, em xin đi nhờ về kư túc xá. Một lát sau, thầy gọi điện thoại yêu cầu em "nếu bạn bè có hỏi, chỉ nói đi uống cà phê với thầy thôi".

Phải chăng thầy Đông "có t́nh ư" với em từ lâu rồi?

Thầy đă nói với em rất nhiều về chuyện này rồi. Ngay vừa mới vào trường, thầy đă tỏ ư "quan tâm" bằng cách không muốn em gọi bằng thầy mà phải xưng bằng "anh". Thầy nói "Tôi cần t́nh chứ không cần tiền". Có lần, thầy rủ em đi rừng Cúc Phương... em né tránh không tiếp xúc với thầy.

Nhưng đến học kỳ 3 th́ em phải thường xuyên gặp thầy để lấy bẳng điểm của lớp (Vân Anh là lớp trưởng). Biết em không chịu, có lần thầy tuyên bố "sẽ cho cô trượt kỳ này". Hỏi v́ sao, thầy khẳng định: "Do tính khuynh hướng của em không cao. Từ trước đến nay em đă làm mất ḷng tin của thầy". "Phải làm ǵ để chứng minh khuynh hướng, thưa thầy?".

Thầy nói thẳng luôn: "Ở lại với tôi tối nay". Rồi vừa nói thầy vừa định cầm ổ khoá ra khóa cửa lại. "Nhưng thầy ơi, c̣n hai đứa bạn em đang chờ em ở ngoài nhà". " Thế th́ thôi, tối mai 24/7, em tới đây, thầy sẽ đưa em ra ngoài chứ không phải ở nhà". Và sau đó sự việc như em vừa kể.

Có ai đồng cảm, chia sẻ với em trong những lúc t́m phương án để đối phó?

Đó là hai cô bạn ở cùng pḥng trọ với em. Bọn em từng bàn nhau cách để ứng phó. Ngày 25/7, khi vừa tốt nghiệp xong, em nhận được lời nhắn hẹn gặp của thầy và chẳng thể từ chối được. Em liền rủ T đến nhà thầy nhưng hôm đó, nó bận bịu chuyện ǵ, chẳng chịu đợi em mà đưa em đến cửa nhà thầy rồi về luôn.

Trong gia đ́nh, em có tâm sự với ai không?

Gia đ́nh chẳng ai tin em. Ngay cả ba em c̣n bảo "Tại sao con lại làm như vậy? Không c̣n thầy này th́ lại có thầy khác. Con c̣n phải ra ngoài đó để làm việc nữa chứ".

Nhưng em làm em chịu và không muốn gia đ́nh phải lo lắng. Ba mẹ đă vất vả cho em ăn học, giờ lại bắt ba mẹ phải lo lắng đến những chuyện này th́ quả thật không đáng.

Ngay sau sự việc này xảy ra, thái độ của thầy, cô giáo trong trường đối với em như thế nào?

Ngày 25, em b́nh tĩnh bao nhiêu th́ đến ngày 26, em lại sợ bấy nhiêu và đă thức suốt đêm. Em thu dọn quần áo để "trốn chạy". 4 giờ sáng, em đă có mặt ở đường quốc lộ và lên Hà Nội để nhờ các cơ quan chức năng giúp đỡ.

Trước đó, bạn bè cũng đă khuyên phải chuẩn bị tâm lư v́ dự đoán sau khi em báo cáo, phía tin thầy Đông có thể chiếm đa số. Em may mắn có tập thể lớp rất tốt, các bạn ủng hộ em. V́ vậy, em cũng bớt hoang mang và càng tin rằng ḿnh làm như vậy là đúng.

Nhưng tại cuộc họp Ban giám hiệu trường chiều 1/8, sau khi nghe em tường tŕnh, cô hiệu phó nói: "Đáng lẽ cô không nên làm như thế này v́ đă ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, làm mất đi một người thầy. Bây giờ cô đă nổi tiếng rồi đấy!". Cô c̣n bảo em có thủ đoạn không tốt.

Thật ra, trước đó em cũng đă tŕnh bày với thầy phó hiệu trưởng khoa Báo chí cùng ban giám hiệu nhưng em không nhận được sự giúp đỡ. Em đâu muốn để lại ấn tượng xấu nhưng sự việc ép buộc khiến em phải làm thôi. Cứ như vậy, em ngồi nghe cô mắng suốt cả cuộc họp hôm đó.

