Thực trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam

2006.04.08

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong buổi điều trần về t́nh h́nh tự do tôn giáo và nhân quyền của Việt Nam diễn ra tại Hạ Viện Hoa Kỳ hồi tuần trước, các diễn giả tham dự đều chia sẻ một nhận định chung rằng mặc dù có nhiều tiến bộ, nhưng chính quyền Hà Nội vẫn chưa hoàn toàn thực hiện các cam kết với quốc tế hầu tích cực cải thiện hai lĩnh vực này.

Việt Nam cần phải thực hiện đầy đủ cam kết  
chấm dứt sách nhiễu, đàn áp tôn giáo. AFP PHOTO

Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải làm ǵ để chứng tỏ những nỗ lực của ḿnh hơn nữa? Và Hoa Kỳ dự tính sẽ tiếp tục thúc đẩy chính quyền Hà Nội thực hiện các cam kết về nhân quyền như thế nào?

Mời quư vị theo dơi cuộc trao đổi giữa Trà Mi với một chuyên gia về tự do tôn giáo cho Việt Nam xung quanh đề tài này. Đó là ông Scott Flipse, nhà phân tích chính sách, kiêm giám đốc các chương tŕnh Đông Á thuộc Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế. Ông Flipse đưa ra quan điểm của ḿnh.

Scott Flipse: Cho tới khi nào Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ cam kết chấm dứt sách nhiễu, đàn áp tôn giáo; chưa ban hành những luật lệ rơ ràng xét xử giới chức các cấp vi phạm nhân quyền; cũng như chưa mở rộng công nhận pháp lư đối với các tổ chức tôn giáo ở khu vực Tây nguyên và các tỉnh phía Tây Bắc th́ chúng ta hăy nên giữ nguyên tên Việt Nam trong danh sách CPC của năm nay cùng với các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo khác.

Mặc dù có đôi nét tiến bộ, một số cam kết ngoại giao, và một vài dấu hiệu khích lệ chẳng hạn như vài sắc lệnh về tôn giáo được ban hành, song, tất cả những điều này đều diễn ra một cách từ từ. Hoa Kỳ và quốc tế không muốn nghe những lời hứa hảo mà cần thấy những cam kết thực thụ. Nếu chính phủ Việt Nam làm được như vậy th́ tôi tin rằng một thời điểm nào đó không xa, Hoa Kỳ sẽ bỏ tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC.

Trà Mi: Nhưng thưa ông nhiều người đặt ra câu hỏi rằng v́ sao Hoa Kỳ luôn coi trọng vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền trong mối quan hệ với Việt Nam trong khi nhiều quốc gia khác dường như không mấy quan tâm khi bang giao với Hà Nội? Có ư kiến c̣n nói đây là một trong những dấu hiệu cho thấy Mỹ muốn chứng tỏ quyền lực trên thế giới bằng cách tạo áp lực và can thiệp vào chuyện nội bộ của các nước khác. Ông nghĩ sao về điều này?

Scott Flipse: Có nhiều vấn đề quan trọng khác trong mối quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ như hợp tác an ninh, kinh tế và trao đổi mậu dịch. Riêng về lĩnh vực nhân quyền, khi Việt Nam đang t́m cách gia nhập Tổ chức mậu dịch thế giới và trở thành một thành viên b́nh đẳng trong cộng đồng quốc tế th́ cần phải coi trọng việc này.

Muốn vào WTO phải tuân theo những quy định đề ra, phải chấp hành những luật chơi công bằng của quốc tế.

Muốn hội nhập với cộng đồng quốc tế cũng vậy, phải tuân thủ công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đă tham gia kư kết, trong đó có việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo và các quyền cơ bản của con người.

Cho nên, vấn đề đặt ra ở đây không chỉ riêng đối với 1 quốc gia nào cả, mà các nước đều phải có trách nhiệm tuân thủ.

Tôi hy vọng mối quan hệ song phương Việt-Mỹ sẽ được cải thiện tốt đẹp hơn nữa. Chúng ta cần phải vượt qua những trang lịch sử đau thương, nhưng không phải bằng cách bỏ qua các khuyết điểm, đặc biệt là vấn đề vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo trầm trọng tại Việt Nam.

Tóm lại, Washington có rất nhiều mối quan tâm khác trong quan hệ với Hà Nội chứ không phải chỉ riêng về nhân quyền. Thế nhưng, nếu Việt Nam muốn có một mối quan hệ chặt chẽ hơn, tăng cường hợp tác song phương về kinh tế và an ninh hơn nữa th́ cần phải nghiêm túc xem xét tới việc cải thiện nhân quyền.

Trà Mi: Hoa Kỳ và quốc tế nhiều lần tố cáo Việt Nam một mặt cam kết sẽ mở rộng tự do tôn giáo và nhân quyền, nhưng mặt khác lại vẫn cứ tiếp tục siết chặt kiểm soát các lĩnh vực này. Cũng như có ư kiến cho rằng nhà cầm quyền Việt Nam chỉ chứng tỏ một vài nỗ lực khi cần thiết để đổi lấy một lợi ích ǵ đó, hoặc trước 1 sự kiện đặc biệt quan trọng nào đó mà thôi. Thế th́ hướng sắp tới, Hoa Kỳ dự định sẽ làm ǵ nhằm thúc đẩy hơn nữa quá tŕnh cải thiện nhân quyền thực thụ ở Việt Nam?

Scott Flipse: E rằng những bước cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo cũng như những cam kết ngoại giao của chính quyền Hà Nội là chỉ nhằm xoa dịu dư luận quốc tế, để Việt Nam dễ dàng bước vào WTO mà thôi. C̣n việc thúc đẩy cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, tôi nghĩ không chỉ riêng Hoa Kỳ mà cả đôi bên phải cùng nhau quan tâm.

WTO dĩ nhiên sẽ là yếu tố giúp cải thiện quan hệ kinh tế song phương, nhưng quá tŕnh b́nh thường hoá quan hệ một cách toàn vẹn sẽ dựa vào những tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam. Không riêng với Việt Nam mà đối với tất cả các nước trên thế giới Hoa Kỳ đều áp dụng đường lối như vậy.

Trà Mi: Với tư cách là một chuyên gia cao cấp về phân tích chính sách của Ủy ban về Tự do Tôn giáo quốc tế, ông có đề nghị một bản lộ tŕnh khả thi giúp cải thiện t́nh h́nh nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam không?

Scott Flipse: Tôi chưa nghĩ đến một lộ tŕnh cụ thể nào. Có nhiều nguyên nhân khiến Việt Nam bị liệt kê vào danh sách CPC, trong đó có việc bắt bớ, giam cầm các tín đồ tôn giáo, sách nhiễu các sinh hoạt tín ngưỡng, từ chối không công nhận quyền tự do thờ phượng, hành đạo của rất nhiều tín đồ Phật giáo, Công giáo, Hoà Hảo, Cao Đài..v..vv…Tất cả những điều này vẫn c̣n tiếp diễn. V́ vậy, tôi không nghĩ là nên có một bản lộ tŕnh từng điểm, từng điều kiện một, mà điều chắc chắn là Hoa Kỳ không thể bỏ tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC cho tới khi nào các vấn đề nghiêm trọng này được giải quyết và Hà Nội tuân thủ đúng tinh thần Công ước nhân quyền quốc tế đă kư kết.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian ông dành cho buổi nói chuyện ngày hôm nay.

