Từ Hà Nội đến Austin, Một Chặng Đường Dân Chủ cho Việt Nam

Găp gỡ Nguyễn Tiến Trung và Hoàng Lan tại Austin

 

 

Từ trái sang phải: ông Luận, ông Ngăi, cô Hoàng Lan, ông Phúc, anh Trung, ông Trọng

Trong chương tŕnh vận động cho cao trào đấu tranh Dân Chủ Tự Do cho Việt Nam, hai sinh viên Nguyễn Tiến Trung và Hoàng Lan - những người chủ trương Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, http://www.thtndc.org  - đă làm một ṿng chu du khắp nhiều tiểu bang, thành phố tại Hoa Kỳ để tiếp xúc với chính giới Hoa Kỳ và Cộng đồng Người Việt hải ngoại.

Ngày 11 tháng 8 vừa qua, với sự giúp đỡ của Bác sĩ Nguyễn Văn Ngăi, hai sinh viên đă được ông bà Tổng thống George W. Bush tiếp kiến và lưu lại ăn trưa BBQ tại trang trại riêng Broken Spoke, Crawford, Texas. Nguyễn Tiến Trung đă trao thỉnh nguyện thư cho TT Bush trước khi ông sang Việt Nam để tham dự hội nghị APEC. Tại đây, Lan và Trung cũng đă có dịp gặp gỡ và nói chuyện với một số quan chức cao cấp trong chính phủ như ông Karl Rowe, Cố vấn tối cao của tổng thống, Chủ tịch đảng Cộng Ḥa Ken Mellman,  Tùy viên báo chí của tổng thống Tony Snow. Ngoài ra c̣n một số dân biểu tiểu bang và liên bang.

Trong dịp này hai sinh viên cũng đă gặp Thống đốc tiểu bang Texas Rick Perry. Ông Rick Perry tuyên bố rằng ông ủng hộ hoàn toàn vấn đề dân chủ cho Việt Nam. Hai năm trước đây, nhân Ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ 11-11-2004, ông Rick Perry đă kư Quyết định công nhận lá cờ Vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng Người Mỹ gốc Việt tại Texas. Khi được hỏi về lập trường của chính phủ Mỹ đối với Việt Nam trước khi sang dự hội nghị APEC tại Hà Nội, trước mặt toàn bộ quan khách và báo chí, Tổng thống Bush đă trả lời rơ ràng ba điểm sau đây

1. Những chế độ độc tài như Iran, Bắc Hàn,... cần phải chấm dứt (unseated).

2. Sự phát triển của kinh tế tự do sẽ dẫn đến tự do hoá chính trị.

3. Việt Nam muốn vào WTO th́ cần phải tôn trọng luật chơi quốc tế (fair-play).

Chiều tối 11-8, Lan và Trung đă đến Austin và tiếp xúc với một số nhân vật trong Cộng đồng người Việt tại thủ phủ Tiểu bang. V́ biết tin quá muộn màng, không kịp thông tin hết đến tất cả các thành viên trong Cộng đồng, nên nhiều vị đă không kịp thu xếp công việc để đến cùng lúc. Hiện diện trong buổi gặp gỡ có Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngăi, San Jose (cùng đi với Lan và Trung), Tiến sĩ Phan Quang Trọng, Phó Chủ tịch Cộng đồng người Việt tại San Antonio, Kỹ sư Đỗ Văn Phúc, Ủy viên Thường vụ/Hội đồng Tư Vấn /Cộng đồng người Việt tại Austin, ông Nguyễn Luận, đại diện báo Tiếng Việt và vài nhân sĩ địa phương. Kỹ sư David Nguyễn, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt tại Austin v́ kẹt xe, đă đến sau. Hai sinh viên cũng có dịp điện đàm với nhà báo Trương Sĩ Lương (Thế Giới Mới, Dallas) và Kỹ sư Châu Kim Khánh, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn/CĐNV Austin.

