Buổi gặp gỡ giữa các nhà tranh đấu và trí thức dân chủ Việt nam tại Hà nội với ông Radomin Thomas Tylecote, thành viên của Uỷ ban nhân quyền Đảng Bảo Thủ Anh Quốc.

 

   Chiều qua ngày 3-8-2006, tại văn pḥng luật sư Thiên Ân của luật sư Nguyễn Văn Đài ở số 10 phố Đoàn Trần Nghiệp, quận Hai Bà Trưng, Hà nội đă diễn ra cuộc gặp gỡ của một số nhà bất đồng chính kiến, và trí thức dân chủ trẻ tuổi gồm có nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, luật sư Nguyễn Văn Đài, kỹ sư Bạch Ngọc Dương, kỹ sư Nguyễn Phương Anh, các bạn trẻ Lương Duy Phương và Phạm Thanh Long với ông Radomin Thomas Tylecote. Điều đáng chú ư là bản thân ông Radomin cũng là một nhân vật trẻ tuổi mà đă là thành viên của Uỷ ban nhân quyền thuộc Đảng Bảo Thủ Anh Quốc. Cuộc tiếp xúc của các bạn trẻ đang tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền ở Việt nam với một chính khách khá trẻ tuổi đến từ xứ sở sương mù Anh quốc xa xôi đă diễn ra hơn 3 tiếng rưỡi đồng hồ từ 14 giờ đến 17 giờ 30 phút.

  Mở đầu buổi gặp vị khách quư quốc tế trên cho biết ông được lănh đạo của Đảng Bảo Thủ Anh cử sang Việt nam công tác nhằm khảo sát về t́nh h́nh dân chủ và nhân quyền tại quốc gia  ở Đông Nam châu Á nhỏ bé và thuộc loại nghèo khổ nhất thế giới này. Vào đầu tuần này, sau khi bay từ thủ đô Bangkok, Thái lan sang Việt nam, chặng dừng chân đầu tiên là ông ghé thăm hai trí thức đang hoạt động dân chủ tiêu biểu tại Sài G̣n và cũng là thành viên của khối 8406 ngay từ những ngày đầu tiên khi Bản Tuyên Ngôn Dân Chủ Tự Do 8406 được công bố đó là kỹ sư Đỗ Nam Hải và giáo sư Nguyễn Chính Kết. Cuộc gặp đă diễn ra trong một pḥng khách sạn nơi ông Radomin tạm trú trong sự theo dơi sát sao của lực lượng an ninh Việt nam.

  Ngày 2-8-2006 ông Radomin đă bay ra Huế để gặp gỡ với hai nhà hoạt động tôn giáo và đấu tranh cho dân chủ nổi tiếng đó là các Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lư và Linh mục Tađêô Phan Văn Lợi tại khu Nhà Chung địa phận Huế số 69 phố Phan Đ́nh Phùng. Tại thành phố Huế ông Radomin kết hợp ghé thăm nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cố đô Huế cổ kính như Lăng Minh Mạng, lầu Ngọ Môn…

   Sáng ngày 3-8-2006 ông Radomin bay từ Huế ra thủ đô Hà nội để thực hiện cuộc gặp gỡ với các nhà tranh đấu dân chủ tại đây và cũng là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công tác đặc biệt này tại của ông tại Việt nam. Nội dung cuộc gặp tại Hà nội là, mở đầu ông Radomin tự giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân quyền, nơi ông hiện đang làm việc và được chính Đảng Bảo Thủ của ông phân công chuyên trách theo dơi về t́nh h́nh nhân quyền và dân chủ ở Việt nam và mục đích của chuyến công tác sang Việt nam lần thứ hai này. Ông cũng cho biết luôn là hiện nay trong Uỷ ban nhân quyền của Đảng Bảo Thủ có tới 5 nghị sĩ Anh đảm trách công việc điều hành, chỉ đạo các hoạt động của Uỷ ban. Ông đă kể về những kỷ niệm khá thú vị những năm tháng ông c̣n dạy tiếng Anh ở Sài G̣n cách đây gần 10 năm, trước khi tham gia hoạt động chính trị trên chính trường Anh quốc. Sau đó ông Radomin đă đề nghị mọi thành viên của gặp gỡ hôm nay lần lượt tŕnh bày về những khó khăn, sách nhiễu, đè nén do phía công an Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng CSVN độc tài ra sức đàn áp những tiếng nói đ̣i dân chủ dù rất ôn hoà. Trước đề nghị tha thiết đó, các bạn trẻ trí thức có mặt trong buổi gặp đă bày tỏ nỗi niềm bị nhà cầm quyền Việt nam gây rất nhiều những phiền nhiễu cho ḿnh.

