Vấn Đề Vi Phạm Quyền Tự Do Dân Chủ Của Nhân Dân

       Lê Mai Anh

Giới thiệu VNN: Lê Mai Anh là Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng bộ Hội Luật Gia Việt Nam của CSVN, tác giả của bài viết sau đây, tŕnh bầy về việc khiếu nại và tố cáo các vi phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân do các đầu lănh CSVN mắc phải. Bài này được đọc trong Đại hội Đảng bộ khối nội chính TW Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, có đưa ra một vài nhận định về "công trạng" của đảng CSVN, nhưng đồng thời tố cáo rất nhiều trường hợp cụ thể đă xẩy ra trong quá khứ. Đây cũng là những vấn đề mà báo chí CSVN không bao giờ dám loan tải.

Với tư cách đại biểu là một luật gia, đă 41 năm sinh hoạt trong Đảng, gần 30 năm làm công tác pháp luật, gần đây đă là Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật Thăng Long tôi xin phát biểu: Về vấn đề khiếu nại tố cáo trong t́nh thế Cách mạng Việt Nam, t́nh thế Đảng ta hiện nay như sau:

1. Khiếu nại tố cáo: Là tŕnh bày, giăi bầy, nói lên ḷng mong muốn, bức xúc lời đề nghị, kiến nghị, lên án, để khẩn cầu để được giải đáp, giải cứu, giải quyết.

2. Về h́nh thức khiếu nại tố cáo rất phong phú, đơn giản nhất là viết đơn, tŕnh bày miệng với cơ quan hữu trách, có thể là thư, thư ngỏ, các bài, tin, đài phát thanh, truyền h́nh, qua điện thoại, đường dây nóng, tin phóng sự trên internet, các lời bài phát biểu trong các hội thảo, các trang nhật kư, hồi kư, kư sự, các tiêu đề trong các cuộc mít tinh, biểu t́nh, băi công, băi thị, kết luận thanh tra, điều tra, kiểm tra, cáo trạng, bản án... đều là khiếu nại và tố cáo. Đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan hữu trách phải quan tâm giải quyết, giải cứu hoặc giải đáp.

3. Khiếu nại tố cáo luôn luôn là vấn đề quan thiết của đời sống xă hội loài người. Từ khi xă hội h́nh thành các cộng đồng, sau đó h́nh thành giai cấp, các đảng phái, giáo hội và nhà nước th́ khiếu nại tố cáo đă trở thành một trong những nội dung của nguyên tắc xử sự tập trung Dân chủ của toàn xă hội.

Những người lănh đạo các cộng đồng, các tổ chức đảng phái, các tổ chức giáo hội, nhà nước đều phải xây dựng quy chế, xây dựng quy định điều lệ, luật pháp, hoặc các mệnh lệnh chỉ thị... bắt buộc các thành viên phải tuân theo.

Khi Đảng Cộng sản lănh đạo nhân dân giành chính quyền, Nhà nước th́ Đảng đă trở thành Đảng cầm quyền, độc tôn trong việc lănh đạo toàn dân theo định hướng xă hội chủ nghĩa cũng lấy nguyên tắc "tập trung dân chủ" là nguyên tắc lănh đạo cơ bản của Đảng và Nhà nước. Từ đó khiếu nại tố cáo là một trong những nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ cơ bản này.

4. Ngày nay khiếu nại tố cáo đă trở thành một trong những nội dung cơ bản, chủ yếu của Quyền con người - nhân quyền. Hay nói cách khác chính là khiếu nại và tố cáo là một nội dung cơ bản của quyền dân chủ, của vấn đề dân chủ cơ sở.

5. Cách mạng Việt Nam và Đảng chúng ta lúc này đang ở trong t́nh thế rất đặc biệt, vấn đề khiếu nại tố cáo đă là vấn đề rất nổi cộm, bức xúc không thể không lưu tâm giải quyết một cách mạnh mẽ, triệt để, toàn diện trong Đảng và trong toàn xă hội v́:

5.1. Do vấn đề ḷng tin, niềm tin bị xúc phạm, bị giao động, bị suy giảm tột cùng, thậm chí có đồng chí đă mất niềm tin (tất nhiên niềm tin không thể có ở những đảng viên cơ hội, suy thoái, tham nhũng, cửa quyền...).

Điều này trở nên rất nghiêm trọng v́ nó đang xẩy ra trong ḷng chính những người dân lương thiện, những người Cộng sản chân chính, họ chính là lực lượng ṇng cốt của Đảng ta. Họ chính là những người lăo thành cách mạng, cựu chiến binh. Trước kia họ đă từng rất say sưa tha thiết lập nhiều chiến công đấu tranh cho lư tưởng của Đảng, nên họ càng thấy bị xúc phạm nghiêm trọng, và bị ở trong t́nh thế bất lực. Từ đó suy giảm và mất ḷng tin.

5.2. Vấn đề vi phạm quyền dân chủ trong Đảng và quyền tự do dân chủ trong nhân dân. Đảng ta lúc này đang là Đảng cầm quyền. Chúng ta đang thực hiện trong toàn xă hội, ở các lĩnh vực là Đảng lănh đạo, Nhà nước quản lư và nhân dân làm chủ. Đảng lănh đạo toàn diện, trực tiếp và tuyệt đối v́ thế cán bộ chủ chốt ở các cấp cơ sở tới TW chiếm tới 80% - 90% là đảng viên.

Trong cách mạng dân tộc dân chủ, nhân dân ta được sự lănh đạo của Đảng đă giành được nhiều kỳ tích v́ thế mọi thành công, thắng lợi tốt đẹp đều do Đảng, vậy th́ t́nh thế Cách mạng lúc này vấn đề suy giảm ḷng tin, mất dân chủ như ở trên, rồi những quốc nạn và tệ nạn xă hội cũng phải do tŕnh độ lănh đạo của Đảng.