Quư vị vừa nghe cuộc trao đổi giữa Trà Mi với ông Scott Flipse, chuyên gia cao cấp về phân tích chính sách, kiêm giám đốc các chương tŕnh Đông Á, thuộc Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế. Phần chuyển ngữ do Nguyễn An tŕnh bày.

--------------------------------------------------------

Cảm nghĩ từ vụ sinh viên Mỹ bị đánh tại Hà Nội

M.M.

Theo tin của đài phát thanh RFA - tối hôm thứ hai, ngày 02/04/2006, một sinh viên ngựi Mỹ đă bị hàng chục người (có cả trẻ em), vây đánh trọng thương ở bờ hồ Hoàn Kiếm, giữa thủ đô Hà Nội. Sự việc diễn ra ngay trước mắt của ít nhất 4 công an. Công an đă không làm ǵ, ngay cả lên tiếng ngăn chặn vụ hành hung này. Khi đă bị no đ̣n (theo lời kể: mặt mũi sưng vù, hai mắt tím bầm), anh sinh viên Mỹ mới được một công an “can thiệp”, chở đi bằng xe gắn máy tới một đồn công an, dưới sự truy đuổi ráo riết (nguyên văn lời kể) của hàng chục xe gắn máy của những người Việt đă hành hung anh.

Đến trạm công an thứ 3, anh sinh viên Mỹ mới được các hung thủ buông tha. Tại đồn, ngoài câu “anh có thể tự đi về nhà được không”, công an đă không hỏi han ǵ thêm nạn nhân, ngay cả tên tuổi, địa chỉ, dù anh đă yêu cầu được có luật sư và thông báo cho toà lănh sự Mỹ ở Hà Nội.

Người sinh viên Mỹ này đă trả lời đài RFA tại bệnh viện. Tiếng nói c̣n run run, phát thanh khó khăn v́ mặt sưng vù, hai mắt tím bầm, (phóng viên đài RFA cho biết như vậy).

Cần ghi thêm một số thông tin về vụ hành hung dă man này (dùng từ "dă man" hoàn toàn không có ǵ quá đáng).

Cũng theo RFA, sinh viên Mỹ theo học ở Đại học ngoại ngữ Hà Nội từ năm 2002, sau đó trở về Mỹ để hoàn tất luận án tiến sĩ về bang giao quốc tế. V́ rất yêu đất nước và con người Việt Nam (theo lời anh) anh trở lại Việt Nam (VN) theo học môn tiếng Việt và tiếng Trung.

Người ta nghi ngờ rằng cuộc hành hung tập thể một sinh viên Mỹ ở Hà Nội  
xẩy ra vào thời điểm vài tuần trước Đại hội ĐCSVN,  
trước cặp mắt dửng dưng của công an, rất có thể đă được cố ư dàn dựng

Anh có nhiều bạn Việt Nam và vẫn thường cùng người bạn gái người Việt của ḿnh đi dạo bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Tối thứ hai, 02/04 vừa qua, anh đang đi dạo cùng người bạn gái th́ sự việc xẩy ra: một thanh niên, vừa ra khỏi một tiệm bar, tiến đến gây sự, nhục mạ bạn gái của anh. Hàng chục người kéo đến. Một bé gái chừng 11, 12 tuổi thốt ra những chửi bới thô tục đầy giọng kỳ thị (không biết rằng sinh viên hiểu tiếng Việt). Mặc dù như vậy, anh sinh viên Mỹ vẫn tự kiềm chế. Cho đến lúc người đàn ông dùng tay sàm sỡ, đụng chạm đến thân thể người bạn gái, anh mới phải phản ứng. Vụ ẩu đả xẩy ra. Thực chất là một vụ đánh hội đồng. Lúc ấy, có ít nhất 4 công an chứng kiến nhưng họ không có phản ứng ǵ để ngăn cản bạo động. Chỉ đến khi anh sinh viên Mỹ đă no đ̣n th́ một cảnh sát mới chở anh đi trên một xe gắn máy. Hàng chục người vẫn tiếp tục truy đuổi như đă kể ở phần trên.

Bà mẹ của anh sinh viên Mỹ, ở bang California, trả lời đài RFA rằng, con bà rất yêu mến VN, có nhiều bạn bè người Việt và đă tỏ ư muốn sang VN làm việc. Bà không hiểu tại sao, ngay giữa thù đô Hà Nội, trước mặt các nhân viên công lực, vào thời điểm VN đang nỗ lực giới thiệu VN với thế giới như là một nơi an toàn, người Việt nam cởi mở, hiếu khách… nhằm thu hút đầu tư quốc tế, người ta lại đối xử với con bà như vậy? Điều kỳ lạ là công an đă bỏ mặc con bà cho lũ côn đồ hành hung! Trong ngày 03/04, báo chí VN vẫn giữ thái độ im lặng về việc này. Có lẽ các phóng viên chưa dám lên tiếng trước khi chính quyền Hà Nội tỏ thái độ, v́ Đại sứ quán Mỹ chắc chắn sẽ có công hàm cho Bộ ngoại giao Việt Nam đề nghị giải thích việc này. Các cơ quan ngoại giao của Mỹ thường quan tâm bảo vệ quyết liệt quyền lợi và sinh mạng của công dân Mỹ khi có sự cố xảy ra ngoài nước Mỹ.

Nhân vụ này, đài RFA cũng nhắc lại sự việc công an hành hung công khai các phóng viên đang theo dơi, điều tra vụ đánh bạc (và tham nhũng) của các viên chức hàng đầu của Bộ giao thông vận tải, ngay giữa thủ đô Hà nội, trước cả trụ sở của công an. Người ta cũng không quên các vụ sách nhiễu, đe dọa, tấn công theo kiểu côn đồ (bằng các chất bẩn) của hàng chục người đối với ông Hoàng Minh Chính và gia đ́nh, cũng trước cặp mắt dửng dưng, nếu không nói là đồng loă hoặc được giàn dựng của công an.

Người viết thử suy ngẫm và đặt câu hỏi trước tập hợp một chuỗi các vụ việc này. Sự bất lực của công an Hà Nội trước bọn côn đồ lộng hành hay thực sự sau lưng các vụ việc, có một ẩn ư chính trị? Vụ khủng bố gia đ́nh cụ Hoàng Minh Chính th́ đă rơ. Vụ hành hung phóng viên các báo trong nước và vụ cố ư gây sự, đánh hội đồng một sinh viên Mỹ th́ sao? Người ta có thể bao biện, với lư do rằng, đây chỉ là “một số đối tượng xấu” gây ra? Hay chỉ là một vụ án t́nh v́ ghen tuông của một công tử nào đó và các phần tử xă hội đen được thuê mướn sử dụng?

Ta cũng có thể liên tưởng tới các vụ đ́nh công của các công nhân ở một số tỉnh miền Nam trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khởi đầu và đa số sau này, là của người Đài Loan. Các cuộc đ́nh công lan rộng, hàng chục ngàn người tham dự và kéo dài. Các lực lượng công an hầu như không can thiệp (bằng bạo lực), trái hẳn với các cuộc tụ họp biểu t́nh, dù chỉ hàng chục hàng trăm người tham dự, tố cáo các cán bộ địa phương tham nhũng, xâm chiếm đất đai. Trong các vụ biểu t́nh của các đồng bào thượng trên Tây nguyên đ̣i lại đất canh tác, lực lượng công an đă phản ứng quyết liệt bằng bạo lực, gây chêt người. Công nhân VN đă được tự do biểu t́nh đ̣i quyền lợi? Người ta nghi ngờ về điều này. Hay thực chất chỉ là một vụ “dàn dựng” có dụng ư chính trị? Những điều khả nghi này đă không đặt ra nếu không có hiện tượng hiển nhiên: công an Việt Nam đă hành động tiền hậu bất nhất một cách khó hiểu như thế!