Thích ... điều tra

Có người trách nhưng cũng có người cảm phục nghị lực của em. V́ sao em lại chọn nghề báo?

Đúng là nh́n em ốm thế này chẳng ai bảo là mạnh mẽ cả. Nhưng em lại rất thích công việc công phu phanh phui những chuyện tiêu cực. Nhiều lúc em c̣n mơ trở thành công an hay nhà báo để điều tra. Khi thực hiện cuốn băng ghi âm này, em cũng nghĩ đây là bước đầu về nghiệp vụ làm báo mà chính các thầy cô trong trường đă dạy.

Liệu đó có phải là bản lĩnh vốn có của một lớp trưởng nổi tiếng là năng động, luôn dẫn đầu lớp trong các môn học về phóng sự, điều tra?

(Cười) Cả khoá từng gọi em là "hiện tượng đặc biệt của khoá 8". Cứ đến giờ học môn đó, thấy cả lớp im re em đă đứng lên một ḿnh phát biểu ư kiến v́ nghĩ rằng ḿnh là lớp trưởng, phải là đầu tàu cho các bạn chứ.

Thế mà chẳng hiểu sao, chỉ có một ḿnh em phải thi lại môn phóng sự do thầy Đông phụ trách!? Nhiều lúc, em vẫn hay tưởng tượng ḿnh đang điều tra vụ việc. Bạn bè bảo hâm. Em đă phản biện "mơ mộng có bị ai đánh thuế hay tốn tiền đâu. Bọn mày cứ để cho tao mơ được vất vả làm việc".

Em cũng thấy tội cho thầy !

Thầy Đông đă phải nhận h́nh thức kỷ luật là thôi việc. Em có nghĩ rằng như thế là xứng đáng với hành động của thầy không?

Việc kỷ luật ấy là do cơ quan chức năng và nhà trường quyết định. Với em, khi nghe thấy đứa bạn nói đă nh́n thấy cảnh thầy lủi thủi đi một ḿnh về pḥng, em cũng thấy tội cho thầy lắm.

Thầy cũng đă nhiều tuổi rồi, mất việc là trắng tay. Nhưng lỗi của thầy không chỉ đối với riêng em mà trước đó c̣n rất nhiều tai tiếng từ khoá 1 rồi.

Sau sự việc này, em có nghĩ ḿnh đă là người nổi tiếng không? Dự định sắp tới của em sẽ như thế nào?

Chẳng bao giờ em muốn nổi tiếng như vậy. Việc làm này cũng hoàn toàn bất đắc dĩ khi em không c̣n lối thoát. Bây giờ em cũng lo lắm. Bằng tốt nghiệp trung b́nh chẳng biết có cơ quan nào nhận cho ḿnh không, dù khó khăn, vất vả bao nhiêu em cũng chịu được. Nhưng em vẫn hy vọng và tin rằng ḿnh có năng lực, có niềm tin th́ sẽ cố gắng hoàn thành tốt mọi công việc.

Cảm ơn em và chúc em sớm có được công việc thích hợp.

Theo Tố Như

Pháp Luật TP Hồ Chí Minh

Buộc thôi việc thầy giáo gạ nữ sinh đổi “t́nh” lấy điểm

(Tiền Phong, Thứ Hai, 31/07/2006)

TP - Hôm qua (30/7), Hội đồng kỷ luật trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền h́nh TW 1 đă quyết định buộc thôi việc đối với ông Đỗ Tư Đông (Phó Trưởng khoa Báo chí, phụ trách khoa) – v́ liên quan đến vụ gạ gẫm nữ sinh đổi “t́nh” lấy điểm thi.

Quyết định trên được đưa ra trong một cuộc họp diễn ra sáng qua của Ban giám hiệu và Hội đồng kỷ luật trường Cao đẳng PT-TH trung ương 1.

Sau khi cân nhắc các chứng cứ, cũng như tường tŕnh của ông Đỗ Tư Đông, lănh đạo nhà trường đă quyết định áp dụng biện pháp xử lư kỷ luật cao nhất đối với ông này, căn cứ theo Pháp lệnh công chức.