Hiện nay rất nhiều đảng viên giữ cương vị quản lư bị khiếu nại tố cáo. Không ít những đảng viên chân chính lăo thành đă gửi đơn thư, văn bản khiếu nại tố cáo lên các cấp lănh đạo của Đảng Nhà nước thậm chí gửi cả ban chấp hành TW, Ban Bí thư, Bộ chính trị, Quốc hội và Chính phủ để giăi bầy ư tưởng, tấm ḷng và yêu cầu, kiến nghị, giải quyết các bức xúc cơ bản của Đảng và Nhà nước. Nhưng do vấn đề khiếu nại tố cáo trong Đảng chưa được giải quyết đến nơi đến chốn, giải quyết không công minh, triệt để thậm chí có việc c̣n bị bới móc ngược lại, bị đàn áp dưới dạng, kiểu mức khác nhau. Trong Đảng c̣n xử lư với nhau như vậy, th́ đối với vấn đề khiếu nại tố cáo của dân chúng sẽ sao đây !?!?!?

5.3. Chúng ta phải động năo, suy nghĩ và hành động như thế nào đây trước những sự kiện ở Thái B́nh, Tây Nguyên, ở các cuộc biểu t́nh ngồi của dân chúng hiện nay tại các cơ quan công quyền mỗi khi có những sự kiện chính trị lớn.

5.4. Cho nên vấn đề cấp thiết hàng đầu trong việc khôi phục ḷng tin là khơi dậy những niềm tin trong Đảng và nhân dân. Chúng ta cần thực hiện nghiêm chỉnh hiến pháp, và mở rộng, tôn trọng nền tự do dân chủ, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các đồng chí trong Đảng với nhau và trong Đảng với quần chúng, trên cơ sở giải quyết nghiêm minh công bằng triệt để những tố cáo, khiếu nại của đảng viên và quần chúng. Bởi v́ niềm tin và ḷng tin chính là sức mạnh vô biên, là lực lượng vô cùng to lớn của Cách mạng và nền an ninh của tổ quốc Việt Nam.

Chính vấn đề ḷng tin, niềm tin và thực hiện dân chủ là biện pháp tối ưu, hiệu quả trong việc bảo vệ Đảng và thực hiện lư tưởng giải phóng con người của Đảng.

5.5. Tóm lại vấn đề khiếu nại tố cáo là một nội dung lớn rất cơ bản đảm bảo nền dân chủ và quyền con người (nhân quyền) của nhân dân, mà lực lượng ṇng cốt trong nhân dân hiện nay vẫn là các cán bộ theo Đảng và 2,5 triệu đảng viên.

6. Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền và tiến hành cải cách tư pháp, Nhà nước ta đă ban hành một số văn bản pháp luật, hướng dẫn nhân dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo này:

Điều 74 hiến pháp Việt Nam đă ghi:

"Công dân có quyền khiếu nại tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những công việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế xă hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. 
Việc khiếu nại tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lư nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.

Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc dùng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác...".

Bộ luật h́nh sự cũng có quy định về tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân khiếu nại tố cáo.

Điều 132 BLHS đă ghi:

1- Người có một trong các hành vi sau đây th́ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 
a- Lợi dụng chức vụ quyền hạn cản trở việc khiếu nại tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại tố cáo hoặc xử lư người bị khiếu nại tố cáo.  
b- Có trách nhiệm mà cố ư không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại. 
2- Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo th́ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 
3- Người phạm tội c̣n có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm".

Nhà nước Việt Nam đă ban hành luật khiếu nại tố cáo.

Luật có hiệu lực thi hành 10/01/1999. Trước yêu cầu của cuộc đổi mới đất nước ngày 15/6/2004 Quốc hội đă thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật khiếu nại tố cáo.

Kỳ họp tháng 10/2005 lần này, luật khiếu nại tố cáo lại được Quốc hội bàn và thông qua bổ sung một số điều mới của luật khiếu nại và tố cáo.

Đồng thời với hiến pháp, luật khiếu nại, tố cáo, trong cương lĩnh điều lệ Đảng, điều lệ và quy chế điều lệ của các tổ chức chính trị, xă hội, kinh tế, kể cả điều lệnh của quân đội nhân dân. Các cơ quan pháp luật ở TW, văn pḥng chính phủ. Ban chấp hành TW cũng đă ban hành một số văn bản hướng dẫn giải quyết các khiếu nại, các tranh chấp, hướng dẫn thi hành luật khiếu nại tố cáo, kiểm tra việc lănh đạo thực hiện giải quyết khiếu nại tố cáo.

Về việc khiếu nại tố cáo hiện nay, tôi có một số nhận xét sau đây:

A. Về người đi khiếu nại, tố cáo gồm các tầng lớp nhân dân, kể cả các cán bộ công nhân viên chức, bộ đội, thanh niên xung phong, thương binh, các bà mẹ con em liệt sỹ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các cán bộ lăo thành, các đảng viên.

B. Nội dung khiếu tố rất đa dạng: bị trù dập, uất ức, bị xử lư oan sai, bị vu cáo, áp đặt thô bạo cửa quyền, bị lừa đảo chiếm đọat tài sản, đánh chửi nhau, tranh chấp thừa kế, lấn chiếm, chia tài sản sau ly dị, cha con đánh nhau, giết người... nhiều việc lặt vặt khác như mở nhạc hát Karaoke khuya, to quá; con khóc không dỗ, mất trộm. Nếu như ở nước ngoài chỉ cần gọi cảnh sát là xong nhưng ở ta phải có đơn từ tŕnh báo khiếu tố. Và nhiều vụ khiếu tố phức tạp đă đến với Trung tâm thời gian gần đây là các vụ tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất đai, chiếm đoạt đất đai của dân, chiếm đoạt Công ty và tài sản của người đầu tư trong nước và ngoài nước, xây dựng không phép, vấn đề bồi thường bồi hoàn, tái định cư không nghiêm túc có tính chiếm đoạt lừa dối, thanh toán nợ nần do vay và mượn nhưng không ṣng phẳng, lừa đảo nhau; bị kết án oai sai... điển h́nh là các vụ:

Bà mẹ anh hùng Lê Thị Vinh, người làng Đà Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội, năm nay trên 100 tuổi, nhờ có cháu là con trai duy nhất của Liệt sỹ đi lao động ở Liên Xô về nên bà mua được mảnh đất của xă. Bà vẫn c̣n giữ được hóa đơn mua đất do UBND xă bán từ lâu. Trên mảnh đất ấy từ năm 1993 Bà đă làm nhà ở, trồng cây hoa mầu.