   Đầu tiên là việc kỹ sư Bạch Ngọc Dương bị sa thải khỏi cơ quan làm việc, bị theo dơi, bị hạch hỏi, gia đ́nh bị quấy nhiễu, bị đe doạ, bị ngăn cản việc làm hộ chiếu phổ thông…Kỹ sư Nguyễn Phương Anh bị lực lượng hơn 20 công an các cấp ở Hà nội và trung ương đă tổ chức ngăn chăn và cướp đoạt ô tô ngay giữa thủ đô Hà nội ngày 1-8-2006 khi anh này cùng các nhà dân chủ Nguyễn Thanh Giang, Phạm Quế Dương đang trên đường đi Thái B́nh thăm mộ cố lăo tướng Trần Độ một nhà tranh đấu dân chủ nổi tiếng đă mất cách đây 4 năm và thăm ông Trần Anh Kim. Sau khi thăm ông Trần Anh Kim, kỹ sư Nguyễn Phương Anh đă bị 10 công an Thái b́nh  xông vào khách sạn giữa thị xă Thái B́nh lôi ra đồn thay nhau thẩm vấn, hỏi cung anh ta suốt đêm từ 1 giờ sáng đến 9 giờ sáng ngày hôm sau nhằm khủng bố tinh thần để phá hoại giấc ngủ và sức khoẻ của Phương Anh. Cuối cùng công an Thái B́nh đă cưỡng chế và áp tải Phương Anh từ Thái B́nh trở về Hà Nội, cho đến nay những tài sản và chiếc xe ô tô nói trên vẫn chưa được công an Việt nam trả lại cho kỹ sư này. Đây thật là một vụ cướp bóc trắng trợn giữa ban ngày ban mặt mà những kẻ cướp không ai khác chính là những người đang luôn luôn tự vỗ ngực là “đầy tớ trung thành phục vụ nhân dân” và “nhân danh cơ quan bảo vệ luật pháp” của nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa Việt nam. Tiếp theo là bạn trẻ Lương Duy Phương đă tŕnh bày việc bị các sĩ quan an ninh sân bay Nội Bài-Hà nội ngăn cản, ách lại không cho Phương bay sang Bangkok, Thái Lan để dự một hội nghị quốc tế về nhân quyền. Mà lư do chỉ v́ Lương Duy Phương đă viết bài phê phán Đảng CSVN đă được đăng tải trên website Danchimviet, Vietland…và trả lời phỏng vấn một số đài phát thanh quốc tế đ̣i cải cách cơ cấu chính trị và hành chính ở Việt nam. Sau đó luật sư Nguyễn Văn Đài và nhà báo Nguyễn Khắc Toàn cũng nêu những khó khăn, phiền luỵ, o ép do phía chính quyền Việt nam đă gây ra cho họ.

   Sau khi lắng nghe rất chăm chú và ghi chép rất cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ những nội dung trên, ông Radomin đă đặt một số câu hỏi cho luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn để giải đáp. Như tại sao ở Việt nam phong trào đấu tranh dân chủ cho đến nay lại không lập thành một tổ chức đấu tranh có quy mô như phong trào dân chủ ở Miến Điện? Tại sao phong trào dân chủ ở Việt nam không có người lănh đạo chung trên toàn quốc mà chỉ là những nhóm nhỏ hoạt động dân chủ sống rải rác từ Nam chí Bắc và liên kết với nhau? Những chính kiến, bài viết dân chủ của các bạn th́ được phổ biến ở đâu, dùng phương tiện ǵ để phổ cập, nâng cao dân trí cho người dân biết và mọi người cùng trao đổi hoàn thiện cho tốt phương pháp, nội dung, chủ trương, đường lối đấu tranh của ḿnh? Ở Việt nam người dân có ư thức được ḿnh có quyền tham gia vào hoạt động chính trị không? Và có hiểu được rằng những quyền đó là b́nh thường và đương nhiên của mọi công dân không?…vân vân…Ngoài ra c̣n rất nhiều câu hỏi khác mà ông Radomin nêu lên trong cuộc gặp này. Luật sư Nguyễn Văn Đài và nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đă thẳng thắn trả lời toàn bộ những câu hỏi trên của ông Radomin đă đưa ra khá thuyết phục, khoa học và chặt chẽ, cũng như khái quái thực trạng t́nh h́nh tranh đấu dân chủ ở Việt nam hiện nay cho ông Radomin biết.