Trong thời gian chuẩn bị vào Đại hội Đảng cộng sản (ĐCS) VN lần thứ 10, lần đầu tiên người ta thấy xuất hiện trên các báo của ĐCS những bài viết tương đối cởi mở, những ư kiến có tính phê phán, đề nghị những giải pháp trái với các quan niệm truyền thống của ĐCS. Có một sự khác biệt rất rơ rệt (có thể nói là mâu thuẫn, đối kháng). Các bài đăng trên báo Nhân Dân, dứt khoát và cực kỳ bảo thủ. Trong khi đó, các bài đăng trên một số báo khác (như Thanh Niên, Tuổi Trẻ…), chứng tỏ rất rơ có hai khuynh hướng, một cấp tiến và một bảo thủ, toát lên việc hai phe trong ĐCSVN, mẫu thuẫn nhau về lư luận, tranh giành nhau về quyền lực chính trị. Cũng trong thời gian này, các phái đoàn Mỹ (kinh tế, ngoại giao) nhộn nhịp đến VN, lộ rơ ư công khai ủng hộ khuynh hướng (phe) đổi mới. Cuộc viếng thăm chính của phái đoàn hùng hậu Trung Quốc do Giả Khánh Lâm dẫn đầu cũng không dấu diếm ư đồ gây áp lực lên Hà Nội, yểm trợ phe bảo thủ.

Người ta có thể đặt câu hỏi: liệu đằng sau các cuộc đ́nh công ở Sài G̣n có bàn tay của phe thân Trung Quốc, nhằm gây khó khăn cho phe cấp tiến và t́m cách “tống cổ” các xí nghiệp có vốn đầu tư do người Đài Loan để thay dần bằng các xí nghiệp đầu tư Trung Quốc, bước đầu trong kế hoạch thống trị kinh tế miền Nam VN, nơi tư bản đỏ Trung Quốc chưa có chỗ đứng? Giới doanh nhân Đài Loan đă có phản ứng trước các cuộc đ́nh công cứ liên tiếp nổ ra, đă cảnh báo có thể có một cuộc “rút lui ồ ạt” của các xí nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài, trước hết là Đài Loan. Điều này, nếu xẩy ra, sẽ đúng với ư đồ của Trung Quốc?

Qua bài phỏng vấn của đài RFA, ông Hoàng Thanh Phong, một người thạo tin làm việc ở Hà nội, cho biết thành phần nhân sự cao cấp nhất của ĐCSVN hầu như chắc chắn đă được quyết định qua kỳ họp Trung ương 14 vừa rồi. Việc Nông Đức Mạnh vẫn là Tổng Bí thư, Nguyễn Phú Trọng thuộc loại siêu bảo thủ, nắm quốc hội và Nguyễn Tấn Dũng được Trung Quốc “bảo trợ” mạnh mẽ, nắm ghế Thủ tướng, có thể nói phe bảo thủ đă thắng. VN bị lệ thuộc Trung Quốc về chính trị đă rơ. Lệ thuộc về kinh tế có thể đă bắt đầu.

Người Mỹ, (theo nhiều nhà b́nh luận, chỉ muốn VN không bị lọt hoàn toàn vào ṿng ảnh hưởng của Trung quốc) trước sự lật ngược t́nh thế này sẽ có thể có phản ứng ǵ? Các báo chí “thân phe đổi mới” loan tin VN đang ở ngưỡng cửa WTO. Trong đàm phán song phương với Mỹ, các khó khăn chính đă vượt qua, hai bên sẽ sớm họp lại và có thể hoàn thành vào tháng 5 tới, đủ th́ ǵờ để quốc hội Mỹ thông qua qui chế thương mại b́nh thường vĩnh viễn cho VN, điều kiện tiên quyết để VN ra nhập WTO. Tiểu ban nhân quyền của Quốc hội Mỹ đă nghe các báo cáo về t́nh trạng nhân quyền ở VN. Ông Barry Lowenkron, phụ tá ngoại trưỏng Mỹ, đă có những tuyên bố rất bất lợi cho CSVN. Phía Mỹ cũng đă trao cho VN một bản danh sách các nhà bất đồng chính kiến hiện c̣n bị VN giam cầm và đ̣i trả tự do cho họ trước khi tổng thống Mỹ thăm chính thức VN vào tháng 11 tới. Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao VN Lê Dũng đă lớn tiếng bác bỏ các tuyên bố “sai trái” này và khẳng định VN không có “ai bị tù v́ lư do chính trị”. Như thế, bác sĩ Phạm Hồng Sơn và ông Nguyễn Vũ B́nh sẽ không được thả ra, ít nhất trong một thời gian gần.

Trong t́nh h́nh hiện tại, rơ ràng chính quyền cộng sản Việt Nam muốn thực hiện một chính sách “đi dây”, một mặt dựa vào Trung Quốc về chính trị để giữ quyền lực, một mặt tiếp tục chính sách cởi mở vế kinh tế trong một mức độ “có thể kiểm soát được” nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.

Nhiều người không tin là ĐCSVN có đủ bản lănh và thực lực đi theo đường lối ấy. Các tuyên bố chính thức của nhân vật cao cấp nhất của ĐCSVN Nông Đức Mạnh, về “hợp tác toàn diện” với Trung Quốc. Có thể hiểu: hai bên cùng tuần tra an ninh trong vùng biển đông, có nghĩa là hạm đội khổng lồ của Trung Quốc sẽ thoải mái tung hoành trong hải phận VN để cùng kiểm soát lănh hải. Cùng nhau khai thác tài nguyên có nghĩa là bên cạnh các ngư thuyền ọp ẹp lạc hậu của VN là cả một đội tàu đánh cá hiện đại của Trung quốc sẽ tự do cào, vét đến con cá nhỏ cũng không c̣n! Hợp tác kinh tế có nghĩa là hàng hóa giá rẻ và cả hàng lậu Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường VN.

John Dennis Hastert — CT Hạ viện HK từ 1999; dự định về hưu 2008

Gia nhập WTO, theo các chuyên gia kinh tế của ĐCS là một cần thiết sinh tử cho nền kinh tế VN. VN không c̣n nhiều th́ giờ. Mỹ có thể c̣n “thủng thẳng” và một t́nh huống xấu có thể xẩy ra: Gần tới đích không có nghĩa là đă tới, phái đoàn Mỹ “tự dưng” lại thấy vài điểm cần tham khảo chính phủ Mỹ, Quốc hội Mỹ, ví dụ như vấn đề nhân quyền. Trong khi đó, nước Mỹ đang quá bận rộn cho cuộc bầu cử quốc hội nên sẽ không có th́ giờ họp để thông qua qui chế thương mại b́nh thường cho VN. Cánh cửa vào WTO của VN có thể phải đóng lại. Và năm tới, không có ǵ bảo đảm điệp khúc này không tái diễn! Và đó sẽ là một thảm kịch cho VN trong vấn đề cạnh tranh kinh tế với nhiều quốc gia khác.