Năm gần đây, Bà cho xây dựng thêm một nhà nhỏ để sản xuất. UBND xă gần đây đă bán đất cho nhiều người, trong đó có cả cán bộ huyện, Công an huyện, bán cả đất chợ, đất chùa và bán đất lấn sang đất nhà bà. Để bán đủ với Hợp đồng bán cho người mua, UBND xă đă cho người đến phá dỡ phần nhà của Bà, chặt cây cối, vườn cây tanh bành và đă lôi bà về nhốt ở Trạm y tế xă, cách ly với Bà với việc đấu tranh giữ đất từ sáng đến trưa, không cho Bà tiếp xúc với ai.

Bà đă làm đơn kiện, khiếu nại và tố cáo sự việc lên các cấp Đảng, chính quyền, cơ quan pháp luật của huyện, Thành phố, Trung ương nhiều năm nay, UBND xă đă thay đổi Chủ tịch mới, Bí thư Đảng ủy xă cũng không được tín nhiệm bầu lại nữa nhưng cấp xă vẫn không chịu nhận lỗi đă vi phạm pháp luật, vi phạm chính sách đối xử với Bà mẹ anh hùng, cũng như không chịu xác định trả lại đất bà đă mua, bồi thường tài sản và trả lại danh dự cho Bà.Huyện, Thành phố vẫn làm ngơ không giải quyết khiếu tố cho bà. Điều đáng tiếc nữa là sự việc xảy ra trong một xă được phong là lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng, ở ngay Thủ đô anh hùng, Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thủ đô v́ ḥa b́nh của thế giới.

Thí dụ khác như trường hợp của anh Nguyễn Xuân Hiền, quê ở Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, là thương binh - Cựu chiến binh. Hai anh trai là liệt sỹ. Ngày 17/2/1992 Anh đă mua 250m2 đất của ông Đào Tôn Tựu, tọa lạc tại thôn Đông Phương, xă Đông Ngạc, Từ Liêm.

Từ khi mua đất đến nay không xảy ra tranh chấp. Huyện Từ Liêm đă rất cửa quyền thu hồi đất của Anh để làm dự án Trường mầm non. Huyện không ra quyết định thu hồi và cũng không ra thông báo cho Anh, v́ thế không có kế hoạch đền bù và tái định cư cho Anh (Mặc dù trước đó đă khẳng định đất của anh không có trong quy hoạch nào cả và vận động anh dời bốn ngôi mộ trong đó có một mộ liệt sỹ đi nơi khác, hứa sẽ đền bù nhưng lờ đi, tự động phá cây cối và tường bao quanh khu vực đất của Anh, đây không phải là đất và nhà t́nh nghĩa ǵ cả. Đất này trước kia là do ông Đào Tôn Tạo tự khai hoang từ năm 1972, bán cho anh). Bản thân ông Tựu, được bản án của TAND tỉnh Quảng Nam xét xử trả lại cho ông 3 mảnh đất. Nhưng đă 4 năm nay Ông khiếu tố triền miên. V́ không có tiền nên bản án vẫn không được thi hành theo Pháp luật.

Thí dụ khác là trường hợp xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu Công nghệ khoáng sản và kim loại Bộ công nghiệp. Sự việc hết sức nghiêm trọng, một cán bộ khoa học trẻ là quản đốc phân xưởng con của giám đốc Trung tâm, cùng với Bố đă:

- Bán toàn bộ trụ sở làm việc của Trung tâm (do Nhà nước cấp) tại E3 Bách Khoa, Hà Nội với trị giá hàng chục tỷ đồng. 
- Bán toàn bộ vật tư, thiết bị, xe máy giá nhiều trăm triệu đồng (là vốn tự có). 
- Bán và cho thuê, cho lấn chiếm gần một vạn mét vuông đất và nhà xưởng của Trung tâm (là vốn tự có), trị giá nhiều chục tỷ đồng.

Tất cả số tiền trên thu được đều không nộp vào công quỹ mà chỉ có hai bố con sử dụng vào mục đích riêng.

Khi cán bộ, công nhân viên đấu tranh th́, cán bộ khoa học trẻ đó lại được đề bạt ngay lên quyền giám đốc thay bố một cách bất hợp pháp (không có ư kiến của tổ chức Đảng, công đoàn và giám đốc cũ). Tuy nhiên, trước sự phản kháng của tập thể, giám đốc mới tham nhũng không dám đến cơ quan và định chạy ra nước ngoài. Để gỡ thế bí Bộ Công nghiệp bất ngờ sáp nhập Trung tâm vào Viện nghiên cứu mỏ luyện kim, loại toàn bộ số cán bộ công nhân viên đấu tranh ra khỏi danh sách bàn giao sang Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim. Trước t́nh h́nh đó, cán bộ công nhân viên trung tâm đă nhờ Trung tâm TVPL Thăng Long tư vấn, qua nghiên cứu th́ thấy:

Đây là vụ tham nhũng nghiêm trọng có tổ chức. Kẻ tham nhũng đă tạo được đường dây từ Trung tâm lên Bộ Công nghiệp. Chúng bán, chiếm đọat làm thất thoát nhiều chục tỷ đồng của Nhà nước và tập thể. Cán bộ công nhân viên càng đấu tranh th́ càng bị lấn áp và cô lập. Qua 5 năm, bị 13 lần thanh, kiểm tra của 8 đoàn, kể cả Thanh tra Nhà nước vào cuộc, nhưng đều phải chùn tay, không kết luận. Tổng bí thư và Thủ tướng chỉ đạo giải quyết cũng không có hiệu quả.

