Biện pháp của nhà nước cộng sản
đối với Phương
Nam Đỗ Nam Hải

Nguyễn Chính Kết

Theo nhiều người dự đoán, do kiểm soát được các cuộc điện thoại giữa các nhà đang tranh đấu cho tự do dân chủ, nhà cầm quyền cộng sản biết được cụ Hoàng Minh Chính đă nhờ anh Phương Nam Đỗ Nam Hải chấp bút viết bản Tuyên Ngôn Dân Chủ. Chính v́ thế, anh đă phải gặp biết bao khốn khó mấy tuần nay: bị bắt và hành hung đang khi ăn sáng ở ngoài quán, bị tịch thu và kiểm tra máy vi tính, bị làm việc liên tục nhiều ngày sau đó, bị niêm phong máy vi tính mới mua, bị canh chừng và theo dơi liên tục…

Cảnh bàn làm việc hiện nay
của anh Đỗ
Nam
Hải

Máy vi tính mới mua của anh đang “bị trói” (từ 6g00 tối ngày 7-4-2006): bị quấn chung quanh bằng băng keo trong, với những mảnh giấy có đóng mộc niêm phong của công an quận Phú Nhuận và có cả chữ kư của Đỗ Nam Hải. Ḍng chữ in ṿng quanh trong con dấu là: CHXHCN VIỆT NAM, CA TP. HỒ CHÍ MINH – CA Q. PHÚ NHUẬN.

Mặt trước máy vi tính

Phía trên và mặt sau máy vi tính

Đây quả là những h́nh ảnh rất sống động minh họa
thực trạng “bị trói” của người dân trong nước.

“Dây trói” mang nhăn hiệu CHXHCNVN và CA TPHCM - CAPN quả có ư nghĩa hết sức thực tế.

Cụ Chính nhờ Đỗ Nam Hải chấp bút tuyên ngôn này, v́ anh đề nghị với cụ rằng: bản tuyên ngôn dân chủ nên viết theo tinh thần hiến chương 1977 cho Tiệp Khắc do Vaclav Havel chủ xướng. Thấy anh có sáng kiến ấy, cụ đă nhờ anh chấp bút viết bản tuyên ngôn này. Công an Sàig̣n và Phú Nhuận đă lấy cớ việc anh viết thư ngỏ phản đối quyết định phi pháp của ông Nguyễn Thành Tài – phạt anh 20 triệu chỉ v́ photo 12 bản cuốn “Trưng Cầu Dân Ư” do chính anh là tác giả – để bắt anh và tịch thu máy vi tính của anh. Mục đích của họ mà nhiều người đoán được là ngăn chặn bản tuyên ngôn này ra đời. V́ nếu việc bắt anh chỉ liên quan đến thư ngỏ gửi ông Nguyễn Thành Tài, th́ họ không có lư do ǵ để không những tịch thu máy vi tính cũ của anh mà c̣n niêm phong máy vi tính mới của anh như họ đă làm. Vả lại, trong những buổi làm việc giữa anh với công an, đề tài “thư ngỏ gửi ông Nguyễn Thành Tài” chỉ là một đề tài nhỏ được đề cập đến cách thoáng qua mà thôi.

Nhưng họ đă lầm. Họ làm như các nhà tranh đấu không c̣n ai ngoài anh có thể viết bản tuyên ngôn này, tưởng ngăn cản anh là bản tuyên ngôn ấy sẽ không ra đời được. Nhưng họ đă thất bại: Bản “Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam 2006” đă được tung ra khắp thế giới trên mạng Internet ngay khi anh Đỗ Nam Hải c̣n đang bị thẩm vấn ở trụ sở công an quận Phú Nhuận vào chiều ngày 8-4-2006.