Theo đài RFA, chủ tịch hạ viện Mỹ, Dennis Hastert, nhân vật thứ 3 trong hệ thống quyền lực Mỹ và bà dân biểu Loretta Sanchez, một người nổi tiếng tranh đấu nhân, quyền sắp thăm VN. Liệu cuộc viếng thăm này có thể tác động ǵ vào t́nh trạng “ván đă đóng thuyền” trong thành phần nhân sự lănh đạo của VN?

Người ta có thể nghi ngờ rằng cuộc hành hung tập thể một sinh viên Mỹ ở Hà Nội xẩy ra vào thời điểm vài tuần trược Đại hội ĐCSVN, trước cặp mắt dửng dưng của công an, rất có thể đă được cố ư dàn dựng. Phe bảo thủ sẽ không từ một thủ đạo nào, kể cả hành động của quân thảo cấu nhằm gây khó khăn cho nhóm cấp tiến muốn hướng về phương Tây.

Nhưng cho dù giả thiết của người viết đặt ra không đúng, việc lực lượng an ninh nhắm mắt làm ngơ trước việc côn đồ hành hung công khai các nhà báo theo dơi vụ tham nhũng của tổng công ty PMU 18 và sinh viên Mỹ hôm 02/04/2006, chứng tỏ cả một cơ chế nhà nước đang hết sức sa đoạ. Xă hội, chính trị - kinh tế Việt Nam đang thực sự bị lũng đoạn bởi những tên lưu manh chính trị ở thượng tầng và tầng lớp đàn em của xă hội đen dưới hạ tầng. "Thượng bất chính, hạ tắc loạn".

Paris 03/04/2006

-----------------------------------------------------------

Nỗi Đau Của Nhân Tài Đất Việt

Trần Anh Kim (từ Thái B́nh)

Xưa ông cha ta nói: "Tuấn kiệt như sao buổi sáng, nhân tài như lá mùa thu". Thời đại ngày nay, lẽ ra - tôi nghĩ: Tuấn kiệt như hoa nở mùa xuân, nhân tài như trái chín mùa hè. Tiếc rằng ở thời ḱ cộng sản họ không có đất dụng vơ, v́ cộng sản luôn nung nấu tư tưởng "đào tận gốc, trốc tận rễ". Bởi vậy nhân tài chỉ có một con đường t́m chỗ mà chuồn, nếu không cũng phải tự biến ḿnh thành ngớ ngẩn (chớ có huênh hoang mà chết). Người muốn phát huy được tài năng chỉ c̣n một con đường duy nhất là chạy ra nước ngoài, ca sỹ Trần Thu Hà là một ví dụ. Nếu ở trong nứơc, dù tài ba đến đâu cũng trở thành thui chột. Điều này chính đảng cộng sản Việt Nam đă thừa nhận "Đất nước ta đang trong t́nh trạng chảy máu chất xám".

Hàng chục, hàng trăm năm qua, tổ quốc lâm cảnh chiến tranh tàn phá. Bao thanh niên trai tráng, thông minh đă hi sinh vĩnh viễn cho mục tiêu lư tưởng do đảng lựa chọn để bịp bợm, lừa đảo người nhẹ dạ cả tin. Kẻ vô học th́ giỏi cơ hội, lúc đất nước lâm nguy chúng t́m mọi mánh lới chuỉ lủi lẩn trốn chiến tranh, lúc thiếu người, chính chúng lại được trọng dụng, thế là "đục nước béo c̣", "Thằng chột làm vua nước mù". Khi bọn cơ hội tiếm quyền có ghế chắc, chúng lựa chiều, lần lượt đưa anh em họ hàng vào biên chế.

Thế là các lực lượng tài giỏi của những thế hệ tiếp theo tiếp tục bị đẩy đi làm mồi cho bom đạn. Con cái lũ quan ngu (học dốt, thi không đỗ, ỷ thế bố mẹ làm quan) lại được sắp xếp đưa vào biên chế. Sau một thời gian lại được cử đi học để nâng cao tŕnh độ. Người phải nuôi con cái lũ quan ngu cho chúng nó ăn học chính là nhân dân lao động. Suốt quá tŕnh học, các thầy cô tuy ngán ngẩm song vẫn phải nuông chiều và khi thi phải t́m mọi biện pháp để chúng đỗ, nếu không sẽ bị các cấp lănh đạo đánh giá nhà trường dạy chất lượng không cao. Học xong, chưa cần bằng bọn chúng đă được bố trí làm việc ngay và nghiễm nhiên trở thành cán bộ có bằng cấp hẳn hoi. Bởi vậy mới có cái cảnh lúc mới nhận chức văn hoá chưa hết cấp I, bản cửu chương chưa thuộc, chia phép số nguyên chưa thạo, chỉ cần một thời gian vừa làm cán bộ vừa học (cán bộ càng cao học càng giỏi, thi đỗ đạt càng cao) bọn chúng đă có đủ các bằng cấp II, cấp III, đại học thậm chí cả bằng tiến sỹ. Những loại cán bộ như vậy nhan nhản ở cái chế độ cộng sản Việt Nam này

Thái B́nh quê tôi có một ngôi trường nhân dân đặt cho một cái tên rất hay là trường "Hai vớt" (vớt vào, vớt ra). Có người gọi là trường cung trăng (bởi toàn đào tạo ra những thằng cuội). Trường "Hai vớt" cũng tuyển chọn đủ thành phần. Khi tốt nghiệp ra trựng được sắp xếp vào các vị trí béo bở của con ông, cháu cha. Số khác chỉ là quân xanh để lũ quan tham che đậy mưu đồ thối nát, xấu xa.Một số con cái lũ quan tham thi vào các trường chính quy, v́ cha mẹ lắm tiền nhiều của nên thi bằng tiền, học bằng tiền bố mẹ ăn cướp chứ không học bằng đầu, băng trí tuệ thực sự.

Ở chế độ coi trọng chữ nghĩa, thành phần nên bao nhiêu chỗ tốt, chỗ ngon bọn chúng giành giật hết. Kiểu đào tạo thi cử này ở Việt Nam đă thành nếp, biết đến bao giờ mới cải tổ được và ai cải tổ?

Con em nhân dân lao động biết thân phận ḿnh thấp cổ, bé họng, trên không chằng, dưới không rễ, muốn t́m cách vươn lên chỉ c̣n có cách học thực sự bằng cái đầu của ḿnh, dù học giỏi, thi đỗ cao, cũng mất từ 5 đến 7 năm dùi mài kinh sử. Khi tốt nghiệp chạy trọt t́m nơi nộp hồ sơ xin việc th́ chao ôi! Chỗ xin việc lại chính là những nơi các bạn học dốt thi trượt của ḿnh ngồi chễm trệ. Kẻ ngu dốt làm quan, người tài giỏi làm tớ là vậy. Khi được vào làm, dù giỏi đến mấy cũng phải ngoan ngoăn chấp hành, nghe lời kẻ ngu sai khiến, để có chỗ nương thân. Nếu cậy tài, có bằng cấp th́ về quê, dùng đít trâu làm thước ngắm. C̣n bọn ngu lớn tiếng tuyên bố: "Chúng mày cứ tưởng chỉ riêng chúng mày có bằng cấp à? Chúng tao học ở trường 'Hai vớt' đoàng hoàng, bằng của chúng mày sánh làm sao nổi (?)" Thế là các cậu có bằng chính quy ngồi im không vớt vát nổi câu nào.