Theo dự kiến, hôm nay, BGH trường Cao đẳng PT-TH trung ương 1 sẽ có công văn gửi các cơ quan chức năng, báo cáo việc xử lư kỷ luật đối với ông Đỗ Tư Đông.

Sau khi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân về làm việc với BGH nhà trường và chỉ đạo làm rơ vụ việc, trong 2 ngày cuối tuần qua, trường Cao đẳng PT-TH trung ương 1 đă tổ chức nhiều cuộc họp và làm việc với ông Đỗ Tư Đông về vụ việc.

Một cán bộ nhà trường cho biết, bước đầu ông Đỗ Tư Đông đă phải thừa nhận hành vi của ḿnh trước BGH nhà trường, và cũng chủ động viết đơn xin thôi việc. Tuy nhiên, ông Đông vẫn cho rằng ḿnh đă bị “một nhóm học sinh xấu lừa vào tṛng”(?!).

Chiều qua, trường Cao đẳng PT-TH trung ương 1 đă bố trí một chiếc xe biển số 80B…, đưa ông Đỗ Tư Đông về nhà riêng (khu tập thể trường Múa, Mai Dịch, Hà Nội).

Một cán bộ nhà trường cho biết, tại cuộc đưa tiễn này, ông Đông đă tỏ ư ân hận v́ ông ta đă để lại tiếng xấu cho trường Cao đẳng PT-TH trung ương 1, đồng thời mong muốn trường ngày càng phát triển…

Trong một diễn biến khác, sau khi kiểm tra lại điểm thi theo yêu cầu của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, trường Cao đẳng PT-TH trung ương 1 khẳng định bài thi tốt nghiệp của V.A không bị sửa chữa điểm. Cụ thể, hai môn thi của V.A được chấm 5,5 và 5 điểm.

Điều này, theo chúng tôi, không thể là bằng chứng chứng minh ông Đỗ Tư Đông có gạ “t́nh” cô nữ sinh V.A để đổi điểm thi hay không.

Bởi lẽ, việc ông Đông gạ gẫm V.A xảy ra từ tối 25/7, trong đó ông Đông có hứa sẽ cho V.A 8,5 điểm; mà theo ông Hiệu trưởng trường Cao đẳng PT-TH trung ương 1 Đinh Văn Mạnh, cho đến chiều tối ngày 26/7 việc chấm thi tốt nghiệp mới hoàn tất.

Việc này cũng phù hợp với lời ông Đông nói với V.A tối 25/7, rằng sáng hôm sau (26/7), ông Đông mới chấm đến bài của nữ sinh này.

Vấn đề cần làm rơ ở đây là có phải từ việc gạ “t́nh” bất thành của ông Đông tối hôm trước, nên hôm sau bài thi của V.A đă không được 8,5 điểm như ông Đông hứa hay không; chứ không phải làm rơ điểm thi của nữ sinh này có bị sửa chữa hay không.

Nếu cứ kết luận theo kiểu điểm của học sinh này được ngần này, không có dấu hiệu bị sửa chữa… th́ có lẽ những tiêu cực về thi cử, điểm chác sẽ chẳng bao giờ có thể được làm rơ.

Về phần nữ sinh V.A, trước khi bất đắc dĩ phải dùng máy ghi âm đối phó với ông Phó trưởng khoa Đỗ Tư Đông, V.A cho biết cô từng phản ánh việc bị ông Đông gạ gẫm t́nh cảm lên thầy Hiệu trưởng và cô Hiệu phó; song lần đó, những người đứng đầu nhà trường đă xoa dịu V.A và cho rằng đó là chuyện tế nhị…

Tuy nhiên, khi được hỏi, ông Đinh Văn Mạnh, Hiệu trưởng trường Cao đẳng PT-TH trung ương 1, nói rằng ông không… nhớ việc V.A có từng phản ánh như thế hay không. “Học sinh, sinh viên th́ phản ánh với tôi nhiều vấn đề, nói thực là tôi cũng không nhớ hết được.