Cuối cùng cán bộ công nhân viên của Trung tâm dưới sự lănh đạo của các đảng viên cộng sản phải tự bầu lấy ban lănh đạo, tổ chức đấu tranh, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, đến nay đă thu được hàng ngàn m2 đất trị giá hàng chục tỷ đồng và hiện đang tiếp tục đấu tranh thu hồi nốt hàng nhiều chục tỷ đồng tài sản đang nằm trong tay kẻ tham nhũng và điều quan trọng là không được xóa bỏ một Tổ chức hợp pháp của những người chân chính.

Thêm một ví dụ nữa rất nghiêm trọng đă xảy ra tại Trung tâm Khoa học Công nghệ Quân sự (TTKHCNQS), Bộ quốc pḥng (BQP). Đây là điển h́nh của việc vi phạm luật đất đai, quyền con người của một đơn vị quân đội và sự buông lỏng quản lư của chính quyền địa phương.

Sự việc xảy ra tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà Nội. Đây là lô đất do Viện Kỹ thuật Quân sự (VKTQS) - tiền thân của TTKHCNQS ngày nay quản lư. Từ những năm 1970, lănh đạo cũ của VKTQS đă mượn của địa phương làm nhà xe, trạm xá và nhà ở cho các gia đ́nh quân nhân trong đơn vị. Các hộ gia đ́nh này đều có quyết định giao nhà kèm theo khuôn viên từ trước ngày 15/10/1993 của VKTQS.

Nhưng lănh đạo mới của TTKHCNQS đă dùng quyết định của Thứ trưởng Bộ quốc pḥng chia lại khuôn viên của các gia đ́nh theo hướng đảo sang vị trí xấu hơn, thu hẹp diện tích lại (mặc dù diện tích khuôn viên của các gia đ́nh này c̣n dưới mức quy định của Thành phố), để lấy quỹ đất ra bán, biếu, chia cho những người khác (đa phần là đă được chia nhà bây giờ trả nhà lấy đất để có lợi hơn; hoặc lấy thêm đất cho "đủ" tiêu chuẩn).

Đồng thời thu tiền cơ sở hạ tầng rất nặng quá sức chịu đựng của bà con (không công khai, vơ đoán). Trước t́nh h́nh đó, bà con không chấp hành, th́ Thanh tra Bộ Quốc pḥng kết hợp với TTKHCNQS ra văn bản vu cáo cho các gia đ́nh này lấn chiếm đất đai, kỷ luật đảng, hạ lương, không cho lên lương với những người c̣n đang công tác tại đơn vị. Và tổ chức lực lượng đe doạ, cưỡng chế phá bỏ các công tŕnh mà những gia đ́nh này đă xây dựng từ trước những năm 1990, gây mất trật tự trị an tại khu vực trong nhiều năm nay.

Khi sự việc xảy ra, bà con đề nghị Trung tâm TVPL Thăng Long để giải quyết th́ thấy:

1. Địa phương (phường, quận) coi đây là đất của quân đội nên không quản lư, qua điều tra th́ thấy Cơ quan quân đội chưa phải chủ quản của mảnh đất này v́ chưa được cấp có thẩm quyền giao đất (Theo các quy định của Nhà nước về đất đai, tại thời điểm 1994 - khi được phép hợp thức mảnh đất này làm đất ở th́ phải do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định - V́ tới trên 15.000m2). Trên thực tế chính quyền địa phương đă buông lỏng quản lư đất đai. 
2. Bà con đều được cấp có thẩm quyền phân nhà, đất từ trước 15/10/1993 và đúng quy hoạch của Thành phố phê duyệt 1994, sử dụng không quá diện tích quy định do vậy kuôn viên bà con ở là hợp pháp. 
3. Năm 1994 khi Thành phố đồng ư cho đơn vị làm thủ tục hợp thức thành đất ở cho cán bộ chiến sỹ của VKTQS, không có mục nào cho phép bán, biếu. Mà trên thực tế đă dùng tới gần 40% quỹ đất để làm việc đó. Đây là vi phạm rất nghiêm trọng. 
4. Tiền hạ tầng cơ sở thu quá cao, sử dụng sai mục đích, như sử dụng vào công việc không liên quan đến cơ sở hạ tầng của khu vực này và nộp vào quỹ đơn vị và biếu, thực chất là hối lộ. 
5. Sau năm 1996, khi có Nghị định 42/CP của Chính phủ, cấm các cơ quan, đơn vị chia đất cho cá nhân làm nhà ở th́ VKTQS và TTKHKTCNQS vẫn ngang nhiên ra quyết định chia đất một cách tràn lan. Thậm chí ra cả những quuyết định chia đất cho người này vào khuôn viên của các gia đ́nh khác đang sinh sống ổn định hợp pháp từ trước 15/10/1993. Gây ra sự tranh chấp, mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư, mất an ninh xă hội. Điều đáng nói là khi sự việc vỡ lở, th́ lănh đạo các cơ quan có liên quan như TTKHKTCNQS, thanh tra Bộ Quốc pḥng, Cục điều tra h́nh sự Bộ Quốc pḥng, Văn pḥng Bộ Quốc pḥng đều t́m cách lẩn tránh đối thoại với bà con, mặc dù Uỷ ban an ninh Quốc pḥng của Quốc hội và Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội. Pḥng tiếp dân Trung ương Đảng đă có công văn yêu cầu các cấp lănh đạo của Bộ Quốc pḥng phải tiếp xúc trực tiếp với bà con.