Sau khi viết xong bản thảo bản tuyên ngôn vào 9g00 sáng ngày 7-4, anh liền gửi email cho 7 người bạn để xin họ góp ư hầu bản tuyên ngôn ấy hoàn chỉnh hơn. Anh chưa nhận được góp ư của ai, th́ khi về nhà vào 2g00 chiều cùng ngày, anh đă thấy hai anh công an trong nhà đang nói chuyện với cha mẹ anh. Thấy anh về, họ yêu cầu kiểm tra máy vi tính mới mua của anh, in tại chỗ bản tuyên ngôn anh vừa soạn c̣n trong máy, rồi đến 6g00 chiều họ niêm phong máy của anh lại. Họ c̣n yêu cầu anh làm việc ở trụ sở công an cả ngày hôm sau. Có lẽ họ tưởng rằng làm như thế là bản tuyên ngôn sẽ không ra đời được. Nhưng họ không ngờ rằng 2g30 chiều hôm sau, 8-4-2006, giữa lúc anh đang phải làm việc tại trụ sở công an quận Phú Nhuận th́ bản tuyên ngôn được hiệu đính lại hoàn chỉnh đă được tung lên trên mạng Internet và truyền đi khắp thế giới.

Qua sự việc này, anh Đỗ Nam Hải đă rút ra cho họ một kinh nghiệm: “Các anh có thể ngăn chặn được cá nhân này cá nhân kia, hoặc cản trở 10, 100 hay 1000 người này hoặc người kia đấu tranh, chứ các anh làm sao ngăn chặn được một làn sóng đấu tranh của cả một dân tộc? Các anh có thể cấm người này người kia làm chuyện này chuyện nọ, nhưng không thể cấm người ta suy nghĩ theo lẽ phải, hoặc cấm người ta khao khát tự do được. Các anh có thể khống chế, bỏ tù tôi và nhiều người khác, nhưng không thể cầm hăm ư chí đấu tranh của cả một dân tộc được. Các anh chỉ biết diệt đấu tranh từ ngọn chứ không biết diệt đấu tranh từ gốc! Nếu chỉ biết diệt cái ngọn mà không diệt cái gốc th́ quả là thiếu sáng suốt, v́ diệt được cái ngọn này th́ cái gốc kia sẽ làm phát sinh ra những cái ngọn khác, không bao giờ diệt hết được!

“Cái gốc của cuộc đấu tranh hiện nay chính là sự áp bức và bất công đang tràn lan trong xă hội và đất nước Việt Nam. Lênin, ông tổ của các anh, của đảng và nhà nước cộng sản, đă từng lập lại lời của một danh nhân nào đó: ‘Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh; ở đâu có bất công, ở đó có chống đối’. Nói câu đó, ông ta chỉ cho các anh thấy cái gốc phát sinh ra mọi cuộc tranh đấu là ǵ, và muốn chấm dứt những cuộc tranh đấu để tạo ổn định th́ phải làm thế nào. Nhưng xem ra các anh không muốn diệt trừ cái gốc ấy – là sự áp bức và bất công – nếu không muốn nói là cố t́nh duy tŕ, mà lại tập trung mọi cố gắng để dẹp cái ngọn, là những cuộc tranh đấu, cho dù đó chỉ là tranh đấu bất bạo động mà hiến pháp và luật pháp cho phép. Làm như thế chẳng khác nào các anh cứ lấy gót giày dẵm lên chân người khác đồng thời cấm họ không được kêu la, không được phản ứng. Làm như thế chẳng những phi lư, phản khoa học, mà c̣n là bạo ngược, phản đạo đức nữa. Qua việc các anh ngăn cản việc ra bản tuyên ngôn này, thế giới mới thấy rơ được bộ mặt thực thứ “tự do ngôn luận xă hội chủ nghĩa” của các anh ra sao.

“Một đằng đảng và nhà nước hô hào “sống và làm việc theo hiến pháp”, một đằng họ không ngừng ra biết bao nghị định, quyết định, pháp lệnh phản lại chính hiến pháp ấy. Rồi họ dùng chính những điều khoản của thứ pháp luật vi hiến ấy làm công cụ để đàn áp những ai dám nói lên những tiếng nói trung thực nhằm xây dựng một xă hội lành mạnh… Như thế đúng là ‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’. Hiến pháp th́ tuyên bố đủ mọi quyền tự do, c̣n luật pháp th́ hạn chế những quyền tự do ấy lại thành những mảnh vụn tự do mà những kẻ cầm quyền có thể ban phát hay thu hồi cách tùy tiện”.