V́ trường có tới gần 3.000 học sinh – sinh viên…” – Ông Mạnh nói. Ông Mạnh cũng cho biết, ông chưa từng nhận được đơn tố cáo của nữ sinh V.A về việc bị ông Đỗ Tư Đông gạ gẫm t́nh cảm; cũng chưa từng nhận được một đơn thư nào tố cáo ông Đông về những việc tương tự…

Trong khi đó, trong cuộc trao đổi với Tiền phong hôm 27/7, mặc dù không thừa nhận đă gạ gẫm V.A đổi “t́nh” lấy điểm vào tối 25/7, song ông Đỗ Tư Đông đă chủ động nói với các PV chuyện trước đây ông từng bị V.A tố cáo với ông Hiệu trưởng.

Theo ông Đông, lần đó V.A đă tố cáo với thầy Hiệu trưởng rằng ông Đông “trọng t́nh chứ không trọng tiền”. Đáng tiếc là những phản ánh của V.A đă không được những người có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết một cách thoả đáng.

Công Minh - Văn Nhập

Phỏng vấn về vụ 'đổi t́nh lấy điểm'

(BBC - 09 Tháng 8 2006)

Người nữ sinh viên tố cáo thầy giáo gạ đổi t́nh lấy điểm đă nói với BBC về sự thất vọng trước một số phản ứng mà sự việc đưa tới.

Nữ sinh mới tốt nghiệp Vân Anh của trường Cao Đẳng Phát thanh Truyền h́nh Trung Ương I đă gây xôn xao dư luận khi công bố cuốn băng ghi âm trong đó Phó trưởng khoa Báo chí Đỗ Tư Đông gạ cô tới nhà nghỉ với ông để đổi lấy điểm tốt trong kỳ thi tốt nghiệp.
Sau khi cuốn băng được công bố, ông Đông đă bị buộc thôi việc và công an cũng đă có những điều tra nhưng kết luận rằng hành vi của ông chưa cấu thành tội phạm h́nh sự.

Nghe phỏng vấn cô Vân Anh
Trả lời phỏng vấn của BBC, cô Vân Anh nói ban đầu cô không nghĩ sự việc cô công bố sẽ gây phản ứng lớn như vậy.
"Em có đoán một chút, nhưng không nghĩ sẽ lại lớn như vậy. Thấy lo lo, nhưng em nghĩ ḿnh làm điều đúng."
"Trong gia đ́nh em, một số cô chú đọc báo th́ không tin, thậm chí c̣n đặt vấn đề về nhân phẩm đối với em. Gia đ́nh ḿnh mà lại không tin th́ cũng làm em bị sốc."

Cô Vân Anh nói bạn bè đa số ủng hộ, nhưng chỉ có ban lănh đạo trong trường của cô cho rằng cô làm ảnh hưởng uy tín của trường.

"Em hơi buồn v́ dẫu sao ḿnh cũng có thời gian học ở đây, đến khi ra trường, thầy cô bảo 'em bây giờ nổi tiếng rồi, làm ảnh hưởng uy tín của trường.' Cách nói của một số người mang tính châm chọc, làm em không thích."

Kết quả tốt nghiệp của Vân Anh chỉ đạt mức trung b́nh, và cô tâm sự điều này sẽ làm cô khó t́m việc khi ra trường.
"Em chưa thử cầm bằng đi xin việc ở đâu, nhưng em biết với tấm bằng này th́ cũng không làm được ǵ. V́ bây giờ người ta đánh giá ít nhất cũng dựa vào bằng cấp."

"Gia đ́nh em cũng bảo với tấm bằng như vậy, th́ làm sao xin việc," Vân Anh nói.

Tổng hợp

Thầy giáo “gạ t́nh”: Vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân?
(Dân trí - 08/08/2006)

(Dân trí) - Theo lời ông hiệu trưởng trường CĐ Phát thanh Truyền h́nh Trung ương I Đinh Văn Mạnh, sau khi tuyên bố quyết định buộc thôi việc đối với ông Đỗ Tư Đông, “đại bộ phận giáo viên trong nhà trường đều bức xúc với tâm trạng chung là rất thương người đồng nghiệp này”.

“V́ dù sao đây cũng là một giảng viên lâu năm, luôn được đánh giá là một người có tinh thần trách nhiệm với công việc và trong suốt 10 năm giảng dạy tại đây, thầy Đông cũng chưa hề gây ra điều tiếng ǵ” - ông Mạnh nói như vậy.

