World Bank kêu gọi điều tra rối rít !!

Ngân hàng Thế giới nói họ muốn tiền viện trợ giúp được người dân

Ngân hàng Thế giới nói họ hoan nghênh nỗ lực phanh phui vụ bê bối ở Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam nhưng nói cuộc điều tra về việc lạm dụng nguồn vốn vay nước ngoài cần tiếp tục.

Đơn xin từ chức của Bộ trưởng GTVT Đào Đình Bình đã được Thủ tướng Việt Nam chấp thuận, trong lúc nguyên thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến bị bắt tạm giam.

Trong sáu năm qua, Ngân hàng Thế giới đã giải ngân khoảng 80 triệu đôla riêng cho Ban quản lý dự án PMU 18 để thực hiện khoảng 1000 dự án khác nhau.

Nhưng hiện vẫn chưa rõ trong scandal biển thủ tại PMU 18 có dính líu bao nhiêu tiền nước ngoài và bao nhiêu tiền từ ngân sách nhà nước.

Một nhóm chuyên viên của Ngân hàng Thế giới đã được điều động để xác minh vấn đề này.

Nói với hãng tin AFP, giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam, Klaus Rohland, nói "Nếu cuộc điều tra của chính phủ hoặc của chính chúng tôi xác minh việc nhũng lạm tiền tài trợ của Ngân hàng, chúng tôi sẽ ngừng khoản tín dụng này."

Ông Rohland nói thêm rằng tổ chức của ông khi đó cũng sẽ yêu cầu Việt Nam hoàn lại số tiền đã mất.

Nguyên Tổng Giám đốc PMU 18, Bùi Tiến Dũng, cùng nhiều viên chức khác đã bị bắt hồi tháng Giêng.

Ông Klaus Rohland nói ông hài lòng rằng chính phủ Việt Nam có vẻ đang có cuộc điều tra nghiêm túc.

"Bên cạnh mong muốn tiền của chúng tôi được dùng cho lợi ích của người dân chứ không phải cho vài quan chức, thì chúng tôi nghĩ phản ứng của chính phủ hiện nay là xác đáng."

"Báo chí đang đóng vai trò mạnh mẽ. Nếu bạn muốn giải quyết vấn đề, bạn phải tăng cường tính minh bạch và cho thảo luận công khai về vấn đề."

-------------------------------------------------

Quốc Tế Chấn Động V́ CSVN Tham Nhũng:

Các Ngân Khoăn Viện Trợ Cho VN Có Thể Đ̣i Bị Bồi Hoàn ...!!

Khắp thế giới đều chấn động trứơc t́nh h́nh các cán bộ CSVN tham nhũng bạc triệu và có thể là bạc tỉ đô la tiền viện trợ đầu tư qúôc tế.

Một ngày sau khi báo Nhật Bản lên tiếng, th́ tới phiên báo Thụy Sĩ cũng nêu lên vấn đề.

Nguyễn Ngọc, thuộc BBT Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ, ghi nhận về dư luận từ báo Thụy Sĩ như sau:

“VIỆT NAM . Tiền viện trợ của các nước Tây phương bị biển thủ.

“Hôm nay, ngày 5 tháng tư năm 2006, dưới tựa đề trên đây, tờ Le Matin (Buổi Sáng), nhựt báo lớn ở Thụy Sĩ, đưa tin bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt cộng Đào Đ́nh B́nh đă phải mất chức v́ vụ biển thủ nhiều trăm triệu mỹ kim tiền viện trợ của ngoại quốc. Theo báo này, Đào Đ́nh B́nh bị buộc từ chức v́ biết trước sớm muộn ǵ cũng sẽ bị sa thải do vụ tai tiếng đang gây xôn xao công luận vừa kể trên ( báo Le Matin dùng chữ ‘’scandale de détournement ’’) .

LHNQVN-TS lược dịch.”

Với dư luận quốc tế như thế, Thủ Tướng Phan Văn Khải lập tức xoa dịu t́nh h́nh bằng cách chấp nhận đơn từ chức của Bộ trưởng Giao thông Vận tải CSVN Đào Đ́nh B́nh, và đưa Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra nắm quyền điều hành trực tiếp bộ này.

Đài VOA hôm Thứ Tư dựa theo tin AFP “trích lời Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt nam, ông Klaus Rohland cho hay trong 6 năm qua, tổ chức tài chánh quốc tế này đă cung cấp cho PMU 18 khoảng 80 triệu đô la để xử dụng cho khoảng 1000 dự án khác nhau.

Theo ông Rohland, hiện giờ vẫn chưa rơ là trong vụ tham ô công quỹ này có bao nhiêu tiền là từ ngân quỹ nước ngoài và bao nhiêu là từ ngân quỹ của chính phủ Việt nam.

