Lễ Giỗ Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh
Thursday, August 31, 2006

 

medium_HoangCoMinh 1 083106.jpg

Di ảnh cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh tại buổi lễ. (H́nh: Nguyên Huy/NV)

medium_HoangCoMinh 2 083106.jpg

Bà Hoàng Châu An ngỏ lời cảm ơn Hội Ái Hữu Hải Quan Cửu Long. (H́nh: Nguyên Huy/NV)

 

Nguyên Huy

 

Hội Ái Hữu Hải Quân Cửu Long vào chiều tối Chủ Nhật 27 Tháng Tám vừa qua đă làm lễ giỗ Phó Đề Đốc Hồng Cơ Minh, một người con yêu của sông biển hải quân VNCH. Khoảng gần 300 cựu chiến sĩ hải quân VNCH đă cùng gia đ́nh và thân hữu cử hành trọng thể ngày giỗ người lính hải quân đă một ḷng “tận trung báo quốc.”

Buổi lễ đă diễn ra rất trang nghiêm khi đoàn hải quân danh dự với lễ phục trắng rước di ảnh cố Phó Đề Đốc vào bàn thờ đặt chính giữa sân khấu. Bên bàn thờ là lá cờ xanh da trời với một ngôi sao trắng, tượng kỳ của vị tướng một sao.

Trước di ảnh, bà Hoàng Châu An, chị ruột người quá cố, đại diện cho gia đ́nh, đă ngỏ lời cảm ơn đến Hội Ái Hữu Hải Quân trong việc tổ chức lễ giỗ này. Bà An cũng nhắc lại tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng VN mà ông Hoành Cơ Minh thành lập đă được người Việt tị nạn ở hải ngoại tham gia, hỗ trợ nồng nhiệt khắp từ Hoa Kỳ qua đến Úc Châu, Pháp Quốc. H́nh ảnh của ông với y phục của người nông dân miền Nam đă là một h́nh ảnh in đậm trong tâm trí những ai c̣n nhớ nước, thương ṇi.

Đại diện cho tập thể chiến sĩ hải quân VNCH, nhà văn hải quân Phan Lạc Tiếp, đă lên nhắc nhớ đến công trạng của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, xuất thân từ khóa 5 hải quân. Ông là một sĩ quan can trường, lập được nhiều chiến công. Từ năm 1971 cho đến 1974, ông đă liên tục điều quân phá tan mật khu U Minh Thượng và U Minh Hạ của CSVN. Ngày 30 Tháng Tư 1975, ông đă khéo léo điều những đơn vị hải quân ra khỏi đất liền được toàn vẹn.

Ngay khi tới miền đất tạm dung, ông đă quy tụ anh em chiến sĩ VNCH tạo nên một phong trào phục quốc rầm rộ trong cộng đồng người Việt di tản, tị nạn. Và với tinh thần nghĩa dũng trước thời cuộc và dựa vào niềm tin, ông đă cùng với anh em chiến sĩ các quân binh chủng khác tổ chức những đợt xâm nhập về nước.

Chiến dịch Đông Tiến II vào năm 1987, ông đă cùng 120 chiến sĩ vượt sông Mekong tiến vào miền Trung VN. Sau 40 ngày quần thảo với quân CS, ông đă cùng tất cả tự sát trong rừng già Hạ Lào, không để cho địch bắt.

Nhà văn Phan Lạc Tiếp, sau khi lược tŕnh tiểu sử của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, cũng đưa ra thắc mắc rằng không hiểu sao cái chết của ông “đă bị giữ kín suốt trong 15 năm?” và nhà văn đă kết luận: “Những người chiến sĩ VNCH khi ra đi vào những ngày 30 Tháng Tư 1975 là để mưu cuộc trở về. Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và những dũng sĩ trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng VN đă làm nổi bật ư nghĩa đó.”

Cựu Đại Tá Phạm Hi Mai, binh chủng Nhảy Dù, một binh chủng có nhiều dũng sĩ đă theo Hoàng Cơ Minh, trong dịp này cũng đưa ra nhận định: “Hoàng Cơ Minh, một tướng hải quân mà lại chết trong các cuộc chiến đấu trên mặt đất, mới là anh hùng. Tôi luôn hănh diện đă từng là bạn học của ông trong trường trung học Nguyễn Trăi Hà Nội xưa và xin được kính phục, thờ phượng ông cho đến chết.”

Rất nhiều quan khách và thân hữu cũng đă lên chia sẻ sự mất mát một người lính can trường, rất đáng kính phục với Hội Ái Hữu Hải Quân Cửu Long.

Đối với nhiều cựu tù nhân cải tạo, Tướng Hoàng Cơ Minh đă như một ánh đuốc trong đêm đen ngục tù. Chính v́ những tin tức nghe được về “Hoàng Cơ Minh đang tổ chức phục quốc ở hải ngoại” được đồn thổi ngay từ năm 1978 trong các trại tù cải tạo mà nhiều anh em đă giữ được sự khảng khái, chịu đựng được biết bao nhiêu gian khổ nhục nhằn để hy vọng một ngày mai...

http://www.nguoi- viet.com/ absolutenm/ anmviewer. asp?a=48037&z=3