Trong buổi gặp gỡ, ông Trọng (SA) và Phúc (Austin) đă đưa ra nhiều câu hỏi t́m hiểu thêm vế Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ mà sinh viên Nguyễn Tiến Trung đă thành lập, cùng những chương tŕnh Marathon Nối Ṿng Tay Lớn đang rầm rộ tiến hành tại nhiều quốc gia trên thế giới để yểm trợ trực tiếp cho cao trào đấu tranh dân chủ Việt Nam. Sinh viên Nguyễn Tiến Trung, 23 tuổi, xuất thân từ một gia đ́nh có quá tŕnh hoạt động trong đảng Cộng sản lâu dài, được sang Pháp du học và đang ở năm chót ngành kỹ sư Điện toán. Sinh viên Hoàng Lan, cũng có gia thế tương tự, đang học năm chót ngành Luật - Công Pháp.

Khi được hỏi về các mục tiêu xa gần của Tập hợp Thanh Niên Dân chủ (THTNDC), anh Trung cho hay hiện đă có hàng ngàn thanh niên sinh viên ủng hộ qua các trang diễn đàn. Những sinh viên trong nước tự ví ḿnh là con sóng ngầm, đang chờ một khởi động để bùng nổ. Trung cho hay sau khi học xong sẽ trở về Việt Nam, kết hợp đấu tranh với các phong trào trong nuớc v́ thời cơ đă được coi là chín mùi. Trung cũng vạch sơ qua những chiến thuật đấu tranh để khi bùng nổ sẽ trong ṿng trật tự, không tạo cơ hội cho chính quyền đàn áp; cũng như về phía quần chúng, sẽ tự chế được những hỗn loạn do căm phẫn, uất ức dồn nén hàng chục năm. Tuy sẽ có nhiều hiểm nguy, nhưng Trung nói: "nếu không có can đảm chấp nhận hiểm nguy th́ chẳng thể nào đấu tranh thắng lợi.". Hơn nữa, do phuơng tiện thông tin internet hiện đại và nhanh chóng, cùng sự hỗ trợ rầm rộ của quần chúng và người Việt hải ngoại, cùng các tổ chức quốc tế, Cộng sản sẽ không dám mạnh tay đàn áp như đă từng xảy ra trước đây. Theo Trung: "... nhân dân Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng có thể tin tưởng vào sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ về vấn đề dân chủ cho Việt Nam. Chúng ta có được sự ủng hộ của đồng bào hải ngoại, nhân dân trong nước với đa số thầm lặng đang mong chờ một sự thay đổi, sự giúp đỡ thiết thực của cộng đồng quốc tế, Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ tin tưởng một cách mănh liệt rằng công cuộc dân chủ hóa Việt Nam sẽ hoàn thành nhanh chóng."

Khi nhận định về các nhân vật lănh đạo mới được chọn trong kỳ Đại hội 10 Đảng CSVN, Trung đă cho rằng hai ông Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng) và Nguyễn Minh Triết (Chủ tịch nước) đă được chọn không v́ hai ông là người miền Nam, đại diện cho tâm lư cởi mở vốn là bản chất của người miền Nam; mà chính là do ảnh hưởng lớn lao của hai ông trong ngành Công an (Họ từng là thủ lănh Công an nhiều năm, nên có nhiều sự ủng hộ của công an, vốn là cánh tay sắt của chế độ). Vả lại, hai ông là người có khuynh hướng thân Trung Quốc. Ư kiến của Trung cũng trùng hợp với ư kiến của nhà văn Trần Mạnh Hảo khi trả lời phóng viên đài RFA: "Ai nắm được công an, quân đội th́ được sống, được quyền lực. Ai nắm được nhà tù người đó chiến thắng. Chân lư nằm trong tay kẻ mạnh."

Về việc vận động chính trị, tuyên truyền, hai sinh viên Trung và Lan cho hay đối với quần chúng Việt Nam mà đại đa số là nông dân, những lư thuyết chính trị đều nằm ngoài tầm suy nghĩ của họ. Trung Lan sẽ đặt thẳng vấn đề thiết thực trong đời sống hàng ngày như đ̣i cơm áo, đ̣i quyền làm việc, đất đai, vân vân để lôi kéo họ tham gia đấu tranh. Bằng cớ là hiện nay, những cuộc biểu t́nh của công nhân, nông dân đă trở thành cao trào ở nhiều tỉnh, thành. Theo Trung và Lan, phải liên kết rầm rộ ở tầm mức toàn quốc, đồng loạt.