Qua sự việc này thấy việc làm sai trái ở đây là cả một đường dây từ TTKHKTCNQS đến BQP. Họ thống nhất hành vi là lấy bằng được của dân. Khi bị phản ứng bằng các thủ pháp pháp luật th́ họ cố t́nh im lặng, lảng tránh và vẫn tiếp tục đe dọa dùng vũ lục của quân đội để lấy đất.

Một thí dụ khác là hai vụ đầu tư ở trong nước và ngoài nước ở Việt Nam đă bị dùng quyền lực để chiếm đoạt sai trái pháp luật, đă đơn từ khiếu nại và tố cáo hàng chục năm không được nghiêm túc giải quyết, từ đó gây nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho việc đầu tư.

1. Vụ án Công ty Cổ phần Pacific Airlines

Những người chức quyền đă lợi dụng chức quyền để chiếm đoạt toàn bộ vốn pháp định của Công ty (do một số cá nhân và một số tập thể là cổ đông đóng góp) chiếm đọat cả điều lệ Công ty, chiếm con dấu của Công ty, chiếm đọat cả tên Công ty và cả Hội đồng quản trị của Công ty, thậm chí c̣n dùng lực lượng Cong an để vây hăm bắt bớ trái pháp luật. Đây là Công ty cổ phần đầu tiên của nước Việt Nam đă hoạt động đúng điều lệ bị cướp đoạt. Rồi sau đó họ đă làm công ty này thất thoát nhiều ngh́n tỷ đồng (nhiều tỷ đôla, một số báo đă đăng tải tin này).

Đồng chí Chủ tịch Hội đồng quản trị và một số ủy viên Hội đồng quản trị vẫn tiếp tục khiếu nại tố cáo quyết liệt vụ việc này, vẫn đang chờ đợi Đảng, Nhà nước ta giải quyết.

2. Vụ án Phương Vi Ca Ren - Ngô Chi Đan, Vụ Trịnh Vinh B́nh.

Trịnh Vinh B́nh là người Hà Lan, có gốc là người Việt Nam, đă đầu tư vào Việt Nam 2,5 triệu đô la và 96 kg vàng đă bị áp đặt vu cáo nhiều tội danh khủng khiếp 1 cách vô căn cứ, trái pháp luật (không văn bản và bằng văn bản).

Tung dư luận cho B́nh là hoạt động gián điệp, phản động, tạo cớ để cô lập, phân hóa, rồi bịa cớ để bắt giam kéo dài tới 18 tháng v́ tội trốn thuế không đúng thẩm quyền, không có chứng cứ. Sau khi bức ép hối lộ không được, bị dư luận, công luận trong nước và quốc tế phản đối buộc phải tha Trịnh Vinh B́nh. Dẫu trả thù và cướp trắng để tạo dựng, để áp đặt, sai trái 2 tội danh khác là cố ư vi phạm luật đất đai và hối lộ, không có cơ sở khoa học pháp lư và không có chứng cứ đặc trưng cho 2 tội danh đó, anh B́nh xin Giám đốc thẩm, tái thẩm không được giải quyết, anh kiên tŕ khiếu nại và tố cáo, quốc tế can thiệp, tất cả đều vô hiệu.

Tên Phương soăn Vicaren đă bị kết án tù 27 năm về những vụ việc khác. Ngô Chí Đan, Trưởng Pḥng an ninh, bị kỷ luật Đảng và đuổi ra khỏi ngành Công an v́ những vụ việc khác, đây là 2 người chủ yếu đầu tiên tạo dựng và chỉ đạo vụ án Trịnh Vĩnh B́nh.

Tất nhiên có nhiều vị cấp cao ở Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ở Bộ Công an và Trung ương đỡ đầu che chắn tiếp tay cho Phương, đặc biệt là Đan.

Ṭa án phúc thẩm, theo công an kết án B́nh 12 năm tù. Mất tiền của lại bị tù đầy oan trái, không chấp nhận được anh B́nh đă tự trốn thoát, vẫn tiếp tục khiếu nại tố cáo. Tới nay không có hy vọng, anh buộc phải đưa ra toà án Quốc tế xem xét vụ việc bằng pháp luật Quốc tế.

Một thí dụ khác là Đồng chí Vơ Ất nguyên là bí thư Đảng ủy Trường Đại học Tổng hợp và sư phạm, bị bắt giam 7 năm. Ra tù không có tội danh nào ở Luật H́nh nước CHXHCN Việt Nam, không một lần được ra Ṭa xét xử, Anh gửi các cấp Đảng, Nhà nước, Quốc hội nhưng vẫn vô vọng. Anh đă viết lá đơn khiếu tố cuối cùng trước khi buộc phải đưa ra Ṭa án Quốc tế về nhân quyền. Việc của một đảng viên cộng sản, là công dân Việt Nam, mà phải nhờ cậy pháp luật Quốc tế giải quyết. Hậu quả thật khôn lường.

Hội nghị tổng kết thực hiện chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư và pháp luật, khiếu nại, tố cáo

Các ngành Thanh tra, Kiểm sát, Ṭa án, tư pháp và tài nguyên môi trường, Công an vv.. đă có báo cáo nghiêm chỉnh, có số liệu và tỉ lệ đơn khiếu tố, vạch các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp, đều nói rơ t́nh trạng tố cáo, khiếu nại, hiện nay đặc biệt khiếu nại tố cáo vượt cấp nhiều lên. Thậm chí ở Bộ CA có nhiều đơn tố cáo nặc danh.

Hội nghị này chỉ nói đến khiếu nại tố cáo toàn xă hội chưa hề đi vào khiếu nại tố cáo ở trong Đảng, đây là mảng khiếu nại tố cáo không rầm rộ nhưng rất đáng phải quan tâm.