Nhưng cách thức đàn áp như thế của họ đă phản lại họ, kết quả hoàn toàn ngược lại mục đích của họ. Chẳng hạn, sau khi anh Đỗ Nam Hải từ Úc về, anh làm việc ngày 8 tiếng trong một ngân hàng. Làm việc suốt ngày như vậy, có muốn lên tiếng tranh đấu th́ anh cũng chỉ có thể lên tiếng một cách “lai rai” thôi, v́ anh phải dành rất nhiều th́ giờ để làm việc tại ngân hàng và c̣n phải dành nhiều th́ giờ c̣n lại để nghỉ ngơi, sinh hoạt với gia đ́nh, giáo dục con cái... Nhưng nhà cầm quyền đă can thiệp thô bạo vào nội bộ ngân hàng để buộc anh nghỉ việc, họ nghĩ rằng làm như vậy th́ anh sẽ phải im tiếng. V́ theo họ, nếu bị nghỉ việc ở ngân hàng, anh sẽ phải kiếm những việc làm vất vả hơn để sinh sống và nuôi gia đ́nh, th́ anh sẽ không c̣n th́ giờ và đầu óc để tranh đấu nữa. Nhưng họ đă lầm…! Một cách vô t́nh họ đă tạo động lực mạnh hơn và điều kiện thuận lợi hơn để anh tranh đấu quyết liệt hơn.

Bị can thiệp thô bạo buộc phải nghỉ việc như thế, anh càng thấy rơ bộ mặt thật rất tiểu nhân của những kẻ đang cầm quyền, điều đó càng thúc đẩy anh phải tranh đấu mạnh mẽ hơn nữa. Khi anh bị thất nghiệp, các bạn bè và những người cùng lư tưởng tranh đấu với anh đâu để anh lâm vào t́nh trạng bế tắc như thế. Họ đă t́m đủ mọi cách giúp đỡ anh, tạo điều kiện để anh có th́ giờ và phương tiện dấn thân mạnh mẽ hơn cho cuộc tranh đấu đầy chính nghĩa mà anh đă khởi sự. Chính nhờ những cản trở của những kẻ cầm quyền cộng với ḷng dũng cảm của anh mà anh trở nên nổi tiếng và được rất nhiều người yêu tự do dân chủ trong và ngoài nước quư mến, nể phục và ủng hộ. Nếu không nhờ những cản trở, khó dễ mà những kẻ đương quyền gây ra cho anh, có lẽ anh chưa được nhiều người biết, hâm mộ và ủng hộ như vậy. Những khó dễ mà nhà cầm quyền gây ra cho anh đúng là lợi bất cập hại, v́ chúng chỉ làm uy tín của đảng và nhà nước giảm đi, trong khi uy tín và sự nể phục trong ḷng mọi người dành cho anh tăng lên gấp bội. Đúng là họ chỉ nh́n thấy mặt này mà không thấy trước được mặt kia.

Quả thật, đối với những con người bất khuất và dũng cảm như anh, việc dùng bạo lực hay những thủ đoạn đê hèn để buộc anh im tiếng chẳng những không có kết quả, mà c̣n nung nấu ḷng quyết tâm, ư chí tranh đấu của anh, làm anh lên tiếng mạnh mẽ hơn, và cũng làm tăng uy tín của anh lên rất nhiều. Thực tế đă chứng tỏ điều ấy.

Nguyễn Chính Kết

------------------

Phụ lục:

Một vài h́nh ảnh:

H́nh b́ thư của UBND TP.HCM gửi Phương Nam Đỗ Nam Hải
trong đó có quyết định 199 QĐ/UB phạt anh 20 triệu đồng.

H́nh giấy báo của bưu điện xác nhận ông Nguyễn Thành Tài đă nhận được thư của Phương Nam Đỗ Nam Hải phản đối quyết định trên

Thư của ông Hoàng Minh Chính
gửi cho PN Đỗ Nam Hải
trước khi ông đi Mỹ chữa bệnh.