Nói đến việc một số "Việt Kiều" sau khi về nước trở lại Hoa Kỳ thường khoe rằng thấy Việt Nam đă phát triển nhiều, Trung cho rằng đó chỉ là " sự phồn vinh ảo "; v́ chỉ thấy ở những trung tâm du lịch để quyến rũ khách nước ngoài. C̣n Hoàng Lan nói không cần phải đi về miền quê xa xôi, chỉ ra ngoại ô là đă thấy cảnh nghèo đói, cơ cực của đồng bào lao động Việt Nam. Trung cho hay những ǵ mà chính quyền CS dă và đang bóc lột, thụ hưởng; thế hệ các em phải gánh chịu sau này nhưng hậu quả nghiêm trọng. Trung tin rằng nếu được gia nhập WTO, Cộng sản VN sẽ phải đương đầu với những hậu quả pháp lư về những tranh tụng về quyền lợi kinh tế không những đối với các doanh nghiệp mà c̣n với các cá thể. Sự việc này có cơ hội đưa họ đến phá sản nhanh.

 

Nhận định về việc thành lập Hội đoàn, Chính đảng; Trung cho hay trong bản hiến pháp nước CHXHCNVN chỉ ghi cho phép lập hội, chưa đề cập đến việc lập chính đảng. Mà dù có hay không, th́ điều 4 là một sự mâu thuẫn và phản động khi chỉ chấp nhận sự lănh đạo của một đảng Cộng Sản. Trung đồng ư rằng không chỉ hủy bỏ điều 4, mà c̣n đi xa hơn là thay thế toàn bộ bản hiến pháp hiện nay mới có thể xúc tiến sự thành lập một thể chế dân chủ thực sự tại Việt Nam.

Hai bạn sinh viên cũng tỏ mối quan tâm sâu sắc và đau đớn về việc chính quyền CS cắt đất dâng cho Trung quốc. Theo họ, sự chống đối chính quyền CS không phải chỉ thấy ở lớp trí thức, quần chúng, mà c̣n ngay trong hàng ngũ cán bộ đương quyền. Trong nội bộ cao cấp của đảng CS, sự tranh chấp chỉ là do phân chia quyền lợi và quyền lực với nhau thôi, nhưng nó tạo ra một bất ổn để dẫn đến sự tan ră của đảng CS gần kế.

 

Khi trả lời những điểm thắc mắc của người Việt hải ngoại về đảng Dân Chủ của ông Hoàng Minh Chính, hai bạn cho rằng, ít nhất cũng đưa chính quyền CS vào thế phải chấp nhận thực tế có một chính đảng để mở đường cho các chính đảng khác sẽ ra đời về sau. Hiến pháp CS hiện tại không cho phép thành lập đảng, v́ thế phục hồi một đảng Dân Chủ đă từng hiện hữu (cho dù trước đây chỉ là đảng thuộc hạ của đảng CS), vẫn dễ dàng hơn là thành lập một đảng mới mà CS sẽ coi là vi phạm pháp luật để đàn áp. Hai bạn cũng tỏ mối ưu tư khi có một vài dư luận trong khối người Việt hải ngoại cho rằng các phong trào dân chủ trong nước là con bài phân thân của CS, Trung từng viết trên trang web của Tập hợp Thanh niên Dân chủ về cái nh́n và sự so sánh các xă hội VN và xă hội dân chủ khi được đi ra nước ngoài, nên ư thức trách nhiệm của giới trẻ về tương lai đất nước mà dấn thân, dù rằng sẽ mất mát rất nhiều quyền lợi và sự an toàn bản thân.   V́ Trung và Lan phải lên đường về lại San Jose sáng sớm sau, chúng tôi đă không thể tổ chức cho các bạn tiếp xúc vơí Hội Sinh viên VN và thanh niên tại Austin; cũng tiếc không có dịp đóng vai tṛ chủ nhà để đưa các bạn đi tham quan thành phố thủ phủ. Tuy buổi tiếp xúc ngắn ngủi, chưa bàn thảo với nhau những vấn đề hệ trọng khác, chúng tôi vẫn có thể nh́n thấy trong hai bạn trẻ này một tấm ḷng thiết tha với vận mệnh tổ quốc. Chúng tôi tin rằng các bạn đă nói lên chân thành những suy tư tận đáy ḷng của những thanh niên trí thức được thoát ra khỏi cái lồng bưng bít của CS để có cơ hội học hỏi nơi những xă hội dân chủ tiến bộ.

 

Đỗ Minh Phúc (Michael Do)