Trí tuệ của con người đâu phải vô tận, sau một thời gian phát triển, là chững lại, già nua, lụi tàn. Chờ đến lúc lũ bất tài đến tuổi về hưu, ḿnh cũng già rồi, mà người kế nhiệm lại là con cháu chúng. Xă hội cứ thế trở thành chu ḱ khép kín, bao giờ tẩy rửa được? Bởi thế mới có chuyện tày trời như anh Trần Mạnh Hảo nêu: "Ông Nguyễn Phú Trọng cùng 70 giáo sư tiến sỹ hàng đầu của đảng với số tiền khổng lồ là 27 tỷ VNĐ (tương đương 1,7 triệu đô la) để ra siêu văn bản 'Bản dự thảo báo cáo chính trị đại hội X' đầy lỗi phạm, lỗi ngữ pháp, lỗi tư duy rất thiếu trung thực; Nếu nghiêm khắc đem ra chấm chỉ đáng 1 điểm mà thôi". Trong khi đó anh Hảo chỉ cần 20 triệu VNĐ (để giúp anh Đỗ Nam Hải nộp tiền phạt vô lư).

Để làm sáng tỏ vấn đề này, tôi đề nghị các nhà chức trách cho thống kê từ năm 1975 đến nay, từ tứ trụ triều đ́nh đến các ban bệ tại địa phương, ai được đào tạo từ nhỏ? Ai có biệt tài bẩm sinh? Sau đó công bố trước toàn dân thiên hạ để nhân dân kiểm chứng. Nếu đảng cộng sản Việt Nam thực sự trọng dụng nhân tài th́ suốt 31 năm nay thiếu ǵ sinh viên tốt nghiệp đại học, bước vào đời, thử thách hơn 20 năm đầy nghị lực, tài năng, trí tuệ, Đảng thoả sức lựa chọn nhân tài trong khối sinh viên đó để đưa lên làm lănh tụ. Làm được như vậy dân tộc ta chắc không phải chịu nhiều quốc nhục như bây giờ (!) Nếu không phải mở khoa thi cử chọn nhân tài lên làm lănh tụ. Khốn nỗi, nếu làm vậy khoản bổng lộc khổng lồ mà cả tập đoàn quan ngu đang hưởng thụ sẽ biến mất, bởi vậy đảng phải cố giữ lấy cái quyền độc tôn lănh đạo của ḿnh, không muốn chia phần cho ai. Đảng muốn loại bỏ sinh viên, trí thức, chỉ cần chụp cho họ một cái mũ "giai cấp tiểu tư sản" là xong.

Hàng năm nhà nước vẫn đầu tư để tạo lớp "gà chọi" mang chuông đi đấm nước người, lũ "gà chọi" này đi chọi cũng khá ra tṛ. Ỷ vào những kết quả ấy, Đảng thoả sức khoe khoang Việt Nam thông minh, tài giỏi, nhưng chọi xong về có tiếp tục phát huy được hay không, tôi chưa bao giờ nghe thấy (trừ con ông cháu cha). Cũng v́ vậy Việt Nam có nhiều chuyện lạ như: Một nhà văn giỏi hơn 71 giáo sư, tiến sỹ hàng đầu của Đảng về mọi mặt, kể cả soạn thảo văn bản. Ông nông dân làm ra máy bay, máy cắt lúa, máy cấy, máy ép mía, máy trồng ngô, máy gặt, máy thu khói ch́. Học sinh nghĩ ra phương pháp làm sạch môi trường, sinh viên viết luận điểm bác bỏ chủ nghĩa Marx - Lê Nin v..v...

C̣n nhiều điều phi lư lắm, bút nào kể xiết. Ngược lại các nhà nước như Singapo, Malaixia, Thái lan, Hàn Quốc tuy không có nhiều nhân tài như Việt Nam, nhưng lại trở thành con rồng Châu á. Việt Nam chỉ là con trạch luồn bùn giỏi. Đảng c̣n lănh đạo kiểu này, không biết đến bao giờ đất nước mới sánh vai cùng các nước trong khu vực? Điều lạ nữa là đảng ra rả chửi chế độ phong kiến, đế quốc đủ mọi điều thối tha, mục rỗng.

Nhưng chính cái chế độ ấy c̣n biết chọn lựa nhân tài theo kiểu "thi rồi mới cử", chế độ cộng sản Việt Nam, tự cho ḿnh là trí tuệ văn minh, cái ǵ cũng giỏi, nên chọn lựa theo kiểu "cử rồi mới thi". V́ thế đă nảy sinh đầy rẫy nghịch lư. Một sự thật nữa là trên các phương tiện thông tin đại chúng, Đảng nỏ mồm chửi chủ nghĩa tư bản xấu xa, tàn ác, bóc lột, mất dân chủ v..v... Vậy mà bao năm nay Đảng chắp tay, van lạy, tha thiết xin vào các khối của chủ nghĩa tư bản, người ta c̣n xem xét chưa cho th́ Đảng chửi đổng. Phương tiện thông tin đại chúng của đảng đủ các loại, các loa truyền thanh được cơ cấu đủ các loại, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương nhưng nhân dân không nghe, không tin. Bao nhiêu điều xấu xa thối nát ngang nhiên tồn tại, phơi bày đầy rẫy trước thanh thiên bạch nhật, Đảng lại đổ lỗi cho bọn thù địch kích động. Thật vô liêm xỉ hết chỗ nói.

Cái khốn nạn nhất của cả chế độ cộng sản Việt Nam là: Nói một đường, làm một nẻo. Đảng hô hào chống tham nhũng, nhưng ai tin đảng dám đứng ra? Dũng cảm vạch mặt lũ quan tham, lập tức bị bọn chúng t́m mọi thủ đoạn trả thù. Chính v́ vậy càng hô hào chống lại càng phát triển lớn hơn. Cọc tiêu đường làm bằng xi măng, cốt tre chắc chỉ ở Việt Nam mới có. Đạo đức của lũ quan tham xuống cấp đến mức tồi tệ, to ăn to, nhỏ đớp nhỏ, liếm cả băng vệ sinh của phụ nữ, không tha cả tiền tài trợ của những người nhiễm HIV, tàn nhẫn hơn nữa là dựng mộ giả để ăn tiền của thân nhân liệt sỹ v..v...

Khi có chức có quyền bọn chúng kéo theo cả một tập đoàn ăn theo (vợ con, anh em họ hàng) lần lượt vào biến chế trở thành một tập đoàn sâu mọt cùng nhau đục khoét của dân, đồng thời chuẩn bị một tập đoàn kế tiếp để thay thế, và cứ thế theo kiểu cha truyền con nối. Cả xă hội hiện nay đầy rẫy đồ rởm: Lăo thành cách mạng, thương binh, thanh niên xung phong, cựu chiến binh huân huy chương, chiến sỹ thi đua, bí thư chủ tịch và cả sỹ quan trung cao cấp trong lực lượng vũ trang rởm v..v...

Một thứ rởm ghê tởm nhất là hệ thống trường đảng, thực chất là trung tâm u mê hoá chính trị, chuyên đào tạo ra các đối tượng giỏi lừa bịp, ăn cắp, siêu ăn cắp. Ngay những người học ở trường cũng phải chán ngán bày tỏ: Trên bục các giáo sư, tiến sỹ giảng về lư luận th́ hay, nhưng khi xuống khỏi bục th́ tâm tư của các thầy khác hẳn, thậm chí ngược lại, Chẳng qua là nghĩa vụ phải học chứ sung sướng ǵ". Rơ ràng lực lượng tri thức đă nh́n thấu vấn đề, nhưng v́ miếng cơm manh áo nên không dám nói ra, chính đây là nỗi lo cho dân tộc.