Ông Rohland cho biết Ngân hàng Thế giới đă phái một toán chuyên viên giám sát đến Việt Nam để kiểm tra; và trong trường hợp cuộc điều tra của phía Việt nam hoặc công tác giám sát của Ngân hàng Thế giới phát hiện có những khoản tiền của ngân hàng này bị xử dụng sai trái th́ khoản tín dụng đó sẽ bị hủy bỏ và Ngân hàng Thế giới sẽ yêu cầu phía Việt Nam bồi hoàn.”

Lời nói của ông Rohland có một chi tiết đáng quan tâm rằng, Ngân Hàng Thế Giới có thể sẽ hủy bỏ khoản tín dụng bị rút ruột và “sẽ yêu cầu phía Việt Nam bồi hoàn.”

Nghĩa là, tiền bồi thường cho WB chắc chắn sẽ là từ công quỹ, v́ hiển nhiên không lẽ Đảng CSVN và các ông Mạnh, Khải, Lương... ai mà chịu đền?

Đặc biệt, đá BBC hôm 5-4-2006 ghi nhận về phản ứng từ bà Bella Bird, đại diện trưởng của Bộ Phát triển Hải ngoại Vương quốc Anh, DFID, tại Việt Nam.

Bà nói rằng chuyện tham nhũng ở VN không có ǵ là bất ngờ:

“BBC: Bà có ngạc nhiên không khi nghe tin về các cáo buộc tham nhũng và việc ra đi của ông Bộ trưởng Giao thông?

Bà Bella Bird: Tôi ngạc nhiên khi nghe tin, nhưng không quá sửng sốt. Các nhà tài trợ quốc tế hoạt động tại Việt Nam, trong đó có Anh quốc, không phải là không có mắt. Chúng tôi biết những vấn đề ǵ chính phủ Việt Nam đang phải đương đầu. Các chương tŕnh mà chúng tôi tham gia đều có tính tới nguy cơ xảy ra tham nhũng và nguy cơ nguồn tài trợ bị lạm dụng. Chúng tôi biết là có t́nh trạng như vậy xảy ra và cố gắng đưa ra một cơ chế làm sao để bảo vệ nguồn vốn tài trợ. Thế nhưng quan trọng hơn cả, chúng tôi hợp tác với chính phủ Việt Nam để xây dựng hệ thống sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển một cách hiệu quả nhất...”

Tuy nhiên, bà Bella Bird với thói quen lịch sự nói rằng tiền tham nhũng có thể là công quỹ VN chứ không hằn là tiền viện trợ phát triển:

“Bà Bella Bird: Tôi cần nói rơ là cho tới thời điểm này chưa có bằng chứng ǵ cho thấy là tiền tài trợ đă bị biển thủ. Chúng ta mới chỉ biết là cơ quan chức năng của Việt Nam đă phanh phui vụ đánh bạc có sự tham gia của các quan chức PMU18...”

--------------------------------------------------------

Sách Tổng Hợp Những Bài "Góp Ư"  
Bị Cấm Phát Hành

(Hà Nội - VNN) Một cuốn sách mang tên "Tranh luận để đồng thuận" gồm có một số bài góp ư kiến cho bản Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội X của CSVN do Nhà xuất bản Tri Thức - Tạp chí tin học và Đời sống ở trong nước in xong trong tháng 3/2006, trong đó có một loạt bài của các nhân vật trong nước như Nguyễn Quang A, Phan Đ́nh Diệu, Nguyễn Trung, Lê Tiến, Nguyễn Đức B́nh, Vơ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ v.v... (22 người) đă bị nhà nước ngăn chặn, không cho phát hành.

Dư luận trong nước khá bất ngờ và rất bất b́nh trước việc ngăn cấm này, v́ đối với một số người, họ cho rằng việc góp ư này chính là đáp ứng lời kêu gọi của CSVN, nay nhiều người hưởng ứng góp ư th́ nhà nước lại t́m cách ngăn chặn th́ thật là mâu thuẫn.

Sau đây là lời của nhà xuất bản in trong cuốn sách vừa bị cấm phát hành, cho thấy những lời lẽ tuyên truyền hoa mỹ của CSVN chỉ là một tṛ lừa gạt.

Lời Nhà Xuất bản

Chưa khi nào việc góp ư cho Dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lại trở thành một hiện tượng sinh hoạt chính trị sôi động và thiết thực như lần này. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng; và rất có thể sẽ là một mốc son trên con đường tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, cải cách toàn diện, để phát triển và hội nhập của đất nước ta.

Đă đến lúc cần phải được thảo luận một cách nghiêm chỉnh và công khai những vấn đề liên quan đến nhận thức lư luận và thực tiễn cốt lơi, mà bấy lâu nay chúng ta đă, hoặc cố t́nh lảng tránh, hoặc coi là "chưa chín muồi". Chúng tôi tán thành quan điểm của Giáo sư Nguyễn Đức B́nh: "Đă đến lúc tất cả phải được đặt lên bàn nghị sự".