   Điều khá thú vị đáng nói là trong giữa buổi gặp gỡ sôi nổi đang diễn ra đă bị gián đoạn mất 15 phút, v́ nhà báo Nguyễn Khắc Toàn phải thực hiện một phóng sự trực tiếp với Đài phát thanh VietnamSydneyRadio qua điện thoại di động cá nhân trước quư thính giả của toàn liên bang Úc châu, xứ sở quê hương của loài chuột túi độc đáo và nổi tiếng. Ngay lúc đó nhà báo Nguyễn Khắc Toàn cho ông Radomin và mọi người biết gần 2 tháng qua, anh đă nhận lời làm phóng viên thường trú của đài phát thanh này tại Hà nội, và đảm trách mục “Lá thư quốc nội” vào chiều thứ năm hàng tuần. Nội dung mục “Lá thư quốc nội” từ Việt nam chủ yếu nói về phong trào tranh đấu dân chủ trong nước, t́nh h́nh đấu tranh của dân oan cũng như của nhân dân trong nước đấu tranh chống bất công, đ̣i công bằng xă hội, cũng như các hành vi trấn áp khủng bố từ phía nhà nước Việt nam đối với phong trào dân chủ Việt nam và nhân dân trong nước nói chung. Cụ thể hôm đó nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, người tù nhân chính trị mà dư luận đă biết chỉ mới ra khỏi lao tù được mấy tháng thông qua làn sóng của đài phát thanh VSR đă nói về t́nh h́nh ông Kha Văn Chầu cùng 483 công dân đại diện cho hàng ngh́n gia đ́nh nông dân thuộc ba tỉnh miền Tây Nam bộ vừa tham gia kư tên ủng hộ công cuộc đấu tranh đ̣i dân chủ hoá đất nước, t́nh h́nh phong trào dân chủ ở Thái B́nh do cựu trung tá Trần Anh Kim đứng đầu, t́nh h́nh của các tù nhân chính trị như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, t́nh h́nh công an Việt nam sách nhiễu đàn áp các trí thức trẻ yêu dân chủ như Bạch Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh, Lương Duy Phương…Sau đó trực tiếp nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đă cho ông Radomin và mọ người biết: “Cũng chính v́ những việc tương tự như vậy mà cách đây 4 năm tôi đă bị toà án của chế độ của nhà nước CSVN kết án phi pháp 12 năm tù và 3 năm quản chế phi nhân, phi nghĩa”. Ông Radomin đă lấy làm thích thú và cảm phục việc nhà báo Nguyễn Khắc Toàn không ngại hiểm nguy, gian khó, ŕnh rập ngày đêm nhưng đă dũng cảm mạnh mẽ thực hiện các quyền con người cơ bản ngay giữa ḷng thủ đô Hà nội và ngay trước mặt vị khách quốc tế đáng quư đến từ Anh quốc này. Sau đó cuộc thảo luận giữa vị khách quốc tế và các bạn trẻ Việt nam tiếp tục diễn ra rất lôi cuốn, sôi nổi hầu như mọi người không muốn chia tay. Ông Radomin cho biết, v́ thời gian công tác ở Việt nam của ông có hạn, ông rất lấy làm tiếc, mặc dù rất muốn kéo dài buổi gặp gỡ với các bạn trẻ Việt nam để thảo luận đầy đủ hơn nữa về mọi vấn đề chính trị, xă hội, nhân quyền và dân chủ ở đất nước Việt nam c̣n khốn khó này cũng như trào lưu chung tiến bộ, văn minh của thời đại và trên thế giới. V́ sớm ngày mai ông đă phải lên máy bay trở về nước Anh để làm báo cáo toàn bộ chuyến công tác với chính đảng Bảo thủ, Uỷ ban nhân quyền mà ông là một thành viên trong đó. 