Điều đáng buồn nữa là: Đảng c̣n đem cái chương tŕnh của loại lư luận mù quáng vào chương tŕnh chính khoá ở các trường đại học để nhồi nhét và mê muội sinh viên. Trong khi chính nơi sinh ra cái lư luận u mê đó họ đă vứt vào sọt rác và chôn vùi lâu rồi. Không hiểu Đảng ăn phải bùa mê thuốc lú ǵ mà mê muội đến thế? Gần đây giới văn nghệ sỹ đă giúp nhân dân lên án các tệ nạn xă hội khá gay gắt mạnh mẽ. Thông qua các câu chuyện cuối năm, bất kể ngành nào cũng bị chửi, thế mà lănh đạo vẫn trơ như đá, như câm, như điếc. Thật ĺ lợm. Một lần tôi xem vở kịch: "Nhân danh công lư" (tác giả Lưu Quang Vũ), một cô ca ve bắn chết một thằng khốn nạn, khi bị đem ra xử, cô dơng dạc trả lời nhà chức trách: "Tôi là con đĩ nhưng là đĩ chân chính c̣n hơn loại ba tấc lưỡi, đĩ chính trị các ông". Là một cán bộ chính trị tôi tự thấy xấu hổ, nhưng không tự ái mà khâm phục bởi cô kết luận quá chính xác. Xem hết vở kịch, tôi nghĩ: Cô gái phải làm đĩ là do chế độ này, bởi người làm mất đi cái trong trắng của cô lại chính là kẻ có chức, có quyền, hiếp cô cho thoả măn cơn dục vọng lại c̣n quỵt tiền, đẩy cô vào con đường bĩ cực, bởi vậy cô đă lấy chính súng của nó để diệt nó, v́ chán ghét những kẻ hành nghề "làm đĩ" như thế này.

23 giờ ngày 25-3-2006 một cháu trai (sinh năm 1973), gọi điện từ Hàn Quốc về chúc mừng, ủng hộ tôi khi được đọc bài trên mạng. Hai chú cháu mải mê tâm sự, cháu nói: "Chú ơi, ông cháu cũng là lăo thành cách mạng, nhưng nhà cháu không có ai vào đảng, có bà cô đảng viên th́ chết rồi. Vợ cháu bảo cũng muốn phấn đấu vào đảng. Cháu bảo vào đảng để đục khoét của dân th́ vào làm ǵ (?) Lớp trẻ các cháu nhận xét về đảng như vậy đấy, chỉ có tập đoàn lănh đạo là chưa chịu nhận ra. Cháu nói tiếp: "Chú ơi ở Hàn Quốc giàu lắm, ngày làm việc từ 16 đến 17 giờ, người dân sau 70 tuổi vẫn được làm việc.’

Ở Việt Nam, vào tuổi ấy về hưu cả rồi, suốt ngày chỉ ngồi chơi xơi nước, ăn tục nói phét, buồn lắm. Chao ôi! trẻ như các cháu khi đọc bài mộc mạc, chân thật của tôi trên mạng c̣n nhận ra được sự thật trần trụi của một chế độ đă thực sự thối nát. Thậm chí cháu c̣n nói: "Ở một chế độ mà các ông cộng sản cứ luôn mồm nói rằng: 'Dân chủ gấp triệu lần tư sản'". Nhưng thực tế, tư tưởng con người luôn bị ḱm kẹp tù đày, hỏi c̣n chán ngán ǵ hơn nữa? Tôi chưa một lần bước chân ra nước ngoài, nhưng tiếp xúc với khá nhiều cháu về nhà, kể chuyện: "Chú ơi khi ở nước ngoài chúng cháu nhớ quê, muốn về thăm quê, nhưng khi vừa đặt chân xuống sân bay, lại muốn bay luôn, không muốn nh́n thấy quê hương nữa, bởi những tệ nạn do chính chế độ cộng sản gây ra, không biết bao giờ mới gột rửa được?"

Với tư cách người lính, tôi biết chức năng của lực lượng vũ trang là bảo vệ tổ quốc, chính quyền. Nhưng chính quyền phải thực sự của dân, do dân và v́ dân, ngược lại mục ruỗng, thối nát, v́ dân th́ ít, v́ tiền th́ nhiều, th́ lực lượng vũ trang phải lật đổ để lập nên chính quyền mới trong sạch hơn, đúng với chức năng của ḿnh. Khốn thay cho đất nước này, cái ǵ đảng cũng nắm, nên trong quân đội đầy rẫy tiêu cực, hỏi nói được ai?

Ngày 22-12-1944 là ngày thành lập quân đội. Khi đó đất nước ta vẫn c̣n 3 đảng: Đảng lao động - dân chủ - và xă hội. Quân đội ta trung với đảng nào c̣n chưa rơ. Khi bác mất, ông Duẩn mới xoá tên hai đảng kia, c̣n độc đảng và ngày càng độc tài, v́ thế quân đội đă không làm đúng chức năng của ḿnh, việc chính quyền thối nát, trách nhiệm một phần thuộc về lực lượng vũ trang.

Từ những vấn đề nêu trên tôi tự thấy:

1. Đất nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu, tụt hậu tham nhũng, ăn cắp thuộc loại nhất nh́ thế giới, lũ quan tham cùng con cháu ăn chơi, tiêu xài trác táng cũng thuộc lọai nhất nh́ thế giới.

2. Bộ máy của chế độ cộng sản thuộc loại cồng kềnh nhất thế giới (bên chính quyền có bao nhiêu ban ngành th́ bên đảng cũng có bấy nhiêu ban ngành song trùng quyền lực). Nhưng hiệu quả công việc từ ngày hoà b́nh tới nay thuộc loại tồi tệ nhất thế giới.

3. Lực lượng về hưu, những người hưởng chế độ (kể cả thật và giả) cũng thuộc loại nhất nh́ thế giới. Tập đoàn ăn bám cùng bộ máy lănh đạo khổng lồ là lực lượng lớn tiếng ca ngợi đảng hết lời. luôn hô vang khẩu hiệu " tuyệt đối trung thành" bởi chỉ sợ mất chế độ là mất lương, hết đường bám (!) Xin lưu ư những đối tượng chân chính, những người đă có công thực sự với nhân dân th́ sống bất kỳ chế độ nào cũng không bao giờ bị cắt lương. Nhân dân rất công bằng, không bẩn thỉu như lũ quan tham.

Từ Thái B́nh tôi nh́n ra cả nước: bởi bộ máy ở tỉnh Thái B́nh quá thối nát mục rỗng, vậy mà vẫn được trung ương (kể cả tổng bí thư) đánh giá tốt, nếu đất nước này đâu cũng giống như vậy th́ người tài đất Việt làm ǵ có đất dụng vơ. Nỗi đau là đương nhiên, v́ vậy việc phải xoá bỏ Đảng cộng sản - nguồn gốc của mọi nỗi đau là đương nhiên.

Dân chủ, tự do muôn năm 
Đảng độc tài, hại dân phải tiêu vong ngay!

Ngày 1-4-2006

Trần Kim Anh

Nhà 502, tổ 10 phố Trần Hưng Đạo, phường Quang Trung, Thành phố Thái B́nh, tỉnh Thái B́nh. ĐT: 036833123. DĐ: 09148179.