Có những đồng chí lăo thành cách mạng trên 80 đến 96 tuổi là xứ ủy, khu ủy của Đảng trước kia, thậm chí có đồng chí là ủy viên TW Đảng, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Bộ chính trị của Đảng. Là Tổng biên tập báo Đảng, Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ như các đồng chí:

- Đông Văn Cống, Hai Sô, Năm Thi 
- Đ/c Nguyễn Đức Tâm, Hoàng Tùng, Vơ Văn Kiệt, Đoàn Duy Thành.

Có đồng chí đă từng cả đời oanh liệt lănh đạo toàn thể quân đội và nhân dân kiên cường chống giặc ngoại xâm (Pháp, Nhật, Mỹ và bành trướng). Nay vẫn tiếp tục kiên cường là điển h́nh sáng chói, khiếu nại, tố cáo chống giặc nội xâm bảo vệ công lư, lẽ phải, bảo vệ Đảng. Đó là đại tướng Vơ Nguyên Giáp, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh. Đảng và Nhà nước đă rất kính trọng và lắng nghe ư kiến của các cụ lăo thành (có cụ thuộc bậc khai quốc công thần), đă nghiên cứu và có kế hoạch tiếp thu, giải quyết nhưng chưa triệt để, có việc c̣n chưa kiên quyết, thậm chí có ư che chắn nên các cụ vẫn chưa hài ḷng, tiếp tục khiếu tố.

Giải pháp vấn đề khiếu nại và tố cáo

Xưa nay mọi vấn đề lớn lao nghiêm trọng cũng đều có nguyên nhân rất trực tiếp và rất cơ bản là do con người và cơ chế, tổ chức, đào tạo, sử dụng những con người ấy. Đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

Con người ở đây là toàn bộ cán bộ do Đảng, Nhà nước tuyển dụng, giáo dục, đào tạo và sử dụng đề bạt họ ở các vị trí trong xă hội, trong đó đảng viên Đảng Cộng sản chiếm 80-90%. Con người ở đây c̣n chính là quần chúng nhân dân, trong đó 1/36 là đảng viên (2,5/80 triệu dân).

Đảng ta là đảng cầm quyền, độc tôn lănh đạo cuộc cách mạng, lănh đạo Nhà nước và toàn xă hội ở tất cả các lĩnh vực và đời sống. Đảng lănh đạo bằng cả một hệ thống đường lối chính sách (Nghị quyết, chỉ thị v.v...) được thể chế hóa bằng pháp luật bằng các loại điều lệ, quy định của các tổ chức xă hội, các ngành...

Nhưng do tŕnh độ tư tưởng, tŕnh độ đạo đức, tác phong, kể cả tŕnh độ nghiệp vụ, quản lư hạn chế cộng với sự suy thoái, sa sút phẩm chất nên họd dă thực hiện sai lệch hoặc cố ư làm sai lệch đường lối chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước v́ thế họ đă tạo nên nhiều bức xúc, oan trái vi phạm tới quyền con người từ đó tạo nhiều việc khiếu nại tố cáo, và t́nh trạng biểu t́nh mít tinh, đơn từ vượt cấp ngày càng nhiều thậm chí có cả t́nh trạng tự thiêu.

Giải pháp trước hết và rất cơ bản là Đảng phải được củng cố, chỉnh đốn và thực sự đổi mới tư duy chính trị, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động để tăng cường sự lănh đạo của Đảng; Cụ thể là:

1. Tăng cường sự lănh đạo của Đảng, cấp ủy Đảng đặc biệt là Ban chấp hành Trung ương Đảng, trước hết là Ban Bí thư Bộ chính trị phải là Lănh tụ tập thể đầy khí phách Cộng sản và rất công minh. Đồng chí Tổng Bí thư phải là lănh tụ số một của tập thể này. Đảng cần tăng cường biện pháp lănh đạo của Đảng là tổ chức và phương thức kiểm tra của Đảng ở các cấp kể cả đối với Ban chấp hành và với từng đảng viên, đặc biệt là đảng viên được giữ chức quyền trong cấp ủy Đảng, các cơ quan đoàn thể, cơ quan chính quyền, nhất là ở các cơ quan Tư pháp (Công an, Ṭa án, Viện Kiểm sát, Hải quan, Thanh tra...). Cần thiết phải mạnh mẽ thanh lọc những phần tử thoái hóa biến chất ra khỏi các chức danh này.

2. Không thể giải quyết vấn đề khiếu nại, tố cáo tốt nếu không tăng cường sự lănh đạo của Đảng, củng cố, chỉnh đốn Đảng và bảo vệ Đảng:

a/ Đảng phải mở đợt tổng phản công vào dinh luỹ của bọn giặc nội xâm - đó là chủ nghĩa cá nhân thời đổi mới, cơ chế thị trường, ḥa nhập với thế giới này:

- Chủ nghĩa cá nhân siêu sao 
- Chủ nghĩa cá nhân đê hèn tàn bạo 
- Chủ nghĩa cá nhân đại trà - Ma kê nô

Chủ nghĩa cá nhân siêu cao: - Là số người có chức quyền nhưng rất cơ hội ham danh vị, giữ ghế, giữ thế cố ư vô trách nhiệm không giải quyết đùn đẩy né tránh để giữ bè, giữ cánh, với danh nghĩa ǵn giữ "Ê kíp" họ rất cục bộ địa phương bằng mọi cách giữ lá phiếu và quyền lực. Họ cố ư hay vô t́nh che chắn, tiếp tay cho các phần tử thoái hóa biến chất, thậm chí kẻ phạm tội.

- Họ không giải quyết các khiếu nại tố cáo dù chính họ có quyền và trách nhiệm giải quyết. Họ chỉ hứa hẹn, động viên thông cảm nhưng chẳng có hiệu quả nhiều. Họ tỏ vẻ đạo đức giả. Chính họ đă làm tắt các niềm tin hy vọng làm suy giảm ḷng tin của đồng bào, đồng chí.