Cũng trong buổi làm việc ngày hôm qua 7/8, ông Mạnh có trao cho chúng tôi một lá đơn xưng là “tập thể lớp BT 8A” - (lớp của sinh viên Vân Anh - PV) vừa gửi đến Ban Giám hiệu nhà trường.

Lá đơn này viết: “Lớp BT8A chúng em xin tố giác nhóm hoạt động có tổ chức nhằm gây rối mất an ninh trật tự trong trường và giăng bẫy để mưu hại thầy giáo”.

Theo tŕnh bày của lá đơn này th́ nhóm tổ chức "cài bẫy" ông Đông c̣n có cả một số giảng viên khác. Trong đó có người có "mối quan hệ t́nh cảm" với sinh viên Vân Anh.

Trước đó, sáng 30/7, Hội đồng kỷ luật trường Cao đẳng Phát thanh Truyền h́nh Trung ương 1 đă ra quyết định buộc thôi việc và thông báo nội bộ đối với ông Đỗ Tư Đông, phụ trách Khoa Báo chí v́ đă vi phạm đạo đức thầy tṛ. Trước đó, ông Đông đă thừa nhận hành vi “gạ t́nh lấy điểm” của ḿnh đối với sinh viên Vũ Thị Vân Anh.

Được biết tới đây trường Cao đẳng Phát thanh Truyền h́nh Trung ương 1 cũng sẽ tiến hành rà soát lại toàn bộ điểm thi trong ṿng 1 năm qua trước những nghi ngờ có sự “chạy” điểm cho sinh viên. Trường cũng sẽ bổ nhiệm một lănh đạo thuộc Ban giám hiệu thay cho ông Đỗ Tư Đông phụ trách Khoa Báo chí.

Nhóm PV giáo dục thực hiện

 

Sai phạm ở Trường cao đẳng Phát thanh - Truyền h́nh T.Ư I: Ông hiệu trưởng "ném đá giấu tay"
(Thanh Niên Online - 09.08.2006)

Ngày 7/8, ông Đinh Văn Mạnh, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Phát thanh - Truyền h́nh T.Ư I đă cung cấp cho phóng viên Báo Dân Trí lá đơn nặc danh mà ông nói là của "tập thể lớp BT8A". Lá đơn sau đó đă được đăng tải trên trang Dân Trí điện tử, khiến dư luận không khỏi băn khoăn...

Ngay tựa đề bài báo đă cho thấy khá rơ dụng ư của người viết: "Thầy giáo "gạ t́nh": Vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân?". Nội dung bài báo trích dẫn gần như nguyên văn tài liệu nặc danh do ông Mạnh cung cấp. "Đơn kiến nghị" này gồm 2 trang A4 đánh máy, phần cuối có đề "tập thể lớp BT8A", không có chữ kư. Theo đó, "tập thể lớp BT8A" một mặt hết lời ca ngợi những "phẩm chất" tốt đẹp của ông Đỗ Tư Đông, mặt khác lại có những lời lẽ bôi nhọ rất xấu về những học sinh đă dũng cảm đứng lên tố cáo những tiêu cực tại trường và một số người khác.

Không xác minh được nguồn gốc lá đơn, phóng viên thực hiện bài viết trên cũng không hề liên lạc với những người bị bôi đen trước khi cho đăng tải những thông tin liên quan đến họ. Bài báo thậm chí nêu đầy đủ họ tên những người này, và v́ thế, ở một mức độ nào đó đă làm phương hại đến uy tín, danh dự của họ. Điều khó hiểu là mặc dù biết rơ là đơn thư nặc danh, lại do chính ông Hiệu trưởng Mạnh cung cấp chứ không phải do các học sinh lớp BT8A gửi trực tiếp tới phóng viên hoặc ṭa soạn nhưng Ban biên tập Báo Dân Trí đă vội vă cho đăng tải. Thêm vào đó, khi mà vụ gạ "t́nh" của ông Đỗ Tư Đông đă quá rơ ràng với việc ông này thừa nhận hành vi của ḿnh trước nhà trường cùng Công an tỉnh Hà Nam và sau đó phải chịu nhận mức kỷ luật buộc thôi việc, việc đăng bài báo nói trên không khác nào một cố gắng lèo lái dư luận sang hướng khác có lợi cho người sai phạm.