----------------------------------------------------------------

PGHH Điều Trần Quốc Hội Mỹ:  
Tố Cáo CSVN Đàn Áp, Bắt Bớ

       Nguyễn Huỳnh Mai

Vào ngày 28-3-2006 Ban Trị Sự PG Hoà Hảo, Nam California đă chuyển bản điều trần của ông Trương Văn Thức, một cựu tù nhân PGHH, về t́nh trạng PGHH tại Việt Nam cho dân biểu Christopher Smith, chủ Tịch Phân Ban Châu Phi, Nhân Quyền Toàn Cầu, và Quốc Tế Vụ.

Buổi điều trần bắt đầu lúc 2 giờ chiều ngày 29-3-2006 tại pḥng hội 2172 trong ṭa nhà Rayburn House Office Building với đề tài “Đối thọai nhân quyền với Việt Nam: Việt Nam có tiến bộ đáng kể không?”

Ông Trương văn Thức hiện cư ngụ tại làng Ḥa Hảo, nay là huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Ông đă nhận được Quyết Định quản chế 2 năm do ông Nguyễn Văn Đảm, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang kư ngày 7-3-2006. Ông bị quy tội “phá họai chính sách đ̣an kết và phá rối an ninh” của Bộ Luật H́nh Sự năm 1999, với những lư do được ghi trong quyết định quản chế như sau:

1- Năm 1999, ông Thức có hành vi sọan thảo, kư tên các giác thư, tâm thư, tờ tŕnh, đơn tố cáo vu khống nhà nước đàn áp tôn giáo, đă bị xử 3 năm tù, nhưng vẫn tiếp tục vi phạm.

2- Tháng 5-2005, nhân dịp thủ Tướng Phan Văn Khải sang thăm và làm việc với nuớc Mỹ, ông Thức cùng bàn bạc với Bùi Thiện Huệ sọan thảo Bản Kiến Nghị gởi Thủ Tướng Phan Văn Khải, Quốc Hội và Bộ Ngọai Giao Mỹ.

3- Ngày 3 và 4- 5-2005, đă tham gia vào vụ gây rối an ninh tại xă Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tích cực giơ tay và hô la “đả đảo Cộng sản 15 lần”.

4- Ngày 8-11-2005, cùng 4 người khác đến Ban Trị Sự PGHH (Quốc Doanh) chất vấn, cho rằng trụ sở Ủy Ban Nhân Dân thị trấn Phú Mỹ là Thư Viện PGHH (bị tịch thu sau 1975) nay bị đập phá và la lên “chính quyền đàn áp tôn giáo”.

Trong bản điều trần gởi quốc hội Hoa Kỳ, ông Thức cho biết hằng năm, cứ sắp đến lễ kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị cộng sản Việt Minh ám hại vào tháng 4-1947 là chánh quyền địa phương đánh đập đàn áp và cấm tín đồ PGHH và cấm tín đồ làm lễ kỷ niệm ngày nầy. Một số cựu tù nhân tín đồ PGHH khác cũng nhận được lệnh quản chế một lượt với ông Thức như Tu sĩ Lê Minh Triết, ông Trần Nguyên Quởn, ông Trương Văn Đức, ông Nguyễn Phước Hậu.

Ông Thức cũng thông tin với Quốc Hội Hoa Kỳ về tu sĩ Vơ Văn Thanh Liêm, người nộp bản điều trần cho Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 20-6-2005, đă bị bắt và xử kín 7 năm tù với tội “chống người thi hành công vụ”. Tu sĩ Thanh Liêm đă từng bị ở tù trên 10 lần.

Ông Trương Văn Thức yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ, Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Thế Giới HK và Bộ Ngoại Giao HK can thiệp với nhà nước Việt Nam, cho tín đồ PGHH được quyền làm lễ kỷ niệm Ngày Đức Hùynh Giáo Chủ Thọ Nạn tại Đốc Vàng, được quyền chọn người lănh đạo, các tù nhân PGHH được thả và nhà cầm quyền tro trả lại những tài sản của PGHH đă tịch thu sau 1975.

Được biết buổi Điều Trần trên tại quốc hội Hoa Kỳ có những tham luận viên như: Ông Barry F. Lowrenkron, Giám Đốc Văn Pḥng Dân Chủ, Lao Động và Nhân Quyền; Ông John V. Hanford III, Đại sứ lưu động thuộc Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Thề Giới HK; ông Eric John, Phụ tá Bộ Truởng, đặc trách văn pḥng Đông Á Thái B́nh Dương; ông Micheal Cromatic, Chủ Tịch Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo/HK; Bà Kay Reibold, chuyên viên phát triển dự án thuộc tổ chức nhân quyền người Thượng; ông Nguyễn Đ́nh Thắng, GĐ Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển và GS Đoàn Viết Hoạt, Viện nghiên Cứu Thế Giới về Việt Nam.

Quư độc giả có thể xem thêm tài liệu, tin tức, h́nh ảnh, nghe Sám Giảng Thi Văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ, đọc lịch sử cũng như giáo lư PGHH qua mạng lưới điện toán toàn cầu tại địa chỉ: http://hoahao.org và liên lạc về hoahao@hoahao.org

----------------------------------------------------------

DB Loretta Sanchez:  
“Không biết tại sao họ lại sợ tôi đến thế!”

Friday, April 07, 2006

LTS.- Trong những ngày qua, Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez đă bị phía chính quyền Việt Nam từ chối cấp chiếu khán nhập cảnh hai lần.

Dân Biểu Sanchez bắt đầu nộp đơn ngày 27 Tháng Ba và xin vào Việt Nam bắt đầu từ ngày 8 đến ngày 15 Tháng Tư.

Lần thứ nh́, qua chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, Dân Biểu Dennis Hastert, bà muốn vào Việt Nam ngày 12 Tháng Tư, nhưng lại bị từ chối một lần nữa.

Hôm qua, phía Việt Nam đă đồng ư cấp chiếu khán cho bà, nhưng bà chỉ được vào từ ngày 14 và vào với điều kiện chỉ đi theo phái đoàn Dân Biểu Dennis Hastert.

Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez đă quyết định không đi Việt Nam.

Sau đây là cuộc phỏng vấn của báo Người Việt với bà liên quan tới vấn đề nêu trên.

NV: Đáng lư bà phải bay đi Việt Nam hôm nay, nhưng tại sao giờ này bà c̣n ở đây?

DB Sanchez: Đơn giản thôi, bởi v́ chính quyền Cộng Sản Việt Nam từ chối cấp chiếu khán cho tôi đi Việt Nam hôm nay!

NV: Chúng tôi được biết sau đó bà có xin đi vào ngày 12 Tháng Tư, hai ngày trước khi Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ vào Việt Nam. Tại sao bà lại chọn đi ngày này?

DB Sanchez: Bởi v́ tôi muốn gặp một số người ở Sài G̣n và một số người ở Hà Nội. Tôi muốn gặp một số nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Tôi có đưa cho chính quyền Việt Nam danh sách những người tôi muốn gặp. Tôi cũng đ̣i gặp những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ. Họ đă từ chối cấp giấy cho tôi. Họ nói rằng họ chỉ cho phép đến Việt Nam với điều kiện tôi sống như trong t́nh trạng bị giam lỏng trong khách sạn. Tôi chỉ có thể ở trong khách sạn, tôi chỉ có thể đến dự những buổi họp mà họ đồng ư và do họ đưa đi và tôi không thể đi ra ngoài một ḿnh. V́ vậy, tôi cảm thấy không đáng đi lần này. Tôi không muốn đến đó và bị canh chừng như một con chó con!

NV: Trước đây bà đă bị Việt Nam từ chối cấp giấy nhập cảnh ít nhất ba lần. Vậy sao lần này bà lại xin nữa?