Trên tinh thần ấy, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với độc giả các bài viết góp ư kiến cho Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X mà tạp chí Tin học và Đời sống đă biên tập thành một ấn phẩm rất có ấn tượng này. Về quan điểm và nhận thức trên từng vấn đề cụ thể th́ chắc là c̣n phải bàn căi nhiều, nhưng thái độ xây dựng, nghiêm túc, rành mạch, ṣng phẳng và hết sức tâm huyết của các tác giả nói trên đang được dư luận xă hội hoan nghênh.

Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc thảo luận chính trị sâu rộng này sẽ được Đảng cộng sản Việt Nam khuyến khích trên tinh thần khoa học và cầu thị, tiếp tục mở rộng cả sau kỳ Đại hội lần thứ X này. Trong bất kỳ cuộc thảo luận nào, đặc biệt là thảo luận chính trị, văn hoá tranh luận đóng vai tṛ hết sức quan trọng. Mà vấn đề đó, vấn đề văn hoá tranh luận, h́nh như chúng ta c̣n thiếu kinh nghiệm hoặc chưa được quan tâm đúng mức. V́ lẽ đó, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ư kiến sau đây của John Stuart Mill (Bàn về Tự do, NXB Tri Thức, 2005, trang 112 - 113) để bạn đọc tham khảo: "Trong chính trị có phe trật tự hay ổn định và phe tiến bộ hay cải cách, và hầu như ai cũng biết rằng, cho đến một khi phe này hay phe khác mở rộng quyền lực tinh thần, trở thành một phe của cả trật tự lẫn tiến bộ, biết rơ cái ǵ phải giữ lại, cái ǵ phải bỏ đi, th́ cả hai đều là những phần tử cần thiết cho một thể trạng lành mạnh của đời sống chính trị".

Mỗi kiểu cách suy nghĩ của một phe đều dẫn xuất tính hữu ích của ḿnh từ sự không đầy đủ của phe kia; thế nhưng chính sự đối lập của phe kia trong một phạm vi rộng lớn đă giữ cho mỗi phe ở trong giới hạn của lư trí và tinh thần lành mạnh. Nếu các ư kiến giữa hai bên ủng hộ, dân chủ và quư tộc, tư hữu và b́nh đẳng, hợp tác và cạnh tranh, sang trọng và giản dị, xă hội và cá nhân, tự do và kỷ luật cũng như các thứ đối kháng khác nữa trong đời sống thực tiễn, không được bày tỏ với sự tự do ngang bằng, không được tăng cường và bảo vệ với năng lực và tài nghệ như nhau, th́ sẽ chẳng có cơ hội cho cả hai phần tử thể hiện được chức năng của ḿnh; một kích cỡ này sẽ tăng lên c̣n cái kia sẽ giảm xuống. Trong phần lớn thực tiễn đời sống, chân lư chủ yếu là vấn đề hoà giải và kết hợp các mặt đối lập, và thường có rất ít trí tuệ đủ khả năng và tính vô tư để hiệu chỉnh việc tiếp cận đến sự đúng đắn chuẩn xác; thành ra mới phải làm điều này thông qua một quá tŕnh gập ghềnh của cuộc đấu tranh giữa các chiến sĩ giương cao các biểu ngữ thù địch.

Ngày nay, hơn bao giờ hết, để phát triển và hội nhập, để không bị thế giới hiện đại bỏ rơi, để thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, chúng ta cần phải có sự Đồng thuận Dân tộc. Muốn có Đồng thuận Dân tộc th́ các cuộc thảo luận chính trị phải được mở rộng trên nguyên tắc tiên quyết là "Đặt lợi ích của Dân tộc lên trên hết", lên trên tất cả mọi chủ thuyết và mọi lợi ích của các nhóm xă hội khác nhau. Dĩ cái bất biến là Quyền lợi Dân tộc, để ứng với vạn biến trong tranh luận là ch́a khoá vàng dẫn đến Đồng thuận.

NXB Tri Thức

---------------------------------------------

Vụ Tham Nhũng PMU18 Đang Gây Tiếng Xấu  
Về Ngân Khoản ODA Ở Nhật

(Hà Nội - VNN) Vụ PMU18 tại Việt Nam đă được tờ Yomuiri của Nhật Bản đề cập đến với sự lo ngại về việc dùng tiền viện trợ của Nhật cho CSVN.

Tờ báo có lượng phát hành lớn nhất Nhật Bản đă đặt câu hỏi rằng, có phải vụ PMU 18 đă làm thất thoát tiền từ Bộ Giao thông Vận tải, nơi đă nhận nhiều khoản viện trợ phát triển ODA của Nhật?