   Đặc biệt gần cuối buổi gặp gỡ ông Radomin đă nêu ra câu hỏi tại sao phong trào dân chủ Việt nam lại chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn mà chưa thấy xuất hiện ở các tỉnh lẻ và vùng nông thôn? Trước câu hỏi này ông Nguyễn Khắc Toàn đă nói: “Mấy năm trước đây th́ t́nh h́nh đúng như vậy, nhưng thời gian gần đây phong trào đấu tranh đă bắt đầu lan ra và xuất hiện ở địa bàn nông thôn khá mạnh mẽ như vết dầu loang, chẳng hạn như phong trào dân chủ ở Thái B́nh do cựu trung tá quân đội Trần Anh Kim đứng đầu, mới đây nữa là trường hợp cựu chiến binh, cựu đảng viên CS của “Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam” thời kỳ luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch, đó là ông Kha Văn Chầu cùng với 483 công dân đại diện cho hàng ngàn người nông dân nghèo khổ khác đang bị đàn áp và áp bức thuộc 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ và Rạch Giá đă tham gia kư tên ủng hộ Tuyên Ngôn 8406 và Lời Kêu Gọi Đại Đoàn Kết Dân Tộc. Sự kiện này đă gây một tiếng vang và chấn động lớn trong đời sống chính trị và xă hội Việt nam. Trường hợp thứ 3 là cựu chiến binh, nông dân nghèo Phạm Hồng Đức, quê ở Thanh Chương, Nghệ An, một trong những cái nôi của cách mạng cộng sản và Xô viết Nghệ Tĩnh năm xưa, cũng đă đứng lên từ nhiều năm qua phê phán hệ thống chính trị độc đoán và yếu kém của nhà nước CSVN thông qua nhiều bài tiểu luận và tác phẩm thơ ca của ông”. Trước ba dẫn chứng về các trường hợp trên, ông Radomin rất chăm chú đến trường hợp thủ lĩnh dân chủ Trần Anh Kim ở Thái B́nh, và đề nghị ông Nguyễn Khắc Toàn cho địa chỉ của ông Kim để chuyến công tác Việt nam lần tới ông sẽ ghé thăm nhà tranh đấu dân chủ này.

  Cuối buổi gặp mặt ông Radomin đă thông báo ngay tại chỗ kế hoạch làm việc của ông sau khi trở về Anh Quốc vào sáng ngày mai là:

1.      Sẽ viết báo cáo tường tận cụ thể và chi tiết cho Uỷ ban nhân quyền Đảng Bảo Thủ Anh về chuyến công tác tại Việt nam. Để từ đó Đảng Bảo Thủ Anh sẽ ra thông cáo, tuyên bố báo chí của Đảng và Uỷ ban nhân quyền ủng hộ Tuyên Ngôn Dân Chủ Tự Do 8406.

2.      Đề nghị với lănh đạo của Đảng Bảo Thủ Anh Quốc hiện nay có thư kiến nghị với chính phủ của thủ tướng Tony Blaire ủng hộ và quan tâm mạnh mẽ hơn nữa đến nhân quyền và công cuộc đấu tranh đ̣i dân chủ hoá đất nước của nhân dân Việt nam.

3.      Ông sẽ trực tiếp viết thư cá nhân và vận động Đảng Bảo Thủ Anh, chính phủ Anh có kiến nghị với giám đốc đài BBC mở rộng kênh thông tin, sẽ cho đăng nhiều bài viết của các nhà tranh đấu dân chủ trong nước trên website tiếng Việt của đài này để góp phần phổ biến thông tin, tư tưởng tự do dân chủ cho các độc giả ở Việt nam theo dơi hàng ngày, nhằm góp phần đẩy mạnh công cuộc vận động dân chủ tại Việt nam hiện nay.

4.      Kiến nghị với Uỷ ban nhân quyền của Đảng Bảo Thủ Anh cũng như chính giới và dư luận xă hội Anh Quốc quan tâm sát sao hơn nữa đến t́nh h́nh dân chủ và nhân quyền tại Việt nam và sẽ có biện pháp để can thiệp bảo vệ sự nghiệp tranh đấu dân chủ mà cụ thể là lên tiếng bảo vệ các nhà dân chủ tiêu biểu, giúp đỡ nhiệt thành Việt nam tiến bộ trong tiến tŕnh dân chủ hoá toàn cầu mà Đảng Bảo Thủ Anh đóng một vai tṛ quan trọng và tích cực, nhất là sắp tới đây vào năm 2008 Đảng này sẽ thay thế Công đảng Anh hiện nay để nắm quyền lănh đạo đất nước xứ sở sương mù này!