DB Sanchez: Bởi v́ tôi nhớ lời Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế khi tôi gặp ông lần đầu tiên hồi khoảng năm 1997. Ông nói với tôi rằng một điều rất quan trọng là phải cho những người đang sống ngoài Việt Nam biết rằng đang có những người thực sự đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Ông ấy cũng nói rằng một điều quan trọng nữa là tôi phải tiếp tục đến Việt Nam để gặp những người này để tiếp thêm sự ủng hộ và sức mạnh cho họ để họ có thể tiếp tục đấu tranh ngay tại Việt Nam.

NV: Trước đây, bà Tôn Nữ Thị Ninh, phó chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Quốc Hội Việt Nam, có mời bà đến Việt Nam ngay sau Tết. Tại sao bà không đi Việt Nam lúc đó?

DB Sanchez: Năm ngoái, cha tôi bị bệnh nặng, bệnh Alzeimer. Ngoài ra, tôi không thể sắp xếp đi được v́ Quốc Hội làm việc dài ngày hơn. Sau đó, tôi định đi hồi Tháng Mười Một năm ngoái, nhưng rồi Quốc Hội đă không thể kết thúc sớm. Rối Tết đến, vào khoảng Tháng Giêng và Tháng Hai, mà bà Ninh đă nói tôi không nên đến Việt Nam vào dịp Tết. Sau một thời gian sắp xếp, đây là thời điểm mà tôi có thể đi Việt Nam.

NV: Trong một bức thư gởi cho bà, bà Ninh có nói bà Ninh bận rộn với Đại Hội Đảng sắp diễn ra và bà cũng phải lo tiếp Chủ Tịch Hạ Viện Dennis Hastert. Bà nghĩ thế nào về những lư do này?

DB Sanchez: Tôi nghĩ điều này hoàn toàn vô lư v́ họ vừa mới cấp chiếu khán cho một đồng viện của tôi, Dân Biểu Barbara Lee, thuộc khu vực Oakland, California. Bà ấy nộp đơn hôm trước và sáng hôm sau có giấy nhập cảnh ngay lập tức. Sau đó tôi có đến nói với ông Chủ Tịch Hạ Viện yêu cầu ông can thiệp. Dân Biểu Hastert sau đó có viết một lá thư chính thức gởi chính quyền Việt Nam giải thích rằng tôi nên được cho phép vào Việt Nam, vào Sài G̣n hai ngày, sau đó đi Hà Nội và nhập vào phái đoàn của ông. Nhưng phía Việt Nam vẫn từ chối!

NV: Có người nói rằng Việt Nam từ chối giấy nhập cảnh của bà v́ sợ rằng chuyến đi của bà có thể tạo một sự hỗn loạn nào đó trước Đại Hội Đảng. Bà nghĩ như thế nào về vấn đề này?

DB Sanchez: Tôi thật là ngạc nhiên nếu một dân biểu nhỏ bé của tiểu bang California như tôi lại có thể tạo ra những cuộc biểu t́nh bên trong một quốc gia như vậy. Không biết việc ǵ mà họ lại sợ tôi đến thế! Tôi thực sự muốn nói chuyện với chính quyền Việt Nam. Tôi muốn nói chuyện với những người mà sẽ nói cho tôi biết điều ǵ đang thực sự xảy ra tại Việt Nam. Tôi muốn nghe chuyện buôn bán phụ nữ đang xảy ra. Chúng ta có những cơ sở thương mại đang làm ăn tại Việt Nam, sử dụng hải cảng của Việt Nam. Tôi muốn thảo luận vấn đề WTO, tôi muốn nói tới mọi vấn đề với phía Việt Nam. V́ thế tôi không hiểu tại sao họ nghĩ rằng tôi không thể đến đó vào tuần tới.

NV: Nhưng cuối cùng họ đă đồng ư để bà vào Việt Nam vào ngày 14 tới, nhưng bà lại không đi. Có phải v́ có điều kiện ǵ không?

DB Sanchez: Điều kiện là tôi phải bị giam lỏng trong khách sạn! Tôi không thể gặp người tôi muốn gặp trừ khi họ đồng ư cho gặp! Tôi phải đi đến những cuộc họp do họ chỉ định!

NV: Giả sử bà được cho phép vào Việt Nam ngày 12, bà dự định sẽ gặp ai và làm ǵ?

DB Sanchez: Trước hết tôi chắc chắn sẽ đi Sài G̣n. Tôi muốn thăm lại Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế. Tôi cũng dự định gặp một số người mà tôi không thể nêu tên ra đây. Tôi cũng sẽ gặp và làm việc với Pḥng Thương Mại Mỹ tại Sài G̣n, gặp một số đại diện thương mại Mỹ đang làm ăn tại Việt Nam để xem công việc của họ ra sao. Tôi cũng dự định làm một số việc liên quan đến việc b́nh thường hóa thương mại giữa hai quốc gia. Sau đó tôi đi Hà Nội và cùng phái đoàn của ông Hastert tiếp tục làm việc trong đó có cuộc gặp gỡ với Thủ Tướng Phan Văn Khải và đề cập đến vấn đề nhân quyền. Tôi cũng được ông Hastert đồng ư cho tôi bày tỏ một số vấn đề với chính phủ Việt Nam mà tôi đang quan tâm. Tôi cũng dự định gặp Ḥa Thượng Thích Quảng Độ. Quư vị cũng biết hiện sức khỏe của ḥa thượng không được tốt. Tinh thần của ḥa thượng rất cao, làm tôi rất cảm động khi tôi gặp ḥa thượng trước đây. Như tôi nói hồi năy, tôi cũng muốn gặp một số người khác, nhưng thôi, tôi không thể nói ra tại đây. Tôi không muốn họ gặp khó khăn!

NV: Trong quá khứ bà đă gặp một số người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Sau khi bà về Mỹ, những người này có bị chính quyền Việt Nam gây khó khăn ǵ không?

DB Sanchez: Như quư vị biết đó, một số người sau đó bị bắt hoặc bị giam lỏng tại nhà. Tất nhiên cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn. Họ bị khó khăn v́ họ chống lại nhà nước. Quư vị chắc c̣n nhớ chuyện ǵ đă xảy ra với Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn khi ông dịch một tài liệu về dân chủ từ trang nhà của Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hăy xem họ đă làm ǵ với vị bác sĩ này. Hăy xem họ đă làm ǵ với Linh Mục Nguyễn Văn Lư. Hăy nh́n Ḥa Thượng Thích Quảng Độ. Quư vị có thể nghĩ là Ḥa Thượng Thích Quảng Độ có thể hại ai không? Ḥa thượng đă hơn 80 tuổi, là một lănh tụ tinh thần. Tôi không hiểu nổi những người trong chính quyền Việt Nam đang nghĩ ǵ trong đầu của họ!

NV: Bà có điều ǵ muốn nói với người Việt tại Hoa Kỳ không?

DB Sanchez: Tôi muốn trở lại Việt Nam! Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đă nhắn nhủ tôi rằng sự trở lại của tôi sẽ quan trọng như thế nào cho công cuộc đấu tranh cho nhân quyền. Chỉ khi nào chúng ta làm được điều này, chúng ta sẽ thấy một Việt Nam cởi mở hơn và tự do hơn.

NV: Xin cảm ơn bà đă dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

(Quư độc giả có thể xem quay h́nh cuộc phỏng vấn tại RADIOVNCR.COM)