Chiều 8/8, tại buổi làm việc với ṭa soạn Báo Thanh Niên tại Hà Nội, ông Hiệu trưởng Mạnh đă một mực cho rằng: "Đó là đơn nặc danh, không có giá trị". Tuy nhiên, khi được hỏi, ông Mạnh lại không thể đưa ra một lời giải thích cho việc ông đă phát tán lá đơn nặc danh ấy cho cơ quan báo chí. Vậy việc làm của ông Mạnh nhằm mục đích ǵ ?

Bài báo trên trang Dân Trí điện tử c̣n dẫn lời ông Mạnh - người kư vào quyết định kỷ luật ông Đỗ Tư Đông - rằng sau khi tuyên bố quyết định buộc thôi việc đối với ông Đông th́ "đại bộ phận giáo viên trong nhà trường đều bức xúc với tâm trạng chung là rất thương người đồng nghiệp này" (!). Lư do mà ông Mạnh đưa ra để bao biện cho lời phát biểu của ḿnh là: "V́ dù sao đây cũng là một giáo viên lâu năm, luôn được đánh giá là một người có tinh thần trách nhiệm với công việc và trong suốt 10 năm giảng dạy tại đây, thầy Đông cũng chưa hề gây nên điều tiếng ǵ"(?).

Phát biểu trên của ông Mạnh theo chúng tôi là đă xúc phạm nghiêm trọng đến những cán bộ, giáo viên đang công tác tại trường. Bởi v́, loại một "con sâu" khỏi môi trường sư phạm là một việc cần phải làm và những người cán bộ, giáo viên chân chính đều đồng t́nh ủng hộ ! Phát biểu đó cũng trái ngược hoàn toàn với những ǵ ông Mạnh, ông Dương Văn Tuẫn - Hiệu phó kiêm Bí thư Đảng ủy nhà trường đă nói với Báo Thanh Niên trong các buổi làm việc cũng như trên các văn bản gửi cơ quan hữu quan. Trong công văn ngày 3.8 về việc tiếp thu phản ánh của Báo Thanh Niên do ông Mạnh kư có những ḍng dưới đây: "Ban giám hiệu Trường cao đẳng Phát thanh - Truyền h́nh T.Ư I xin trân trọng cảm ơn Báo Thanh Niên đă phát hiện, phản ánh kịp thời vụ việc tiêu cực liên quan đến thầy giáo Đỗ Tư Đông. Với tinh thần nghiêm túc tiếp thu và thực sự cầu thị, nhà trường mong được quư báo quan tâm và tiếp tục hợp tác chặt chẽ, giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ". Tiếp đó, ngày 5.8, tại buổi làm việc với Ban biên tập Báo Thanh Niên, ông Dương Văn Tuẫn đă khẳng định: "Hành vi của ông Đông là vi phạm đạo đức của người thầy giáo, không thể chấp nhận được. Chúng tôi đă tiếp thu ư kiến báo nêu, xử lư một cách nghiêm túc, đúng pháp luật là buộc thôi việc đối với ông Đông".

Theo thông tin mà chúng tôi nhận được, chiều qua, những người bị nêu tên trong bài báo đă bị nhà trường yêu cầu làm bản tường tŕnh. Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục theo dơi và phản ánh những động thái bất thường này của lănh đạo nhà trường trong các số tiếp theo.

Bùi Trần - Mạnh Dương

 

Khi đạo đức người thầy bị “đánh cắp”

Việc thầy giáo Đông “gạ t́nh đổi điểm” với nữ sinh Vân Anh đang gây xôn xao dư luận, nhất là trong giới giáo viên, học sinh, sinh viên. Hàng loạt những “nạn nhân” vốn trước đây im ĺm giờ lên tiếng.