Chủ nghĩa cá nhân đê hèn tàn bạo: Là lợi dụng quyền chức, bằng mọi thủ đoạn để tham nhũng. Họ sống rất cửa quyền và sa đoạ, họ rất tham quyền lực danh vọng để tham nhũng ngày một nhiều hơn. Họ sẵn sàng tàn bạo đàn áp với đồng bào, đồng chí để cản trở việc tham nhũng của họ. Họ hiên ngang , trắng trợn và thách đố bằng tiền và quyền lực để thực hiện mục đích đê hèn bằng bất cứ giá nào, xung quanh họ là một lũ xu nịnh, bất tài hoặc tàn bạo Thậm chí họ cấu kết với nhau thành đường dây thế lực đen từ trên xuống dưới, ngang dọc họ c̣n sử dụng lực lượng xă hội đen để trấn áp đối phương, để đạt được tham vọng tàn bạo của họ, hành vi của họ mang rất nhiều tính chất Mafia.

Chủ nghĩa cá nhân siêu cao và chủ nghĩa cá nhân đê hèn ở trên đều là những kẻ tham nhũng, về vật chất và tinh thần mà thôi, chính họ là ṇng cốt của lực lượng giặc nội xâm.

Chủ nghĩa cá nhân đại trà - Makênô: Đó là toàn thể nhân dân, những người lương thiện mà ở họ ḷng tin và niềm tin đă bị xúc phạm, bị suy giảm thậm chí không c̣n ḷng tin - tức là mất niềm tin. Xưa kia chính họ tích cực, hăm hở đấu tranh cho chân lư, lẽ phải chống bọn tham nhũng, cửa quyền. Th́ nay họ chán nản, thậm chí có người tuyệt vọng cảm thấy bất lực nên họ đă có thái độ thờ ơ (Mặc kệ nó) - Makênô. V́ họ thấy số đông người có chức, quyền, gọi là uy quyền, trách nhiệm, nhưng đă nguội lạnh quyền uy và trách nhiệm đó. Họ đă t́m cách né tránh, đùn đẩy và hứa hẹn tỏ vẻ ân cần và cảm thông nhưng rồi bằng nhiều lư do để không hành động, không quan tâm, cốt sao giữ ghế, giữ thế, giữ danh vị. V́ thế hiện tượng Makênô ngày càng rộng khắp. Cũng v́ thế bọn tham nhũng và bọn người theo chủ nghĩa cá nhân siêu cao càng có lư do, tồn tại, phát triển hoành hành, để rồi mâu thuẫn ngày càng gay gắt, khốc liệt, sẽ tới lúc không c̣n là mâu thuẫn nội bộ nhân dân nữa.

3. Để góp phần đại hội X của Đảng toàn quốc thành công cần phải tạo niềm tin sức mạnh mới, mở rộng tự do dân chủ trong Đảng tiếp tục giải quyết những khiếu nại tố cáo trong Đảng một cách b́nh đẳng, toàn diện, nghiêm túc, triệt để và có thông báo công khai cho Đảng viên. Đặc biệt là về vụ T4, T2 và T6.

Đồng thời tiếp tục giải quyết những vụ trước đây đă giải quyết sai hoặc chưa được giải quyết như: vụ Ngô Chí Đan và Phương Vi Ca Ren ở Bà Rịa - Vũng Tàu (trong đó có vụ Trịnh Vĩnh B́nh), vụ dầu khí, vụ Năm Cam, Lă Thị Kim Oanh, vụ Sơn Thủy, vụ Trung tâm nghiên cứu công nghệ khoáng sản và kim loại, vụ Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quân sự - Bộ Quốc pḥng, đặc biệt là vụ Công ty Cổ phần PaciFic- Airlines và vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Vinh, vụ gia đ́nh liệt sỹ của thương binh Nguyễn Xuân Hiền và rất nhiều vụ việc khác.

4. Tăng cường chất lượng và quyền lực cho Uỷ ban Kiểm tra Đảng.

- Đặc biệt Chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm nên để Đại hội Đảng các cấp bầu v́ Kiểm tra Đảng là của toàn Đảng chứ không phải của riêng cấp ủy.

- Uỷ ban kiểm tra hay cấp ủy đều là tổ chức của Đảng để Đảng lănh đạo có hiệu quả, toàn Đảng và toàn xă hội kiểm tra cả từng ủy viên chấp hành các cấp để giúp Đảng, giúp cấp ủy chỉ đạo các hoạt động của Đảng. Công tác kiểm tra của Đảng cần tăng cường kiểm tra ở các cơ quan Tư pháp, Thanh tra, Kiểm sát, Ṭa án và cơ quan chính quyền các cấp.

Công tác kiểm tra Đảng cần phải độc lập về công việc và hoạt động, nhưng đều phải chấp hành nghiêm túc các Nghị quyết của các cấp Bộ Đảng và tuân theo Điều lệ Đảng.

5. Tổ chức học tập có hiệu quả, chất lượng cao về học thuyết MácLênin, đạo đức Hồ Chí Minh học tập về Pháp luật Việt Nam và Pháp luật Quốc tế.

Trên cơ sở đó Đảng và Nhà nước ta mới thực sự có lực lượng, điều kiện đến mở rộng phát huy cao độ quyền tự do dân chủ của công dân tuân theo các quy luật và pháp luật. Nếu ngược lại chính quy luật khách quan và pháp luật tự nó sẽ xử lư và nghiền nát mọi h́nh thức biểu hiện đi ngược hoặc chống lại quy luật và pháp luật. Đảng Cộng sản chân chính lănh đạo thông qua Nhà nước pháp quyền. Từ đó quyền tự do dân chủ của Nhân dân trong đó có khiếu nại tố cáo mới được tôn trọng và thành hiện thực.

Kính chúc Đại hội lần thứ X Đảng bộ khối Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thành công rực rỡ, nhân đây năm mới kính chúc các đại biểu của Đại hội mạnh khỏe, hạnh phúc.

Ngày 6-12-2005

Đại biểu Đại hội, Luật gia 
Lê Mai Anh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng bộ Hội Luật Gia Việt Nam.