Báo này viết rằng, "PMU18 có ngân sách lên tới hai tỷ đôla, chủ yếu lấy từ ODA của Nhật và của các nước khác. Người ta nghi ngờ rằng một phần tiền viện trợ của Nhật đă rơi vào túi các quan chức Việt Nam".

Giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ từ đại học Waseda, Tokyo cho biết, vụ này có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với BBC Việt Ngữ ngày 3.04.2006, ông nói rằng, dù phía chính phủ Nhật Bản và các quan chức trách nhiệm quan hệ với CSVN cũng sẽ không nói thẳng ra v́ tế nhị, nhưng dư luận Nhật, các đảng đối lập và các tổ chức phi chính phủ có thể họ sẽ làm lớn vụ này.

Giáo sư Trần Văn Thọ nói với BBC rằng, "Từ 10 năm nay, tiếng nói của dư luận Nhật và các tổ chức phi chính phủ trong việc tiền viện trợ của Nhật được chi dùng thế nào ở nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng". Người Nhật luôn coi trọng dân tộc Việt Nam và văn hóa Việt Nam có truyền thống lâu đời, và rất ngạc nhiên trước việc các quan chức cao cấp ở Việt Nam hiện nay tham nhũng lớn lao tày đ́nh như thế.

Tất nhiên, theo giáo sư Trần Văn Thọ th́ tất cả c̣n tùy vào việc nhà nước CSVN xử lư vụ PMU18 thế nào.

Trong một bài viết gần đây được báo chí Việt Nam đăng tải, GS Trần Văn Thọ viết rằng, với Việt Nam "Hầu hết ODA dùng cho đầu tư là tiền vay mượn, trong tương lai phải hoàn trả. Nếu dùng không có hiệu quả hoặc lăng phí dĩ nhiên là con cháu sau này phải gánh chịu."

Ông cũng cho rằng, về mặt quốc tế của ODA th́ "Không phải chỉ là vấn đề CSVN trả được nợ hay không mà c̣n phản ảnh trong uy tín, thể diện của nhà nước CSVN trên vũ đài quốc tế. Năng lực quản lư đất nước, phẩm chất của quan chức, tinh thần tự trọng trong việc vay mượn nước ngoài v.v... đều là những điểm mà cộng đồng quốc tế đang nghiêm khắc nh́n vào một nước đang tiếp nhận nhiều ODA."

-------------------------------------------------------

Công An Tiếp Tục Xách Nhiễu  
Nhà Đấu Tranh Dân Chủ Nguyễn Khắc Toàn

(Sài G̣n - VNN) Ngày thứ sáu 7/4/2006, công an đă áp tải ông Nguyễn Khắc Toàn về bót Tràng Tiền hỏi cung trong ṿng 3 tiếng đồng hồ, từ 13h15 đến 16h15 (giờ Việt Nam) ngay sau khi ông rời khỏi nhà ông bà Hoàng Minh Chính.

Lư do mà công an đưa ra là ông Toàn đă vi phạm lệnh quản chế hành chính theo Nghị Định 53/CP v́ ông rời khỏi phường mà không khai báo khi đi đến nhà cụ Hoàng Minh Chính. Công an đă lục soát và tịch thu 5 trang tài liệu của Việt báo và bản tin Nhân Quyền tại Thụy Sĩ mà ông Hoàng Minh Chính vừa đưa cho ông. Công an cũng khám phá và muốn tịch thu mảnh giấy ghi những chi tiết liên lạc với bà Christine Martineau - vị luật sư người Pháp thuộc Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền đă gặp ông Toàn vào tháng 3 vừa qua - nhưng ông Toàn đă cực lực phản đối.

Trong lúc thẩm vấn, công an tuyên bố là từ nay cấm ông Toàn ra khỏi phường, không được đến nhà ông Hoàng Minh Chính, nếu vi phạm sẽ bị phạt 750.000 đồng. Ông Toàn phản đối quyết định này và cho biết ông đang t́m mọi cách đấu tranh để hủy bỏ lệnh quản chế hiện nay.

Hiện nay mỗi ngày có từ 4 đến 6 công an túc trực tại nhà ông để kiểm soát mọi sự di chuyển, và hàng tháng ông phải ra công an phường làm báo cáo về sinh hoạt của ḿnh. Ngày 6/4, khi ra làm báo cáo, ông đă thẳng thắn ghi là đă tiếp xúc với nhân viên sứ quán Hoa Kỳ, phái đoàn Liên Âu và phái đoàn Luật sư quốc tế... đồng thời liên lạc thường xuyên với các ông Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Trần Đại Sơn... để thăm hỏi sức khỏe và bàn chuyện dân chủ hóa đất nước. Ông khẳng định hoàn toàn không vi phạm luật khi có những cuộc tiếp xúc này.

(Phóng viên tường tŕnh từ Hà Nội)