Trong một cuộc khảo sát nhỏ để thăm ḍ ư kiến độc giả về việc “Từng bao giờ nghe nói thầy giáo “gạ gẫm” nữ sinh”, từ ngày 31/7 đến 7/8 ṭa soạn đă nhận được hơn 6.000 phiếu tham gia. Đáng chú ư nhất là có tới 8,3 % (534 phiếu) nói ḿnh đă từng là nạn nhân của hành vi đó. Trong lá đơn gửi tới ṭa soạn, chị Nguyễn Thị Kiều H. nói con gái ḿnh chính là nạn nhân của hành vi quấy rối t́nh dục của thầy giáo. Con gái chị tên K., là học sinh lớp 10, trường PTTH N.H., nay là trường Q.T., nhiều lần bị thầy gạ gẫm nên cháu cảm thấy sợ hăi mỗi lần đến lớp. K. tâm sự với bạn bè nhưng mọi người ngại, sợ và chưa có bằng chứng cụ thể nên không ai dám đứng ra tố cáo. Việc làm của thầy tiếp diễn khiến K. bị ảnh hưởng lớn. Sau này chị mới biết việc con gái ḿnh bị thầy gạ gẫm v́ cô bé giấu nhẹm với mẹ..

Lá thư từ địa chỉ

Friendisforeverfriend@yahoo.com có viết, tại trường Trung cấp trong Học viện quân y, địa điểm tại thị xă Sơn Tây, có thầy giáo tên D., có thể coi là “tên yêu râu xanh”. Tất cả những sinh viên đă “lọt vào mắt xanh của thầy” là thầy sẽ t́m mọi cách để “chiếm đoạt” bằng được sự trong trắng của nữ sinh đó.

Từ việc lạm dụng quyền lực, cho học sinh điểm thấp môn ḿnh phụ trách, bắt nữ sinh đó đi một ḿnh đến nhà thầy, làm những hành vi xấu cho đến việc đe doạ sẽ không tổng kết điểm hoặc đưa em đó ra kỷ luật v́ đă không làm thoả măn ham muốn tầm thường của ḿnh. Rất nhiều nữ sinh sau khi ra trường mới dám nói lại cho bạn bè hoặc nguời thân của ḿnh để họ tránh, nhưng nhiều bạn đă bị thầy cướp đi đời con gái th́ lại không dám lên tiếng.

Hơn 9,1% (581 phiếu) phản ánh ḿnh đă chứng kiến bạn ḿnh bị rơi vào t́nh trạng bị thầy giáo “hành vi” một cách thô lỗ và hết sức trơ trẽn như tâm sự của một bạn gái mới gửi về ṭa soạn sáng 7/8.

Bạn gái ở địa chỉ email vuotrong2000@yahoo.com kể, một lần bạn cùng cô bạn sinh viên (cả hai học năm thứ 2 ĐH Kinh tế Quốc dân) tên L. đến nhà thầy Th. xin điểm môn Tâm lư xă hội. V́ thời gian đó (năm 1996), các bạn vẫn phải thi chuyển “vượt rào” nên phải đi lo lót (chuyện thường khi đó).

Thầy Th., tiếp hai bạn trong một tư thế chỉ độc cái quần... bé tí khiến cả hai ngượng ngùng và rất choáng. Sau một hồi cà kê, thầy nằm dài trên ghế sofa ngắm nghía cô bạn cùng đi từ đầu đến chân rồi hỏi: “Em cao và nặng thế nào?”, “Chắc ngực em to lắm nhỉ? Em thử kéo áo lên xem nào...” và cô bạn ấy làm như một cái máy v́ đang phải nhờ vả xin xỏ điểm thầy. Chuyện đó đă ám ảnh bạn suốt từ đó đến nay

Việc nữ sinh Vân Anh tố cáo thầy cũng đang tạo ra một loạt những phản ứng dây chuyền. Đội ngũ giảng viên bắt đầu nói nhiều đến chữ “tâm” của người thầy. Hầu hết giáo viên được hỏi về hành vi của thầy Đông đều nói rằng, chỉ v́ những ham muốn không lành mạnh ấy khiến cho mối quan hệ trong sáng giữa thầy và tṛ phần nào bị lung lay.

Thầy Nguyễn Hùng Vĩ, giảng viên khoa Văn, ĐH KHXH&NV Hà Nội nói: “Sự việc của anh Đông làm nhục mạ giáo chức, tôi thấy bản thân ḿnh bị xúc phạm. Đă công tác nhiều năm trong nghề giảng dạy, tôi luôn đặt hai chữ “nhân văn” lên trên nhất với một người thầy. Hành vi của anh Đông có thể chưa cấu thành tội nhưng chúng ta cần phải thanh lọc nó, giải quyết một cách triệt để, trừng trị những người thầy như ông Đông để làm cho giảng đường trong sạch”. Thầy nói thêm rằng, trong một số trường hợp cũng có sinh viên nữ v́ muốn đạt điểm cao đă không ngại đề cập đổi chác với thầy giáo. Tuy nhiên là người thầy th́ “phải t́m cách tránh ngay”. Trong thời gian đứng trên bục giảng, thầy cũng nghe nhiều đến chuyện “đổi t́nh bằng điểm”. Thầy Vỹ nói: “Tôi không đủ dũng cảm để tố cáo đồng nghiệp nhưng tôi sẽ luôn chống lại những hành vi suy đồi đạo đức giáo viên”.