Luật sư lên tiếng


 

BBC - 13 Tháng 1 2006 - Cập nhật 02h58 GMT

CÁC BÀI LIÊN QUAN

· Đảng CS họp hội nghị Ban chấp hành 
12 Tháng 1, 2006 | Việt Nam

· Khiếu kiện đất đai vẫn 'nóng'  
11 Tháng 1, 2006 | Việt Nam

· Trịnh Vĩnh B́nh: 'Tôi đă bị hàm oan' 
20 Tháng 5, 2005 | Đông Á

Gần đây các kênh thông tin của người tại Việt hải ngoại có đăng tải ư kiến của một luật gia ở trong nước về các bức xúc trước t́nh trạng bất cập c̣n xảy ra phổ biến trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam. 
Được biết đây là bài phát biểu của luật sư Lê Mai Anh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng bộ Hội Luật Gia Việt Nam, đọc tại Đại hội Đảng bộ khối nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI. 
Trong bài phát biểu, luật sư Lê Mai Anh khẳng định, việc khiếu nại tố cáo đă trở thành một trong những nội dung cơ bản và chủ yếu của nhân quyền. 
"Nói cách khác chính là khiếu nại và tố cáo là một nội dung cơ bản của quyền dân chủ, của vấn đề dân chủ cơ sở". 
Tuy nhiên, ông nhận định "vấn đề khiếu nại tố cáo đă là vấn đề rất nổi cộm, bức xúc không thể không lưu tâm giải quyết một cách mạnh mẽ, triệt để, toàn diện trong Đảng và trong toàn xă hội' v́ nếu không, người dân sẽ hoàn toàn mất ḷng tin. 
Việt Nam đă có Luật khiếu nại Tố cáo từ năm 1999. Năm 2004, Quốc hội VN đă thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật này. Kỳ họp tháng 10/2005 vừa qua, Luật khiếu nại Tố cáo lại được mang ra Quốc hội bàn và thông qua bổ sung một số điều mới. 
Tuy có luật, nhưng t́nh h́nh khiếu nại tố cáo không v́ thế mà giảm, ngược lại tăng lên, nóng bỏng hơn trong nhiều lĩnh vực cuộc sống xă hội, với nhiều vụ tồn đọng. 
Đặc biệt, luật sư Lê Mai Anh có nhắc tới nhiều vụ khiếu nại tố cáo mức độ nghiêm trọng hiện chưa được giải quyết, mà ông gọi là biểu hiện của sự 'vi phạm quyền dân chủ trong Đảng và quyền tự do dân chủ trong nhân dân'.

Các vụ việc nghiêm trọng

Các lĩnh vực xảy ra khiếu nại tố cáo nhiều nhất, theo luật sư Anh, là tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất đai, chiếm đoạt đất đai của dân; chiếm đoạt Công ty và tài sản của người đầu tư trong nước và ngoài nước, xây dựng không phép, vấn đề bồi thường bồi hoàn, tái định cư không nghiêm túc có tính chiếm đoạt lừa dối..vv..

Vấn đề khiếu nại tố cáo đă là vấn đề rất nổi cộm, bức xúc không thể không lưu tâm giải quyết
LS Lê Mai Anh

Ông nhắc tới trường hợp Bà mẹ VN anh hùng Lê Thị Vinh, ở huyện Gia Lâm, Hà Nội, bị một số quan chức chính quyền cướp đất, khiếu nại nhiều năm vẫn chưa có kết quả. 
Trường hợp khác là vụ tham nhũng hàng chục tỷ đồng tiền công quỹ tại Trung tâm nghiên cứu Công nghệ khoáng sản và kim loại Bộ công nghiệp.

Trong vụ này, "cán bộ công nhân viên càng đấu tranh th́ càng bị lấn áp và cô lập. Qua 5 năm, bị 13 lần thanh, kiểm tra của 8 đoàn, kể cả Thanh tra Nhà nước vào cuộc, nhưng đều phải chùn tay, không kết luận. Tổng bí thư và Thủ tướng chỉ đạo giải quyết cũng không có hiệu quả". 
Luật sư Lê Mai Anh cũng nhắc tới những vụ đầu tư ở trong nước và ngoài nước ở Việt Nam đă bị dùng quyền lực để chiếm đoạt sai trái pháp luật, mà đơn từ khiếu nại tố cáo hàng chục năm 'không được nghiêm túc giải quyết'. 
Tiêu biểu là vụ Việt kiều Trịnh Vĩnh B́nh, bị áp đặt nhiều tội danh bao gồm cả tội làm gián điệp và trong vụ này có bàn tay liên quan của 'nhiều vị cấp cao ở Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ở Bộ Công an và Trung ương'. 
Nay ông B́nh đang kiện lên Ṭa án Quốc tế để nhờ giải quyết.

Đề cách giải quyết 
Ông Lê Mai Anh giải thích các vấn đề nghiêm trọng sở dĩ tồn tại là v́' có nguyên nhân rất trực tiếp và rất cơ bản là do con người và cơ chế, tổ chức, đào tạo, sử dụng những con người ấy'. 
Theo ông, con người và cơ chế này là do Đảng Cộng sản tuyển dụng. 
Ông khuyến cáo 'Đảng phải được củng cố, chỉnh đốn và thực sự đổi mới tư duy chính trị, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động'. 
"Đảng phải mở đợt tổng phản công vào dinh lũy của bọn giặc nội xâm - đó là chủ nghĩa cá nhân thời đổi mới, cơ chế thị trường, ḥa nhập với thế giới". 
Luật sư Lê Mai Anh khẳng định, để khôi phục và củng cố niềm tin vào Đảng, đặc biệt trong bối cảnh Đại hội X lần này, việc khiếu nại, tố cáo của dân phải được giải quyết một cách b́nh đẳng, toàn diện, nghiêm túc, triệt để và công khai.

Lê Mai Anh