LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN

XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN CỘNG SẢN

TẠI HOA THỊNH ĐỐN

Ngày 27 Tháng 9, 2006

10:00 giờ sáng:

Ground Breaking : Intersection of Massachusetts Ave. New Jersey Ave, and G Street in N.W. Washington D.C.

11:00 giờ sáng: Reception and Program Room HC-5. US Capitol

RSVP by September 25 to Anne Meesman 703 525 4445.

Email: tuckintl@radix.net. Xin xem thêm chi tiết tại bản tin và thiệp mời.

Washington, DC.- Nhân danh Chủ tịch tổ chức The Victims of Communism Memorial Foundation (VOCMF), Tiến sĩ Lee Edwards vừa loan báo lễ đặt viên đá đầu tiên để khởi công xây cất Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng sản sẽ được diễn ra vào ngày 27/9/2006 tại địa điểm tọa lạc ở ngă tư của hai đại lộ Massachusetts, New Jersey và đường G ở khu vực Tây Bắc thủ đô Washington, cách ga xe lửa Union Station hai khu phố.

Trong thư đề ngày 8/9/2006, TS. Edwards cho biết đă gây quỹ đủ số tiền 825,000 Mỹ kim cần thiết cho phí tổn xây dựng tượng đài mà ông đă ca ngợi sự đóng góp của những cá nhân cũng như đoàn thể, trong đó có người Việt ở Vùng Hoa Thịnh Đốn với bữa cơm gây quỹ tối 26/12/2003 do Ủy Ban Yểm Trợ VOCMF tổ chức thu được trên 30,000 Mk và tiếp tục đóng góp sau đó.

Nhân dịp này, TS. Edwards cũng nhắc lại những chặng đường khó khăn đă vượt qua, khởi đầu với cựu Nghị sĩ Jesse Helms (North Carolina). Vào năm 1993, Nghị sĩ Helms là người bảo trợ chính tại Thượng Viện Hoa Kỳ của Luật Công cộng 103-199 cho phép xây dựng một đài tưởng niệm tại Washington, D.C., để ghi nhớ hơn một trăm triệu nạn nhân đă bị Cộng sản sát hại. Ông Edwards cho rằng sẽ không có đài tưởng niệm nếu thiếu sự hướng dẫn khôn khéo của Nghị sĩ Helms ở Thượng Viện.

TS. Edwards nói thêm rằng nay khi tới giai đoạn chót vào tháng sáu vừa qua, chưa kiếm đủ 825,000 MK, ông lại phải gọi cho Nghị Sĩ Helms với hy vọng xin được số tiền c̣n thiếu, nhưng mấy tháng sau mới biết tin Nghị sĩ Helms đă phải vào “nursing home” v́ sức khỏe suy kém và bị chứng già lẫn (Alzheimer). Nhưng, nhờ sự giúp đỡ của người con gái của Nghị sĩ Helms, ông Edwards đă nhận được một số tiền đóng góp đáng kể khiến VOCMF đạt được mục tiêu tài chánh.

Theo kế hoạch của VOCMF, đài tưởng niệm nạn nhân cộng sản tại Washington D.C. sẽ được khánh thành vào tháng 6/2007, đúng dịp kỷ niệm 20 năm ngày Tổng thống Ronald Reagan đọc bài diễn văn nổi tiếng tại Cổng Brandenburg ở Berlin với lời thách thức đi vào lịch sử: “Ông Gorbachev, hăy triệt hạ bức tường này!”

Chương tŕnh buổi lễ đặt viên đá đầu tiên đă được gửi tới những người đóng góp cho VOCMF, trong đó có những người Việt đă ủng hộ tiền qua Ủy Ban Yểm Trợ. Buổi lễ đặt viên đá đầu tiên sẽ diễn ra vào lúc 10 giờ sáng ngày Thứ Tư 27/9, sau đó có tiếp tân tại Điện Capitol với sự tham dự của nhiều nghị sĩ, dân biểu và đại sứ của nhiều nước.

VOCMF rất cảm kích về sự đóng góp của người Việt trong vùng v́ không phải do họ trực tiếp quyên góp mà là do một nhóm người đă liên lạc với VOCMF để thành lập một ban yểm trợ và chỉ trong ṿng 3 tuần lễ cuối năm 2003 đă gây quỹ cho VOCMF được hơn 30,000 Mỹ kim.

Ngoài đài tưởng niệm nạn nhân cộng sản, VOCMF cũng đang thực hiện một “viện bảo tàng” bằng website mang tên Global Virtual Museum, tập trung tài liệu từ hàng chục bảo tàng viện, thư viện, học viện trên khắp thế giới liên quan tới nạn nhân và tội ác của cộng sản ở mọi nơi.

VOCMF cũng có dự án xây dựng một bảo tàng viện và thư viện bằng gạch và xi-măng tại Hoa Thịnh Đốn mà sẽ cần một ngân khoản lớn nhiều chục triệu Mỹ kim, và cần một kế hoạch gây quỹ quy mô lớn hơn.

Dù gặp rất nhiều khó khăn, các thành viên của VOCMF quyết tâm thực hiện các dự án của họ v́ ít người trên thế giới biết tới những tội ác của Cộng sản, dù tội ác của Cộng sản lớn hơn nhiều nếu so với tội ác của Quốc Xă mà hầu như mọi người đều biết.

Sự thật trái ngược này đă nổi bật khi nh́n vào danh sách các đại sứ sẽ tham dự lễ đặt viên đá đầu tiên chỉ toàn là từ những nước cựu nạn nhân của Cộng sản ở Đông Âu và Cộng Ḥa Sô-viết cũ: Ba Lan, Hungary, Cộng Ḥa Czech, Slovakia, Bulgaria, Romania, Armenia, Estonia, Georgia, Latvia, Lithuania, Ukraine, và Afghanistan, Nam Hàn, Đài Loan. Những dân tộc đă nếm mùi Cộng sản, và biết Cộng sản là ǵ. Không có một nước nào ở Tây Âu và Tân Bán cầu!

Riêng với người Việt tị nạn ở hải ngoại, đài tưởng niệm này không chỉ để ghi nhớ hơn một triệu người đă bị CSVN giết hại mà c̣n là một biểu tượng của chính nghĩa tự do và một nhắc nhở dân tộc Việt Nam vẫn c̣n rên xiết dưới gông cùm cộng sản.

Với sứ quán của Việt Cộng tại Washington, đài tưởng niệm này là một bản án bằng đá.

Ủy Ban Yểm Trợ Tượng Đài:

Sơn Tùng

Bùi Dương Liêm

Nguyễn Thị Bé Bảy

Đoàn Hữu Định

Đinh Hùng Cường.