Nhiều số phiếu trong đợt khảo sát hành vi “gạ gẫm t́nh” của thầy đối với nữ sinh lần này có tới 55 % (chiếm 3.520 phiếu) nói từng nghe nhưng chưa thực sự chứng kiến. Điều đó có nghĩa là, từ trước đến giờ, nó cũng đă xảy ra nhiều nhưng do yếu tố khách quan, chủ quan mà chưa được phanh phui.

Cô Đinh Thị Thúy Hằng, Phó khoa Quan hệ Công chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đồng t́nh: “Việc nữ sinh Vân Anh đưa hành vi “gạ t́nh đổi điểm” ra trước ánh sáng dư luận là một việc làm dũng cảm. Các sinh viên nữ nên tiếp tục theo gương của Vân Anh làm như vậy. Bản thân tôi không bao giờ dung thứ với hành vi của anh Đông”.

Cô Hằng nhấn mạnh, sau Vân Anh sẽ có rất nhiều bạn nữ sinh, sinh viên sẵn sàng đứng lên tố cáo hành vi suy đồi của một bộ phận thầy giáo. Cô khuyên các nữ sinh nên mạnh dạn. Tuy nhiên, về phía sinh viên, các em cố gắng học hành chăm chỉ, luôn trau dồi kiến thức để không bị rơi vào t́nh trạng học kém dẫn đến việc phải đi xin điểm rồi bị gạ gẫm.

Cũng trong khảo sát này, có tới 11,7% ư kiến độc giả cho rằng “có chuyện gạ gẫm của thầy giáo nhưng do chính các nữ sinh chủ động”. Theo cô Hằng, tiêu cực xảy ra liên quan một phần là do sự phát triển của xă hội. Cô từng biết những trường hợp sinh viên đến đặt vấn đề... chỉ v́ muốn được điểm giỏi trong khi học lực th́ kém.

Trao đổi với phóng viên, thầy Nguyễn Sơn Minh, giảng viên khoa Báo, ĐH KHXH&NV nói: “Người thầy là người hướng dẫn, trang bị kiến thức cho sinh viên, là cái chuẩn về đạo đức, nhân cách để đi giáo dưỡng sinh viên th́ hành vi của ông Đông không một ai đồng t́nh”.

Khi đề cập đến hành vi xấu của một số thầy giáo với sinh viên nữ bị bưng bít và không bị đưa ra ánh sáng là bởi v́ sinh viên có ư nghĩ rằng sẽ bị trù úm, thầy Sơn Minh khẳng định: “Muốn trù rất khó, v́ điểm thi của các em không chỉ được chấm bởi một thầy mà ít nhất là hai người và có cả hội đồng chấm thi. Điều cốt yếu ở đây, sinh viên phải có ư thức hơn về khả năng của ḿnh.

Thứ nhất, loại bỏ ngay tư tưởng không trong sáng trong hành động của ḿnh để không gây nên những hậu quả. Điểm thi phải được đánh giá bằng chính kiến thức của sinh viên không phải bằng t́nh.

Thứ hai, sinh viên phải ư thức hơn về cách học không nên thụ động quá để rồi khi thi cử điểm kém lại t́m đến thầy cô xin xỏ để sinh ra các hiện tượng tiêu cực.

Một khi sinh viên nào bị “vấp” vào trường hợp như Vân Anh, can đảm nói v́ các em không đơn độc, lạc lơng. Bên cạnh các em c̣n có Tổ thanh tra Đào tạo, Hệ thống khen thưởng kỷ luật và Hội công tác chính trị sinh viên. Đó là quyền lợi của sinh viên mà trước đó các em chưa biết”.

Theo Quang Việt