 

   Đây là một cuộc gặp gỡ rất bổ ích và lư thú giữa tuổi trẻ yêu chuộng tự do dân chủ Việt nam với tuổi trẻ quốc tế, cùng giúp đỡ nhau, cùng nhau trao đổi ư kiến, học hỏi và cùng mong mỏi cho một nền dân chủ hoá toàn cầu, mà trong tiến tŕnh chung đó, Việt nam đang là một quốc gia được thế giới quan tâm về lĩnh vực dân chủ và nhân quyền. Tuổi trẻ yêu chuộng tự do dân chủ Việt nam mong mỏi đất nước Việt nam cùng bước tiến đi theo xu thế chung của thời đại, nhân dân Việt nam được hưởng đầy đủ các quyền con người như các quốc gia dân chủ tiên phong khác trên thế giới. Buổi gặp gỡ hết sức thành công, trước lúc chia tay ông Radomin đă yêu cầu tất cả các thành viên trong buổi gặp gỡ liên lạc với ông và Uỷ ban nhân quyền của Đảng Bảo Thủ Anh ngay nếu gặp những rắc rối từ phía công an Việt nam. Ông vui vẻ nhận lời chụp ảnh kỷ niệm với tất cả các thành viên trong buổi gặp gỡ đầy thú vị và nhiều ấn tượng này. Đây là một bằng chứng nữa về sự ủng hộ của bạn bè quốc tế khắp nơi dành cho công cuộc đấu tranh đ̣i dân chủ hoá đất nước và thực thi các quyền con người cơ bản mà chế độ độc tài đảng trị CSVN đă tước đoạt trắng trợn và tuyệt đối của toàn dân tộc Việt nam. Nh́n chung chuyến công tác tại Việt nam của ông Radomin gặp gỡ trực tiếp các nhà dân chủ trong nước thuộc cả ba miền Nam, Trung, Bắc trên ba thành phố lớn từ Sài G̣n, Huế ra thủ đô Hà nội diễn ra trong suôn sẻ, êm thấm, an toàn, chưa có ǵ đáng tiếc xảy ra. Việc này cũng ghi nhận một sự cởi mở đáng khuyến khích và phát huy hơn nữa đối với lực lượng công an Việt nam. Đảm trách phần thông dịch tiếng Anh sang Việt ngữ của buổi gặp gỡ đầy ấn tượng, bổ ích và lư thú nói trên là do bạn trẻ Lương Duy Phương chuyển ngữ rất lưu loát và thành thạo.

 

Tường tŕnh tại Hà nội ngày 4-8-2006.

 

Phóng viên Lê Quư Dân- PTDCVN.

Email: phongviendacbietPTDCVN@yahoo.com

 

Dưới đây là một số bức ảnh chụp kỷ niệm giữa ông Radomin Thomas Tylesote với các nhà dân chủ, và trí thức dân chủ trẻ tuổi Việt nam tại Hà nội.

 

 

Ảnh 1: Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, bạn Lương Duy Phương, luật sư Nguyễn Văn Đài đang trong cuộc trao đổi với ông Radomin Thomas Tylecote.

 

 

Ảnh 2: Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, bạn Lương Duy Phương, luật sư Nguyễn Văn Đài đang trong cuộc trao đổi với ông Radomin Thomas Tylecote (người ngồi đối diện phía bên phải)

 

 

Ảnh 3: Luật sư Nguyễn Văn Đài đang trong cuộc trao đổi với ông Radomin Thomas Tylecote (người ngồi đối diện phía bên phải)

 

 

Ảnh 4: Chụp ảnh kỷ niệm trước khi chia tay. Từ trái qua phải: bạn trẻ Phạm Thanh Long, ông Radomin Thomas Tylecote, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, kỹ sư Bạch Ngọc Dương, luật sư Nguyễn Văn Đài, bạn trẻ Lương Duy Phương.

 

 

Ảnh 5: Bắt tay thân mật giữa nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và ông Radomin Thomas Tylecote.

 

 

Ảnh 6: Bắt tay thân mật giữa luật sư Nguyễn Văn Đài và ông Radomin Thomas Tylecote.

 

 

Ảnh 6: Bạn trẻ Lương Duy Phương và ông Radomin Thomas Tylecote.

 

 

Ảnh 7: Chụp ảnh kỷ niệm trước khi chia tay. Từ trái qua phải: kỹ sư Bạch Ngọc Dương, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, ông Radomin Thomas Tylecote, bạn trẻ Lương Duy Phương, bạn trẻ Phạm Thanh Long và luật sư Nguyễn Văn Đài. Làn sóng dân chủ đă lan tỏa khắp toàn cầu!

 

Ghi chú: trong các bức ảnh trên c̣n thiếu kỹ sư Nguyễn Phương Anh, do anh bận công việc nên đă ra về trước, sau khi đă nói chuyện cùng với ông Radomin Thomas Tylecote.